Dạy – Học mỹ thuật ở Tiểu học theo phương pháp mới của đan mạch và đánh giá học sinh Tiểu học theo thông tư 22/2016/TT-BGDĐT

TP CHÍ KHOA HC S15 * 2017  
27  
DẠY – HỌC MỸ THUẬT Ở TIỂU HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI  
CỦA ĐAN MẠCH VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC  
THEO THÔNG TƯ 22/2016/TT-BGDĐT  
Đinh Văn Tiên  
Tóm tắt  
Dạy học Mỹ thuật ở tiểu học theo phương pháp mới của Đan Mạch (SAEPS) trong  
những năm gần đây đã chứng tỏ nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả học tập môn  
học của học sinh (HS) theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT còn nhiều bất cập, chưa phát huy  
các năng lực học tập và thúc đẩy sự tiến bộ của HS. Qua nghiên cứu và tiếp cận thực tiễn, bài  
viết đề cập đến những điểm mới, sửa đổi bổ sung trong Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT về  
Quy định đánh giá học sinh tiểu học có liên quan đến môn học mà giáo viên Mỹ thuật cần quán  
triệt, thực hiện hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Mỹ thuật ở tiểu học.  
Từ khóa: Dạy học Mỹ thuật, phát triển năng lực, chất lượng, đánh giá, bất cập.  
chất và kỹ năng sống cho HS tiểu học;  
Trong quá trình tổ chức, dạy học  
1. Mở đầu  
Dạy - học Mỹ thuật theo phương  
pháp mới (Phương pháp của Đan Mạch -  
SAEPS) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo  
chỉ đạo triển khai “Vận dụng phương pháp  
dạy học Mỹ thuật mới của Đan Mạch vào  
chương trình hiện hành trong các trường  
Tiểu học ở Việt Nam” ở tất cả trường tiểu  
học trên toàn quốc từ năm học 2014 - 2015;  
Năm học 2016 - 2017, Bộ Giáo dục  
và Đào tạo chủ trương tiếp tục hoàn thiện  
và mở rộng việc áp dụng ở trường tiểu học,  
đồng thời triển khai thí điểm tiếp nối lên  
trung học cơ sở (THCS) ở những địa  
phương có điều kiện thuận lợi và tự nguyện  
tham gia (Công văn số 2070/BGDĐT-  
GDTH ngày 12/5/2016).  
(DH) Mỹ thuật ở tiểu học theo phương  
pháp mới, đồng thời thực hiện đánh giá kết  
quả học tập của HS theo Thông tư số  
30/2014/TT-BGDĐT (TT 30); bước đầu đã  
thu được những thành quả nhất định. Tuy  
nhiên, trong quá trình thực hiện đánh giá  
môn học của HS còn nhiều bất cập, chưa  
phát huy tính tích cực và phát triển năng  
lực, thúc đẩy sự tiến bộ của HS;  
Ngày 22/9/2016, Bộ Giáo dục và  
Đào tạo ban hành Thông tư số 22/2016/TT-  
BGDĐT, bổ sung sửa đổi một số điều Quy  
định về đánh giá học sinh tiểu học ở TT 30  
(có hiệu lực từ ngày 06/11/2016). Những  
điểm bổ sung, thay đổi trong Thông tư  
22/2016/TT-BGDĐT (TT 22) cũng sẽ làm  
rõ hơn quyền, trách nhiệm của GV trong  
đánh giá HS và tăng trách nhiệm của các  
cấp quản lý giáo dục (QLGD) trong việc tổ  
chức, triển khai thực hiện đánh giá HS tiểu  
học.  
Có thể nói, đây là điều kiện thuận  
lợi giúp giáo viên (GV) giảng dạy Mỹ thuật  
ở tiểu học phát huy tính chủ động trong  
cách lập Kế hoạch dạy học, vận dụng linh  
hoạt/sáng tạo các phương pháp, kỹ thuật  
dạy học tích cực nhằm hướng đến mục tiêu  
hình thành và phát triển năng lực, phẩm  
_____________________  
* ThS, Trường Đại học Phú Yên  
Qua nghiên cứu, tiếp cận thực tiễn;  
trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi đề  
xuất một số ý kiến liên quan đến việc đánh  
28  
TRƯỜNG ĐẠI HC PHÚ YÊN  
giá HS tiểu học theo TT 22 đối với môn  
Mỹ thuật nhằm góp phần tích cực trong  
việc nâng cao chất lượng DH và giáo dục  
(GD) Mỹ thuật ở cấp tiểu học trong giai  
đoạn hiện nay.  
