Luận văn Nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phồ Hồ Chí Minh

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM  
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI  
————————  
TRẦN THỊ LIÊN  
NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY  
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN,  
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH  
LUẬN VĂN THẠC SĨ  
TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM  
HÀ NỘI, năm 2018  
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM  
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI  
————————  
TRẦN THỊ LIÊN  
NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY  
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN,  
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH  
Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm  
Mã số: 8380105  
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:  
PGS.TS TRẦN VĂN LUYỆN  
HÀ NỘI, năm 2018  
LỜI CAM ĐOAN  
Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong luận văn là những kiến  
thức của bản thân tôi có được trong quá trình học tập, tham khảo, nghiên cứu tài  
liệu và thực tiễn công tác dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Trần Văn Luyện. Những  
nội dung của các tác giả khác đã được trích dẫn, ghi chú theo đúng quy định. Các  
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.  
TÁC GIẢ LUẬN VĂN  
Trần Thị Liên  
MỤC LỤC  
KẾT LUẬN..............................................................................................................68  
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  
ANTT  
: An ninh trật tự  
BLHS  
: Bộ luật hình sự  
CQTHTT  
KCN  
: Cơ quan tiến hành tố tụng  
: Khu công nghiệp  
TAND  
: Tòa án nhân dân  
TTATXH  
VKSND  
: Trật tự an toàn xã hội  
: Viện kiểm sát nhân dân  
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU  
MỞ ĐẦU  
1. Tính cấp thiết của đề tài  
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước,trong những năm qua, đất nước ta  
đã và đang thực hiện đường lối đổi mới và đã thu được nhiều kết quả: kinh tế luôn  
tăng trưởng ở mức cao và ổn định, đời sống của nhân dân dần được cải thiện, an  
sinh xã hội được thực hiện ngày càng tốt hơn; an ninh quốc phòng được giữ vững,  
chính trị ổn định, quan hệ với nước ngoài cũng được mở rộng. Nhưng bên cạnh  
những kết quả đạt được đó, thì việc mở cửa hội nhập cùng xu hướng toàn cầu hóa  
cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội, đặc biệt là tệ nạn về  
ma túy. Đây chính là một trong những tệ nạn nhức nhối nhất thu hút sự quan tâm  
của toàn xã hội. Nó được coi là tệ nạn đáng sợ nhất vì sức dẫn dụ con người không  
kể tuổi tác và khả năng gây nghiện nhanh chóng. Hơn thế nữa, ma túy còn là ngọn  
nguồn của những tệ nạn xã hội khác nên đã làm gia tăng tội phạm, khánh kiệt kinh  
tế, phá hoại hạnh phúc gia đình, chính ma túy làm băng hoại đạo đức, hy hoi nhân  
cách ca mt bphn những con người ldấn thân vào con đường nghin ngp, ma  
túy làm suy thoái nòi giống dân tộc, là nguyên nhân phát sinh nhiều căn bệnh hiểm  
nghèo. Không dừng lại ở đó, ma túy còn như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến  
cho an ninh, trật tự, quốc phòng bất ổn.  
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế theo  
chiều hướng tích cực, là đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên.  
Nhưng, dưới góc độ tội phạm học, là mặt trái của sự phát triển, là tình hình tội phạm  
ở nước ta cũng gia tăng, trong đó có các tội phạm về ma túy xảy ra ngày càng nhiều  
và diễn biến phức tạp, một bộ phận nhân dân có đời sống kinh tế khó khăn, không  
việc làm, việc làm không ổn định; sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc và sự  
xâm nhập văn hóa độc hại, lối sống thực dụng, các tệ nạn xã hội ngày càng tăng…  
đang làm cho tình hình trật tự an toàn xã hội hết sức phức tạp, là điều kiện thuận lợi  
làm phát sinh tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng. Thực tế cho  
thấy, trên địa bàn quận Phú Nhuận, tình hình tội phạm về ma túy như mua bán trái  
phép chất ma túy, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy đang có diễn biến  
phức tạp, gia tăng cả về số vụ, số đối tượng lẫn tính chất nguy hiểm.  
