Giáo trình Luật biển - Nghề: Điều khiển tàu biển

CC HÀNG HI VIT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HC: LUT BIN  
NGHỀ: ĐIU KHIN TÀU BIN  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....của ...........)  
Hải phòng, năm 2017  
i
TUYÊN BBN QUYN  
Tài liu này thuc loi sách giáo trình nên các ngun thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bn hoc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham kho.  
Mi mục đích khác mang tính lệch lc hoc sdng vi mục đích kinh  
doanh thiếu lành mnh sbnghiêm cm.  
ii  
LI GII THIU  
Biển và đại dương luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị,  
kinh tế - xã hội của các quốc gia trên toàn thế giới. Bước vào những năm đầu thập  
kỷ 70 của thế kỷ trước, khoa học - công nghệ đã có những bước phát triển vượt  
bậc, cho phép con người sử dụng và vươn tới những vùng biển sâu và xa bờ để  
khai thác tài nguyên. Để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động đó, Công ước Luật  
biển 1982 đã được ra đời. Công ước Luật biển 1982 thực sự là một bản hiến pháp  
về biển của cộng đồng quốc tế.  
Để thể hiện trách nhiệm và thiện chí của một quốc gia thành viên của Công  
ước Luật Biển năm 1982, trong những năm qua, Việt Nam thực thi đầy đủ các quy  
định của Công ước, tiến hành sửa đổi, ban hành mới pháp luật Việt Nam phù hợp  
với các quy định của Công ước. Ngày 21/6/2012, Việt Nam đã ban hành Luật Biển  
nhằm thống nhất quản lý việc hoạch định, sử dụng, thăm dò, khai thác, bảo quản  
các vùng biển, thềm lục địa và hải đảo của Việt Nam.  
Nội dung giáo trình Luật biển nhằm giới thiệu cho người học những quy  
định cơ bản nhất của hai văn kiện này, đặc biệt là các quy định liên quan tới hoạt  
động hàng hải.  
Dù đã có nhiều cố gắng nhưng giáo trình Luật biển không thể tránh khỏi  
còn những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và bạn đọc.  
Hi phòng, ngày 25 tháng 09 năm 2017  
Tham gia biên son  
1. Chbiên: ThS. Lưu Việt Hùng  
2. Ks. Trn Xuân Tá  
iii  
 
MC LC  
Trang  
iv  
 
v
vi  
DANH MC HÌNH VẼ  
STT  
1
Tên hình  
Hình 1.1: Các vùng biển theo UNCLOS 1982 của Việt Nam  
Hình 1.2: Vùng đặc quyền kinh tế theo UNCLOS 1982  
Hình 1.3: Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ  
Trang  
13  
2
16  
3
30  
4
Hình 1.4: Các eo biển Ban tích  
32  
5
Hình 1.5: Lược đồ vtrí eo Gibraltar  
Hình 1.6: Eo Magellan  
33  
6
34  
7
Hình 1.7: Eo bin Malacca  
35  
8
Hình 1.8: Kênh đào Suez  
37  
9
Hình 1.10: Kênh đào Panama  
40  
10  
11  
Hình 1.10: Sơ đồ âu tàu kênh Panama  
Hình 1.11: Kênh Kiel  
39  
42  
vii  
 
GIÁO TRÌNH MÔN HC  
Tên môn hc: Lut bin  
Mã môn hc: MH.6840109.26  
Vtrí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn hc:  
- Vtrí: Môn học được bố trí trong năm học thnht.  
- Tính chất: Đây là môn học thun túy lý thuyết và phn thc hành thc hin  
thông qua các bui tho lun nhóm vi sự hướng dn gi ý của giáo viên đối vi  
các vấn đề trong chương trình.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn hc: Môn hc Lut biển có ý nghĩa quan trng  
trong vic cung cp kiến thc nn tng vcác vùng bin thuc chquyn và quyn  
tài phán ca quc gia ven biển theo Công ước Lut bin 1982 và Lut Bin Vit  
Nam 2012.  
Mc tiêu môn hc:  
- Vkiến thc:Xác định được ranh gii các vùng chquyn và hiu rõ vchế  
độ pháp lý các vùng bin thuc chquyn, quyn tài phán theo Công ước quc tế  
vlut bin và Lut Bin Vit Nam;  
- Vkỹ năng:Thc hiện được việc điều khin và qun lý tàu phù hp vi các  
quy định của Công ước quc tế vlut bin và Lut Bin Vit Nam;  
- Về năng lực tchvà trách nhim:Rèn luyn ý thc tuân thlut pháp nói  
chung và Công ước lut biển nói riêng, đồng thi nâng cao ý thc bo vchủ  
quyn bin quc gia.  
