Kết quả bước đầu ứng dụng kỹ thuật BABA trong phẫu thuật nội soi điều trị bướu tuyến giáp

Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT BABA TRONG  
PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ BƯỚU TUYẾN GIÁP  
1
2
3
4
NGUYỄN VIỆT DŨNG , TRẦN THANH PHƯƠNG , LÊ VĂN CƯỜNG , PHẠM DUY HOÀNG ,  
5
5
5
5
TRƯƠNG CÔNG TUẤN ANH , NGUYỄN ĐỨC HƯƠNG , TRẦN SƠN VŨ , NGUYỄN ĐĂNG KHOA ,  
5
5
5
ĐỖ NGUYỄN TUẤN KHANH , TRẦN THANH TÙNG , NGUYỄN HOÀNG THIÊN BẢO ,  
5
5
6
ĐẶNG THANH HÀO , HỒ THIÊN TÂN , HOÀNG QUỐC VIỆT  
Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi tuyến giáp được Huscher thực hiện lần đầu tiên vào năm 1997[1]. Ngày  
nay, phẫu thuật này được ứng dụng tại nhiều nước trên thế giới. Lợi ích quan trọng của phẫu thuật nội soi  
tuyến giáp mang lại là tính thẩm mỹ cao và an toàn. Kỹ thuật BABA là một trong những kỹ thuật có hiệu  
quả và tại Việt Nam, kỹ thuật lần đầu tiên được áp dụng tại bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh.  
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả kỹ thuật và đánh giá kết quả phẫu thuật bước đầu.  
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân được chẩn đoán phình giáp đa hạt ở cả hai  
thùy tuyến giáp; nghiên cứu mô tả tiến cứu.  
Kết quả nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2020, chúng tôi đã áp dụng kỹ thuật mới cắt tuyến giáp nội soi  
cho các trường hợp bướu giáp tại Bệnh viện Ung bướu TP. HCM. 16 bệnh nhân nữ, tuổi trung bình 29  
(25 - 53). Các bệnh nhân được phẫu thuật cắt tuyến giáp gần trọn gồm 7 ca và cắt toàn bộ tuyến giáp gồm  
9 ca. Chẩn đoán bướu tuyến giáp trước mổ được thực hiện bằng khám lâm sàng, xét nghiệm tế bào học,  
siêu âm vùng cổ và định lượng FT4, TSH. Kỹ thuật được thực hiện với tư thế bệnh nhân nằm ngữa, gây  
mê toàn thân qua nội khí quản. Bốn trocar được đặt vào vị trí nách và quầng vú hai bên.  
Tạo khoang phẫu thuật từ mặt trước cơ ngực lớn đến vùng cổ dưới cơ bám da bằng cắt đốt đơn cực  
và bơm liên tục khí CO2 với áp lực 10 - 12mmHg. Tuyến giáp được bộc lộ bằng cách mở dọc đường giữa  
cổ và được cắt bỏ bằng dao siêu âm. Sau mổ không xảy ra các biến chứng quan trọng như liệt dây thần  
kinh hồi thanh quản, hạ calci máu; bệnh nhân ít đau sau mổ, phục hồi các chức năng hoạt động vùng cổ  
sớm, mức thẩm mỹ cao. Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ là phình giáp. Tất cả bệnh nhân đều hài lòng với  
kết quả thẩm mỹ và không có trường hợp dị cảm da vùng cổ ngực nào sau 1 tháng phẫu thuật.  
Kết luận: Đây là phương pháp khả thi, kỹ thuật mổ an toàn và hiệu quả. Phương pháp này có thể áp  
dụng đối với tất cả các trường hợp phình giáp hạt hai thùy. Phương pháp này có kết quả thẩm mỹ tốt  
nhưng hiệu quả lâu dài cần tiếp tục nghiên cứu trên nhiều bệnh nhân hơn.  
