Giáo trình Lắp đặt điện nước - Nghề: Lắp đặt điện nước

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI  
TRƢỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI  
GIÁO TRÌNH  
LẮP ĐẶT ĐIỆN NƢỚC  
NGH: LẮP ĐẶT ĐIỆN NƢỚC  
TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP  
(Ban hành kèm theo Quyết định s: 1474/QĐ-CĐLC ngày 19 tháng 11 năm 2019  
ca Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai)  
Lƣu hành nội bộ  
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham kho. Mi mc  
đích khác mang tính lệch lc hoc sdng vi mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh  
sbị nghiêm cấm.  
2
 
LỜI GIỚI THIỆU  
Trong quá trình đào tạo cho học viên nghLắp đặt điện nƣớc, việc hình thành cho  
học viên nhng kỹ năng cơ bản ca việc thi công đấu lp mt hthng cung cấp điện dân  
dụng là không thể thiếu. Ngày nay cùng với sự phát triển ca khoa học công nghệ, các nhà  
khoa học đã phát minh ra rất nhiều các loại đèn khác nhau. Chúng khác nhau không chỉ về  
cu tạo, nguyên lý làm việc mà còn ở các đặc tính, các thông số kthuật ... Chính vì điều  
này, học viên nghlắp đặt điện nƣớc cn phi nm chắc các kiến thc về nguyên lý trƣớc  
khi hình thành những kỹ năng đấu lp hthng chiếu sáng dân dụng.  
Có thể nói lắp đặt hthng cung cấp điện là một trong những Mô-đunchuyên môn  
nghề đầu tiên giúp học viên hình thành những kỹ năng cơ bản ca việc thi công lắp đặt và  
đấu ni nhng mạch điện thông dụng.  
Nhng kiến thức mà Giáo trình lắp đặt hthng cung cấp điện cung cp cho hc  
viên là những thông tin cần thiết về các loại đèn đƣợc la chn sdng cũng nhƣ cấu to,  
nguyên lý làm việc, các đặc tính kỹ thuật ... Hơn nữa, học viên còn đƣợc trang bnhng  
kiến thc ca việc thi công các hạng mc chiếu sáng ở các khâu chuẩn btrang thiết b,  
dng cvật tƣ trƣớc khi tiến hành lắp đặt, cácphƣơng pháp và trình tự các bƣớc trong quá  
trình thi công, các biện pháp kiểmtra, khc phc khi xy ra scố hƣ hỏng.  
Cấu trúc của giáo trình bao gồm 3 mô đun:  
Mô đun 1: Lắp đặt hthng cung cấp điện  
Mô đun 2: Lắp đặt đƣờng ng cấp thoát nƣớc gia dng  
Mô đun 3: Thc tp .  
Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã tham khảo các tài liệu và giáo trình khác  
nhƣ ở phn cuối giáo trình đã thống kê.  
Lần đầu đƣợc biên soạn và ban hành, giáo trình chắc chn sẽ còn khiếm khuyết; rt  
mong các thầy cô giáo và những cá nhân, tập thcủa các trƣờng đào to nghề và các cơ sở  
doanh nghiệp quan tâm đóng góp để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng đƣợc  
mục tiêu đào tạo của môn học nói riêng và ngành điện dân dụng cũng nhƣ các chuyên  
ngành kỹ thuật nói chung.  
Lào Cai, tháng 11 năm 2019  
Nhóm tác giả biên soạn  
1. Bùi Trung Kiên  
2. Lại Văn Dũng  
3
 
MỤC LỤC  
BÀI 2: SỬ DỤNG ĐỒNG HVẠN NĂNG VÀ CÁC PHƢƠNG THỨC ĐI DÂY  
4
 
5
6
7
8
9
10  
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: Lắp đặt hthng cung cấp điện  
Mã số môn học: MĐ 01  
Vị trí, tính chất của mô đun  
- Vị trí của mô đun: Là mô đun đƣợc ging dạy đầu tiên cho ngƣời hc nghề sơ cấp  
lắp đặt điện nƣớc.  
