Giáo trình mô đun Thống kê vận tải - Nghề: Khai thác vận tải

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔ ĐUN: THỐNG KÊ VẬN TẢI  
NGHỀ: KHAI THÁC VẬN TẢI  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành theo quyết định số: 120/QĐ- TCDN ngày 25/2/1013 của Tổng cục trưởng  
Tổng cụ dạy nghề)  
Hải Phòng, năm 2017  
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh  
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
2
 
LỜI GIỚI THIỆU  
Vận tải là một ngành vật chất đặc biệt, luôn đồng hành với sự tiến triển của  
nền văn minh nhân loại, nhằm hoán đổi vị trí của hàng hóa và bản thân con người  
từ nơi này đến nơi khác một cách an toàn và nhanh chóng. Vì vậy, thống kê công  
tác vận tải không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn quan  
trọng với nền kinh tế quốc gia.  
Giáo trình Thống kê vận tải được biên soạn với nội dung tập trung vào  
những kiến thức cơ bản về thống kê khối lượng hàng vận chuyển, cự ly vận  
chuyển, đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tế của ngành vận tải tại Việt  
Nam.  
Giáo trình Thống kê vận tải được sử dụng làm tài liệu học tập chính cho sinh  
viên khối ngành kinh tế, đặc biệt là cho sinh viên ngành Khai thác vận tải tại  
trường Cao đẳng Hàng Hải I.  
Nhóm tác giả khi vọng cuốn sách sẽ trở thành tài liệu học tập, nghiên cứu  
hiệu quả bởi sự cô đọng kiến thức cơ bản và hệ thống các câu hỏi, bài tập có tính  
ứng dụng trong thực tiễn. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã có sự cố gắng  
rất lớn nhằm đảm bảo chất lượng khoa học, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tuy  
nhiên, giáo trình không tránh khỏi những khiếm khuyến nhất định. Nhóm tác giả  
rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành của các đồng nghiệp và  
những người quan tâm để giáo trình được hoàn thiện hơn trong lần tái xuất bản  
sau.  
Xin chân thành cảm ơn!  
Hải Phòng, ngày tháng năm 2017  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên: ThS. Lê Thị Bình Nguyên  
2. ThS. Mai Thị Len  
3
 
MỤC LỤC  
4
 
5
6
DANH MỤC BẢNG  
TT  
Tên bảng  
Trang  
Bảng 2.1. Bảng phân tích sự biến động của ∑QL theo khối  
lượng hàng hóa vận chuyển và cự ly vận chuyển bình quân  
1
19  
Bảng 2.2. Bảng phân tích sự biến động của ∑QL theo các  
mặt hàng  
2
3
24  
41  
Bảng 3.1. Bảng phân tích sự biến động của ∑QL theo các  
chỉ tiêu sử dụng phương tiện  
4
5
63  
68  
t
Bảng 4.1. Bảng phân tích sự biến động của  
đ
Bảng 6.1. Bảng phân tích sự biến động của ∑Q  
Bảng 7.1. Bảng phân tích sự biến động của ∑Q theo các  
chỉ tiêu khai thác và sử dụng máy móc thiết bị xếp dỡ  
6
77  
7
 