phẫu thuật. Bên cạnh phẫu thuật mở truyền thống thì  
phương pháp phẫu thuật nội soi đang ngày càng  
được phát triển và chiếm vị trí quan trọng trong phẫu  
thuật tuyến giáp. Ở Việt Nam, việc ứng dụng phẫu  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Phình giáp đa hạt (bướu giáp đa nhân) là bệnh  
lý phổ biến tại nước ta, có nhiều phương pháp điều  
trị khác nhau nhưng cho đến nay chủ yếu vẫn là  
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Việt Dũng  
Email: drdung1@gmail.com  
Ngày nhận bài: 09/10/2020  
Ngày phản biện: 03/11/2020  
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020  
1 TS.BS. Khoa Ngoại đầu cổ, tai mũi họng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
2 TS.BSCKII. Trưởng Khoa Ngoại đầu cổ, tai mũi họng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
3 TS.BSCKII. Phó Trưởng Khoa Ngoại đầu cổ, tai mũi họng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
4 ThS.BSCKII. Phó Trưởng Khoa Ngoại đầu cổ, tai mũi họng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
5 Bác sĩ Khoa Ngoại đầu cổ, tai mũi họng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
6 Điều dưỡng Trưởng Khoa Ngoại đầu cổ, tai mũi họng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
55  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
thuật nội soi điều trị bướu giáp đã được thực hiện  
trên 10 năm nay tại nhiều trung tâm điều trị trên toàn  
quốc đã giải quyết được nhu cầu điều trị ngày càng  
cao của bệnh nhân. Tại bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ  
Chí Minh, chúng tôi đã áp dụng phẫu thuật nội soi  
với các kỹ thuật đa dạng từ phẫu thuật nội soi hỗ trợ  
đến kỹ thuật nội soi đường vú - nách một bên, nội  
soi ngã miệng từ nhiều năm nay. Lần đầu tiên,  
chúng tôi áp dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi mới  
qua đường vú - nách hai bên (kỹ thuật BABA) điều  
trị bướu tuyến giáp hai thùy từ tháng 01/2020.  
khoang phẫu thuật từ vùng ngực cho đến vùng cổ và  
được duy trì bằng khí CO2 bơm liên tục với áp lực  
10 - 12mmHg. Khoang phẫu thuật được tạo tại vùng  
cổ, giới hạn trên vượt qua xương móng và mở rộng  
vượt qua toàn bộ khối cơ trước giáp hai bên. Bộc lộ  
tuyến giáp qua đường giữa, xác định khoang vô  
mạch để kiểm soát tốt cực trên tuyến giáp đồng thời  
bảo tồn được thần kinh thanh quản trên; các tuyến  
phó giáp và thần kinh hồi thanh quản hai bên được  
phẫu tích và bảo tồn. Dùng dao siêu âm để cắt gần  
trọn hoặc toàn bộ lần lượt hai thùy tuyến giáp. Lấy  
bướu qua vị trí đặt trocar 10mm ở quầng vú. Đặt dẫn  
lưu qua trocar 10mm. Khâu các lỗ trocar. Dẫn lưu  
vết mổ được rút vào ngày thứ 2. Bệnh nhân xuất  
viện TB sau 2 - 3 ngày, cắt chỉ sau 1 tuần.  
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  
Mô tả kỹ thuật và đánh giá kết quả phẫu thuật  
cắt tuyến giáp nội soi qua đường vú - nách hai bên  
trong điều trị phình giáp đa hạt hai thùy.  
KẾT QUẢ  
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Thiết kế nghiên cứu  
Từ tháng 01/2020 đến hết tháng 09/2020 chúng  
tôi đã triển khai cắt bướu giáp bằng phẫu thuật nội  
soi cho 16 trường hợp.  
Mô tả tiến cứu.  
Tuổi  
Đối tượng nghiên cứu  
Nhóm tuổi  
< 30  
n = 16  
%
Các trường hợp bướu tuyến giáp được phẫu  
thuật nội soi với kỹ thuật BABA từ tháng 01 năm  
2020 đến hết tháng 09 năm 2020.  
9
5
2
56,3  
31,3  
12,4  
30 - 40  
>40  
Tiêu chuẩn chọn bệnh  
TB  
29,4  
Bệnh nhân được chẩn đoán phình giáp đa hạt,  
có nhu cầu thẩm mỹ cao.  
Bướu ở cả hai thùy tuyến giáp.  
Đặc điểm bướu trước mổ  
Đặc điểm bướu  
Vị trí  
Xét nghiệm tế bào trước mổ là bướu giáp lành  
tính.  
Số bệnh nhân  
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp trong giới hạn  
bình thường.  
Cả 2 thùy  
16  
Số lượng nhân  
Tiêu chuẩn loại trừ  
2 nhân hai thùy/ >2 nhân  
1 / 15  
Bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật nội soi.  