- Tính chất của mô đun: Là mô đun kiến thc chuyên môn bt buc.  
Mục tiêu của mô đun  
Vkiến thc  
- Thc hiện đúng những nguyên tắc và những tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn về lao  
động cho ngƣời và thiết b.  
- Giải thích đƣợc cu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại đèn điện thông dụng.  
- Đọc và vẽ đƣợc các sơ đồ mạch điện chiếu sáng đơn giản.  
- Chọn đƣợc các phụ kin lắp đặt đƣờng dây theo yêu cầu kthut  
Vkỹ năng  
- Nối và làm đầu cốt cho dây đơn, dây cáp đúng kthut  
- Lắp đặt ng luồn dây, hộp nối và luồn dây dẫn đúng tiêu chun thiết kế.  
- Lắp đặt đúng qui trình, qui phạm:  
+ Mạch điện chiếu sáng cơ bản  
+ Mạch điện 2 đèn đấu song song, ni tiếp  
+ Mạch chuông điện  
+ Mạch điện đèn cầu thang  
+ Mạch điện đèn cao áp thuỷ ngân  
+ Mạch điện đèn nê ông  
- Sa chữa đƣợc các mạch đèn: đèn huỳnh quang, đèn cao áp thuỷ ngân, đèn nê ông.  
- Thc hiện đúng quy trình, đúng kỹ thuật và an toàn các công việc: nối dây dẫn, làm  
đầu ct, lắp đặt và sửa chữa đƣợc các mạch điện chiếu sáng.  
Vnăng tự chủ và trách nhiệm  
- Chủ động lp kế hoch, dự trù đƣợc vật tƣ, thiết b.  
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tƣ duy khoa học trong công việc.  
11  
 
BÀI 1: AN TOÀN  
Phần I: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT  
1. An toàn khi làm việc trên cao  
1.1. Yêu cầu với người thường xuyên làm việc trên cao  
Ngƣời làm việc trên cao phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:  
- Từ 18 tuổi trở lên.  
- Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp. Định  
kỳ 6 tháng phải đƣợc kiểm tra sức khỏe một lần. Phụ nữ có thai, ngƣời có bệnh tim, huyết  
áp, tai điếc, mắt kém không đƣợc làm việc trên cao.  
- Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do  
giám đốc đơn vị xác nhận.  
- Đã đƣợc trang bị và hƣớng dẫn sử dụng các phƣơng tiện bảo vệ cá nhân khi làm  
việc trên cao: dây an toàn,quần áo, giày, mũ bảo hộ lao động.  
- Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật lao động và nội qui an toàn làm việc  
trên cao.  
1.2. Nội qui kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc trên cao  
- Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã qui định.  
- Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến qui  
định, cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tƣờng, đỉnh dầm, xà,  
dàn mái và các kết cấu đang thi công khác.  
- Lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc vững chắc. Không đƣợc mang vác vật  
nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang.  
- Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ.  
- Không đƣợc đi dép lê, đi giày có đế dễ trƣợt.  
- Trƣớc và trong thời gian làm việc trên cao không đƣợc uống rƣợu, bia, hút  
thuốc lào.  
- Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc  
bất kỳ vật gì từ trên cao xuống.  
- Lúc tối trời , mƣa to, giông bão, hoặc có gió mạnh từ cấp 5 trở lên không đƣơc  
làm việc trên dàn giáo cao, ống khói, đài nƣớc, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 2  
tầng trở lên.  
Ngã cao không những chỉ xảy ra ở những công trường lớn, thi công tập trung, công  
trình cao, mà cả ở các công trường nhỏ, công trình thấp, thi công phân tán.  
1.2.1. Những chú ý khi làm việc với giàn giáo  
- Ƣu tiên sử dụng giàn giáo hơn sử dụng thang.  
