Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh

UBND TỈNH LÀO CAI  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI  
GIÁO TRÌNH  
Mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh  
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG  
LƯU HÀNH NỘI BỘ  
NĂM: 2017  
3
TUYÊN BỐ BẢN QUYN  
Tài liu này thuc loại sách giáo trình được biên soạn dựa vào các loại sách tham  
khảo,và tài liệu của một số hãng xe như huyndai,Toyota….  
nên trong quá trình biên soạn có sai sót mong có sự góp ý của mọi người.  
MÃ TÀI LIU: MĐ 27  
4
LỜI MỞ ĐẦU  
Giáo trình “Sửa cha và bảo dưỡng Hthng phanh” được biên son theo  
chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghcông nghô tô do Hiệu trưởng trường  
Cao đẳng nghLào Cai ban hành ti Quyết định số 50/QĐ-TCĐN ngày 19 tháng 3  
năm 2017.  
Nội dung giáo trình được biên son ngn gn, dhiu. Các kiến thc trong toàn  
bgiáo trình có mi liên hcht ch. Giáo trình dùng làm tài liu hc tp nghiên cu  
cho hc sinh, sinh viên chuyên ngành công nghô tô. Tuy vậy, giáo trình cũng chỉ là  
mt phn trong ni dung ca chuyên ngành đào to, nên người dy, người hc cn  
tham kho thêm các giáo trình có liên quan để vic sdng giáo trình có hiu quả hơn.  
Giáo trình gm 6 bài:  
Bài 1. Hthng phanh ô tô.  
Bài 2. Hthng phanh dẫn động thulc.  
Bài 3. Bảo dưỡng và sa cha hthng dẫn đng phanh thulc.  
Bài 4. Hthng phanh dẫn động khí nén.  
Bài 5. Bảo dưỡng và sa cha hthng dẫn đng phanh khí.  
Bài 6. Bảo dưỡng và sa chữa cơ cu phanh tay.  
Bài 7: Trlc phanh  
Khi biên soạn giáo trình, tôi đã cgng cp nht nhng kiến thc mi có liên  
quan đến môn hc và phù hp với đối tượng sdụng cũng như cgng gn nhng ni  
dung lý thuyết vi vấn đề thc tế thường gp trong sn xut và đời sống để giáo trình  
có tính thc tin.  
Mặc dù đã có nhiu cgng, nhưng do thi gian biên son ngn, trình độ còn hn  
chế nên chc chn không tránh khi thiếu sót.  
Rt mong nhận được ý kiến đóng góp ca người sdụng để giáo trình hoàn chnh  
hơn.  
TÁC GIẢ  
Nguyễn Đc Thun  
5
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH  
1. Những điểm chính khi sdng giáo trình.  
Giáo trình được sdụng để ging dạy cho trình độ Trung cp nghề và Cao đẳng  
nghCông nghô tô. Phương pháp ging dy như sau:  
- Mi bài hc trong giáo trình sging dy phn lý thuyết và rèn luyn kỹ năng  
tại xưởng thc hành.  
- Hc sinh cn hoàn thành mt sn phm sau khi kết thúc mt bài hc và giáo  
viên có đánh giá kết quca sn phẩm đó.  
- Giáo viên trước khi ging dy cn phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều  
kin thc tế tại trường để chun bni dung ging dạy đầy đủ, phù hp nhằm đảm bo  
chất lượng.  
2. Nhng trọng tâm chương trình cần chú ý:  
- Yêu cu, nhim vvà phân loi hthng phanh trên ô tô.  
- Cu to và nguyên lý hoạt động ca hthng phanh dẫn động thy lc và hệ  
thng phanh dẫn đng khí nén trên ô tô.  
- Cu to và nguyên lý hoạt động ca các bphận chính: cơ cấu phanh, dẫn động  
phanh.  
- Hiện tượng, nguyên nhân sai hng chung và ca các bphn hthng phanh  
dẫn động thy lc và hthng phanh dẫn động khí nén trên ô tô.  
- Bảo dưỡng, kim tra và sa chữa được nhng sai hng ca các bphn hệ  
thng phanh.  
