Báo cáo Đề tài Nghiên cứu và ứng dụng mạng phần mềm Enterprise Architect trong phân tích thiết kế các hệ thống thông tin

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI  
BÁO CÁO TỔNG KẾT  
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG  
Đề tài: Nghiên cứu và ứng dụng mạng phần mềm Enterprise  
Architect trong phân tích thiết kế các hệ thống thông tin  
Mã số: CS16-04  
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đinh Thị Hà  
Hà Nội, tháng 4/2017  
Li cảm ơn  
Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ của người giảng viên. Mỗi kết quả  
nghiên cứu đều mang đến một giá trị nhất định trong chuyên môn cũng như kinh nghiệm  
trong làm việc và giảng dạy. Với mục đích tìm hiểu một công cụ hỗ trợ giảng dạy cũng  
như tạo một nguồn tài liệu tiếng Việt cho sinh viên chuyên ngành Hệ thống thông tin thị  
trường và thương mại, tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu và ứng dụng phần mềm  
Enterprise Architect trong phân tích thiết kế các hệ thống thông tin”. Để hoàn thành được  
đề tài này, ngoài những kiến thức chuyên môn, còn có sự hỗ trợ, động viên của các đồng  
nghiệp và bạn bè. Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè thân và các  
đồng nghiệp trong bộ môn đã luôn động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình  
thực hiện đề tài.  
Hà nội, ngày 20 tháng 3 năm 2017  
 
DANH MC TVIT TT  
Từ viết tắt  
HTTT  
EA  
PTTK  
DN  
Giải nghĩa  
Hệ thống thông tin  
Enterprise Architect  
Phân tích thiết kế  
Doanh nghiệp  
NSD  
UML  
UC  
Người sử dụng  
Unified Modeling Language  
Use Case  
   
DANH MC HÌNH V, BNG BIU  
Tên hình  
Chsố  
2.1  
Sơ đồ tng quát các thành phn ca HTTT  
Giao din trang Start Page  
Hp thoi Select model(s)  
Hp thoi Open Project  
3.1  
3.2  
3.3  
3.4  
Giao din ca ca sdán  
Hp thoi Create New View  
Hp thoi New Model Package  
Hp thoi New Diagram  
3.5  
3.6  
3.7  
3.8  
Hp thoi thuc tính ca gói  
Hp thoi tùy chn ni dung hin thca gói  
Hp thoi New Diagram  
3.9  
3.10  
3.11  
3.12  
3.13  
3.14  
3.15  
3.16  
3.17  
3.18  
3.19  
3.20  
3.21  
3.22  
3.23  
3.24  
Hp thoi thuc tính ca biểu đồ  
Hp thoi Change Diagram Type  
Hp thoi Save  
Thực đơn tùy chn sp xếp thành phn  
Hp thoi Feature Visibility  
Hp thoi Show Features in Diagram  
Hp thoi Suppress Features in Diagram  
Hộp văn bn chú thích  
Ca sToolbox  
Hp thoi New Element  
Hp thoi Set Parents and Interfaces  
Hp thoi Option  
Hp thoi Advanced Settings  
Skin thu gn ca gói  
3.25  
3.26  
3.27  
3.28  
3.29  
3.30  
3.31  
3.32  
Skiện đầy đca gói  
Hp thoi Default Appearence  
Biểu tượng Quick Linker vi UC  
Thực đơn con các quan hệ ca Quick Linker  
Hp thoi Link to Element Feature  
Biểu đồ quan hệ tính năng – tính năng giữa hai thành phn  
Hp thoi Remove Connector  
Hp thoi Link Relation  
Chương 1. Tng quan nghiên cứu đề tài  
Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài  
Phân tích thiết kế HTTT là học phần chuyên ngành và bắt buộc đối với ngành  
1.1  
HTTT Kinh tế. Đây cũng chính là kiến thức không thể thiếu để phát triển cũng như  
quản trị các HTTT. Và để áp dụng vào các bài toán thực tế, ngoài kiến thức lý  
thuyết đòi hỏi người dùng phải sử dụng thành thạo các công cụ phân tích thiết kế để  
có thể mô hình hóa hệ thống. Hiện nay có nhiều công cụ hỗ trợ phân tích và thiết kế  
hệ thống như Rational Rose, Enterprise Architect, Power Design,… Trong đó  
Enterprise là phần mềm có nhiều ưu điểm nổi trội như: giao diện đồ họa trực quan  
dễ dàng sử dụng, dung lượng nhẹ và đòi hỏi cấu hình cài đặt không cao, thiết kế  
theo mô hình chuẩn UML 2.4.1, hỗ trợ toàn bộ các biểu đồ của UML và có chức  
năng generate từ mã code mà ít công cụ có được. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện  
nay vẫn chưa có một giáo trình hay tài liệu tham khảo tiếng Việt nào trình bày cụ  
thể về EA, nên hầu hết người dùng sử dụng các công cụ khác hoặc tự mò mẫm với  
các tài liệu bằng tiếng anh. Vì vậy việc nghiên cứu một cách đầy đủ về EA và ứng  
dụng nó vào PTTK HTTT là cần thiết, và sản phẩm của đề tài có thể là một tài liệu  
hữu ích cho sinh viên cũng như giáo viên và những người dùng phát triển HTTT.  