Ni dung môn hc:  
1
 
CHƯƠNG 1: LUẬT BIỂN 1982  
Mã chương: MH.6840109.26.01  
Gii thiu: Hoạt động hàng hi ca tàu thuyn trên các vùng bin là mt trong  
nhng hoạt động chính trong khai thác vn ti biển. Các quy định của Công ước  
Lut bin 1982 (United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS) đối vi  
tính cht pháp lý ca các vùng biển, trong đó bao gồm cả các quy định đối vi hot  
động hàng hi. Nội dung chương này sẽ cho chúng ta rõ vviệc phân định các  
vùng bin và chế độ pháp lý ca các vùng biển đó.  
Mc tiêu:  
- Nhn biết và phân biệt được khái nim và chế độ pháp lý ca các vùng bin  
thuc quyn tài phán ca quc gia ven bin;  
- Thc hiện hành động phù hp với Công ước quc tế vlut bin khi tàu  
hành trình trên các vùng bin quc tế;  
- Rèn luyn ý thc tuân thLut bin quc tế trong hoạt động hàng hi.  
Ni dung chính:  
1. Giới thiệu về luật biển quốc tế  
1.1. Khái nim lut bin  
Là tổng hợp các quy phạm pháp lý quốc tế về biển và đại dương đuợc thiết  
lập bởi các quốc gia trên cơ sở thoả thuận hoặc thông qua thực tiễn có tính tập  
quán.  
Luật biển ra đời nhằm mục đích:  
- Điều chỉnh chế độ pháp lý của các vùng biển;  
- Điều chỉnh các hoạt động sử dụng biển, các hoạt động bảo vệ môi trường  
biển;  
- Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực trên.  
Luật biển ra đời phản ánh cuộc đấu tranh giữa 3 nguyên tắc lớn:  
- Tự do biển cả;  
- Chủ quyền quốc gia;  
- Di sản chung của nhân loại.  
1.2. Lch sử ra đời và sphát trin ca Lut bin 1982  
Từ xa xưa các quốc gia đã tranh giành quyền làm chủ các vùng biển gần bờ,  
đặc biệt là các tuyến hàng hải quan trọng. Năm 1930 Hội quốc liên đã triệu tập hội  
2
       
nghị luật biển tại La – Hay, nhưng do mâu thuẫn gay gắt giữa các quốc gia nên  
không thông qua được một công ước nào.  
Năm 1958 hội nghị lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc về luật biển đã cho ra đời  
4 công ước:  
- Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp, có hiệu lực 10/9/1964 với 48 quốc  
gia thành viên;  
- Công ước về biển cả, có hiệu lực 30/9/1962 với 59 quốc gia thành viên);  
- Công ước về đánh cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật biển, có hiệu lực  
20/3/1966 với 36 quốc gia thành viên;  
- Công ước về thềm lục địa, có hiệu lực 10/6/1964 với 54 quốc gia thành viên.  
Hội nghị lần II về luật biển 1960 tại Giơ ne vơ không thông qua được công  
ước nào. Các công ước về luật biển tuy đã được ký kết và có hiệu lực nhưng vẫn  
còn thiếu sót như chiều rộng lãnh hải chưa được xác định, mâu thuẫn về quyền lợi  
giữa các quốc gia chưa được giải quyết, chưa theo kịp sự phát triển của khoa học  
kỹ thuật dặc biệt là đối với sự thăm dò khai thác tài nguyên ở đày biển và lòng đất  
dưới đáy biển và số thành viên tham gia quá ít. Do vậy đòi hỏi phải có một công  
ước luật biển mới đáp ứng các yêu cầu trên.  
Sau thời gian họp trù bị (1968 - 1973), hội nghị lần III về luật biển đã được  
triệu tập tại New York vào năm 1973. Sau 9 năm đàm phán gay go với 11 khoá  
họp từ năm 1973 đến năm 1982, dự thảo công ước Luật biển 1982 được thông qua  
văn bản cuối cùng được ký kết tại MontegoBay, Jamaica ngày 10/12/1982 bởi  
117 quốc gia thành viên. Là một văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, bao gồm 320  
điều khoản, 17 phần và 9 phụ lục công ước Luật biển 1982 thực sự là bản hiến  
pháp về biển của cộng đồng quốc tế và là văn bản chuyên môn có ý nghĩa quan  
trọng trong lịch sử Liên Hợp Quốc. Công ước có hiệu lực từ 16/11/1994. (12 tháng  
kể từ ngày Guyana, nước thứ 60 phê chuẩn Công ước ngày 16/11/1993)  
Công ước Luật biển 1982 thực sự là một bản hiến pháp về biển của cộng đồng  
quốc tế bởi Công ước không chỉ bao gồm các điều khoản mang tính điều ước mà  
còn là văn bản pháp điển hoá các quy định mang tính tập quán. Công ước Luật  
biển 1982 thể hiện sự thoả hiệp mang tính toàn cầu, có tính đến lợi ích của tất cả  
các nước trên thế giới, dù là nước công nghiệp phát triển hay là nước đang phát  
triển… Công ước không chấp nhận bảo lưu mà đòi hỏi các quốc gia phải tham gia  
“cả gói”, có nghĩa là việc phê chuẩn hoặc tham gia Công ước đòi hỏi quốc gia phải  
có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các điều khoản của Công ước.  