6
MỤC LỤC  
Trang  
3
4
5
6
6
Lời nói đầu  
Hướng dẫn thực hiện giáo trình  
Mục lục  
Bài 1: Hệ thống phanh ô tô  
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh  
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh  
2.1 Hệ thống phanh dẫn động cơ khí (phanh tay)  
2.2 Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực  
2.3 Hệ thống phanh dẫn động khí nén  
2.4 Hệ thống phanh dẫn động thuỷ khí  
Bài 2: Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực  
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dẫn động thuỷ  
lực  
2. Quy trình tháo lắp  
3. Thực hành tháo, lắp nhận dạng các bộ phận và chi tiết  
Bài 3: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động phanh  
thuỷ lực  
1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng hệ thống phanh dẫn động thủy lực  
2. Quy trình bảo dưỡng  
3. Quy trình sửa chữa  
4. Thực hành bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thủy lực  
Bài 4: Hệ thống phanh dẫn động khí nén  
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dẫn động khí nén  
2. Quy trình tháo lắp  
3. Thực hành tháo, lắp nhận dạng các bộ phận và chi tiết  
Bài 5: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén  
1. Mục đích và yêu cầu của bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn  
động khí nén  
2. Quy trình bảo dưỡng  
3. Quy trình sửa chữa  
4. Thực hành bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén  
Bài 6: Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phanh tay  
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của cơ cấu phanh tay  
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu phanh tay  
3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo  
dưỡng, sửa chữa cơ cấu phanh tay  
4. Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phanh tay  
7
Bài 7: Trợ lực phanh  
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của bộ trợ lực phanh  
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ trợ lực phanh  
3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo  
dưỡng, sửa chữa trợ lực phanh  
4. Bảo dưỡng và sửa chữa trợ lực phanh  
8
Bài 1: HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ  
Mục tiêu:  
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống phanh  
- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống phanh  
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô  
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.  
Nꢀi dung:  
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh  
1.1. Nhiệm vụ  
- Hệ thống phanh ôtô dùng để điều khiển giảm tốc độ, dừng xe theo yêu cầu của  
người lái để đảm bảo an toàn giao thông khi vận hành trên đường  
1.2. Yêu cầu  
- Đảm bảo phanh dừng xe trong thời gian nhanh và an toàn.  
- Đảm bảo tránh hiện tượng trượt lết của bánh xe khi phanh (ABS)  
- Hiệu quả phanh cao và êm dịu  
- Điều khiển nhẹ nhàng, thuận tiện (ở tư thế ngồi, một chân).  
- Cấu tạo đơn giản, điều chỉnh dễ dàng, thoát nhiệt tốt và có độ bền cao.  
1.3. Phân loại  
1.3.1. Theo cấu tạo dẫn động phanh (đặc điểm truyền lực)  
- Phanh khí nén (phanh hơi)  
- Phanh thuỷ lực (phanh dầu)  
- Phanh cơ khí  
1.3.2. Theo cấu tạo cơ cấu phanh  
- Phanh tang trống  
- Phanh đĩa  
- Phanh đai  
1.3.3. Theo kết cấu của cơ cấu điều khiển gồm có  
- Hệ thống phanh không có trợ lưc  
- Hệ thống phanh có trợ lưc  
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh  
2.1. Hệ thống phanh dẫn động cơ khí (phanh tay)  
2.1.1. Cấu tạo: (hình 1-1)  
Đĩa tĩnh (3) của phanh được bắt chặt vào cacte hộp số. Trên đĩa tĩnh lắp hai guốc  
phanh (8) đối xứng nhau sao cho má phanh gần sát mặt tang trống phanh (6), lắp trên  
trục thứ cấp của hộp số. Đầu dưới của má phanh tỳ lên đầu hình côn của chốt điều  
9
chỉnh (7), đầu trên tỳ vào mặt một cụm đẩy guốc phanh gồm một chốt (4) và hai viên  
bi cầu. Chốt đẩy guốc phanh thông qua hệ thống tay đòn được nối với tay điều khiển  
(2).  
1. Nút ấn;  
2. Tay điều khiển;  
3. Đĩa tĩnh;  
4. Chốt;  
5. Lò xo;  
6. Tang trống;  
7. Vít điều khiển;  
8. Guốc phanh.  
Hình 1.1. Phanh tay lắp trên  
trục thứ cấp hộp số  
2.1.2. Nguyên lý hoạt động  
Muốn hãm xe chỉ cần kéo tay điều khiển (2) về phía sau qua hệ thống tay đòn  
kéo chốt (4) ra phía sau đẩy đầu trên của guốc phanh hãm cứng trục truyền động. Vị trí  
hãm của tay điều khiển được khóa chặt nhờ cơ cấu con cóc chèn vào vành răng của bộ  
khóa. Muốn nhả phanh tay chỉ cần ấn ngón tay vào nút (1) để nhả cơ cấu con cóc rồi  
đẩy tay điều khiển (2) về phía trước. Lò xo (5) sẽ kéoguốc phanh trở lại vị trí ban đầu.  