- Chỉ cho phép sử dụng giàn giáo đƣợc thiết kế và lắp dựng theo đúng bản vẽ  
hƣớng dẫn thi công (đƣợc kê chắc chắn và neo, giằng chắc vào công trình), kiểu giàn  
giáo đƣợc chọn phải phù hợp với công việc, vật liệu làm giàn giáo phải tốt (Không  
nứt, không mục ải…).  
- Giàn giáo di động phải có cơ cấu khóa bánh xe hoặc phải chêm bánh xe khi đã đƣa  
nó vào đúng vị trí cần thiết.  
12  
     
- Không bố trí giàn giáo bên dƣới đƣờng dây điện, không bố trí ngƣời làm việc ở các  
cao độ khác nhau trên một phƣơng thẳng đứng.  
1.2.2. Những chú ý khi làm việc với thang  
- Dựng thang đúng quy cách theo tỷ lệ 1 – 4 (có nghĩa là chiểu rộng ra của thang 1  
thì chiều cao lên của thang là 4).  
- Không đƣợc leo lên 3 bậc thang trên cùng của thang.  
- Phải có biện pháp cố định chắc chắn thang nhƣ: móc, giằng hay buộc chặt đầu  
thang vào kết cấu tựa, buộc chặt cố định chân thang hay dùng chân thang có chân nhọn  
chống trƣợt tì vào sàn, cử ngƣời giữ chân thang.  
- Khi làm việc trên thang không đƣợc vƣợt quá xa ngoài tầm với sẽ gây tai nạn do  
mất thăng bằng.  
- Khi lên xuống thang nhất thiết phải quay mặt vào thang, khi leo phải nắm hai tay  
vào thanh dọc tuyệt đối không nắm vào các bậc lên xuống và không bao giờ đứng làm việc  
ở các trên cùng của thang (trong trƣờng hợp cần thiết phải thêm tay vịn).  
- Không sử dụng thang quá dài (không quá 5m).  
- Không bao giờ đƣợc dùng thang kim loại để làm việc trong điều kiện dây dẫn điện  
có thể chạm vào thang.  
- Luôn chú ý lau chùi bùn, dầu mỡ bám dính trên bậc thang. Phải thƣờng xuyên  
kiểm tra thang để kịp thời loại trừ các chỗ hƣ hỏng của chúng.  
- Sáu tháng một lần cần phải dùng một vật nặng 110kg để treo trên từng bậc thang  
(kiểu thử tĩnh) xem thang có chịu đƣợc không.  
1.2.3. Kiểm tra dây đai an toàn  
Thử tĩnh: Treo một vật nặng (bao cát hoặc bao xi măng) có trọng lƣợng 250kg vào  
dây trong vòng 5 phút nếu thấy không bị sờn, đứt, khóa móc bị biến dạng tạo nguy cơ tuột  
dây là đƣợc.  
Thử động: Buộc bao cát nặng 75kg vào dây đai an toàn móc lên giá thử và thả rơi 3  
lần, nếu không phát hiện thấy hƣ hỏng là đạt.  
- Dây đai an toàn phải móc vào vị trí chắc chắn ngay phía trên vị trí làm việc sao cho  
chiều cao rơi là nhỏ nhất (để giảm động năng rơi). Phải xem xét để đảm bảo rằng khoảng  
không gian bên dƣới vị trí đó không có các vật cản có thể gây ra va chạm ngƣời trong tình  
huống bị rơi.  
- Dây đai an toàn chỉ đƣợc sử dụng thích hợp khi chiều cao làm việc không vƣợt quá  
6m. Trong trƣờng hợp ngƣợc lại dây đai an toàn sẽ đƣợc thay thế bằng lƣới an toàn hoặc  
việc sử dụng chúng phải hết sức cẩn thận và cần hỏi ý kiến của chuyên gia BHLĐ.  
