Mô hình trường Tiểu học cộng đồng ở miền Nam Việt Nam (1954-1975)

Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
13  
MÔ HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC CỘNG ĐỒNG  
Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1954 - 1975)  
Hoài Phạm*  
I. Đặt vấn đề  
Trong nền giáo dục quốc gia, giáo dục tiểu học luôn được xem là bậc học nền  
móng, có nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo nên một con người hoàn thiện về  
học vấn và phẩm chất trong tương lai. Trong những năm tháng tồn tại của mình,  
chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã luôn coi trọng vấn đề giáo dục tiểu học. Họ đã  
có những chính sách quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục tiểu học  
miền Nam Việt Nam bấy giờ. Trong đó, không thể không đề cập đến việc tiếp thu  
và biến đổi chương trình giáo dục căn bản của UNESCO thành một đường lối giáo  
dục hoàn toàn mới – đường lối giáo dục cộng đồng. Đường lối này được áp dụng  
chủ yếu và hiệu quả trong các trường tiểu học. Từ đó tạo nên một mô hình trường  
tiểu học mới - trường tiểu học cộng đồng, hoạt động song song với các trường tiểu  
học phổ thông.  
Trường tiểu học cộng đồng tồn tại ngay từ giữa những năm 1950, trải qua  
một quá trình phát triển, mô hình này dần được hoàn thiện và có những đóng góp  
tích cực đối với giáo dục tiểu học nói riêng và nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa  
nói chung. Qua quá trình tìm hiểu mô hình trường tiểu học này, chúng tôi hy vọng  
rằng, dù ít hay nhiều, nó cũng sẽ đem lại cho chúng ta một vài điểm tham chiếu  
tích cực cho nền giáo dục Việt Nam hiện tại.  
II. Từ “Giáo dục căn bản” đến “Đường lối giáo dục cộng đồng”  
Giáo dục cộng đồng là một đường lối giáo dục mới được Chính quyền Sài  
Gòn áp dụng từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX ở miền Nam Việt Nam trong  
các trường tiểu học. Đường lối này phát sinh từ chương trình giáo dục căn bản của  
UNESCO, nhưng được chi tiết hóa hơn cho thích hợp với hoàn cảnh riêng của Việt  
Nam Cộng hòa bấy giờ.  
Chương trình giáo dục căn bản của UNESCO được đưa ra vào năm 1950. Đối  
tượng của giáo dục căn bản “là toàn thể những hoạt động của nhân loại, nhưng mỗi  
chương trình riêng phải nhằm những nhu cầu và những vấn đề cấp bách của đoàn  
thể liên quan đến. Vậy mỗi chương trình thay đổi tùy theo trường hợp”.(1) Giáo dục  
căn bản nhắm tới các quốc gia, khu vực kém phát triển trên thế giới, nhằm thúc đẩy  
*
Thành phố Hồ Chí Minh.  
14  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
các chủ thể này xây dựng được một chương trình giáo dục với mục đích giúp các cá  
nhân trong xã hội tiến đến một trình độ cao hơn để họ có đủ những cơ sở cần thiết  
nhằm thực hiện được nhiệm vụ của họ trong xã hội.(2) Các hoạt động của chương  
trình giáo dục căn bản này thường hướng đến nông thôn bằng những hoạt động bên  
ngoài học đường: xóa bỏ mù chữ cho dân chúng; trang bị kiến thức về nghề nghiệp  
(trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải,…); vấn đề vệ sinh cá nhân và cộng đồng,…  
Năm 1951, Quốc gia Việt Nam dưới thời của Quốc trưởng Bảo Đại đã tham  
gia vào tổ chức UNESCO. Đến năm 1955, với tư cách kế tục Quốc gia Việt Nam,  
Việt Nam Cộng hòa vẫn tiếp tục là thành viên của tổ chức này. Việt Nam Cộng hòa  
tuy nhận được nguồn viện trợ lớn từ nước Mỹ, phát triển kinh tế theo con đường  
tư bản chủ nghĩa, nhưng nhìn chung vẫn là một quốc gia nông nghiệp và kém phát  
triển. Trong giai đoạn đầu nền giáo dục còn nhiều vấn đề phải giải quyết, đặc biệt là  
tình trạng dân chúng mù chữ chiếm một tỷ lệ cao. Do vậy, ngay từ rất sớm, được sự  
trợ giúp của Mỹ, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã du nhập và áp dụng chương  
trình giáo dục căn bản của UNESCO để góp phần cải thiện tình trạng đương thời.  
Năm 1955, một đoàn chuyên viên của UNESCO đã sang miền Nam Việt Nam  
nhằm hỗ trợ về kỹ thuật cho Chính quyền Sài Gòn trong việc cải tiến nền giáo dục.  
Trong đó có việc tiến hành nghiên cứu và áp dụng chương trình giáo dục căn bản.  
Xã Khánh Hậu, tỉnh Long An chính là thí điểm đầu tiên của chương trình này.(3)  
Bộ Quốc gia Giáo dục đã cùng cộng tác với đoàn chuyên viên của UNESCO, cho  
thiết lập Trung tâm Giáo dục căn bản Long An vào ngày 19/4/1956 với nhiệm vụ  
sưu tầm tài liệu giáo dục và thiết kế chương trình hoạt động cho trung tâm và các  
trường tiểu học cộng đồng thí điểm; soạn thảo và nghiên cứu các tài liệu giáo khoa;  
đào tạo giáo chức phục vụ tại các trường cộng đồng dẫn đạo.  
Việc áp dụng chương trình căn bản trong các trường tiểu học cộng đồng dẫn  
đạo trước đó (từ năm 1954) tỏ ra tốn kém và không mấy hiệu quả. Đến năm 1958,  
đoàn chuyên viên của UNESCO và các nhà nghiên cứu giáo dục đã cải tiến chương  
trình này, thiết kế sát với các điều kiện có sẵn tại địa phương. Nhà trường vừa giáo  
dục học sinh vừa giáo dục dân chúng.  
Trong niên học 1961 - 1962, Nha Tiểu học đã cho thành lập Ban Giáo dục  
cộng đồng, kể từ đó chương trình giáo dục căn bản tiến đến giai đoạn chót và biến  
mất đi để trở thành một đường lối giáo dục mới ở bậc tiểu học – đường lối giáo dục  
cộng đồng. Sau đó, ban này được cải tiến thành Phòng Giáo dục cộng đồng của  
Nha Tiểu học, có nhiệm vụ điều hành các trường tiểu học cộng đồng. Trong niên  
học 1962 - 1963, tất cả các trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học đều được  
quy định phải dạy môn Giáo dục cộng đồng nhằm giúp các giáo viên thấu hiểu tinh  
thần giáo dục cộng đồng và đường lối hoạt động của trường tiểu học cộng đồng.(4)  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
15  
Ngày 19/7/1963, do Nghị định số 1001 GD/PC/NĐ của Bộ Quốc gia Giáo  
dục, Trung tâm Giáo dục căn bản Long An được đổi thành Trung tâm Giáo dục  
cộng đồng Long An và cụm từ “giáo dục căn bản” được thay thế bằng cụm từ  
“giáo dục cộng đồng”. Và cũng theo nghị định này, lớp đào tạo giáo viên tiểu học  
cộng đồng của trung tâm được đổi thành Trường Sư phạm Cộng đồng Long An với  
nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy tại các trường tiểu học cộng đồng. Trong niên học  
1966 - 1968, Trung tâm Giáo dục Cộng đồng Long An và Trường Sư phạm Cộng  
đồng Long An được sáp nhập thành Trường Sư phạm Long An chỉ chuyên về công  
tác đào tạo giáo chức.  
Ngày 09/12/1965, Nha Tiểu học và Giáo dục cộng đồng(5) đã ra chỉ thị về việc  
cộng đồng hóa nền tiểu học trên toàn miền Nam. Kế đó, Bộ Giáo dục đã ra Nghị  
định số 2463-GD/PC/NĐ ngày 25/11/1969 với nội dung nhất loạt cộng đồng hóa  
nền tiểu học, tức là áp dụng đường lối giáo dục cộng đồng trong tất cả các trường  
tiểu học trên toàn quốc kể từ năm học 1969 - 1970.(6)  
Trong bản Kế hoạch phát triển giáo dục 1971 - 1975, Bộ Giáo dục đã xác  
định đường lối phát triển một nền giáo dục tiểu học thực dụng bằng cách “đẩy  
mạnh việc áp dụng chương trình tiểu học cộng đồng, đồng thời xúc tiến việc thực  
hiện một công trình kiểm kê ghi nhận thành quả và thẩm định giá trị của chương  
trình này hầu bổ túc và sửa sai”.(7)  
Tóm lại đường lối giáo dục cộng đồng là một đường lối giáo dục mang giá trị  
thực tiễn rất cao, giúp cho xã hội nhanh chóng thoát khỏi tình trạng trì trệ, tạo nền  
tảng để phát triển theo kịp các nước tiên tiến. Đường lối này biến đổi linh hoạt và  
gắn liền với thực trạng của từng địa phương. Nó có mục đích:  
- Tạo sự thăng bằng cho mức tiến bộ của dân chúng: giúp cho dân chúng tiếp  
thu các kiến thức mới về mọi mặt: kỹ thuật, văn hóa, xã hội.  