2. Một số nhận định khi thực hiện đánh  
giá HS tiểu học đối với môn Mỹ thuật  
theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT  
- Trong quá trình thực hiện TT 30,  
việc đánh giá học tập môn học của HS còn  
nhiều bất cập khi chỉ có 2 mức là Hoàn  
thành Chưa hoàn thành. Cùng với đó là  
các mức Đạt Chưa đạt về năng lực,  
phẩm chất. Cách đánh giá này việc lượng  
hóa kết quả còn chung chung, không phân  
định được rõ ràng, chưa phát huy được nỗ  
lực phấn đấu học tập; chưa xác định được  
mức độ hình thành, phát triển năng lực,  
phẩm chất sau một thời gian học tập, rèn  
luyện của HS;  
máy móc/đơn điệu, dẫn đến nhận xét không  
hiệu quả chưa có tác dụng thúc đẩy sự  
tiến bộ của từng HS;  
- HS chưa có thói quen thực hiện  
yêu cầu theo nhận xét, khả năng chia  
sẻ/giao tiếp còn hạn chế, thiếu tự tin, đồng  
thời thiếu khả năng tiếp thu ý kiến/phát  
hiện nội dung cần khắc phục và ý thức vượt  
qua những khó khăn, hạn chế trong học tập.  
Phụ huynh HS còn thiếu thông tin để nắm  
bắt kịp thời mức độ học tập cũng như khả  
năng vượt trội của HS để có thể lượng hóa  
kết quả học tập của các em (thiếu minh  
chứng cụ thể cho kết quả ĐGTX) nên đôi  
khi còn hoài nghi về kết quả học tập của  
con em mình…;  
Thực hiện dạy - học Mỹ thuật ở tiểu  
học theo phương pháp mới nhằm định  
hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho  
HS; GV “tạo nguồn cảm hứng” để các em  
“thỏa sức tìm tòi sáng tạo trong thế giới  
tưởng tượng của tuổi thơ chính mình bằng  
ngôn ngữ tạo hình”. Với những bất cập,  
hạn chế trong nhận xét, đánh giá của môn  
học nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến  
chất lượng DH và mục tiêu GD thẩm mỹ  
cho HS trong quá trình hình thành phát  
triển nhân cách.  
- Quy định GV viết nhận xét theo  
tháng vào Sổ theo dõi chất lượng giáo dục  
chưa có tác dụng trong kiểm soát và sử  
dụng kết quả đánh giá, làm nặng thêm công  
việc, mất nhiều thời gian, gây áp lực cho  
GV, đặc biệt đối với GV dạy chuyên trách  
môn Mỹ thuật ở nhiều khối lớp/trường tiểu  
học;  
- Kỹ thuật, kỹ năng đánh giá  
3. Những điểm mới trong Thông tư  
22/2016/TT-BGDĐT - Sửa đổi, bổ sung  
về Quy định đánh giá HS tiểu học có liên  
quan đến môn Mỹ thuật  
thường xuyên (ĐGTX) bằng nhận xét của  
GV/lời nhận xét trên lớp còn nhiều hạn chế  
chưa khuyến khích động viên kịp thời, còn  
chung chung, thiếu minh chứng cụ thể cho  
kết quả đánh giá (thang đo, bộ công cụ  
đánh giá); GV chưa lượng hóa được các  
nội dung, tiêu chí cần đánh giá theo Chuẩn  
kiến thức - kỹ năng (KTKN) của chương  
trình;  
Các tư tưởng nhân văn: Đánh giá  
thường xuyên bằng nhận xét, không so sánh  
HS này với HS khác, đánh giá vì sự tiến bộ  
của HS,… trong TT 30 vẫn được kế thừa và  
phát triển trong TT 22. Những điểm mới  