2. An toàn điện  
2.1. Nguyên nhân gây tai nạn điện  
- Do tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện  
- Chạm trực tiếp vào dây dẫn trần hoặc dây dẫn bị hở điện  
- Sử dụng thiết bị điện bị rò rỉ điện ra vỏ kim loại  
- Sửa chữa điện không đóng ngắt nguồn điện  
- Do vị phạm khoảng cách an toàn với lƣới điện cao áp và trạm biến thế. Đối với  
những đƣờng dây cao áp hạy điện áp cao. Điện phóng ra ngoài không khí, khi đến gần cho  
13  
 
dù chƣa tiếp xúc trức tiếp nhƣng với khoảng cách tiếp xúc đủ nhỏ thì sẽ có hiện tƣợng  
phóng điện cao ấp. Dòng điện qua cơ thể lớn và gây ra hậu quả nghiêm trọng.  
- Phóng điện hồ quang khi đóng cắt các máy cắt điên, cầu dao điện có tải lớn  
hay khi ngắn mạch… Các tia hồ quang điện sinh ra có nhiệt độ rất lớn. Nếu ngƣời ở  
trong phạm vi ảnh hƣởng của hồ quang điện sẽ bị bỏng nặng và bỏng sâu. Rất khó có  
thể chữa trị khỏi.  
- Một nguyên nhân nữa đó là do tiếp xúc với các phần tử đã đƣợc tách ra khỏi  
nguồn điện những vẫn còn tích điện.  
2.2. Các biện pháp sơ cấp cứu cho nạn nhân bị điện giật  
2.2.1. Các bước tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện  
Khi phát hiện ngƣời bị điện git phải nhanh chóng tìm cách tách ngƣời bnn ra  
khi nguồn điện bng cách:  
Ngt thiết bị đóng cắt điện (cu dao, CB) hoặc rút phích cắm, cầu chì….  
Lƣu ý:  
- Nếu tri tối thì phải chun bnguồn ánh sáng thay thế khi ct nguồn điện;  
- Nếu ngƣời bnn ở trên cao thì phải chun bị để hứng đỡ khi ngƣời đó rơi xuống.  
Nếu không cắt đƣợc nguồn điện có thể sdng:  
- Kìm cách điện, búa, rìu, dao ... cán bằng gỗ để ct, chặt đứt dây đin.  
Dùng vật cách điện (cây khô, sào nhựa…) tách dây điện ra khỏi ngƣời bnạn (chú ý  
ngƣời cp cu phải đứng trên vật cách điện).  
Túm vào quần, áo khô của ngƣời bnạn để kéo ngƣời bnn ra khi nguồn điện  
(ngƣời cp cu phải đứng ở nơi khô ráo, trên vật cách điện, tay có găng tay cách điện hoc  
quấn thêm vải khô, túi nilông và không đƣợc túm vào các bộ phận cơ thể ngƣời bnn).  
Sau khi đã tách ngƣời bnn ra khi nguồn điện phi tuỳ vào các hiện tƣợng sau đây  
để xử lý thích hợp:  
Người bnạn chưa mất trí giác  
- Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tnh. Sau đó mời y, bác  
sĩ hoặc đƣa nạn nhân đến cơ sở y tế gn nhất để theo dõi, chăm sóc.  
Người bnạn đã mất trí giác:  
- Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh.  
- Ni rng quần áo, thắt lƣng, moi rớt rãi trong miệng ngƣời bnn ra.  
- Cho ngƣời bnn ngi amoniac hoặc nƣớc tiu.  
- Ma sát toàn thân ngƣời bnạn cho nóng lên.  
Mi y, bác sỹ đến hoặc đƣa ngƣời bnạn đến cơ sở y tế gn nhất để theo dõi chăm sóc.  
Người bnạn đã tắt thở  
- Đƣa nạn nhân ra chỗ thoáng khí;  
- Ni rng quần áo, thắt lƣng, moi rớt rãi trong miệng ngƣời bnn ra. Nếu lƣỡi tht  
vào thì phải kéo ra.  
