Đề tài Ứng dụng của PLC S7-200 và điều khiển thang máy 10 tầng

LỜI MỞ ĐẦU  
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghiệp  
hóa hiện đại hóa ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống hội. Tự  
động hóa cao song song với việc sử dụng một cách triệt để nguồn năng lượng,  
tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường  
làm việc, cải thiện nhu cầu sống của con người.  
một sinh viên nghành điện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường  
mỗi sinh viên chúng ta đã được các thầy cô trang bị cho những tư duy, kiến thức  
cơ bản về tự động hóa điện truyền động điện tự động.  
Trong thời gian học tập vừa qua em đã dịp tiếp xúc và tìm hiểu một số  
thiết bị hiện đại đang được ứng dụng trong môn tự động hóa. Do đó trong giai  
đoạn làm đồ án , được sự đồng ý và giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn. Em đã chọn  
đề tài: Ứng dụng của PLC S7-200 và điều khiển thang máy 10 tầng.  
Sau gần 3 tháng liên tục được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng  
dẫn, và các thầy trong bộ môn, và cùng với sự giúp đỡ của các bạn trong lớp,  
đến nay bản thiết kế của em đã hoàn thành.  
Qua đây em muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong bộ môn đã tận  
tình giúp đỡ em để hoàn thành bản thiết kế này. Đồng thời em muốn gửi lời cảm  
ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Nguyễn Hữu Hải người đã hướng dẫn tận tình em  
trong suốt thời gian qua.  
Em xin chân thành cảm ơn!  
Sinh viên Thiết kế  
Nguyễn Thế Dũng  
MỤC LỤC  
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY  
CHƯƠNG II : THIẾT KẾ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ  
CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PLC  
CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG PLC CHO HỆ THỐNG KHỐNG  
CHẾ ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY  
CHƯƠNG I  
TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY  
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THANG MÁY.  
1.1.1. Khái niệm chung về Thang Máy.  
Thang máy là một thiết bị chuyên dùng để vận chuyển người, hàng hoá, vật  
liệu. v.v. theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 150 so với  
phương thẳng đứng theo một tuyến đã định sẵn.  
Nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định, đối với các nhà cao 6 tầng trở lên  
đều phải được trang bị thang máy để đảm bảo cho người đi lại thuận tiện, tiết  
kiệm thời gian và tăng năng suất lao động. Giá thành của thang máy trang bị cho  
công trình so với tổng giá thành của công trình chiếm khoảng 6% đến 7% là hợp  
lý. Đối với những công trình đặc biệt như bệnh viện, nhà máy, khách sạn v.v.  
Tuy nhiên số tầng nhỏ hơn 6 nhưng do yêu cầu phục vụ vẫn phải được trang bị  
thang máy.  
Với các nhà nhiều tầng chiều cao lớn thì việc trang bị thang máy là bắt  
buộc để phục vụ việc đi lại trong nhà. Nếu vấn đề vận chuyển người trong những  
toà nhà này không được giải quyết thì các dự án xây dựng các toà nhà cao tầng  
không thành hiện thực.  
Thang máy là một thiết bị vận chuyển đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt, nó  
liên quan trực tiếp đến tài sản và tính mạng con người. vậy, yêu cầu chung  
đối với thang máy khi thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, sử dụng sửa chữa là  
phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các yêu cầu về kỹ thuật an toàn được quy  
định trong các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm..  
1.1.2 Phân loại Thang Máy.  
Thang máy hiện nay đã được thiết kế chế tạo rất đa dạng, với nhiều kiểu,  
loại khác nhau để phù hợp với mục đích của từng công trình.  
thể phân loại thang máy theo các nguyên tắc và các đặc điểm sau:  
1.1.2.1. Theo công dụng (TCVN 5744-1993) thang máy được phân thành 5  
loại.  
a) Thang máy chuyên chở người.  
Loại này chuyên vận chuyển hành khách trong các khách sạn, công sở, nhà  
nghỉ, các khu chung cư, trường học, tháp truyền hình v.v...  
b) Thang máy chuyên chở người có tính đến hàng đi kèm.  
Loại này thường dùng cho các siêu thị, khu triển lãm v.v...  
c) Loại máy chuyên chở bệnh nhân.  