của TT 22/2016/TT-BGDĐT - Sửa đổi, bổ  
sung về Quy định đánh giá HS tiểu học có  
liên quan đến môn học mà GV dạy học Mỹ  
thuật ở tiểu học cần quán triệt, thực hiện có  
hiệu quả. Chúng tôi đề cập đến những vấn  
đề cơ bản sau:  
- Việc quản lý lớp/theo dõi, quan  
sát quá trình học tập của HS trong quá trình  
ĐGTX chưa sát từng đối tượng HS; GV  
chưa phát hiện những khó khăn, hạn chế để  
giúp đỡ HS kịp thời; hình thức đánh giá còn  
TP CHÍ KHOA HC S15 * 2017  
29  
- GV được quyền chủ động trong  
việc nhận xét bằng lời nói chỉ ra cho HS  
biết được chỗ đúng/đẹp/sáng tạo, chưa  
đúng/đẹp/đơn điệu và cách sửa chữa/tìm  
tòi; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học  
tập của HS khi cần thiết…; có biện  
pháp/phương án cụ thể giúp đỡ HS kịp  
thời; động viên HS tự nhận xét và tham gia  
nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm  
bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ  
học tập. Đồng thời, khuyến khích phụ  
huynh HS trao đổi, phối hợp với GV, giúp  
đỡ HS trong học tập và rèn luyện;  
Kết hợp với phụ huynh HS và cộng  
đồng – xã hội cùng đánh giá, xác định được  
mục đích đánh giá nhằm giúp HS phát triển  
năng khiếu, tạo cơ hội HS phát huy tính  
sáng tạo nghệ thuật, đồng thời quan tâm tới  
từng đối tượng HS trong quá trình học tập;  
- Đảm bảo yếu tố đặc trưng môn  
học: Không đưa nhận định Đúng - Sai; Xấu  
- Đẹp (tuyệt đối không chê bai HS trước  
lớp); tạo cơ hội HS có biểu hiện năng khiếu  
được bộc lộ, giúp đỡ HS yếu kém; thực  
hiện nguyên tắc: Khách quan - Công khai -  
Công bằng và phù hợp với điều kiện thực  
tế/môi trường DH, đảm bảo tính GD toàn  
diện;  
- Nhấn mạnh đánh giá kết quả GD  
và học tập của HS theo hướng tiếp cận  
năng lực; làm rõ cơ sở khoa học của  
phương thức ĐGTX bằng nhận xét. Trong  
DH Mỹ thuật thực hiện Đánh giá định kỳ  
theo 4 thời điểm/năm học: Giữa HK 1 -  
Cuối HK 1 - Giữa HK 2 - Cuối HK 2;  
- Kết quả đánh giá học tập theo 3  
mức độ: Hoàn thành tốt - Hoàn thành -  
Chưa hoàn thành. (Đồng thời lượng hóa  
mỗi năng lực, phẩm chất thành ba mức:  
Tốt, Đạt, Cần cố gắng);  
- Nội dung đánh giá phải bao quát  
trọng tâm nội dung DH (của các phân  
môn/chủ đề) nhằm đáp ứng yêu cầu mục  
đích đánh giá về kiến thức, kỹ năng và thái  
độ theo mức độ phát triển của HS: Nhận  
biết - Thông hiểu - Áp dụng và Vận dụng  
sáng tạo. Phối hợp đa dạng hình thức đánh  
giá: Vấn đáp - Thực hành - Quan sát… Chú  
trọng hoạt động nhận thức và thực hành  
luyện tập của HS trong quá trình học tập.  
Cần nhận thức thực hiện theo Chuẩn  
KTKN, giúp GV dạy học và đánh giá phù  
hợp, tránh các truờng hợp: Không theo  
Chuẩn (tùy tiện); Không tới Chuẩn (hạ  
Chuẩn)/thiếu nội dung dạy học và đánh giá;  
Vuợt Chuẩn/yêu cầu HS thực hiện quá khả  
năng.  
