Giáo trình Hệ thống điện căn hộ, đường ống PVC nổi - Bài 1: Sơ đồ lắp đặt mạch điện căn hộ

TÊN MÔ ĐUN: HỆ THỐNG ĐIỆN CĂN HỘ,  
ĐƯỜNG ỐNG PVC NỔI  
Mã mô đun: MĐ 30  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của đun:  
đun được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung và các  
môn học / mô đun kỹ thuật cơ sở như: An toàn lao động (MH07); Mạch điện  
(MH08); Vẽ điện (MH10); Vật liệu điện (MH12); Kỹ thuật điện tử cơ bản  
(MĐ14); Khí cụ điện hạ thế (MĐ13); Đo lường điện và không điện (MĐ19);  
Đây một trong những đun chuyên nghề của “Nghề điện dân dụng”,  
do đó đóng vai trò rất quan trọng. Những kiến thức kỹ năng mà sinh viên  
thu nhận được sau khi hoàn thành mô đun này sẽ khẳng định năng lực nghề của  
sinh viên và cho phép họ hành nghề “lắp đặt điện căn hộ” một cách thành công.  
Mục tiêu của đun:  
Về kiến thức:  
- Trình bày được phương pháp lắp đặt mạch điện cho căn hộ;  
- Hiểu được cách tính toán phụ tải của căn hộ;  
- Biết và tính được tiết diện dây dẫn, thiết bị đóng cắt hệ thống điện dạng  
đường dây nổi PVC, theo phụ tải đã tính toán để chọn chúng;  
- Biết lập dự toán và lên phương án thi công hệ thống cấp điện căn hộ.  
Vknăng:  
- Biết chỉ đạo thi công, tiến hành thi công và kiểm tra hoàn chỉnh hệ thống  
điện căn hộ đường ống PVC nổi hoặc chìm đúng theo tiêu chuẩn Việt  
Nam, khu vực và yêu cầu chủ hộ.  
Vthái độ:  
- Tính tư duy, sáng to, độc lp, khéo léo, cn trng; ý thc klut, an  
toàn lao động và vsinh công nghip trong quá trình hc tp.  
Nội dung mô đun:  
Thời gian  
Số  
TT  
Tên các bài  
Tổng  
số  
Lý  
Thực Kiểm  
thuyết hành tra*  
1 Sơ đồ lắp đặt mạch điện căn hộ  
4
1
1
3
2
0
0
2 Tính toán phụ tải căn hộ theo phương  
pháp gần đúng  
3
3 Tính toán phụ tải căn hộ theo công suất  
3
3
5
1
1
1
2
2
4
0
0
0
đặt  
4 Tính toán phụ tải căn hộ theo công suất  
trung bình  
5 Tính toán, lựa chọn tiết diện dây dẫn và  
thiết bị đóng cắt  
15  
6 Dự toán và chọn phương án thi công hệ  
4
1
3
0
thống điện căn hộ  
07 Lắp đặt ống luồn dây trục chính  
08 Lắp đặt ống luồn dây các mạch nhánh  
09 Luồn dây vào ống PVC  
9
6
7
7
9
6
6
6
1
1
1
1
1
1
1
1
8
5
6
4
8
5
5
5
0
0
0
2
0
0
0
0
10 Lắp đặt các bảng điện căn hộ  
11 Lắp đặt công tắc, ổ cắm, hộp điều tốc  
12 Đấu nối dây đường trục chính  
13 Đấu nối các mạch nhánh  
14 Đấu nối các bảng điện căn hộ  
15 Kiểm tra và hoàn thiện hệ thống điện  
12  
90  
1
9
2
4
căn hộ  
Cộng:  
15  
71  
BÀI 01  
SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN CĂN HỘ  
Mã bài 30.01  
Giới thiệu:  
Đây là bài mở đầu, với thời lượng 04 giờ, trong đó có 01 giờ thuyết, 03  
giờ thực hành cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về các loại sơ đồ lắp đặt  
điện, phương pháp vẽ và quy trình vẽ các sơ đồ lắp đặt hệ thống điện đường ống  
PVC nổi; nhằm giúp sinh viên có thể tự vẽ được các sơ đồ đó cho một căn h03  
tầng, 04 phòng / tầng với mức sống trung bình khá của Việt nam.  
Mục tiêu:  
Trình bày được phương pháp vẽ sơ đồ hệ thống điện cho một căn hộ;  
Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện cho một căn hộ từ sơ đồ bố trí thiết bị  
theo các yêu cầu cho trước;  
được tính tư duy sáng to, độc lp, khéo léo, cn trng; ý thc kỷ  
lut, an toàn và vsinh công nghip trong quá trình hc tp.  