Loại này chuyên dùng cho các bệnh viện, các khu điều dưỡng,...Đặc điểm  
của nó là kích thước thông thuỷ cabin phải đủ lớn để chứa băng ca (cáng) hoặc  
giường của bệnh nhân, cùng với các bác sĩ, nhân viên và các dụng cụ cấp cứu đi  
kèm. Hiện nay trên thế giới đã sản xuất theo cùng tiêu chuẩn kích thước tải  
trọng cho loại thang máy này.  
d) Thang máy chuyên chở hàng có người đi kèm.  
Loại thường dùng cho các nhà máy, công xưởng, kho, thang máy dùng cho  
nhân viên khách sạn v.v... chủ yếu để chở hàng nhưng người đi kèm để phục  
vụ.  
e) Thang máy chuyên chở hàng không có người đi kèm.  
Loại chuyên dùng để chở vật liệu, thức ăn trong các khách sạn, nhà ăn tập  
thể v.v... Đặc điểm của loại này chỉ điều khiển ngoài cabin (trước các cửa  
tầng). Còn các loại thang máy khác nêu trên vừa điều khiển trong cabin vừa  
điều khiển ngoài cabin.  
Ngoài ra còn có các loại thang máy chuyên dùng khác như: thang máy cứu  
hoả, chở ôtô v.v...  
1.1.2.2. Theo hệ thống dẫn động cabin.  
a) Thang máy dẫn động điện.  
Loại này dẫn động cabin lên xuống nhờ động cơ điện truyền qua hộp giảm  
tốc tới puly ma sát hoặc tang cuốn cáp. Chính nhờ cabin được treo bằng cáp mà  
hành trình lên xuống của nó không bị hạn chế. Ngoài ra còn có loại thang máy  
dẫn động cabin lên xuống nhờ bánh răng thanh răng (Chuyên dùng để chở người  
phục vụ xây dựng các công trình cao tầng).  
b) Thang máy thuỷ lực (bằng xylanh - pittông).  
Đặc điểm của loại này là cabin được đẩy từ dưới lên nhờ xylanh - pittông  
thuỷ lực nên hành trình bị hạn chế. Hiện nay thang máy thuỷ lực với hành trình  
tối đa khoảng 18m, vì vậy không thể trang bị cho các công trình cao tầng, mặc  
kết cấu đơn giản, tiết diện giếng thang máy nhỏ hơn khi có cùng tải trọng so  
với dẫn động cáp, chuyển động êm, an toàn, giảm được chiều cao tổng thể của  
công trình khi có cùng số tầng phục vụ, buồng máy đặt ở tầng trệt.  
c) Thang máy nén khí.  
1.1.2.3. Theo vị trí đặt bộ tời kéo.  
Đối với thang máy điện  
+ Thang máy có bộ tời kéo đặt phía trên giếng thang.  
+ Thang máy có bộ tời kéo đặt phía dưới giếng thang.  
+ Đối với thang máy dẫn động cabin lên xuống bằng bánh răng thanh răng  
thì hệ tời dẫn động đặt ngay trên nóc.  
Đối với thang máy thuỷ lực: buồng máy đặt tại tầng trệt.  
1.1.2.4. Theo hệ thống vận hành.  
a) Theo mức độ tự động.  
+ Loại nửa tự động.  
+ Loại tự động.  
b) Theo tổ hợp điều khiển.  
+ Điều khiển đơn.  
+ Điều khiển kép.  
+ Điều khiển theo nhóm.  
c) Theo vị trí điều khiển.  
+ Điều khiển trong cabin .  
+ Điều khiển ngoài cabin .  
+ Điều khiển cả trong và ngoài cabin .  
1.1.2.5. Theo các thông số cơ bản.  
a) Theo tốc độ di chuyển của cabin.  
+ Loại tốc độ thấp:  
<1 m/s;  
+ Loại tốc độ trung bình:  
<1 – 2,5 m/s;  
+ Loại tốc độ cao:  
<2,5 - 4 m/s;  
+ Loại tốc độ rất cao:  
>4 m/s;  
b) Theo khối lượng vận chuyển của cabin.  
+ Loại nhỏ:  
Q < 500 kg;  
+ Loại trung bình:  
Q = 500 – 1000 kg;  
+ Loại lớn:  
Q = 1000 - 1600 kg;  
+ Loại rất lớn:  
Q > 1600 kg;  
1.1.2.6. Theo kết cấu các cụm cơ bản.  
a) Theo kết cấu của bộ tời kéo.  