GV Mỹ thuật không phải ghi nhận  
xét hàng tháng cho từng HS vào Sổ theo  
dõi chất lượng giáo dục. Tại thời điểm giữa  
và cuối mỗi học kỳ, GV ghi kết quả đánh  
giá vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá  
giáo dục HS của lớp. GV lượng hóa đánh  
giá học tập môn Mỹ thuật của HS bằng các  
Tiêu chí/Chỉ báo trong “Bảng tham chiếu”  
khi ĐGTX ở mỗi kỳ đánh giá;  
- Đánh giá học tập môn MT thực  
hiện theo cách Lượng giá bằng Tiêu chí với  
các Chỉ báo (biểu hiện hành vi của HS) về  
KTKN của các nội dung chương trình, các  
chủ đề/phân môn Mỹ thuật, được thể hiện  
theo các chất liệu tạo hình đa dạng tương  
ứng…  
- Đánh giá thường xuyên bằng  
nhận xét: GV trao đổi bằng lời nói, giúp  
HS nhận ra ưu điểm, những vấn đề cần điều  
chỉnh sao cho hiệu quả hơn/căn cứ vào  
Chuẩn KTKN nhằm giúp HS phát triển,  
sáng tạo. GV viết nhận xét khi cần thiết;  
thực hiện đánh giá trong quá trình học tập  
của HS; chú trọng đến đối tượng tham gia  
đánh giá là: GV ↔ HS và HS ↔ HS.  
Trên đây là những điểm mới, điều  
chỉnh, bổ sung được quy định theo TT 22  
có liên quan đến môn Mỹ thuật ở tiểu học,  
đặc biệt trong quá trình triển khai DH Mỹ  
30  
TRƯỜNG ĐẠI HC PHÚ YÊN  
thuật theo phương pháp mới của Đan  
Mạch, đồng thời liên hệ đến tính đặc thù  
dạy - học của môn học “Mỹ thuật lấy hoạt  
động thực hành làm chủ yếu, sáng tạo bằng  
nhiều hình thức/sản phẩm đa dạng, phong  
phú; phát huy tính hợp tác/hoạt động  
nhóm, nhưng vẫn chú trọng đến phát triển  
năng lực cá thể HS; tăng cường giao tiếp,  
đánh giá thông qua biểu đạt ngôn ngữ tạo  
hình…”. Do vậy, GV cần lưu ý và phát  
huy những thuận lợi, ưu điểm trên tinh thần  
của TT 22 trong quá trình tổ chức nhận xét,  
ĐGTX một cách hiệu quả.  
4.2. Công tác chỉ đạo, quản lý – triển khai  
thực hiện  
Các cấp QLGD ở từng địa phương  
(cấp tỉnh, thành phố/thị xã, huyện, trường  
tiểu học) chỉ đạo, triển khai việc xây dựng  
kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng tổ chức  
hướng dẫn đến tất cả các trường tiểu học tổ  
chức tập huấn cho đội ngũ CBQL, GV  
nghiên cứu/thảo luận/chia sẻ kinh nghiệm  
những vấn đề điều chỉnh sửa đổi, bổ sung  
trong TT 22;  
Vận động tích cực, sâu rộng đến  
các lực lượng QLGD các cấp, đội ngũ GV  
để tăng cường các hoạt động sinh hoạt  
chuyên môn, chuyên đề liên quan đến hoạt  
động đánh giá HS tiểu học;  
4. Một số ý kiến đề xuất  
4.1. Tác động nhận thức  
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức  
đối với CBQL, GV, phụ huynh HS về việc  
đánh giá học HS tiểu học được quy định tại  
Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT;  
Có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, giải  
quyết khó khăn, vướng mắc kịp thời trong  
quá trình thực hiện TT 22 tại địa phương  
đạt hiệu quả;  
Mỗi CBQLGD, GV phải quán triệt  
có trách nhiệm tác động nhận thức đến  
phụ huynh HS để hiểu rõ một cách sâu sắc  
về yêu cầu, nguyên tắc, mục đích đánh giá  
cũng như tinh thần chung của TT 22, đó là:  