1
 
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội chính là tái hiện lại còn đường phạm  
tội của người đó, bởi vì giữ vai trò quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội. Vì  
vậy, để đấu tranh phòng chống một cách hiệu quả tình hình tội phạm về ma túy  
thì cần nhận thức một cách đúng đắn sâu sắc, đồng thời nghiên cứu làm rõ nhân  
thân người phạm tội để xác định thực trạng của tình hình tội phạm tại địa phương,  
rồi từ đó để xây dựng các biện pháp phòng ngừa một cách hiệu quả tình hình tội  
pham về ma túy nói riêng và tình hình tội phạm nói chung; đó chính là cơ sở cho  
việc định tội, định khung, quyết định hình phạt một cách chính xác; và cũng là cơ  
sở để đề ra các biện pháp giáo dục, cải tạo hiệu quả đối với người phạm tội cũng  
như phòng ngừa tội phạm.  
Qua những năm gần đây, trong địa bàn quận Phú Nhuận tình hình tội phạm  
về ma túy diễn ra hết sức phức tạp, có chiều hướng ngày càng gia tăng về số vụ, số  
đối tượng lẫn tính chất mức độ phạm tội. Để giữ vững tốt tình hình an ninh chính  
trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp các tội phạm liên quan đến tội phạm về ma túy  
trong địa bàn quận đạt được hiệu quả, Đảng bộ, các cơ quan ban ngành và các cơ  
quan tiến hành tố tụng trên địa bàn quận Phú Nhuận đã phối hợp và xây dựng các  
giải pháp quản lý, ngăn chặn, phòng ngừa và làm giảm thiểu tình hình tội phạm một  
cách đồng bộ, quyết liệt. Lãnh đạo Công an quận Phú Nhuận đã tập trung chỉ đạo  
lực lượng cảnh sát, đặc biệt là cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy, Công an,  
Dân phòng 15 phường tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, chốt chặn vây bắt  
nhiều đối tượng phạm tội về ma túy trên, tuyên truyền vận động quần chúng nhân  
dân tích tực cung cấp tin báo người phạm tội, các lực lượng chuyên môn nhanh  
chóng xác minh truy bắt các đối tượng phạm tội, thu giữ nhiều vật chứng. Phối hợp  
với các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố và xét xử nghiêm minh đã tạo  
niềm tin cho nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật và chính quyền địa  
phương trong việc phối hợp tham gia công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt  
hiệu quả cao.  
Trên phương diện thực tiễn, các Cơ quan tiến hành tố tụng tại quận Phú  
Nhuận từ lâu đã chú trọng sử dụng các đặc điểm nhân thân người phạm tội trong  
2
quá trình giải quyết các vụ án về ma túy. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉ dừng lại ở  
mức độ cá nhân, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này dựa  
trên tình hình thực tế của địa phương, cũng như vai trò của nó trong nguyên nhân và  
điều kiện của loại tội phạm này. Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma  
túy phải gắn với nhiều đặc điểm, trong đó có đặc điểm về không gian, điều kiện  
kinh tế - xã hội, truyền thống đạo đức, tập quán, thói quen, văn hóa ... Qua đó sẽ rút  
ra được những đặc điểm xấu về nhân thân của người phạm tội để xây dựng các biện  
pháp hiệu quả nhất trong hoạt động phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn.  
Ý thức được tầm quan trọng của nhân thân trong cơ chế hành vi phạm tội,  
định tội danh, định khung và quyết định hình phạt một cách chính xác và xuất phát  
từ yêu cầu của hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm và ngăn ngừa tội phạm  
về ma túy phát sinh trong thời gian tới, nhằm hoàn thiện hệ thống lý luận về nhân  
thân người phạm tội về ma túy, cũng như phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống  
tội phạm này trên địa bàn quận Phú Nhuận, tác giả đã lựa chọn đề tài Nhân thân  
người phạm tội về ma túy trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí  
Minh, làm đề tài luận văn thạc .  
