Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng của quá trình keo tụ nhũ tương thải cắt gọt làm giảm thông số COD

JST: Engineering and Technology for Sustainable Development  
Vol. 1, Issue 1, March 2021, 078-082  
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng của quá trình  
keo tụ nhũ tương thải cắt gọt làm giảm thông số COD  
Evaluation of Influencing Factors of the Flocculation Process Waste Emulsion Cutting Oil  
to reduce COD parameters  
Chu Thị Hải Nam*, Hoàng Hữu Hiệp, Nguyễn Thị Thu Huyền  
Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam  
Email: nam.chuthihai@hust.edu.vn  
Tóm tắt  
Nhũ tương cắt gọt thải có thông số COD (Chemical Oxygen Demand nhu cầu oxy hóa học) rất cao gây hại  
cho môi trường. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp keo tụ làm giảm COD của mẫu cắt gọt thải của nhà  
máy Samsung - Thái Nguyên trước khi thải ra môi trường. Mẫu nước thải đầu vào với các thông số hàm  
lượng dầu 5,35%v/v; pH = 8,72; COD = 147.200 mg/l được sử dụng. Kích thước hạt nhũ tương và đường  
cong phân bố kích thước hạt được xác định bằng phương pháp tán xạ laser. Kết quả cho thấy kích thước  
thước hạt nhũ tập trung trong khoảng hẹp (từ 0,058 ÷ 1,729 µm) với kích thước hạt trung bình rất bé  
(0,22 µm). Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ được khảo sát như: ảnh hưởng của pH (từ 3 ÷ 10),  
ảnh hưởng bởi hàm lượng Al2(SO4)3, ảnh hưởng hàm lượng C-PAM và tốc độ khuấy đến quá trình xử lý nhũ  
tương cắt gọt. Kết quả cho thấy hiệu quả giảm COD tốt nhất đạt được sau quá trình xử lý là 98,24% (COD  
còn 2.586 mg/l) ở điều kiện pH = 5; hàm lượng Al2(SO4)3 là 2g/l; hàm lượng C-PAM là 12 mg/kg với tốc độ  
khuấy 50 vòng/phút trong 25 phút.  
Từ khóa: Nhũ tương thi, keo t, Al2(SO4)3, C-PAM, COD.  
Abstract  
Waste emulsion cutting oil has a very high COD (Chemical Oxygen Demand) parameters and it was harmful  
to the environment. In this study, flocculation method was investigated to reduce COD of the waste emulsion  
cutting oil discharged from Samsung Thai Nguyen company. The waste emulsion cutting oil with the initial  
parameters such as oil content of 5.35%v/v; pH = 8.72; COD = 147,200 mg/l was used. Particle size and its  
distribution of the emulsion were determined by laser scattering. Results showed that the particle size of the  
emulsion has a narrow characteristic ranging from 0.058 to 1.729 µm, averaged at 0.22 µm. Several factors  
affecting the flocculation process were pH (ranging from 3 to 10); Al2(SO4)3 content; C-PAM content and  
stirring speed during treatment of emulsion cutting oil. The best efficiency in COD reduction obtained was  
98.24% (COD is 2,586 mg/l) at the optimum condition of pH = 5; Al2(SO4)3 of 2 g/l; C-PAM of 12 mg/kg at a  
stirring speed of 50 rpm for 25 minutes.  
Keywords: waste emulsion, flocculation, Al2(SO4)3, C-PAM, COD.  
1. Giới thiệu  
cắt gọt), với hàm lượng dầu pha vào nước từ 5 ÷ 10%  
thể tích và các chất hoạt động bề mặt khác nhau [1].  