Vít điều chỉnh (7) dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống.  
2.2. Hệ thống dẫn động phanh thủy lực  
2.2.1. Cấu tạo (hình 1-2)  
Hình 1-2. Sơ đồ hệ thống phanh thủy lực  
1. Bàn đạp phanh; 2. Cần đẩy; 3. Piston chính; 4. Xylanh chính;  
5. Van cao áp; 6. Đường ống; 7. Xylanh con; 8. Piston con;  
9. Guốc phanh; 10. Chốt; 11. Tang trống; 12. Lò xo .  
Là hệ thống phanh dựa vào tính chất không chịu nén của chất lỏng để dẫn động.  
Hệ thống phanh thủy lực thường gặp trên ôtô con, ôtô tải nhẹ (tổng trọng lượng không  
quá 12 tấn) và có thể chia ra:  
Phanh thủy lực đơn giản: bàn đạp, xylanh chính, xylanh con, cơ cấu phanh.  
Phanh thủy lực có trợ lực bàn đạp phanh, các dạng trợ lực là: trợ lực chân không, trợ  
lực điện từ, trợ lực khí nén, trợ lực thủy lực.  
Phanh thủy lực có điều chỉnh lực phanh cho bánh xe, các bộ điều chỉnh thường  
dùng là: bộ điều chỉnh lực phanh đơn giản, bộ điều chỉnh lực phanh tự động chống  
trượt lết (ABS).  
2.2.2. Nguyên lý hoạt động  
Tác dụng của phanh là dựa trên cơ sở lực ma sát. Khi chưa đạp bàn đạp, các  
guốc phanh (9) được lò xo (12) kéo vào nên mặt ma sát (mặt ngoài) của chúng tách rời  
khỏi mặt trong của tang trống (11) nên bánh xe được quay tự do trên moayơ.  
Khi đạp chân lên bàn đạp (1), cán đẩy (2) sẽ đẩy piston (3) chuyển dịch sang phải làm  
tăng áp suất dầu đẩy mở van cao áp (5) đưa dầu vào đường ống (6) để tới xylanh ở các  
bánh xe. Lúc này do áp suất dầu trong các xylanh con (7) tăng lên tạo lực đẩy hai  
piston con (8) chạy sang hai bên đẩy guốc phanh (9) quay quanh các chốt (10) để các  
má phanh tỳ ép và hãm chặt tang trống (11). Lực ma sát giữa má phanh và tang trống  
giữ không cho các bánh xe quay tiếp. Lúc này nếu bánh xe bám tốt mặt đường thì lực  
ma sát trên sẽ tạo ra môment phanh, bánh xe dừng lại.  
Nếu nhấc chân khỏi bàn đạp (nhả chân phanh) thì áp suất trong hệ thống dầu sẽ  
giảm nhanh, nhờ lò xo (12) các guốc phanh được kéo lại gần nhau làm cho các piston  
(8) cũng bị kéo vào đẩy dầu qua van hồi dầu trở về xylanh chính và hộp chứa, các má  
phanh không tiếp xúc với mặt trong của tang trống không còn tác dụng phanh.  
2.2.3. Ưu nhược điểm của hệ thống phanh thủy lực  
- Ưu điểm: Phanh đồng thời các bánh xe với sự phân bố lực phanh giữa các bánh  
xe hoặc giữa các má phanh theo yêu cầu. Có hiệu suất phanh cao, độ nhạy tốt, kết cấu  
đơn giản nên được sử dụng rộng rãi cho nhiều loại ôtô.  
- Nhược điểm: Không thể làm tỷ số truyền lớn được vì thế nếu hệ thống phanh  
thủy lực không có trợ lực chỉ dùng cho các ôtô có trọng lượng nhỏ, lực tác dụng lên  
bàn đạp phanh lớn. Khi bị hư hỏng, rò rỉ dầu hoặc vỡ đường ống thì cả hệ thống không  
làm việc được. Hiệu suất truyền động sẽ giảm ở nhiệt độ thấp.  
