Khóa luận Ứng dụng Stress Test để đo lường rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam

ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG  
------  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  
ỨNG DỤNG STRESS TEST ĐỂ ĐO LƯỜNG RỦI RO  
THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  
HẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM  
MAI THỊ HUYỀN  
Khóa học: 2016 – 2020  
ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG  
------  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  
ỨNG DỤNG STRESS TEST ĐỂ ĐO LƯỜNG RỦI RO  
THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  
CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM  
Sinh viên thực hiện:  
Mai Thị Huyền  
Giảng viên hướng dẫn:  
Th.S Lê Hoàng Anh  
Lớp: K50 Tài Chính  
Khóa: 2016 - 2020  
Huế, tháng 12 năm 2019  
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU  
Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro đặc thù của hoạt động kinh doanh  
ngân hàng, bên cạnh những loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị  
trường, rủi ro hoạt động,… Xuất phát từ tính liên kết hệ thống một cách chặt chẽ, một  
ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản sẽ ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của cc  
ngân hàng khác, và rộng hơn là đe dọa đến sự an toàn trong hoạt động của toàn bộ hệ  
thống ngân hàng. Do đó, công tác phòng ngừa, đo lường rủi ro thanh khoản của các  
ngân hàng thương mại luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt.  
Bài nghiên cứu đã làm rõ những nội dung liên quan đến vấn đề Stress Test rủi  
ro thanh khoản gồm các khái niệm, vai trò, phân loại cũng như các bước tiến hành.  
Tiếp đến tác giả đã xây dựng kịch bản rút tiền hàng loạt của khách hàng trong  
trường hợp ngân hàng không có sự trợ giúp từ bên ngoài dựa trên kịch bản trong mô  
hình kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của Martin Čihák năm 2007 – một  
trong hai mô hình nghiên cứu của IMF. Sau đó, tác giả thu thập đầy đủ dữ liệu cần  
thiết và tiến hành chạy mô hình StrTest theo kịch bản có sẵn để đo lường tác  
động của cú sốc thanh khoản tới ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt  
Nam trong giai đoạn 2013 – 2018, đồng thời xác định số ngày ngân hàng có thể  
vượt qua cú sốc thanh khon qua từng năm.  
Để có thể đưđược đánh giá khách quan hơn về kết quả đo lường rủi ro  
thanh khoản, tác giả cũng thay đổi kịch bản đo lường và thực hiện bài kiểm tra với  
6 ngân hàng thưg mại khác gồm VCB, BIDV, VietinBank, Agribank, VPBank và  
ngân hàng MB, sau đó so sánh kết quả của các ngân hàng với nhau và với ngân  
hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. Từ đây, tác giả có những nhận xét, thảo luận và  
đề xuất các biện pháp mang tính định hướng trong tương lai nhằm phòng ngừa rủi  
ro thanh khoản cho ngân hàng.  
Lời Cảm Ơn  
Môi trường thực tế là nơi để mỗi sinh viên như chúng em được trải nghiệm,  
học tập và chuẩn bị hành trang cho nghề nghiệp tương lai của mình. Trong thời gian  
thực tập tốt nghiệp vừa qua dù trực tiếp hay gián tiếp em đã đón nhận được rt  
nhiều sự quan tâm của Quý thầy cô, Ban lãnh đạo ngân hàng, gia đình và cả bạn bè.  
Với lòng kính trọng và tri ân sâu sắc, lời cảm ơn trước tiên em xin gửi đến  
quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế, quý Thầy Cô trong Khoa  
Tài chính Ngân hàng đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ íh, quý báu trong  
thời gian vừa qua. Đặc biệt, em xin cảm ơn Th.s Lê Hoàng Anh - người Thầy kính  
mến đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành báo  
cáo thực tập tốt nghiệp.  
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên của  
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế đã tạo mọi điều kiện,  
luôn quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập, bên cạnh đó  
còn chia sẻ những kiến thức, những h nghiệm bổ ích để giúp em hoàn thành tốt  
đợt thực tập.  
Trong bài báo cáo này, tuy em đã cố gắng hết sức để thực hiện bài báo cáo  
được hoàn chỉnh và đạt ợc những yêu cầu ban đầu, song không thể tránh khỏi  
những sai sót, vì vm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của  
quý Thầy Cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.  
Cuối cùngm kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong  
sự nghiệp trồng người.  