Loại dầu này chủ yếu có xuất xứ từ các công ty đa  
quốc gia đã tạo lên thương hiệu từ nhiều năm qua, có  
thể kể đến dầu cắt gọt pha nước của các hãng như:  
Castrol, Caltex, Shell, Total, Morrison, Esterlube,  
Toyo hay Korea lube,… Có hai hãng dầu cắt gọt pha  
nước của Việt Nam có thể cạnh trạnh với các loại dầu  
nước ngoài là: PV cutting oil, Petrolimex. Tại Việt  
Nam thị trường dầu cắt gọt pha nước cũng đang dần  
nóng lên với sự phát triển của các ngành công nghiệp  
như: chế tạo máy, lắp ráp máy móc, ô tô, ... Trong  
những năm gần đây, các nhà máy chế tạo và lắp ráp  
điện thoại như Samsung hoạt động ở Việt Nam sử  
dụng lượng lớn dầu cắt gọt pha nước phục vụ cho gia  
công vỏ điện thoại di động. Bên cạnh đó, việc ra đời  
công ty sản xuất ô tô đầu tiên của Việt Nam là  
Vinfast thuộc Tập đoàn Vingroup cũng sẽ thúc đẩy  
thị trường dầu cắt gọt pha nước phát triển hơn nữa  
trong những năm tiếp theo.  
Ngày*nay, cùng với sự phát triển của các ngành  
công nghiệp nặng thì các ngành công nghiệp phụ trợ  
cũng rất phát triển. Trong đó phải kể đến hoạt động  
gia công cắt gọt kim loại, với yêu cầu cao về độ chính  
xác của các chi tiết, người ta sử dụng các chất lỏng  
cắt gọt kim loại trong quá trình gia công để bôi trơn  
và làm mát. Gia công kim loại bằng cắt gọt là một  
phương pháp gia công rất phổ biến trong ngành cơ  
khí chế tạo máy, dùng công cụ cắt để hớt bỏ lớp kim  
loại thừa khỏi chi tiết, nhằm đạt được những yêu cầu  
cho trước về hình dáng, kích thước,... của các chi tiết  
máy và thiết bị.  
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại chất  
lỏng cắt gọt khác nhau, nhưng sử dụng phổ biến nhất  
vẫn là dầu cắt gọt pha nước (hay còn gọi là nhũ tương  
ISSN: 2734-9381  
Received: June 8, 2020; accepted: September 18, 2020  
78  
 
JST: Engineering and Technology for Sustainable Development  
Vol. 1, Issue 1, March 2021, 078-082  
Thống kê lượng phát thải dầu cắt gọt sau sử  
tính kết quả; pH được xác định bằng máy Titra Lab,  
TIM 900 của Pháp; Nhu cầu oxy hóa học (COD)  
được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN  
6491) [10]; Phân bố kích thước hạt nhũ trong mẫu  
nhữ tương thải cắt gọt được xác định bằng phương  
pháp tán xạ laser trên máy LA-900, Horiba, Nhật.  
dụng hiện không được công bố, nhưng dựa vào con  
số tiêu thụ của dầu cắt gọt năm 2017 là 2,2 triệu tấn.  
Trong đó dầu cắt gọt pha nước chiếm tới 46%, có thế  
tính ra được con số dầu cắt gọt pha nước được tiêu  
thụ lên tới 1,012 triệu tấn [9]. Do khi sử dụng, dầu cắt  
gọt được pha với nước với hàm lượng 5% thể tích sẽ  
tạo ra hệ nhũ tương cắt gọt. Như vậy, con số nhũ  
tương thải ra môi trường lên tới khoảng 20,24 triệu  
tấn. Đây là con số rất lớn đối với một loại chất thải  
nguy ngại đến con người và môi trường, do dầu  
không thể phân hủy trong điều kiện thường.  
Quá trình xử lý thực hiện theo quy trình như  
Hình 1.  
