Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch cho vùng Bắc Trung Bộ

TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU  
GIẢI PHÁP XÚC TIẾN, QUẢNG BÁ DU LỊCH  
CHO VÙNG BẮC TRUNG BỘ  
NCS. Trần Tiến∗  
Tóm tắt: Cùng với sự phát triển của du lịch cả nước, du lịch Bắc Trung Bộ trong  
thời gian qua đã có những bước chuyển mình. Tuy nhiên, sự phát triển này chưa tương  
xứng với tiềm năng vốn có trong hoạt động kinh doanh du lịch nói chung, thu hút khách  
du lịch quốc tế nói riêng của vùng Bắc Trung Bộ. Bài viết phân tích những thế mạnh,  
điểm đến có khả năng thu hút khách quốc tế ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và đề xuất  
một số giải pháp tăng cường liên kết, xúc tiến, quảng bá du lịch cho vùng Bắc Trung Bộ  
trong thời gian tới.  
1. Tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ  
Vùng Bắc Trung Bộ gồm sáu tỉnh dọc theo quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam gồm:  
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế; là vùng  
hội tụ những lợi thế về tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, nhiều giá trị đặc sắc.  
Du lịch biển: Vùng Bắc Trung Bộ có đường bờ biển dài khoảng 670 km, tập trung  
nhiều bãi biển đẹp: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò, Bãi Lữ (Nghệ An), Xuân Thành,  
Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Nhật Lệ, bãi Đá Nhảy (Quảng Bình), Cửa Tùng, Cửa Việt, Cồn  
Cỏ (Quảng Trị), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế). Các đảo ven bờ trong vùng vẫn  
giữ được nét hoang sơ và có thể xem xét, đầu tư khai thác du lịch như Hòn Mê (Thanh  
Hóa), đảo Ngư (Nghệ An), đảo Yến (Hà Tĩnh), Cồn Cỏ (Quảng Trị), đảo Ngọc (Thừa  
Thiên Huế). Bên cạnh đó, vùng Bắc Trung Bộ còn có sự đa dạng sinh học cao, nhiều hệ  
sinh thái đặc trưng với nhiều vườn quốc gia như: Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong  
Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông Pù Hu, Kẻ Gỗ.  
Du lịch nhân văn: Bắc Trung Bộ là vùng tập trung các di sản thiên nhiên và văn  
hóa đặc sắc. Có 4 di sản thế giới được UNESCO công nhận là Quần thể di tích cố đô  
Huế, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế và Thành Nhà Hồ.  
Đây cũng là nơi phát tích của nhà Hồ, nhà Lê, chúa Nguyễn, chúa Trịnh, nhà Nguyễn...  
và là quê hương của nhiều danh nhân nổi tiếng: Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên  
Giáp... Vùng còn tập trung nhiều di tích chiến tranh, cách mạng có giá trị đặc biệt: Xuân  
Sơn, Nhật Lệ, đường 20 Quyết Thắng, địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, cầu  
Hiền Lương, đường 9 Khe Sanh, đường mòn Hồ Chí Minh... và nhiều lễ hội độc đáo  
Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa  
106  
 
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU  
như: Lễ hội Lam Kinh, lễ hội đền Cuông, Festival Huế... là những sự kiện văn hóa  
mang tầm quốc gia, quốc tế được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích. Bắc  
Trung Bộ còn là nơi tập trung 25 dân tộc với kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đa  
dạng như: hò sông Mã, hò ví dặm, hò khoan, hò mái nhì, hò Huế và nhiều làng nghề thủ  
công truyền thống.  
Bắc Trung Bộ còn có nhiều lợi thế khác để phát triển du lịch như: hệ thống sân bay,  
bến cảng, quốc lộ, đường sắt Bắc Nam, đường ngang Đông - Tây tương đối phát triển,  
tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) đi qua 4 nước Myanmar - Thái Lan - Lào -  
Việt Nam đang phát triển mạnh... là nhân tố động lực để phát triển kinh tế khu vực, là  
hướng mở quan trọng để xúc tiến, quảng bá và phát triển du lịch1.  
Với tiềm năng về tài nguyên tự nhiên, nhân văn và địa lý thuận lợi, vùng Bắc Trung  
Bộ giữ vị trí quan trọng đối với phát triển du lịch cả nước. Trong Chiến lược quy hoạch  
tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 xác định phát triển  
du lịch cho 7 vùng. Trong đó, vùng Bắc Trung Bộ được xác định phát triển các sản  
phẩm du lịch đặc trưng gồm: tham quan tìm hiểu về các di sản văn hóa và thiên nhiên  
thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa lịch sử.  
Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch được xác định là:  
- Khu vực thành phố Huế và phụ cận (Thừa Thiên Huế).  
- Khu vực Gio Linh, Vĩnh Linh (Quảng Trị).  
- Khu vực Phong Nha - Kẻ Bảng (Quảng Trị).  
- Khu vực Thiên Cầm - Vũng Áng (Hà Tĩnh).  
- Khu vực Cửa Lò - Nam Đàn (Nghệ An).  
- Cụm Thành Nhà Hồ - Lam Kinh - Suối cá thần Cẩm Lương (Thanh Hóa).  
Vùng Bắc Trung Bộ cũng được xác định mục tiêu đầu tư phát triển 4 khu du lịch  
quốc gia, 6 điểm du lịch quốc gia, 3 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch địa  
phương làm hạt nhân liên kết phát triển du lịch toàn vùng.  
- 4 khu du lịch quốc gia gồm:  
+ Khu du lịch Kim Liên (Nghệ An): tham quan di tích lịch sử văn hóa, giáo dục,  
tri ân.  
+ Khu du lịch Thiên Cầm (Hà Tĩnh): Nghỉ dưỡng biển, tham quan di tích lịch sử  
văn hóa.  
1 TS. Lê Đức Bích (2014), “Liên kết phát triển du lịch bền vững vùng Bắc Trung Bộ”, Kỷ yếu Hội thảo  
khoa học Thanh Hóa và liên kết phát triển du lịch quốc gia, quốc tế.  
107  
 
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU  
+ Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình): tham quan, nghiên cứu, du  
lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử.  
+ Khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương (Thừa Thiên Huế): nghỉ dưỡng biển.  
- 6 điểm du lịch quốc gia gồm:  
+ Điểm du lịch Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa): du lịch di sản.  
+ Điểm du lịch Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh): tham quan di tích lịch sử - cách mạng.  
+ Điểm du lịch Lưu niệm Nguyễn Du (Hà Tĩnh): tham quan di tích lịch sử  
+ Điểm du lịch thành phố Đồng Hới (Quảng Bình): tham quan, nghỉ dưỡng biển.  
+ Điểm du lịch Thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị): tham quan di tích lịch sử -  
cách mạng.  
+ Điểm du lịch Bạch Mã (Thừa Thiên Huế): tham quan, du lịch sinh thái.  
- 3 đô thị du lịch gồm:  
+ Thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa): nghỉ dưỡng biển.  
+ Thị xã Cửa Lò (Nghệ An): nghỉ dưỡng biển.  
+ Thành phố Huế: du lịch di sản, lễ hội.  
Với tiềm năng và lợi thế sẵn có cùng sự quan tâm về quy hoạch và đầu tư đến năm  
2015, vùng Bắc Trung Bộ đón hơn 1,554 triệu lượt khách quốc tế chiếm 20,72% lượt  
khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Tốc độ đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật  
khu vực này đang diễn ra sôi động nhất so với cả nước. Các sản phẩm du lịch được đầu  
tư phát triển, thu hút nhiều thị trường khách quốc tế và nội địa. Đặc biệt, đây là vùng  
thu hút được các đối tượng khách nghỉ dưỡng, nghiên cứu, hội nghị - là các nhóm thị  
trường khách có khả năng chi trả cao, thường lưu trú dài ngày. Để phát triển du lịch địa  
phương và vùng đảm bảo thực hiện các quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch trong thời  
gian tới cần tập trung vào chất lượng, thương hiệu, xúc tiến, quảng bá nhằm thu hút  
khách du lịch có khả năng chi trả cao. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới hoạt động xúc  
tiến, quảng bá du lịch.  
2. Thực trạng xúc tiến quảng bá trong phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ  
Thời gian vừa qua, du lịch Bắc Trung Bộ đã đạt được những kết quả tăng trưởng  
khá cùng với sự hình thành một số địa bàn du lịch trọng điểm quốc gia, một số đô thị du  
lịch, khu du lịch quốc gia, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng nhanh, xứng đáng với vị trí và  
vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch chung của cả nước.  
Năm 2011, các tỉnh Bắc Trung Bộ mới chỉ đón được 11,6 triệu lượt khách nội địa  
và 1,05 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu từ du lịch của vùng đạt 5,23 nghìn tỷ đồng.  
