Giáo trình Chất xếp và vận chuyển hàng hóa 2 - Nghề: Điều khiển tàu biển

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: CHẤT XẾP VÀ VẬN  
CHUYỂN HÀNG HÓA 2  
NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....của ...........)  
Hải Phòng, năm 2017  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu  
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
2
LỜI GIỚI THIỆU  
Trong giáo trình “Chất xếp và vận chuyển hàng hóa I” nhóm tác giả bộ môn  
Hàng hải nghiệp vụ - Khoa Điều khiển tàu biển - Trường Cao đẳng Hàng hải 1 đã  
đề cập đến các phương pháp và nhũng lưu ý khi vận chuyển một sô loại hàng hóa  
thường gặp trong vận tải biển, hàng hạt rời và hàng nguy hiểm. Trong cuốn giáo  
trình tiếp theo “Chất xếp và vận chuyển hàng hóa II” này, nhóm tác giả tiếp tục  
giới thiệu đến phương pháp và những lưu ý khi vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm  
của dầu, phương pháp lập sơ đồ hàng hóa và phương pháp giám định mớn nước  
để tính toán lượng hàng hóa được vận chuyển trên tàu.  
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn những đóng góp và sự cộng tác nhiệt  
tình của các đồng nghiệp trong Khoa Điều khiển tàu biển - Trường Cao đẳng  
Hàng hải I. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót,  
rất mong các bạn đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý kiến để chúng tôi tiếp tục  
cập nhật và hiệu chỉnh cho giáo trình “Xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá bằng  
đường biển” ngày thêm hoàn thiện hơn.  
Xin chân thành cám ơn.  
Hải Phòng, ngày . . . tháng . . . năm . . . . .  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên Ks. Phạm Đức Thuấn  
2. Ths. Mai Thế Hải  
3
 
MỤC LỤC  
5
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC  
Tên môn học: Chất xếp và vận chuyển hàng hoá 2  
Mã số môn học: MH 27  
Thời gian môn học: 45h  
I. Vị trí, tính chất của môn học:  
Vị trí: Được bố trí trong năm học thứ hai  
Tính chất: Đây là môn học chuyên ngành bắt buộc, lý thuyết và bài tập tổng hợp.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: đây là môn học chuyên ngành nhằm cung cấp  
cho sinh viên các kiến thức cơ bản liên quan đến phương pháp vận chuyển sản  
phẩm dầu mỏ, cách tính toán giám định mớn nước và phương pháp lập sơ đồ xếp  
hàng.  
II. Mục tiêu môn học:  
Học xong môn học này người học sẽ:  
- Trình bày được những quy định khi vận chuyển các sản phẩm của dầu mỏ,  
phương pháp giám định mớn nước và lập sơ đồ hàng hóa tàu hàng khô;  
- Thực hiện được công việc giám định mớn nước và lập sơ đồ xếp hàng tàu hàng  
khô;  
- Nâng cao ý thức học tập, rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, thận trọng khi  
thực hiện các công việc liên quan đến giám định mớn nước và lập sơ đồ hàng hóa.  
III. Nội dung môn học:  
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian  
Thời gian  
(giờ)  
STT  
1.  
Tên chương mục  
Thảo  
luận/  
BT  
Tổng  
Số  
Lý  
Thuyết  
Kiểm  
tra  
Chương 1. Vận chuyển dầu mỏ và  
sản phẩm của dầu mỏ  
1. Phân loại, tính chất của dầu  
1.1. Phân loại dầu mỏ  
1.2. Tính chất của dầu mỏ  
2. Những khái niệm cơ bản về tàu  
dầu  
2.1. Phân loại tàu dầu  
2.2. Một số hệ thống cơ bản trên tàu  
dầu  
10  
10  
0
2
2
1
1
0
0
0
2
1
2
1
1
0
0
3. Công tác chuẩn bị trước khi  
nhận dầu  
1
0
3.1. Các phương pháp vệ sinh hầm  
0,5  
6
hàng tàu dầu  
3.2. Kiểm tra kỹ thuật trước khi nhận  
hàng  
4. Những lưu ý khi vận chuyển dầu  
mỏ và sản phẩm cuả dầu mỏ  
4.1. Sơ đồ xếp hàng  
4.2. Những lưu ý khi nhận hàng  
4.3. Những lưu ý khi tàu chạy biển  
4.4. Những lưu ý trước và trong khi  
trả hàng  
5. Tính toán hàng hóa trên tàu dầu  
5.1. Giới thiệu bảng hiệu chỉnh và đo  
tính xăng dầu theo tiêu chuẩn TCVN  
6065-1995/ASTM-  
0,5  
3
3
2
2
D.1250/API.2540/IP.2000  
5.2. Tính toán chiều cao khoảng trống  
(Ullage)  
2
Chương 2. Lập sơ đồ hàng hóa tàu  
hàng khô  
1. Khái niệm sơ đồ hàng hóa  
2. Các yêu cầu của một số sơ đồ khi  
xếp hàng  
20  
1
19  
1
0
1
14  
14  
2.1. Xếp hàng tận dụng hết dung tích  
và trọng tải  
2.4. Xếp hàng đảm bảo tính ổn định  
2.5. Xếp hàng đảm bảo hiệu số mớn  
nước  
2
2
5
2.3. Xếp hàng đảm bảo sức bền dọc  
và sức bền cục bộ  
2.2. Xếp hàng đảm bảo tính chất của  
hàng  
3
2
5
15  
1
4
14  
1
1
1
3. Thứ tự lập sơ đồ hàng hóa  
Chương 3. Giám định mớn nước  
1. Giới thiệu chung  
2. Trình tự thực hiện bài toán giám  
định mớn nước  
3
0
0
4
4
10  
45  
9
43  
1
2
3. Bài tập lớn giám định mớn nước  
Cộng  
7
8
 