200ml mẫu nhũ tương thải cho vào cốc đặt  
trên máy máy khấy từ, khuấy nhanh với tốc độ 250  
v/ph trong 5 phút, cắm điện cực của máy đo pH, nhỏ  
từ từ chất keo tụ Al2(SO4)3 (hàng thương mãi,  
25kg/bao, Trung Quốc) vào, đồng thời điều chỉnh pH  
của quá trình theo chương trình nghiên cứu bằng  
NaOH 1M được pha từ NaOH tinh khiết (99,9%,  
Xilong - Trung Quốc) hoặc H2SO4 0,5M được pha từ  
H2SO4 đặc (98% Trung Quốc), sau đó nhỏ từ từ chất  
trợ keo tụ C-PAM (Poly acrylamide cation (Anh),  
hàng thương mại, 25kg/bao hay Polymer anion  
A1110) và điều chỉnh tốc độ khuấy chậm lại với tốc  
độ và thời gian nghiên cứu. Toàn bộ mẫu cho vào  
phễu chiết quả lê để chiết tách riêng dầu và nước.  
Có nhiều phương pháp xử lý khác nhau như:  
hấp phụ, fenton, keo tụ, tuyển nổi. Mỗi phương pháp  
xử lý đều có ưu và nhược điểm riêng [2-8]. Tuy  
nhiên, với nước thải cắt gọt có hàm lượng dầu lớn và  
các chất hoạt động bề mặt khác nhau như nhũ tương  
cắt gọt thì cần áp dụng nhiều phương pháp khác nhau.  
Keo tụ là phương pháp hiệu quả xem như một bước  
tiền xử lý kết hợp với sục khí, tuyển nổi mang lại  
hiệu suất cao cho quá trình xử lý. Chính vì lẽ đó,  
nghiên cứu này đã tập trung xử lý mẫu nhũ tương thải  
trực tiếp từ nguồn thải sau quá trình sử dụng mà chưa  
qua giai đoạn xử lý nào với hàm lượng COD ban đầu  
rất cao (147.200 mg/l). Nghiên cứu khảo sát các yếu  
tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý nhũ tương cắt gọt  
với các chất keo tụ Al2(SO4)3 và chất trợ keo tụ C-  
PAM (Poly Acrylamide Cation).  
Phần nước sau chiết được sục khí ở áp suất 5 bar  
với lưu lượng 5 ml/giây trong 30 phút. Sau đó chiết  
lấy phần nước trong và lọc bằng giấy lọc băng xanh  
ta thu được mẫu sau xử lý. Mẫu này được xác định  
COD. Việc sục khí này có ý nghĩa như sau: Sau quá  
trình keo tụ dầu chưa thể được loại bỏ hoàn toàn, việc  
sử dụng giấy lọc băng xanh có kích thước lỗ 11 µm  
không hiệu quả trong việc giữ lại các hạt dầu chưa  
được keo tụ. Kích thước hạt dầu trong nhũ còn có  
những hạt bé hơn kích thước lỗ lọc. Vì vậy các hạt  
dầu dễ dàng lọt qua. Ngược lại, khi có quá trình sục  
khí tuyển nổi, phần dầu chưa được loại bỏ sẽ được  
tuyển nổi lên mặt nước, sau đó chiết tách để loại bỏ.  
Mặt khác, trong mẫu nhũ tương thải cắt gọt còn có rất  
nhiều các hợp chất gốc clo, phốt pho, ... chứa trong  
các loại phụ gia chưa được loại bỏ. Việc sục khí sẽ  
cung cấp oxy cho quá trình oxy hóa các hợp chất đó.  