1.2  
Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài  
Ngoài nước Enteprise Architect (EA) là một phần mềm hỗ trợ phân tích và  
thiết kế hệ thống của hãng SparxSystem. Phiên bản EA đầu tiên được ra mắt vào  
năm 2000, và phiên bản mới nhất 12.1 ra được giới thiệu vào 16/3/2016 với sự phát  
triển hoàn thiện không ngừng. Ngoài các tài liệu hướng dẫn, đào tạo của công ty  
SPARX Systems, có nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng EA trên thế giới. Cụ  
thể như:  
UseCaseDrivenObjectModelingwithUMLTheoryandPractice(2007)cacáctácgiả  
Doug Rosenberg, và Matt Stephens, NXB Apress- ISBN 13: 978-1-59059-774-3  
“Fifty enterprise Architect tricks” (2012) của tác giả Peter Doomen, NXB Leanpub  
ISBN 9781626278991  
Trong nước: EA là một công cụ hỗ trợ phân tích và thiết kế hệ thống, vì vậy  
người dùng có tư tưởng khi cần dùng thì mới tìm hiểu để sử dụng và thông thường  
nó được giáo viên giới thiệu cho sinh viên tự tìm hiểu chứ không được đào tạo bài  
     
bản như một học phần kỹ năng, vì vậy không có nhiều công trình hoàn chỉnh nghiên  
cứu về công cụ này. Dưới đây là một số đề tài:  
“Enterprise Architect: Giới thiệu và ứng dụng trong bài toán quản lý đề tài khóa  
luận tốt nghiệp của sinh viên” (2009) do nhóm sinh viên Hoàng Thế Tùng, Bùi Văn  
Quý Nguyên Trung Kiên – Đại học Công nghệ, ĐHQG Hà nội thực hiện.  
“Hướng dẫn sử dụng phần mềm Enterprise Architect” do nhóm sinh viên  
Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Hùng Sơn, Trần Văn Tài – KHMTK3-Đại học Công  
nghiệp Hà nội thực hiện  
1.3  
Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài  
Mục tiêu: Đề tài sẽ thực hiện tìm hiểu và nghiên cứu phần mềm Enterprise  
Architect nhằm ứng dụng vào công việc phân tích và thiết kế các hệ thống thông tin  
bằng phương pháp hướng đôí tượng  
Sản phẩm ứng dụng: Báo cáo đề tài và bản phân tích thiết kế mẫu sẽ là tài liệu  
tham khảo hữu ích cho giáo viên cũng như sinh viên trong quá trình giảng dạy và  
học tập các học phần PTTK HT và HTTT quản lý.  
1.4  
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  
Đối tượng nghiên cứu  
Phần mềm Enterprise Architect  
Lý thuyết phân tích thiết kế HTTT hướng đối tượng  
Phạm vi nghiên cứu  
Phần mềm EA phiên bản 7. 5.847 và các HTTT đặc biệt là HTTT quản lý  
bán hàng, và HTTT quản lý thư viện.  