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!  
Sinh viên  
Mai Thị Huyền  
MỤC LỤC  
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1  
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1  
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................2  
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................3  
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................3  
5. Kết cấu đề tài ..................................................................................................................4  
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................5  
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG STRESS  
TEST ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA  
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................................................................................5  
1.1. Tổng quan về thanh khoản, rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng  
thương mại...........................................................................................................................5  
1.1.1. Thanh khoản..........................................................................................................5  
1.1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................5  
1.1.1.2. Cung, cầu thanh khoản ...........................................................................................6  
1.1.1.3. Trạng thái thanh khản ròng (Net Position Liquidity – NPL).............................8  
1.1.2. Rủi ro thanh ...................................................................................................10  
1.1.2.1. Khái niệm ..............................................................................................................10  
1.1.2.2. Các nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản........................................................10  
1.1.2.3. Rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay........................12  
1.1.2Nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam........................14  
1.1.2.5. Tầm quan trọng của việc đảm bảo thanh khoản ở các NHTM Việt Nam...........18  
1.2. Tổng quan về Stress Test và các ứng dụng của Stress Test .....................................20  
1.2.1. Khái niệm về Stress Test .........................................................................................20  
1.2.2. Vai trò của Stress Test .............................................................................................21  
1.2.3. Phân loại Stress Test ................................................................................................23  
1.3. Các phương pháp kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản .................................28  
1.3.1. Cách tiếp cận theo thời điểm (Phương pháp dựa trên bảng cân đối)....................28  
1.3.2. Cách tiếp cận theo thời kỳ (Phương pháp theo dòng tiền) ....................................32  
1.4. Lịch sử các tiền nghiên cứu........................................................................................33  
1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước.....................................................................................33  
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................................................35  
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................................36  
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG STRESS TEST ĐỂ ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH  
KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT  
NAM................................................................................................................................. 37  
2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam..........................................37  
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam................37  
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam ...............38  
2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam..................39  
2.2. Thực trạng rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn  
2013 -2018.................................................................................................................41  
2.2.1. Thực trạng về khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam  
giai đoạn 2013 - 2018.........................................................................................................41  
2.2.2. Tình hình rủi ro thakhoản tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai  
đoạn 2013 - 2018......................................................................................................45  
2.3. Thực hiện Stress test đo lường rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương  
Việt Nam.........................................................................................................................54  
2.3.1. Dữ liệu.....................................................................................................................54  
2.3.2. Các giả định..............................................................................................................55  
2.3.3. Chạy mô hình và kết quả .........................................................................................57  
2.3.4. So sánh....................................................................................................................63  
2.3.5. Hạn chế trong hoạt động quản lý và đảm bảo chất lượng thanh khoản của ngân  
hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam....................................................................................69  
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................................72  
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH RỦI RO THANH KHOẢN ĐỐI  
VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM......73  