Nội dung chính:  
1. SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT PHƯƠNG PHÁP VẼ  
Mục tiêu của tiểu đề là cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về  
sơ đồ lắp đặt điện căn hộ phương pháp các sơ đồ đó trong hệ thống điện căn  
hộ đường ống PVC nổi (hoặc chìm).  
16  
1.1. SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT  
1.1.1. Sơ đồ kiến trúc căn hộ  
Sơ đồ kiến trúc là sơ đồ mặt bằng các tầng hoặc các đơn nguyên trong căn  
hộ cho trước. Ở đây các thông tin cơ bản về: kích thước mỗi tầng (đơn nguyên);  
các không gian phân bố trong mỗi tầng (đơn nguyên) và kích thước cũng như  
chức năng của chúng được cung cấp đây đủ. Thông thường đây sơ đồ mặt  
bằng kiến trúc của mỗi tầng (mỗi đơn nguyên). Trong căn hộ mà mô đun quan  
tâm là căn hộ 03 tầng, mặt bằng xây dựng 10 x 10 m. Cách phân bố không  
gian tầng 1 được minh họa như trong hình 1.1.  
3,50  
2,50  
4,00 m  
Khu nghỉ  
giải lao  
Nhà kho  
2,50 m  
Nhà vệ sinh  
Phòng thể thao  
Gara  
4,50 m  
Hình 1.1. Sơ đồ kiến trúc tầng 1 căn hộ 03 tầng diện tích 10x10m,  
1.1.2. Cấp điện căn hộ  
hệ thống cấp điện từ nguồn lưới điện khu dân cư (từ bảng điện tổng)  
đến các loại phụ tải trên các khu vực của căn hộ cho trước như: các tầng, các  
đơn nguyên, khu vực cầu thang, các khu vực trong mỗi tầng và các không gian  
riêng trong căn hộ. Hệ thống này bao gồm các hệ thống con như:  
1. Hệ thống trục chính đến các tầng (đơn nguyên);  
2. Hệ thống trục chính trong mỗi tầng;  
3. Hệ thống mạch nhánh đến các tải:  
- Trên tường nhà  
- Trên trần nhà  
17  
4. Hệ thống chiếu sáng cầu thang và chuông báo.  
1.2. PHƯƠNG PHÁP VẼ  
1.2.1. Các loại sơ đồ lắp đặt điện  
Nhìn chung, khi vẽ sơ đồ thiết kế hệ thống điện căn hộ cần nghiên cứu kỹ  
nơi lắp đặt hệ thống trên cơ sở:  
Sơ đồ tổng thể căn hộ như: số tầng (đơn nguyên), số phòng trên mỗi  
tầng…  
Yêu cầu về các trang thiết bị điện cơ bản trong căn hộ  
Yêu cầu chiếu sáng cơ bản, chiếu sáng trang trí, chiếu sáng bảo vệ….  
Yêu cầu thông gió, điều hòa  
Và khi trình bày hay xây dựng bản thiết kế thể sử dụng các loại sơ đồ hệ  
thống điện như [3]:  
a. Sơ đồ xây dựng  
Trên sơ đồ xây dựng, đánh dấu vị trí cần lắp đặt các đường dây cấp điện,  
các thiết bị điện của căn hộ, theo đúng sơ đồ kiến trúc căn hộ. Sơ đồ xây dựng  
mang tính chất sơ đồ kiến trúc, do đó, cần biểu diễn các cấu kiện thành phần  
theo ký hiệu kiến trúc – xây dựng, được minh họa trên hình 1.2.  
Hình 1.2. Sơ đồ xây dựng  
cấp điện cho một buồng  
của căn hộ. Trong đó,  
- Ổ cắm;  
×
- Công tắc,;  
- Bóng đèn  
×
- Mạch điện  
b. Sơ đồ chi tiết  
Sơ đồ này trình bày tất cả các chi tiết về đường dây, vẽ từng dây, cho  
biết sự kết nối giữa các đường dây, dây với thiết bị: automat, hộp nối dây, ổ  
cắm, công tắc, đui đèn…trong mạch điện bằng hiệu. Khi một tuyến dây có  
nhiều dây đi chung (trường hợp phân tải hình tia) có thể chỉ cần vẽ một đường  
và ghi số hoặc đánh dấu ở vị trí đi vào hay cửa ra của nhóm dây. Các thiết bị  
điện được trình bày theo đúng vị trí lắp đặt, nên loại sơ đnày còn có tên gọi là  
sơ đồ thực hành và thường được áp dụng với một mạch điện đơn giản.  
c. Sơ đồ đơn tuyến.  
