Khóa luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  
----------  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  
NGHÊN CỨU  
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH  
CỦA HỆ THỐNG GÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM  
NGUYỄN QUÝ QUỐC  
Huế, tháng 4 năm 2020  
1
ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  
----------  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  
NGHÊN CỨU  
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH  
CỦA HỆ THỐNG GÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM  
Sinh viên thực hiện  
Nguyễn Quý Quốc  
Lớp: K50 Tài chính  
Khóa: 2016 - 2020  
Giảng viên hướng dẫn  
TS. Phan Khoa Cương  
Huế, tháng 4 năm 2020  
2
MỤC LỤC  
MỤC LỤC ...................................................................................................................i  
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................v  
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................vi  
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................vii  
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ .............................................................................viii  
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1  
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1  
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2  
2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................2  
2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................2  
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................2  
3.1. Đối tượng nghiên cu .....................................................................................2  
3.2. Phm vi nghiên cu.........................................................................................2  
4. Phương pháp nghiên .....................................................................................2  
4.1. Phương pháp tu thập dliu........................................................................2  
4.2. Phương áp phân tích số liu.......................................................................3  
5. Kết cấu đề tài..........................................................................................................3  
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................4  
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ ỔN  
ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............4  
1.1. CƠ SỞ LÝ LUN..........................................................................................4  
1.1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại...............................................4  
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại......................................................4  
i
1.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại ..............................................4  
1.1.1.3. Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại ..............................5  
1.1.2. Khái niệm về sự ổn định tài chính.............................................................6  
1.1.3. Ổn định tài chính đối với các ngân hàng thương mại ...............................8  
1.1.4. Phương pháp đo lường sự ổn định tài chính............................................11  
1.1.5. . Nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính hệ thống ngân hàng thương  
mại .....................................................................................................................12  
1.1.5.1. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ................................................12  
1.1.5.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản .............................................12  
1.1.5.3. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ...............................................13  
1.1.5.4. Quy mô tổng tài sản..........................................................................13  
1.1.5.5. Tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng................................................13  
1.1.5.6. Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản.............................................................14  
1.1.5.7. Tỷ lệ thu nhập lãi cận bi...............................................................14  
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ....................................................................................15  
1.2.1.Tổng quan về ninh tế Việt Nam giai đoạn 2014 2018........................  
...........................................................................................................................15  
1.2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tăng trưởng kinh tế..................15  
1.2.1.2. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân.........................................................16  
1.2.2. Các nghiên cứu về sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại  
...........................................................................................................................17  
1.2.2.1. Các nghiên cứu trong nưc..............................................................17  
1.2.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài..............................................................20  
1.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................24  
1.3.1. Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................24  
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................25  
ii  
1.3.2.1. Đo lường sự ổn định tài chính bằng Z-score ...................................25  
1.3.2.2. Đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống  
Ngân hàng thương mại Việt Nam..................................................................26  
1.3.2.3. Mô hình nghiên cứu..........................................................................27  
2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT  
NAM......................................................................................................................32  
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG  
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 – 2018 ..................................33  
2.2.1. Tình hình tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018...  
.........................................................................................................................33  
2.2.2. Tình hình vốn tự có của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018  
...........................................................................................................................35  
2.2.3. Kết quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018  
...........................................................................................................................36  
2.2.3.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng ài sản (ROA)...........................................36  
2.2.3.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE).....................................38  
2.2.4. Tình hình tỷ lệ toàn vốn tối thiểu (CAR) của hệ thống NHTM Việt Nam  
giai đoạn 2016 – 2018 .......................................................................................39  
2.2.5. Tình hình tệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của hệ thống NHTM  
Việt Nam i đoạn 2016 – 2018.......................................................................40  
2.3. ĐO LƯỜNG SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN  
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN  
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .................................................................42  
2.3.1. Tổng quan mẫu nghiên cứu .....................................................................42  
2.3.1. Đo lường sự ổn định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt  
Nam bằng Z-score .............................................................................................43  
2.3.1.1. So sánh sự ổn định tài chính của hai nhóm ngân hàng có hình thức sở  
hữu khác nhau ...............................................................................................46  
iii  
2.3.1.2. So sánh sự ổn định tài chính của các ngân hàng niêm yết và chưa niêm  
yết trên sàn chứng khoán...............................................................................47  
2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống  
Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018.................................49  
2.3.2.1. Phân tích tương quan .......................................................................49  
2.3.2.2. Kết quả hồi quy.................................................................................50  
2.3.2.3. Kiểm định khuyết tật mô hình...........................................................52  
2.3.2.4. Khắc phục các khuyết tật bằng mô hình ước lượng bình phương nhỏ  
nhất khái quát a.........................................................................................53  
2.4. Thảo luận kết quả nghiên cu.....................................................................54  
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO SỰ ỔN  
ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT  
NAM..........................................................................................................................57  
3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước ..............................................................57  
3.2. Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam ...........................................58  
PHẦN 3: KẾT LUẬN..............................................................................................61  
1. Kết quả chính của đề t...................................................................................61  
2. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu.............................................61  
TÀI LIỆU THM KHẢO.......................................................................................63  
PHỤ LỤC .................................................................................................................69  
iv  
LỜI CẢM ƠN  
Với lòng kính trọng và tri ân sâu sắc, lời cảm ơn trước tiên tôi xin gửi đến quý  
Thầy - Cô Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế nói chung và quý Thầy - Cô trong  
Khoa Kế toán - Tài chính đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, quý báu trong  
thời gian học tập tại Nhà trường. Xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo Phan Khoa Cương –  
người Thầy đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình từ những bước đầu chọn đề tài  
cũng như quá trình nghiên cứu để tôi thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp này.  