- Giáo dục thành phần tráng niên để giúp cho việc giáo dục trẻ em đạt nhiều  
kết quả tốt đẹp: việc giáo dục của học đường chỉ có thể đạt được kết quả mỹ mãn,  
nếu những điều giảng dạy cho học sinh không trái ngược với thực tế bên ngoài  
học đường. Do đó sự giảng dạy của giáo chức cần phải song hành với việc cải tạo  
hoàn cảnh ngoài học đường, như vậy giáo dục sẽ giúp cho tất cả thành phần cộng  
đồng cùng tiến bộ.  
- Đồng thời giúp cho trẻ hiểu biết và yêu mến địa phương để có thể khai  
thác những tài nguyên sẵn có: giáo dục cộng đồng dùng cảnh vật địa phương làm  
nguồn tài liệu giáo dục, dùng giáo dục để cải thiện lần lần hoàn cảnh địa phương  
và nâng cao điều kiện sinh hoạt của dân chúng. Như vậy giáo dục cộng đồng sẽ  
giúp ích cho học sinh không có điều kiện tiếp tục việc học cho đến bậc trung học  
16  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
và đại học, trở thành những phần tử tiến bộ, biết khai thác những tài nguyên sẵn  
có của địa phương hầu gây hạnh phúc cho mình và góp phần xây dựng nền hưng  
thịnh quốc gia”.(8)  
Đường lối giáo dục cộng đồng rất phù hợp với các chương trình bình định của  
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, đặc biệt là chương trình bình định nông thôn.  
Theo nhận định của nhóm tác giả tờ Vietnam info: đường lối giáo dục cộng đồng  
đặc biệt phù hợp với hiện trạng của Việt Nam Cộng hòa, vì những mục tiêu của  
đường lối này cũng chính là mục tiêu của chiến lược bình định của quốc gia. Cả  
trường cộng đồng và các chương trình chống nổi loạn đều có khả năng tìm kiếm  
được sự tham gia của đông đảo quần chúng…”.(9)  
III. Sự hình thành và phát triển của mô hình trường tiểu học cộng đồng  
Quá trình hình thành và phát triển của mô hình trường tiểu học cộng đồng  
ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975 có thể được phân thành một  
số giai đoạn sau:  
1. Giai đoạn thí nghiệm các trường cộng đồng dẫn đạo (từ niên học  
1954 - 1955 đến 1957 - 1958)  
Số trường cộng đồng dẫn đạo trong giai đoạn từ 1954 đến 1958 tiến triển rất  
chậm chạp do gặp phải những khó khăn về giáo viên, về kinh phí và sự ủng hộ của  
người dân. Đến năm học 1958 - 1959, chỉ có 9 trường tiểu học cộng đồng dẫn đạo  
tại Việt Nam Cộng hòa: Xuân Lộc (Thừa Thiên), Phú Vinh (Khánh Hòa), Tự Bình  
(Quảng Ngãi), Kỳ Lam (Quảng Nam), Phước Lộc (Bình Định), Phú Long (Bình  
Thuận), Búng (Bình Dương), Đôn Hóa (Vĩnh Bình), Trung Đơn (Quảng Trị).  
Bảng 1: Số trường cộng đồng dẫn đạo từ niên khóa 1954 - 1955 đến 1957 - 1958.(10)  
Niên học  
1954 - 1955  
1955 - 1956  
1956 - 1957  
1957 - 1958  
Số trường  
Số lớp  
12  
Số giáo viên  
Số học sinh  
571  
2
5
7
9
12  
36  
53  
63  
27  
1.379  
41  
2.063  
60  
2.414  
2. Giai đoạn chuyển tiếp và thí nghiệm các trường tiểu học cộng đồng (từ  
niên học 1958 - 1959 đến 1960 - 1961)  
Các trường tiểu học cộng đồng đã được hoạt động thí điểm với hai hoạt động  
giáo dục trẻ em trong học đường và hướng dẫn dân chúng ngoài học đường. Nội  
dung và phương pháp giảng dạy khá thực tiễn, gắn liền với hoàn cảnh và nhu cầu  
của địa phương.  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
17  
Trong giai đoạn chuyển tiếp và thí nghiệm này, các trường tiểu học mới chỉ  
bắt đầu được áp dụng đường lối giáo dục cộng đồng nên số lượng còn khiêm tốn.  
Năm học 1958 - 1959 có 18 trường với 130 lớp học, 154 giáo viên và 6.797 học  
sinh; đến năm học 1960 - 1961, các con số trường học, lớp học, giáo viên, học sinh  
lần lượt là 23, 213, 241 và 11.187.(11)  
3. Giai đoạn trưởng thành (từ niên học 1961 - 1962 đến 1963 - 1964)  
Sau khi thí điểm và đem lại những hiệu quả nhất định, mô hình trường tiểu  
học cộng đồng tiếp tục được lan rộng ra và từng bước chứng tỏ được chỗ đứng  
của mình trong nền giáo dục tiểu học nói riêng, và toàn bộ nền giáo dục Việt Nam  
Cộng hòa nói chung. Trong năm học 1961 - 1962, một Ban Giáo dục cộng đồng  
đã được thành lập tại Nha Tiểu học để trực tiếp điều hành các trường tiểu học  
cộng đồng. Một số trường tiểu học cộng đồng tiêu biểu đã được chọn làm trường  
thí điểm: Trường Bình Thạnh (Biên Hòa), Trường Phú Khương I (Kiến Hòa) và  
Trường Bà Quẹo (Gia Định).  
Số lượng trường tiểu học cộng đồng đã tăng lên 75 trường trong niên học  
1962 - 1963, với 751 lớp học, 800 giáo viên và 39.240 học sinh.(12) Đến niên học  
1963 - 1964, các con số này đã tăng lên lần lượt là 101 trường học, 1.061 lớp học,  
1.186 giáo viên và 55.516 học sinh theo học tại các trường tiểu học cộng đồng.(13)  
4. Giai đoạn phát triển (từ niên học 1964 - 1965 đến năm 1975)  
Để phát triển mô hình trường tiểu học cộng đồng, Nha Tiểu học đã được  
đổi thành Nha Tiểu học và Giáo dục cộng đồng vào ngày 06 tháng 12 năm  
1965, trong đó có Phòng Giáo dục cộng đồng phụ trách quản lý các trường cộng  
đồng. Ngay sau đó, ngày 9/12/1965 Nha Tiểu học và Giáo dục cộng đồng ra trích  
yếu yêu cầu các Ty Tiểu học tại địa phương tiến hành cộng đồng hóa các trường  
tiểu học.  
Trong thông điệp đọc trước Lưỡng viện Quốc hội vào ngày 06/10/1969, Tổng  
thống Việt Nam Cộng hòa đã xác định chính sách giáo dục tại bậc tiểu học là giáo  
dục cộng đồng và Nghị định số 3463 GD/PC/NĐ ngày 25/11/1969 do Bộ Giáo dục  
ban hành đã cộng đồng hóa các trường tiểu học. Điều này đã làm cho số lượng các  
trường tiểu học cộng đồng phát triển một cách nhanh chóng.  
Trong năm học 1963 - 1964, số trường tiểu học cộng đồng mới chỉ là 101  
trường nhưng đến năm học 1968 - 1969, đã tăng lên 1.336 trường với 954.407 học  
sinh. Tính đến cuối năm 1969, theo báo cáo của Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa  
đã có 1.388 trường tiểu học trên tổng số 5.235 trường được cộng đồng hóa, trên  
giấy tờ.(14) Và trong năm học 1973 - 1974, theo thống kê của Ty Tiểu học ở một số  
địa phương, số trường tiểu học cộng đồng đã tăng lên 2.693 trường.  