Chương 1. VẬN CHUYỂN DẦU MỎ VÀSẢN PHẨM CỦA DẦU MỎ  
Mã chương: MH27-01  
Giới thiệu:  
Dầu mỏ và các sản phẩm của dầu là những loại hàng có tính chất đặc trưng,  
đặc biệt là khả năng cháy nổ trong quá trình xếp, dỡ và vận chuyển. Do vậy yêu  
cầu người vận chuyển cần phải nghiên cứu và có những kiến thức cơ bản liên quan  
khi vận chuyển loại hàng này.  
Mục tiêu:  
Sau khi học xong chương này người học có khả năng:  
- Trình bày được cách phân loại và các tính chất cơ bản của dầu mỏ và các sản  
phẩm của dầu mỏ;  
- Tham gia được các công việc liên quan đến vận chuyển dầu mỏ và các sản phẩm  
của dầu mỏ;  
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận khi thực hiện các công việc vận chuyển dầu mỏ và  
các sản phẩm của dầu mỏ.  
Nội dung chính:  
1.Phân loại và tính chất của dầu  
1.1. Phân loại dầu mỏ  
1.1.1.Phân loại theo tình trạng của dầu  
9
     
Hình 1.1 – Dầu thô  
Dầu thô (Crude Oil): Đây có thể hiểu là dầu nguyên khai, chưa qua chế biến.  
Dầu thô màu nâu đen, dạng sệt, được lấy từ các giàn khoan rồi chở về các nhà máy  
lọc dầu để tạo ra các sản phẩm của dầu mỏ.  
Dầu thương phẩm (Petroleum Product): Bao gồm các loại như xăng, dầu hoả,  
dầu diezel, dầu nặng (Fuel Oil), dầu nhờn... được tạo ra từ dầu thô nhờ quá trình  
chưng cất.  
10  
Hình 1.2 – Tháp lọc dầu  
Khí: Bao gồm khí dầu mỏ (Petroleum Gas) và khí tự nhiên (Natural Gas).  
LNG là loại khí tự nhiên (chủ yếu là mêtan và một số hỗn hợp của ethane) có  
ở các mỏ khí nằm sâu dưới đáy biển, một số ít mỏ khí nằm trong đất liền, được hóa  
lỏng khi làm lạnh sâu đến âm 162°C sau khi đã loại bỏ các tạp chất để tiện cho  
việc vận chuyển và tiêu dùng. LPG là loại khí được tạo ra từ quá trình lọc dầu thô  
(chủ yếu là propan và butan) cũng đã được hóa lỏng để tiện cho việc vận chuyển  
và tiêu dùng. LPG không màu, không mùi (nhưng chúng ta vẫn thấy gas có mùi vì  
chúng đã được cho thêm chất tạo mùi trước khi cung cấp cho người tiêu dùng để  
dễ dàng phát hiện ra khi có sự cố rò rỉ gas). Cả 2 loại khí này đều dùng làm chất  
đốt cho công nghiệp hoặc dân dụng.  
1.1.2.Phân loại theo mầu sắc của dầu  
- Sẫm màu: Dầu nặng.  
11  
 