2.3. Hệ thống phanh dẫn động khí nén  
Hệ thống phanh khí nén sử dụng năng lượng của khí nén để tiến hành phanh,  
người điều khiển không cần mất nhiều lực để tác động phanh mà chỉ cần đủ lực thắng  
lò xo ở tổng van khí nén để điều khiển cung cấp khí nén hoặc làm thoát khí nén ở các  
bộ phận làm việc. Nhờ thế mà điều khiển phanh sẽ nhẹ hơn. Phanh khí nén thường  
được sử dụng trên ôtô có tải trọng trung bình và lớn.  
11  
2.3.1. Cấu tạo (hình 1-3)  
Máy nén khí (1) chính là máy bơm được dẫn động bởi động cơ sẽ bơm khí đến  
bình hơi (4, 5), dung tích hơi đảm bảo dự trữ hơi để đạp phanh một số lần. Bộ điều  
chỉnh áp suất (2) giới hạn áp suất khí nén trong bình ở mức qui ước. Áp suất của khí  
nén trong bình được xác định nhờ áp kế (3) đặt trong buồng lái.  
Hình 1-3. Sơ đồ hệ thống phanh khí nén  
1. Máy nén khí; 2. Bꢀ điều chỉnh áp suất; 3. Đồng hồ áp; 4,5. Bình  
khí nén; 6. Bầu phanh; 7. Cam phanh; 8. Van điều khiển; 9. Bàn  
đạp phanh; 10. Ống mềm dẫn khí; 11. Guốc phanh .  
2.3.2. Nguyên lý hoạt động  
Khi đạp chân phanh (9), thông qua ty đẩy tác động vào van điều khiển (8) mở  
cho khí nén từ bình chứa phân phối đến các bầu phanh bánh xe, đẩy cần đẩy và xoay  
cam tác động đẩy hai guốc phanh ép chặt má phanh vào tang trống tạo nên lực ma sát,  
làm cho tang trống và moayơ bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc dừng lại theo yêu  
cầu của người lái.  
Nếu nhả chân khỏi bàn đạp phanh (9) van điều khiển 8 sẽ đóng kín đường dẫn  
khí nén từ bình chứa và xả khí nén của bầu phanh bánh xe ra ngoài không khí. Áp suất  
khí trong bầu phanh giảm xuống và các guốc phanh trượt về vị trí ban đầu dưới tác  
dụng của lò xo, nhờ đó bánh xe làm việc bình thường.  
2.3.3. Ưu nhược điểm hệ thống phanh khi nén  
- Ưu điểm: Lực tác dụng lên bàn đạp bé, vì vậy mà phanh khí nén thường được  
trang bị cho ôtô có tải trọng lớn, có khả năng điều chỉnh hệ thống phanh rơmoóc. Hệ  
12  
thống phanh khí nén có thể cơ khí hóa quá trình điều khiển ôtô và có thể sử dụng  
không khí nén cho các bộ phận làm việc như hệ thống treo loại khí.  
- Nhược điểm: Số lượng các cụm chi tiết khá nhiều, kích thước chung lớn và giá  
thành cao.  
2.4. Hệ thống phanh dẫn động thuỷ khí  
2.4.1. Cấu tạo (hình 1-4)  
Hình 3. Sơ đồ hệ thống phanh thủy khí  
1. Máy nén khí; 2. Van áp suất; 3. Đồng hồ đo áp suất; 4. Bình nén khí;  
5. Bình chứa dầu; 6. Bàn đạp phanh; 7. Bầu phanh; 8. Ống mềm;  
9. Xylanh con; 10. Guốc phanh; 11. Tang trống.  
2.4.2. Nguyên lý hoạt động  
Hệ thống phanh thủy khí là sự kết hợp của hệ thống phanh dầu và hệ thống  
phanh khí, nhằm vận dụng các ưu điểm của hai hệ thống này.  
Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh thủy khí theo sơ đồ trên như sau: Khí  
được nén ở máy nén khí (1) được dẫn động cung cấp khí nén đến bình chứa (4), áp  
suất của khí nén trong bình được định theo van áp suất (2) và biểu thị qua đồng hồ áp  
suất (3) đặt trong buồng lái. Khi cần phanh người điều khiển tác động vào bàn đạp  
phanh (6), bàn đạp sẽ dẫn động đến tổng van khí nén, lúc đó khí nén sẽ từ bình chứa  
(4) qua tổng van khí nén tạo áp lực ép màng của bầu phanh (7) tác động lên xylanh  
chính. Dầu dưới áp lực cao sẽ truyền qua ống dẫn (8) đến các xylanh con (9), dẫn động  
các má phanh (10) và tiến hành quá trình phanh.  