DANH MỤC SƠ ĐỒ  
TT  
Tên sơ đồ  
Trang  
1
Sơ đồ 1.1. Quy trình nghiên cứu thống kê  
8
Sơ đồ 2.1. Quy trình phân tích ảnh hưởng của ∑Q, L đến  
∑QL  
2
3
4
23  
29  
45  
Sơ đồ 2.2. Quy trình phân tích ảnh hưởng của các mặt hàng  
đến ∑QL  
Sơ đồ 3.1. Quy trình phân tích ảnh hưởng của các chỉ tiêu  
sử dụng phương tiện đến ∑QL  
t
5
6
62  
75  
Sơ đồ 4.1. Quy trình phân tích sự biến động của  
đ
Sơ đồ 6.1. Quy trình phân tích sự biến động của ∑Q  
Sơ đồ 7.1. Quy trình phân tích ảnh hưởng của các chỉ tiêu  
7
85  
khai thác và sử dụng máy móc thiết bị xếp dỡ đến ∑Q  
8
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: THỐNG KÊ VẬN TẢI  
Mã mô đun: MĐ 6840102.21  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:  
- Vị trí: Mô đun Thống kê vận tải nằm trong nhóm kiến thức cơ sở ngành  
Khai thác vận tải, học sau môn Nguyên lý thống kê.  
- Tính chất: Mô đun Thống kê vận tải cung cấp những kiến thức cơ bản về  
thống kê khối lượng hàng vận chuyển, cự ly vận chuyển, làm cơ sở cho học viên  
nhận thức các mô đun chuyên môn của nghề.  
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun:  
+ Trang bkiến thức cho người hc vthng kê vn ti  
+ To kỹ năng thu thp tài liu, phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh  
trong doanh nghiệp tải, doanh nghiệp xếp dỡ.  
Mục tiêu mô đun:  
- Kiến thức:  
Trình bày được nội dung, phương pháp thống kê, phân tích các hoạt động  
sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp tải, doanh nghiệp xếp dỡ.  
- Kỹ năng:  
+ Thu thập được tài liệu về hiện tượng cần nghiên cứu;  
+ Phân tích được khối lượng sản phẩm, tình hình sử dụng phương tiện của  
doanh nghiệp, thời gian đỗ bến của phương tiện của doanh nghiệp vận chuyển;  
+ Phân tích được khối lượng sản phẩm, tình hình sử dụng máy móc thiết bị  
xếp dỡ, lao động – tiền lương của doanh nghiệp vận chuyển;  
+ Thống kê lao động tiền lương;  
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+ Xác định được đúng mục tiêu của mô đun;  
+ Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận và chính xác trong luyện tập.  
Nội dung mô đun:  
9
BÀI 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ VẬN TẢI  
Mã bài: MĐ.6840102.20.01  
Giới thiệu:  
Vận tải là một trong những ngành không thể thiếu góp phần vào quá trình  
sản xuất, phân phối hàng hóa. Nhờ có các dịch vụ vận tải mà các loại hàng hóa của  
các cá nhân, doanh nghiệp có thể chuyển từ vùng này sang vùng khác, từ quốc gia  
này sang quốc gia khác. Vì vậy, việc tìm hiểu đối tượng và phương pháp thống kê  
vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả vận tải.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được quy trình nghiên cứu thống kê vận tải, khái niệm chung về  
vận tải;  
- Trình bày được cơ sở lý luận và phương pháp luận thống kê vận tải;  
- Trình bày được những vấn đề cơ bản của thống kê vận tải;  
- Có ý thức học tập nghiêm túc, tính cẩn thận, chính xác;  
- Có phương pháp tự học tập, nghiên cứu.  
Nội dung chính:  
1. Quy trình nghiên cứu thống kê vận tải  
10  
   