Đến năm 2015 lượng khách du lịch đến đây đã tăng lên 17 triệu lượt khách nội địa và  
108  
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU  
1,7 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu từ du lịch của vùng đạt 15 nghìn tỷ đồng. Tốc  
độ tăng trưởng bình quân đạt 19,1%. Điều này thể hiện hiệu quả của hoạt động xúc tiến,  
quảng bá du lịch trong việc thu hút khách.  
2.1. Công tác nghiên cứu thị trường  
Để đạt được tốc độ tăng trưởng này, các cơ quan quản lý nhà nước của các địa  
phương trong vùng đã phối hợp cùng với các doanh nghiệp tiến hành khảo sát tại các  
điểm du lịch và nghiên cứu thị trường để xây dựng được nhiều chương trình đưa vào  
khai thác như:  
- Các chương trình nghỉ mát tại khu vực phía Bắc của vùng Bắc Trung B.  
- Các chương trình tham quan di tích, danh thắng khu vực thành phố Huế.  
- Các chương trình du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh, hang động Vườn  
Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.  
- Các chương trình du lịch tìm hiểu truyền thống lịch sử cách mạng: Kim Liên -  
Nam Đàn (Nghệ An), Quảng Trị, Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh)...  
- Đưa ra một số đề xuất chương trình du lịch nối tour du lịch với các địa phương  
trong vùng, trong nước nhằm tăng khả năng liên kết khai thác du lịch.  
- Xây dựng nhiều chương trình du lịch Outbound đến Lào, Thái Lan qua cửa  
khẩu Cầu Treo, Lao Bảo.  
Ngoài ra, các địa phương vẫn đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu các thế mạnh đặc  
thù, khai thác các địa danh, các di tích văn hóa lịch sử để đưa vào khai thác nhiều tour,  
tuyến du lịch mới. Tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, các hộ gia  
đình nhằm tạo nguồn khách, xây dựng các sản phẩm mới...  
2.2. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch  
Hoạt động Festival du lịch Huế có thể được coi là hoạt động quảng bá xúc tiến tốt  
nhất của vùng Bắc Trung Bộ. Với thành công liên tiếp của các kỳ festival, lượng khách  
du lịch tới Huế ngày càng tăng. Tuy nhiên, sự thành công của Huế chưa phát huy hiệu  
quả lan tỏa tới các địa phương khác trong vùng dẫn đến lượng khách du lịch có tăng  
nhưng chưa đồng đều tại các địa phương. Đặc biệt, lượng khách du lịch quốc tế tăng ít  
và chủ yếu tập trung tại Huế.  
c định quảng bá, xúc tiến là khâu còn yếu của Bắc Trung Bộ, Bộ Văn hóa, Thể  
thao và Du lịch cùng Tổng cục Du lịch đã có nhiều hỗ trợ cho công tác này, các năm Du  
lịch quốc gia liên tục được tổ chức cho các địa phương cũng như cả vùng. Năm 2012 là  
năm Du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế. Năm 2015, Nghệ An được lựa  
chọn tổ chức Lễ hội làng sen toàn quốc. Năm 2015 Thanh Hóa được chọn đăng cai năm  
109  
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU  
Du lịch quốc gia. Trong khuôn khổ các hoạt động của năm Du lịch quốc gia, nhiều sự  
kiện quảng bá, xúc tiến, đặc biệt là nhiều hội thảo cấp vùng đã được tổ chức ở nhiều địa  
phương. Đây là những hoạt động quan trọng, góp phần thúc đẩy công tác quảng bá, xúc  
tiến du lịch của vùng. Các hoạt động này cũng góp phần phối hợp liên vùng, liên ngành  
giữa các tỉnh trong vùng, thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh nhằm phát triển du  
lịch của cả vùng.  
Tuy nhiên, trong những năm qua, phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ vẫn bộc lộ  
những điểm yếu:  
- Hoạt động nghiên cứu thị trường cho từng địa phương và vùng còn manh mún,  
nhỏ lẻ chưa mang tính nghiên cứu phát triển cho vùng.  
- Chưa xây dựng được sản phẩm đặc thù của từng khu vực trong vùng.  
- Nhiệm vụ tiếp thị điểm đến và quảng bá sản phẩm du lịch thường xuyên hoặc  
thông qua các sự kiện được triển khai rất ít, kém hiệu quả.  