2.4.3. Ưu nhược điểm của hệ thống phanh thủy khí  
- Ưu điểm: Hệ thống phanh thủy khí thường dùng trên ôtô vận tải trung bình và  
lớn. Nó phối hợp cả ưu điểm của phanh khí nén và phanh thủy lực, cụ thể là lực tác  
13  
dụng lên bàn đạp bé, độ nhạy cao, hiệu suất lớn và có thể sử dụng cơ cấu phanh nhiều  
loại khác nhau.  
- Nhược điểm: Hệ thống phanh thủy khí sử dụng chưa rộng rãi do phần truyền  
động thủy lực còn bị ảnh hưởng nhiều của nhiệt độ, kết cấu phức tạp, nhiều chi tiết.  
CÂU HỎI ÔN TẬP  
1. Trình bày yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống phanh?  
2. Vẽ sơ đồ cấu tạo và nêu nguyên lý hoạt động hệ thống phanh thủy lực?  
3. Vẽ sơ đồ cấu tạo và nêu nguyên lý hoạt động hệ thống phanh khí nén?  
14  
Bài 2: HỆ THỐNG PHANH DẪN ĐỘNG THỦY LỰC  
Mục tiêu:  
- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống phanh dẫn động thủy lực  
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra các bộ phận của hệ thống phanh dẫn động thủy  
lực  
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô  
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.  
Nꢀi dung:  
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực  
1.1. Dẫn động phanh thuỷ lực  
1.1.1. Xy lanh chính  
Bé trî lùc phanh  
®iÒu hoµ lùc phanh  
èng dÇu  
Xi lanh chÝnh  
Xi lanh b¸ nh xe tr• í c  
Bµn ®¹ p phanh  
Xi lanh b¸ nh xe sau  
Hình 2-1. Sơ đồ cấu tạo chung dẫn động phanh thủy lực  
a. Xi lanh chính mꢀt pittông (hình. 2-2a )  
Thân xi lanh chính làm bằng gang, có lắp bình chứa dầu và được thông với  
nhau qua lỗ bù và lỗ nạp dầu, bên trong lắp pittông (loại một pittông và loại hai  
pittông) và van hồi dầu. Bên ngoài có bu lông xả không khí, nắp chắn bụi và các  
đường ống dẫn dầu đến các bánh xe.  
- Pittông: Pittông làm bằng nhôm, một đầu có lắp cupen, một đầu pittông tiếp  
xúc với thanh đẩy. Phần đầu pittông có lỗ nhỏ để thông bù dầu khi pittông hồi vị tránh  
tạo ra độ chân không.  
- Van hồi dầu: Van hồi dầu có lò xo và đế van cao su, thân van có lỗ dầu nhỏ tác  
dụng như van một chiều (mở khi hồi dầu)  
b. Xi lanh chính có hai pittông (hình. 2-2b)  
15  
Loại xi lanh có hai pittông, có hai bình chứa dầu và các lỗ bù, lỗ nạp dầu riêng  
nên được sử dụng rộng rải do có ưu điểm: đảm bảo an toàn cho ôtô, khi có sự cố ở  
một xi lanh bánh xe hoặc ở một đường ống nào đó bị hở thì hệ thống phanh ôtô vẫn  
còn tác dụng phanh ở cụm phanh sau hoặc cụm phanh trước. Để báo hiệu hiện tượng  
giảm áp trong mạch dầu của hai bánh xe trước hoặc hai bánh xe sau, xi lanh chính có  
lắp bulông hạn chế hành trình pittông và công tắc của đèn báo giảm áp suất.  
Xi lanh  
Ty ®Èy  
Pitt«ng thø cÊp  
Pitt«ng chÝnh  
Lç x¶ kh«ng khÝ  
Bul«ng h¹ n chÕ  
Van håi  
Lß xo Pitt«ng vµ cóp pen  
a)  
Lß xo  
b)  
Xi lanh chÝnh  
Hình 2-2. Cấu tạo xy lanh chính  
a) Xi lanh loại mꢀt pittông b) Xi lanh loại hai pittông  
1.1.2. Xi lanh bánh xe (xi lanh công tác)  
Xi lanh công tác được lắp ở mâm phanh (hình 2-3), được làm bằng gang, có lỗ  
dẫn dầu phanh và lỗ xả không khí, bên trong lắp hai pitông có cúp ben (hoặc một  
pittông) và lò xo, bên ngoài có nắp chắn bụi và ty đẩy guốc phanh.  
