Giáo trình mô đun Máy vô tuyến điện hàng hải 1 - Nghề: Điều khiển tàu biển

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔ ĐUN:MÁY VÔ TUYẾN ĐIỆN  
HÀNG HẢI 1  
NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....của...........)  
Hải phòng, năm 2017  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
i
 
LỜI GIỚI THIỆU  
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác,ngành Hàng hải là lĩnh vực  
được ứng dụng những thành tựu khoa học từ rất sớm phục vụ cho hàng hải được an  
toàn, khai thác tàu đạt hiệu quả kinh tế cao. Để làm được điều đó đòi hỏi người trực  
tiếp điều khiển tàu phải được trang bị đầy đủ về kiến thức, trình độ chuyên môn,  
kinh nghiệm thực tế và các trang thiết bị phụ trợ cho hàng hải được trang bị đầy đủ  
trên tàu. Theo thời gian các trang thiết bị hàng hải ngày càng được hoàn thiện hơn  
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của người sử dụng.  
Trên cơ sở tham khảo các nguồn tài liệu của các tác giả và dịch giả trong và  
ngoài nước cùng với tham khảo kinh nghiệm và kiến thức của các thuyền trưởng  
trong nhà trường, chúng tôi tổng hợp biên soạn ra giáo trình “MÁY VÔ TUYẾN  
ĐIỆN HÀNG HẢI I”phục vụ cho Dạy và Học trong nhà trường đối với hệ Cao đẳng  
ngành Điều khiển tàu biển, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho những độc giả  
quan tâm đến lĩnh vực hàng hải. Giáo trình đã được cập nhật bổ xung các trang  
thiết bị mới đáp ứng yêu cầu của Công ước STCW 78/2010 về trang thiết bị hàng  
hải trên tàu.  
Nhóm biên soạn đã hết sức cố gắng song vẫn không thể tránh khỏi những  
khiếm khuyết, chúng tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các độc giả chuyên  
ngành hàng hải, các thuyền trưởng giàu kinh nghiệm, giảng viên trong nhà trường  
sẽ giúp cho lần tái bản sau hoàn thiện hơn.  
Xin chân thành cảm ơn.  
Hải Phòng, ngày... tháng... năm 2017  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên Ths. Mai Thế Hải  
ii  
 
MỤC LỤC  
Trang  
iii  
 
iv  
v
vi  
 
DANH MỤC BẢNG BIỂU  
Trang  
DANH MỤC HÌNH VẼ  
Trang  
vii  
 
viii  
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN MÁY VÔ TUYẾN ĐIỆN HÀNG HẢI 1  
mô đun: MĐ.6840109.23  
1. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:  
- Vị trí: Được bố trí sau môn cơ sở chuyên ngành;  
- Tính chất: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc;  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: Đây là mô đun chuyên ngành nhꢁm cung cấp cho  
sinh viên các kiến thức cơ bản liên quan đến các loại máy vô tuyến điện hàng hải,  
có kỹ năng khai thác sử dụngcác máy vô tuyến điện hàng hải.  
2. Mục tiêu của mô đun:  
- Về kiến thức: Trình bày được nguyên lý hoạt động của Radar và GPS;  
- Về kỹ năng: Khai thác, vận hành, bảo quản và bảo dưỡng Radar và GPS đảm bảo  
độ chính xác theo tiêu chuẩn IMO;  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện ý thức chính xác, cẩn thận, nhanh  
chóng, tự giác trong việc sử dụng các loại máy vô tuyến điện hàng hải.  
3. Nội dung của mô đun:  
Bài 1. Lý thuyết chung Radar hàng hải  
1. Nguyên lý hoạt động của Radar hàng hải  
1.1. Sơ đồ khối nguyên lý hoạt động của radar.  
1.2. Nguyên lý đo khoảng cách  
1.3. Nguyên lý đo góc  
2. Thông số khai thác, thông số kỹ thuật của radar  
2.1. Thông số khai thác của radar  
2.2. Thông số kỹ thuật của radar  
Bài 2. Nhận biết và xử lý: Ảnh ảo, nhiễu trên màn hình radar - Nhận biết:  
Ảnh Racon, ảnh Ramark, vùng chết, vùng râm.  
1. Nhận biết và xử lý ảnh ảo  
2. Nhận biết và xử lý nhiễu  
3. Nhận biết ảnh Racon, Ramark  
4. Nhận biết vùng chết, vùng râm  
Bài 3.Các chế độ định hướng, chế độ chuyển động trên màn hình radar  
1. Các chế độ định hướng  
2. Các chế độ chuyển động  
Bài 4. Khai thác sử dụng radar  
1. Quy trình chung khai thác sử dụng radar  
2. Khai thác sử dụng radar MDC 2260  
1
 