2. Tình hình nghiên cứu  
một số công trình luật học tiêu biểu nghiên cứu về nhân thân người phạm  
tội như:  
* Các công trình nghiên cứu nhân thân người phạm tội từ cách tiếp cận của  
khoa học Luật Hình sự:  
Về lý luận nhân thân người phạm tội có những công trình nghiên cứu sau:  
- Giáo trình tội phạm học, của GS. TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Đại học  
Huế, năm 2011;  
- Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, của GS.TS. Nguyễn Xuân  
Yêm, Nxb. Công an nhân dân, 2007;  
- Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam, của PGS.TS. Phạm  
Văn Tỉnh, Nxb, Công an nhân dân, 2007;  
3
Các tác gitrong các công trình nghiên cứu trên, đã nghiên cu và làm rõ  
nhiu vấn đề lý lun về nhân thân người phm ti như: Khái niệm nhân thân người  
phm ti, phân bit khái niệm nhân thân người phm ti vi mt skhái nim có  
liên quan, ý nghĩa của vic nghiên cứu nhân thân người phm tội…  
* Các công trình nghiên cứu nhân thân người phạm tội từ cách tiếp cận của  
Tội phạm học:  
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản trên  
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Lê Ngô Phương Thanh (2017), Học viện khoa  
học xã hội;  
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản trên  
địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh của Phan Thị Phương Thảo (2017),  
Học viện khoa học xã hội;  
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích  
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh  
của Nguyễn Xuân Bá (2017), Học viện khoa học xã hội;  
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa  
bàn thành phố Hồ Chí Minh của Lê Đình Toàn (2017), Học viện khoa học xã hội;  
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội giết người trên địa  
bàn thành phố Hồ Chí Minh của Phan Ái nhi (2016), Học viện khoa học xã hội;  
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Phòng ngừa tội phạm cướp tài sản trên địa bàn  
tỉnh Vĩnh Long từ góc độ nhân thân người phạm tội của Nguyễn Chí Công (2013),  
Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;  
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội trên địa bàn Quận 7,  
thành phố Hồ Chí Minh của Phạm Uyên Thy (2015), Học viện khoa học xã hội;  
- Bài viết: “Một số đặc điểm chú ý về nhân thân của người phạm tội về ma  
tuý ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tuyết Mai, Tạp chí Luật học;  
- Bài viết: “Một số vấn đề nhân thân người phạm tội” của tác giả Nguyễn  
Quang Hạnh, Tạp chí Nghề luật;  
4
- Bài viết: “Đặc điểm nhân thân người phạm tội và phương thức thực hiện  
tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai” của tác giả Lê Văn Định, Tạp chí  
Kiểm sát, số 6/2015.  
Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích và làm rõ vai  
trò của nhân thân người phạm tội trong quyết định hình phạt, trong định tội danh và  
trong các quy định liên quan đến các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Một  
số tác giả đã tập trung đi sâu phân tích đặc điểm nhân thân người phạm tội gắn với  
một số loại tội phạm cụ thể, như tội giết người, tội trộm cắp tài sản, các tội phạm về  
ma tuý… Một số công trình cũng đã có những nghiên cứu có hệ thống về nhân thân  
người phạm tội nói chung hoặc nhân thân người phạm một tội, một nhóm tội trên  
một địa bàn nhất định - Những kết quả của các công trình nghiên cứu này là những  
tri thức, hiểu biết quan trọng mà tác giả sẽ kế thừa có chọn lọc trong quá trình  
nghiên cứu đề tài của mình.  
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nhân thân người  
phạm tội về ma túy từ thực tiễn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Cho  
nên, tác giả sẽ vận dụng những tri thức lý luận nền tảng, cũng như những tri thức về  
nhân thân người phạm tội trong các công trình nghiên cứu mà mình tiếp cận được,  
để nghiên cứu về nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn quận Phú Nhuận.  
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  
3.1. Mục đích nghiên cứu  
Trên cơ sở làm rõ những đặc điểm nhân thân người phạm tội về ma túy, phân  
tích thực trạng của tình hình phạm tội về ma túy xảy ra trên địa bàn quận Phú  
Nhuận, từ đó, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội  
về ma túy trên địa bàn quận Phú Nhuận từ khía cạnh nhân thân người phạm tội.  
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu  
Nhiệm vụ cơ bản của Luận văn như sau:  
- Trước hết là nghiên cứu để làm rõ những vấn đề lý luận về nhân thân người  
phạm tội về ma túy;  
5
- Thứ hai là nghiên cứu và phân tích để làm rõ các đặc điểm nhân thân người  
phạm tội về ma túy và các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm  
tội về ma túy trên địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2013- 2017;  
- Thứ ba, thực trạng từ nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma túy trên  
địa bàn quận Phú Nhuận rút ra những hạn chế, thiếu sót.  