18  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
Bảng 2: Số trường tiểu học cộng đồng từ niên học 1964 - 1965 đến 1968 - 1969.(15)  
Niên học  
1964 - 1965  
1965 - 1966  
1966 - 1967  
1967 - 1968  
1968 - 1969  
Số trường  
121  
Số lớp  
1.370  
Số giáo viên  
1.404  
Số học sinh  
72.167  
121  
1.383  
1.467  
75.556  
852  
11.931  
15.968  
17.604  
11.511  
691.817  
897.732  
954.407  
1.092  
1.336  
14.599  
17.274  
Bảng 3: Số trường tiểu học cộng đồng tại một số địa phương trong niên học 1973 - 1974.(16)  
Tỉnh  
(1)  
Số trường Số phòng học  
Số lớp  
(4)  
Số giáo viên  
(5)  
Số học sinh  
(6)  
(2)  
117  
36  
118  
132  
78  
117  
64  
31  
26  
102  
75  
18  
57  
11  
(3)  
Thừa Thiên  
Đà Nẵng  
Quảng Nam  
Quảng Ngãi  
Quảng Tín  
Bình Định  
Phú Yên  
731  
309  
651  
765  
433  
698  
446  
1.258  
589  
1.143  
1.269  
830  
1.240  
705  
270  
220  
977  
747  
199  
690  
121  
282  
89  
1.258  
558  
52.491  
31.999  
54.675  
65.823  
37.497  
62.567  
34.580  
10.974  
7.722  
1.200  
1.180  
830  
1.380  
732  
Pleiku  
274  
Tuyên Đức  
Khánh Hòa  
Bình Thuận  
Darlac  
143  
638  
459  
131  
421  
85  
209  
1.157  
747  
44.840  
28.028  
7.838  
193  
Ninh Thuận  
Kon Tum  
Dalat  
703  
26.628  
4.353  
135  
22  
11  
157  
85  
264  
585  
Lâm Đồng  
Cam Ranh  
Phú Bổn  
Biên Hòa  
Gia Định  
Phước Long  
Saigon  
85  
3.415  
35  
11  
294  
80  
493  
130  
1.340  
2.664  
86  
412  
16.579  
4.755  
139  
87  
150  
11  
572  
1.122  
61  
1.323  
2.573  
111  
71.217  
152.555  
2.553  
63  
8
1.367  
25  
3.228  
44  
3.004  
39  
188.333  
1.847  
Bình Dương  
Bình Long  
Bình Tuy  
Côn Sơn  
7
41  
109  
297  
12  
183  
4.975  
29  
1
169  
7
281  
10.499  
486  
12  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
19  
(2)  
27  
(3)  
283  
725  
216  
781  
264  
125  
439  
921  
657  
768  
430  
249  
632  
107  
304  
337  
1.028  
137  
339  
446  
658  
19.736  
(4)  
630  
(5)  
630  
(6)  
25.134  
67.239  
13.934  
71.193  
16.406  
12.651  
47.535  
100.442  
74.826  
68.877  
42.083  
23.231  
59.544  
9.815  
(1)  
Hậu Nghĩa  
Long An  
88  
1.399  
367  
1.473  
94  
Long Khánh  
Tây Ninh  
31  
110  
36  
1.418  
405  
1.431  
395  
Phước Tuy  
Vũng Tàu  
Kiến Phong  
Định Tường  
Phong Dinh  
An Giang  
11  
248  
248  
87  
899  
828  
97  
1.786  
1.429  
1.341  
810  
1.786  
1.360  
1.227  
739  
91  
85  
Ba Xuyên  
Bạc Liêu  
62  
42  
499  
495  
Châu Đốc  
Chương Thiện  
Gò Công  
88  
1.118  
203  
1.035  
201  
12  
48  
628  
555  
27.283  
35.263  
86.380  
6.727  
Kiên Giang  
Kiến Hòa  
40  
766  
815  
119  
23  
1.879  
224  
1.778  
266  
Kiến Tường  
SaĐec  
41  
675  
764  
33.741  
37.866  
63.481  
1.851.465  
Vĩnh Bình  
Vĩnh Long  
Tổng cộng  
62  
861  
796  
76  
1.272  
37.889  
1.393  
37.291  
2.693  
Ngoài các trường cộng đồng thông thường, trong giai đoạn này, các trường  
cộng đồng thí điểm Nông - Lâm - Súc cũng được thử nghiệm và cho phổ biến.  
Trong các trường này, học sinh vẫn học chương trình của một trường tiểu học cộng  
đồng nhưng thêm 2 năm học gọi là lớp 6 và 7 Nông - Lâm - Súc. Khi theo học các  
lớp này, học sinh vừa có điều kiện nâng cao trình độ văn hóa với những kiến thức  
thực tế, vừa có cơ hội thi vào các trường trung học Nông - Lâm - Súc để tiếp tục  
việc học. Đến niên khóa 1966 - 1967, đã có 3 trường cộng đồng thí điểm Nông  
- Lâm - Súc tại Việt Nam Cộng hòa: Trường Búng (Bình Dương), Trường Long  
Hoa (Tây Ninh) và Trường Chợ Gạo (Định Tường nay thuộc tỉnh Tiền Giang).(17)  
Sang niên khóa 1969 - 1970, có thêm 26 trường tiểu học cộng đồng được mở, mỗi  
trường hai lớp 6 Nông - Lâm - Súc. Tính đến tháng 12/1970 đã có 29 trường cộng  
đồng thí điểm Nông - Lâm - Súc trên toàn miền Nam Việt Nam.(18) Sang năm 1971,  
Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa tiếp tục thiết lập lớp 6 Nông - Lâm - Súc tại 29  
trường tiểu học cộng đồng thông qua Nghị định số 53-GD/KHPC/PC/NĐ ngày  
14/01/1971.(19)  
20  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
Bảng 4: Danh sách các trường tiểu học cộng đồng mở lớp 6 Nông - Lâm - Súc năm 1971.(20)  
STT  
1
Tỉnh  
Trường  
Đại Hào  
Quảng Trị  
Quảng Trị  
Quảng Nam  
Quảng Ngãi  
Darlac  
2
Triệu Thượng  
Cẩm Hà  
3
4
Cẩm Thành  
Hưng Đạo  
Phước Khánh  
Hưng Lộc  
5
6
Ninh Thuận  
Long Khánh  
Biên Hòa  
7
8
An Hòa Hưng  
Tân Hiệp  
9
Gia Định  
10  
11  
12  
13  
14  
15  
16  
17  
18  
19  
20  
21  
22  
23  
24  
25  
26  
27  
28  
29  
Bình Dương  
Bình Dương  
Bình Dương  
Định Tường  
Định Tường  
Long An  
Chánh Hiệp A  
Phú Hòa  
Thanh Hòa B  
Cai Lậy  
Giáo Đức  
Nhơn Thượng  
Vĩnh Thanh  
Tân Phước  
Tân Tịch A  
Bình Hòa A  
Thuận Hưng  
Tân Lộc Đông A  
Long Mỹ  
Gò Công  
Gò Công  
Kiến Phong  
An Giang  
An Giang  
An Giang  
Vĩnh Long  
Vĩnh Bình  
Kiến Hòa  
Nguyệt Hóa  
Tân Thạch  
Trà Quýt  
Ba Xuyên  
Bạc Liêu  
Vĩnh Trạch  
Hậu Bổn  
Phú Bổn  
Tuyên Đức  
Lâm Đồng  
Thạnh Mỹ  
Tân Bùi  
IV. Mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp giáo dục(21)  
1. Mục tiêu giáo dục  
1.1. Giáo dục trẻ em  
Hoạt động giáo dục trẻ em của trường tiểu học cộng đồng ngoài việc dạy kiến  
thức, đạo đức, tình cảm, còn hướng tới dạy cho trẻ em hiểu biết về địa phương  
thông qua các bài giảng, bài học tại lớp, cũng như các buổi học ngoại khóa. Cung  
cấp cho trẻ những thông tin nền tảng về địa phương sẽ phần nào giúp cho trẻ, nếu  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
21  
không có cơ hội học lên các bậc cao hơn, có thể đem những hiểu biết đó ứng dụng  
vào việc khai thác địa phương, cải thiện điều kiện sinh hoạt của bản thân, gia đình  
và cộng đồng. Sở dĩ trường tiểu học cộng đồng nhắm tới mục tiêu lâu dài này là  
vì số học sinh tiểu học tiếp tục học lên bậc trung học ở Việt Nam Cộng hòa khá ít  
ỏi. Do số lượng trường trung học công lập còn hạn chế, trong khi các trường trung  
học tư thục lại phải đóng học phí, nhiều gia đình ở nông thôn không có đủ khả năng  
cho con em mình theo học.  