3.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản.......................................................73  
3.1.1. Không trả lãi cho những người gửi tiền rút trước hạn...........................................73  
3.1.2. Tuân thủ đúng các quy định về an toàn hoạt động, quy định về trích lập dự phòng  
rủi ro..................................................................................................................................74  
3.1.3. Kiểm soát danh mục cho vay hợp lý.......................................................................75  
3.1.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại t.........75  
3.1.5. Giảm sức ép tăng trưởng tín dụng đối với các chi nhánh, phng giao dịch của  
Techcombank......................................................................................................................76  
3.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý thanh khoản.........................................77  
3.2.1. Thiết lập mô hình tổ chức phù hợp và đổi mới công tác quản trị rủi ro thanh  
khoản..................................................................................................................................77  
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế và chính sách quản lý thanh khoản..........................................78  
3.2.3. Tăng cường công tác dự báo các sự kiện, biến cố kinh tế vĩ mô. .........................79  
3.2.4. Nâng cao trình độ nguồn nhân luản lí thanh khoản........................................80  
3.2.4.1. Công tác tuyển dụng .............................................................................................80  
3.2.4.2. Xây dựng hệ thống khuyến khích đối với người lao động.................................81  
3.2.5. Tăng cường trang thibị và hiện đại hoá công nghệ thông tin............................81  
3.2.6. Xây dựng nin và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng ra công  
chúng................................................................................................................................. 82  
3.3. Giải pháp xử rủi ro thanh khoản.............................................................................84  
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................................85  
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................86  
3.1. Kết luận......................................................................................................................86  
3.2. Kiến nghị......................................................................................................................87  
3.2.1. Đối với cơ quan quản lý...........................................................................................87  
3.2.1.1. Xây dựng hệ thống chỉ số phản ánh thanh khoản của cả hệ thống....................87  
3.2.1.2. Đảm bảo công tác giám sát hệ thống NHTM và có chế tài xử phạt thích đáng.....88  
3.2.1.3. Nhận thức vấn đề về xử lý khủng hoảng truyền thông là rất quan trọng với  
thanh khoản.......................................................................................................................88  
3.2.2. Khuyến nghị giúp cải thiện quá trình kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản  
và hướng nghiên cứu tiếp theo...........................................................................................88  
3.2.2.1. Cải thiện quá trình thu thập số liệu ......................................................................88  
3.2.2.2. Mở rộng phạm vi thực hiện..................................................................................89  
3.2.2.3. Thực hiện đa dạng hóa với nhiều phương pháp tiếp cận ST..............................89  
3.2.3. Đề xuất lộ trình áp dụng Stress Test rủi ro thanh khoản đối với các NHTM Việt  
Nam..................................................................................................................................89  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
PHỤ LỤC  
DANH MỤC VIẾT TẮT  
Từ viết tắt  
AgriBank  
BIDV  
Diễn giải  
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam  
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam  
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Việt Nam  
Ngân hàng  
MB  
NH  
NHNN  
NHTM  
NHTMCP  
NHTW  
RRTD  
RRTK  
ST  
Ngân hàng Nhà nước  
Ngân hàng thương mại  
Ngân hàng thương mại cổ phần  
Ngân hàng trung ương  
Rủi ro tín dụng  
Rủi ro thanh khoản  
Stress Test (Kiểm tra sức chịu đựng)  
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam  
Tổ chức tín dụng  
TCB  
TCTD  
TMCP  
VCB  
Thương mại cổ phần  
hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam  
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam  
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng  
VietinBank  
VPBank  
i
DANH MỤC CÁC HÌNH  
Hình 1.1. Đồ thị Stress Test thực hiện cho các hoàn cảnh cực độ nhưng có  
khả năng xảy ra...................................................................................................................21  
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Techcombank ............................................39  
Hình 2.2. Biểu đồ hệ số tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại Việt  
Nam năm 2018....................................................................................................................45  
Hình 2.3. Biểu đồ tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động củcác ngân hàng  
Việt Nam.............................................................................................................................48  
Hình 2.4. Biểu đồ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng Việt Nam năm  
2017 – 2018.. ......................................................................................................................49  
Hình 2.5. Biểu đồ giá trị chứng khoán nợ đầu tư của các ngân hàng .............................54  
