Phát triển sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa biển Thanh Hóa

TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU  
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TRÊN CƠ SỞ KHAI THÁC  
GIÁ TRỊ VĂN HÓA BIỂN THANH HÓA  
NCS. Nguyễn Thị Trúc Quỳnh1  
Tóm tắt: Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 đã  
xác định một trong những trọng tâm của du lịch Thanh Hóa là xây dựng sản phẩm du  
lịch, trong đó nhấn mạnh khai thác những lợi thế của du lịch biển. Ở bài viết này, tác  
giả đi vào phân tích những thế mạnh của du lịch biển, đặc biệt là các giá trị văn hóa  
biển Thanh Hóa - nguồn liệu quan trọng để xây dựng nên sản phẩm du lịch đặc trưng  
của du lịch Thanh Hóa.  
Từ khóa: Sản phẩm du lịch, giá trị văn hóa biển, di tích lịch sử, sinh hoạt tín  
ngưỡng, ngành du lịch…  
1. Đặt vấn đề  
Sản phẩm du lịch được xem là loại hàng hóa đặc biệt của ngành Du lịch. Bởi nó  
chứa đựng cả những giá trị hữu hình và vô hình. Việc khai thác tốt các sản phẩm du lịch  
sẽ giúp kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của du khách, mang lại chất  
lượng và lợi nhuận cao. Sản phẩm du lịch còn được coi là một trong những thế mạnh để  
tạo nên sự khác biệt, sức cạnh tranh cho mỗi điểm đến. Xây dựng và phát triển các sản  
phẩm du lịch mang giá trị đặc trưng riêng rất quan trọng cho mỗi địa phương, quốc gia,  
vùng miền.  
Thanh Hóa được xem là địa phương có nhiều thế mạnh để phát triển ngành kinh  
tế du lịch, đặc biệt là du lịch biển. Vùng biển Thanh Hóa được thiên nhiên ưu đãi, có  
nhiều lợi thế mà không phải vùng biển nào cũng có được. Bên cạnh đó, biển Thanh Hóa  
còn ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa vừa mang những đặc trưng chung của văn hóa biển  
Việt Nam vừa mang những đặc điểm rất riêng. Đây chính là thế mạnh để Thanh Hóa  
xây dựng sản phẩm du lịch biển mang đặc trưng xứ Thanh.  
2. Giá trị văn hóa biển Thanh Hóa  
Với 102 km đường biển, vùng biển Thanh Hóa sở hữu rất nhiều những bãi tắm  
đẹp và nổi tiểng như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Nghi Sơn... Cùng với đó, biển  
Thanh Hóa còn được thiên nhiên ưu đãi những điều kiện tự nhiên lý tưởng: nước biển  
nóng ấm, vào mùa đông nhiệt độ nước biển ít khi xuống dưới 200C, vào mùa hè nhiệt độ  
nước dao động ở mức 250C - 270C. Độ mặn trung bình vào khoảng 3,2%. Đáy biển kéo  
dài ra xa với địa hình tương đối bằng phẳng, ít có rãnh sâu hoặc đảo núi như vịnh Hạ  
1 Phòng QLKH - HTQT, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa  
60  
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU  
Long. Biển nông so với biển của các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam ở  
phía Bắc và Nghệ An ở phía Nam. Có khi, xa bờ đến 1 km thì độ sâu đáy biển mới sâu  
được 1 m, do đó dù khi "biển lặng" nơi này sóng vẫn tạo nên bọt trắng xóa, xô vào bờ.  
Đây là những điều kiện lý tưởng cho việc đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch biển  
với những trải nghiệm thú vị cho du khách.  
Vùng biển Thanh Hóa được khai thác sớm do quá trình tiến xuống đồng bằng,  
ven biển của người Việt cổ ở vùng sông Mã với các di chỉ khai quật được ở Cồn Chân  
Tiên, Hoa Lộc...2. Vị thế địa - văn hóa mở của Thanh Hóa cũng là cơ sở, điều kiện cho  
vùng biển xứ Thanh giao lưu văn hóa với các nước Mã Lai - Đa đảo từ rất sớm trong  
lịch sử. Quá trình ấy đã tích tụ các làng - khu vực ven biển những giá trị văn hóa riêng  
có ở vùng này.  