1.2. Giáo dục dân chúng  
Trường tiểu học cộng đồng đặt ra mục tiêu giáo dục quần chúng để cho họ  
hiểu biết những kiến thức căn bản về kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội, ngõ hầu giúp họ  
có đủ khả năng tự giải quyết lấy những vấn đề trong cuộc sống thường nhật, từ đó  
đi đến cải thiện đời sống của cộng đồng. Hoạt động giáo dục dân chúng không chỉ  
được thực hiện ở nông thôn, mà còn nới rộng đến các khu lao động ở thành thị, ở  
đó vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề cấp bách cần được giải quyết.  
2. Nguyên tắc giáo dục  
Trường tiểu học cộng đồng hoạt động dựa trên 4 nguyên tắc căn bản sau:  
2.1. Hoạt động sát với hoàn cảnh và nhu cầu địa phương  
Để phù hợp với những mục đích tốt đẹp của đường lối giáo dục cộng đồng,  
hoạt động giáo dục phải xuất phát và gắn liền với những điều kiện về tự nhiên, kinh  
tế, xã hội của các địa phương cụ thể. Nguồn tài liệu phong phú từ hoàn cảnh địa  
phương mặc nhiên trở thành nội dung của chương trình giáo dục.  
Nguyên tắc hoạt động này đảm bảo cho mục tiêu cung cấp những kiến thức  
nhất định về nhu cầu của địa phương cho trẻ em và cho dân chúng. Những khó  
khăn của địa phương như nghèo đói, bệnh tật, dân trí thấp…, cần được phổ biến  
rộng rãi trong học đường cũng như trong cộng đồng, để mọi người sớm có ý thức  
về trách nhiệm của mình, từ đó biết phấn đấu để cải thiện và nâng cao điều kiện  
sống, điều kiện sinh hoạt chung. Khi đó, cộng đồng đã có khả năng tự giải quyết  
các nhu cầu tại nơi mình sinh sống.  
2.2. Vừa giáo dục học sinh vừa giáo dục dân chúng  
Trường tiểu học cộng đồng đảm nhận song song hai nhiệm vụ giáo dục trẻ  
em và giáo dục dân chúng. Hai công việc này không tách rời nhau và có mối liên  
hệ mật thiết với nhau. Giáo dục học sinh cũng góp phần giáo dục dân chúng, và  
ngược lại giáo dục dân chúng cũng lại đóng góp tích cực cho giáo dục học sinh.  
Giáo dục trẻ em cần phải được tiến hành song song ở cả trong và ngoài học  
đường. Để làm được điều đó, nếu chỉ có đội ngũ giáo viên trong trường học thì  
22  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
chưa đủ, gia đình và cộng đồng cần đóng một vai trò chủ chốt trong hoạt động này.  
Các hoạt động giáo dục quần chúng của trường tiểu học cộng đồng sẽ giúp gia  
đình và cộng đồng địa phương nắm bắt được nội dung giáo dục của trường học, từ  
đó thay đổi những quan điểm, tư tưởng tiêu cực, lỗi thời, đi ngược lại với những  
kiến thức bên trong học đường. Điều đó đồng nghĩa với việc, vừa phải giáo dục  
học sinh, vừa phải cải tạo hoàn cảnh bên ngoài thông qua hoạt động giáo dục quần  
chúng. Tuy nhiên hướng dẫn dân chúng không phải chỉ nhằm mục đích đem lại kết  
quả tốt đẹp cho việc giáo dục trẻ em mà hướng dẫn dân chúng cũng chính vì dân  
chúng, nâng cao trình độ hiểu biết của họ, đáp ứng nhu cầu được giáo dục của mọi  
người trong xã hội.  
2.3. Học phải gắn liền với hành  
Nguyên tắc này không mấy xa lạ với các trường tiểu học phổ thông. Tuy  
nhiên trường tiểu học cộng đồng áp dụng nguyên tắc này một cách sâu rộng và  
thiết thực hơn. Quá trình truyền đạt kiến thức sẽ không đạt được hiệu quả tối đa khi  
chỉ dừng lại trên lý thuyết. Việc đưa lý thuyết vào thực hành sẽ giúp cho học sinh  
nhớ lâu hơn và áp dụng được trong cuộc sống của mình tại địa phương.  
Học sinh phải được thực hành một cách triệt để, liên tục cho đến khi gây  
dựng được những thói quen tốt và qua đó gây ảnh hưởng tốt đến gia đình và cộng  
đồng. Các hoạt động thực hành phải được chú trọng thực sự, có chương trình và kế  
hoạch cụ thể, không những trong học đường mà còn lan rộng ra ngoài dân chúng,  
nhằm mục đích góp phần vào công cuộc cải tiến nông thôn.  
2.4. Hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, học hỏi, đồng thời phát triển tinh thần  
học tập thể, dân chủ  
Hoạt động theo đường lối giáo dục cộng đồng, các trường tiểu học phải đảm  
bảo tạo điều kiện cho trẻ được tự do học hành, tìm hiểu để có thể dễ dàng thu nhận  
những kiến thức bổ ích, nhằm giúp chúng phát triển một cách toàn diện. Những  
buổi học thực hành theo chủ điểm tại địa phương sẽ là cơ hội tốt cho trẻ phát huy  
được những khả năng tiềm ẩn của mình. Khung cảnh thực tế của địa phương sẽ  
kích thích tinh thần tự học, thích khám phá những điều mới mẻ.  
Trẻ em cũng là một thực thể xã hội, chính vì vậy, việc tổ chức lớp học theo tinh  
thần tập thể sẽ là một phương cách hữu hiệu lôi cuốn trẻ tham gia vào quá trình học  
tập, thảo luận, đóng góp ý kiến cho các vấn đề nêu ra. Từ đó, tinh thần trách nhiệm,  
hành động vì tập thể nơi trẻ sẽ từng bước được hình thành. Những hoạt động trong  
lớp học phải tập cho trẻ một nếp sống dân chủ, có tổ chức, để sau này khi trưởng  
thành, chúng biết sử dụng quyền tự do, dân chủ một cách đúng đắn nhất.  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
23  
3. Phương pháp giáo dục  
Trường tiểu học cộng đồng đã thực hiện những phương pháp giảng dạy mới  
mẻ, cụ thể, uyển chuyển, thích ứng với hoàn cảnh địa phương nhằm đảm bảo bốn  
nguyên tắc nêu trên. Người ta gọi những phương pháp đó bằng một cái tên chung  
nhất là phương pháp giáo dục cộng đồng. Phương pháp này chia làm hai loại: loại  
thuộc phần tổng quát và loại thuộc phần ứng dụng.  
Phần tổng quát lại được chia thành bốn phương pháp khác: phương pháp  
nghiên cứu địa phương, phương pháp nghiên cứu riêng từng vấn đề, phương pháp  
chủ điểm và phương pháp nghiên cứu quần chúng. Trong đó quan trọng nhất là  
phương pháp chủ điểm, được áp dụng phổ biến ở tất cả các trường tiểu học cộng  
đồng tại Việt Nam Cộng hòa. Chúng ta có thể khái quát sơ qua về bốn phương pháp  
này như sau:  
- Phương pháp nghiên cứu địa phương có nghĩa là nghiên cứu điều kiện kinh  
tế, xã hội, văn hóa, địa lý…, của địa phương để đề ra chương trình giáo dục thích  
hợp, được tiến hành thông qua nhiều cách thức: giáo viên trực tiếp quan sát và ghi  
nhận hiện trạng địa phương, phỏng vấn dân chúng tại địa phương hay sưu tầm tài  
liệu từ các cơ quan lãnh đạo.  
- Phương pháp nghiên cứu từng vấn đề là việc ghi nhận thực trạng của một  
vấn đề cụ thể ở địa phương đã và đang diễn tiến, tìm hiểu kiến thức của dân chúng  
về vấn đề đó và cuối cùng là đo lường tâm lý, nguyện vọng và khả năng giải quyết  
vấn đề của dân chúng địa phương.  
- Phương pháp giáo dục quần chúng bao gồm việc tiếp xúc với từng cá nhân  
và tiếp xúc với các nhóm qua đó trao đổi thông tin về vấn đề trường tiểu học cộng  
đồng đang hướng tới giải quyết.  