- Thứ tư, kiến nghị các giải pháp tăng cường phòng ngừa các tội phạm về ma  
túy trên địa bàn quận Phú Nhuận từ khía cạnh nhân thân người phạm tội.  
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  
4.1. Đối tượng nghiên cứu  
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lí luận và thực tiễn từ nhân  
thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2013-2017.  
Để nghiên cứu về nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn quận Phú  
Nhuận, tác giả dựa trên các số liệu thống kê điều tra, truy tố, xét xử hình sự của  
Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận giai đoạn 2013 2017  
tổng hợp các đặc điểm nhân thân người phạm tội về ma túy từ 100 bản án hình  
sự sơ thẩm của TAND quận Phú Nhuận giai đoạn 2013 - 2017 được thu thập một  
cách ngẫu nhiên.  
4.2. Phạm vi nghiên cứu  
- Về nội dung: đề tài luận văn nghiên cứu về nhân thân người phạm tội về ma  
túy trên địa bàn quận Phú Nhuận dưới góc độ Tội phạm học và phòng ngừa tội  
phạm.  
- Về không gian: đề tài luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là các vụ án về  
ma túy đã được xét xử thực tế tại Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận.  
- Phạm vi về tội danh: Đề tài chỉ nghiên cứu các tội về ma túy quy định tại  
chương XVIII BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, gồm Tội Tàng trữ, vận  
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194), Tội tổ chức sử  
dụng tráp phép chất ma túy (Điều 197*), Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất  
ma túy (Điều 198).  
- Về thời gian, đề tài nghiên cứu được giới hạn từ năm 2013 đến năm 2017  
6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu  
5.1. Phương pháp luận  
Đề tài nghiên cứu dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử  
của triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, pháp  
luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, và các tội phạm  
về ma túy nói riêng; các tri thức khoa học pháp lý của tội phạm học, pháp luật hình  
sự, khoa học điều tra hình sự.  
5.2. Phương pháp nghiên cứu  
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của tội phạm học, cụ  
thể như sau:  
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp phương pháp phân  
tích, so sánh và bình luận… khi cần làm rõ những vấn đề lý luận chung về nhân  
thân người phạm tội về ma túy.  
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, quy nạp, hệ  
thống, diễn dịch, thống kê, đối chiếu, suy luận logic, nghiên cứu tâm lý, nghiên  
cứu bản án… khi cần làm rõ các đặc điểm nhân thân người phạm tội về ma túy và  
các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa  
bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2013 2017.  
- Sử dụng các phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phân tích, suy luận  
logic… để đưa ra kiến nghị việc hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa tình hình tội  
phạm về ma túy từ góc độ nhân thân người phạm tội.  
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn, yếu tố mới cần đạt được  
6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài  
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài mang ý nghĩ lý luận là góp phần bổ  
sung, hoàn thiện lý luận tội phạm học nói chung và lý luận phòng, chống tội  
phạm về ma túy nói riêng, bên cạnh đó, còn dùng làm tài liệu tham khảo trong  
nghiên cứu, học tập của các cơ sở đào tạo về luật học.  
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài  
- Về lý luận: kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung lý luận về  
nhân thân người phạm tội về ma túy, nhân thân người phạm tội trong hệ thống lý  
luận về Tội phạm học.  
7
- Về thực tiễn: dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, những người làm  
công tác pháp luật trên địa bàn quận Phú Nhuận có thể vận dụng vào thực tiễn  
công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng trên  
địa bàn.  
- Những điểm mới của đề tài: Luận văn là công trình khoa học đầu tiên đi  
sâu nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma túy từ thực tiễn quận Phú Nhuận  
giai đoạn 2013 2017, nghiên cứu và phân tích cụ thể các đặc điểm nhân thân  
người phạm tội về ma túy cùng các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân  
người phạm tội về ma túy trên địa bàn quận Phú Nhuận một cách có hệ thống, toàn  
diện và chi tiết, từ đó để đưa ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường  
đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy trên địa bàn quận Phú Nhuận.  