+ Bộ tời kéo có hộp giảm tốc:  
+ Bộ tời kéo không có hộp giảm tốc: thường dùng cho các loại thang máy có  
tốc độ cao (>2,5 m/s);  
+ Bộ tời kéo sứ dụng động cơ một tốc độ, hai tốc độ, động cơ điều chỉnh vô  
cấp, động cơ cảm ứng tuyến tính (LIM – Linear Induction Motor);  
+ Bộ tời kéo có puly ma sát: khi puly quay kéo theo cáp chuyển động nhờ  
ma sát sinh ra giữa rãnh ma sát của puly và cáp. Loại này đều phải đối trọng.  
b) Theo hệ thống cân bằng.  
+ Có đối trọng;  
+ Không có đối trọng;  
+ Có cáp hoc xích cân bng dùng cho các thang máy có hành trình ln;  
+ Không có cáp hoặc xích cân bằng.  
c) Theo cách treo cabin và đối trọng.  
+ Treo trực tiếp vào dầm trên của cabin;  
+ Có palăng cáp (thông qua các puly trung gian) vào dm trên ca cabin;  
+ Đẩy từ phía đáy cabin thông qua các puly trung gian.  
d) Theo hệ thống cửa cabin.  
+ Phương pháp đóng mở cửa cabin:  
- Đóng mở bằng tay: Khi cabin dừng đúng tầng thì phải người ở trong  
hoặc ngoài cửa mở đóng cửa cabin và cửa tầng;  
- Đóng mở cửa tự động (bán tự động). Khi cabin dừng đúng tầng thì cửa  
cabin và cửa tầng tự động mở, khi đóng phải dùng tay hoặc ngược lại.  
Cả hai loại này đều dùng cho các thang máy chở hàng có người đi kèm, hoặc  
thang máy dùng cho nhà riêng.  
- Đóng mở tự động: Khi cabin dừng đúng tầng thì cửa cabin và cửa tầng tự  
động mở đóng nhờ một cơ cấu đặt ở đầu cabin. Thời gian và tốc độ đóng mở  
thể điều chỉnh được.  
+ Theo kết cấu của cửa:  
- Cánh cửa dạng cửa xếp lùa về một phía hoặc hai phía;  
- Cánh cửa dạng tấm (panen) đóng, mở bản lề một cánh hoặc hai cánh.  
Hai loại này thường dùng cho thang máy chở hàng có người đi kèm hoặc  
không có người đi kèm. Hoặc thang máy dùng cho nhà riêng.  
- Cánh cửa dạng tấm (panen), hai cánh mở chính ở giữa lùa về hai phía. Đối  
với thang máy có tải trọng lớn, cabin rộng, cửa cabin có bốn cánh mở chính ở  
giữa lùa về hai phía (mỗi bên hai cánh).  
Loại này thường dùng cho thang máy có đối trọng đặt phía sau cabin;  
- Cánh cửa dạng tấm (panen), hai hoặc ba cánh mở một bên, lùa về một phía.  
Loại này thường dùng cho thang máy có đối trọng đặt bên cạnh cabin (thang  
máy chở bệnh nhân);  
- Cánh cửa dạng tấm (panen), hai cánh mở chính giữa lùa về hai phía trên và  
dưới (thang máy chở thức ăn);  
- Cánh cửa dạng tấm (panen), hai hoặc ba cánh mở lùa về một phía trên.  
Loại này dùng cho thang máy chở ôtô và thang máy chở hàng.  
+ Theo số cửa cabin:  
- Thang máy có một cửa;  
- Hai cửa đối xứng nhau;  
- Hai cửa vuông góc nhau.  
e) Theo bộ hãm bảo hiểm cabin.  
+ Hãm tức thời, loại này dùng cho thang máy có tốc độ thấp đến 45 m/ph;  
+ Hãm êm, loại này dùng cho thang máy có tốc độ lớn hơn 0.75 m/s, và  
thang máy chở bệnh nhân.  
1.1.2.7. Theo vị trí của cabin và đối trọng giếng thang.  
a) Đối trọng bố trí phía sau.  
b) Đối trọng bố trí một bên.  