Hình 2.6. Đồ thị tỷ trọng tài sản thanh khoản so với tài khoản kém thanh khoản của các  
ngân hàng giai đoạn 2013 - 2018 ......................................................................................68  
ii  
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG  
Bảng 1.1. Tóm tắt sự khác biệt giữa cách tiếp cận Top-down và Bottom-up................27  
Bảng 1.2. ST theo cách tiếp cận thời điểm .......................................................................28  
Bảng 1.3. Thu thập số liệu và tính toán.............................................................................29  
Bảng 1.4. Các dữ liệu trước khi chạy mô hình...............................................................30  
Bảng 1.5. Số dư các tài sản và các dòng tiền của ngân hàng sau n ngày xảy ra căng  
thẳng thanh khoản...............................................................................................................30  
Bảng 2.1. Giả định trong cú sốc thanh khoản...................................................................42  
Bảng 2.2. Một số thông tin cơ bản về tình hình hoạt động của TCB Việt Nam giai đoạn  
2013 – 2018.......................................................................................................................47  
Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn huy đtại TCB Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018...50  
Bảng 2.4. Tình hình cho vay tại TCB Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018 ........................52  
Bảng 2.5. Thu thập số liệu và tính toán.............................................................................55  
Bảng 2.6. Kịch brút tiền đối với từng loại tiền và khả năng đáp ứng của ngân  
hàng mỗi ngày.....................................................................................................................56  
Bảng 2.7. Các dữ ệu trước khi chạy mô hình của ngân hàng TCB Việt Nam.............57  
Bảng 8. Kết quả chạy mô hình của ngân hàng TCB Việt Nam sau ngày 1.................58  
Bảng 2.9. Kết quả chạy mô hình của ngân hàng TCB Việt Nam sau ngày 2.................58  
Bảng 2.10. Kết quả chạy mô hình của ngân hàng TCB Việt Nam sau ngày 3...............59  
Bảng 2.11. Kết quả chạy mô hình của ngân hàng TCB Việt Nam sau ngày 4...............60  
Bảng 2.12. Kết quả chạy mô hình của ngân hàng TCB Việt Nam sau ngày 5...............60  
iii  
Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản sau 5 ngày tại  
ngân hàng TCB Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018...........................................................61  
Bảng 2.14. Kịch bản tỷ lệ rút tiền đối với từng loại tiền và khả năng đáp ứng của  
ngân hàng mỗi ngày theo Dương Quốc Anh cùng nhóm nghiên cứu  
(2012)........................................................................................................................62  
Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản sau 5 ngày tại  
ngân hàng TCB Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 theo kịch bản của Dương Quốc Anh  
cùng nhóm nghiên cứu.......................................................................................................63  
Bảng 2.16. Kết quả đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản của 6 ngân hàng giai đoạn  
2013 – 2018.......................................................................................................................64  
Bảng 2.17. Tổng hợp kết quả đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản ở 7 ngân hàng  
giai đoạn 2013 - 2018.........................................................................................................67  
iv  
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lý do chọn đề tài  
Hệ thống ngân hàng thương mại được xem như mạch máu của nền kinh tế.  
Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, trong đó đáng chú ý là việc  
Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015, đòi hỏi hệ thống ngn  
hàng phải ổn định lành mạnh để phục vụ nền kinh tế quốc gia và hội nhập được tốt  
hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh  
NHTM là hết sức cần thiết để duy trì "sức khỏe" của một ngân hàng trong nền kinh  
tế thị trường phát triển như ngày nay.  
Mặc dù, ngành Ngân hàng những năm qua thực sự đạt được nhiều thành công  
tuy nhiên những biến động kinh tế trong và ngoài nước liên tục diễn ra “Cuộc chiến  
thương mại Mỹ - Trung diễn biến khó lường, căng thẳng địa chính trị leo thang ở  
Vịnh Ba Tư, nguy cơ Brexit không có thỏa thuận và bất ổn chính sách gia tăng trên  
toàn cầu, niềm tin kinh doanh và tâm lý thị trường tài chính giảm sút, thương mại và  
đầu tư thế giới giảm,....” đã và đang thách sự “chèo lái” của toàn ngành. Câu hỏi  
được đặt ra là làm thế nào để các tổ chức tài chính có thể hấp thụ các cú sốc bất ngờ  
và hồi phục sau những biến động vĩ mô bất lợi đến nay vẫn chưa được giải quyết.  
Với tính chất đặc thvà hiệu ứng dây chuyền trong hệ thống ngân hàng thì  
thanh khoản đóng rò đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng thương mại.  
Trong thời gian gần đây, thuật ngữ “kiểm tra sức chịu đựng” được nhắc đến khá  
nhiều trong các i thảo, diễn đàn về quản trị rủi ro ngân hàng. Như vậy, có thể thấy  
rằng “kiểm tra sức chịu đựng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng” đang được  
nhiều đối tượng quan tâm, nhưng mức độ hiểu biết và áp dụng ở ngay đơn vị quản  
lý cũng như ở các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng trong nước còn  
nhiều hạn chế.  
Chúng ta không thực sự thấy được tầm quan trọng của hệ thống ngân hàng cho  
đến khi chúng bắt đầu đổ vỡ, một sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống là có thể tránh  
được nhưng những tổn thất xảy đến với nền kinh tế nói chung và các ngân hàng  
1
thương mại nói riêng là vô cùng to lớn. Do đó, thay vì đợi đến khi ngân hàng tổn  
thất do gặp rủi ro thanh khoản thì chúng ta cần có kế hoạch nâng cao sức chịu đựng  
của hệ thống ngân hàng, giúp nó chống chọi tốt hơn trước những cú sốc bất lợi từ  
bên ngoài.  