Xác định vấn đề, mục đích, nội dung,  
đối tượng nghiên cứu  
Giai đoạn 1:  
Điều tra  
Xây dựng hệ thống các khái niệm,  
chỉ tiêu thống kê  
thống kê  
Điều tra thống kê  
Xử lý số liệu  
- Tập hợp, sắp xếp số liệu  
- Chọn các phần mềm xử lý số liệu  
- Phân tích thống kê sơ bộ  
- Lựa chọn các phương pháp phân tích  
thống kê sơ bộ  
Giai đoạn 2:  
Tổng hợp  
thống kê  
Phân tích và giải thích kết quả, dự đoán  
xu hướng phát triển  
Giai đoạn 3:  
Phân tích  
thống kê  
Báo cáo và truyền đạt kết quả  
nghiên cứu  
Sơ đồ 1.1. Quy trình nghiên cứu thống kê vận tải  
Theo sơ đồ này, quá trình nghiên cứu thống kê vận tải được chia thành 6  
bước theo 3 giai đoạn với trình tự từ trên xuống. Hai mũi tên có hướng đi từ dưới  
lên nhằm chỉ rõ các công đoạn cần phải kiểm tra lại, bổ sung thông tin hoặc làm lại  
nếu dữ liệu chưa đạt yêu cầu.  
Giai đoạn 1: Điều tra thống kê bao gồm thu thập các thông tin ban đầu về  
các tiêu thức ở từng đơn vị tổng thể.  
Giai đoạn 2: Tổng hợp thống kê bao gồm tổng hợp và hệ thống hoá các tài  
liệu đã thu thập được từ giai đoạn 1.  
Giai đoạn 3: Phân tích thống kê nhằm sử dụng những phương pháp chuyên  
môn của thống kê để phát hiện các vấn đề làm cơ sở đề xuất các giải pháp.  
11  
Các bước và các giai đoạn đều có mối liên hệ rất chặt chẽ. Kết quả và  
chất lượng kết quả của bước trước làm cơ sở và có ảnh hưởng đến chất lượng bước  
sau.  
2. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của thống kê vận tải  
2.1. Khái niệm chung về vận tải  
Vận tải là một ngành sản xuất vật chất độc lập và đặc biệt trong hệ thống các  
ngành kinh tế quốc doanh. Vận tải có chức năng tổ chức thực hiện các quá trình  
vận chuyển hàng hóa và hành khách. Lao động của ngành vận tải là tiếp tục hoàn  
thành quá trình sản xuất trong quá trình lưu thông làm tăng thêm giá trị của sản  
phẩm.  
Xét về chức năng vận chuyển:  
Trong khi tiến hành sản xuất các ngành kinh tế khác như công nghiệp, nông  
nghiệp, lâm nghiệp khai khoáng … còn có các hoạt động vận tải. Các hoạt động  
này có tác động nối liền các khâu, các chu kỳ sản xuất trong mỗi đơn vị kinh tế để  
đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành một cách liên tục, thuận lợi.  
Với tư cách là một ngành sản xuất vật chất, ngành vận tải có tác dụng tạo  
điều kiện và đảm bảo cho quá trình lưu thông của xã hội tiến hành liên tục, nhịp  
nhàng quá trình sản xuất trong quá trình lưu thông.  
Xét về chức năng hoạt động kinh tế:  
Vận tải là một ngành sản xuất vật chất vì trong khi tiến hành sản xuất ngành  
vận tải đã sử dụng các yếu tố sản xuất sức lao động, tư liệu sản xuất. Ngành sản  
xuất đó đã xuất hiện một quá trình trao đổi của nó, giá trị này được quy định bởi  
giá trị của các yếu tố sản xuất đã tiêu ung để tiến hành sản xuất cộng thêm giá trị  
thặng dư trong công việc vận chuyển tạo ra giá trị này được chuyển vào hàng hóa  
thành giá trị phụ thêm, tăng thêm giá trị sản phẩm.  
Vận tải là một ngành sản xuất vật chất độc lập:  
Sản phẩm của vận tải có đối tượng lao động riêng: Là hàng hóa và hành  
khách, nó có tư liệu sản xuất riêng và có vị trí quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế  
quốc dân.  
Vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt:  
Sản phẩm của vận tải là đặc biệt, là sự di chuyển hàng hóa và hành khách.  
Và quá trình vận tải cũng đặc biệt: quá trình sản xuất và cũng là quá trình lưu  
thông. Vận tải không có sản phẩm dở dang.  
12  
   
2.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi  
Nhiệm vụ của thống kê vận tải  
Thống kê vận tải – một bộ phận của khoa học thống kê kinh tế, là thống kê  
chuyên ngành vận tải. Đối tượng nghiên cứu của thống kê vận tải là mặt lượng  
trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của số lớn các hiện tượng kinh tế diễn ra  
trong quá trình sản xuất – tái sản xuất mở rộng của ngành và thông qua mặt lượng  
(khối lượng quy mô, tỷ lệ …) của các hiện tượng mà nêu lên bản chất và tính quy  
luật của hiện tượng nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Nhiệm vụ của  
thống kê vận tải là xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp tính các chỉ tiêu của  
ngành, của các doanh nghiệp vận tải. Những tài liệu thống kê thu nhập tính toán là  
cơ sở để chỉ đạo và quản lý sản xuất là những số liệu cần thiết phục vụ cho sự lãnh  
đạo của Đảng, sự quản lý chỉ đạo của Nhà nước đối ngành vận tải, trong đó, trước  
hết là lập kế hoạch vận chuyển cho các cấp. Những số liệu thống kê phải phản ánh  
được đầy đủ, chính xác, kịp thời các điều kiện của quá trình sản xuất, phải phản  
ánh được tốc độ sản xuất, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, phân tích tìm ra những  
nhân tố tiên tiến, những vấn đề còn tồn tại trong quá trình sản xuất, làm trợ thủ đắc  
lực cho công tác quản lý, giúp lãnh đạo chỉ đạo quá trình sản xuất thuận lợi, nâng  
cao hiệu quả của quá trình sản xuất.  
Thống kê vận tải thủy là chuyên ngành hẹp của vận tải. Thống kê vận tải  
thủy là ta phải phản ánh được đầy đủ quá trình sản xuất của vận tải thuỷ bao gồm 2  
loại hình sản xuất cơ bản.  
Nhóm thứ nhất bao gồm các chỉ tiêu về tổ chức và khai thác đội tàu; vận  
chuyển và bảo quản hàng hóa và hành khách. Đây là loại hình sản xuất cơ bản của  
vận tải thủy là vận chuyển (hàng hóa và hành khách)  
Nhóm thứ hai bao gồm các chỉ tiêu về công tác tổ chức và khai thác công tác  
xếp dỡ, bảo quản hàng hóa cũng như đưa đón hành khách ở cảng. Đây là loại hình  
sản xuất cơ bản thứ 2 của vận tải thuỷ là xếp dỡ.  
3. Cơ sở lý luận và phương pháp luận thống kê vận tải  
Thống kê vận tải – một bộ phận của khoa học thống kê lấy Chủ nghĩa Mac –  
Lênin làm cơ sở lý luận để nghiên cứu bản chất và những quy luật chung nhất về  
sự phát triển của hiện tượng nghiên cứu.  
Muốn lượng hóa được các hiện tượng phải hiểu rõ bản chất và đặc điểm của  
hiện tượng. Chẳng hạn muốn thống kê kết quả sản xuất – kinh doanh phải hiểu thế  
nào là hoạt động sản xuất – kinh doanh, kết quả đó được biểu hiện như thế nào,  
những quan hệ diễn ra trong quá trình hoạt động đó … Những vấn đề có chủ nghĩa  
13  
   