Bul«ng x¶ khÝ  
Pitt«ng vµ cóp ben Lß xo  
N¾p ch¾n  
Ty ®Èy  
Lß xo  
Xi lanh  
Pitt«ng vµ cupen  
Bul«ng x¶ khÝ  
Xi lanh  
Hình 2-3. Sơ đồ cấu tạo xi lanh bánh xe  
a) Loại xi lanh hai pittông b) Loại xi lanh mꢀt pittông  
16  
1.1.3. Bàn đạp phanh  
Bàn đạp phanh có cấu tạo giống bàn đạp ly hợp và được lắp ở phía trong bàn đạp  
ly hợp. Bàn đạp phanh có ty đẩy và lò xo hồi vị.  
1.1.4. Đường ống dẫn dầu phanh: Đường ống dẫn dầu phanh làm bằng đồng,  
có các đầu loe và các đai ốc dùng để tháo lắp.  
1.2. Cơ cấu phanh thuỷ lực  
1.2.1 . Cơ cấu phanh tang trống  
Xi lanh  
Bul«ng x¶ khÝ  
Xi lanh  
M©m phanh  
Lß xo  
Tang trèng  
Cam lÖch t©m  
M¸ phanh  
M©m phanh  
Guèc phanh  
Chèt lÖch t©m  
Guèc phanh  
Hình 2-4 Sơ đồ cấu tạo cơ cấu phanh tang trống loại 1 xy lanh  
a. Guốc phanh và má phanh  
- Guốc phanh được làm bằng thép có mặt cắt chữ T và có bề mặt cung tròn theo  
cung tròn của tang trống, có khoan nhiều lỗ để lắp má phanh, trên một đầu có lỗ lắp với  
chốt lệch tâm, còn đầu kia tiếp xúc với pit tông của xi lanh dầu bánh xe.  
- Má phanh làm bằng vật liệu ma sát  
M©m phanh  
Xi lanh  
Lß xo  
cao (amiăng), có cung tròn theo guốc phanh  
và có nhiều lỗ để lắp với guốc phanh bằng  
các đinh tán. Loại cơ cấu phanh có một xi  
lanh bánh xe, má phanh quay cùng chiều  
tang trống (má trước) làm dài hơn so với má  
phanh quay ngược chiều do phần chịu lực  
ma sát lớn hơn nên mòn nhanh hơn.  
Tang trèng  
- Đinh tán làm bằng nhôm hoặc đồng.  
Xi lanh  
- Lò xo hồi vị để luôn giữ cho hai guốc  
phanh và má phanh tách khỏi tang trống và  
ép hai pittông gần lại nhau.  
Chèt ®iÒu chØnh  
Guèc phanh  
Hình 2-5. Sơ đồ cấu tạo cơ cấu phanh  
tang trốngloại 2 xy lanh  
b. Chốt lệch tâm và cam lệch tâm  
- Chốt lệch tâm dùng lắp guốc phanh, có phần lệch tâm dùng để điều chỉnh khe  
hở giữa má phanh và tang trống phanh.  
17  
- Cam lệch tâm lắp trên mâm phanh, dùng để điều chỉnh khe hở phía trên giữa  
má phanh và tang trống.  
c. Mâm phanh  
- Mâm phanh làm bằng thép, dùng để lắp các chi tiết của cơ cấu phanh và được  
lắp chặt với trục bánh xe.  
d. Tang trống  
- Tang trống làm bằng gang được lắp trên moayơ của bánh xe, dùng để tạo bề  
mặt tiếp xúc với má phanh khi phanh xe.  
e. Nguyên tắc hoạt động  
Xi lanh  
Tang trèng  
Pitt«ng  
Xi lanh  
ChiÒu tang trèng  
F
F
Lß xo  
Guèc phanh vµ m¸ phanh  
Chèt lÖch t©m  
Hình 2-6. Hoạt động của cơ cấu phanh thủy lực (loại một xy lanh – khi phanh)  
- Khi người lái đạp bàn đạp phanh thông qua các bộ phận của dẫn động phanh  
làm tăng áp suất dầu trong các đường ống dầu và xi lanh của bánh xe, đẩy các pít tông  
và guốc phanh, má phanh áp sát vào tang trống tạo nên lực ma sát, làm cho tang trống  
và moayơ bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc dừng lại theo yêu cầu của người lái.  