Các loại biểu đồ trong phương pháp PTTK hướng đối tượng  
Phương pháp  
1.5  
1.6  
- Loại dữ liệu: định tính  
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập  
- Phương pháp xử lý dữ liệu: phân tích, so sánh đối chiếu  
Kết cấu của báo cáo  
Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ, phụ lục, tài liệu tham  
khảo, báo cáo được chia thành 4 chương như sau:  
Chương 1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu  
       
Chương 2. Tổng quan về HTTT và phương pháp phân PTTK hướng đối tượng  
Chương 3: Nghiên cứu Enterprise Architect trong phân tích và thiết kế các  
HTTT  
Chương 4: Kết luận  
Chương 2. Tng quan về HTTT và phương pháp phân PTTK hướng đối tượng  
2.1 Tổng quan về HTTT  
2.1.1 Khái niệm  
Khái niệm hệ thống: Hệ thống là một tập hợp có tổ chức gồm nhiều phần tử, có  
các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục đích  
chung.  
Các phần tử của hệ thống là các thành phần hợp thành hệ thống và được hiểu theo  
nghĩa rộng:  
- Các phần tử có thể rất đa dạng, chẳng hạn trong hệ thống mặt trời thì các  
phần tử là mặt trời, quả đất,…; có khi các phần tử lại là những đối tượng trừu tượng  
như là một phương pháp, một lập luận, một quy tắc, … như trong các hệ thống tư  
tưởng. Như vậy các phần tử có thể là rất khác biệt về bản chất, không những giữa  
các hệ thống khác nhau mà có thể ngay trong cùng một hệ thống.  
- Các phần tử không nhất thiết là sơ đẳng mà có thể là những thực thể phức tạp  
và có thể được xem như những hệ thống. Bởi vậy, hệ thống thường có tính phân  
cấp: hệ thống được hợp thành từ nhiều hệ thống con, và mỗi hệ thống con lại được  
hợp thành từ những hệ thống nhỏ hơn.  
Khái niệm HTTT: HTTT là tập hợp người, thủ tục và các nguồn lực để thu thập,  
lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tổ chức, doanh nghiệp (DN).  
HTTT có thể là một hệ thống không chính thức nếu nó dựa vào truyền miệng,  
hoặc là một hệ thống chính thức nhưng thủ công nếu dựa vào các công cụ như giấy,  
bút. Trong khi đó, hệ thống thông tin hiện đại là hệ thống tự động hóa dựa vào máy  
tính và các công nghệ thông tin khác. Với hệ thống này, các thành phần cấu tạo của  
nó bao gồm: các phần cứng, phần mềm, các hệ mạng, con người và dữ liệu.  
Ngày nay HTTT đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống  
xã hội. Tùy theo quan điểm mà có thể phân loại các HTTT theo các tiêu chí khác  
nhau. Ví dụ như xét về mặt mục đích ứng dụng hay chức năng nghiệp vụ, HTTT có  
thể được phân chia thành: HTTT tài chính kế toán, HTTT Marketing, HTTT quản  
lý kinh doanh và sản xuất, HTTT nguồn nhân lực, HTTT văn phòng. Nếu xét theo  
quy mô tích hợp từ hệ thống con, thì HTTT có thể được chia thành: hệ thống quản  
lý nguồn lực, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, hệ thống quản lý quan hệ khách  
     
hàng, hệ thống quản lý tri thức. Hay nếu xét theo các cấp quản lý trong một tổ chức  
DN, HTTT có thể phân loại thành: hệ thống xử lý giao dịch, hệ thống thông tin  
quản lý, hệ thống hỗ trợ ra quyết định, hệ thống chuyên gia.  
Khái niệm hệ thống thông tin quản lý: là HTTT nhằm cung cấp các thông tin  
cần thiết cho sự quản lý, điều hành của một tổ chức, DN. Hạt nhân của HTTT quản  
lý là một cơ sở dữ liệu chứa các thông tin phàn ánh tình trạng hiện thời và hoạt  
động kinh doanh hiện thời của DN. Từ thông tin thu thập được từ môi trường của  
DN kết hợp với thông tin có trong cơ sở dữ liệu, HTTT quản lý sẽ tạo ra các thông  
tin mà nhà quản lý cần.  
2.1.2 Các thành phần của HTTT  
Mỗi một HTTT được cấu thành từ các yếu tố: phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ  
liệu, mạng, con người.  
Phần cứng: Phn cng gm các thiết bị được sdng trong quy trình xlý  
thông tin. Phn cng là các thiết bhu hình có thnhìn thy và cm nắm được.  
Da trên chức năng và cách thức hoạt động, người ta phân bit các thiết bphn  
cng ra thành thiết bnhp/ thiết bxut, thiết bxlý, thiết bị lưu tr.  