Nhận thức được vai trò quan trọng của thanh khoản trong hoạt động ngân hàg  
và thấy được tính cấp thiết của việc Đo lường rủi ro thanh khoản nên trong quá trình  
thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương chi nhánh Huế thì tôi nhận  
thấy TCB là một ngân hàng có khối lượng khách hàng giao dịch khá lớn, cùng với  
số liệu niêm yết rõ ràng trên báo cáo tài chính hằng năm. Đồng thời, việc đo lường  
rủi ro thanh khoản vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ trong chương trình đào tạo  
ngành tài chính ngân hàng và vẫn chưa được xem là một nội dung chính thức. Xuất  
phát từ tình hình đó đã thúc đẩy em chọn và thực hiện đề tài: “Ứng dụng Stress  
Test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ  
thương Việt Nam”.  
2. Mục tiêu nghiên cứu  
2.1.Mục tiêu chung  
Ứng dụng Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP Kỹ  
thương Việt Nam; ận đh chung về kết quả và đánh giá rủi ro thanh khoản tại  
Ngân hàng, trên cơ ó đưa ra giải pháp.  
2.2.Mục tiêu ụ thể  
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thanh khoản, rủi ro thanh  
khoà ứng dụng Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản tại NHTM.  
- Phân tích thực trạng rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Kỹ thương  
Việt Nam trong thời gian 2013 – 2018; ứng dụng Stress Test để đo lường rủi ro  
thanh khoản thông qua đánh giá khả năng vượt qua cú số rút tiền hàng loạt tại ngân  
hàng khi không có sự giúp đỡ từ NHNN và thị trường liên ngân hàng đồng thời áp  
dụng với một số NHTM khác để đánh giá và so sánh giữa các ngân hàng với nhau.  
2
- Dựa vào kết quả phân tích, chạy mô hình đưa ra nhận xét và đề xuất hướng  
giải pháp phòng tránh rủi ro thanh khoản xảy ra trong thời gian tới cho ngân hàng  
TMCP Kỹ thương Việt Nam.  
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  
- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản  
tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.  
- Phạm vi nghiên cứu: Báo cáo tài chính đặc biệt là Bảng cân đối kế toán của  
ngân hàng TCB Việt Nam và 6 NHTM khác trong hệ thống ngâhàng giai đoạn  
2013 - 2018.  
4. Phương pháp nghiên cứu  
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu được cung cấp và do Ngân hàng  
công bố trên website, các nguồn tài liệu tìm kiếm được (sách báo, truyền hình,  
internet, các bài viết nghiên cứu đã được công bố, đăng tải trước đây …), nghị định,  
thông tư, chủ trương… của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng  
thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt am về những vấn đề có liên quan đến Stress  
Test rủi ro thanh khoản nói chung và hoạt động của ngân hàng TMCP Kỹ thương  
nói riêng.  
- Phương uy vật biện chứng: Các đối tượng nghiên cứu sẽ được đặt  
trong mối quan hệ nhân quả, tác động lẫn nhau. Mọi vấn đề sau khi được giải quyết  
sẽ được tổng ết hoặc nhận xét một cách tổng quan.  
- Phương pháp thống kê, mô tả: Là phương pháp được sử dụng để thống kê  
số liệvà mô tả những đặc tính cơ bản của số liệu thông qua các biểu đồ, đồ thị và  
các bảng tóm tắt số liệu.  
- Sử dụng phương pháp tiếp cận Stress - Testing rủi ro thanh khoản top - down  
thời điểm của IMF do Martin Čihák (2004, 2007) nghiên cứu, kết hợp thêm một vài  
thay đổi dựa trên mô hình của Trần Ngọc Trà Mi (2014), Nguyễn Minh Sáng và cộng  
sự (2013) nhằm chi tiết hóa và phù hợp với dữ liệu thông tin tài chính của các NHTM ở  
3
Việt Nam. Các nghiên cứu đưa ra một số hướng dẫn cụ thể thực hiện ST cho từng loại  
rủi ro tại các tổ chức tín dụng, trong đó có rủi ro thanh khoản. Tác giả sử dụng kịch bản  
rút tiền hàng loạt từ người gửi tiền được đề xuất bởi tác giả Nguyễn Minh Sáng (2013)  
nghiên cứu phù hợp áp dụng cho hệ thống NHTM Việt Nam.  
- Phương pháp so sánh: Sau khi chạy mô hình tác giả có sự so sánh tình hìh  
thanh khoản của ngân hàng TCB Việt Nam với 6 ngân hàng khác: Ngân hàng  
TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam,  
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển  
Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Ngân hàng  
TMCP Quân đội Việt Nam.  