vẫn giữ những điểm cốt lõi, cơ bản của tinh  
thần TT 30 “đánh giá thường xuyên bằng  
nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết  
hợp với nhận xét”; “kết hợp đánh giá của  
GV, HS, cha mẹ HS”; tiếp tục khẳng định  
“đánh giá của giáo viên là quan trọng  
nhất”;  
4.3. Đối với giáo viên giảng dạy Mỹ thuật ở  
tiểu học, học sinh và phụ huynh học sinh  
- GV cần nghiên cứu kỹ nội dung  
chương trình DH và Chuẩn KTNN (chương  
trình môn Mỹ thuật ở tiểu học hiện hành)  
để xây dựng kế hoạch DH thích hợp theo  
chủ đề và tổ chức thực hiện những quy  
trình DH Mỹ thuật hiệu quả, tích cực nhằm  
tạo sự hứng thú học tập cho HS (chú trọng  
nội dung ĐGTX qua mỗi chủ đề/tiết  
học/các hoạt động học tập cụ thể). Luôn có  
ý thức chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp để  
học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao năng  
lực đánh giá;  
- Tiếp tục phát huy ưu thế của DH  
theo phương pháp mới của Đan Mạch để  
thực hiện và hỗ trợ các hoạt động Mỹ thuật  
theo hướng tích hợp chủ đề và có sự tổ  
chức ĐGTX để phát triển các năng lực học  
tập, khả năng sáng tạo và kỹ năng sống cho  
HS thông qua việc đánh giá vì sự tiến bộ  
của mỗi HS;  
Tính nhân văn của TT 22 tiếp tục  
kế thừa, phát huy những ưu điểm của TT  
30; đã có những sửa đổi rõ ràng, phần nào  
khắc phục được hạn chế của TT 30. Những  
quy định mới của TT 22 đã khắc phục được  
gánh nặng về áp lực sổ sách cho GV, giảm  
được thời gian cho GV phải ghi nhận xét  
đánh giá HS (không có nghĩa là làm cho  
GV nhàn hạ hơn). Do vậy, GV sẽ có nhiều  
thời gian hơn để quan tâm đến việc đầu tư  
đổi mới PPDH, hỗ trợ tốt hơn cho HS trong  
quá trình GD, học tập và rèn luyện.  
- Tích cực đầu tư, nghiên cứu xây  
TP CHÍ KHOA HC S15 * 2017  
31  
dựng/vận dụng “Bảng tham chiếu”, thiết kế  
các Tiêu chí/Chỉ báo đảm bảo tính khoa  
học, phù hợp với nội dung dạy - học,  
Chuẩn KTKN theo chương trình để định  
hướng tốt cho quá trình tổ chức DH và  
đánh giá kết quả học tập. Cần lượng hóa  
được các nội dung đánh giá; thu thập minh  
chứng cho kết quả đánh giá sát từng đối  
tượng HS ở mỗi thời điểm đánh giá, trên cơ  
sở đó để có thể điều chỉnh, bổ sung kế  
hoạch DH, PPDH, hình thức tổ chức DH và  
nội dung đánh giá;  
động dạy - học, GD Mỹ thuật trong nhà  
trường tiểu học cũng như trong cuộc sống  
và tương lai của các em. Đồng thời, khuyến  
khích phụ huynh HS trao đổi với GV/nhà  
trường về cách nhận xét, đánh giá HS bằng  
các hình thức phù hợp và phối hợp với GV  
động viên, giúp đỡ HS kịp thời ĐGTX  
trong học tập môn học đạt hiệu quả tốt  
nhất.  
4.4. Công tác đào tạo giáo viên Tiểu học  
Đối với cơ sở đào tạo (Trường Đại  
học Phú Yên:  
- Nâng cao năng lực nhận xét, đánh  
- Tăng cường hội thảo chuyên đề,  
giá (chú trọng kỹ năng nhận xét bằng lời  
trên lớp - tránh tình trạng nhận xét chung  
chung, trùng lặp, hình thức không cần  
thiết). Quá trình DH cần phát huy tính  
tương tác giữa các đối tượng đánh giá.  