- Du lịch Bắc Trung Bộ chưa có chiến lược quảng bá một cách chuyên nghiệp và  
bài bản. Nhiều hoạt động quảng bá chưa phù hợp, không xác định được rõ đối tượng  
khách (phân đoạn thị trường) chính dẫn tới tình trạng lãng phí và nhiều khi phản tác  
dụng. Chưa có đánh giá hiệu quả các hoạt động quảng bá, xúc tiến.  
- Môi trường du lịch, công tác đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch và đảm  
bảo môi trường kinh doanh du lịch trong công tác xúc tiến, quảng bá nhiều khi chưa được  
coi trọng, dẫn tới những tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác quảng bá,  
xúc tiến cũng như hình ảnh du lịch của vùng và các địa phương trong vùng.  
3. Xúc tiến, quảng bá du lịch cho vùng Bắc Trung Bộ  
Để thu hút thêm nhiều nguồn khách đến với vùng, đặc biệt là khách du lịch quốc tế  
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển du lịch. Các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung  
Bộ cần cải thiện chương trình xúc tiến, quảng bá riêng biệt của từng địa phương. Tận  
dụng tiềm năng, sự thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông trong vùng phát triển các sản  
phẩm du lịch bổ trợ tạo nên sự đa dạng, tạo ra những điểm đến du lịch thu hút những thị  
trường khách ưa thích khám phá sự đa dạng.  
Để thực hiện xúc tiến, quảng bá du lịch cho vùng Bắc Trung Bộ cần:  
Thứ nhất: Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch cho vùng cần được thực hiện chuyên  
nghiệp, bài bản, thống nhất và hiệu quả.  
Thứ hai: Cần xác định rõ việc xúc tiến, quảng bá cho từng địa phương là việc cần  
làm trước. Bên cạnh đó, dựa vào lợi thế liên kết, hợp tác nội vùng, liên vùng và quốc tế  
để cùng thực hiện xúc tiến, quảng bá như một điểm đến chung là một trong những hoạt  
110  
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU  
động của kế hoạch. Vì vậy, cần có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng, tránh các hoạt động  
trùng lắp, thiếu tính ưu tiên.  
Thứ ba: Để thực hiện xúc tiến, quảng bá chung của vùng Bắc Trung Bộ cần thúc  
đẩy xã hội hóa công tác này trên cơ sở có định hướng và điều tiết rõ ràng của cơ quan  
quản lý nhà nước về du lịch, tránh sự lệch lạc hoặc rời rạc về các thông tin ra thị trường.  
Các giải pháp cụ thể cần triển khai thực hiện xúc tiến, quảng bá cho vùng Bắc  
Trung Bộ:  
- Xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch cho vùng  
+ Mỗi tỉnh đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chung cho từng tỉnh.  
Xây dựng và quảng bá thương hiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng của mỗi địa phương.  
Đây là bước đi quan trọng và cần được triển khai một cách rõ ràng trước khi thực hiện  
các công tác liên kết xúc tiến, quảng bá cho vùng. Cơ quan quản lý nhà nước và Hiệp  
hội du lịch các tỉnh trong vùng cần có sự tham gia tích cực trong việc thúc đẩy các nội  
dung này.  
+ Trên cơ sở các hoạt động xúc tiến, quảng bá riêng của từng tỉnh, cần có kế  
hoạch về xúc tiến điểm đến chung. Hoạt động xúc tiến, quảng bá chung qua các hình  
thức cùng quảng bá hình ảnh và sử dụng tâm điểm quảng bá là các gói sản phẩm tổng  
hợp của vùng hướng đến thị trường mục tiêu được xác định rõ. Cần triển khai thực hiện  
một số hoạt động cụ thể: đặt các liên kết website; đặt thông tin quảng bá hình ảnh, sản  
phẩm du lịch vùng Bắc Trung Bộ tại các sân bay, cửa khẩu, đăng tải thông tin, bài viết,  
hình ảnh về các tỉnh Bắc Trung Bộ trên các phương tiện truyền thông của tất cả các tỉnh  
trong vùng, tham gia chéo các hoạt động, sự kiện xúc tiến, quảng bá, đồng thời thực  
hiện một số chương trình, các liên kết phát triển kinh tế - xã hội và du lịch chung để  
thúc đẩy các hoạt động xúc tiến, quảng bá.  
- Xúc tiến, quảng bá các sản phẩm du lịch liên kết của vùng  
+ Xác định các hướng kết hợp phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh để có được  
các gói sản phẩm tổng hợp đặc sắc. Các địa phương cần tổ chức cho các doanh nghiệp  
khảo sát, xây dựng các gói sản phẩm mẫu để lấy đó làm nội dung cho công tác xúc tiến,  
quảng bá, thu hút thị trường.  