Phn mm: Là tp các chlnh theo mt trt tự xác định nhằm điểu khin thiết bị  
phn cng tự động thc hin mt công việc nào đó. Phần mềm được biu din thông  
qua ngôn nglp trình. Phn mm sdng bi hthống thông tin được chia ra  
thành: phn mm hthng (hệ điều hành), phn mm ng dng ( hson thảo văn  
bn, bng tính, hqun trị cơ sở dliệu…), và phần mm chuyên dng trong các  
lĩnh vực ngân hàng, kế toán,…  
Cơ sở dliu: Cơ sở dliu là mt tp hp dliu có tchc, có liên quan  
được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ thcấp để có ththa mãn yêu cu khai thác  
thông tin đồng thi ca nhiều người sdng hay nhiều chương trình ứng dng vi  
mục đích khác nhau. Chức năng của cơ sở dliu trong mt hthng thông tin:  
- Lưu trữ thông tin  
- Đáp lại các truy vn tc thi  
- Thng kê, phân tích, dbáo  
- Thiết lập báo cáo…  
 
Mạng: Mng máy tính là mt tp hp các máy tính và thiết bị được ni vi nhau  
thông quan các đường truyn vt lý theo mt kiến trúc nào đó nhằm chia scác dliu  
và tài nguyên mng.  
Con người: Là chủ thể điều hành và sử dụng hệ thống thông tin. Trong một  
HTTT phần cứng và phần mềm được coi là đối tượng trung tâm còn con người  
đóng vai trò quyết định. Con người là chủ thể, trung tâm thu thập, xử lý số liệu,  
thông tin để máy tính xử lý. Công tác quản trị nhân sự HTTT trong doanh nghiệp là  
công việc lâu dài và khó khăn nhất. Nguồn lực con người ở đây được chia thành hai  
nhóm chính:  
+ Người xây dựng và bảo trì hệ thống là nhóm người làm nhiệm vụ phân tích, lập  
trình, khảo sát, bảo trì.  
+ Nhóm sử dụng hệ thống là các cấp quản lý, người thiết lập các mục tiêu, xác định  
nhiệm vụ, tạo quyết định.  
Hình 2.1.Sơ đồ tng quát các thành phn ca HTTT  
Các thành phần của hệ thống thông tin có các mối liên hệ với nhau. Mối liên kết  
giữa các thiết bị trong một hệ thống thông tin bằng các dây dẫn là những mối liên  
hệ của hệ thống có thể nhìn thấy được. Ngược lại, phần lớn các mối liên kết giữa  
các yếu tố cấu thành nên hệ thống thông tin là không thể nhìn thấy được. Chúng  
được hình thành và diễn ra khi hệ thống hoạt động. Chẳng hạn, như việc lấy dữ liệu  
từ các cơ sở dữ liệu, và việc truyền dữ liệu đi xa hàng trăm cây số, việc lưu trữ dữ  
liệu trên các thiết bị.  
2.1.3 Quy trình phân tích và thiết kế HTTT  
Quy trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin gồm các giai đoạn sau: Lập kế  
hoạch, phân tích hiện trạng, phân tích khả thi, đặc tả, thiết kế, lập trình, kiểm thử,  
khai thác, bảo trì. Các giai đoạn cụ thể được trình bày như sau  
Lập kế hoạch  
Thực hiện một dự án tin học hóa có thể rất tốn kém,đòi hỏi nhiều công sức và  
thời gian trước khi mang lại lợi nhuận. Các nhân tố thường ảnh hưởng đến việc lập  
kế họach là: Thời gian, mức đầu tư (investment),những yếu tố không chắc chắn của  
dự án,nguồn nhân lực (số lượng,trình độ, khả năng… của người thiết kế và những  
người sử dụng cuối), những tình huống bất ngờ, những đánh giá sai lệch thực tế…  
Người ta thường cấu trúc hóa việc lập kế hoạch bằng cách:  
- Tách riêng các phân bổ nhân lực, thời gian và kinh phí.  
- Lập dự án tổng thể, kế hoạch cho một giai đoạn và các kế hoạch chi tiết.  
- Song song với việc lập kế hoạch là việc kiểm tra, báo cáo định kỳ.  