- Phương pháp giáo dục chủ điểm là đường lối giảng dạy dựa theo những  
nhu cầu của quần chúng, những vấn đề cụ thể thiết yếu liên quan đến đời sống  
của địa phương về kinh tế, y tế, xã hội và giáo dục. Mỗi vấn đề quan trọng sẽ  
được nghiên cứu để trở thành một chủ điểm giảng dạy. Các môn học đều có liên  
hệ với chủ điểm để học sinh đặc biệt chú tâm và hiểu thấu đáo vấn đề. Chủ điểm  
giáo dục được thực hiện song song cả trong lẫn ngoài học đường và kết thúc bằng  
những biện pháp giải quyết phù hợp với khả năng và nguyện vọng của dân chúng  
tại địa phương.  
Phần ứng dụng cũng bao gồm bốn phương pháp chủ yếu: phương pháp trực  
tiếp, phương pháp gián tiếp, phương pháp tổng hợp và phương pháp toàn thể. Tuy  
nhiên, các phương pháp này chủ yếu bổ trợ cho các phương pháp tổng quát mà thôi.  
24  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
V. Tổ chức quản lý hệ thống trường tiểu học cộng đồng  
Ngay từ năm 1954, các trường tiểu học cộng đồng dẫn đạo đã được thành lập  
để thí điểm chương trình giáo dục mới. Từ năm 1958 đến 1961, các trường cộng  
đồng dẫn đạo này được cải danh thành trường tiểu học cộng đồng và bắt đầu có  
nhiều trường tiểu học phổ thông được cải biến thành trường tiểu học cộng đồng. Đến  
năm 1969, Bộ Giáo dục ra nghị định quyết định cộng đồng hóa tất cả các trường tiểu  
học tại Việt Nam Cộng hòa. Sự đổi mới phương thức giáo dục trong các trường tiểu  
học dẫn đến sự hình thành hệ thống các trường tiểu học cộng đồng đòi hỏi Chính  
quyền Sài Gòn phải có những cơ quan chuyên môn để phụ trách công việc tổ chức  
và quản lý.  
Ban đầu, trong giai đoạn thí điểm, chưa có một cơ quan cụ thể để tổ chức và  
quản lý hệ thống các trường tiểu học cộng đồng dẫn đạo. Đến năm 1956, Trung tâm  
Giáo dục căn bản Long An được thành lập và đảm nhận nhiệm vụ thiết lập chương  
trình hoạt động cho các trường cộng đồng thí điểm. Trung tâm này chịu sự quản lý  
của Phòng Giáo dục căn bản trực thuộc Nha Tiểu học và Bình dân giáo dục.  
Đến ngày 06/6/1958, Nha Tổng Giám đốc học vụ được đổi tên thành Nha  
Tổng Giám đốc Trung Tiểu học và Bình dân giáo dục theo Nghị định số 945-GĐ/  
NĐ của Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục.(22) Cũng theo nghị định này, một Sở Bình  
dân giáo dục và Giáo dục căn bản, trực thuộc Nha Tổng Giám đốc Trung Tiểu học  
và Bình dân giáo dục được thành lập bao gồm Phòng Thanh tra Bình dân giáo dục  
và Giáo dục căn bản, Phòng Bình dân giáo dục và Phòng Giáo dục căn bản. Trong  
đó, Phòng Giáo dục căn bản “phụ trách công việc liên quan đến ngành giáo dục  
căn bản, liên lạc với Trung tâm Giáo dục căn bản Long An. Kiểm soát các trường  
cộng đồng dẫn đạo”.(23) Sau đó sở này được cải tổ và nhập chung với Nha Tiểu học.  
Trong năm học 1961 - 1962, Nha Tiểu học thành lập một Ban Giáo dục cộng  
đồng tại trung ương có nhiệm vụ đặt kế hoạch, chương trình hoạt động, soạn tài  
liệu chuyên môn cho các trường tiểu học cộng đồng tại Việt Nam Cộng hòa.  
Đến năm 1965, Theo Nghị định số 1692 - GD/PC/NĐ ngày 06/12/1965 của  
Bộ Giáo dục, Nha Tiểu học được đổi thành Nha Tiểu học và Giáo dục cộng đồng.(24)  
Nha này bao gồm Phòng Hành chánh, Phòng Học vụ, Phòng Văn hóa và Sinh hoạt  
học đường và Phòng Giáo dục cộng đồng. Trong đó Phòng Giáo dục cộng đồng,  
do Phòng Giáo dục căn bản và Ban Giáo dục Cộng đồng sáp nhập lại theo Sự vụ  
lệnh số 84-GD/TTH/SVL ngày 21/4/1964 của Bộ Quốc gia Giáo dục, phụ trách  
các công việc liên quan đến ngành giáo dục cộng đồng, liên lạc với Trung tâm Giáo  
dục cộng đồng Long An, kiểm soát các trường cộng đồng dẫn đạo, nghiên cứu việc  
đào tạo giáo viên cộng đồng, và cuối cùng là nghiên cứu và đề nghị các phương  
pháp khuếch trương ngành giáo dục cộng đồng.(25)  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
25  
Ngày 19/01/1968, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ra Sắc lệnh số 11-SL/  
VHGD đổi tên Bộ Giáo dục thành Bộ Văn hóa Giáo dục, các cơ quan trước đây  
thuộc Bộ Giáo dục đã được cải tổ lại. Theo đó, Bộ Văn hóa Giáo dục gồm các cơ  
quan trung ương, các cơ quan thuộc Tổng trưởng Văn hóa Giáo dục và các cơ quan  
do các Thứ trưởng quản lý và điều hành. Nha Tiểu học và Giáo dục cộng đồng chịu  
sự quản lý và điều hành của Thứ trưởng Trung Tiểu học và Bình dân giáo dục, các  
nhiệm vụ của Nha vẫn không thay đổi.  
Tiếp đó, Sắc lệnh số 67-SL/VHGD-TN ngày 26/6/1968 của Thủ tướng Chính  
phủ Việt Nam Cộng hòa đổi Bộ Văn hóa Giáo dục thành Bộ Văn hóa Giáo dục và  
Thanh niên với 3 loại cơ quan chính: Các cơ quan Trung ương, Ban Thanh tra đặt  
biệt và Các cơ quan địa phương. Đáng chú ý là Các cơ quan Trung ương lại được  
chia nhỏ thành Văn phòng Tổng trưởng Văn hóa Giáo dục và Thanh niên, Nha  
Tổng thư ký và Các cơ quan chuyên môn. Trong đó hệ thống các trường tiểu học  
cộng đồng do Nha Tiểu học và Giáo dục cộng đồng thuộc Tổng Nha Trung Tiểu  
học và Bình dân giáo dục (cơ quan chuyên môn) kiểm soát và điều hành.(26)  
Ngày 20/10/1969, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa tiếp tục ra Sắc lệnh số 143-  
SL/GD đổi Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên thành Bộ Giáo dục. Căn cứ vào  
Sắc lệnh trên, Bộ Giáo dục được tổ chức thành 3 loại cơ quan đảm trách: Cơ quan  
trung ương, Cơ quan chuyên môn, Cơ quan địa phương. Lần này, Nha Tiểu học và  
Giáo dục cộng đồng chịu sự quản lý của Nha Trung Tiểu học và Bình dân giáo dục  
(trực thuộc cơ quan chuyên môn).(27)  
Từ ngày 17/5/1973, Bộ Giáo dục được đổi thành Bộ Văn hóa Giáo dục và  
Thanh niên theo Sắc lệnh số 490-TT/SL ngày 27/5/1973 của Thủ tướng Việt Nam  
Cộng hòa. Cơ quan đầu não của Bộ gồm: một Tổng trưởng, một Thứ trưởng,  
và bốn Phụ tá đặc biệt. Ngoài ra còn một số cơ quan khác như Văn phòng Tổng  
trưởng, Thanh Tra đoàn, Văn phòng Thứ trưởng,... Các hoạt động giáo dục ở cấp  
Trung Tiểu học, Bình dân giáo dục do Phụ tá Tổng trưởng đặc trách Trung Tiểu  
học và Bình dân giáo dục điều hành. Hệ thống trường tiểu học cộng đồng do Nha  
Tiểu học quản lý thông qua Phòng Giáo dục cộng đồng.  