Hình 1.4 – Dầu nặng  
- Không màu: Dầu nhẹ, xăng...  
12  
 
Hình 1.3 – Dầu nhẹ và xăng  
1.1.3. Phân loại theo nhiệt độ bắt lửa  
Được chia làm 3 cấp dầu:  
Dầu cấp 1: Có nhiệt độ bắt lửa < 28°C: Xăng, dầu nguyên khai...  
Dầu cấp 2: Có nhiệt độ bắt lửatừ 28°C đến 65°C: Dầu hoả, Kerosene...  
Dầu cấp 3: Có nhiệt độ bắt lửa > 65°C: Dầu madut, dầu nặng...  
Cần lưu ý dằng nhiệt độ dầu hàng khi vận chuyển phải nhỏ hơn nhiệt độ bắt  
lửa của nó ít nhất là 5°C.  
Nếu nhiệt độ của bất cứ loại dầu hàng nào khi vận chuyển nhỏ hơn nhiệt độ  
bắt lửa của chúng chưa đến 5°C thì phải coi tất cả là dầu cấp 1.  
1.2. Tính chất của dầu mỏ  
Tính dễ cháy: Dầu có tính dễ cháy tại một điều kiện và nhiệt độ nào đó khi có  
ngọn lửa trần đi qua.  
Tính dễ nổ: Hỗn hợp hơi dầu và ô xy nếu nằm trong khoảng giới hạn nào đó  
có khả năng gây nổ khi gặp tia lửa.  
Tính sinh điện: Do dầu có độ nhớt nên trong quá trình bơm rót dầu, ma sát  
giữa dầu và đường ống gây ra sự tích điện tại các đường ống. Sự tích điện như vậy  
sẽ rất nguy hiểm vì sẽ có thể xảy ra tình trạng phóng điện, gây cháy nổ trên tàu  
13  
 