2.1. Chức năng các núm nút  
2.2. Các thông số trên màn ảnh Radar  
2.3. Khai thác sử dụng  
2.4. Cách thao tác sử dụng chức năng trợ giúp tự động đồ giải tránh va – ARPA  
trên radar  
Bài 5. Hệ thống định vị toàn cầu GPS  
1. Giới thiệu hệ thống GPS  
2. Nguyên lý xác định vị trí của hệ thống GPS  
3. Độ chính xác của vị trí xác định bằng GPS  
Bài 6. Khai thác sử dụng máy thu GPS  
1. Quy trình chung  
1.1. Khởi động, cài đặt và chọn các thông số ban đầu  
1.2. Hiển thị vị trí, các dữ liệu hàng hải của tàu  
1.3. Hàng hải theo điểm, theo tuyến  
1.4. Các chế độ báo động  
2. Khai thác sử dụng máy thu GPS KODEN- 913  
2.1. Chức năng các núm nút  
2.2. Khai thác sử dụng  
2
Bài 1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ RADAR  
Mã bài: MĐ.6840109.23.01  
Giới thiệu:  
Radar hàng hải là một loại thiết bị vô tuyến điện vô cùng quan trọng trong  
hành hải. Để có thể hiểu được về radar hàng hải thì đầu tiên người học cần phải biết  
được nguyên lý hoạt động, thông số khai thác và thông số kỹ thuật của radar.  
Mục tiêu:  
Học xong bài này người học có khả năng:  
- Về kiến thức: Trình bày được nguyên lý hoạt động, thông số khai thác, thông  
số kỹ thuật của radar hàng hải; Phân biệt thông số khai thác và thông số kỹ thuật của  
radar;  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nhận thức được tầm quan trọng của việc  
vận dụng hiểu biết nguyên lý hoạt động, các thông số của radar khi sử dụng.  
Nội dung chính:  
1. Nguyên lý hoạt động của Radar hàng hải  
Hình 1.1 - Sơ đồ cấu trúc hệ thống radar  
3
     