Kích thước bướu lớn nhất TB (cm) 3,3 ± 2,3 (2,5 - 5,5)  
Bướu giáp gây chèn ép vùng cổ, rối loạn chức  
năng tuyến giáp, chẩn đoán ung thư tuyến giáp  
trước mổ, bướu giáp tái phát, sẹo lớn vùng cổ.  
FNA  
U tuyến nang/ phình giáp  
1 / 15  
Kỹ thuật mổ  
Kết quả phẫu thuật  
Bệnh nhân nằm ngửa, được gây mê nội khí  
quản, tư thế ngửa cổ. Màn hình nội soi đặt phía trên  
hướng đầu bệnh nhân. Phẫu thuật viên (PTV) chính  
có thể đứng bên phải hay trái, PTV phụ và PTV thao  
tác camera đứng đối diện. Rạch da 5mm vị trí đỉnh  
nếp lằn nách trước hai bên, đặt trocar 5mm hướng  
về hõm ức mặt trên cơ ngực lớn, dùng cây bóc tách  
tạo khoang dưới hõm ức và bờ dưới xương đòn  
2 - 3cm. Tiếp tục mở hai trocar 10mm vị trí quầng vú  
cùng bên (2h) và vị trí đối bên 10h và vị trí này được  
đặt camera 300 hoặc 450. Dùng đốt điện đơn cực tạo  
Kết quả phẫu thuật  
Số bệnh  
nhân  
Phương pháp mổ  
Cắt tuyến giáp gần trọn/ Cắt toàn bộ  
tuyến giáp  
7/9  
Thời gian mổ TB (phút)  
110,5 ± 30,6  
Biến chứng ngay sau mổ  
Bỏng da/ Tràn khí dưới da/ chảy máu  
0/1/0  
56  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
BÀN LUẬN  
Biến chứng sau mổ  
Dị cảm da vùng cổ - ngực/ Nói khàn/ Hạ  
canxi máu tạm thời 1/0/1  
Cơ sở lựa chọn kỹ thuật  
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp trên thế giới có  
nhiều kinh nghiệm thực hiện trong suốt quá trình  
phát triển, giai đoạn phát triển nở rộ chủ yếu từ  
những năm 2000 trở về sau này với nhiều kỹ thuật  
đa dạng, nhiều tác giả đã cố gắng đúc kết, hạn chế  
các nhược điểm của các kỹ thuật, tìm tòi và phát  
triển các đường vào mới nhằm tiếp cận tuyến giáp  
một cách trực diện và hữu hiệu nhất nhằm hoàn  
Đau sau mổ  
Không đau/ Đau ít/ Đau vừa  
Thời gian hậu phẫu TB (Khoảng), ngày  
GPB  
10/5/1  
2,5 (2 - 4 )  
Phình giáp/ u tuyến thể nang  
15/1  
thiện kỹ thuật và mở rộng chỉ định điều trị [2][3][4][5][6][7]  
,
Kết quả theo dõi sau mổ sau 1 tháng  
Đặc điểm  
dẫn đến khuynh hướng phối hợp các đường vào  
tuyến giáp qua ngã nội soi còn gọi là các kỹ thuật nội  
soi lai; một trong các kỹ thuật tiêu biểu đó là việc  
phối hợp đường vào vú - nách hai bên giúp tối ưu  
hóa đường mổ nội soi với “trường mổ mở” là một  
thuận lợi lớn khi chỉ định điều trị cho các trường hợp  
có bướu ở cả hai thùy giáp hoặc đòi hỏi phải can  
thiệp đồng thời trên toàn bộ tuyến giáp. Kỹ thuật  
BABA ra đời năm 2007 do Choe và CS thực hiện, kỹ  
thuật này được sử dụng khá rộng rãi tại các Trung  
tâm điều trị ở Hàn Quốc và một số nước Châu Á và  
đến nay đã có nhiều báo cáo cho thấy các ưu điểm  
vượt trội[8][9][12], chúng tôi xin tóm lược một số ưu  
điểm của kỹ thuật so với các đường vào khác  
(bảng 1).  