Tiến hành làm hô hấp nhân tạo ngay (theo ni dung trang sau), phải làm liên tục,  
kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.  
14  
2.2.2. Phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực  
- Để ngƣời bnn nm nga, ni rng quần áo, thắt lƣng, moi rớt rãi trong miệng  
ngƣời bnạn ra, đặt đầu ngƣời bnạn hơi ngửa ra phía sau.  
- Ngƣời cứu đứng hoc quỳ bên cạnh ngƣời bnạn, đặt chéo hai bàn tay lên ngực trái  
(vị trí tim) của ngƣời bnn rồi dùng cả sc mạnh thân ngƣời n nhanh, mạnh, làm lng  
ngực ngƣời bnạn nén xuống 3 đến 4 cm. Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để lng  
ngực ngƣời bnn trlại bình thƣờng. Làm nhƣ vậy khong 60 lần/phút.  
- Đồng thi với động tác ép tim, phải có ngƣời thứ 2 để hà hơi: Tốt nhất là có miếng  
gc hoc khăn mùi soa đặt lên miệng ngƣời bnạn, ngƣời cu ngồi bên cạnh đầu ly mt  
tay bịt mũi ngƣời bnn, tay kia gicho miệng ngƣời bnạn há ra hít thật mạnh để ly  
nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát miệng ngƣời bnạn mà thổi vào lồng ngc phồng lên  
(hoc bt miệng để thổi vào mũi ngƣời bnạn khi không thổi vào miệng đƣợc) hà hơi cho  
ngƣời bnn t14 đến 16 lần/phút.  
- Điều quan trọng là kết hợp 2 động tác nhịp nhàng với nhau. Cách phối hợp đó là:  
c1 ln thi ngạt thì làm động tác xoa bóp (ép) tim 4 nhịp (phù hợp vi mi nhp thở  
khoảng 4 giây và mỗi nhịp đập của tim là 1 giây). Làm liên tục cho đến khi ngƣời bnn tự  
thở đƣợc hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới thôi.  
- Nếu chỉ có một ngƣời cứu thì có thể làm nhƣ sau: lần lƣợt thay đổi động tác, cứ 2  
đến 3 ln thi ngạt thì lại chuyển sang 4 đến 6 ln ấn vào lồng ngc.  
- Nên nhớ rng vic cp cứu ngƣời bị điện giật là công việc khn cấp, càng nhanh  
chóng càng tốt. Phi hết sức bình tĩnh và kiên trì để cu. Chỉ đƣợc phép cho là ngƣời bnn  
đã chết khi thy bvs, bị cháy toàn thân.  
PHẦN II: HƢỚNG DẪN THỰC HÀNH  
1. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ và thiết bị  
- Sào tre, gậy gỗ khô, ván khô, vải khô.  
- Tlạnh, dây dẫn điện để thực hành hai tình huống giả định.  
- Chiếu hoặc nilon để tri ra nm khi thc tp cp cứu hô hấp nhân tạo.  
2. Nội dung thực hành  
2.1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện  
* Tình huống 1  
- Quan sát đƣờng điện dẫn đến chỗ có tai nạn để tìm cầu dao, cầu chì, công tắc,  
aptomat  
- Ct nguồn điện  
- Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện  
* Tình huống 2  
- Quan sát đƣờng điện dẫn đến chỗ có tai nạn để tìm cầu dao, cầu chì, công tắc,  
aptomat  
- Tìm các dụng cụ, phƣơng tiện có thể dùng để tách nạn nhân một cách an toàn  
- Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện  
2.2. Sơ cứu nạn nhân  
- Trƣờng hp nạn nhân vn tỉnh: Để nạn nhân nằm nghchỗ thoáng mát, sau đó báo  
cho nhân viên y tế.  