Radar là viết tắt của cụm từ Radio Detection and Ranging, là một thiết bị dùng  
sóng vô tuyến để phát hiện và định vị mục tiêu. Radar phát hiện mục tiêu bꢁng cách  
phát đi các xung siêu cao tần cực ngắn vào không gian, thu xung phản xạ trở về từ  
các mục tiêu và thể hiện các xung phản xạ đó thành ảnh các mục tiêu trên màn ảnh.  
Radar có nhiều loại: loại dùng cho hàng hải, hàng không, radar khí tượng… Ta chỉ  
xem xét nguyên lý cấu tạo và hoạt động của loại radar hàng hải.  
Radar hàng hải đặt trên tàu biển cho ta biết hai thông số của mục tiêu là hướng  
ngắm và khoảng cách từ tàu tới mục tiêu. Từ đó cho phép ta xác định được vị trí tàu,  
phục vụ công tác dẫn tàu. Radar hàng hải còn là thiết bị hữu hiệu trong công tác  
phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển. Đặc bit là khi hành hi khu vc có mt  
độ tàu thuyn đông đúc, hành hi ven b, trong sương mù, trong băng, trong đêm  
ti, khi tm nhìn xa bhạn chế.  
Cu trúc ca mt Radar hàng hi trên tàu bin được thhin hình dưới đây:  
Btạo dao động chính to ra các dao động siêu cao tn, bộ điều chế và bộ  
phn phát schế biến dao động siêu cao tn thành các xung siêu cao tn công sut  
ln dn theo ng dn sóng đưa lên anten phát vào không gian. Thiết btạo xung răng  
cưa tạo ra các xung hình răng cưa đưa đến thiết bchbáo để điu khin tia quét ở  
ng tia âm cc. Sự đồng bgia các bphn to quét thc hin thông qua thiết bị  
ni đồng b. Công tc chuyn hoán thu phát (chuyn mch) có chức năng điều khin  
quá trình phát và thu sóng, sóng di tmc tiêu quay trvề anten đi qua công tc  
chuyn hoán vthiết bthu sóng, ở đây sóng được khuếch đại, xlý và đưa sang  
máy chbáo để hin ththành hình nh mục tiêu dưới dng chm sáng.  
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thiết bị radar trên tàu biển ngày  
càng hiện đại, nhiều tính năng, có thể kết hợp với nhiều trang bị hàng hải khác như  
la bàn, tốc độ kế, GPS, AIS, VDR…, hình thành các buồng lái tổ hợp (Intergrated  
Bridge) có thể cung cấp nhiều thông tin cho người điều khiển tàu một cách nhanh  
chóng, chính xác nhꢁm tiết kiệm thời gian cho việc định vị, dành thời gian cho việc  
xử lý thông tin để sỹ quan hàng hải đưa ra những quyết định chính xác nhꢁm nâng  
cao an toàn cho con tàu.  
1.1. Sơ đồ khối nguyên lý hoạt động của Radar  
Các bphn ca mt Radar hàng hải được phân chia thành các khối dưới đây:  
1.1.1. Bộ khởi động  
Sản xuất ra các xung nhọn khởi động với chu kỳ lặp xung thích hợp để điều  
khiển hoạt động của toàn trạm radar. Các xung này được đưa qua bộ điều chế để tạo  
ra các xung điện áp cao đưa vào kích thích cho bộ tạo dao động siêu cao tần  
4
   
(Magnetron) hoạt động, magnetron sinh ra các dao động điện từ siêu cao tần công  
suất lớn để bức xạ vào không gian. Trong radar thường sử dụng các bước sóng sau:  
λ=3.2 cm (f = 9,400 MHz) : dải X- Band  
λ=10 cm (f = 3,000 MHz) : dải S- Band  
λ=0.8 cm (f = 28,600 MHz) : dải Q- Band  
Hình 1.2 - Sơ đồ khối của radar  
1.1.2. Khối phát  
Có nhiệm vụ sinh ra các dao động siêu cao tần, có chiều dài xung và chu kỳ  
lặp xung nhất định và đảm bảo công suất đủ lớn, đưa qua chuyển mạch, ra anten phát  
vào không gian.  
1.1.3. Chuyển mạch anten  
Có nhiệm vụ ngắt máy thu khi phát xung đi thám sát mục tiêu và ngắt máy  
phát khi thu xung phản xạ trở về.  
1.1.4. Anten  
Làm nhiệm vụ phát sóng radar vào không gian theo một búp phát định hướng  
và thu sóng phản xạ về từ các mục tiêu.  
1.1.5. Khối thu  
Có nhiệm vụ thu nhận tín hiệu từ bộ chuyển mạch, khuếch đại và sửa đổi tín  
hiệu cho phù hợp.  
1.1.6. Máy chỉ báo  
Có nhiệm vụ thể hiện các tín hiệu thu được từ máy thu thành tín hiệu ánh sáng  
(nh) trên màn ảnh.  
5
           