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên của Ngân hàng  
TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD An Cựu đã tạo điều kiện, giúp đỡ và hướng dẫn tôi  
trong suốt thời gian thực tập, bên cạnh đó còn chia sẻ những kiến thức, những kinh  
nghiệm bổ ích để giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực tập cuối khóa.  
Xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn đồng hành, quan tâm giúp  
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.  
Cuối cùng, xin kính chúc quý Thy - Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong  
sự nghiệp trồng người.  
Một lần nữa, tôi xin ân trọng cảm ơn!  
Huế, ngày 19 tháng 4 năm 2020  
Sinh viên  
Nguyễn Quý Quốc  
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  
GIẢI THÍCH  
TỪ VIẾT TẮT  
CAR  
Hệ số an toàn vốn  
DNTG  
DNTTS  
EA  
Tỷ lệ dư nợ khách hàng trên tiền gửi khách hàng  
Tỷ lệ dư nợ khách hàng trên tổng tài sản  
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản  
Phần trăm tăng trưởng lợi nhuận sau thuế  
Mô hình hồi quy tác động cố định  
Phương pháp bình phương bé nhất khái quát hóa  
Ngân hàng Nhà Nước  
ΔEAT  
FEM  
GLS  
NHNN  
NHTM  
NIM  
Ngân hàng Thương mại  
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên  
OECD  
REM  
ROA  
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế  
Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên  
Tỷ slợi nhuận trên tổng tài sản  
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu  
Quy mô của ngân hàng  
ROE  
SIZE  
TCTD  
Tổ chức tín dụng  
vi  
DANH MỤC BẢNG  
Bảng 1.1: Diễn giải biến phụ thuộc và các biến độc lập ...........................................26  
Bảng 2.1: Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2018 .............................32  
Bảng 2.2: Tình hình tổng tài sản hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018..  
...................................................................................................................................33  
Bảng 2.3: Vốn tự có của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 – 2018...........35  
Bảng 2.4: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016  
2018 ........................................................................................................................36  
Bảng 2.5: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn  
2016 - 2018................................................................................................................37  
Bảng 2.6: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2016 -  
2018 ...........................................................................................................................39  
Bảng 2.7: Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trg, dài hạn của hệ thống NHTM Việt Nam  
giai đoạn 2016 – 2018 ...............................................................................................40  
Bảng 2.8: Thống kê mô tc bến của mô hình nghiên cứu ...................................41  
Bảng 2.9: Ma trận tương quan giữa các biến s........................................................49  
Bảng 2.10: Tóm tắt kết quả hệ số hồi quy của mô hình Pooled OLS, FEM và REM...  