Số bệnh nhân  
Siêu âm tuyến giáp  
Còn nhân/ Không còn nhân  
Sẹo mổ  
0 / 16  
Đẹp, khó thấy/ Lồi, dễ thấy  
Khàn giọng  
16 / 0  
0/16  
Dị cảm vùng cổ - ngực  
Không có/ Giảm nhiều  
15 / 1  
Bảng 1. Ưu điểm của các đường vào ngoài vùng cổ trong phẫu thuật nội soi tuyến giáp  
Đường nách  
++++  
++++  
+++  
BABA  
++++  
+++  
Đường sau tai  
Đường miệng  
Trường phẫu tích  
+++  
+++  
+++  
+
++  
+++  
+++  
+++  
+++  
+/-  
Khả năng thao tác trong trường mổ  
Thời gian phẫu thuật  
++++  
+++  
Phẫu trường rõ ràng  
++  
Khả năng cắt toàn bộ tuyến giáp  
Khả năng nạo hạch cổ trung tâm  
Khả năng nạo hạch cổ bên  
Kết quả thẩm mỹ  
+++  
+++  
+++  
++++  
+++  
+
++++  
+++  
+++  
++++  
+
++++  
+
+
Tỷ lệ biến chứng  
dựa trên một số ưu điểm nổi bật như sau: Phẫu  
trường đối xứng hai bên như trong mổ mở; thực  
hiện phẫu tích đồng thời trên cả hai thùy giáp trong  
cùng một thì phẫu thuật, đạt được phẫu trường rõ và  
đối xứng hai bên nên khả năng cắt tuyến giáp với  
thời gian nhanh hơn và bảo tồn tốt các cơ quan  
quan trọng tại vùng cổ (mạch máu, thần kinh, tuyến  
cận giáp); không cần phải di chuyển phương tiện,  
thiết bị phẫu thuật, tinh giản ê kíp phẫu thuật, đường  
vào trên các nếp tự nhiên tại quầng vú và nách, rút  
gọn trocar (chỉ 4 lổ hai bên) nên đạt kết quả thẩm mỹ  
cao, ít biến chứng sau mổ (đau, dị cảm).  
Tại Việt Nam, kỹ thuật Lương được ứng dụng  
khá rộng rãi tại các cơ sở điều trị lớn trên cả nước  
với các ưu điểm như thực hiện thao tác thuận lợi và  
quan sát tốt thùy giáp trong phẫu tích; tuy vậy khi  
thực hiện kỹ thuật với các trường hợp bướu giáp hai  
thùy, cần cắt bỏ hoàn toàn hoặc gần toàn bộ tuyến  
giáp thì bộc lộ nhược điểm đó là phải di chuyển  
phương tiện và vị trí phẫu thuật viên gây cảm giác  
khá ngần ngại khi chỉ định phẫu thuật các trường  
hợp này. Chúng tôi lựa chọn kỹ thuật BABA và áp  
dụng trong điều trị bệnh lý bướu tuyến giáp hai thùy  
57  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Một số đặc điểm kỹ thuật  
tuyến giáp tốt, đường vào chủ động tránh mạch máu  
vùng thành ngực như bó mạch vú trong và các mạch  
máu lớn của vùng cổ như tĩnh mạch cảnh ngoài,  
cảnh trước và các nhánh nối nên đã hạn chế tối đa  
việc chảy máu trong và sau mổ gây ảnh hưởng quan  
sát và khó cầm máu; hạn chế mất máu và tránh tụ  
dịch xuất huyết; việc phẫu tích cẩn thận dưới lớp cơ  
bám da cổ không để xảy ra tình trạng bầm máu trên  
da, bỏng da. Sử dụng khí CO2 với áp lực vừa đủ, xả  
hết khí trong khoang sau mổ để tránh tình trạng tràn  
khí dưới da sau mổ. Sử dụng optic 300 hoặc 450 có  
thể điều chỉnh cân xứng trường mổ khi quan sát tại  
vị trí hõm ức tạo hiệu ứng của trường mổ mở, bên  
cạnh đó, còn có thể điều chỉnh chủ động góc nhìn để  
quan sát tốt các vị trí cực trên, hố ức, hố thượng đòn  
trong một số trường hợp cần thiết. Trong thời gian  
thực hiện kỹ thuật, chúng tôi cũng đã thu được một  
số kinh nghiệm nhằm cải thiện kỹ năng và thời gian  
phẫu thuật.  