1.2. Nguyên lý đo khoảng cách  
2D1  
d1  
t1= =  
v1  
c
Trong đó C là vận tốc sóng điện từ trong không gian.  
d1.c  
Từ đó tính được:  
D1=  
2.v1  
Nếu có mục tiêu 2 ở khoảng cách D2 xa hơn thì khi sóng phản xạ từ mục tiêu  
2 về tới anten sẽ hết thời gian t2 lớn hơn so với t1 và khi đó trên màn ảnh, chấm sáng  
đã chuyển động được quãng đường d2 lớn hơn. Tương tự ta cũng sẽ tính được khoảng  
cách thực tế D2 theo phương pháp trên.  
Như vậy theo nguyên lý trên, chỉ cần xác định được khảng cách d1 và d2 trên  
màn ảnh thì sẽ suy ra các khoảng cách D1 và D2 ngoài thực địa.  
Hình 1.3 - Nguyên lý đo khoảng cách của radar  
1.3. Nguyên lý đo góc  
Hình 1.4 - Búp phát anten radar  
6
       
Radar phát xung định hướng theo một búp phát hẹp. Búp phát này có các  
thông số đặc trưng là góc mở ngang và góc mở đứng.  
Góc mở ngang: αng = 0.5º 3º  
Góc mở đứng: αđ = 20º 30º  
Tùy thuộc từng loại radar và anten cụ thể mà góc mở ngang và góc mở đứng  
có các trị số khác nhau.  
Để đảm bảo nguyên lý đo góc của radar thì anten và tia quét cần phải quay  
đồng bộ và đồng pha với nhau. Khi búp phát anten trùng với hướng mũi tàu thì tia  
quét cũng chỉ vào vạch 0o trên vành chia độ cố định quanh màn ảnh. Búp phát quay  
đi một góc θ chụp vào mục tiêu thì trên màn ảnh, tia quét cũng quay được một góc  
θ tương ứng. Như vậy chỉ cần xác định được góc kẹp giữa hướng mũi tàu và mục  
tiêu trên màn hình ta sẽ biết được góc mạn của mục tiêu ngoài hiện trường.  
Hình 1.5 - Nguyên lý đo góc của radar  
2. Thông số khai thác, thông số kỹ thuật của radar  
2.1. Thông số khai thác của radar  
Các thông số khai thác của radar giúp người sử dụng hiểu rõ các đặc tính khai  
thác của radar, sử dụng radar hiệu quả hơn.  
7
     
2.1.1. Tầm xa cực đại của radar (Dmax)  
Hình 1.6 - Tầm xa cực đại của radar  
Tầm xa cực đại là khoảng cách lớn nhất mà trong vòng bán kính đó radar có  
khả năng phát hiện mục tiêu. Có thể xác định tương đối chính xác tầm xa cực đại  
theo công thức sau:  
4
P .GA2.S0.4  
h h2  
x
1
8
Dmax=  
P
thu min.2  
Trong đó:  
Px: công suất phát xung  
GA: hệ số định hướng của anten:  
4  
GA=  
ng .đ  
αng và αđ là các giá trị góc mở ngang và góc mở đứng của búp phát anten.  
S0: bề mặt hiệu dụng của mục tiêu, nói lên khả năng phản xạ của mục tiêu tốt hay  
kém;  
h1: chiều cao của anten (m) ;  
h2: chiều cao của mục tiêu (m) ;  
λ: bước sóng radar (cm) ;  
Pthu min: độ nhạy máy thu;  
Pthu min = N.k.q.T.Δf.  
Pthu min càng nhỏ thì độ nhạy càng cao.  
Theo hình vẽ bên, có thể xác định:  
h h2  
D = 2,08 x  
(nm)  
1
8
   