Mặc dù từ năm 1954 - 1975 các cơ quan lãnh đạo giáo dục liên tục được cải  
tổ, nhưng vẫn luôn có một cơ quan chuyên trách để tổ chức và quản lý các trường  
tiểu học cộng đồng dẫn đạo, rồi sau đó là trường tiểu học cộng đồng. Cụ thể, từ  
sau năm 1965, ở trung ương đã hình thành một cơ quan riêng biệt về ngành giáo  
dục cộng đồng: Ban Giáo dục cộng đồng, rồi đến Phòng Giáo dục cộng đồng, sau  
đó được đưa lên Nha Tiểu học và Giáo dục cộng đồng,… Nhìn chung, các cơ quan  
này có nhiệm vụ kiểm soát hệ thống trường tiểu học cộng đồng; nghiên cứu, thiết  
kế các chương trình hoạt động tổng quát cho các trường; đề xuất các dự án nhằm  
26  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
khuếch trương hệ thống trường cộng đồng trên toàn miền Nam,… Còn ở cấp địa  
phương, các trường tiểu học cộng đồng được các Ty/Sở Tiểu học điều phối hoạt  
động theo chương trình do cơ quan trung ương đề ra.  
VI. Các hoạt động của trường tiểu học cộng đồng  
1. Công tác nghiên cứu địa phương  
Thông tư số 2421-CĐ ngày 21/11/1961 của Nha Tiểu học đã nhấn mạnh đến  
công tác nghiên cứu địa phương của các trường tiểu học cộng đồng tại Việt Nam  
Cộng hòa: “Ông thầy phải coi việc nghiên cứu địa phương như là một cách sửa  
soạn tổng quát các bài dạy cho suốt niên học. Một giáo viên tốt sửa soạn rất kỹ  
càng bài học, bài tập, bài làm trước khi đem ra giảng dạy trong lớp. Việc nghiên  
cứu địa phương phải bồi bổ cho mỗi bài học, mỗi bài tập, mỗi bài làm tựa như một  
cuốn sách lớn trong đó giáo viên có thể tìm thấy mọi yếu tố cần ích để làm nổi bật  
công cuộc giáo huấn, khiến nó có tính cách cụ thể và sống động”.(28)  
Nghiên cứu địa phương thực chất là một cuộc điều tra, tìm kiếm và thu thập  
thông tin về khối cộng đồng bên ngoài học đường. Công tác này được thực hiện  
chủ yếu qua hai hình thức, ở hai cấp độ khác nhau: nghiên cứu tổng quát và nghiên  
cứu từng loại vấn đề riêng biệt.  
1.1. Nghiên cứu tổng quát  
Nghiên cứu tổng quát là hình thức nghiên cứu toàn bộ địa phương trên nhiều  
phương diện khác nhau, nhằm vẽ ra một bức tranh toàn cảnh giúp nhà trường có  
điều kiện đào tạo học sinh và hướng dẫn dân chúng đi sát với tình hình địa phương.  
Công tác nghiên cứu tổng quát của các trường tiểu học cộng đồng đặt trọng tâm  
vào mục tiêu tìm hiểu các vấn đề về vị trí địa lý, tình hình dân cư, các hoạt động  
kinh tế, y tế và giáo dục của người dân trong địa phương.  
Dựa vào tài liệu “Phúc trình nghiên cứu địa phương của trường tiểu học cộng  
đồng Phan Thanh Giản (ấp III, xã An Hội, quận Trúc Giang, tỉnh Kiến Hòa)” được  
in trong phần Phụ lục của tài liệu Giáo dục cộng đồng do Trung tâm Học liệu -  
Bộ Giáo dục [Việt Nam Cộng hòa] xuất bản năm 1971, chúng tôi xin phân tích  
nội dung cũng như đưa ra một vài nhận xét về công tác nghiên cứu tổng quát địa  
phương của trường tiểu học cộng đồng.  
* Nội dung của nghiên cứu tổng quát  
Nghiên cứu tổng quát tập trung vào năm nội dung cụ thể được ghi trong phần  
“Kết quả nghiên cứu”: vị trí địa dư, dân số, kinh tế, y tế và giáo dục. Về cơ bản các  
nội dung này hoàn toàn phản ánh được thực trạng đương thời của một địa phương.  
Chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu từng nội dung cụ thể.  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
27  
- Vị trí địa dư: Bằng cách liên lạc với các cơ quan hành chính và cơ quan  
chuyên môn, quan sát thực địa và khảo sát dân chúng, các giáo viên trường tiểu  
học cộng đồng đã thu thập được những thông tin mang tính chất cơ bản, để bước  
đầu “định vị” địa phương nơi trường tọa lạc: tên xã, quận, tỉnh mà nó trực thuộc;  
khoảng cách so với quận lỵ, tỉnh lỵ; diện tích chung; giới hạn; địa điểm của những  
cơ quan hành chính; tình hình đường giao thông; những thắc mắc, ý kiến và nguyện  
vọng của dân chúng về sự thuận tiện trong lưu thông tại địa phương. Đồng thời,  
các giáo viên cũng phải vẽ hoặc sưu tầm bản đồ để dễ dàng xác định các địa điểm  
trong địa phương hoặc các vùng kế cận (khu dân cư, chợ, trường học, bệnh viện,  
khu sản xuất,...).  
- Dân số: Trong mục này, một loạt những thông tin quan trọng về tình hình  
dân cư tại địa phương đã được thống kê lại: ngày kiểm tra dân số gần nhất, tổng  
dân số, số lượng hộ gia đình, số người trung bình trong một gia đình, biểu đồ tuổi  
(có kèm phân tích), sự chuyển biến số lượng dân cư, thời khóa biểu hoạt động hằng  
ngày của người dân, những vấn đề phát giác khi nghiên cứu về nhân khẩu và cuối  
cùng là thăm dò ý kiến của nhà cầm quyền đối với tình hình trên.  
- Kinh tế: Mức độ quan trọng và phức tạp của các nội dung trong hoạt động  
nghiên cứu địa phương của trường tiểu học cộng đồng ngày càng tăng lên. Nếu  
như hai nội dung trước chỉ xoay quanh vấn đề vị trí và dân số thì đến nội dung này,  
một vấn đề mấu chốt của địa phương được đem ra để nghiên cứu - vấn đề kinh tế.  
Bất cứ một đơn vị kinh tế nào đều được phân ra thành những ngành cụ thể. Đối  
với các địa phương cũng vậy, đội ngũ giáo chức của trường đã vào vai cùng những  
“nhà kinh tế học” bất đắc dĩ để tìm hiểu: “sự cấu tạo và sinh hoạt kinh tế” tại địa  
phương, tình hình “canh nông” (nông nghiệp), “chăn nuôi”, “tiểu công nghệ” (thủ  
công nghiệp). Kết quả của hoạt động nghiên cứu này cung cấp cho nhà trường lượng  
thông tin cần thiết để đưa ra những chủ điểm giáo dục phù hợp (phân bón, kỹ thuật  
canh tác, chăn nuôi,…), ngõ hầu giúp dân chúng cải thiện các hoạt động sản xuất.  
- Y tế: Các giáo viên phụ trách tiến hành tập hợp những dữ kiện về ngành y  
tế của địa phương, bao gồm: các căn bệnh người dân thường mắc phải, tình trạng  
hoạt động của cơ quan y tế, điều kiện y tế trong vùng, thái độ của người dân về  
vấn đề sức khỏe. Đặc biệt trong phần “Điều kiện y tế trong ấp”, nhà trường đã tập  
trung tìm hiểu kỹ về nhu cầu nước uống, nước sinh hoạt của dân chúng (có đủ dùng  
hay không?, nguồn nước lấy từ đâu?,…), cũng như điều tra tình trạng nhà vệ sinh  
tại từng hộ gia đình, cách phân loại và đổ rác, tình hình ruồi,… nhằm phát hiện ra  
những thiếu sót của người dân cần phải khắc phục. Bên cạnh đó, giáo viên cũng  
thăm dò thái độ của dân chúng về vấn đề sức khỏe ra sao để chuẩn bị những nội  
dung cần thiết nhằm hướng dẫn họ nâng cao sự hiểu biết của mình.  