Mặt khác, nhìn vào bản đồ địa lý tự nhiên, rất dễ nhận thấy vùng biển Thanh  
Hóa có nét đặc trưng, tương đối khép kín do kiến tạo địa lý tự nhiên. Không gian khép  
kín làm nên những sắc thái ven biển Thanh Hóa khác với vùng biển Bắc Bộ và Nam  
Trung Bộ biểu hiện ở nhiều giá trị: biển Thanh Hóa có vai trò trung gian, dung hợp  
nhiều yếu tố mang tính chuyển tiếp giữa biển Bắc và biển Nam, đồng thời có nhiều đặc  
trưng độc đáo không chỉ trên bình diện tự nhiên mà cả trong sắc thái văn hóa biển. Khác  
với vùng châu thổ sông Hồng vốn được xem là “xa rừng, nhạt biển”, rừng và biển  
Thanh Hóa có những mối quan hệ khá gần gũi bởi không chỉ trên bình diện diên cách  
mà cả trong sự tương đồng văn hóa. Hệ thống các di chỉ văn hóa thời đá mới, thời đồ  
đồng có mạch tiếp theo thời gian theo trục sông Mã chạy dần xuống đồng bằng và tiếp  
cận biển (Con Moong, Đông Khối, Quỳ Chữ, Cồn Chân Tiên, Hoa Lộc)... Nhiều linh  
thần, nhân thần được thờ ven biển và cả nhiều vùng trung du, thượng du Thanh Hóa nằm  
ven sông Mã như: Thần Độc Cước, Cao Sơn linh thần, Tô Hiến Thành... Điều này đã tạo  
cho vùng biển Thanh Hóa nhiều giá trị độc đáo cả về vật thể và phi vật thể. Nhiều dấu tích  
lịch sử, văn hóa phản ánh sự tiếp xúc với các cư dân đa đảo từ rất sớm (Thần Độc Cước);  
tiếp xúc Phật giáo thông qua đường biển (dấu chân Phật trên núi Trường Lệ - Sầm Sơn);  
đền thờ Mai An Tiên là minh chứng cho quá trình lấn biển hàng ngàn năm lịch sử; nhà  
thờ Ba Làng, nhà thờ Nga Sơn, nhà thờ Sầm Sơn là dấu vết tiếp xúc với đạo Cơ Đốc từ  
đầu thế kỷ XVII....  
Vùng biển Thanh Hóa hiện vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa mang những  
nét riêng của cư dân biển:  
- Đó là các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng phản ánh đặc điểm lịch sử và môi  
trường sinh sống với biển của cư dân nơi đây: Tục thờ thần linh biển được ngư dân  
Thanh Hóa tiếp thu và sáng tạo như tục thờ cá voi ở vùng Quảng Xương và Hậu Lộc có  
2 Lịch sử Thanh Hóa, Tập 2, Nxb KHXH 2004, tr 46.  
61  
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU  
từ thế kỷ XVI, tục thờ Tứ Vị thánh nương ở các cửa biển của xứ Thanh… Nhiều tục thờ  
linh thần được xem là khởi nguồn tại Thanh Hóa (thần Độc Cước - Sầm Sơn, thần Ăn Xin  
- Quảng Xương). Đặc biệt, nhiều huyền thoại về linh thần, nhân thần phản ánh tiến trình  
lịch sử phát triển xâm lấn biển Thanh Hóa như: huyền thoại Mai An Tiêm (khai phá biển  
và giao thương), Độc Cước (khai thác ngư trường), Bà Triều (bán nông, bán ngư); ngoài  
ra còn các nhân thần lịch sử như Tô Hiến Thành, Quang Trung - Nguyễn Huệ…  
- Những lễ hội truyền thống mang đậm sắc thái văn hóa biển như: Lễ cầu ngư, lễ  
cầu phúc, lễ hội vua Quang Trung, lễ hội mở cửa biển, lễ tống ôn, lễ hội đua thuyền...  