.................................................................................................................................51  
Bảng 2.11: Kết quả các kiểm định khuyết tật mô hình .............................................52  
Bảng 2.12: Kết quả mô hình hồi quy theo phương pháp GLS..................................53  
vii  
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ  
Hình 1.1: GDP(PPP) Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 .................................................... 16  
Hình 1.2: Mức tăng CPI giai đoạn 2014 2018................................................................ 17  
Hình 2.1: Z-score bình quân của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018...... 43  
Hình 2.2: Z-score bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018............... 44  
Hình 2.3: Z-score bình quân của NHTM có vốn nhà nước và NHTM cổ phần................ 45  
Hình 2.4: Bình quân chỉ số Z-score của các NHTM niêm yết và chưa niêm yết giai  
đoạn 2014 – 2018. ............................................................................................................ 47  
viii  
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ  
1. Lý do chọn đề tài  
Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại là vấn đhết sức quan trọng  
đối với bất kỳ hệ thống tài chính nào trên thế giới. Các nhà quản lý hệ thống tài chính  
hiểu rằng, việc mất niềm tin của dân chúng vào hệ thống ngân hàng có thể dẫn đến hậu  
qunghiêm trọng cho toàn bộ hệ thống tài chính. Vì lý do này, sự ổn định tài chính  
của hệ thống NHTM luôn là mục tiêu hàng đầu cho các nhà hoạch định chính sách  
giám sát và quản lý.  
Nâng cao năng lực và đảm bảo sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM là một  
trong những mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2018. Trong  
những năm qua, việc mua bán, sáp nhập và cơ cấu lại hoạt động của các NHTM đã  
diễn ra mạnh mẽ theo đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-  
2015” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 01/03/2012, trong đó ưu tiên xử lý  
các TCTD yếu kém; triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD trên nguyên tắc tự  
nguyện; tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các TCTD và từng bước tái cơ cấu hoạt  
động, quản trị, điều hành. Giai đoạn 202018, NHNN tiếp tục thực hiện cơ cấu lại  
hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; đẩy mạnh công tác thanh tra, giám  
sát và hoàn thành hành lang pháp lý về an toàn trong hoạt động ngân hàng, quản trị rủi  
ro. Kể từ năm 2016, nền tế Việt Nam phát triển nhanh chóng làm cho cơ cấu tín  
dụng theo kỳ hạn dần hay đổi khi tín dụng ngắn hạn tăng trưởng mạnh, tín dụng trung  
dài hạn có xu hướng tăng chậm lại. Việc mua bán, sáp nhập một số NHTM và mở rộng  
hoạt động tín dụng nhanh chóng đã làm cho vấn đề ổn định tài chính của hệ thống  
NHTM Việt Nam ngày càng thu hút được sự quan tâm của các cấp quản lý, giới đầu tư  
và các nhà nghiên cứu.  
Bên cạnh đó, nghiên cứu liên quan đến vấn đề ổn định tài chính của hệ thống  
NHTM Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng hiện vẫn còn khá ít. Do đó, thực hiện  
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM có ý  
nghĩa thực tiễn và cấp thiết. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là cơ sở để giúp cho những  
nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách cùng các bên liên quan có thể  
tham khảo để từ đó có những chiến lược và giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao sự ổn  
định tài chính của các NHTM Việt Nam. Xuất phát với những yêu cầu của thực tiễn  
1
nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn  
định tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam” làm Khóa luận tốt  
nghiệp.  
2. Mục tiêu nghiên cứu  
2.1. Mục tiêu chung  
Trên cơ sở kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính  
của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018, khóa luận đề xuất một số hàm  
ý chính sách nhằm nâng cao sự ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam trong  
tương lai.  
2.2. Mục tiêu cụ thể  
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự ổn định tài chính của hệ thống  
ngân hàng thương mại;  
Xác định, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính hệ thống  
NHTM Việt Nam;  
Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự ổn định tài chính của hệ  
thống NHTM Việt Nam trong tương lai.  
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  
3.1. Đối tượng nghiên cu  
Đối tượng nghiên ccủa đề tài là sự ổn định tài chính của hthng ngân hàng  
thương mại Vit Nam.  
3.2. Phm vi nghiên cu  
Vkhông ian: Việt Nam hiện có 31 NHTM cổ phần, 03 NHTM cổ phần Nhà  
nước nắm trên 50% cổ phần và 09 NHTM 100% vốn từ nước ngoài. Ngoài ra, nhóm  
NHTM 100% vốn nhà nước và 100% vốn nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong việc  
thu thập số liệu. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn 19 NHTM cổ phần để  
thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu (xem danh sách phụ lục 1).  
Về thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn 2014 – 2018.  
4. Phương pháp nghiên cứu  
4.1. Phương pháp thu thp dliu  
Tham khảo từ các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề  
nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các Báo cáo tài chính đã kiểm toán của  
2
19 NHTM cổ phần đã được công bố và tBáo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà  
nước Việt Nam.  