15  
     
- Trƣờng hp nạn nhân ngất, không thở hoc thở không đều, co giật và run: Làm hô  
hấp nhân tạo cho ti khi nạn nhân thở đƣợc, tnh lại và mời nhân viên y tế.  
a) Phương pháp 1: phương pháp nằm sp  
Đặt nạn nhân nằm sắp, đầu nghiêng một bên, cậy miệng và kéo lƣỡi để hng nn  
nhân mở ra.  
Động tác 1: Đẩy hơi ra. Nhô toàn thân về phía trƣớc. Dùng sức nặng toàn thân ấn  
vào lƣng nạn nhân. Bóp các ngón tay vào chổ xƣơng sƣờn ct. Ming đếm nhp 1,2,3.  
Động tác 2: Hút khí vào. Nới tay, ngả ngƣời về phía sau. Nhấc nhẹ lƣng nạn nhân  
lên để lng ngực rãn rng, phi nở ra hít khí vào. Miệng đếm 4, 5, 6.  
b) Phương pháp 2: Hà hơi thổi ngt  
- Chun b: Quỳ bên cạnh nạn nhân, đẩy ngửa đầu nn nhân cho thông đƣờng thở  
- Thổi vào mũi: Ấn mnh cằm để gimm nạn nhân ngậm cht li. Lấy hơi ngậm  
mũi nạn nhân thổi mạnh. Làm khoảng 16 20 lần/phút cho đến khi nạn nhân hồi tnh hn.  
- Thổi vào mồm: Cách lấy hơi tƣơng tự nhƣ thổi vào mũi. Nhƣng khi thi phải dùng  
má ép chặt vào mũi ngƣời bnạn nên thƣờng không đƣợc kín, khó làm  
- Xoa bóp tim ngoài lồng ngc: Khi tim nạn nhân không hoạt động thì cần có hai  
ngƣời cứu để đồng thi vừa xoa bóp tim vừa thi ngt theo tl: 5 lần xoa bóp tim/ 1 lần  
thi ngt.  
16  
CÂU HỎI ÔN TẬP  
Câu 1: Trình bày yêu cầu khi làm việc trên cao ?  
Câu 2: Trình bày nội qui kluật và an toàn lao động khi làm việc trên cao ?  
Câu 3: Trình bày các bƣớc kiểm tra dây an toàn ?  
Câu 4: Trình bày các nguyên nhân gây ra tai nạn điện ?  
Câu 5: Trình bày Các biện pháp sơ cấp cu cho nạn nhân bị điện git ?  
17  
BÀI 2: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG  
VÀ CÁC PHƢƠNG THỨC ĐI DÂY TRONG CĂN HỘ  
PHẦN I: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT  
1. Sử dụng đồng hồ vạn năng  
1.1. Công dụng  
Đồng hồ đo VOM đƣợc gọi là đồng hồ vạn năng vì nó có nhiều chức năng sử dụng.  
Đồng hồ đo VOM có các thang đo dòng điện DC, điện áp AC và DC, điện trở.  
Ngoài ra, VOM có thể dùng để đo thử Transistor, xác định cực tính của Diode…  
1.2. Kết cấu mặt ngoài  
- Cung vạch (A): Chia độ cho thang đo điện trở (từ phải là 0Ω, qua trái là ∞Ω).  
- Cung vạch (B) và (C): chia độ cho Volt, Ampere một chiều, xoay chiều DC.V.A &  
AC.V) bên trái số 0 qua phải cực đại.  
- Cung vạch (D) đọc hệ số khuếch đại của Trasistor (hFE = Ic/Ib).  
- Cung vạch (E) và (F): Đọc dòng điện phân cực thuận hoặc nghịch (rỉ ) của Diode.  
- Cung vạch (G): ICEO là cung đọc dòng rỉ của Transistor.  
Hình 2.1.1: Mt hin thcủa đồng hVOM  
18  
     
Hình 2.1.2: Kết cấu mặt ngoài đồng hồ VOM  
1. Núm xoay. 5. Nút chỉnh 0Ω (Ω Adj ).  
2. Các thang đo.  
6. Kim đo.  
3. Các vạch số ( vạch đọc).  
4.Vít chỉnh kim.  