2. Thực nghiệm  
Mẫu nhũ tương cắt gọt thải của nhà máy  
Samsung Thái Nguyên được dùng trong nghiên cứu  
này, mẫu được xác định hàm lượng dầu ban đầu bằng  
phương pháp chưng cất lôi cuốn với hỗn hợp dung  
môi toluen (tinh khiết 99,9%, Xilong - Trung Quốc)  
và xylen (tinh khiết 99,9%, Xilong - Trung Quốc)  
theo tỷ lệ 1:1 chi tiết như sau: 20 ml mẫu và 180 ml  
hỗn hợp toluen và xylen cho vào bình chưng 500 ml  
có lắp sinh hàn làm mát bằng nước. Mẫu được chưng  
cất lôi cuốn đến khi thể tích hơi (nước, toluen và  
xylen) không đổi, quá trình được làm lặp lại 3 lần và  
Hình 1. Quy trình xử lý nhũ tương cắt gọt thải  
79  
JST: Engineering and Technology for Sustainable Development  
Vol. 1, Issue 1, March 2021, 078-082  
3. Kết quả và thảo luận  
Bảng 1. Ảnh hưởng của pH đến hiu quả xử lý nhũ  
tương cắt gọt khi dùng Al2(SO4)3 và kết hp C-PAM  
Các thông số ban đầu của mẫu nhũ tương thải  
cắt gọt ban đầu được xác định: Hàm lượng dầu  
5,35%v/v, pH = 8,72 và COD = 147.200 mg/l. Phân  
bố các kích thước hạt nhũ trong mẫu được thể hiện  
trên Hình 2.  
Hiệu  
suất  
giảm  
COD sau  
xử lý,  
mg/l  
Al2(SO4, C-PAM,  
pH  
g/l  
mg/kg  
COD, %  
95,05  
96,20  
96,12  
96,68  
96,58  
97,17  
96,54  
97,08  
96,25  
96,67  
95,91  
96,64  
93,42  
95,34  
91,66  
91,95  
3,5  
3,5  
3,5  
3,5  
3,5  
3,5  
3,5  
3,5  
3,5  
3,5  
3,5  
3,5  
3,5  
3,5  
3,5  
3,5  
-
10  
-
10  
-
10  
-
10  
-
10  
-
10  
-
10  
-
10  
7.284  
5.582  
5.704  
4.878  
5.024  
4.164  
5.092  
4.298  
5.512  
4.749  
6.022  
4.934  
9.682  
7.012  
12.268  
11.842  
Từ Hình 2 cho thấy, các hạt nhũ tương trong  
mẫu được phân bố rất đồng đều và tập trung trong  
một khoảng phân bố hẹp từ 0,058 ÷ 1,729 µm, với  
kính thước hạt trung bình 0,22 µm. Thực tế cho thấy,  
với hàm lượng dầu 5,35% v/v, kích thước hạt nhũ  
phân tán rất bé và đồng đều trong nước nên mẫu có  
màu trắng đục như sữa và có COD là rất cao  
(147.200mg/l). Vì vậy, cần phải xử lý làm giảm COD  
trong mẫu này.  
3
4
5
6
7
3.1. nh hưởng của pH đến quá trình xử lý  
8
Tại các pH khác nhau (từ 3 ÷ 10) trong cùng  
điều kiện xử lý có chất keo tụ Al2(SO4)3 3,5 g/l, cùng  
tốc độ khấy chậm 80 v/ph trong 25 phút. So sánh  
đánh giá hiệu quả đối với hệ mẫu chỉ sử dụng chất  
keo tụ Al2(SO4)3 so với có sự kết hợp chất trợ keo tụ  
C-PAM 10 mg/kg kết quả được trình bày trong  
Bảng 1.  