Công ước Luật biển 1982 đã trù định toàn bộ các quy định liên quan đến các  
vùng biển mà một quốc gia ven biển có quyền được hưởng, cũng như những quy  
3
định liên quan đến việc sử dụng, khai thác biển và đại dương, cụ thể là: Quy chế  
pháp lý của tất cả các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài  
phán quốc gia; Chế độ pháp lý đối với biển cả và Vùng - di sản chung của loài  
người; các quy định hàng hải và hàng không; việc sử dụng và quản lý tài nguyên  
biển bao gồm tài nguyên sinh vật và không sinh vật; Vấn đề bảo vệ môi trường  
biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự trên biển; việc giải quyết tranh chấp  
và hợp tác quốc tế về biển; Quy chế hoạt động của cơ quan quyền lực quốc tế về  
đáy đại dương, Uỷ ban ranh giới ngoài thềm lục địa, toà án Luật biển quốc tế, hội  
nghị các quốc gia thành viên Công ước …  
2. Những vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia ven biển  
2.1. Vùng nước ni thy  
2.1.1. Khái niệm vùng nước nội thủy  
Nội thuỷ là vùng nước nằm ở phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều  
rộng lãnh hải chạy theo bờ biển, tại đó quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn  
toàn, đầy đủ và tuyệt đối như trên lãnh thổ đất liền.  
Trên cơ sở luật biển quốc tế hiện đại, khái niệm nội thuỷ khá phong phú bao  
gồm nhiều khu vực là bộ phận của nội thuỷ:  
- Biển nội địa;  
- Cảng biển;  
- Vũng đậu tàu ;  
- Vịnh thiên nhiên;  
- Vùng nước lịch sử, vịnh lịch sử;  
- Vùng nước quần đảo của các quốc gia quần đảo.  
2.1.2. Chế độ pháp lý của vùng nước nội thủy  
a. Đặc điểm chquyn quc gia trong vùng ni thu.  
Vùng nước nội thuỷ là một bộ phận lãnh thổ quốc gia không thể tách rời, nó  
gắn liền với lục địa được coi như vùng nước sông, hồ trong lục địa. Bởi vậy chủ  
quyền quớc gia trong vùng nội thuỷ là chủ quyền về mặt lãnh thổ, chủ quyền này  
được thực hiện một cách đầy đủ, toàn vẹn và riêng biệt như đối với đất liền.  
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền lực tối cao, hoàn toàn và riêng biệt của  
quốc gia trên lãnh thổ của mình. Quá trình thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng,  
quản trị và định đoạt của quốc gia đối với lãnh thổ được thực hiện thông qua hoạt  
động của hệ thống các cơ quan nhà nưóc như các hoạt động lập pháp, hành pháp và  
tư pháp. Vì vậy trong vùng nội thuỷ của mình nước ven biển hoàn toàn có quyền  
4
       
về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mọi văn bản pháp luật được ban hành trên  
phạm vi toàn lãnh thổ đều có hiệu lực áp dụng đầy đủ cho cả vùng nội thuỷ.  
Nước ven biẻn thực hiện chủ quyền lãnh thổ trong vùng nội thuỷ của mình  
không chỉ đối vơí vùng nước mà cả đối với vùng trời trên nó, cũng như đáy biển và  
lòng đất dưới nó. Chủ quyền toàn vẹn này của nước ven biển là tuyệt đối mà các  
quốc gia khac phải tôn trọng và thừa nhận. Hơn nữa mọi tài nguyên thiên nhiên  
trong vùng nội thuỷ đều thuộc quyền sở hữu của quốc gia ven biển, cho nên chỉ có  
quốc gia ven biển mới có chủ quyền riêng biệt về việc định đoạt và cho phép khai  
thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đó cũng như các biện pháp cưỡng chế thích hợp  
đảm bảo sự tôn trọng chủ quyền đó.  
b. Quyn ca quc gia ven bin  
Đối với tàu quân sự: những tàu quân sự nước ngoài đi vào, đậu lại hoặc hoạt  
động hợp pháp ở vùng nội thuỷ của quốc gia ven biển thì được hưởng quyền miễn  
trừ tư pháp và được coi là bất khả xâm phạm. Tuy nhiên tàu quân sự nước ngoài  
vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ có liên quan của quoóc gia ven biển  
trong vùng nội thuỷ. Trong trưòng hợp tàu quân sự nước ngoài vi phạm các quy  
định luật pháp nứoc ven biển thì quốc gia ven biển có quyền ra lệnh cho tàu quân  
sự đó rời khỏi nội thuỷ của nước mình trong thời gian nhất định, yêu cầu chính phủ  
của nước có tàu phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do tàu của họ gây ra taị  
vùng nội thuỷ của quốc gia ven biển.  