dầu. Để khắc phục hiện tượng trên, người ta phải tiến hành nối đất cho tàu và  
đường ống trước khi thực hiện việc bơm rót dầu.  
Tính bay hơi: Dầu có tính bay hơi rất mạnh, đặc biệt đối với các loại dầu nhẹ và  
nhiệt độ cao. Tính chất này gây ra sự hao hụt dầu và là nguy cơ gây cháy nổ rất cao.  
Tính đông kết: Khi gặp nhiệt độ thấp, dầu mỏ có thể đông kết, đặc biệt là dầu  
nặng. Để tránh hiện tượng đông kết và có thể bơm rót dầu được, người ta cần phải  
bố trí thiết bị để hâm dầu.  
Tính dãn nở: Dầu có tính dãn nở về thể tích do sự thay đổi nhiệt độ. Các loại  
dầu nhẹ có tính dãn nở rất lớn. Người ta xây dựng bảng chuyên dụng trong đó cho  
các "hệ số hiệu chỉnh thể tích" tương ứng với mỗi loại dầu (VCF: Volume  
Correction Factor) ở nhiệt độ thực tế so với nhiệt độ tiêu chuẩn (Bảng 54B TCVN  
6065-1995/ASTM-D.1250/ API.2540/ IP.200 áp dụng cho dầu thương phẩm)  
Thể tích ở to thực tế = Thể tích ở to tiêu chuẩn/ VCF  
Ngoài ra, tính dãn nở của dầu còn được biểu diễn bằng lượng thay đổi thể  
tích:  
ΔV = β x ΔtoC  
Trong đó:  
ΔV: là sự thay đổi thể tích.  
ΔtoC: là số gia nhiệt độ  
β: là hệ số dãn nở cho trong bảng chuyên dụng đối với từng loại dầu.  
Tính độc: Mọi loại dầu mỏ đều có tính độc cho sức khỏe. Có ba con đường  
gây ra ngộ độc bởi dầu mỏ là: hít thở, nuốt vào đường miệng và tiếp xúc qua da.  
Ngộ độc dầu mỏ thể hiện dưới dạng cấp tính hoặc mãn tính.  
Các loại khí có trong dầu mỏ có thể gây ngộ độc cho cơ thể, biểu hiện như:  
đau mắt, lơ mơ, mỏi mệt, choáng váng, chóng mặt, tê liệt thần kinh, ngừng thở, tử  
vong.  
Các loại khí đó là: Hydrogen Sulfide - H2S, Benzene, Hơi xăng.  
Tính ăn mòn: Dầu mỏ có khả năng ăn mòn đối với kim loại, có thể làm rỗ bề  
mặt của két chứa.  
1.3. Một số khái niệm và định nghĩa về dầu mỏ  
Tỷ trọng của dầu mỏ (Density): Là khối lượng riêng trong chân không của  
một đơn vị thể tích dầu mỏ tại một điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn nào đó. Density  
có thứ nguyên là kg/litter hoặc kg/m3. Tỷ trọng tiêu chuẩn theo hệ đo lường Mét là  
tỷ trọng ở 15°C (Density at 15oC).  
Tỷ trọng tương đối của dầu mỏ (Relative Density - Specific Gravity): là tỷ số  
giữa trọng lượng của dầu mỏ và trọng lượng của nước cất có cùng thể tích tại một  
điều kiện tiêu chuẩn nào đó.  
Độ nhớt (Viscosity): Được định nghĩa là tỷ số giữa thời gian chảy qua của một  
khối lượng xác định chất lỏng trên thời gian chảy qua của cùng khối lượng nước  
cất ở một nhiệt độ nào đó. Đại lượng này đặc trưng cho tính di động của dầu.  
14  
 
Điểm bắt lửa - Nhiệt độ bắt lửa (Flash Point): Là nhiệt độ thấp nhất mà hỗn  
hợp hơi dầu và không khí bốc cháy khi gặp ngọn lửa trần đi qua.  
Tất cả các loại dầu có điểm bắt lửa nhỏ hơn 28°C được xếp vào loại dầu cấp 1  
và được coi là chất lỏng dễ cháy trong vận chuyển hàng nguy hiểm.  
Điểm cháy - Nhiệt độ cháy (Combustion Point - Fire Point): Là nhiệt độ thấp nhất  
mà hỗn hợp hơi dầu và không khí bốc cháy khi đưa ngọn lửa trần tới gần sau 5  
giây.Nhiệt độ cháy thường cao hơn nhiệt độ bắt lửa khoảng từ 10°C đến 20°C.  
Điểm tự cháy - Nhiệt độ tự cháy (Ignition Point): Là nhiệt độ thấp nhất khi bị  
gia nhiệt mà hỗn hợp hơi dầu và không khí có thể tự bốc cháy hoặc nổ (không cần  
ngọn lửa trần). Nhiệt độ tự cháy thường khá cao.  
Giới hạn nổ hoặc giới hạn cháy (Explosive Limits or Flammable Limits)  
Hơi dầu mỏ bốc lên trộn lẫn trong không khí theo tỷ lệ phần trăm trong một  
khoảng giới hạn nhất định về thể tích sẽ gây nổ hoặc cháy khi có tia lửa.  
2. Những khái niệm cơ bản về tàu dầu (Oil Tanker)  
2.1. Phân loại tàu dầu  
2.1.1. Phân loại tàu dầu theo loaij hàng chuyên chở  
- Tàu chở dầu thương phẩm (Product oil tanker) là loại tàu được thiết kế để chở  
các sản phẩm của dầu mỏ. Các sản phẩm này được tạo ra từ quá trình lọc dầu thô.  
Ví dụ như xăng máy bay, xăng ôtô, dầu diesel, dầu hỏa, dầu nặng...  
15  
     