Trong thiết kế tổ chức các động DH chú  
trọng khai thác và sử dụng linh hoạt, phối  
hợp hiệu quả các kỹ thuật đánh giá (được  
coi như là công cụ để lượng hóa kết quả):  
Đánh giá bằng quan sát; Đánh giá bằng vấn  
đáp; Đánh giá bằng bài trắc nghiệm; Đánh  
giá bằng thực hành/luyện tập; HS tự đánh  
giá về kết quả, sản phẩm Mỹ thuật và một  
số kỹ thuật khác…  
tập huấn chuyên môn… để CB-GV được  
tiếp cận, nghiên cứu những vấn đề đổi mới  
GD, đổi mới GD phổ thông hiện nay;  
- Trong chương trình đào tạo GV  
Tiểu học, cần bổ sung học phần (mang tính  
chuyên đề) để sinh viên (SV) được cập  
nhật, nghiên cứu những điểm mới của TT  
22/2016/TT-BGDĐT - Sửa đổi, bổ sung về  
Quy định đánh giá HS tiểu học có liên quan  
đến các môn học ở tiểu học nhằm hỗ trợ  
cho SV trong học tập, các hoạt động đào  
tạo như rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư  
phạm, PPDH bộ môn; nghiên cứu, thực  
nghiệm các khóa luận/đề tài về khoa học sư  
phạm ứng dụng...  
- Động viên, khuyến khích HS chủ  
động trong nhận xét, giao tiếp đánh giá;  
hiểu được kết quả học tập của mình/của bạn  
(mức độ hoàn thành), có ý thức hỗ trợ các  
bạn/nhóm trong học tập và tự đánh giá khả  
năng của chính mình theo từng thời điểm.  
GV phải có phương pháp để tác động nhận  
thức giúp HS nhận biết, hiểu được những  
nội dung học tập mà mình đã hoàn thành  
tốt để phát huy, chưa hoàn thành để tiếp tục  
rèn luyện nỗ lực cố gắng (lưu ý đến các đối  
tượng HS có khả năng vượt trội/năng khiếu  
cũng như các HS còn khó khăn, hạn chế);  
- Bằng nhiều hình thức để tác động  
Đối với giảng viên sư phạm:  
- Tích cực nghiên cứu, trao đổi học  
thuật, chia sẻ kinh nghiệm cùng đồng  
nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ  
công tác giáo dục đào tạo (tăng cường sinh  
hoạt chuyên môn cấp Tổ bộ môn/khoa...)  
- Giảng viên, trong quá trình giảng  
dạy, đặc biệt các học phần PPDH bộ môn  
trong chương trình đào tạo, cần tổ chức giới  
thiệu để SV được nghiên cứu, vận dụng  
những nội dung đổi mới về công tác đánh  
giá HS tiểu học theo TT 22 trong tổ chức  
Thực hành sư phạm. Đặc biệt đối với hoạt  
động kiểm tra - đánh giá trong hoạt động  
Giáo dục nghệ thuật và tổ chức dạy - học  
nhận thức đến phụ huynh HS, cộng đồng xã  
hội nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt  
32  
TRƯỜNG ĐẠI HC PHÚ YÊN  
môn Mỹ thuật ở tiểu học theo phương pháp  
mới của Đan Mạch hiện nay.  
Đối với SV sư phạm ngành GD Tiểu  
học:  
cho mỗi HS; cần xóa bỏ tư duy xem đánh  
giá để phân loại/so sánh HS với nhau; kết  
quả/minh chứng đánh giá là nguồn thông  
tin phản hồi để các nhà trường, GV điều  
chỉnh, cung cấp các chương trình/kế  
hoạch/môi trường DH phù hợp với khả  
năng, trình độ, điều kiện kinh tế, văn hóa...  