- Phần mềm Microsoft Office Excel được sử dụng để hỗ trợ tính toán trong  
toàn bộ nghiên cứu.  
5. Kết cấu đề tài  
Nội dung đề tài gồm 3 phần:  
Phần 1: Đặt vấn đề.  
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu.  
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng Stress Test đo lường rủi ro  
thanh khoản trong hoạt đg của ngân hàng thương mại.  
Chương 2: Ứnụng Stress Test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng  
thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.  
Chương 3Giải pháp phòng tránh rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng  
thươmại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.  
Phần 3: Kết luận và kiến nghị.  
4
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG STRESS  
TEST ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA  
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  
1.1. Tổng quan về thanh khoản, rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân  
hàng thương mại  
1.1.1. Thanh khoản  
1.1.1.1. Khái niệm  
Trong tài chính trung gian, thuật ngữ “thanh khoản” có nhiều khái niệm khác nhau.  
Dưới góc độ tài sản, thanh khoản được hiểu là một tài sản có thể được mua  
hoặc bán một cách nhanh chóng với chi phí giao dịch thấp nhất và giá cả hợp lý.  
Một tài sản được xem là thanh khoản khi đáp ứng được các tiêu chí: có sẵn số lượng  
mua hoặc bán, có sẵn thị trường và thời gian giao, giá cả hợp lý.  
Dưới góc độ ngân hàng: “Thanoản là khả năng ngân hàng đáp ứng đầy đủ  
và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động giao dịch như  
trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các hoạt động giao dịch tài chính khác”.  
Theo Ủy baasevề giám sát ngân hàng (Basel Communitee on Bank  
Supervision, 2008): hanh khoản là khả năng mà ngân hàng có thể tài trợ cho việc  
gia tăng của ti sản và đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không gây ra những khoản  
tổn thất không tchấp nhận được”.  
eo Ivanov (2010), thanh khoản có ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào những  
hoàn cảnh khác nhau: nó có thể là tính thanh khoản của một sản phẩm thị trường tài  
chính, tính thanh khoản của một doanh nghiệp, một ngân hàng, hay rộng hơn nữa,  
tính thanh khoản của hệ thống tài chính.  
Như vậy, chúng ta có thể đưa ra khái niệm cơ bản về thanh khoản như sau: “  
Thanh khoản là khả năng biến đổi một tài sản nào đó ra tiền mặt một cách nhanh  
5
chóng, với một chi phí thấp nhất có thể. Một cách đầy đủ hơn, dựa vào cả hai tiếp  
cận từ tài sản và nguồn vốn, thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn  
vốn với một chi phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác nhau của ngân  
hàng. Một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi thành tiền thấp và  
thời gian chuyển đổi thành tiền nhanh, trong khi đó, nguồn vốn có tính thanh khoản  
cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh”.  
1.1.1.2. Cung, cầu thanh khoản  
Vấn đề thanh khoản chỉ xuất hiện khi ngân hàng đứng trước nhu cầu rút tiền  
của khách hàng hoặc thực hiện nhiệm vụ như đã cam kết. Khi đó ngân hàng không  
chỉ lo cân đối nhu cầu rút tiền với lượng tiền hiện có mà còn tính đến khả năng huy  
động vốn tiếp theo. Vì vậy, việc đánh giá thanh khoản của ngân hàng phải nhìn ở  
trạng thái động, tức là phải xem xét trong tương quan cung - cầu vốn khả dụng của  
ngân hàng trong từng giai đoạn nhất định.  
- Cầu thanh khoản ((LD – Liquidity Demand)  
Cầu về thanh khoản phản ánh cầu rút tiền khỏi ngân hàng ở những thời  
điểm khác nhau.  
Nhu cầu này phụ thuộc vào những nhân tố sau:  
Chi trả ticho khách hàng  
Khách hàng có thể có nhu cầu rút tiền thường xuyên và tức thời, bao gồm các  
khoản tiền gửi kng kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn đến hạn và các  
khoản tiền mà khách hàng có thể rút trước hạn. Đáng chú ý là tiền gửi thanh toán, ngân  
hàng ôn phải đảm bảo khoản dự trữ để đáp ứng nhu cầu thanh toán từ tài khoản này.  