- Hệ thống những di tích lịch sử văn hóa ở vùng biển Thanh Hóa khá dày đặc  
với 85 di tích đã được xếp hạng3, đặc biệt là những di tích thờ những vị thần riêng của  
cư dân vùng biển như: đền thờ Cá Ông, đền thờ Tứ vị thánh nương, đền thờ thần Độc  
Cước, đền thờ Bà Triều, đền thờ đức vua Thông thủy Nẹ Sơn...  
- Những phong tục tập quán trong đời sống sinh hoạt hàng ngày như: tang ma,  
cưới hỏi, những kiêng kỵ trong nghề, những tập tục truyền thống trong nghề, các mối  
quan hệ trong cộng đồng cư dân vùng biển...  
- Những nghề thủ công truyền thống với sắc thái riêng trong từng cách thức và  
phương thức chế biến của cư dân ven biển như: nghề làm mắm, nghề làm muối, nghề  
làm cá khô; nghề đóng bè mảng, nghề làm ngư cụ…  
- Những tri thức dân gian về nghề biển khá phong phú với kho tàng kinh nghiệm  
về đoán định thời tiết để ra khơi mà xác định bãi cá, bãi tôm... Những kinh nghiệm phổ  
biến về thời tiết chung cho biển của nhiều nơi được ngư dân Thanh Hóa tiếp thu sáng  
tạo, chiêm nghiệm áp dụng vào từng vùng cửa biển, bãi ngang ở mỗi làng ngư nghiệp  
địa phương.  
- Những phương thức mưu sinh của cư dân vùng biển: cách thức đánh bắt hải  
sản, cách thức chế biến hải sản sau khi đánh bắt...  
- Văn học dân gian của cư dân biển với kho tàng ca dao tục ngữ, hò vè phản ánh  
cuộc sống hiện thực của cư dân trước biển, những kinh nghiệm được đúc kết qua bao  
thế hệ... Đặc biệt, trong kho tàng văn học dân gian của cư dân vùng biển, độc đáo nhất  
chính là bài ca về Lịch con nước Nhật trình người đi biển (đây là những kinh nghiệm  
của ngư dân trong việc đi lại trên biển. Đó có thể là đi đánh bắt hải sản, cũng có khi là  
đi vận tải, buôn bán).  
Tất cả những giá trị về mặt tự nhiên và nhân văn này chính là nguồn tài nguyên  
vô cùng quan trọng, là cơ sở để cho vùng biển Thanh Hóa xây dựng những sản phẩm du  
lịch hấp dẫn, độc đáo nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đồng thời, đây cũng  
3 Ban Quản lý di tích và danh thắng (tính đến ngày 31/12/2013)  
62  
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU  
chính là cơ sở để tạo nên được điểm nhấn khác biệt cũng như xây dựng cho du lịch biển  
Thanh Hóa thương hiệu của riêng mình.  
Tuy nhiên, cho đến nay du lịch biển Thanh Hóa vẫn luôn nằm trong tình trạng  
"thừa tiềm năng - thiếu sản phẩm du lịch", chưa khai thác được những giá trị văn hóa  
độc đáo trên vào xây dựng sản phẩm du lịch. Việc xây dựng và phát triển sản phẩm du  
lịch mới chỉ tập trung vào các yếu tố tự nhiên và cũng chỉ mới khai thác được một phần.  
Trong khi đó, tiềm năng và thế mạnh của du lịch biển về tự nhiên cũng như văn hóa là  
rất lớn và chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ để khai thác. Chính điều này, đã làm  
cho sản phẩm du lịch biển của Thanh Hóa nghèo nàn, đơn điệu, chưa có được sản phẩm  
du lịch đặc trưng, riêng biệt của địa phương. Hệ thống các dịch vụ đang còn ở mức độ  
cơ bản, chưa phong phú ở nhiều cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và  
ngày càng cao của khách du lịch.  