Kết quả của giai đoạn lập kế hoạch là xác định rõ ràng các phân hệ,chức năng  
của chúng trong HTTT tương lai, xác định các khả năng ứng dụng trên mạng hoặc  
truyền thông,bố trí công việc theo nhóm chuyên gia, phân chia kinh phí…  
Phân tích hiện trạng  
Phân tích(hay khảo sát) hiện trạng là giai đoạn phân tích các hoạt động của  
HTTT vật lý hiện hữu. Mục tiêu cần đạt được là làm sao có được các thông tin (liên  
quan đến những yêu cầu đặt ra trong bước lập kế hoạch) với độ tin cậy cao và chuẩn  
xác nhất, mới nhất.  
Có nhiều phương pháp phân tích hiện trạng:  
- Phỏng vấn,trực tiếp hoặc gián tiếp,các đối tượng liên quan (giám đốc,nhân  
viên, vị trí làm việc…)  
- Lập phiếu điều tra,thăm dò.  
- Quan sát, thu nhập mẫu biểu.  
Mỗi phương pháp đều có ưu điểm, nhược điểm riêng và được áp dụng sao cho  
phù hợp với tình hình thực tế. Sau khi có được các kết quả phân tích hiện trạng,  
 
phân tích viên phải biết cách tổng hợp các dữ liệu,các xử lý thu nhập được và hợp  
thức hóa.  
Phân tích khả thi  
Giai đoạn này có vai trò quyết định vì nó sẽ dẫn đến các lựa chọn quyết định  
HTTT tương lai cùng các bảo đảm tài chính, bao gồm 4 bước như sau:  
Bước 1: Phân tích,phê phán HTTT hiện hữu nhằm làm rõ các điểm yếu hoặc  
mạnh. Sắp xếp các vấn đề cần giải quyết theo thứ tự mức độ quan trọng của chúng.  
Bước 2 : Xác định các mục tiêu mới của các dự án,khả năng sinh lãi,thời gian  
trả lãi… nếu như việc này chưa được thực hiện ở giai đoạn lập kế hoạch.  
Bước 3 : Xác định một cách tổng quát các giải pháp về chi phí triển khai phân  
hệ (dự án),chi phí hoạt động trong tương lai,kết hợp phân tích ưu điểm và khuyết  
điểm của từng giải pháp.  
Bước 4: Lựa chọn những người chịu trách nhiệm phù hợp với giải pháp nào đó  
đã xác định.Nếu không tìm được những người như vậy hoặc chi phí ước tính cao so  
với mục tiêu đề ra thì phải quay lên bước 2. Bước 4 trong trường hợp này thường  
lặp đi lặp lại nhiều lần.  
Đặc tả  
Giai đoạn này thực hiện việc mô tả chi tiết kỹ thuật các thành phần bên trong hệ  
thống,bao gồm:  
- Kiến trúc dữ liệu (data architecture) và xử lý kiểu dữ liệu tương ứng, các chỉ  
dẫn về tên (identifiers) dữ liệu, các sơ đồ, biểu đồ hay đồ thị.  
- Giao diện giữa Hệ thống thông tin (HTTT) và Người sử dụng (NSD) : xác  
định HTTT cung cấp những gì cho NSD và ngược lại, NSD có thể khai thác được  
những gì từ HTTT?  
- Các công việc và các cài đặt cần thực hiện.  
- Diễn biến tiến trình từ mức ý niệm đến lúc thể hiện: triển khai kế hoạch,  
phân công nhóm làm việc, v.v..  
Kết quả của đặc tả là tập hợp các văn bản hồ sơ hay tư liệu về quá trình phân  
tích và thiết kế HTTT  
Thiết kế  
Mục tiêu của giai đoạn này xác định:  
- Kiến trúc chi tiết của HTTT,liên quan đến các giao diện với người sử dụng  
và các quy tắc quản lý, cấu trúc dữ liệu.  
- Thiết kế các chương trình, chuẩn bị lập trình.  
- Quy cách thử nghiệm chương trình, sử dụng các thư viện.  
- Quy cách khai thác, ứng dụng bảo trì, hướng dẫn sử dụng…  
- Các phương tiện và thiết bị liên quan.  
Lập trình  
Giai đoạn này là thhin vt lý ca HTTT bng vic chn công cphn mm  
để xây dng các tp dliu (database files), viết các chương trình, chạy th, kim  
tra, ráp ni, lp hồ sơ hướng dẫn, chú thích chương trình.  