Dữ liệu về tăng trưởng GDP và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được thu thập từ các  
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê.  
Tham khảo thông tin từ website của Ngân hàng nhà nước và các NHTM Việt  
Nam và các website liên quan khác.  
4.2. Phương pháp phân tích sliu  
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, chúng tôi sử dụng một số phương  
pháp sau đây:  
Thống kê mô t, so sánh: tác giả sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản và  
so sánh sự thay đổi qua từng năm đối với các dữ liệu thu thập được. Ngoài  
ra, phương pháp này còn cung cấp những tóm tắt đơn giản nhất về các biến  
trong mẫu nghiên cứu.  
Phân tích hồi quy gồm: mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất thông  
thường gộp (Pooled Ordinary Least Squares - Pooled OLS); mô hình hồi  
quy tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM); mô hình hồi quy tác  
động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM) và mô hình hồi quy với  
phương pháp bình phương bé nhất (General Least Squares - GLS). Mô hình  
FEM và mô hìnEM là hai mô hình được sử dụng rộng rãi đối với dữ liệu  
dạng bảng. Còn mô hình GLS được sử dụng để khắc phục nếu xảy ra các  
hiện tượng khuyết tật trong hai mô hình trên.  
Việc xử , tính toán số liệu được thực hiện với sự hỗ trợ của máy tính bằng  
phần mềm Excel và phn mềm Stata 13.  
5. Kết cấu đề tài  
Ngoài phần Đặt vấn đề và Kết luận, Nội dung nghiên cứu của khóa luận được  
bố cục thành 3 chương:  
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề ổn định tài chính  
của hệ thống ngân hàng thương mại;  
Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ  
thống NHTM Việt Nam;  
3
Chương 3: Một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự ổn định tài chính của  
hệ thống NHTM Việt Nam.  
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  
CHƯƠNG 1:  
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI  
CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN  
1.1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại  
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại  
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế chuyên thực hiện các hoạt động  
động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của NHTM là thực  
hiện huy động vốn từ khách hàng có tiền nhàn rỗi đồng thời cung cấp vốn cho khách  
hàng cần vay vốn, hay nói cách khác là NHTM thực hiện luân chuyển vốn từ những  
người có đến những người cần. Ngoài ra, nghiệp vụ kinh doanh của NHTM còn rất đa  
dạng và phong phú để đáp ứng thị hiếu luôn thay đổi của khách hàng.  
Theo định nghĩa củgân hàng Thế giới: “Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận  
tiền gửi chủ yếu ở dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm.  
Trong đó: các ngân hànthương mại, chỉ tham gia vào các hoạt động nhận tiền gửi,  
cho vay ngắn hvà trung dài hạn.”  
Theo nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của  
NHTM: “NHTM là TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt  
động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các  
tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật”.  
1.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại  
Tầm quan trọng của NHTM được thể hiện qua các chức năng của nó. Cụ thể,  
các NHTM có 03 chức năng chính:  
Chức năng trung gian tài chính: đây là chức năng cũng như nghiệp vụ kinh  
doanh cơ bản nhất của NHTM, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy  
4
nền kinh tế phát triển. Theo đó, NHTM đóng vai trò nhận tiền gửi rồi sử  
dụng nguồn vốn này để cho vay và hưởng lợi nhuận là chênh lệch giữa lãi  
suất huy động và lãi suất cho vay. Khi thực hiện chức năng này, NHTM  
đóng vai trò là cấu nối giữa nơi thặng dư vốn với nơi thâm hụt vốn trong  
nền kinh tế.  
Chức năng trung gian thanh toán: NHTM đóng vai trò như là thủ quỹ khi  
các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu, thực hiện các thanh toán giao hoặc  
nhận tiền theo yêu cầu của khách hàng, như trả tiền mua hàng hóa cho chủ  
hàng khách hàng hoặc nhận tiền thanh toán của đối tác khách hàng. Hiện  
nay, các NHTM đang cung cấp nhiều phương tiện thanh toán rất đa dạng để  
phù hợp với từng nhu cầu riêng biệt của khách hàng. Chức năng này của  
NHTM đã giúp tiết kiệm cho xã hội về chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ  
luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa.  
Chức năng tạo tiền: chức năng này được thể hiện khi các NHTM thực hiện  
các hoạt động tín dụng và chức năng thanh toán. Với chức năng này, NHTM  
vô hình chung đã làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán trên nền kinh tế,  
đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.  