1.1.2.8. Theo quỹ đạo di chuyển của cabin.  
a) Thang máy thẳng đứng.  
b) Thang máy nghiêng.  
c) Thang máy zigzag.  
1.2. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI THANG MÁY.  
1.2.1. Yêu cầu an toàn trong điều khiển Thang Máy.  
Thang máy là thiết bị chuyên dùng để chở người, chở hàng từ độ cao này đến  
độ cao khác vì vậy trong thang máy, vấn đề an toàn được đặt lên hàng đầu. Để  
đảm cho sự hoạt động an toàn của thang máy, người ta bố trí một loạt các thiết bị  
giám sát hoạt động của thang nhằm phát hiện xử sự cố.  
Trong thực tế, khi thiết kế truyền động cho thang máy phải phối hợp bảo vệ  
cả phần cơ phần điện, kết hợp nhiều loại bảo vệ. Chẳng hạn, khi cấp điện cho  
động cơ kéo buồng thang thì cũng cấp điện luôn cho động cơ phanh, làm nhả các  
má phanh kẹp vào ray dẫn hướng. Khi đó buồng thang mới thể chuyển động  
được. Khi mất điện, động cơ phanh không quay nữa, các má phanh kẹp sẽ tác  
động vào đường ray giữ cho buồng thang không rơi.  
1.2.1.1. Một số thiết bị bảo hiểm cơ khí của thang máy.  
a. Phanh bảo hiểm.  
Phanh bảo hiểm giữ buồng thang tại chỗ khi đứt cáp, mất điện và khi tốc độ  
vượt quá (20 40) % tốc độ định mức.  
Phanh bảo hiểm thường được chế tạo theo 3 kiểu: Phanh bảo hiểm kiểu nêm,  
phanh bảo hiểm kiểu lệch tâm và phanh bảo hiểm kiểu kìm.  
Trong các loại phanh trên, phanh bảo hiểm kìm được sử dụng rộng rãi hơn,  
bảo đảm cho buồng thang dừng êm hơn. Kết cấu của phanh bảo hiểm kiểu  
kìm được biểu diễn trên hình 1-1.  
Phanh bảo hiểm thường được lắp phía dưới buồng thang, gọng kìm 2 trượt  
theo thanh hướng dẫn 1 khi tốc độ của buồng thang bình thường. Nằm giữa hai  
cánh tay đòn của kìm có nêm 5 gắn với hệ truyển động bánh vít - trục vít 4. Hệ  
truyền động trục vít có hai loại ren: ren phải và ren trái.  
Hình 1-1: Phanh bảo hiểm kiểu kìm  
Cùng với kết cấu của phanh bảo hiểm, buồng thang có trang bị thêm cơ cấu  
hạn chế tốc độ kiểu ly tâm. Khi tốc độ chuyển của buồng thang tăng, cơ cấu đai  
truyền 3 sẽ làm cho thang 4 quay và kìm 5 sẽ ép chặt buồng thang vào thanh dẫn  
hướng hạn chế tốc độ của buồng thang.  
b. Bộ hạn chế tốc độ kiểu vòng cáp kín.  
Bộ hạn chế tốc độ được đặt ở đỉnh thang và được điều  
khiển bởi một vòng cáp kín truyền từ buồng thang qua  
puli của bộ điều tốc vòng xuống dưới một puli cố định ở  
đáy giếng thang. Cáp này chuyển động với tốc độ bằng  
tốc độ của buồng thang và được liên kết với các thiết bị an  
toàn. Khi tốc độ của Cabin vượt quá giá trị cực đại cho  
phép, thiết bị kéo cáp do bộ điều tốc điều khiển sẽ giữ  
vòng cáp của bộ điều tốc, cáp bị tác dụng của một lực  
kéo. Lực này sẽ tác động vào thiết bị an toàn cho buồng  
Hình 1-2: Nguyên lý  
thang như ngắt mạch điện động cơ, đưa thiết bị chống rơi  
làm việc của bộ hạn chế  
vào làm việc.  
tốc độ  
Sơ đồ nguyên lý làm việc của bộ hạn chế tốc độ được  
minh hoạ trên hình 1-2.  