Thử nghiệm  
Giai đoạn này bao gồm việc định nghĩa các thử nghiệm các chương trình, thử  
nghiệm hệ thống, hoàn thiện quá trình đào tạo người sẽ sử dụng hệ thống, sửa chữa  
các chương trình nguồn, hoàn thiện các văn bản báo cáo và hướng dẫn sử dụng.  
Việc thử nghiệm cho phép kết quả nhận được là phù hợp với các đặc tả ban đầu.  
Các phương pháp thử nghiệm được nghiên cứu chi tiết trong lĩnh vực công nghệ  
phần mềm (Software Engineering).  
Các yếu tố liên quan đến thử nghiệm bao gồm:  
- Kế hoạch thử nghiệm.  
- Danh mục (thư viện) thử nghiệm.  
- Dữ liệu thử nghiệm.  
- Các công cụ thử nghiệm.  
Khai thác  
Đây là giai đoạn quyết định đến kết quả tương lai của HTTT.Tùy theo kết quả  
khai thác, người sử dụng sẽ quyết định có sử dụng HTTT vừa xây dựng để thay thế  
HTTT thủ công hay không?  
Bảo trì  
Giai đoạn này gồm các công việc: Bảo trì,cải thiện và thích nghi hóa HTTT với  
những thay đổi nội tại cũng như với môi trường xung quanh. Nếu có kết quả phân  
tích ý niệm chính xác, xây dựng mô hình phù hợp và thể hiện vật lý hoàn hảo thì  
việc bảo trì HTTT sẽ dễ dàng. Ngược lại sẽ dẫn đến chi phí bảo trì tốn kém, khó  
làm thỏa mãn yêu cầu của người sử dụng.  
2.1.4 Các phương pháp PTTK HTTT  
Có 3 phương pháp phân tích thiết kế HTTT chủ yếu là: phương pháp thiết kế hệ  
thống cổ điển (thiết kế phi cấu trúc), phương pháp phân tích thiết kế hệ thống bán  
cấu trúc, phương pháp phân tích thiết kế hệ thống có cấu trúc  
Phương pháp thiết kế hệ thống cổ điển ( thiết kế phi cấu trúc)  
Đặc điểm:  
- Gồm các pha: Khảo sát, thiết kế, viết lệnh, kiểm thử đơn lẻ, kiểm thử trong  
hệ con, kiểm thử trong toàn hệ thống.  
- Việc hoàn thiện hệ thống được thực hiện theo hướng “bottom-up” (từ dưới  
lên) và theo nguyên tắc tiến hành tuần tự từ pha này tới pha khác.  
Nhược điểm  
- Gỡ rối, sửa chữa rất khó khăn và phức tạp. Ví dụ trong giai đoạn kiểm thử  
(test) nếu có lỗi nào đó xuất hiện ở giai đoạn cuối pha kiểm thử. Lúc đó, tuỳ theo  
mức độ nghiêm trọng của lỗi, có thể buộc phải sửa đổi hàng loạt các mođun. Khi  
một lỗi được phát hiện, khó chẩn đoán mođun nào (trong số hàng trăm, hàng ngàn  
mô đun) chứa lỗi.  
- Vì thực hiện theo nguyên tắc tuần tự các pha nên sau khi đã kết thúc một  
pha, người ta có thể không cần phải bận tâm đến nó nữa. Nếu ở pha trước còn lỗi thì  
các pha sau sẽ phải tiếp tục chịu ảnh hưởng của lỗi đó. Mặt khác hầu hết các dự án  
thường phải tuân thủ theo một kế hoạch chung đã ấn định từ trước vì vậy kết quả sẽ  
khó mà được như ý với một thời gian quy định.  
Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống bán cấu trúc  
Đặc điểm:  
Một loạt các bước “bottom-up” như viết lệnh và kiểm thử được thay thế bằng  
giai đoạn hoàn thiện “top-down”. Nghĩa là các modun mức cao được viết lệnh và  
kiểm thử trước rồi đến các modun chi tiết ở mức thấp hơn.  
Pha thiết kế cổ điển được thay bằng thiết kế có cấu trúc.  
Nhược điểm:  
 
Người thiết kế liên lạc rất ít với phân tích viên hệ thống và cả hai không có liên  
hệ nào với người sử dụng. Do vậy, quá trình phân tích và thiết kế gần như là tách ra  
thành hai pha độc lập  
Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống có cấu trúc  
Đặc điểm:  
Các hoạt động có thể thực hiện song song, mỗi hoạt động có thể cung cấp những  
sửa đổi phù hợp cho một hoặc nhiều hoạt động trước đó.  