1.1.1.3. Các hoạt động chính của ngân hàng thương mại  
Hoạt động huy ng vốn:  
- Ngân hàng nhận tiền gửi thanh toán của các cá nhân hay tổ chức gửi vào  
ngân hàng để thực hiện chức năng giữ hộ, thanh toán.  
- Ngâhàng nhận tiền gửi có kì hạn và tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân, tổ  
chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và chi trả lãi cho người gửi tiền.  
- Ngân hàng phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu hay các giấy tờ có  
giá khác để huy động vốn,  
- Ngân hàng vay vốn từ NHNN hoặc từ các TCTD khác.  
Hoạt động tín dụng:  
- Ngân hàng sử dụng nguồn vốn để cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay  
vốn, đây là nghiệp vụ kinh doanh chủ chốt mang lại lợi nhuận cho NHTM.  
-
Ngân hàng sử dụng nguồn vốn để đầu tư bằng việc xây dựng những danh  
mục đầu tư.  
5
- Ngoài ra, với nhu cầu tín dụng của nền kinh tế ngày càng đa dạng, các loại  
hình cung cấp tín dụng của NHTM vì vậy cũng phong phú để đáp ứng các  
nhu cầu đó. Có thể kể đến các nghiệp vụ: bảo lãnh, cho vay tài chính, chiết  
khấu giấy tờ có giá, v.v.  
Các hoạt động khác: ngoài những hoạt động kể trên, NHTM còn tham gia  
vào các hoạt động như cung cấp dịch vụ bảo hiểm, tư vấn tài chính, kinh  
doanh ngoại tệ, chứng khoán phái sinh, nhận ủy thác và ủy thác v.v.  
1.1.2. Khái niệm về sự ổn định tài chính  
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm “ổn định  
tài chính”, cụ thể như sau:  
Hyman Minsky (1919 1996), một nhà kinh tế trường phái Keynes, nổi tiếng  
với lý thuyết về sự bất ổn tài chính. Lập luận của giả thuyết bất ổn tài chính bắt đầu từ  
đặc tính thời bấy giờ của nền kinh tế tư bản với tài sản vốn đắt đỏ và hệ thống tài chính  
phức tạp. Vấn đề kinh tế này được xác định theo Keynes (1930) là "sự phát triển vốn  
của nền kinh tế". Định lý đầu tiên của giả thuyết bất ổn tài chính là nền kinh tế có các  
chế độ tài chính ổn định và không ổn định . Định lý thứ hai của giả thuyết này là trong  
thời kỳ thịnh vượng kéo dài, nền kinh tế chuyển từ quan hệ tài chính tạo nên một hệ  
thống ổn định sang quan hệ tài chính tạo nên một hệ thống không ổn định. Theo  
Minsky, có một thời điểm ệ thống tài chính sẽ thay đổi từ trạng thái ổn định sang  
trạng thái không ổn định, thường được gọi là khoảnh khắc Minsky (thời điểm Minsky).  
Cụ thể, các tổ chức sau đó buộc phải thanh lý tài sản của mình để trả nợ vay, tạo ra sự  
sụt giảm mạnh n toàn thị trường tài chính. Thời điểm Minsky là khi các tổ chức bắt  
đầu đối mặt với các vấn đề về dòng tiền do các khoản nợ gây ra bởi việc đầu tư có rủi  
ro cao, cho dù họ đang ở trong bất kỳ chu kỳ tín dụng hay kinh doanh nào. Tại thời  
điểm này, làn sóng bán tháo đã diễn ra, dẫn đến thanh khoản sụt giảm nghiêm trọng và  
thị trường tài chính sụp đổ đột ngột.  
Theo Federic Mishkin (1999), bất ổn định tài chính xảy ra khi xuất hiện các cú  
sốc đối với các tổ chức tài chính và hệ thống tài chính, gây ảnh hướng đến các luồng  
thông tin khiến cho hệ thống tài chính không còn hiệu quả, hay nói cách khác là các tổ  
chức tài chính không thể phân bổ nguồn lực đầu tư hiệu quả.  
6
Theo Davis (2001), bất ổn tài chính là rủi ro có thể làm tăng nguy cơ khủng  
hoảng tài chính dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính và không thể cung cấp dịch  
vụ thanh toán cho nền kinh tế hoặc phân bổ tín dụng đến các cơ hội đầu tư hiệu quả.  