Hình 1.5 - Tàu chở dầu thương phẩm  
- Được thiết kế chia thành nhiều khoang hàng. Vách, sàn và trần của khoang  
hàng các kết cấu khỏe, thậm chí được thiết kế cofferdam (vách kép có khoảng  
trống giữa) nhất là giữa buồng máy và khoang hàng, nơi sinh nhiệt cao, để tránh  
nguy cơ cháy nổ. Tất cả các tàu dầu bắt buộc thiết kế đáy đôi để giảm thiểu ô  
nhiễm dầu đối với môi trường khi xảy ra đâm va, mắc cạn.  
- Mặt boong có nhiều đường ống dẫn từ các khoang hàng về họng bơm hàng  
manifor. Dọc chiều dài từ cabin tới boong mũi có bố trí cầu dẫn để đi lại. 1 vài cẩu  
nhỏ được bố trí để thực hiện công tác làm hàng (cẩu đường ống bơm hàng). Dọc  
mạn không được lắp đặt mạn giả, chỉ lắp đặt lan can che chắn nhằm tránh hiện  
tượng tích tụ hơi hydrocacbon và tích tụ nước trong điều kiện gió bão. Mạn giả  
cùng các cửa mạn hở chỉ được lắp đặt ngoài khu vực các khoang hàng.  
- Tàu chở dầu thô (Crude oil tanker) là loại tàu được thiết kế để chở dầu thô.  
Dầu thô được lấy từ các giàn khoan rồi chở về các nhà máy lọc dầu để tạo ra các  
sản phẩm của dầu mỏ.  
Hình 1.6 - Tàu chở dầu thô  
- Tàu hỗn hợp chở dầu và hàng rời rắn (Ore Bulk Oil carrier) là loại tàu  
được thiết kế để có thể chở cả hàng khô lẫn hàng lỏng nhằm giảm những chuyến  
chạy hàng 1 chiều. Tức là một số con tàu lớn chạy tuyến dài chỉ có hàng một chiều,  
khi chạy về buộc phải chạy ballast. Tuy nhiên, với những mối hàng dầu thô ở  
Trung Đông, quặng sắt và than ở Úc, Nam Phi hoặc Brazil, các chủ tàu có thể đạt  
hiệu quả kinh tế hơn với loại tàu này khi 1 chiều chở hàng lỏng, 1 chiều chở quặng  
sắt hoặc than.  
16  
- Về thiết kế, tàu OBO có kết cấu gần giống tàu chở hàng rời (Bulk carrier), có  
bố trí các đường ống dẫn dầu dọc 2 boong tàu, và có cầu dẫn dọc tàu.  
Hình 1.7 - Tàu chở dầu kết hợp chở hàng rắn  
17  
Hình 1.8 - Tàu chở khí LPG  
Tàu chở khí hóa lỏng LNG & LPG (Liquid Natural Gas carrier & Liquid  
Petroleum Gas carrier) là loại tàu được thiết kế để chở các loại hàng khí hóa lỏng  
với số lượng lớn như LNG & LPG. Các tàu chở khí hóa lỏng có công nghệ bảo  
quản khí gas hóa lỏng ở nhiệt độ thấp theo yêu cầu của từng loại hàng.  
18  
Hình 1.9. Tàu chở khí LNG  
Hình 1.10. Tàu chở hóa chất  
- Tàu chở hóa chất (Chemical tanker) được thiết kế để vận chuyển bất kỳ loại  
hóa chất nào với số lượng lớn. Cũng như các hóa chất công nghiệp và các sản  
phẩm dầu khí sạch, các tàu này cũng thường chở các loại hàng hóa chất nhạy cảm  
đòi hỏi một tiêu chuẩn cao về vệ sinh két, chẳng hạn như dầu cọ, dầu thực vật, mỡ  
động vật, xút, methanol. Tàu chở hoá chất thường có một loạt các két chứa hàng  
riêng biệt, các két này được phủ bề mặt bên trong bằng sơn phủ chuyên dụng như  
sơn epoxy phenolic, kẽm, hoặc yêu cầu cao hơn là được làm từ thép không gỉ để  
đáp ứng các loại axit mạnh như là axit sulfuric axit photphoric.  
2.1.2. Phân loại tàu dầu theo độ lớn  
- Tàu dầu đa mục đích (General purpose tanker): có trọng tải từ 10.000DWT -  
24.999 DWT được dùng để chở dầu thương phẩm.  
- Tàu dầu cỡ trung bình (Medium range tanker): có trọng tải từ 25.000DWT -  
44.999DWT được dùng để chở dầu thương phẩm hoặc dầu thô.  
- Tàu dầu cỡ lớn cấp 1 (LR1 - Large range tanker 1): có trọng tải từ  
45.000DWT - 79.999DWT được dùng để chở dầu thương phẩm hoặc dầu thô.  
- Tàu dầu cỡ lớn cấp 2 (LR2 - Large range tanker 2): có trọng tải từ  
80.000DWT - 159.999DWT được dùng để chở dầu thương phẩm hoặc dầu thô.  
- Tàu chở dầu thô cỡ rất lớn (VLCC - Very Large Crude Carrier): có trọng tải  
từ 160.000DWT - 319.999DWTđược dùng để chở dầu thô.  
- Tàu chở dầu thô cỡ cực lớn (ULCC - Ultra Large Crude Carrier): có trọng tải  
từ 320.000DWT trở lênđược dùng để chở dầu thô.  
19  
 