9
10  
Từ kết quả thực nghiệm ở Bảng 1 cho thấy, quá  
trình xử lý chỉ sử dụng chất keo tụ Al2(SO4)3 cho hiệu  
quả tốt nhất tại pH = 5 với COD sau xử lý:  
5.024 mg/l, đạt hiệu suất 96,58%. Nhưng khi kết hợp  
Al2(SO4)3 với chất trợ keo tụ C-PAM cũng thu được  
hiệu quả xử lý nhũ tốt nhất tại pH = 5, COD đạt  
4.164 mg/l cho hiệu suất lên tới 97,17%. Điều này  
được giải thích như sau: Theo cơ chế to hạt keo  
trong nước, khi cho phèn nhôm vào nước sẽ được  
phân li thành các cation và anion theo phản ng:  
Hình 2. Đường cong phân bố kích thước hạt nhũ  
trong mẫu thải cắt gọt thải bằng tán xạ laser  
Còn pH từ 5 ÷ 6 đó là môi trường phù hợp nhất  
cho quá trình thủy phân Al2(SO4)3. Tại môi trường  
này, thủy phân hoàn toàn, tạo ra các cation Al3+;  
Các cation Al3+ trong nước bị thủy phân thành  
các hạt keo dạng polymer cơ bản: Al3+; Al(OH)2 ;  
+
Al(OH)2+ và Al(OH)4, đồng thời cũng tạo thành các  
Al(OH)2 ; AlOH2+ và đặc biệt là một số các hạt  
+
5+  
hạt keo polymer rn dạng Al2(OH)24+; Al3(OH)4  
;
4+  
polyme mang số oxy dương cao như: Al2(OH)2  
;
7+  
Al13O4(OH)24  
và Al(OH)3 [11]. Trong đó,  
Al3(OH)45+; Al13O4(OH)24 giúp quá trình trung hòa  
điện tích hạt keo và keo tụ các hạt du trong mu din  
ra hiệu quả hơn.  
7+  
7+  
Al13O4(OH)24 (gọi: Al13) là tác nhân keo tụ chính,  
5+  
tt nhất nhưng lượng (Al2(OH)24+; Al3(OH)4  
;
Al13O4(OH)247+) được to thành rất ít hơn so với các  
hạt keo polymer cơ bản. Mặt khác, trong quá trình  
thủy phân đó còn giải phóng ra các ion H+ đây là  
nguyên nhân gây giảm nhanh pH khi cho phèn nhôm  
vào nhũ tương.  
Nhưng khi pH càng tăng cao (từ 7 ÷ 10), thì khả  
năng tạo thành các ion dương càng giảm. Vì pH từ  
7 ÷ 8 trong quá trình thủy phân đã tạo ra sự kết ta  
Al(OH)3. Nên Al(OH)3 chỉ có thể hp phụ được mt  
phần các hạt keo dẫn đến hiệu quả xử lý giảm dn.  
Còn khi pH > 8, Al(OH)3 bị hòa tan tạo thành các  
Sở dĩ, quá trình xử lý đạt hiệu quả tốt nhất tại  
pH = 5 là vì: pH từ 3 ÷ 4 là môi trường axit, có nhiều  
H+ sẽ ngăn cản quá trình thủy phân Al2(SO4)3 trong  
nước nên khi đó quá trình keo tụ chỉ một phần  
Al2(SO4)3 được thủy phân, do đó hiệu quả xử lý COD  
tại đây là không cao.  
-
anion AlO2 , lúc này ngoài các hạt dầu còn có hạt keo  
tạo âm được hình thành trong quá trình thủy phân dẫn  
đến hệ nhũ tương ổn định trlại. Vì vậy mà hiệu quả  
xử lý giảm rt nhanh.  
80  
JST: Engineering and Technology for Sustainable Development  
Vol. 1, Issue 1, March 2021, 078-082  
trong quá trình thủy phân và kết hợp với C-PAM  
trong quá trình keo tụ. Còn với lượng nhỏ hơn 2 g/l,  
cation được thủy phân ra không đủ để trung hòa điện  
tích. Do đó, lực tương tác tĩnh điện vẫn lớn khiến hệ  
nhũ vẫn còn ổn định nên hiệu quả xử lý không phải là  
tốt nhất. Tương tự, khi hàm lượng Al2(SO4)3 lớn hơn  
2 g/l, cation được thủy phân ra nhiều hơn lượng cần  
thiết làm dư thừa điện tích dương. Lúc này, điện tích  
của hệ nhũ bị đảo dấu và ổn định trở lại. Nên hiệu  
quả xử lý ngày càng giảm.  