Thời gian phẫu thuật trung bình là 110,5 phút,  
nhanh nhất là 90 phút và lâu nhất là 180 phút, đây là  
thời gian mổ chấp nhận được khi so sánh với các  
tác giả khác. Theo Choi JY, thời gian phẫu thuật  
trung bình khi cắt gần hoặc toàn bộ tuyến giáp là  
151,2 ± 38,1 phút[9], với tác giả Choe, thời gian phẫu  
thuật TB còn kéo dài hơn (165,3 phút)[8]. Có thể nói,  
chúng tôi thực hiện kỹ thuật có một số thuận lợi do  
các PTV đã có kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật nội  
soi khác, những trường hợp phẫu thuật kéo dài do  
bướu lớn, nhiều bướu; trong nghiên cứu có 3 trường  
hợp bướu đa nhân hai thùy lớn, dính lớp cơ trước  
giáp, thòng hố thượng đòn gây khó khăn trong phẫu  
tích; thời gian phẫu thuật kéo dài thường xảy ra ở  
một số trường hợp đầu tiên khi triển khai kỹ thuật  
này. Nghiên cứu cũng không quá chú trọng đến kích  
thước bướu, chúng tôi mạnh dạn chỉ định cho các  
trường hợp bướu có kích thước toàn khối ở một  
thùy có thể trên 7 - 8cm. Kích thước bướu này cũng  
khá tương đồng với một số tác giả, trong khi có tác  
giả còn đề xuất áp dụng cho bướu có kích thước lớn  
hơn (10cm). Tất nhiên, chỉ định này còn tùy thuộc  
vào kinh nghiệm và khả năng của mỗi cơ sở điều trị.  
Lượng máu mất trong mổ rất ít nếu so với phẫu  
thuật mở.  
Việc phẫu tích với khoang phẫu tích vừa đủ,  
thao tác cẩn thận tránh gây tổn thương các nhánh  
thần kinh cảm giác phía trước cơ ức đòn chũm đã  
hạn chế tình trạng đau sau mổ. Các bệnh nhân đều  
chỉ đau nhẹ trong ngày đầu tiên và chỉ dùng các  
thuốc giảm đau dạng uống là đủ để làm dịu cơn đau.  
Trường phẫu tích vùng thành ngực cũng được  
thu gọn ở vị trí dưới hõm ức và xương đòn (2 - 3cm)  
giúp hạn chế tình trạng rối loạn cảm giác da vùng  
ngực trước. Trong nghiên cứu chỉ có 1 trường hợp  
tăng cảm giác tê rần da khi ấn, biểu hiện này tồn tại  
đến1 tháng sau mổ nhưng đã hồi phục hoàn toàn  
trong 3 tháng. Theo Kim, rối loạn cảm giác da vùng  
ngực trước có thể hồi phục dần sau 1 tháng và có  
Kết quả phẫu thuật  
Các bệnh nhân của chúng tôi sau mổ có giọng  
nói rõ, do hiệu quả của việc phẫu tích cẩn thận  
và bảo tồn nguyên vẹn các thần kinh thanh quản.  
Trong mổ mở, tỉ lệ liệt thần kinh hồi thanh quản  
tạm thời là 5,2 - 14%, liệt vĩnh viễn 0,55 - 1,2%[13]  
.
Trong mổ nội soi, tỉ lệ liệt thần kinh quặt ngược  
thanh quản tạm thời là 3,2 - 8,3%, liệt vĩnh viễn  
0 - 0,65%[14]. Một số tác giả có tỷ lệ cao hơn như  
Chung JS, có 25,2% liệt tạm thời thần kinh thanh  
quản sau phẫu thuật nội soi giáp[12]. Nhưng theo  
quan sát của chúng tôi, tỷ lệ ảnh hưởng vĩnh viễn  
trên thần kinh thanh quản và tuyến phó giáp trong  
phẫu thuật nội soi còn thấp hơn trong mổ mở, vì do  
khả năng quan sát tốt của PTV với trường mổ có  
phóng đại tương đối lớn, nên khả năng bảo tồn cao  
và phần lớn là tổn thương tạm thời có thể do tác  
động của phẫu tích qua nội soi. Theo Raffaelli và cs,  
trong 359 trường hợp mổ nội soi hỗ trợ, hạ calci  
máu tạm thời xảy ra là 25.0% và vĩnh viễn là  
1,1%[15]. Trong khi thực hiện phẫu thuật, chúng tôi  
đặc biệt chú ý xác định rõ và bóc tách bảo tồn  
nguyên vẹn các tuyến cận giáp và thần kinh thanh  
quản trước khi tiến hành cắt toàn bộ tuyến giáp.  
thể trở lại bình thường 3 tháng sau phẫu thuật[16]  
.