Cáp 2 treo vòng qua puli 1, puli 1 quay được nhờ chuyển động của cáp qua  
ròng rọc cố định 9. Ròng rọc này dẫn hướng cho cáp. Trường hợp cáp bị đứt hay  
bị trượt thì vận tốc Cabin tăng lên, puli 1 cũng quay nhanh lên vì dây cáp chuyển  
động cùng với Cabin. Đến một mức độ nào đó lực ly tâm sẽ làm văng quả văng 3  
đập vào cam 4. Cam 4 tác động vào công tắc điện 10 làm cho động cơ dừng lại.  
Mặt khác, cam 4 đẩy má phanh 6 kẹp chặt cáp lại. Trong khi đó Cabin vẫn rơi  
xuống và cáp 2 sẽ kéo thanh đòn bẩy 8 (gắn vào Cabin) làm cho bộ chống rơi  
làm việc.  
Tc độ Cabin mà ti đó bộ điu tc bt đầu hot động gi là tc độ nh. Theo  
kinh nghim tc nhthường bng 1/4 ln tc độ vn hành bình thường ca thang.  
1.2.1.2. Các tín hiệu bảo vệ và báo sự cố.  
Ngoài các bộ hạn chế tốc độ và phanh người ta còn đặt các tín hiệu bảo vệ và  
hệ thống báo sự cố. Mục đích để đảm bảo an toàn cho thang máy và giúp  
người kỹ sư bảo dưỡng thấy được thiết bị khống chế tự động đã bị hỏng, cần  
được kiểm tra trước khi thang được tiếp tục đưa vào hoạt động.  
Trong quá trình thang vận hành phải đảm bảo thang không được vượt quá  
giới hạn chuyển động trên và giới hạn chuyển động dưới. Điều này có nghĩa là  
khi thang đã lên tới tầng cao nhất thì mọi chuyển động đi lên là không cho phép,  
còn khi thang đã xuống dưới tầng 1 thì chỉ thể chuyển động đi lên. Để thực  
hiện điều này người ta lắp thêm các thiết bị khống chế dừng tự động ở đỉnh và  
đáy thang. Các thiết bị này sẽ dừng thang tự động độc lập với các thiết bị vận  
hành khác khi buồng thang đi lên tới đỉnh hoặc đáy.  
- Để dừng thang trong những trường hợp đặc biệt, người ta bố trí các nút ấn  
hãm khẩn cấp trong buồng thang.  
- Để dừng thang trong những trường hợp khẩn cấp để buồng thang không  
bị va đập mạnh người ta còn sử dụng các bộ đệm sử dụng lò xo hay dầu đặt ở  
đáy thang.  
- Việc đóng mở cửa thang hay cửa tầng chỉ được thực hiện tại tầng nơi buồng  
thang dừng và khi buồng thang đã dừng chính xác.  
- Khi có người trong Cabin và chuẩn bị đóng cửa Cabin tự động phải có tín  
hiệu báo sắp đóng cửa Cabin.  
1.2.2. Dừng chính xác buồng thang.  
Buồng thang của thang máy cần phải dùng chính xác so với mặt bằng của  
tầng cần dừng sau khi đã ấn nút dừng. Nếu buồng thang dừng không chính xác  
sẽ gây ra các hiện tượng sau:  
- Đối với thang máy chở khách, làm cho hành khách ra, vào khó khăn, tăng  
thời gian ra, vào của hành khách, dẫn đến giảm năng suất.  
- Đối với thang máy chở hàng, gây khó khăn cho việc bốc xếp bốc dỡ  
hàng. Trong một số trường hợp thể không thực hiện được việc xếp bốc dỡ  
hàng.  
Để khắc phục hậu quả đó, thể ấn nhắp nút bấm để đạt đựơc độ chính xác  
khi dừng, nhưng sẽ dẫn đến các vấn đề không mong muốn sau:  
- Hỏng thiết bị điều khiển.  
- Gây tổn thất năng lượng.  
- Gây hỏng hóc các thiết bị cơ khí.  
- Tăng thời gian từ lúc hãm đến dừng.  
Để dừng chính xác buồng thang, cần tính đến một nửa hiệu số của hai quãng  
đường trượt khi phanh buồng thang đầy tải và phanh buồng thang không tải theo  
cùng một hướng di chuyển. Các yếu tố ảnh hưởng đến dừng chính xác buồng  
thang bao gồm: mômen cơ cấu phanh, mômen quán tính của buồng thang, tốc độ  
khi bắt đầu hãm và một số yếu tố phụ khác.  