Các cuộc khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế do đó thúc  
đẩy sự ổn định tài chính là tương đương với quản trị rủi ro hệ thống.  
Nout Wellink (2002) cho rằng, một hệ thống tài chính ổn định khi có khả năng  
phân bổ hiệu quả các nguồn lực và hấp thụ những cú sốc, ngăn chặn những tác động  
xấu đến nền kinh tế và hệ thống tài chính. Ngoài ra, hệ thống tài chính không được là  
nguồn gốc phát sinh các cú sốc. Theo Buiter (2008), ổn định tài chính sẽ được đảm  
bảo nếu không xuất hiện các tình trạng sau: (i) bong bong giá tài sản; (ii) tình trạng  
thiếu thanh khoản; (iii) tình trạng vỡ nợ của các thể chế tài chính đe dọa sự ổn định  
của hệ thống.  
Theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, ổn định tài chính có thể được định  
nghĩa là một điều kiện trong đó cba thành phần của hệ thống tài chính bao gồm: (i) tổ  
chức tài chính, (ii) thị trường tài chính và (iii) cơ sở hạ tầng tài chính – được ổn định.  
Cụ thể, đối với tính ổn định của các tổ chức tài chính được đảm bảo khi các tổ chức tài  
chính đủ mạnh để thực hiện đầy đủ chức năng trung gian tài chính, mà không cần sự  
trợ giúp từ các tổ chức bên ngoài ngay cả chính phủ. Tiếp theo, ổn định thị trường tài  
chính là khi không có sự gđoạn giao dịch trên thị trường, không có sự sai lệch đáng  
kể về giá tài sản tài chính từ các nền tảng kinh tế, từ đó cho phép các tổ chức kinh tế  
huy động và đầu tư vốn một cách tự tin. Cuối cùng, tính ổn định của cơ sở hạ tầng tài  
chính, đề cập đếmột điều kiện trong đó hệ thống tài chính có cấu trúc tốt để đảm bảo  
hoạt động, đồng thời cả mạng lưới an toàn tài chính cùng hệ thống thanh toán được  
hoạt động một cách hiệu quả. Ngoài ra, sự ổn định tài chính có thể được định nghĩa  
rộng hơn là một điều kiện trong đó hệ thống tài chính có thể tạo điều kiện thuận lợi  
cho các hot động kinh tế thực sự diễn ra suôn sẻ và có khả năng điều chỉnh sự mất  
cân đối tài chính phát sinh từ các cú sốc.  
Theo Cục dự trữ Liên bang Mỹ, sự ổn định tài chính là vmột hệ thống tài  
chính có thể hoạt động và có thể tiếp nhận tất cả những hiện tượng dù tốt hay xấu, xảy  
ra trong nền kinh tế, trong bất cứ lúc nào; một hệ thống tài chính tốt không phải là  
ngăn chặn sự thất bại của thị trường hay ngăn sự thất thoát tiền bạc của các đối tượng  
7
trong hệ thống. Mà hệ sự ổn định tài chính chỉ là shoạt động liên tục, hiệu quả của cả  
hệ thống ngay cả khi các sự kiện như trên xảy ra. Một hệ thống tài chính được coi là  
ổn định khi nó đáp ứng được nhu cầu vay tiền của các hgia đình để phục vụ cuộc  
sống như mua xe, xây nhà, nghỉ hưu hoặc giáo dục. Tương tự như vậy, các doanh  
nghiệp cần phải vay vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất. Tất cả những điều  
này đòi hỏi một hệ thống tài chính hoạt động tốt và ổn định.  
Tóm lại, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể cho thuật ngữ “ổn định tài  
chính”, bên cạnh một thực tế là các tiền nghiên cứu có xu hướng thích tiếp cận với  
định nghĩa “bất ổn định tài chính”. Tuy nhiên, cách tiếp cận này lại chứa ít hướng dẫn  
thực tiễn cho các tổ chức đang cố gắng thực hiện và duy trì mục tiêu ổn định tài chính.  
Các định nghĩa về “ổn định tài chính” tuy ít thuyết phục hơn về mặt khái niệm, nhưng  
có thdễ dàng quan sát trực tiếp hơn. Trên quan điểm đó, tác giả cho rằng: ổn định tài  
chính là trạng thái mà hệ thống tài chính có khả năng (i) chống đỡ các cú sốc kinh tế  
và không tgây ra các cú sốc, (ii) đủ khả năng để thực hiện trơn tru các chức năng cơ  
bản của nó, bao gồm: trung gian của các tổ chức tài chính, quản lý rủi ro và sắp xếp  
thanh toán.  