- Khi người lái rời chân khỏi bàn đạp phanh, áp suất trong hệ thống dầu phanh  
giảm nhanh nhờ lò xo hồi vị, kéo các guốc phanh, má phanh rời khỏi tang trống.  
1.2.2. Cơ cấu phanh đĩa  
C¬ cÊu phanh tang trèng  
Xi lanh chÝnh  
C¬ cÊu phanh ®Üa  
®• êng èng dÇu phanh  
C¬ cÊu phanh ®Üa  
Hình 2-7
. Sơ đồ cấu tạo cơ cấu phanh kết hợp (tang trống + phanh đĩa
)  
18  
Phanh đĩa được dùng phổ biến trên ôtô con có vận tốc cao nhờ có các ưu điểm  
- Có mômen ma sát ổn định khi hệ số ma sát thay đổi, ở nhiệt độ cao và thoát  
sau:  
nhiệt thoát nước tốt (vì có bề mặt tiếp xúc ở hai phía của đĩa phanh)  
- Hiệu quả phanh cao, hoạt động êm dịu và ổn định phương hướng khi phanh.  
- Kết cấu nhỏ gọn, kiểm tra, thay thế dễ dàng và không cần điều chỉnh.  
Nhược điểm cơ cấu phanh không được che kín, nên khó tránh khỏi bụi bẩn, đất  
cát và rét rỉ các chi tiết. Kích thước má phanh hạn chế, dễ gây tiếng kêu nên cần có áp  
suất dầu lớn và không có tác dụng tự tăng lực phanh khi phanh, nên chỉ sử dụng cho  
cơ cấu phanh các bánh xe trước của ôtô con.  
a. Cấu tạo (hình 2-8 )  
- Đĩa phanh: Đĩa phanh làm bằng gang, dạng đĩa phẳng và được lắp chặt với  
moayơ bánh xe.  
- Tấm ma sát và má phanh  
Tấm ma sát được làm bằng thép lá dày từ 2-3 mm, má phanh dày từ 9 - 10 mm,  
má phanh được tán với tấm đỡ bằng các đinh tán. Tấm đỡ và má phanh lắp phía ngoài  
pít tông về một bên của đĩa phanh.  
Moay¬  
Xi lanh  
§Üa phanh  
TÊm ®ì  
Chèt b¸ o mßn  
§Üa phanh  
§Üa phanh  
M¸ phanh  
Pitt«ng  
Hình 2-8. Sơ đồ cấu phanh đĩa  
- Cụm xi lanh công tác  
Cụm xi lanh công tác bao gồm : Hai xi lanh được chế tạo liền với gía đỡ hoặc rời  
(xi lanh di động), xi lanh có khoan lỗ dầu đến và lỗ xả không khí, bên trong lắp một  
pittông có vòng đệm kín dầu và bên ngoài có vòng hãm và vành chắn bịu.  
b. Nguyên tắc hoạt động (hình 2-9)  
- Khi người lái đạp bàn đạp phanh thông qua các bộ phận của dẫn động phanh  
làm tăng áp suất dầu trong các đường ống dầu và xi lanh của bánh xe, đẩy pít tông và  
tấm má phanh ép vào đĩa phanh tạo nên lực ma sát, làm cho đĩa phanh và moayơ bánh  
xe giảm dần tốc độ quay hoặc dừng lại theo yêu cầu của người lái.  
19  
- Khi người lái rời chân khỏi bàn đạp phanh, áp suất trong hệ thống dầu phanh  
giảm nhanh, nhờ sự biến dạng của vòng đệm kín dầu của pittông và khe hở cho phép  
của các ổ bi bánh xe tạo nên rung lắc đĩa phanh làm cho pitông và má phanh rời khỏi  
đĩa phanh.  
- Khi mòn chiều dày má phanh còn lại từ 2- 3 mm (hoặc có tiếng rít của tấm báo  
mòn má phanh) thì phải thay má phanh mới.  
Côm phanh ®Üa  
Xi lanh  
Pitt«ng  
M¸ phanh  
§Üa phanh  
a)  
b)  
Hình 2-9. Sơ đồ hoạt động cơ cấu phanh đĩa  
a- Trạng thái chưa phanh; b- Trạng thái phanh  
2. Quy trình tháo lắp  
2.1. Quy trình tháo  
B1.Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc  
- Bộ dụng cụ tay nghề tháo lắp và bình chứa dầu phanh  
- Kích nâng, giá kê chèn lốp xe.  
B2. Làm sạch bên ngoài cụm dẫn động phanh  
- Dùng bơm nước áp suất cao, phun nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài gầm  
ôtô.  