3. Một số giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch từ giá trị văn hóa biển  
Thanh Hóa  
Để có thể khai thác được những giá trị văn hóa của vùng biển Thanh Hóa trong  
xây dựng sản phẩm du lịch biển và để Thanh Hóa trở thành một điểm đến hấp dẫn đối  
với khách du lịch, đủ sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập hiện nay chúng ta cần:  
Thứ nhất, lựa chọn những giá trị văn hóa phù hợp để xây dựng thành sản phẩm  
du lịch có tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch.  
Để làm được điều này, trước tiên chúng ta cần tiến hành kiểm kê và nghiên cứu  
các giá trị di sản văn hóa biển, từ đó phân loại và lựa chọn những giá trị văn hóa phù  
hợp và đủ các điều kiện để xây dựng thành sản phẩm du lịch. Trên cơ sở đó, giúp các  
nhà quản lý có căn cứ khoa học để lựa chọn, tìm ra những giá trị đặc sắc, tiêu biểu nhất  
để khai thác và xây dựng thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng, đáp ứng nhu  
cầu, thị hiếu của du khách. Tập trung đầu tư có trọng điểm vào các chương trình phát  
triển những sản phẩm du lịch này.  
Từ các tài nguyên văn hóa này, ta chuẩn bị những "thực đơn" du lịch văn hóa  
nhiều màu sắc để du khách có thể lựa chọn, hưởng thụ. Phối hợp các loại hình du lịch  
đa dạng: nghỉ dưỡng, khám phá, thể thao, giải trí, mạo hiểm, hội nghị… để giới  
thiệu những nét đẹp ẩn chứa trong những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ấy. Ví dụ,  
tour du lịch tham quan đảo Nẹ kết hợp với lễ hội Đức vua Thông Thủy Nẹ Sơn... Tăng  
cường khai thác những yếu tố lịch sử, tâm linh để hình thành những tour du lịch có nội  
dung, tinh thần phong phú, có chiều sâu văn hóa, giúp du khách nâng cao hiểu biết, bồi  
bổ kiến thức.  
63  
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU  
Thứ hai, triển khai các mô hình du lịch cộng đồng.  
Nhằm huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương, du lịch cộng  
đồng là cách tốt nhất để sử dụng các dịch vụ tại chỗ, phát triển văn hóa địa phương, thúc  
đẩy nghề truyền thống, kích thích người dân tham gia giữ gìn các giá trị văn hóa đang  
dần mai một hoặc mất đi. Đây cũng là hình thức thiết thực nhất tạo công ăn việc làm,  
tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế, củng cố bình ổn xã hội.  
Thứ ba, nâng cao nhận thức của người dân.  
Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của các giá trị văn hóa trong phát  
triển du lịch, giúp họ có ý thức hơn trong việc trân trọng và giữ gìn các giá trị văn hóa  
truyền thống. Cần làm cho cộng đồng hiểu rõ phương châm lấy văn hóa để phát triển du  
lịch và ngược lại phát triển du lịch là để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa. Qua  
đó gia tăng sự ủng hộ của cộng đồng đối với bảo tồn giá trị văn hóa biển. Tuy nhiên,  
cũng phải trang bị cho người dân những nhận thức về mặt trái mà sự phát triển có thể  
mang lại nhằm giảm bớt những nguy cơ và hậu quả không mong muốn.  
Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ những người làm du lịch theo hướng  
chuyên nghiệp hóa.  
Nâng cao chất lượng đội ngũ những người làm công tác marketing, kinh doanh  
nhà hàng, khách sạn, đội ngũ hướng dẫn viên... Đặc biệt, vai trò của các hướng dẫn viên  
tại các điểm di sản văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng. Họ có thể trở thành những đại sứ  
văn hóa đối với du khách nước ngoài, làm cầu nối giữa di sản - công chúng đối với du  
khách trong nước. Những người làm du lịch văn hóa phải là người có phông nền kiến  
thức tốt, am tường lịch sử, địa lý, văn hóa của vùng đất, có cách diễn giải, thuyết minh  
hay và quan trọng là có lòng yêu nghề. Hướng dẫn viên chính là một phần tạo nên thành  
công của chuyến đi.  
Thứ năm, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại các  
tuyến, điểm du lịch vùng biển Thanh Hóa.  