7. Lổ cắm que đo.  
8. Gƣơng phản chiếu.  
1.3. Sử dụng và bảo quản VOM  
1.3.1. Đo điện trở  
- Bƣớc 1: Cắm que đo vào đúng vị trí  
- Bƣớc 2: Khi muốn đo điện trở R, ta điều chỉnh công tắc về thang đo có ký hiệu Ω.  
Chọn tầm đo phù hợp với điện trở cần đo.  
- Bƣớc 3: Trƣớc khi tiến hành đo hoặc sau mỗi lần thay đổi tầm đo. Ta chập 2 que  
đo lại rồi điều chỉnh núm quy chuẩn ADJ, sao cho kim chỉ 0Ω.  
- Bƣớc 4: Đặt 2 đầu que đo vào 2 đầu điện trở cần đo.  
Hình 2.1.3: Đo điện trở  
19  
- Bƣớc 5: Đọc chỉ số đo đƣợc trên cung vạch tƣơng ứng, sau đó nhân với tầm đo.  
Số đo = Số vạch x thang đo  
Chú ý:  
- Tuyệt đối không đƣợc đo điện trở hoặc đo điện trở vật cần đo khi đang có dòng  
điện chạy qua.  
- Không đƣợc chạm tay vào que đo.  
- Đặt ở thang đo nhỏ, thấy kim đồng hồ không lên thì chƣa vội kết luận điện trở bị  
hỏng mà phải chuyển sang thang đo lớn hơn để kiểm tra. Tƣơng tự nhƣ khi đặt ở thang lớn  
thấy kim đồng hồ chỉ O thì phải chuyển sang đo nhỏ hơn.  
1.3.2. Đo điện áp xoay chiều:  
- Bƣớc 1: Khi muốn đo điện áp xoay chiều (AC), ta điều chỉnh công tắc trên đồng  
hồ về thang đo có kí hiệu AC.V cho phù hợp (lớn hơn) với cấp điện áp cần đo.  
- Bƣớc 2: Tiến hành đo: Chấm hai que đo vào hai điểm cần đo.  
- Bƣớc 3: đọc trị số: Số đo sẽ đƣợc đọc ở trên vạch của mặt còn lại trên mặt số (trừ  
vạch Ω ) theo biểu thức sau:  
                              
    
                      
Ví dụ: - Nếu đọc theo vạch 250, kim chỉ là 125: Giá trị cần đo là: U = 125*250/250  
= 125 V  
- Nếu đọc theo vạch 50, kim chỉ là 25: Giá trị cần đo là: U = 25*250/50 = 125 V  
Chú ý:  
Khi đo điện áp xoay chiều, ta phải chọn tầm đo phù hợp, tránh chọn tầm đo nhỏ hơn  
điện áp cần đo.  
1.3.3. Đo điện áp một chiều  
Đo điện áp một chiều tƣơng tự nhƣ đo điện áp xoay chiều nhƣng chú ý núm xoay  
phải đƣợc đặt ở khu vực DC.V  
Hình 2.1.4: Đo điện áp một chiều  
1.3.4. Đo dòng điện một chiều  
- Bƣớc 1: Chuyển núm xoay về khu vực DC mA.  
- Bƣớc 2: Tiến hành đo: Cắt mạch, nối tiếp hai que đo vào hai điểm cần đo.  
- Bƣớc 3: Đọc trị số tƣơng tự nhƣ đo điện áp xoay chiều, đơn vị tính là mA hoặc µA  
nếu để ở thang đo 50 µA.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 162 trang yennguyen 20/04/2022 2121
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lắp đặt điện nước - Nghề: Lắp đặt điện nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lap_dat_dien_nuoc_nghe_lap_dat_dien_nuoc.pdf