Kết quả phẫu thuật với 100% bệnh nhân đạt kết  
quả tốt, thẩm mỹ cao, không có biến chứng quan  
trọng và được xuất viện sớm 2 - 4 ngày sau mổ.  
KẾT LUẬN  
Phẫu thuật cắt tuyến giáp nội soi bằng kỹ thuật  
BABA bước đầu cho thấy là phương pháp an toàn  
và đạt kết quả thẩm mỹ tốt. Kỹ thuật được triển khai  
nhằm mở rộng chỉ định trong phẫu thuật nội soi  
tuyến giáp, nhất là đối với các trường hợp cắt trọn  
và gần trọn tuyến giáp trong bệnh lý bướu tuyến  
giáp.  
Có thể rút ngắn thời gian phẫu thuật và kiểm  
soát tốt các biến chứng qua thời gian và trên kinh  
nghiệm của phẫu thuật viên.  
Một số kinh nghiệm  
Chúng tôi cũng không để xảy ra các biến chứng  
khác, sử dụng hỗ trợ dao siêu âm giúp cầm máu  
58  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
10. B.R. Haugen, E.K. Alexander, K.C. Bible, G.M.  
Doherty, S.J. Mandel, Y.E. Nikiforov, et  
1. S. Huscher, S. Chiodini, C. Napolitano, A.  
Recher (1997). Endoscopic right thyroid  
lobectomy. Surg. Endosc., 11 (8): 877.  
al.(2015).  
American  
thyroid  
association  
management guidelines for adult patients with  
thyroid nodules and differentiated thyroid cancer:  
the american thyroid association guidelines task  
force on thyroid nodules and differentiated  
thyroid cancer. Thyroid, 26 (1):1-133.  
2. K. Shimizu, S. Akira, A.Y. Jasmi, Y. Kitamura, W.  
Kitagawa, H. Akasu, et al.(1999). Video-assisted  
neck surgery: endoscopic resection of thyroid  
tumors with a very minimal neck wound. J. Am.  
Coll. Surg., 188 = (6): 697-703.  
11. I.V. Renuka, G. Saila Bala, C. Aparna, R.  
Kumari, K. Sumalatha (2012). The bethesda  
system for reporting thyroid cytopathology:  
interpretation and guidelines in surgical  
treatment. Indian J. Otolaryngol. Head. Neck  
Surg., 64 (4): 305-311.  
3. H. Kitano, M. Fujimura, T. Kinoshita, H. Kataoka,  
M. Hirano, K. Kitajima. (2002). Endoscopic  
thyroid resection using cutaneous elevation in  
lieu of insufflation. Surg. Endosc., 16 (1): 88-91.  
12. Y.S. Chung, J.H. Choe, K.H. Kang, S.W. Kim,  
4. Y. Ikeda, H. Takami, M. Niimi, S. Kan, Y. Sasaki,  
J. Takayama (2001). Endoscopic thyroidectomy  
by the axillary approach. Surg.Endosc., 15  
(11):1362-1364.  
K.W. Chung, K.S. Park, et al.(2007). Endoscopic  
thyroidectomy  
comparison  
for  
with  
thyroid  
conventional  
malignancies:  
open  
thyroidectomy. World J. Surg., 31 (12): 2302-  
2306.  
5. M. Ohgami, S. Ishii, Y. Arisawa, T. Ohmori, K.  
Noga, T. Furukawa, et al.(2000). Scarless  
endoscopic thyroidectomy: breast approach for  
better cosmesis. Surg. Laparosc. Endosc.  
Percutan. Tech., 10 (1): 1-4.  
13. Stojadinovic Alexander, Shaha R. Ashok, Orlikoff  
F. Robert et al (2002). “Prospective functional  
voice assessment in patients undergoing thyroid  
surgery”, Annals of surgery, 236 (6): 823–832.  
6. K. Shimazu, E. Shiba, Y. Tamaki, S. Takiguchi,  
E. Taniguchi, S. Ohashi, et al.(2003).  
Endoscopic thyroid surgery through the axillo-  
bilateral-breast approach. Surg. Laparosc.  