2.1.2. Tầm xa cực tiểu của radar (Dmin)  
Hình 1.7 - Tầm xa cực tiểu của radar  
Tầm xa cực tiểu (Dmin) là khoảng cách nhỏ nhất mà trong vòng bán kính đó  
radar không có khả năng phát hiện mục tiêu. Khu vực xung quanh tàu có bán kính  
này được gọi là vùng chết.  
Dmin phụ thuộc chiều dài xung phát τx, độ ỳ của chuyển mạch τy, chiều cao của  
anten radar h1, góc mở đứng của búp phát αđ. Ngoài ra nó còn phụ thuộc chất lượng  
điều chỉnh màn ảnh, trạng thái mặt biển…  
Búp phát radar có góc mở ngang αng = 0.5º- 3º và góc mở đứng αđ = 20º- 30º.  
Năng lượng phát từ anten tập trung trong giới hạn trên. Nếu mục tiêu quá gần tàu,  
ngoài phạm vi của góc mở đứng nghĩa là nó đi vào vùng chết của radar, búp phát  
không chụp được và mục tiêu nên radar không bắt được các mục tiêu này. Khi đó ta  
xác định Dmin như sau:  
đ  
Dmin = h1.cot g  
2
h1: chiều cao của anten radar so với mặt biển.  
Khi mục tiêu quá gần tàu, xung thứ nhất phát chưa hết, chưa hoàn toàn ra khỏi anten  
mà xung phản xạ đã quay về tới anten, khi đó các mục tiêu quá gần tàu như vậy cũng  
không được thể hiện trên màn ảnh. Như vậy, Dmin còn phụ thuộc chiều dài xung τx  
và thời gian trꢀ của bộ chuyển mạch và máy thu τy. Khi đó có thể xác định Dmin như  
sau:  
9
   
c.y  
2
c.x  
2
Dmin=  
Thực tế để xác định Dmin đối với radar lắp ráp trên tàu thường dùng xuồng và  
thước dây, tiến hành như sau: mở radar thang tầm gần nhất, thả xuồng rồi dùng dây  
kéo xuồng vào gần tàu, khi ảnh xuồng trên màn ảnh mất đi thì khoảng cách còn lại  
chính là bán kính vùng chết.  
Lưu ý: Dmin đối với một thiết bị radar cụ thể trên tàu có thể khác nhau tùy theo độ  
cao của anten, góc mở đứng của búp phát đ, anten radar lắp lệch về một bên mạn  
tàu chứ không trùng với mặt phẳng trục dọc tàu… Các nhà sản xuất cũng thường  
đưa ra con số Dmin cho radar mới xuất xưởng nhưng thông số này chỉ tính tới chiều  
dài xung phát x, độ ỳ của chuyển mạch y và chưa bao hàm ảnh hưởng của điều  
kiện thực tế sau khi lắp ráp radar trên một con tàu cụ thể, ví dụ như độ cao anten, vị  
trí lắp đặt anten …  
2.1.3. Khả năng phân biệt theo khoảng cách  
Là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai mục tiêu có cùng phương vị tới radar mà ở  
khoảng cách đó ảnh của chúng còn tách rời nhau trên màn ảnh.  
Giả sử có các mục tiêu 1, 2 và 3 có cùng phương vị đến radar như hình vẽ.  
Mục tiêu 1và 2 quá gần nhau và trên màn ảnh, ảnh của 1 và 2 sẽ chập với nhau thành  
1 ảnh lớn hơn, trong khi mục tiêu 3 vẫn cho ảnh độc lập.  
Xét chi tiết hơn ở hình vẽ dưới:  
Hình 1.8 - Khả năng phân biệt theo khoảng cách  
Khả năng phân biệt theo khoảng cách phụ thuộc trực tiếp vào chiều dài của  
xung phát radar (τx) . Do xung phát radar chiếm một khoảng không nhất định nên  
10  
   
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 104 trang yennguyen 26/03/2022 8240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Máy vô tuyến điện hàng hải 1 - Nghề: Điều khiển tàu biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_may_vo_tuyen_dien_hang_hai_1_nghe_dieu_khi.pdf