Hai trong 5 yếu tố cơ bản cấu thành nên sản phẩm du lịch chính là hệ thống cơ sở  
hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Chính vì vậy, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất  
kỹ thuật du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện  
sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thỏa  
mãn nhu cầu của khách.  
Hiện nay, ở các khu vực biển đã có những khu vực đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng  
và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch ở  
những mức độ khác nhau như biển Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Nghi Sơn. Tuy nhiên,  
những hệ thống này mới chỉ tập trung ở một số khu vực, còn lại những khu vực khác  
hầu như chưa có, nếu có mới chỉ rất ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách khi đến  
64  
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU  
đây như Quảng Lợi, Quảng Thái, Hải Thanh, Hải Bình... Mặt khác, với định hướng khai  
thác các giá trị văn hóa biển thành sản phẩm du lịch thì việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ  
tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch càng cần thiết. Bởi thực tế, các giá trị văn hóa  
biển hiện nay được lưu giữ đậm nét thường tập trung ở các làng biển chưa có hoặc có ít  
các hoạt động du lịch diễn ra, mà nơi đây những điều kiện này chưa đáp ứng được yêu  
cầu để cấu thành nên sản phẩm du lịch.  
Để xây dựng và phát triển những sản phẩm du lịch được khai thác từ giá trị văn  
hóa biển ở Thanh Hóa, cần phải có sự đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ  
thuật du lịch cho những điểm đến được xác định sẽ khai thác. Trong quá trình đầu tư  
xây dựng cần phải chú ý đến quy hoạch tổng thể trong phát triển du lịch biển của tỉnh,  
cả nước để chúng ta có thể liên kết với các điểm du lịch biển khác trong tỉnh, ngoài tỉnh  
nhằm tạo nên chuỗi sản phẩm độc đáo, hấp dẫn đáp ứng được nhu cầu của khách du  
lịch. Đồng thời, phải chú ý đến đặc điểm của điểm đến để tránh việc phá vỡ không gian  
và các giá trị văn hóa - yếu tố quan trọng để tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng cho  
điểm đến.  
Thứ sáu, cần có sự kết nối và liên kết trong xây dựng sản phẩm du lịch  
Du lịch được coi là ngành kinh tế tổng hợp, được cấu thành bởi rất nhiều ngành  
và lĩnh vực để tạo nên được sản phẩm du lịch. Tính tổng hợp đó được biểu hiện ở chỗ  
để có thể tạo nên một sản phẩm du lịch hoàn thiện phải kết hợp nhiều loại dịch vụ khác  
nhau do nhiều đơn vị cá nhân thuộc các ngành khác nhau cung cấp nhằm thỏa mãn nhu  
cầu của du khách. Nó bao gồm sản phẩm vật chất, tinh thần, sản phẩm phi lao động và  
cả các tài nguyên tự nhiên. Hơn nữa, sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố không thể tách  
rời. Có nhiều đơn vị tham gia cung ứng sản phẩm du lịch, thậm chí đối với một sản  
phẩm du lịch riêng lẻ cũng có nhiều bộ phận tham gia phục vụ. Đặc điểm này đòi hỏi  
phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận tham gia phục vụ khách để tạo ra một sản  
phẩm du lịch có chất lượng tốt và đem lại sự hài lòng cho khách hàng.  
Để có được những sản phẩm du lịch khai thác từ giá trị văn hóa biển đáp ứng  
nhu cầu đa dạng của du khách, Thanh Hóa cần liên kết các doanh nghiệp du lịch trong  
và ngoài tỉnh để liên kết trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật  
để tạo nên các sản phẩm du lịch trọn vẹn. Đồng thời, với việc liên kết này sẽ giúp cho  
từng điểm đến tìm được những đặc trưng riêng có của mình.  
Thứ bảy, nghiên cứu kỹ nhu cầu và thị hiếu của du khách nội địa và quốc tế để  
định hướng thị trường đúng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo phù hợp.  