1.1.3. Ổn định tài chính đối với các ngân hàng thương mại  
Hiện nay, vẫn chưa có một sự thống nhất về định nghĩa chính xác cho khái  
niệm “ổn định tài chínhvới các ngân hàng. Bên cạnh cách trực tiếp để đánh giá  
sự “ổn định tài chính” của các ngân hàng, các tiền nghiên cứu cũng thường thông qua  
khái niệm “bất ổn tài chnh”. Theo đó, có nhiều định nghĩa về cả hai khái niệm trên  
như sau:  
Sự ổn định tài chính của ngân hàng là điều kiện trong đó không xảy ra ca các  
cuộc khủng hoảng, đạt được thông qua sự ổn định của tất cả các ngân hàng trong toàn  
hệ thống (Brunnermeier và cộng sự, 2009). Xét về sự phụ thuộc lẫn nhau, sự ổn định  
của ngân hàng có thể được định nghĩa là sự ổn định của các ngân hàng liên kết trực  
tiếp với nhau thông qua thị trường tiền gửi liên ngân hàng và tham gia vào các khoản  
vay hợp vốn, hoặc gián tiếp thông qua việc cho vay đối với các ngành phổ biến và giao  
dịch độc quyền (Segoviano và Goodhart, 2009). Các yếu tố quyết định sự ổn định  
ngân hàng và ảnh hưởng của nó đối với sự ổn định của hệ thống tài chính sẽ khác nhau  
giữa các quốc gia; do đó, các giám sát viên ngân hàng quốc gia quan tâm để hiểu các  
8
yếu tố quyết định ổn định ngân hàng. Các tài liệu thực nghiệm ghi lại một số yếu tố  
kinh tế, cấu trúc tài chính, quy định và các yếu tố thể chế có ảnh hưởng đến sự ổn định  
ngân hàng. Ngoài ra, sự ổn định tài chính của ngân hàng cũng có thể được xem là sự  
vắng mặt của sự gián đoạn bất thường trong cung cấp tín dụng, hệ thống thanh toán và  
dịch vụ ngân hàng (Ozili và Thankom, 2018).  
Còn bất ổn tài chính của các NHTM thường gắn liền với một cơn hoảng loạn  
khách hàng khi hkhông có thông tin chính xác và nghi ngờ giá trị tài sản của ngân  
hàng thấp hơn giá trị nợ của ngân hàng nên đồng loạt rút tiền gửi để tránh rủi ro. Do đa  
số các khoản tiền gửi của khách hàng đều được ngân hàng đem đi cho vay nên khi gặp  
tình trạng khách hàng muốn rút đột ngột một lượng tiền lớn, các ngân hàng sẽ rơi vào  
tình trạng mất thanh khoản, khi khách hàng thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc  
trả lại tiền gửi, họ càng có niềm tin rằng ngân hàng đang gặp khó khăn và lặp lại vòng  
luẩn quẩn khiến sự tháo chạy ngân hàng diễn ra tồi tệ hơn cho đến khi ngân hàng lâm  
vào cảnh phá sản. Chính khách hàng sẽ chịu tổn thất trừ khi họ nhận được bảo hiểm  
tiền gửi. Sự tháo chạy ngân hàng sẽ lan rộng ra làm gia tăng tình trạng khủng hoảng  
mang tính hệ thống. Trong quá khứ đã diễn ra nhiều sự tháo chạy của các ngân hàng,  
chẳng hạn như các ngân hàng tại Mỹ những năm 1930, hay sự sụp đổ của ngân hàng  
đầu tư Bear Stearns năm 2008.  