7. Kết cấu của luận văn  
Bao gồm phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh  
mục bảng biểu.  
Phần nội dung của luận văn được chia thành ba chương:  
Chương 1. Những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội về ma túy.  
Chương 2. Thực trạng nhân thân người phạm tội về ma túy và vận dụng  
trong phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí  
Minh.  
Chương 3. Giải pháp tăng cường phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa  
bàn quận Phú Nhuận từ nghiên cứu nhân thân người phạm tội.  
8
Chương 1  
NHNG VẤN ĐLÝ LUN VNHÂN THÂN NGƯỜI PHM TI  
VMA TÚY  
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của nhân thân người phạm tội về ma túy  
1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội về ma túy  
Khái niệm nhân thân người phạm tội, dưới góc độ ngôn ngữ, được hình  
thành từ khái niệm “nhân thân” và khái niệm “người phạm tội” [48, tr. 147]. Nên  
khi cần phân tích để làm sáng tỏ khái niệm nhân thân người phạm tội, thì chúng ta  
phải tìm hiểu về bản chất của con người nói chung với tư cách là một phạm trù lịch  
sử - xã hội.  
Hiểu một cách tổng quát, cho dù một tội phạm được thực hiện nghiêm trọng  
đến đâu đi chăng nữa, thì người phạm tội cũng là con người của xã hội. Do đó, khi  
đề cập đến nhân thân người phạm tội là bao gồm các đặc điểm của nhân thân của  
con người những đặc điểm đặc trưng của nhân thân người phạm tội, chính những  
đặc điểm đặc trưng này thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của họ. “Đối tượng  
nghiên cứu của tội phạm học là con người phạm tội chứ không phải là con người  
nói chung. Người phạm tội là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật  
hình sự quy định là tội phạm” [49, tr. 149].  
Nhân thân người phạm tội bao gồm toàn bộ các đặc điểm về tâm, sinh lý  
giống như nhân thân con người. Các đặc điểm đó phụ thuộc vào những điều kiện  
sống, của sự giáo dục, của những mối quan hệ… nhất định. dưới sự tác động của  
các điều kiện, hoàn cảnh và các tình huống cụ thể, đã tạo động lực để thúc đẩy một  
con người thực hiện hành vi tội phạm.  
Từ đó có thể hiểu rằng nhân thân người phạm tội là tổng hòa chung những  
đặc điểm, dấu hiệu cơ bản của con người kết hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể đã  
dẫn con người đó đến việc thực hiện hành vi phạm tội.  
Nghiên cu nhân thân người phm tội có ý nghĩa rt ln như đưa ra những  
kiến nghgóp phn gii quyết chính xác các ván hình s, đồng thi phòng nga  
ti phm và giáo dc, ci tạo người phm ti. Nhn ra tm quan trọng đó, nên nhiều  
ngành khoa học pháp lý như tội phm hc, lut hình s, lut ttng hình s, khoa  
9
       
học điều tra hình sự,… đã lấy nhân thân người phm tội là đối tượng nghiên cu  
ca mình. Trong khoa hc pháp lý có mt số quan điểm về nhân thân người phm  
tội như sau:  
- Theo GS.TS Võ Khánh Vinh: “Nhân thân người phạm tội tức là người có  
lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy định là tội  
phạm được hiểu là tổng thể các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội, trong  
sự kết hợp với các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm  
tội của người đó” [53, tr. 130].  
- Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Quang: “Nhân thân người phạm tội là tổng hợp  
những đặc điểm, những dấu hiệu, mối quan hệ xã hội về một con người chứa đựng  
phẩm chất cá nhân tiêu cực trong nhân cách dẫn đến hành vi phạm tội” [20].  
- Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa: “Nhân thân người phạm tội trong luật  
hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý  
nghĩa trong việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ” [15].  