duy vật lịch sử và kinh tế chính trị đã nghiên cứu, đã giải thích chặt chẽ, logic và  
khoa học.  
Vì thế chỉ có dựa vào nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế chính trị của Chủ  
nghĩa Mac – Lênin, thống kê vận tải mới xác định được nội dung kinh tế của chỉ  
tiêu để phản ánh đầy đủ các mặt của quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh.  
Quá trình nghiên cứu thống kê vận tải cũng như bất kỳ nghiên cứu thống kê  
hiện tượng kinh tế - xã hội nào, đều phải trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn điều tra  
thống kê, giai đoạn tổng hợp thống kê và giai đoạn phân tích dự đoán thống kê.  
Giai đoạn điều tra thống kê thực hiện nhiệm vụ ghi chép thu thập các thông  
tin kinh tế của các doanh nghiệp của ngành theo yêu cầu nghiên cứu. Tài liệu ban  
đầu ghi chép, thu thập được là cơ sở để thực hiện tiếp giai đoạn tổng hợp thống kê.  
Giai đoạn tổng hợp thống kê thực hiện nhiệm vụ tập trung các tài liệu điều  
tra tiến hành sắp xếp chỉnh lý phân loại và hệ thống hóa một cách khoa học các tài  
liệu điều tra nhằm đạt tới yêu cầu khái quát hoá thông tin điều tra. Kết quả của giai  
đoạn tổng hợp làm cơ sở thực hiện giai đoạn phân tích dự đoán thống kê.  
Giai đoạn phân tích dự đoán thống kê là giai đoạn xử lý các thông tin đã  
tổng hợp và dự đoán tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp  
trong tương lai. Nhiệm vụ cụ thể của giai đoạn này là dựa theo yêu cầu nghiên cứu  
tính toán các chỉ tiêu phân tích, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, thực  
hiện phân tích, rút ra những kết luận nhận định về đặc điểm, bản cht và tình hình  
của hiện tượng, của chỉ tiêu nghiên cứu, về xu hướng và tính quy luật của hiện  
tượng qua các thời kỳ. Trên cơ sở nhận định, đánh giá này tiến hành dự đoán tương  
lai phát triển của hiện tượng – chỉ tiêu.  
Ba giai đoạn thống kê trên đây có mối liên hệ khăng khít không thể thiếu  
một. Mỗi giai đoạn sử dụng những phương pháp thống kê thích hợp để thực hiện  
yêu cầu nghiên cứu (phương pháp phân tổ, phương pháp chỉ số, tương quan …)  
4. Những vấn đề cơ bản của thống kê vận tải  
Như đã nói ở trên, vận tải thủy bao gồm hai loại hình sản xuất đặc trưng là  
vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa và hành khách.  
Vì vậy nội dung chủ yếu của thống kê vận tải thủy là thống kê các chỉ tiêu –  
hệ thống chỉ tiêu ở các doanh nghiệp đặc thù của ngành là doanh nghiệp vận  
chuyển và doanh nghiệp xếp dỡ.  
Đối với doanh nghiệp vận chuyển nội dung chủ yếu bao gồm:  
- Thống kê khối lượng sản phẩm  
- Thống kê tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển  
14  
 