Tương tự, Diamond à Dybvig (1983) đã mô tmô hình của sự tháo chạy ngân  
hàng rằng những người gửi tiết kiệm sẽ rút tiền khỏi ngân hàng bởi vì họ sợ rằng  
người khác cũng làm nhvậy. Vấn đề khó khăn ở một số ngân hàng làm cho những  
người gửi tiền ở hững ngân hàng khác lo lng dẫn đến việc rút tiền ồ ạt và có thể kéo  
theo bất ổn cả hệ thống ngân hàng. Còn Lai (2002) cho rằng, nguyên nhân cơ bản dẫn  
đến tình trạng bất ổn tài chính của ngân hàng là khủng hoảng thanh khoản do nhu cầu  
về thanh toán ngắn hạn vượt quá dự trữ tài sn thanh khoản cao, xuất phát từ mất cân  
đối giữa tài sản và nguồn vốn của ngân hàng khi tài sản nợ của ngân hàng có xu hướng  
ngắn hạn trong khi tài sản có có xu hướng dài hạn và thanh khoản thấp. Barth và cộng  
sự (2013) chỉ ra rằng, sự bất ổn định ngân hàng có thgây ra bởi những quy định  
không đầy đủ hoặc sgiám sát không hiệu quả mặc dù cả hai đều có liên quan và  
không thể được kiểm tra một cách độc lập. Trong nghiên cứu thực nghiệm của họ cho  
thấy sự giám sát chặt chẽ không giúp gia tăng sự ổn định của các ngân hàng; Čihàk và  
9
Tieman (2007) cho rằng, những kết quả mâu thuẫn này là do sự khác biệt về chất  
lượng giám sát giữa các quốc gia.  
Tình trạng thiếu hụt thanh khoản của ngân hàng có thể là do suy giảm chất  
lượng tài sản, nợ xấu của ngân hàng tăng cao trong khi khả năng thu hồi thấp và nguồn  
vốn sử dụng chủ yếu là nguồn tiền huy động. Các khách hàng gửi tiền sẽ ồ ạt rút tiền  
để đảm bảo nguồn tài chính của mình an toàn khi nắm bắt được thông tin tình hình tài  
chính của ngân hàng suy yếu, dẫn đến làm trầm trọng thêm những bất ổn của ngân  
hàng. Bên cạnh đó, tình trạng thu hẹp tín dụng đột ngột cũng có thể là một nguyên  
nhân dẫn đến sự bất ổn. Điều này xảy ra khi các ngân hàng buộc phải thắt chặt các  
điều kiện cho vay khi lo ngại rằng không đủ nguồn vốn để cho vay hoặc do phải đáp  
ứng các chính sách từ ngân hàng trung ương. Dù ở bất kì mức lãi suất nào thì vẫn có  
thể xảy ra hiện tượng thu hẹp tín dụng. Khi đó, ngân hàng chính là tác nhân gây nên  
bất ổn tài chính và khủng hoảng tài chính. Trong thực tế, cuộc khủng hoảng cho vay  
và tiết kiệm ở Mỹ vào những năm 1980 đã dẫn đến sự thu hẹp tín dụng cũng được xem  
là một tác nhân chính của cuộc suy thoái Mỹ ở 1990 1991.  
Sự không tương thích về kỳ hạn giữa nợ và tài sản cũng là một nguyên nhân  
dẫn đến sự bất ổn của các ngân hàng. Khi các ngân hàng thương mại tích cực huy  
động tiền gửi ngắn hạn hoặc không kỳ hạn và có thể rút tiền bất cứ lúc nào nhưng cho  
phép các doanh nghiệp hocác hgia đình vay các khoản vay dài hạn. Sự không phù  
hợp giữa nợ ngắn hạn và tài sản dài hạn của ngân hàng được coi là một trong những lý  
do dẫn đến việc tháo chkhỏi ngân hàng khi người gửi tiền lo lắng và quyết định rút  
tiền với tốc độ nanh hơn thời gian ngân hàng thu hồi các khoản vay.  
Sự bất ổn tài chính của các ngân hàng thương mại có thể nhanh chóng lan ra  
toàn bộ hệ thống ngân hàng. Chỉ cần một ngân hàng rơi vào tình trạng bất ổn, các ngân  
hàng khác có nguy cơ rơi vào tình huống tương tự. Nếu giám sát tín dụng ngân hàng  
trung ương không hiệu quả tạo điều kiện cho mối quan hệ tín dụng chồng chéo giữa  
các ngân hàng, sự sụp đổ của một tổ chức tài chính có thể kéo theo nhiều tổ chức tài  
chính khác và dẫn đến rủi ro cho toàn hệ thống. Sự bất ổn tài chính của một ngân hàng  
có thể lan sang một cuộc khủng hoảng của hệ thống ngân hàng và có thể gây ra một  
cuộc khủng hoảng tài chính đơn lẻ hoặc đồng thời với khủng hoảng tiền tệ và nợ.  
10  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 92 trang yennguyen 04/04/2022 8340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_su_on_dinh_ta.pdf