Nước ven biển không có quyền bắt giữ tàu quân sự nước ngoài hoạt động hợp  
pháp trong vùng nội thuỷ của mình để thẩm vấn hoặc để tiến hành các biện pháp tố  
tụng khác.  
Đối với tàu dân sự: tàu dân sự nước ngoài khi hoạt động trong vùng nội thuỷ  
của quốc gia ven biển phải chịu sự tài phán theo luật của nước địa phương. Các  
cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ven biển có quyền áp dụng mọi biện pháp  
cần thiết để đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự và các lợi ích của mình.Các biện  
pháp này bao gồm cả việc bằt giữ xét xử những cá nhân và tàu thuyền vi phạm,  
nếu sự vi phạm là nghiêm trọng thì tàu thuyền có thể bị giư lại để làm vật đảm  
bảo tố tụng hoặc bị tịch thu, trừ trường hợp các tàu của nhà nước làm chức năng  
công cộng hoặc trường hợp pháp luật hay điều ước quốc tế mà quốc gia ven biển  
ký kết, tham gia có quy định khác.  
c. Quy chế pháp lý chung về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài  
Trong thực tiễn hầu hết các nước đều quy định tàu thuyền nước ngoài (bao  
gồm cả tàu quân sự và tàu dân sự) khi muốn vào nội thủy của nước mình đều phải  
thực hiện chế độ xin phép trước, và chỉ khi có sự đồng ý của quốc gia ven biển thì  
tàu thuyền đó mới được phép đi vào vùng nội thuỷ.  
5
Về điều kiện và thời gian xin phép áp dụng cho từng loại tàu được quốc gia  
ven biển quy định rất chặt chẽ và cụ thể. Riêng đối với tàu quân sự, tàu chở các  
chất phóng xạ và tàu ngầm việc xin phép vào, hoạt động hoặc đậu lại trong vùng  
nội thuỷ phải tuân theo các điều kiện hết sức nghiêm ngặt của quốc gia ven biển.  
Thông thường theo tập quán quốc tế, các quy định về thời gian xin phép và thủ tục  
xin phép không áp dụng đối với các trường hợp tàu thuyền nước ngoài bị nạn hoặc  
đang bị uy hiếp về an toàn của chính phương tiện cũng như sự an toàn về sinh  
mạng của con người đang ở trên các tàu thuyền đó. Khi được phép đi vào vùng nội  
thuỷ của nước ven biển, tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ các quy định sau đây  
để đảm bảo an ninh, trật tự công cộng cũng như về an toàn hàng hải trong khu vực:  
- Khi vào vùng nội thuỷ của nước ven biển, tàu thuyền nước ngoài không chỉ  
treo cờ mà tàu thuyền đó mang quốc tịch mà còn phải treo quốc kỳ của nước ven  
biển trên đỉnh cột cờ cao nhất;  
- Phải chấp hành đúng các quy định của luật pháp quốc tế cũng như của quốc  
gia ven biển về an toàn hàng hải khi hoạt động trong vùng nội thuỷ;  
- Phải đi nhanh chóng, liên tục theo đúng tuyến đường và hành lang quy định.  
- Các tàu thuyền nước ngoài có trang bị vũ khí cố định, lưu động phải đưa về  
tư thế bảo quản niêm cất: đạn phải tháo khỏi nòng cất trong hòm đóng khoá lại,  
súng phải khoá nòng, chúc xuống và phủ bạt;  
- Không được gây ô nhiễm môi trường biển hoặc có bất kỳ hành động nào  
làm ảnh hưởng đến an ninh, kinh tế và trật tự công cộng của nước ven biển;  
- Các loại tàu ngầm đều phải đi nổi và phải chấp hành các mặt như đối với  
tàu nổi.  
Nói chung, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia về các mặt an ninh quốc  
phòng, an ninh kinh tế, trật tự công cộng và các lợi ích khác trong vùng nội thuỷ,  
các quốc gia ven biển đều ban hành các quy chế về hoạt động của tàu thuyền nước  
ngoài trong vùng nội thuỷ của mình một cách hết sức chi tiết và cụ thể.  