sao cho thích hợp ở mỗi đặc trưng vùng  
miền/địa phương. Mặt khác, qua đó nhà  
trường, GV và phụ huynh HS sẽ có những  
giải pháp phối hợp tích cực, kịp thời để  
giúp đỡ các em ngày một tiến bộ hơn;  
- Nâng cao hơn ý thức tự học, tự  
nghiên cứu, gắn đào tạo với thực tiễn phổ  
thông; nâng cao trình độ chuyên môn và  
nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu công tác sau  
khi tốt nghiệp trong bối cảnh đổi mới căn  
bản và toàn diện giáo dục và đào tạo;  
- Không ngừng nâng cao năng lực  
quản lý, kỹ năng tổ chức và xây dựng công  
cụ trong kiểm tra, đánh giá môn học và các  
hoạt động GD;  
Việc bổ sung sửa đổi một số điều  
về đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư  
22/2016/TT-BGDĐT có ý nghĩa vô cùng  
quan trọng; giúp cho GV giảng dạy Mỹ  
thuật thuận lợi hơn khi thực hiện đánh giá  
HS; GV có nhiều thời gian hơn để quan  
tâm đến việc hỗ trợ, GD Mỹ thuật HS nhằm  
phát triển các năng lực cốt lõi và góp phần  
hình thành và hoàn thiện nhân cách cho  
HS. Chúng tôi hy vọng rằng, phát huy, kế  
thừa và cụ thể hóa tinh thần nhân văn của  
TT 30; những sửa đổi, bổ sung của TT 22  
sẽ khắc phục được một số hạn chế, bất cập  
trong cách đánh giá HS tiểu học những năm  
gần đây để phù hợp với xu thế phát triển,  
đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn  
diện giáo dục và đào tạo nhằm tạo chuyển  
biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng và  
hiệu quả giáo dục ở Tiểu học  
- Vận dụng linh hoạt, có hiệu quả  
các hình thức, quy trình tổ chức kiểm tra,  
đánh giá HS tiểu học theo TT 22 thông qua  
quá trình rèn luyện nghiệp vụ, thực hành -  
thực tập sư phạm theo hướng dạy học tích  
hợp, phát triển năng lực và giáo dục nhân  
cách toàn diện cho HS tiểu học.  
5. Thay lời kết  
Dạy học phát triển năng lực, phẩm  
chất HS tiểu học được xem như một nội  
dung GD, phương pháp GD nhằm phát huy  
tính tích cực của HS, sẽ làm cho việc DH  
được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu  
hình thành và phát triển nhân cách HS. Do  
vậy, trong đổi mới công tác kiểm tra đánh  
giá HS tiểu học cần phải xem việc đánh giá  
như là một công cụ để định hướng học tập  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án Hỗ trợ giáo dục Mỹ thuật tiểu học (SAEPS) (2015),  
Tài liệu dạy học Mỹ thuật dành cho giáo viên tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà  
Nội.  
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2016), Tài liệu tập huấn  
Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học môn Mỹ thuật.  
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014  
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu  
học.  
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016  
TP CHÍ KHOA HC S15 * 2017  
33  
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định  
đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày  
28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.  
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Văn bản hợp nhất số số 03/VBHN-BGDĐT ngày  
28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học  
sinh tiểu học.  
[6] Nguyễn Thị Nhung (chủ biên) (2016), Nguyễn Thị Hậu, Nguyễn Quỳnh Nga, Ong  
Thị Quý Nhâm, Lê Thuý Quỳnh, Phạm Văn Thuận, Nguyễn Khắc Tú, Học Mỹ thuật  
theo định hướng phát triển năng lực (vận dụng phương pháp mới của Dự án Hỗ trợ  
giáo dục Mỹ thuật Tiểu học do Vương quốc Đan Mạch tài trợ), Nxb GD Việt Nam,  
Nội.  
Abstract  
Teaching learning arts education in primary schools under new supported Denish  
approach and assessing primary students following Circular 22/2016 by the Ministry  
of Education and Training  
The teaching and learning Arts Education in primary schools under new approach  
supported by Demark (SAEPS) in recent years have proved many advantages. However, the  
assessment of students’ performance following Circular N0 30/2014/TT-BGDĐT still has  
many problems, and cannot promote students’ learning competence or enhance their  
progress. This article mentions and discusses some new points and amendments  
implemented in Circular 22/2016/TT-BGDĐT on assessing primary students regarding the  
subjects in which arts teachers are required to master and conduct effectively aiming at  
upgrading the quality of teaching and learning Arts Education in primary schools.  
Key words: Teaching and learning arts education, learning competence, quality,  
assessment, problems.  
pdf 7 trang yennguyen 22/04/2022 740
Bạn đang xem tài liệu "Dạy – Học mỹ thuật ở Tiểu học theo phương pháp mới của đan mạch và đánh giá học sinh Tiểu học theo thông tư 22/2016/TT-BGDĐT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfday_hoc_my_thuat_o_tieu_hoc_theo_phuong_phap_moi_cua_dan_mac.pdf