Hình 3. Ảnh hưởng của pH tới quá trình khi không và  
có C-PAM  
Vậy hàm lượng Al2(SO4)3 2g/l là giá trị tối ưu  
nht, hiu sut COD giảm 97,6%.  
Xét về hiệu suất giảm COD khi chỉ sử dụng  
Al2(SO4)3 so với việc xử lý kết hợp Al2(SO4)3 và  
C-PAM thì con số là không lớn (chỉ có 0,59%).  
Nhưng nhìn vào thông số COD giảm từ 5.024 mg/l  
xuống còn 4.164 mg/l sẽ là một giá trị không nhỏ  
(860 mg/l), hiệu quả này được so sánh trên Hình 3.  
Từ Hình 3 cho thấy, kết hợp Al2(SO4)3 và  
C-PAM cho hiệu quả xử lý COD tốt hơn đến 20%.  
Bở vì, khi thêm chất trợ keo tụ C-PAM vào đã tạo  
bông hydroxit kim loại, hấp phụ phân tử chất keo tụ  
trên bề mặt hạt keo, tạo thành mạng lưới phân tử chất  
keo tụ nhằm tăng vận tốc lắng, giảm chất đông tụ,  
giảm thời gian đông tụ và tăng vận tốc lắng.  
Hình 5. Ảnh hưởng của hàm lượng C-PAM đến quá  
trình xử lý nhũ tương cắt gt thi  
Từ hình 5 ta thấy, khi xử lý nhũ tương cắt gọt sử  
dụng C-PAM với 12 mg/kg ở điều kiện pH = 5,  
Al2(SO4)3 2 g/l, tốc độ khuấy chậm 80 v/ph trong  
25 phút đạt hiệu quả xử lý tốt nhất. Kết quả sau xử lý,  
COD giảm còn 3.020 (mg/l) hiệu suất đạt 97,98%.  
Vậy ti pH = 5; lượng Al2(SO4)3 3,5 g/l; lượng  
C-PAM 10 mg/kg; tốc độ khuấy chm 80 v/ph trong  
25 phút. COD ban đầu trong mu gim tt nht từ  
147.200 mg/l xuống còn 4.164 mg/l đạt hiu sut xử  
lý 97,17%.  
3.3 Ảnh hưởng của hàm lượng C-PAM  
3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng Al2(SO4)3  
Tại cùng điều kiện, hàm lượng chất trợ keo tụ  
C-PAM thay đổi từ 2 ÷ 20 mg/kg đến hiệu quả xử lý  
nhũ tương cắt gọt, kết quả được thể hiện trong Hình  
5.  
Tại cùng điều kiện, chỉ thay đổi hàm lượng  
Al2(SO4)3 từ 0,5 đến 5g/l trong quá trình xử lý nhũ  
tương cắt gọt thải, kết quả trình bày trong Hình 4.  
Sở dĩ với hàm lượng C-PAM 12 mg/kg hiệu quả  
xử lý tốt nhất, do lượng polyme này vừa đủ đính  
các đuôi của nó lên những phần trống còn lại trên hạt  
dầu, tạo thành bông keo lớn. Trong khi, lượng  
C-PAM nhỏ hơn 12 mg/kg chưa đủ lượng cần thiết để  
có thể đính lên bề mặt trống còn lại của các hạt dầu,  
khi đó vẫn các hạt dầu chưa được trung hòa điện tích  
nên tồn tại lực đẩy tĩnh điện. Vậy hệ nhũ tương vẫn  
chưa được phá hoàn toàn và COD cao hơn. Khi lượng  
C-PAM lớn hơn 12 mg/kg, hiệu quả xử lý giảm dần  
là do bề mặt hạt bão hòa các đoạn polyme, không có  
vị trí trống để hình thành cầu nối nên hạt keo ổn định  
trở lại.  