Nhìn chung các quan điểm trên đều có điểm chung khi khẳng định nhân thân  
người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất của con người  
khi tham gia vào các quan hệ xã hội. Nhân thân người phạm tội vừa thỏa mãn  
những dấu hiện cơ bản của nhân thân con người, vừa mang dấu hiệu đặc trưng riêng  
có ở người phạm tội. Dấu hiệu đặc trưng trong nhân thân người phạm tội khác với  
nhân thân con người trước hết ở chỗ họ đã thực hiện hành vi phạm tội và là chủ thể  
của tội phạm theo quy định của BLHS. Những đặc điểm nhân thân không phải bẩm  
sinh, mà được hình thành trong suốt quá trình sống của mỗi con người, cùng với sự  
chọn lọc và tiếp nhận bởi chính cá nhân của người phạm tội. Cho nên, cơ sở căn bản  
để hình thành nên hành vi của người thực hiện tội phạm đó là sự kết hợp giữa đặc  
trưng xã hội của cá nhân tiêu cực và điều kiện, hoàn cảnh khách quan của đời sống  
xã hội.  
Ngoài điểm chung như trên, về nhân thân người phạm tội còn có sự khác  
nhau giữa các quan điểm. Đối với luật hình sự, thì nhân thân người phạm tội bao  
gồm những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải  
10  
quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự không bao gồm tất cả các đặc điểm  
xã hội, tâm lý và sinh học của người phạm tội. Trong luật hình sự, việc nghiên cứu  
nhân thân người phạm tội với mục đích làm rõ sự ảnh hưởng của các đặc điểm nhân  
thân người phạm tội đối với tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi  
phạm tội và có ý nghĩa trong việc định tội, định khung và quyết định hình phạt.  
Dưới góc độ tội phạm học, nghiên cứu nhân thân người phạm tội nhằm mục  
đích làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện phạm tội thuộc về nhân thân người phạm  
tội chứ không nhằm mục đích giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của  
họ mà. Đó là việc xác định và làm sáng tỏ đặc điểm, tính chất và mức độ tác động  
của đặc điểm nhân thân trong cơ chế hành vi phạm tội, mối quan hệ giữa các đặc  
điểm sinh học và các đặc điểm xã hội của người phạm tội. Điều đó có ý nghĩa đối  
với việc thực hiện tội phạm, phòng ngừa tội phạm và giáo dục cải tạo người phạm  
tội.  
Từ việc phân tích các khái niệm về nhân thân người phạm tội để rút ra định  
nghĩa nhân thân người phạm tội về ma túy như sau:  
Nhân thân người phạm tội về ma túy là tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu  
thể hiện bản chất xã hội của con người và các đặc điểm, dấu hiệu này kết hợp với  
các điều kiện, hoàn cảnh nhất định đã dẫn đến người đó thực hiện hành vi phạm tội  
xâm phạm chính sách của Nhà nước về thống nhất, quản lý, sử dung chất ma túy  
được quy định tại chương XVIIIcủa BLHS 1999 và nay là chương XX của BLHS  
2015.  
1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma túy  
Tội phạm học với tư cách là một khoa học chuyên nghiên cứu về tội phạm và  
người phạm tội, từ việc tìm ra những nguyên nhân và điều kiện của nó rồi đề ra các  
biện pháp phòng ngừa, vì vậy, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội nói chung  
và nhân thân người phạm tội về ma túy nói riêng được được thực hiện cơ bản, toàn  
diện, nên đã mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.  
Trong phạm vi luận văn này, tác giả xin đề cập đến việc nghiên cứu nhân  
thân người phạm tội về ma túy với các ý nghĩa chính sau:  
11  
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ nhân thân người phạm tội về ma túy, góp phần  
làm cho quá trình định tội, định khung và quyết định hình phạt được chính xác.  
Các đặc điểm của nhân thân người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc  
truy cứu trách nhiệm hình sự, định tội danh hoặc định khung hình phạt, quyết định  
hình phạt… Do vậy, pháp luật về tố tụng hình sự đã quy định các cơ quan tiến hành  
tố tụng phải thu thập đầy đủ các đặc điểm nhân thân người phạm tội trong hồ sơ vụ  
án, nhân thân người phạm tội cũng phải được ghi rõ trong bản Kết luận điều tra của  
Cơ quan điều tra, bản Cáo trạng của Viện kiểm sát và Bản án của Tòa án.  