Đối với hai loại LR1 và LR2 có trọng tải nhỏ hơn 100.000DWT thì được chia  
thành hai loại chủ yếu sau: Tàu chở dầu thương phẩm sạch (Clean Product  
Carriers) và tàu chở dầu thương phẩm bẩn ví dụ như dầu nặng (Dirty Product  
Carriers).  
2.2. Một số hệ thống cơ bản trên tàu dầu  
2.2.1. Hệ thống hầm hàng (Cargo tank)  
Trên các tàu dầu hiện có, hệ thống két hàng được chia thành các két trung tâm  
(Central Tank)và các két mạn (Wing Tank). Do đặc điểm tàu có cấu trúc đáy đơn,  
vỏ đơn nên sẽ có một số két hàng trên tàu được ấn định để chứa nước dằn (Water  
Ballast) khi hành hải không hàng.  
Trên các tàu dầu mới (Hợp đồng đóng mới kể từ 06/07/1993 hoặc được bàn  
giao từ 06/07/1996- MARPOL 73/78) phải có đáy đôi và vỏ kép thì két hàng của  
tàu sẽ độc lập với các két Ballast và trong điều kiện hành hải không hàng, nước  
dằn chỉ được bơm vào các két Ballast cách ly (SBT).  
Lưu ý dằng, lượng Ballast phải đảm bảo cho tàu trong chuyến hành trình  
không hàng (Ballast Condition) thoả mãn các yếu tố sau:  
- Mớn giữa của tàu không được nhỏ hơn 2.0m + 0,015L;  
- Hiệu số mớn nước về phía lái không được lớn hơn 0,015L;  
- Chân vịt phải ngập hoàn toàn trong nước.  
Trên các tàu dầu, ngay sát phía trước của buồng bơm luôn có hai két chứa  
nước bẩn (Slop Tank) bố trí như hai két mạn.  
20  
   
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 79 trang yennguyen 26/03/2022 6740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chất xếp và vận chuyển hàng hóa 2 - Nghề: Điều khiển tàu biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chat_xep_va_van_chuyen_hang_hoa_2_nghe_dieu_khien.pdf