2.1.3. Vùng nội thủy của Việt Nam  
Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày  
12/5/1977: Vùng biển nằm ở phía bên trong của đường cơ sở và giáp với bờ biển là  
nội thuỷ của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.  
Như vậy nội thuỷ của nước ta bao gồm:  
- Vùng biển nằm ở phía trong đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam gồm: các  
vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các vịnh, các vùng nước nằm kẹp  
giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.  
6
 
- Vùng biển nằm ở phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải  
của các đảo và quần đảo, của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta.  
- Các vùng nước lịch sử: theo tuyên bố của Chính phủ ta ngày 12/11/1982  
vùng nước lịch sử của Việt Nam bao gồm phần vịnh thuộc phía Việt Nam ở trong  
vịnh Bắc Bộ và vùng nước lịch sử chung Việt Nam - Campuchia theo hiệp định  
chung giữa hai nước ngày 7/7/1982.  
Vùng nội thuỷ rộng nhất nước ta (không kể vịnh Bắc Bộ) là vùng nằm giữa  
các đảo Hòn Khoai, Côn Đảo, Hòn Hải và Hòn Đôi với diện tích trên 70.000km2.  
2.2. Lãnh hi  
2.2.1. Khái niệm vùng lãnh hải  
Theo Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về luật biển quy định:"Chủ  
quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và vùng nước nội  
thuỷ của mình, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải. Chủ quyền này được  
mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của  
vùng biển này" "Trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước  
quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền cũng được coi là lãnh hải" và "Ranh giới  
phía ngoài của lãnh hải là một đường mà mỗi điểm ở trên đường đó cách đường  
gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải".  
Theo khái niệm về lãnh hải của Công ước về luật biển năm 1982, ta thấy lãnh  
hải có một số đặc điểm và tính chất sau:  
- Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thuỷ và các vùng biển thuộc  
quyền tài phán;  
- Các đảo thuộc về quốc gia ven biển nhưng nằm ngoài phạm vi lãnh hải  
chung của đất liền cũng có lãnh hải riêng. Các bãi cạn lúc chìm, lúc nổi hoàn toàn  
ở cách vượt quá chiều rộng lãnh hải thì chúng không có lãnh hải riêng;  
- Thuật ngữ lãnh hải đã được chính thức dùng để chỉ một vùng biển mang nội  
dung pháp lý chủ quyền lãnh thổ. Do đó, các vùng biển được dùng thường xuyên  
vào việc xếp dỡ hàng hoá và làm khu neo tàu, bình thường nằm hoàn toàn hoặc  
một phần ở ngoài đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải cũng được coi như là bộ  
phận của lãnh hải;  
- Lãnh hải không phải là một lãnh thổ thuộc quốc gia ven biển một cách  
tuyệt đối.  
Chủ quyền dành cho quốc gia ven biển trên lãnh hải không phải là tuyệt đối  
như trên các vùng nước nội thuỷ, do sự thừa nhận quyền qua lại không gây hại của  
tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải. Tuy nhiên quốc gia ven biển lại có chủ  
7
   
quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ trong vùng trời bên trên lãnh hải, tại đó  
không tồn tại quyền qua lại không gây hại cho các phương tiện bay.  
2.2.2. Phương pháp xác định lãnh hải  
Chiều rộng lãnh hải theo Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc: Điều 3 của  
Công ước năm 1982 đã thống nhất quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng  
lãnh hải không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.  
Như vậy đẻ xác định lãnh hải ta phải xác định đường cơ sở đo lãnh hải, có hai loại  
đường cơ sở đo lãnh hải:  
a. Đường cơ sở thông thường  
"Đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước  
triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ có tỉ lệ lớn đã  
được quốc gia ven biển chính thức thừa nhận".  
b. Đường cơ sở thẳng  
Điều 7, Công ước 1982 về luật biển đã ghi rõ:  
- Ở nơi nào mà bờ biển bị khoét sâu hoặc bị lõm hay có một chuỗi đảo dọc bờ  
biển gần sát bờ thì phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp  
có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải;  
- Ở nơi nào mà bờ biển cực kỳ không ổn định vì có một châu thổ và vì các đặc  
điểm tự nhiên khác, thì các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn  
nước thuỷ triều thấp nhất nhô ra xa nhất có dịch vào phía bờ biển, các đường cơ sở  
vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi chúng cho phù  
hợp với Công ước.  