- Thống kê thời gian sử dụng phương tiện  
- Thống kê lao động – Tiền lương – Năng suất lao động  
Đối với doanh nghiệp xếp dỡ nội dung chủ yếu bao gồm:  
- Thống kê khối lượng hàng hóa xuất nhập cảng  
- Thống kê công tác xếp dỡ hàng hóa  
- Thống kê tình hình sử dụng máy móc thiết bị xếp dỡ  
- Thống kê tình hình bảo quản hàng hóa, tình hình sử dụng kho bãi  
- Thống kê lao động – Tiền lương – Năng suất lao động  
5. Câu hỏi ôn tập  
Câu 1. Vẽ và giải thích quy trình nghiên cứu thống kê vận tải?  
Câu 2. Trình bày đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của thống kê vận tải?  
Câu 3. Trình bày cơ sở lý luận và phương pháp luận thống kê vận tải?  
Câu 4. Phân tích các giai đoạn của thống kê vận tải? Theo em, giai đoạn nào quan  
trọng nhất? Vì sao?  
Câu 5. Liệt kê các nội dung cơ bản của thống kê vận tải thủy?  
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của bài.  
- Đánh giá về kiến thức: Tự luận  
15  
 
BÀI 2: THỐNG KÊ KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP  
VẬN CHUYỂN  
Mã bài: MĐ.6840102.20.02  
Giới thiệu:  
Sản phẩm trong vận tải là hàng hóa đặc biệt, là kết quả của tất cả các cung  
ứng dịch vụ của tất cả các nhà vận tải cho khách hàng, phục vụ tối đa nhu cầu của  
khách hàng. Sản phẩm trong vận tải cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị là  
lượng lao động xã hội cần thiết kết tinh trong sản phẩm, giá trị sử dụng là khả năng  
đáp ứng nhu cầu vận chuyển và các nhu cầu liên quan đến quá trình vận chuyển.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được ý nghĩa, mục đích khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp  
vận chuyển;  
- Trình bày được phạm vi, nguyên tắc tính khối lượng hàng hóa vận chuyển,  
cơ sở thống kê khối lượng hàng hóa vận chuyển;  
- Trình bày được và tính được các chỉ tiêu thống kê khối lượng sản phẩm vận  
chuyển;  
- Phân tích thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của sản lượng  
sản phẩm của doanh nghiệp vận chuyển.  
Nội dung chính:  
1. Ý nghĩa, mục đích  
Ý nghĩa:  
Sản lượng là chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Cũng như  
mọi ngành sản xuất vật chất, sản lượng của doanh nghiệp vận chuyển là một chỉ  
tiêu biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh, cụ thể là số lượng hàng hoá, hành  
khách được phục vụ, được dịch chuyển trong không gian và chất lượng phục vụ  
của doanh nghiệp đối với những sản phẩm đó.  
Chỉ tiêu sản lượng là chỉ tiêu cơ sở tính toán các chỉ tiêu khác của quá trình  
sản xuất kinh doanh như giá thành lao động, tiền lương, tài chính và các chỉ tiêu  
khác liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh, hiệu quả sản xuất.  
Mục đích:  
Thống kê khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp vận chuyển nhằm các mục  
đích sau:  
16  
     