Hình 4. Ảnh hưởng của hàm lượng Al2(SO4)3 đến quá  
trình xử lý nhũ tương cắt gt thi  
Từ hình 4, nhận thấy rằng: khi sử dụng  
Al2(SO4)3 với hàm lượng 2 g/l ở điều kiện pH = 5 thì  
cho hiệu quả xử lý tốt nhất. COD giảm còn 3.527  
mg/l, hiệu suất đạt 97,6%. Với hàm lượng Al2(SO4)3  
lớn hơn 2 g/l thì hiệu suất giảm.  
3.4. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy  
Tại cùng điều kiện, tốc độ khuấy chậm thay đổi  
từ 50 đến 100 v/ph trong 25 phút được nghiên cứu,  
kết quả xử lý được thể hiện trên Hình 6.  
Tốc độ khuấy chậm 50 v/ph hiệu quả xử lý cao  
nhất, COD giảm còn 2.586 mg/l tương đương hiệu  
suất đạt 98,24%.  
Điều này được giải thích như sau: với hàm  
lượng Al2(SO4)3 2 g/l thủy phân ra một lượng cation  
vừa đủ để trung hòa điện tích hạt dầu, hạt keo tạo ra  
81  
JST: Engineering and Technology for Sustainable Development  
Vol. 1, Issue 1, March 2021, 078-082  
Service and Development- Dow Latin America,  
(2015) 17-21.  
[2]. Carlos E.Santo, Victor J.P. Vilar, Cidalia M.S.  
Botelho, Amit Bhatnagar, Eva Kumar, Rui A.R.  
Boaventura, Optimization of coagulation–flocculation  
and flotation parameters for the treatment of a  
petroleum refinery effluent from a Portuguese plant,  
Chemical Engineering Journal 183 (2012) 117–123.  
[3]. María Matos, Carlos F. García, Miguel A. Suárez,  
Carmen Pazos, José M. Benito,Treatment of oil-in-  
water emulsions by a destabilization/ultrafiltration  
hybrid process: Statistical analysis of operating  
parameters, Journal of the Taiwan Institute of  
Chemical Engineers 59 (2016) 295–302.  
Hình 6. Ảnh hưởng ca tốc độ khuấy đến quá trình xử  
lý nhũ tương cắt gt thi  
Vì trong quá trình keo tụ cần có sự khuấy trộn  
để giảm khoảng cách các hạt keo sau khi được trung  
hòa điện tích, dưới tác dụng của lực hút phân tử có  
thể tạo thành những bông keo nhưng việc khuấy  
nhanh làm cho các bông keo bị khuấy trộn mạnh, lực  
hút phân tử Van der Waals không thể thắng được lực  
quán tính do việc khuấy trộn mạnh tạo ra nên khả  
năng liên kết không cao, đồng thời các bông keo rất  
dễ bị phá vỡ, hạt keo có thể ổn định trở lại. Khuấy với  
tốc độ 50 v/ph, sự khuấy trộn chậm nhưng đủ để các  
bông keo liên kết với nhau tạo thành bông keo to mà  
không bị phá vỡ. Trong điều kiện nghiên cứu không  
thể có thiết bị khuấy với tốc độ thấp hơn 50 v/ph nên  
không thể nghiên cứu ở giá trị thấp hơn nữa. Vậy, ở  
điều kiện pH=5; Al2(SO4)3 2 g/l; C-PAM 12 mg/kg  
với tốc độ khuấy chậm 50 v/ph trong 25 phút là giá trị  
tối ưu nhất.  
[4]. Mohammad Mehdi Amina, Mohammad Mehdi  
Golbini Mofrad, Hamidreza Pourzamani, Seyed  
Mohammad Sebaradara, Karim Ebrahim, Treatment  
of industrial wastewater contaminated with  
recalcitrant metal working fluids by the photo-Fenton  
process as post-treatment for DAF, Journal of  
Industrial and Engineering Chemistry 45 (2017) 412–  
420.  