Các đặc điểm nhân thân người phạm tội về ma túy có ý nghĩa trong việc định  
tội và định khung hình phạt đối với các tội về ma túy, như: động cơ và mục đích thu  
lợi bất chính là yếu tố định tội của Tội mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy,  
mục đích cất giữ ma túy để thỏa mãn cơn nghiện của bản thân là yếu tố định tội của  
tội Tàng trữ trái phép chất ma túy… theo quy định tại Chương XVIII của Bộ luật  
hình sự 1999; yếu tố “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” là  
tình tiết định tội đối với Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa  
chất ma túy (Điều 192); đặc điểm “tái phạm nguy hiểm” được quy định là yếu tố  
định khung một số đa số các tội phạm về ma túy (điểm b, khoản 2 Điều 192; điểm k  
khoản 2 Điều 193, Điều 200; điểm p khoản 2 của Điều 194; điểm g khoản 2 Điều  
195, Điều 196; điểm h khoản 2 Điều 197; điểm đ khoản 2 Điều 198 của BLHS)...  
Khi đã định tội và định khung một cách chính xác sẽ  
Để việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội về ma túy chính xác,  
phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra, phải dựa  
trên cơ sở định tội và định khung chính xác. Đó cũng là cách góp phần vào việc  
giáo dục cải tạo người phạm tội về ma túy một cách hiệu quả, ngăn ngừa phạm  
tội mới và còn để giáo dục, phòng ngừa chung trong xã hội.  
Do tính cht và mc độ nguy him ca hành vi phm ti phthuc phn nào  
vào tính cht của con người, bởi hành vi và con người luôn có mi quan hcht chẽ  
vi nhau. Ta có ththy rõ, các nhà làm luật đã đưa nhân thân người phm ti là  
mt trong những căn cứ quyết đnh hình pht trong Blut hình s(Điều 50 Blut  
12  
hình sự quy định “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định ca Bộ  
lut này, cân nhc tính cht và mức độ nguy him cho xã hi ca hành vi phm ti,  
nhân thân người phm ti, các tình tiết gim nhtăng nặng trách nhim hình  
sự”). Bên cạnh đó, nhng tình tiết thuc vnhân thân của người phm ti cũng  
được các nhà làm luật xác định là nhng tình tiết gim nhhoặc tăng nặng trách  
nhim hình sự (theo quy định ti Điều 51 và Điều 52BLHS).  
Tòa án phi xem xét đặc điểm nhân thân người phm ti một cách đầy đủ,  
khách quan khi thc hin vic xét x, bi vì ngoài vic xem xét các yếu tcu  
thành ti phm, thì các tài liu về nhân thân người phm ti là một trong các cơ sở  
quan trng ca vic truy cu trách nhim hình s, quyết định hình pht mt cách  
đúng đắn, khoa hc, khách quan. Đó là việc xác định rõ các đặc điểm cthể đặc  
trưng cho cmt tích cc ln mt tiêu cc của người phm tội có liên quan đến  
hành vi phm ti. Bi vy, nên khi cùng là ti phm vma túy, nhưng mỗi bcáo có  
độ tui, nhân thân lai lch khác nhau, nên Tòa án cũng áp dụng hình pht không  
ging nhau. Ngoi ra, chính các đặc điểm, du hiu ca tng người phm ti sbiu  
hin cho mức độ nguy him đối vi xã hi ca hành vi phm ti đó, cũng như phản  
ánh rõ nht khả năng cải to, giáo dục người đó trong tương lai.  
Thứ hai, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma túy, giúp tìm ra  
nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội về ma túy.  
Mi quan hệ tương tác giữa nhng nhân tố như đặc điểm tâm, sinh lý, thói  
quen, tính cách,... của con người vi các yếu tthuộc môi trường bên ngoài làm  
phát sinh ti phm vma túy được xác định là nguyên nhân, điều kin ca tình hình  
ti phm ma túy.  
Xác định, làm rõ các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội về ma túy  
chính là việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội về ma túy, phân tích bản chất  
cũng như các đặc điểm và quá trình hình thành nó.  
Thứ ba, nghiên cứu về nhân thân người phạm tội về ma túy, để tìm ra các  
biện pháp phòng ngừa tội phm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng.  
13  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 89 trang yennguyen 31/03/2022 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phồ Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nhan_than_nguoi_pham_toi_ve_ma_tuy_tren_dia_ban_qua.pdf