Các phương pháp hướng chức năng  
Phương pháp SADT (Structured Analysis and Design Technie) của Mỹ dựa theo  
phương pháp phân rã một hệ thống lớn thành các hệ thống con đơn giản hơn. Kỹ  
thuật chủ yếu của SADT là dựa trên sơ đồ luồng dữ liệu, từ điển dữ liệu, ngôn ngữ  
mô tả có cấu trúc, ma trận chức năng. Nhưng SADT chưa quan tâm một cách thích  
đáng đối với mô hình chức năng của hệ thống.  
Phương pháp MERISE (Method pour Rassembler les Idees Sans Effort) của  
Pháp dựa trên các mức bất biến (mức trừu tượng hóa) của hệ thống thông tin như  
mức quan niệm, mức tổ chức, mức vật lý và có sự kết hợp với mô hình.  
Phương pháp CASE (Computer-Aided System Engineering) – phương pháp  
phân tích và thiết kế tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính.  
Phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng  
Phương pháp HOOD (Hierarchical Object Oriented Design) là phương pháp  
được lựa chọn để thiết kế các hệ thống thời gian thực. Phương pháp này yêu cầu  
phần mềm phải được mã hóa bằng ngôn ngữ lập trình ADA. Do vậy phương pháp  
này chỉ hỗ trợ cho việc thiết kế các đối tượng mà không hỗ trợ cho các tính năng kế  
thừa và phân lớp.  
Phương pháp RDD (Responsibility Driven Design) dựa trên việc mô hình hóa  
hệ thống thành các lớp. Các công việc mà hệ thống phải thực hiện được phân tích và  
chia ra cho các lớp của hệ thống.Các đối tượng trong các lớp của hệ thống trao đổi  
các thông báo với nhau nhằm thực hiện công việc đặt ra. Phương pháp RDD hỗ trợ  
cho các khái niệm về lớp, đối tượng và kế thừa trong cách tiếp cận hướng đối  
tượng.  
Phương pháp OMT (Object Modelling Technique) là một phương pháp được  
xem là mới nhất trong cách tiếp cận hướng đối tượng. Phương pháp này đã khắc phục  
được một số nhược điểm của các phương pháp tiếp cận hướng đối tượng trước mắc  
phải.  
2.2 Phương pháp PTTK hướng đối tượng  
Hiện nay tồn tại rất nhiều phương pháp mô hình hóa (phân tích và thiết kế) các  
hệ thống thông tin. Và mỗi một phương pháp mô hình hóa là sự kết hợp của ba  
thành phần gồm: một ký pháp, một tiến trình (hoặc chu trình) và một (hay một số)  
công cụ hỗ trợ(là phần mềm hỗ trợ cho quá trình mô hình hóa)). Trong đó, ký pháp  
bao gồm một số khái niệm và mô hình dùng để biểu diễn các khái niệm cùng với  
các kỹ thuật triển khai hay biến đổi các mô hình đó; Tiến trình bao gồm các bước đi  
lần lượt, các hoạt động cần làm, các sản phẩm qua từng giai đoạn, các điều hành  
tiến trình đó và các đánh giá chất lượng của các kết quả thu được; Công cụ hỗ trợ là  
các phần mềm hỗ trợ cho quá trình mô hình hóa.  
2.2.1 Các khái niệm cơ bản về mô hình  
UML là ngôn ngữ mô hình hóa. Nó được sử dụng để hiển thị, đặc tả, xây dựng  
và làm tài liệu các vật phẩm của phân tích hình thức và thiết kế trong quá trình xây  
dựng hệ thống phần mềm theo phương pháp hướng đối tượng. UML là ngôn ngữ  
chuẩn để viết kế hoạch chi tiết phần mềm, được dùng để mô hình hóa các hệ thống,  
cho phép biểu diễn nhiều hướng nhìn khác nhau của hệ thống trong quá trình phát  
triển hệ thống. Nó phù hợp cho việc mô hình hóa các hệ thống như hệ thống thông  
tin doanh nghiệp, các ứng dụng phân tán trên nền Web, hệ thống nhúng thời gian  
thực,… Như mọi ngôn ngữ mô hình khác, UML có các ký pháp (các biểu tượng sử  
dụng trong mô hình hay các phần tử cơ bản để xây dựng mô hình) và tập các luật sử  
dụng nó (bao gồm các quy tắc liên kết các phần tử mô hình và một số cơ chế chung  
sử dụng cho ngôn ngữ).  