Endosc. Percutan. Tech., 13 (3):196-201.  
14. Connolly M. Timothy, Watters A.K. David (2010).  
“Monitoring performance in thyroidectomy:  
Cumulative sum analysis of outcomes”, Thyroid  
journal, 20 ( 4): 407-412.  
15. Raffaelli M, Lombardi CP, De Crea C, et al.  
7. K. Jeryong, L. Jinsun, K. Hyegyong, C. Eilsung,  
(2010).  
Video-assisted  
thyroidectomy  
for  
S. Jiyoung, S. Insang, et  
al.(2008).  
Total  
papillary thyroid carcinoma. Journal of Oncology,  
20(10): 148542.  
endoscopic thyroidectomy with bilateral breast  
areola and ipsilateral axillary (BBIA) approach.  
World J. Surg., 32 (11):2488-2493.  
16. S.J. Kim, K.E. Lee, J.P. Myong, H. Koo do, J.  
Lee, Y.K. Youn (2013). Prospective study of  
sensation in anterior chest areas before and  
8. J.H. Choe, S.W. Kim, K.W. Chung, K.S. Park, W.  
Han, D.Y. Noh, et al. (2007). Endoscopic  
thyroidectomy using a new bilateral axillo-breast  
approach. World J. Surg., 31 (3): 601-606.  
after  
a bilateral axillo-breast approach for  
endoscopic/robotic thyroid surgery. World J.  
Surg., 37 (5): 1147-1153.  
9. J.Y. Choi, K.E. Lee, K.W. Chung, S.W. Kim, J.H.  
Choe, H. Koo do, et al.(2012). Endoscopic  
thyroidectomy via bilateral axillo-breast approach  
(BABA): review of 512 cases in a single institute.  
Surg. Endosc., 26 (4): 948-955.  
59  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
ABSTRACT  
The initial results of endoscopic thyroidectomy via BABA approach for multinodular thyroid goiter  
Background: Endoscopic thyroidectomy performed for the first time in 1997 by Huscher. Today, this  
procedure is used in many countries around the world. The potential advantages of the endoscopic technique  
were both safe and better cosmetic result. In Viet Nam, BABA (endoscopic bilateral axillo breast approach) was  
first applied at HCM Oncology Hospital and which was one of the most effective techniques.  
Aims: To describe BABA approach and to evaluate efficacy of this endoscopic thyroidectomy technique.  
Patients and method: All patients were diagnosed multinodular thyroid goiter at the both lobes;  
prospective study.  
Results: Since January 2012, we have applied a new technique endoscopic thyroidectomy for multinodular  
thyroid goiter at HCM Oncology Hospital. All of 16 cases were females, mean age was 29 (range 25 to 53).  
Patients who underwent subtotal thyroidectomy (7 cases) and total thyroidectomy (9 cases). The preoperative  
diagnosis of thyroid tumors was established by using physical examination, fine-needle aspiration cytology,  
USG neck and FT4, TSH tests. The procedure is performed with the patient in a supine position under general  
anesthesia with endotracheal intubation. Four trocars are inserted at 4 positions as two axilla and two breast  
areola. The working space was created above pectoral muscle advancing towards the subplatysmal plane by  
monopolar cautery and maintained with a continuous pressure of 10 to 12 mmHg carbon dioxide (CO2).  
Thyroid gland was exposed by dissection through along the cervical midline and all thyroid tissue removed by  
Harmonic scapel. There were no important postoperative complications such as recurrent laryngeal nerve palsy  
nor postoperative hypocalcemia; less postoperative pain, earlier return to regular activities, superior cosmetic  
appearance. Histopathological results were benign goiter. All patients are satisfied with the cosmetic results  
and none of them were paresthesia at anterior chest wall and neck skin one month later.  
Conclusions: It was a feasibility, safe and effective technique. It was possible to achieve in cases of  
multinodular goiter. BABA approach had better cosmetic results and the long-term effect needs further  
evaluation with more patients.  
60  
pdf 6 trang yennguyen 15/04/2022 4020
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả bước đầu ứng dụng kỹ thuật BABA trong phẫu thuật nội soi điều trị bướu tuyến giáp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfket_qua_buoc_dau_ung_dung_ky_thuat_baba_trong_phau_thuat_noi.pdf