Quá trình hãm buồng thang xảy ra như sau: Khi buồng thang đi đến gần sàn  
tầng, công tắc chuyển đổi tầng cấp lệnh cho hệ thống điều khiển động cơ để  
dừng buồng thang. Trong quãng thời gian t (thời gian tác động của thiết bị điều  
khiển), buồng thang đi được quãng đường là:  
S' = v0 t, [m] (2-1)  
Trong đó: v0 - Tốc độ lúc bắt đầu hãm, [m/s].  
Khi cơ cấu phanh tác động là quá trình hãm buồng thang. Trong thời gian  
này, buồng thang đi được một quãng đường S''.  
m.v20  
S"   
, [m]  
(2-2)  
2(Fph Fc )  
Trong đó: m - Khi lượng các phn chuyn động ca bung thang, [kg]  
Fph - Lực phanh, [N]  
Fc - Lực cản tĩnh [N]  
Dấu (+) hoặc dấu (-) trong biểu thức (2-2) phụ thuộc vào chiều tác dụng của  
lực Fc: Khi buồng thang đi lên (+) và khi buồng thang đi xuống (-).  
S'' cũng thể viết dưới dạng sau:  
D
J.20 .  
2
S"   
, [m] (2-3)  
2i(Mph Mc )  
Trong đó: J - mômen quán tính hệ quy đổi về chuyển động của buồng thang,  
[kgm2]  
Mph - mômmen ma sát, [N]  
Mc - mômen cản tĩnh, [N]  
0 - tốc độ quay của động cơ lúc bắt đầu phanh, [rad/s]  
D - đường kính puli kéo cáp [m]  
i - tỷ số truyền  
Quãng đường buồng thang đi được từ khi công tắc chuyển đổi tầng cho lệnh  
dừng đến khi buồng thang dừng tại sàn tầng là:  
D
J.20  
2
S S, S" v0 .t   
(2-4)  
2i(Mph Mc )  
Công tắc chuyển đổi tầng đặt cách sàn tầng một khoảng cách nào đó làm sao  
cho buồng thang nằm ở giữa hiệu hai quãng đường trượt khi phanh đầy tải và  
không tải.  
Sai số lớn nhất (độ dừng không chính xác lớn nhất) là:  
S2 S1  
S   
(2-5)  
2
Trong đó: S1 - quãng đường trượt nhỏ nhất của buồng thang khi phanh  
S2 - quãng đường trượt lớn nhất của buồng thang khi phanh xem hình 1-3.  
Bảng 2-1 đưa ra các tham số của các hệ truyền động với độ không chính xác  
khi dừng s.  
Bảng 2-1  
Phạm  
Tốc độ Gia  
tốc  
Độ không  
chính xác  
khi dừng  
[mm]  
Hệ truyền động điện  
vi điều Di  
chỉnh  
chuyển [m/s2]  
tốc độ  
[m/s]  
Động cơ KĐB rô to lồng sóc 1cấp  
tốc độ  
1 : 1  
1 : 4  
0,8  
0,5  
1,5  
120 150  
Động cơ KĐB rô to lồng sóc 2 cấp  
tốc độ  
1,5  
10 15  
Động cơ KĐB rô to lồng sóc 3 cấp  
tốc độ  
1 : 4  
1 : 30  
1:00  
1
2,0  
2
1,5  
2,0  
2
25 35  
10 15  
5 10  
Hệ máy phát - động cơ (F - Đ)  
Hệ máy phát - động cơ khuyếch  
đại trung gian  
Buồng  
thang  
Mức dừng  
Mức đặt  
Dừng  
cảm biến dòng  
Hình 1-3: Dừng chính xác buồng thang  
1.3. KẾT CẤU CHUNG CỦA THANG MÁY.  
1.3.1. Giếng Thang.  
Kết cấu, sơ đồ bố trí thiết bị của thang máy giới thiệu trên hình 1-5.  
Hố giếng của thang máy 11 là khoảng không gian từ mặt bằng sàn tầng 1 cho  
đến đáy giếng. Nếu hố giếng độ sâu hơn 2 mét thì phải làm thêm cửa ra vào.  