Trên nền tảng các giá trị văn hóa biển đảo của mỗi huyện ở Thanh Hóa, chúng ta  
cần lựa chọn những giá trị văn hóa phù hợp trong xây dựng các công trình du lịch biển đảo,  
thiết kế các tour, tổ chức ăn, nghỉ, thăm quan cho du khách với những sản phẩm du lịch  
khác biệt ở mỗi nơi, có thương hiệu, đủ sức cạnh tranh trong tỉnh, quốc gia và khu vực.  
65  
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU  
4. Kết luận  
Với định hướng phát triển sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị văn  
hóa biển, hy vọng trong tương lai ngành du lịch Thanh Hóa sẽ có được những sản phẩm  
du lịch độc đáo, hấp dẫn mang đặc trưng riêng của vùng biển Thanh Hóa. Qua đó, xây  
dựng thương hiệu điểm đến du lịch biển Thanh Hóa góp phần đưa du lịch Thanh Hóa  
đạt mục tiêu đón trên 42.300.000 lượt khách/năm, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân  
15,2%/năm; gấp 2 lần so với giai đoạn 2011 - 2015. Trong đó, khách quốc tế đạt  
1.260.000 lượt khách/năm; đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 25,8%/năm. Tổng thu từ  
khách du lịch ước đạt 59.850 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 31,7%/năm; gấp  
3,6 lần so với giai đoạn 2011 - 2015 mà chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai  
đoạn 2016 - 2020 đã đặt ra.  
Tài liệu tham khảo  
[1]. Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (1994), Lịch sử Thanh Hóa,  
Nxb KHXH, Hà Nội.  
[2]. Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2005), Địa chí Thanh Hóa,  
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.  
[3]. Huyện ủy, UBND huyện Hậu Lộc (1990), Địa chí Hậu Lộc, Nxb Khoa học  
Xã hội, Hà Nội.  
[4]. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hoằng Hóa, Ninh Viết Giao (chủ biên)  
(2000), Địa chí văn hóa Hoằng Hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.  
[5]. HĐND, UBND huyện Tĩnh Gia (2010), Địa chí huyện Tĩnh Gia, Nxb Từ điển  
Bách khoa, Hà Nội.  
[6]. HĐND, UBND huyện Quảng Xương (2010), Địa chí huyện Quảng Xương,  
Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.  
[7]. Phạm Tấn, Vương Hải Yến (2015), Xứ Thanh những điểm đến du lịch hấp  
dẫn, Nxb Thanh Hóa.  
[8]. Lê Văn Tạo (2010), Nghiên cứu sản phẩm du lịch Thanh Hóa phục vụ phát  
triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa, Đề tài NCKH cấp tỉnh, Sở KHCN Thanh Hóa.  
[9]. Lê Văn Tạo (2010), Di sản văn hóa - nguồn lực đặc biệt cho phát triển du lịch  
Thanh Hóa, Nxb Thế giới.  
[10]. Lê Văn Tạo (2012), Di sản văn hóa biển Thanh Hóa, Tạp chí Di sản văn  
hóa, số 02 (39), tr 73 – 75.  
[11]. UBND tỉnh Thanh Hóa (2005), Đề án phát triển du lịch Thanh Hóa thành  
trọng điểm du lịch quốc gia.  
[12]. UBND tỉnh Thanh Hóa (2016), Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa  
giai đoạn 2016 – 2020.  
66  
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU  
DEVELOPING TOURISM PRODUCTS BASED  
ON THE DISCOVERY OF MARINE CULTURAL VALUES  
IN THANH HOA PROVINCE  
Nguyen Thi Truc Quynh, Ph.D student  
Abstract: The program of Thanh Hoa tourism development in the period 2016-2020  
has targeted that one of key tasks of Thanh Hoa tourism is to build tourism products, in  
which advantages of marine tourism have to be discovered. The paper analyzes advantages  
of marine tourism, especially marine cultural values in Thanh Hoa provinces- an important  
material resource to build typical products of Thanh Hoa tourism.  
Keywords: Tourism products, marine cultural values, historical relics, belief  
activities, tourism industry…  
67  
pdf 8 trang yennguyen 16/04/2022 4020
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa biển Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_san_pham_du_lich_tren_co_so_khai_thac_gia_tri_van.pdf