28  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
- Giáo dục: Hoạt động chính yếu của mô hình trường tiểu học cộng đồng  
vẫn là hoạt động giáo dục: giáo dục học sinh và giáo dục dân chúng. Muốn đi sát  
với hoàn cảnh địa phương, cũng như các nội dung khác, đối với lĩnh vực giáo dục,  
trường tiểu học cộng đồng cần nghiên cứu thực trạng giáo dục tại địa phương:  
số trẻ em đến tuổi đi học, số trẻ em được đến trường, không được đến trường và  
nguyên nhân do đâu, trình độ học vấn của người dân ra sao (số người biết chữ, mù  
chữ,…). Các thông tin này sẽ hỗ trợ cho trường động viên trẻ em đến trường, tổ  
chức các lớp học chống mù chữ, các lớp bổ túc, kiến nghị chính quyền mở rộng  
hoặc xây thêm trường học, …  
1.2. Nghiên cứu riêng từng vấn đề  
Nếu như nghiên cứu tổng quát tiếp cận ở tầm vĩ mô thì hình thức nghiên cứu  
riêng từng vấn đề lại tiếp cận ở tầm vi mô, tức những vấn đề cụ thể, được tổng kết  
sau quá trình nghiên cứu tổng quát. Những vấn đề này được lựa chọn để trở thành  
các chủ điểm giáo dục trong năm học sắp tới. Hoạt động nghiên cứu riêng từng vấn  
đề hướng đến các mục tiêu:  
- Xác định bản chất của vấn đề và tầm quan trọng của nó trong đời sống cộng đồng.  
- Biết rõ những nhóm hay phần tử liên hệ đến vấn đề (nếu vấn đề giải quyết  
được thì có lợi cho ai? Ai tán thành, ai phản đối?).  
- Vạch rõ những khó khăn, trở ngại phải vượt qua “về phương diện vật chất,  
về phương diện tinh thần).  
- Tìm những giải pháp khả dĩ có thể thực hiện.  
- Ước lượng những tài nguyên khả dụng của khối cộng đồng trong việc giải  
quyết vấn đề.  
- Ấn định những phương tiện cần thiết, những sự trợ giúp tối thiểu căn cứ và  
khả năng và phạm vi hoạt động của các cơ quan chuyên môn liên hệ để áp dụng  
giải pháp đã chọn lựa.(29)  
Nghiên cứu riêng từng vấn đề không chỉ bổ túc cho công tác nghiên cứu tổng  
quát, mà còn đi sâu vào nội dung của từng vấn đề cụ thể. Công tác này cũng được  
thực hiện qua bốn bước cơ bản: giai đoạn chuẩn bị, tiến hành nghiên cứu, tổng kết  
tài liệu và phân tích, nhận định để lập chương trình hay kế hoạch công tác.  
Hiện tại chúng tôi vẫn chưa tìm được một bản báo cáo của một trường tiểu  
học cộng đồng nào về công tác nghiên cứu riêng từng vấn đề, nhưng trong phần  
phụ lục của cuốn sách Giáo dục cộng đồng được xuất bản năm 1971 tại Sài Gòn  
có in kèm một tài liệu hướng dẫn “Nghiên cứu vấn đề sốt rét tại địa phương”,(30)  
chúng tôi xin phép trích lại nguyên văn để làm dẫn chứng.  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
29  
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ SỐT RÉT TẠI ĐỊA PHƯƠNG  
I. SỰ QUAN HỆ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU  
Mỗi dự án giáo dục đều nhằm mục đích phổ biến kiến thức hay kỹ thuật mới trong dân  
chúng. Đã gọi là mới tất nhiên có nhiều người chưa biết và có thể đụng chạm tới những điều  
dân chúng thường làm hoặc tin theo.  
Việc phổ biến kiến thức khoa học hay kỹ thuật tân tiến để thay thế những điều hiểu biết  
hay kỹ thuật cũ cần phải khéo léo và thân trọng để dân chúng khỏi mích lòng hay phản đổi.  
Và muốn giáo dục quần chúng có hiệu quả thì phải biết rõ trình độ hiểu biết của họ. Nhà  
giáo dục nào mà chẳng nhớ nguyên tắc sư phạm căn bản sau đây: “Việc giảng dạy phải dẫn  
dắt từ điều đã biết tới điều chưa biết”. Vậy trước hết giáo viên cần tìm hiểu:  
– Thực trạng của vấn đề tại địa phương: xem bệnh sốt rét có hoành hành dữ dội tại địa  
phương không, vì nguyên nhân nào, đã gây những hậu quả gì?...  
– Kiến thức của dân chúng: xem họ đã biết những gì và chưa biết những gì về bệnh sốt rét.  
– Tâm lý nguyện vọng và khả năng của họ thế nào?  
Cuộc nghiên cứu phải thật đứng đắn và có phương pháp mới giúp cho giáo viên nhận định  
đúng thực trạng và đặt chương trình, kế hoạch hoạt động cho sát.  
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
(Có thể áp dụng khi nghiên cứu những vấn đề khác)  
Trước khi bắt đầu cuộc nghiên cứu, giáo viên cần nắm vững phần tài liệu căn bản để có  
thể hiểu biết một cách chính xác vấn đề định nghiên cứu. Có như thế, giáo viên mới hiểu rõ lý  
do của mỗi câu hỏi và công dụng của mỗi câu trả lời.  
Phương pháp nghiên cứu như sau:  
A. Thâu thập tài liệu:  
bằng cách:  
1. Tham khảo sách báo: để sưu tầm tài liệu, bản đồ, tranh ảnh liên quan đến vấn đề  
nghiên cứu tại địa phương (tài liệu Sử ký, Địa lý,…).  
2. Quan sát tại chỗ: như muốn biết tình trạng nhà ở của dân chúng ra sao, cống, rãnh,  
sình lầy, nước đọng,…  
3. Hỏi chánh quyền và cơ quan chuyên môn: khi cần có những tài liệu xác thực: Thí dụ:  
số người mắc bệnh sốt rét, số người chết vì bệnh này, số nhà đã được phun thuốc DDT,…  
4. Hỏi dân chúng: để đo lường trình độ hiểu biết của dân chúng, giáo viên nên phỏng vấn  
đàn ông cũng như đàn bà trình độ học vấn khác nhau. Cứ số 7 người được phỏng vấn cần có:  
– 2 người trình độ khá (đã học hết bậc tiểu học).  
– 3 người trình độ trung bình (đã theo học được chừng 3 năm nghĩa là hết bậc sơ đẳng).  
– 2 người trình độ kém (không theo học năm nào hoặc chỉ chừng 1, 2 năm).  
Để kết quả cuộc điều tra được chánh xác, nên tăng số người được phỏng vấn lên gấp đôi,  
hoặc gấp ba… (14, 21).  
Để tránh phỏng vấn một người hai ba lần, nhà trường cần lập danh sách những người sẽ  
phỏng vấn và phân công cho các giáo viên. Tùy theo trường hợp có khi nam giáo viên chủ  
điều tra riêng bên nam giới, và nữ giáo viên điều tra bên nữ giới.  
30  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
Cần nhớ mấy điều sau đây:  
a. Tránh gây cho người dân cảm tưởng bị chất vấn hoặc điều tra. Phải nhân câu chuyện  
thân mật trong dịp đến thăm mà khéo léo xen vào những câu hỏi cần thiết (giáo viên tự đặt lấy  
những câu hỏi nào cho sát sau khi đã nghiên cứu kĩ bản câu hỏi hướng dẫn). Cần nói rõ lý do  
và lợi ích của vấn đề nhà trường muốn đem ra thực hiện. Chớ nên ghi những câu trả lời vào  
sổ tay trước mặt người được phỏng vấn.  
b. Chớ làm cho người dân có cảm tưởng bị quấy rầy, mất thời giờ như đến thăm họ lúc  
bận rộn hay lúc sắp ăn, sắp ngủ.  
c. Tránh sự có mặt của người thứ ba, vì nói chuyện tay ba thường dễ làm lạc hướng câu  
chuyện mình đã sắp đặt trước và cũng ít khi có sự cởi mở thành thật.  
B. Sắp xếp tài liệu:  
Theo các tiêu đề nêu trong bảng câu hỏi, hướng dẫn ở mục III dưới đây:  
– Thực trạng vấn đề sốt rét tại địa phương.  
– Kiến thức của dân chúng về bệnh sốt rét.  
– Tâm lý, nguyện vọng, khả năng của dân chúng.  
– Những thực hiện tối thiểu cần thiết.  
Riêng về phần kiến thức của dân chúng, nên lập một bảng đối chiếu như dưới đây, một bên  
ghi những điều coi như dân chúng đã biết (nếu toàn thể hay quá bán số người được phỏng  
vấn đã biết) và một bên là những điều dân chúng chưa biết (nếu dưới phân nửa hoặc không  
có người nào biết).  
Khái niệm  
Đã biết  
Chưa biết  
– Phân biệt được bệnh sốt rét với những chứng sốt thường. 5/7 người  
– Coi bệnh sốt rét là một bệnh nguy hiểm.  
– Biết công dụng của thuốc Quinine.  