+ Xác định các nhóm thị trường khách mục tiêu có thể hướng đến khai thác sử  
dụng các gói sản phẩm tổng hợp liên kết của vùng. Bên cạnh, các thị trường khách đi  
nghỉ dưỡng thuần túy hay các thị trường khách khám phá thiên nhiên, du lịch sinh thái  
thì cũng có những thị trường khách muốn thực hiện các tour du lịch khám phá tổng hợp.  
Đây là các thị trường cần tập trung khai thác để tránh lãng phí các nguồn lực, đặc biệt  
trong bối cảnh là các sản phẩm du lịch của các tỉnh trong vùng đang có sự khác biệt lớn.  
111  
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU  
- Sử dụng các biện pháp đa phương tiện để xúc tiến, quảng bá hiệu quả  
+ Với các tiến bộ khoa học công nghệ hiện nay cũng như thực tế phát triển kinh  
tế - xã hội, nhiều hình thức xúc tiến, quảng bá quan trọng mang đến hiệu quả cao cần  
được quan tâm áp dụng. Thông qua các mạng xã hội, các diễn đàn, các trang web trao  
đổi thông tin du lịch, các phương tiện tra cứu cầm tay... cần xây dựng các thông tin tích  
cực về các điểm đến, sản phẩm du lịch của vùng.  
- Gắn kết công tác phát triển sản phẩm, đảm bảo chất lượng với xúc tiến, quảng bá  
+ Thông tin quảng bá luôn gắn với thực tiễn. Do vậy, để quảng bá được thông  
tin, hình ảnh tích cực về vùng Bắc Trung Bộ với hai đặc điểm về sản phẩm, chất lượng  
sản phẩm và khả năng cung ứng dịch vụ thì cần đảm bảo rằng công tác phát triển sản  
phẩm và chất lượng dịch vụ được quan tâm.  
4. Kết luận  
Với tiềm năng du lịch to lớn của vùng Bắc Trung Bộ và lợi thế liên kết phát triển  
sản phẩm du lịch, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch nếu được quan tâm thực hiện một  
cách bài bản chắc chắn sẽ mang lại thành công, tạo dựng hình ảnh và thương hiệu cho  
mỗi tỉnh, cùng bổ trợ, khuếch trương về thông tin, hình ảnh. Các diễn đàn là một trong  
những hoạt động đầu tiên tạo căn cứ ban đầu cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch  
cho vùng, từng bước thúc đẩy sự phát triển của vùng trong tổng thể phát triển du lịch  
của cả nước, đạt các mục tiêu phát triển của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến  
năm 2020, tầm nhìn 2030.  
Tài liệu tham khảo  
[1]. Quyết định số 2473/QĐ-TTg (30/12/2011) của Thủ tướng chính phủ về việc phê  
duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.  
[2]. Quyết định số 2161/ QĐ-TTg (11/11/2013) của Thủ tướng chính phủ về việc  
phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020,  
tầm nhìn đến năm 2030”.  
[3]. PGS.TS Bùi Xuân Nhàn (2014), Tăng cường liên kết giữa các địa phương,  
doanh nghiệp vùng Bắc Trung Bộ để thu hút khách du lịch quốc tế đến, Kỷ yếu Hội thảo  
khoa học Thanh Hóa và liên kết phát triển du lịch quốc gia, quốc tế.  
[4]. TS. Lê Đức Bích (2014), Liên kết phát triển du lịch bền vững vùng Bắc Trung  
Bộ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Thanh Hóa và liên kết phát triển du lịch quốc gia, quốc tế.  
112  
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU  
SOLUTIONS TO THE PROMOTION OF TOURISM  
IN THE NORTH CENTRAL OF VIETNAM  
Tran Tien, Ph.D student  
Abstract: Along with the development of Vietnam tourism, touris in the North  
Central in recent years has made many changes. However, the development is not  
commensurate with the inherent potential of tourism business in general and the  
attraction of international tourists in particular in the North Central. The paper  
analyzes the advantage to attract international tourists in the provinces of the North  
Central and suggests some solutions to enhance the linkage and the promotion of  
tourism in the North Central in the future.  
113  
pdf 8 trang yennguyen 16/04/2022 3660
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch cho vùng Bắc Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_xuc_tien_quang_ba_du_lich_cho_vung_bac_trung_bo.pdf