Để nâng - hạ buồng thang, người ta dùng động cơ 6. Động cơ 6 được nối trực  
tiếp với cơ cấu nâng hoặc qua hộp giảm tốc. Nếu nối trực tiếp, buồng thang máy  
được nâng qua puli quấn cáp. Nếu nối gián tiếp thì giữa puli cuốn cáp và động  
nắp hộp giảm tốc 5 với tỷ số truyền i = 18 120.  
Cabin 1 được treo lên puli quấn cáp bằng kim loại 8 (thường dùng 1 đến 4  
sợi cáp). Buồng thang luôn được giữ theo phương thẳng đứng nhờ có ray dẫn  
hướng 3 và những con trượt dẫn hướng 2 (con trượt loại puli trượt bọc cao  
su bên ngoài). Đối trọng di chuyển dọc theo chiều cao của thành giếng theo các  
thanh dẫn hướng 6.  
1. Cabin  
2. Con trượt dẫn hướng  
Cabin  
3. Ray dẫn hướng Cabin  
4. Thanh kẹp tăng cáp  
5. Cụm đối trọng  
6. Ray dẫn hướng đối trọng  
7. ụ dẫn hướng đối trọng  
8. Cáp tải  
9. Cụm máy  
10. Cửa xếp Cabin  
11. Nêm chống rơi  
12. Cơ cấu chống rơi  
13. Giảm chấn  
14. Thanh đỡ  
15. Kẹp ray Cabin  
16. Gá ray Cabin  
17. Bu lông bắt gá ray  
18. Gá ray đối trọng  
19. Kẹp ray đối trọng  
Hình 1-4: Kết cấu cơ khí của thang máy  
1.3.2. Cabin.  
một phần tử chấp hành quan trọng nhất trong thang máy, nó sẽ nơi  
chứa hàng, chở người đến các tầng, do đó phải đảm bảo các yêu cầu đề ra về  
kích thước, hình dáng, thẩm mỹ và các tiện nghi trong đó.  
Hoạt động của ca bin là chuyển động tịnh tiến lên xuống dựa trên đường  
trượt, hệ thống hai thanh dẫn hướng nằm trong một mặt phẳng để đảm bảo  
chuyển động êm nhẹ, chính xác không dung dật trong cabin trong quá trình làm  
việc. Để đảm bảo cho cabin hoạt động đều cả trong quá trình lên xuống, tải  
hay không có tải người ta sử dụng một đối tượng chuyển động tịnh tiến trên  
hai thanh khác đồng phẳng giống ncabin nhưng chuyển động ngược chiều với  
cabin do cáp được mắc qua puli kéo .  
Do trọng lượng của cabin và trọng lượng của đối trọng đã được tính toán tỷ  
lệ kỹ lưỡng cho nên mặc chỉ vắt qua puli kéo cũng không xảy ra hiện  
tượng trượt trên puli cabin, hộp giảm tốc đối trọng tạo nên một hệ phối hợp  
chuyển động nhịp nhàng do phần khác điều chỉnh đó động cơ .  
1.3.3. Các thiết bị khác.  
1.3.3.1. Động cơ.  
Là khâu dẫn động hộp giảm tốc theo một vận tốc quy định làm quay puli kéo  
cabin lên xuống. Động cơ sử dụng trong thang máy là động cơ 3 pha roto dây  
quấn hoặc rôto lồng sóc, vì chế độ làm việc của thang máy là ngắn hạn lặp lại  
cộng với yêu cầu sử dụng tốc độ, mô men động cơ theo một dải nào đó cho đảm  
bảo yêu cầu về kinh tế cảm giác của người đi thang máy. Động cơ một  
phần tử quan trọng được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu nhờ một hệ thống điện  
tử ở bộ sử lý trung tâm.  
1.3.3.2. Động cơ cửa.  
động cơ một chiều hay xoay chiều tạo ra mô men mở cửa cho cabin kết  
hợp với mở cửa tầng. Khi cabin dừng đúng tầng, rơ le thời gian sẽ đóng mạch  
điều khiển động cơ mở cửa tầng hoạt động theo một quy luật nhất định sẽ đảm  
bảo quá trình đóng mở êm nhẹ không có va đập. Nếu không may một vật đó  
hay người kẹp giữa cửa tầng đang đóng thì cửa sẽ tự động mở ra nhờ bộ phận  
đặc biệt ở gờ cửa gắn phản hồi với động cơ qua bộ sử lý trung tâm.  