- Phản ánh kết quả công tác vận chuyển hàng hóa và hành khách để đánh giá  
tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp.  
- Làm cơ sở để tính năng suất lao động, giá thành và hạch toán các chỉ tiêu  
có liên quan.  
- Để so sánh tốc độ phát triển của từng ngành kinh tế và xác định mối quan  
hệ của các ngành với nhau.  
2. Phạm vi, nguyên tắc tính khối lượng hàng hóa vận chuyển  
2.1. Phạm vi thống kê  
Ngoài việc tổ chức và vận chuyển hàng hóa và hành khách do ngành giao  
thông vận tải chỉ đạo còn có một bộ phận do phương tiện chủ lực của doanh nghiệp  
đảm nhiệm. Vì vậy phạm vi của thống kê khối lượng hàng hóa và hành khách do  
ngành giao thông vận tải tổ chức và chỉ đạo gồm các doanh nghiệp của các thành  
phần kinh tế do ngành giao thông vận tải quản lý.  
2.2. Nguyên tắc tính khối lượng hàng hóa vận chuyển  
- Chỉ tính khối lượng sản phẩm của vận tải, là những kết quả trực tiếp có ích  
của hoạt động sản xuất vận tải. Những khối lượng sản phẩm vận tải trong phạm vi  
xây dựng cơ bản trong dây chuyền sản xuất hoặc trong nội bộ doanh nghiệp không  
được tính. Những phương tiện cho đơn vị khác thuê thì kết quả sản lượng của  
phương tiện đó là không được tính vào khối lượng sản phẩm vận tải của đơn vị có  
phương tiện.  
- Không được tính vào sản phẩm vận tải những khối lượng hàng hóa đang  
trong quá trình vận chuyển. Quá trình vận chuyển này kết thúc vào thời gian nào  
thì được tính vào thời kỳ đó.  
- Trong quá trình vận chuyển, nếu chủ nhận hàng và chủ gửi hàng có yêu  
cầu thay đổi địa điểm giao nhận hàng mà hàng hóa vẫn được giữ nguyên trên  
phương tiện thì được tính thêm khối lượng hàng hóa luân chuyển chứ không được  
tính tính thêm vào khối lượng hàng hóa vận chuyển.  
2.3. Cơ sở để tính khối lượng hàng hóa vận chuyển  
- Phiếu vận chuyển hàng hóa  
- Báo cáo chuyến đi của thuyền trưởng  
3. Các chỉ tiêu thống kê khối lượng sản phẩm vận chuyển  
3.1. Chỉ tiêu số lượng  
Là những chỉ tiêu quy định mặt lượng, quy mô của các yếu tố trong quá  
trình sản xuất. Chỉ tiêu số lượng bao gồm:  
17  
           
- Chỉ tiêu khối lượng hàng hóa vận chuyển:  
n
Q q q q ...q  
(T)  
(2.1)  
i
1
2
n
i1  
Trong đó :  
i : Chỉ số loại hàng tàu vận chuyển trong kỳ tính toán  
qi : Khối lượng loại i được vận chuyển trong kỳ tính toán  
- Chỉ tiêu khối lượng hàng hóa luân chuyển:  
n
QL = q1l1+q2l2+…+qnln = (ql) (T.Hlý; T.Km)  
(2.2)  
(2.3)  
i
i1  
Trong đó:  
li : Khoảng cách vận chuyển của loại hàng thứ i trong kỳ tính toán  
- Chỉ tiêu khối lượng hành khách vận chuyển:  
n
N = n1+n2+…+nm =  
n
(Hành khách)  
i
i1  
Trong đó:  
i : Chỉ số loại khách  
ni : Khối lượng loại i được vận chuyển trong kỳ tính toán  
- Chỉ tiêu khối lượng hành khách luân chuyển:  
m
NL = n1l1+n2l2+…+nmlm = (nl) (N.Hlý; N.Km)  
(2.4)  
i
i1  
3.2. Chỉ tiêu chất lượng  
Là những chỉ tiêu quy định trình độ lợi dụng các yếu tố. Nó phản ánh tổng  
hợp chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  
Chỉ tiêu chất lượng của doanh nghiệp vận chuyển bao gồm:  
- Cự ly vận chuyển bình quân:  
QL  
L   
(Hlý; Km)  
(2.5)  
Q
Trong đó:  
∑Q : Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển  
∑QL : Tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển  
- Hệ số lợi dụng trọng tải:  
18  
 