Tuyến các đường cơ sở này không được đi quá xu hướng chung của bờ biển  
và phạm vi biển ở bên trong các đường này phải gắn liền với đất liền đến mức để  
được đặt dưới chế độ nội thuỷ. Các đường cơ sở thẳng không được kéo về phía hay  
xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi, lúc chìm trừ trường hợp ở đây người ta có xây cất  
các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên ở trên mặt nước, hay trừ  
trường hợp tuyến các đường cơ sở thẳng kẻ như thế đã được sự công nhận chung  
của quốc tế. Phương pháp đường cơ sở thẳng do một số quốc gia áp dụng không  
được khiến cho lãnh hải của một số quốc gia khác bị ngăn cách bởi vùng đặc  
quyền về kinh tế của quốc gia đó hay với biển cả.  
Có hai điều kiện đường cơ sở thẳng được Quốc tế công nhận:  
- Tuyến đường cơ sở thng vch ra phải đi theo xu hướng chung ca bbin;  
8
 
- Các vùng bin ở bên trong các đường cơ sở này phi gn với đất liền đủ đến  
mức đặt dưới chế độ ni thuỷ, có nghĩa là tuyến đường cơ sở thng vch ra không  
được cách xa b.  
Văn phòng luật pháp của Liên Hợp Quốc khuyến cáo các tiêu chuẩn để vạch  
đường cơ sở thẳng: Chiều dài của đoạn cơ sở thẳng không nên quá 60 hải lý; Góc  
lệch lớn nhất giữa đoạn cơ sở thẳng với bờ biển không quá 20 .ͦ Chuỗi đảo phải  
chắn ít nhất 50% đường bờ biển liên quan.  
2.2.3. Chế độ pháp lý của lãnh hải  
a. Đặc điểm chủ quyền quốc gia trong vùng lãnh hải  
Luật biển coi lãnh hải như một "lãnh thổ chìm", một bộ phận hữu cơ của lãnh  
thổ quốc gia trên đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt về phòng  
thủ quốc gia, về cảnh sát, thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên thiên nhiên,  
chống ô nhiễm, như quốc gia đó tiến hành trên lãnh thổ của mình. Chủ quyền của  
quốc gia ven biển áp dụng cả đối với vùng trời, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy  
biển trong lãnh hải.  
Chủ quyền trong lãnh hải được thực hiện cả trong mặt lập pháp, hành pháp và  
xét xử. Quốc gia ven biển có thẩm quyền lập pháp trong lãnh hải nhất là trong lĩnh  
vực thuế, hải quan và các quy định về nghề cá, giữ độc lập quyền đánh cá và khai  
thác hải sản, định ra các hình thức phạt, mức phạt. Có đặc quyền quy định, cho  
phép và tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học biển ở trong lãnh hải của  
mình. Mọi nghiên cứu chỉ được tiến hành với sự thoả thuận rõ ràng của quốc gia  
ven biển và trong các điều kiện do quốc gia này quy định. Việc đi vào lãnh hải và  
các điều kiện phải tuân thủ khi tiến hành nghiên cứu khoa học biển sẽ phải chịu sự  
kiểm soát của quốc gia ven biển (các Điều 21.1g, 19.2j, 40 và 54 của Công ước  
Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982). Quốc gia ven biển có thẩm quyền xét xử  
nhưng với một số điều kiện hạn chế quy định trong điều 27 và 28 của Công ước  
1982. Quốc gia ven biển có quyền tài phán hình sự và dân sự trong vùng lãnh hải.  
Trong lãnh hải tàu quân sự nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ về thẩm  
quyền tài phán dân sự và hình sự nhưng không được hưởng quyền miễn trừ pháp  
lý. Tàu quân sự nước ngoài như các tàu thuyền khác phải tôn trọng luật lệ của quốc  
gia ven biển liên quan tới quyền đi qua không gây hại.  
b. Quyền đi qua không gây hại  
Năm 1884, Masse trong cuốn "Luật thương mại trong mối quan hệ của nó với  
luật nhân quần" lần đầu tiên đưa ra khái niệm quyền qua lại không gây hại về mặt  
học thuyết. Quyền này trở thành một nguyên tắc tập quán của luật quốc tế vào nửa  
cuối thế kỷ 19. Công ước Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng biển tiếp giáp  
9
 
lãnh hải quy định rõ quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia ven  
biển cho tàu thuyền nước ngoài, gián tiếp công nhận quyền đi qua không gây hại  
cho tàu thuyền quân sự nước ngoài.  
Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 chỉ nhắc lại nội dung  
này. Điều 17 nêu rõ: "Tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có  
biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải". Như vậy, mọi  
tàu thuyền đều được hưởng quyền đi qua không gây hại, không phân biệt đối xử.  
Các phương thức đi qua bao gồm: Đi qua lãnh hải mà không vào nội thuỷ; đi  
qua lãnh hải để vào nội thuỷ; đi qua lãnh hải sau khi rời nội thuỷ để ra biển.  