[5]. Abdullah Almojjlya, Daniel Johnsona, Darren L.  
Oatley-Radcliffea, Nidal Hilal, Removal of oil from  
oil-water emulsion by hybrid coagulation/sand filter  
as  
pre-treatment, Journal of Water Process Engineering  
26 (2018) 17-27.  
[6]. R. Etchepare, H. Oliveira, A. Azevedo, J. Rubio,  
Separation of emulsified crude oil in saline water by  
dissolved air flotation with micro and nanobubbles,  
Separation and Purification Technology 186 (2017)  
326–332.  
4. Kết luận  
Với mẫu nhũ tương cắt gọt thải của nhà máy  
Sam Sung - Thái Nguyên có các hàm lượng dầu  
5,25%v/v; kích thước hạt nhũ trung bình 0,22µm;  
pH = 8,72 và COD = 147.200 mg/l đã được nghiên  
cứu kết quả cho thấy như sau:  
[7]. P. Painmanakul, T. Chintateerachai, S. Lertlapwasin,  
N.  
Rojvilavan,  
T.  
Chalermsinsuwan,  
N.  
Chawaloesphonsiya, O. Larpparisudthi, Treatment of  
Cutting Oily - Wastewater by Sono Fenton Process:  
Experimental Approach and Combined Process,  
International Scholarly and Scientific Research &  
Innovation 7(12) (2013) 936-940.  
Quá trình xử lý đạt hiệu suất tốt hơn đến 20%  
khi sử dụng kết hợp chất keo tụ Al2(SO4)3 chất trợ  
keo tụ C-PAM. Quy trình xử lý đạt hiệu quả tốt nhất  
ở quá trình như sau: tốc độ khuấy nhanh 250 v/ph  
trong 5 phút; pH = 5; chất keo tụ Al2(SO4)3 2 g/l; chất  
trợ keo tụ C-PAM 12 mg/kg; tốc độ khuấy chậm  
50 v/ph trong 15 phút kết hợp sục khí tuyển nổi ở áp  
suất 5 bar với lưu lượng khí 5 ml/s trong thời gian  
30 phút cho hiệu quả xử lý COD giảm từ  
147.200 mg/l xuống còn 2.484 mg/l, hiệu suất đạt  
98,31%.  
[8]. Chunjian Su, Gaohua Cao, Shumei Lou, Rui Wang,  
Fengru Yuan, Longyun Yang & Qing Wang, reatment  
of Cutting Fluid Waste using Activated Carbon Fiber  
Supported Nanometer Iron as  
a Heterogeneous  
Fenton Catalyst, Scientific reports (2018) 8:10650.  
DOI:10.1038/s41598-018-29014-4.  
[9]. Gos report, Global metalworking fluids market  
research report 2017, May 2017.  
[10]. TCVN 6491: 1999 (ISO 6060: 1989), Chất lượng  
nước- xác định nhu cầu oxy hóa học, (1999).  
Lời cảm ơn  
[11]. O.P. Sahu, P.K. Chaudhari, Review on chemical  
treament of industrial waste water, Desalination and  
Water Treatment vol.17 (2) (2013) 241-257.  
Nghiên cứu này được thực hiện với sự hỗ trợ  
kinh phí bởi đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường  
Đại học Bách khoa Hà Nội, mã số: T2018-PC-228.  
[12]. QCVN 52:2013/BTNMT quy chuẩn ký thuật quốc gia  
Tài liệu tham khảo  
về nước thải công nghiệp trong sản xuất thép.  
[1]. Eduardo Lima; Metalworking fluids foam control  
based on novel surfactants technology, Technical  
82  
pdf 5 trang yennguyen 18/04/2022 1360
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng của quá trình keo tụ nhũ tương thải cắt gọt làm giảm thông số COD", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_cac_yeu_to_anh_huong_cua_qua_trinh_keo_tu_nhu_tuong.pdf