QL  
α
(2.6)  
D L  
t
h
Trong đó:  
Dt : Tổng số tấn trọng tải thực chở (TTT.tàu)  
Lh : Khoảng cách quãng đường tàu chạy có hàng  
- Hệ số lợi dụng khả năng (Hệ số lợi dụng trọng tải trên toàn bộ quãng  
đường tàu chạy):  
QL  
β
(2.7)  
(2.8)  
D L  
t
L = Lh + Loh  
Trong đó:  
L : Tổng quãng đường tàu chạy  
Loh : Quãng đường tàu chạy không hàng  
- Năng suất của một tấn trọng tải ngày vận doanh:  
QL  
P
(T.Km/TTT ngày vận doanh)  
(2.9)  
D t  
t
vd  
Trong đó:  
tvd : Thời gian vận doanh  
∑Dttvd: Tổng số tấn trọng tải ngày tàu vận doanh  
- Hệ số không cân đối theo chiều hàng vận chuyển:  
k = (∑Qđ / ∑Qv)  
(2.10)  
(2.11)  
Hoặc:  
K = (∑Qđ / ∑Qv)  
Trong đó:  
Qđ : Khối lượng hàng hóa vận chuyển theo chiều đi  
Qv: Khối lượng hàng hóa vận chuyển theo chiều về  
3.3. Ý nghĩa các chỉ tiêu  
Tổng khối lượng hàng hóa (hành khách) vận chuyển (∑Q, ∑N) nói lên khối  
lượng hàng hóa (hành khách) vận chuyển. Khối lượng sản phẩm mà ngành vận tải  
đã vận chuyển là sản phẩm của các ngành sản xuất, của ngành thương nghiệp. Nó  
nói lên tác dụng của ngành vận tải đối với nền kinh tế quốc dân hay mối liên hệ  
19  
 
phục vụ của ngành vận tải đối với các ngành khác. Hay nói cách khác, tổng khối  
lượng hàng hóa (hành khách) vận chuyển phản ánh ngành vận tải doanh nghiệp  
vận chuyển đã phục vụ cho các ngành, nền kinh tế quốc dân bao nhiêu hàng hóa và  
phục vụ cho sự đi lại của nhân dân là bao nhiêu người.  
- Tổng khối lượng hàng hóa (hành khách) luân chuyển (∑QL, N.Km) biểu  
hiện trực tiếp khối lượng công tác của ngành vận tải của doanh nghiệp vận chuyển.  
Các doanh nghiệp vận chuyển căn cứ vào chỉ tiêu này để lập kế hoạch điều tàu, tổ  
chức thương vụ, tổ chức vận chuyển. Chỉ tiêu này cũng là cơ sở để tính cước, tính  
giá thành, xác định hiệu quả của quá trình sản xuất.  
- Cự ly vận chuyển bình quân nói lên phạm vi hoạt động của doanh nghiệp  
vận chuyển.  
Đối với các doanh nghiệp vận chuyển, nếu cự ly vận chuyển ngắn thì kinh  
doanh không có hiệu quả, ngược lại nếu cự ly vận chuyển quá dài thì khó kinh  
doanh.  
Đối với nền kinh tế quốc dân, nếu cự ly vận chuyển ngắn thì tốt, nó biểu  
hiện sự phân bố sản xuất hợp lý. Còn cự ly vận chuyển dài không tốt, nó sẽ làm  
tăng thêm giá trị của hàng hóa do phần vận tải tạo thêm.  
Hệ số lợi dụng trọng tải (α) phản ánh mức độ sử dụng một tấn trọng tải của  
phương tiện khi tàu chạy có hàng.  
Hệ số lợi dụng khả năng (β) phản ánh mức độ sử dụng một tấn trọng tải của  
phương tiện trong kỳ tính toán.  
3.4. Phân tích thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu  
sản lượng  
3.4.1. Phân tổ thống kê chỉ tiêu sản lượng  
a) Mục đích – ý nghĩa  
Muốn nghiên cứu phân tích sự biến động của chỉ tiêu sản lượng, ta phải tiến  
hành điều tra thống kê, thu thập các số liệu cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên  
cứu, sau đó tổng hợp lại, tiến hành phân tích. Khi tiến hành phân tích ta phải sử  
dụng các phương pháp phân tích phù hợp với nội dung, mục đích phân tích.  
Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê. Đồng thời  
còn là một trong các phương pháp quan trọng của phân tích thống kê và là cơ sở để  
vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác.  
Chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp vận chuyển được cấu thành bởi nhiều  
nhân tố khác nhau, biểu hiện bởi các mặt khác nhau. Và mỗi một mặt cấu thành đó  
nó phản ánh tầm quan trọng, ý nghĩa, tác động của nó đến chỉ tiêu sản lượng và  
20  
   
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 100 trang yennguyen 26/03/2022 6140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Thống kê vận tải - Nghề: Khai thác vận tải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thong_ke_van_tai_nghe_khai_thac_van_tai.pdf