- Dùng máy nén khí làm sạch cặn bẩn và nước bám bên ngoài cụm dẫn động  
phanh, cụm cơ cấu phanh.  
B3. Xả dầu hệ thống phanh tháo các đường ống dẫn dầu  
- Tháo các bu lông xả không khí.  
- Xả dầu phanh vào bình chứa.  
- Tháo các đầu nồi ống dầu.  
- Tháo các ống dầu.  
B4. Tháo xi lanh chính và bộ trợ lực phanh  
- Tháo các bulông hãm  
- Tháo xi lanh chính  
20  
- Tháo các bulông hãm bộ trợ lực  
- Tháo rời bộ trợ lực  
B¸ n trôc  
B5. Tháo bộ điều hòa (nếu có)  
B6. Tháo bánh xe và moayơ  
- Tháo các đai ốc hãm bánh xe  
- Tháo cụm moay ơ  
Moay¬  
Tang trèng  
B7. Tháo guốc phanh  
- Tháo lò xo và các phanh hãm  
- Tháo chốt và cam lệch tâm  
- Tháo guốc phanh  
Hình 2-10 Tháo cụm moay ơ và bánh xe  
- Tháo xi lanh và pittông bánh xe  
- Tháo mâm phanh  
Trôc b¸ nh  
Chèt ®Þnh vÞ  
Guèc phanh  
Lß xo  
CÇn bÈy lß xo  
a)  
b)  
c)  
Hình 2-11. Tháo cơ cấu phanh từ xe ô tô  
a) Tháo lò so guốc phanh; b) Tháo chốt định v c) Tháo guốc phanh  
B8. Tháo cơ cấu ABS (nếu có)  
B9. Làm sạch chi tiết và kiểm tra  
- Làm sạch chi tiết  
- Kiểm tra các chi tiết  
2.2. Quy trình lắp  
Ngược lại quy trình tháo (sau khi sửa chữa và thay thế các chi tiết hư hỏng)  
* Các chú ý  
- Kê kích và chèn lốp xe an toàn khi làm việc dưới gầm xe.  
- Thay dầu phanh đúng loại, tra mỡ bôi trơn các chi tiết: chốt bàn đạp, ty đẩy...  
- Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng (đệm kín, cupen, nắp chắn bụi...)  
21  
- Lắp đúng vị trí của các chi tiết của dẫn động phanh, cơ cấu phanh.  
- Điều chỉnh dẫn động phanh, cơ cấu phanh.  
3. Thực hành tháo, lắp nhận dạng các bộ phận và chi tiết  
3.1. Chuẩn bị  
3.1.1. Dụng cụ  
- Dụng cụ tháo lắp cơ cấu phanh  
- Khay đựng dụng cụ, chi tiết  
- Giá nâng cầu xe, kích nâng và gỗ chèn kê lốp xe.  
3.1.2. Vật tư  
- Giẻ sạch  
- Giấy nhám  
- Nhiên liệu rửa, dầu mỡ bôi trơn  
- Tài liệu phát tay về các quy trình tháo lắp và tra cứu các yêu cầu kỹ thuật sửa  
chữa cơ cấu phanh.  
3.2. Tổ chức hoạt động thực hành.  
- Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát  
- Chia nhóm học sinh  
3.3. Nhận dạng các bộ phận  
Học viên thực hiện bài tập: Tháo lắp các bộ phận; Nhận dạng các chi tiết các bộ  
phận của hệ thống, báo cáo tình trạng chung điền các thông tin vào phiếu kiểm tra.  
3.4. Cách thức kiểm tra đánh giá  
3.4.1. Kiến thức  
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống dẫn động phanh thủy lực  
- Thời điểm kiểm tra: Tiến hành kiểm tra vào đầu giờ của bài dạy tiếp theo.  
- Cơ sở đánh giá: Giáo viên có thể đánh giá kết quả của học viên dưới hình thức  
kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm.  
3.4.2. Kỹ năng  
- Tháo lắp hệ thống  
- Thời điểm kiểm tra: Tiến hành kiểm tra trong quá trình thực tập tại xưởng  
trường  
- Cơ sở đánh giá: Giáo viên qua sát quá trình học viên thực hiện bài tập, sau đó  
đối chiếu với các tiêu chí đã được đặt ra trong bảng tiêu chuẩn để đánh giá kết quả của  
học viên.  
22  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 81 trang yennguyen 15/04/2022 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_phanh.pdf