Các phần tử cơ bản của mô hình trong UML.  
Các khối để hình thành mô hình UML bao gồm ba loại: phần tử, quan hệ và  
biểu đồ. Trong đó:  
- Phần tử là khái niệm trừu tượng trong mô hình. Chúng bao gồm bốn loại:  
phần tử cấu trúc – là các danh từ trong mô hình. Chúng là bộ phận tĩnh của mô hình  
   
để biểu diễn các thành phần khái niệm hay vật lý. Ví dụ như lớp, giao diện, trường  
hợp sử dụng, nút (node); phần tử hành vi - là các động từ trong mô hình. Chúng là  
bộ phận động của mô hinh để biểu diễn hành vi theo thời gian và không gian, ví dụ  
như tương tác, trạng thái; phần tử nhóm – là bộ phận tổ chức của mô hình UML.  
CHỉ có một phần tử thuộc loại này đó là gói (package); phần tử chú thích – là bộ  
phận chú giải của mô hình UML.  
- Quan hệ có chức năng gắn kết các phần tử lại với nhau. Có bốn loại quan hệ  
trong UML, bao gồm: quan hệ phụ thuộc (dependency)- là quan hệ ngữ nghĩa giữa  
hai phần tử trong đó thay đổi phần tử độc lập sẽ tác động đến ngữ nghĩa của phần tử  
phụ thuộc; quan hệ kết hợp (association) – là quan hệ cấu trúc để mô tả tập liên kết,  
khi đối tượng của lớp này gửi/ nhận thông điệp đến/ từ đối tượng của lớp kia thì  
chúng được gọ là có quan hệ kết hợp; quan hệ khái quát hóa (generalization) là  
quan hệ đặc biệt hóa/ khái quát hóa mà trong đó đối tượng cụ thể sẽ kế thừa các  
thuộc tính và phương thức của đối tượng tổng quát ; quan hệ hiện thực hóa –là quan  
hệ ngữ nghĩa giữa giao diện và lớp/thành phần hiện thực, giữa UC và hợp tác hiện  
thực UC.  
- Biểu đồ là biểu diễn đồ họa tập các phần tử mô hình. Có thể hiểu biểu đồ là  
ánh xạ của hệ thống, chúng được dùng để biểu diễn hệ thống đang xây dựng dưới  
các góc độ quan sát khác nhau. Các loại biểu đồ cơ bản trong UML gồm có: Biểu  
đồ Use case – chỉ ra tương tác giữa các UC và tác nhân, chúng dùng để biểu diễn  
các chức năng của hệ thống; biểu đồ lớp – chỉ ra tương tác giữa các lớp trong hệ  
thống, chúng được xem như kế hoạch chi tiết của các đối tượng; biểu đồ tuần tự -chỉ  
ra luồng chức năng xuyên qua các UC, chúng được dùng để mô tả tương tác giữa  
các đối tượng và tập trung vào mô tả trật tự các thông điệp theo thời gian; biểu đồ  
cộng tác – chỉ ra các thông tin như biểu đồ tuần tự nhưng nó tập trung vào cấu trúc  
tổ chức của các đối tượng gửi và nhận thông điệp; biểu đồ trạng thái – mô tả vòng  
đời của đối tượng từ khi nó được sinh ra đến khi bị phá hủy, chúng cung cấp cách  
thức mô hình hóa các trạng thái khác nhau của đối tượng; biểu đồ thành phần – mô  
tả các thành phần phần mềm trong hệ thống và quan hệ giữa chúng; biểu đồ triển  
khai –chỉ ra bố trí vật lý của mạng và các thành phần của hệ thống sẽ đặt ở đâu.  
2.2.2 Tiến trình phát triển phần mềm  
 
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 72 trang yennguyen 26/03/2022 4640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Đề tài Nghiên cứu và ứng dụng mạng phần mềm Enterprise Architect trong phân tích thiết kế các hệ thống thông tin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_de_tai_nghien_cuu_va_ung_dung_mang_phan_mem_enterpri.pdf