Đi qua không gây hại có nghĩ là việc đi qua phải liên tục và nhanh chóng,  
không được tự ý dừng lại hoặc thả neo, trừ trường hợp gặp sự cố bất khả kháng  
hay vì mục đích cứu người, tàu thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc  
mắc nạn, không làm ảnh hưởng tới hoà bình, an ninh, trật tự của nước ven biển.  
Việc đi qua không gây hại được quy định chi tiết tại điều 19 Công ước luật  
biển năm 1982, cụ thể là tàu thuyền nước ngoài khi đi qua lãnh hải không được  
tiến hành bất kỳ hoạt động nào sau đây:  
- Đe doạ hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc  
lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với nguyên tắc của  
luật pháp quốc tế đã được nêu trong hiến chương Liên Hợp Quốc;  
- Luyện tập, diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;  
- Thu thập tình báo, gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia  
ven biển;  
- Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;  
- Phóng đi hay xếp lên tàu các phương tiện bay;  
- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;  
- Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật  
và qui định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển;  
- Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm công ước;  
- Đánh bắt hải sản;  
- Nghiên cứu hay đo đạc  
- Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc trang thiết  
bị hay công trình khác của quốc gia ven biển;  
- Mọi hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.  
10  
Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và phải treo cờ  
quốc tịch khi đi trong lãnh hải. Các tàu có động cơ chạy bằng năng lượng nguyên  
tử, chở các chất hay các nguyên liệu phóng xạ, các chất độc hại khi thực hiện  
quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải phải mang đầy đủ các tài liệu và áp  
dụng những biện pháp phòng ngừa đặc biệt.  
Về quyền đi qua không gây hại của tàu quân sự: công ước về luật biển của  
Liên Hợp Quốc không có điều khoản nào bắt buộc tàu quân sự phải xin phép trước  
khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển.  
Các nước đòi hỏi có xin phép trước: 9 quốc gia Châu Á (Trung Quốc, Việt Nam,  
Iran, Pakistan, Srilanka và Nam Bắc Yemen), 3 quốc gia Châu Phi (Algieri, Somali  
và Xuđăng), 4 quốc gia Đông Âu (Anbani, Rumani, Bungari va Malta) và 6 quốc  
gia Nam Mỹ (Braxin, Grenada...).  
Quốc gia ven biển có thể thi hành các biện pháp cần thiết trong lãnh hải của  
mình để ngăn cản mọi việc đi qua có gây hại.  
Quốc gia ven biển có quyền ấn định các tuyến đường, qui định việc phân chia  
các luồng giao thông dành cho tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của mình.  
Quốc gia ven biển có quyền định ra các luật và các qui định liên quan đến  
việc đi qua không gây hại trong vùng lãnh hải của nước mình. Các qui định và luật  
này phải phù hợp với các qui định của công ước quốc tế. Tàu thuyền nước ngoài  
phải tuân thủ luật pháp của quốc gia ven biển về: An toàn hàng hải, điều phối giao  
thông đường biển; bảo vệ các thiết bị và các hệ thống bảo đảm hàng hải và các  
thiết bị và các hệ thống bảo đảm hàng hải và các thiết bị hay công trình khác; bảo  
tồn tài nguyên sinh vật biển; ngăn ngừa những vi phạm pháp luật liên quan đến  
việc đánh bắt; gìn giữ môi trường biển, ngăn ngừa, hạn chế, chế ngự ô nhiễm môi  
trường; nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn; hải quan, thuế khóa, y tế và  
nhập cư; các qui định quốc tế có liên quan đến việc phòng ngừa đâm va trên biển.  
Quốc gia ven biển có nghĩa vụ thông báo thích đáng mọi nguy hiểm về hàng  
hải mà mình biết trong lãnh hải của mình.  
Quốc gia ven biển có quyền tạm đình chỉ quyền đi qua không gây hại đối với  
tàu thuyền nước ngoài trong các khu vực nhất định nếu biện pháp này là cần thiết  
để đảm bảo an ninh, kể cả để thử vũ khí và không phân biệt đối xử. Phải có công  
bố theo đúng thủ tục về thời hạn đình chỉ hạn chế, không gian hạn chế.  
Quốc gia ven biển không được thu lệ phí đối với tàu thuyền nước ngoài chỉ vì  
họ chỉ đi qua lãnh hải, hoặc nếu không phải vì lý do trả công cho những dịch vụ  
riêng đối với những loại tàu thuyền này. Thu lệ phí đối với dịch vụ riêng, không  
được phân biệt đối xử.  