2/7 người  
3/7 người  
0/7 người  
3/7 người  
– Biết nguyên nhân bệnh sốt rét (con muỗi).  
– Biết muỗi đòn sóc.  
– Muỗi thường đậu ở những chỗ tối trong nhà.  
– Muỗi do loăng quăng biến thành.  
– Loăng quăng sống ở dưới nước.  
– Loăng quăng do trứng muỗi nở ra.  
– Thuốc DDT trừ được muỗi.  
7/7 người  
4/7 nguời  
4/7 người  
0/7 người  
0/7 người  
5/7 người  
4/7 người  
– Lấp những vũng nước xung quanh nhà thì muỗi không  
sinh sản được.  
– Lấy máu để xem có mắc bệnh sốt rét không.  
Bảng trên cho ta thấy:  
– Cần nhấn mạnh vào những điểm nào trong khi diễn giảng cho dân chúng.  
– Những điểm nào dân chúng đã biết và giáo viên phải dựa vào đó để dẫn họ đến những  
điều chưa biết.  
Thí dụ: nếu tất cả mọi người đều nói loăng quăng do nước dơ mà ra, giáo viên vẫn công  
nhận là đúng rồi giải thích cho họ là nước dơ không biến ra loăng quăng được: chính là muỗi  
đẻ ra trứng, ở dơ không biến ra loăng quăng được: chính là muỗi đẻ ra trứng, ở trong đó (chưa  
biết) rồi trứng sẽ nở thành loăng quăng (chưa biết).  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
31  
C. Nhận định  
Sau khi thâu thập và sắp xếp tài liệu, điều cốt yếu là phải biết nhận định qua những tài liệu ấy  
để đặt chương trình, kế hoạch cho thật sát với hoàn cảnh, nhu cầu và khả năng của địa phương.  
Nếu nhận định đúng thì đặt kế hoạch đúng và công tác sẽ đạt được kết quả. Nếu nhận định  
sai thì đặt kế hoạch sai và tất nhiên sẽ thất bại.  
III. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU  
A. Thực trạng của vấn đề “sốt rét” tại địa phương  
1. Trên bản đồ (đính kèm) có tô màu các vùng sốt rét tại Việt Nam, làng bạn thuộc vùng nào?  
2. Theo cơ quan Y tế Tỉnh hay Quận lỵ thì làng đó thuộc loại bị sốt rét nặng (trên 15%) trung  
bình (10 - 15%) hay nhẹ (dưới 10%)?  
3. Theo những câu trả lời của học sinh (về căn bản câu hỏi do giáo viên đưa ra) cho biết tỷ  
số các học sinh đã mắc bệnh sốt rét (so với tổng số học sinh đã trả lời).  
4. Trong vùng có nhiều muỗi không? Có muỗi Anophèle không?  
5. Nhà ở của dân chúng ra sao? Chung quanh có ao tù, mương rãnh, chai lọ vỡ đọng nước  
mưa để muỗi có thể sinh sản không?  
6. Làng này đã được phun thuốc DDT do nhân viên diệt trừ sốt rét chưa? Mấy lần? Vào  
những dịp nào?  
7. Nhân viên đoàn diệt trừ sốt rét có thông báo cho dân chúng biết nguyên nhân bệnh sốt  
rét cùng lý do của chiến dịch đó không? Nếu có, thì họ đã thông báo bằng cách nào? (Hội họp,  
phát bích chương, tổ chức chớp bóng,…).  
8. Trong làng có nhiều người bị bệnh sốt rét không? Số người đã chết vì bệnh này?  
9. Mùa nào người ta thường bị bệnh sốt rét nhiều nhất?  
B. Kiến thức của dân chúng: (hỏi dân chúng)  
a. Bệnh sốt rét:  
1. Ông, bà, anh chị biết những bệnh nào có thể giết người?  
2. Những bệnh nào có thể truyền (lây) từ người này sang người khác?  
3. Làm sao phân biệt được bệnh sốt rét với các chứng sốt thường?  
4. Ông (bà…) đã mắc bệnh sốt rét chưa?  
5. Ông (bà…) đã chạy chữa cách nào? Nếu dùng thuốc, thì thuốc ta hay thuốc tây?  
6. Ông (bà…) có biết thuốc Ký-ninh không?  
7. Ông (bà…) có biết tại sao người ta mắc bệnh sốt rét không? (Nguyên nhân).  
b. Muỗi Anophèle:  
1. Những thứ muỗi mà Ông (bà…) đã biết? Làm thế nào Ông (bà…) có thể nhận được  
từng thứ muỗi một?  
2. Ông (bà…) có biết muỗi đòn sóc không? Nó khác muỗi thường thế nào?  
3. Về mùa nào có nhiều muỗi?  
4. Ban ngày muỗi thường ở đâu?  
5. Muỗi do con gì mà thành? (Nếu họ trả lời đúng là loăng quăng): Loăng quăng sống ở  
đâu? Và do đâu sinh ra?  
6. Ông (bà…) làm cách nào để trừ muỗi? Trừ loăng quăng?  
32  
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (160) . 2020  
7. Muốn khỏi bị muỗi chích, Ông (bà…) làm thế nào?  
8. Ông (bà…) có ngủ mùng không? (Nếu có tại sao?)  
c. Chiến dịch “Diệt trừ sốt rét”  
1. Nhân viên Diệt trừ sốt rét có đến công tác trong làng không? Mấy lần?  
2. Họ có giải thích tại sao họ tới phun thuốc tại nhà Ông (bà…) không? Ông (bà…) có dự  
một buổi họp nào do họ tổ chức không?  
3. Kết quả công tác của họ ra sao?  
4. Ông (bà…) có biết tại sao họ thường lấy máu dân chúng trong làng không?  
5. Ông (bà…) có đọc các bích chương về bệnh sốt rét không?  
CHÚ THÍCH (không trích dẫn)  
C. Tâm lý, nguyện vọng, khả năng của dân chúng  
1. Mỗi khi mắc bệnh sốt rét, dân chúng thường cho là tại sao? (mê tín, dị đoan về bệnh  
sốt rét).  
2. Họ có cho sốt rét là một căn bệnh không? (Nếu có, theo họ, bệnh sốt rét có nguy hiểm không?)  
3. Mê tín dị đoan về cách trị bệnh sốt rét.  
4. Dân chúng ưa dùng thuốc bắc, thuốc nam hay thuốc tây để chữa bệnh sốt rét? Tại sao?  
5. Thái độ của dân chúng đối với đoàn Diệt trừ sốt rét?  
6. Theo họ, phun thuốc DDT có lợi gì không? Họ muốn phun thuốc DDT tại nhà họ không?  
(Nếu không, tại sao).  
7. Dân chúng có cho là ngủ mùng có lợi không? Nếu cho là có mà không dùng mùng thì  
là tại sao?  
8. Dân chúng có muốn lấp các nơi sình lầy nước đọng không? Nếu không thì tại sao? Nếu  
có thì vì lẽ gì chưa thực hiện?  
9. Có phát triển cộng đồng làm những công việc kể trên không? Nếu không thì tại sao?  
10. Dân chúng cần được giúp đỡ những gì?  
D. Những thực hiện tối thiểu cần thiết  
Căn cứ vào thực trạng của vấn đề sốt rét tại địa phương, tâm lý nguyện vọng và khả năng  
của dân chúng, nhà trường phải thực hiện những công tác nào trong và ngoài học đường?  
Thí dụ:  
1. Có cần vận động dân chúng phát triển cộng đồng khai thông nhanh chóng cống rãnh,  
đầm lầy, nước đọng không?  
2. Có cần hô hào dân chúng và học sinh phá bụi rậm, làm cỏ, đốt rác rưởi, đào hố chôn  
các mảnh chai, lọ vỡ, lấp các vũng nước không?  
3. Có cần tổ chức làm vệ sinh chung quanh trường học và những nơi công cộng không?  
4. Có cần giải thích cho dân chúng mở thêm cửa cho nhà được thoáng khí không?  
5. Có cần hô hào họ dùng nắp đậy có đồ chứa nước không?  
6. Có cần yêu cầu chuyên viên Diệt trừ Sốt rét đến hoạt động tại làng không?  
7. Có cần xin thuốc QUININE dự trữ ở nhà trường không?  
8. Có cần lập “Tủ thuốc hương thôn” không?  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 29 trang yennguyen 21/04/2022 1520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Mô hình trường Tiểu học cộng đồng ở miền Nam Việt Nam (1954-1975)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_truong_tieu_hoc_cong_dong_o_mien_nam_viet_nam_1954_1.pdf