1.3.3.3. Cửa.  
Gồm cabin và cửa tầng, cửa cabin để khép kín cabin trong quá trình chuyển  
động không tạo ra cảm giác chóng mặt cho khách hàng và ngăn không cho rơi  
khỏi cabin bất cứ thứ gì. Cửa tầng đche chắn bảo vệ toàn bộ giếng thang và các  
thiết bị trong đó. Cửa cabin và cửa tầng có khoá tự động để đảm bảo đóng mở  
kịp thời. Bộ hạn chế tốc độ: bộ phận an toàn khi vận tốc thay đổi do một  
nguyên nhân nào đó vượt qua vận tốc cho phép, bộ hạn chế tốc độ sẽ bật cơ cấu  
khống chế cắt điều khiển động cơ làm việc và phanh làm việc .  
1.3.3.4. Các thiết bị phụ khác.  
Các thiết bị phụ khác: như quạt gió, chuông điện thoại liên lạc, các chỉ số báo  
chuyển động… được lắp trong cabin để tạo ra cho khách hàng cảm giác an toàn  
dễ chịu khi đi thang máy.  
1.4. CÁC HỆ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN THANG MÁY.  
1.4.1. Các yêu cầu đối với hệ truyền động điện Thang Máy.  
Khi thiết kế trang bị điện - điện tử cho thang máy, việc lựa chọn một hệ  
truyền động, loại động cơ phải dựa trên các yêu cầu sau:  
- Độ chính xác khi dừng.  
- Tốc độ di chuyển buồng thang.  
- Gia tốc lớn nhất cho phép.  
- Phạm vi điều chỉnh tốc độ.  
1.4.2 Hệ thống máy phát động cơ.  
Hệ truyền động một chiều máy phát - động cơ khuyếch đại trung gian  
thường dùng cho các thang máy cao tốc. Hệ này đảm bảo biểu đồ chuyển động  
hợp lý, nâng cao độ chính xác khi dừng tới (510) mm. Nhược điểm của hệ  
này là công suất đặt lớn gấp 3 4 lần so với hệ xoay chiều, phức tạp trong vận  
hành và sửa chữa.  
Sơ đồ nguyên lý hệ thống truyền động máy phát động cơ (F-Đ)  
CKFK  
I-  
§
F
F
§s  
FK  
E
f
=
R
f
-f  
®s  
R
-®  
BTFK  
CK  
CKF  
Ikf  
BTF  
BTF  
N
T
N
T
1.4.3. Hệ thống bộ biến đổi tĩnh động cơ một chiều (BBĐ- Đ).  
Sơ đồ nguyên lý hệ thống bộ biến đổi tĩnh - động cơ một chiều  
U®k  
I-  
E
Ck®  
BB§  
Ura  
Hệ thống BBĐ - ĐCMC hệ thống sử dụng bộ biến đổi tĩnh biến đổi dòng  
xoay chiều tần số công nghiệp thành dòng điện một chiều cung cấp cho động  
cơ Đ. Ưu điểm của hệ thống là làm việc êm, tin cậy, tuổi thọ cao, chất lượng dải  
điều chỉnh tốc độ thể đáp ứng được với yêu cầu của các thang máy cao tốc.  
Tuy nhiên hệ thống vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như: động cơ một chiều  
thiết bị cần phải được bảo dưỡng thường xuyên nên có thể làm gián đoạn quá  
trình phục vụ của thang máy; BBĐ sử dụng thyristor có khả năng chịu quá tải  
kém, mạch điều khiển thyristor rất phức tạp đòi hỏi phải có công nhân lành nghề  
khi cần sửa chữa, bảo dưỡng v.vv...  
1.4.4. Hệ thống biến tần động cơ không đồng bộ.  
§
Hình 1-5: Sơ đồ nguyên lý hệ bộ biến tần - động cơ không đồng bộ  
Các hệ thống sử dụng biến tần cho chất lượng khá tốt. Tuy nhiên việc sử  
dụng cũng rất khó khăn do luật điều kiển phức tạp, sử dụng nhiều thiết bị điện  
tử, việc vận hành, sửa chữa yêu cầu cao.  
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 87 trang yennguyen 31/03/2022 5740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Ứng dụng của PLC S7-200 và điều khiển thang máy 10 tầng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docde_tai_ung_dung_cua_plc_s7_200_va_dieu_khien_thang_may_10_ta.doc