11  
2.2.4. Các quyền tài phán của nước ven biển trong vùng lãnh hải  
a. Quyền tài phán hình sự  
Quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở  
trên một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc  
dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xẩy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh  
hải, trừ các trường hợp sau:  
- Nếu hậu quả một việc vi phạm hình sự trên con tàu đó mở rộng đến quốc gia  
ven biển;  
- Nếu vụ vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong  
lãnh hải;  
- Nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh  
sự của quốc gia ma tàu mang cờ yêu cầu giúp đỡ của các nhà đương cục địa  
phương hoặc;  
- Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay  
các chất kích thích.  
Khi thực hiện quyền tài phán hình sự, nếu thuyền trưởng yêu cầu quốc gia ven  
biển phải thông báo trước về mọi biện pháp cho đại diện tàu mang cờ và phải tạo  
mọi dễ dàng cho đại diện đó tiếp xúc với đoàn thủy thủ của con tàu. Tuy nhiên  
trong trường hợp khẩn cấp, việc thông báo có thể tiến hành trong khi các biện pháp  
đang được thi hành. Khi xem xét có nên bắt giữ và các thể thức bắt giữ, nhà đương  
cục địa phương cần phải chú ý thích đáng đến các lợi ích về hàng hải.  
b. Quyền tài phán dân sự  
Quốc gia ven biển không được bắt một tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải  
phải dừng lại hay thay đổi hành trình của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự  
của mình đối với một người ở trên con tàu đó.  
Quốc gia ven biển không thể áp dụng các biện pháp trừng phạt hay bảo đảm  
về mặt dân sự đối với con tàu nước ngoài nếu không phải vì những nghĩa vụ đã  
cam kết hay các trách nhiệm mà con tàu phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để  
được đi qua vùng biển của quốc gia ven biển.  
Nếu mà một chiếc tàu buôn dừng lại hoặc đi từ vùng nội thủy để ra thì nước  
ven biển có quyền tài phán dân sự. Trong trường hợp chỉ đi qua lãnh hải thì nước  
ven biển không có quyền tài phán về mặt dân sự.  
Nước ven biển có quyền áp dụng các biện pháp tố tụng dân sự đối với tàu  
thuyền nước ngoài qua lại lãnh hải mà không thực hiện các nghĩa vụ dân sự khi có  
sử dụng các dịch vụ hàng hải của nước ven biển.v.v..  
12  
 
2.2.5. Lãnh hải Việt Nam  
Diện tích các vùng biển của Việt Nam gần một triệu ki-lô-mét vuông. Việc  
qui định lãnh hải Việt Nam cũng trải qua các quá trình chung của sự phát triển của  
luật pháp quốc tế.  
Vào thời kỳ phong kiến, phạm vi vùng biển (lãnh hải) của Việt Nam không  
được qui định rõ ràng.  
Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, họ áp dụng luật biển của chính quốc ở  
Việt Nam. Năm 1988, nhà nước Pháp đã chính thức áp dụng cho Đông Dương có  
lãnh hải là ba hải lý, nhưng cũng chỉ được áp dụng từ năm 1926. Đến năm 1936 lại  
qui định lại lãnh hải ở Đông Dương có chiều rộng 20 km (trên 10 hải lý); năm  
1948 qui định lãnh hải rộng ba hải lý, vùng đánh cá Đông Dương rộng 20 km).  
Sau năm 1954, ở miền Bắc nước ta, chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng  
hòa ủng hộ qui định lãnh hải rộng 12 hải lý, nhưng không có qui định cụ thể. ở  
miền Nam, chính quyền Sài Gòn (cũ) qui định lãnh hải rộng ba hải lý. Đến năm  
1974 qui định lãnh hải rộng 12 hải lý theo công ước Giơnevơ năm 1958.  
Sau khi thống nhất đất nước, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa  
Việt Nam ra tuyên bố ngày 12/05/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền  
về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã qui định: Lãnh hải của Việt Nam rộng  
12 hải lý ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và  
các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của nước ta tính từ ngấn nước thủy triều  
thấp nhất trở ra. Các đảo ven bờ bao gồm các những đảo dù ở cách xa bờ từ 60 đến  
70 hải lý, nhưng có liên quan rất mật thiết về kinh tế, an ninh quốc phòng và lịch  
sử với đất liền như: Hòn Hải Phú, Côn Sơn, Thổ Chu.  
Các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải cũng sẽ  
phải có lãnh hải. Lãnh hải của các đảo và quần đảo của Hoàng Sa và Trường Sa sẽ  
được tính theo hệ thống toạ độ các điểm chuẩn của các đường cơ sở của các đảo và  
quần đảo và sẽ được qui định sau trong một văn bản khác.  
13  
 
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 67 trang yennguyen 26/03/2022 7080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật biển - Nghề: Điều khiển tàu biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_bien_nghe_dieu_khien_tau_bien.pdf