Cấp tín dụng cho khách hàng  
Đây là nghiệp vụ chính của ngân hàng khi sử dụng vốn huy động để cho khách  
hàng vay. Nhu cầu vay tiền từ khách hàng có tác động đến cầu thanh khoản của  
ngân hàng và nhu cầu này ảnh hưởng bởi các nhu cầu đầu tư của khách hàng, lãi  
suất cho vay, các quy định về điều kiện được vay vốn.  
6
Hoàn trả các khoản vay  
Đây là khoản mà ngân hàng phải hoàn trả cho các khoản đi vay từ các tổ chức  
kinh tế, cá nhân, TCTD khác hoặc NHNN.  
Chi phí quản lý điều hành và chi phí dịch vụ  
Là các khoản chi phí hoạt động của ngân hàng như chi tiền lương, tiền thưởng,  
các chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện, nước, quảng cáo,...  
Chi phí lãi vay  
Đây là các khoản chi phí trả lãi và huy động, trả lãi phát hành giấy tờ có giá  
mà ngân hàng đã huy động trước đây.  
Chi trả cổ tức  
Các khoản chi trả cổ tức cho các cổ đông.  
Mua lại cổ phiếu  
Các khoản chi để mua cổ phiếu quỹ, cổ phiếu mà ngân hàng đã phát hành  
trước đây nhằm mục đích kích cầu để ăng giá cổ phiếu, tăng thu nhập trên mỗi cổ  
phiếu (EPS) hoặc để thưởng cho nhân viên,....  
- Cung thanh khoản ((LS – Liquidity Supply)  
Cung thanh là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm  
các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng gồm:  
Các khn tiền ký thác  
y được xem là nguồn cung thanh khoản chủ yếu của ngân hàng. Để tăng  
cung thanh khoản, ngân hàng có thể tự thực hiện các biện pháp như: điều chỉnh lãi  
suất huy động, áp dụng các dịch vụ hấp dẫn khác (như chương trình khuyến mại,  
thưởng), phong cách phục vụ chuyên nghiệp, uy tín của ngân hàng.  
Các khoản tín dụng hoàn trả  
Các khoản tín dụng hoàn trả là các khoản tín dụng được thanh toán đầy đủ  
7
nguyên gốc sau khi sử dụng để ngân hàng bảo toàn nguồn vốn. Nếu mọi khoản tín  
dụng đều được thanh toán đúng hạn thì không những đảm bảo hiệu quả hoạt động  
kinh doanh mà còn là nguồn cung thanh khoản cho chính ngân hàng.  
Các khoản thu từ dịch vụ  
Các khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng như thu phí bảo lãnh,  
phí mở L/C, phí chuyển tiền,...  
Các khoản vay từ thị trường tiền tệ  
Để tăng nguồn cung thanh khoản, ngân hàng có thể vay trên thị trường tiền tệ  
từ các NHTM khác hoặc NHTW, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng thanh khoản thì  
vay từ thị trường liên ngân hàng đóng vai trò quan trọng để giải quyết khó khăn  
thanh khoản trong thời gian nhanh nhất.  
Các khoản bán tài sản  
Khi có nhu cầu thanh khoản, ngân hàng có thể chuyển một phần tài sản thành tiền.  
Phát hành cổ phiếu ra thị trg  
Ngân hàng có thể phát hành cổ phiếu ra thị trường để tăng nguồn cung thanh  
khoản. Tuy nhiên, nguồn thu từ phát hành cổ phiếu thường được sử dụng cho mục  
tiêu phát triển mở g qumô, thị phần hay cơ cấu lại vốn chủ sở hữu là chủ yếu,  
ít khi sử dụng cho tiêu thanh khoản của ngân hàng.  
1.1.1.3. Trạthái thanh khoản ròng (Net Position Liquidity – NPL)  
NLP = Σcung thanh khoản - Σcầu thanh khoản  
Có 3 trường hợp xảy ra khi xác định trạng thái thanh khoản ròng:  
- Khi NPL = 0, trạng thái thanh khoản cân bằng, (điều này gần như khó xảy ra  
trong thực tế).  
- NPL > 0, nghĩa là tổng cung lớn hơn tổng cầu thanh khoản, hay còn gọi là  
thặng dư thanh khoản, trong trường hợp này nhà quản lý ngân hàng cần xem xét nên  
đầu tư để sinh lãi từ khoản tiền thặng dư này.  
8
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 116 trang yennguyen 04/04/2022 8200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng Stress Test để đo lường rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_stress_test_de_do_luong_rui_ro_thanh_khoa.pdf