Để đơn giản hoá bản vẽ sơ đồ cấp điện, trong một số trường hợp người ta  
thể sử dụng sơ đồ đơn tuyến. Ở sơ đồ này, các chi tiết như: vị trí thực tế của  
các thiết bị điện, số lượng đầu dây, bóng đèn chiếu sáng, … được chỉ như  
trong sơ đồ chi tiết, nhưng các đường dây cấp điện chỉ được vẽ một nét và có ghi  
18  
số lượng các đường dây thực có. Các dạng sơ đồ này, thường dễ vẽ, tiết kiệm, dễ  
đọc dễ hiểu hơn các loại sơ đồ khác và thường được áp dụng cho mọi sơ đồ  
tổng quát, phức tạp, tuy nhiên, các chú thích cần chi tiết và rõ ràng hơn nhiều.  
c. Sơ đồ hiệu  
Sơ đồ hiệu được dùng để trình bày mạch điện đơn giản hơn. Trong sơ  
đồ này, không cần tôn trọng vị trí các thiết bị điện cùng các phần tử trong sơ đồ  
mạch điện. Mục đích của loại sơ đồ này là minh họa mối quan hệ tương quan  
giữa các phần tử trong mạch điện. Dạng sơ đồ này được ứng dụng để trình bày  
các sơ đồ mạch điện, sơ đồ đầu nối các thiết bị điện, đặc biệt là các mạch điện  
tử.  
1.2.2. Các phương pháp vẽ  
Phương pháp vẽ sơ đồ cấp điện căn hộ tối ưu nhất là trên cơ sở sơ đồ xây  
dựng phụ thuộc vào phương thức cấp điện. Có hai phương thức phân tải (đi  
dây) căn bản:  
Phương thức đi dây phân tải từ đường dây chính (nối tiếp).  
Phương pháp đi dây phân tải tập trung tại tủ phân phối (hình tia hay song  
song).  
A. Phương thức phân tải từ đường trục chính (nối tiếp)  
Khi thiết kế theo phương thức này, từ nguồn điện sau công (kWh),  
đường dây chính đi suốt qua các khu vực cần cung cấp điện đến khu vực nào thì  
rẽ nhánh cấp điện cho khu vực đó lần lượt cho đến cuối nguồn.  
Kwh  
1 pha  
Tầng II  
I>  
Hình 1.3. Mạch phân phối  
tải từ đường dây chính (nối  
tiếp).  
Tậng I  
Tầng III  
Nếu có các tải quan trọng như máy lạnh, máy bơm nướcthể đi riêng  
thêm một đường dây lấy từ nguồn chính như được minh nhọa trên hình 1.3. Ở  
mỗi phòng, mỗi khu vực một bảng điều khiển đóng cắt điện (hay còn gọi là:  
tủ điện, bảng điện… ) gồm các ELCB, CB và các công tắc để bảo vệ điều  
khiển thiết bị, đèn trong khu vực đó.  
Ưu điểm:  
Đi dây theo phương thức này mạch đơn giản, dễ thi công, ít tốn dây và  
thiết bị bảo vệ nên khá thông dụng trang bị điện cho nhà ở Việt Nam.  
Chỉ sử dụng chung đường dây trung tính nên ít tốn kém dây.  
Việc điều khiển, kiểm sóat đèn trong nhà nếu thiết kế đúng dễ điều khiển.  
Khuyết điểm:  
Không có sự bảo vệ đoạn đường dây từ hộp nối rẽ dây đến bảng điện ở  
khu vực. Nếu sự cố chập mạch sẽ sự cố toàn bộ hệ thống.  
19  
Việc sửa chữa không thuận tiện.  
Nếu mạch ba pha khó phân tải đều các pha.  
Do phân tán bảng điện đến từng khu vực, nên ảnh đến trang trí mỹ thuật.  
B. Phương pháp phân tải hình tia (song song).  
Khi thiết kế theo phương pháp này, nguồn điện chính sau điện năng kế  
Kwh) được đưa đến tủ điện. Từ đây được phân ra nhiều nhánh, sau khi đi qua  
CB bảo vệ chính đi trực tiếp đến từng khu vực (tầng , đơn nguyên…).  
16A,L  
Maùy röûa cheùn  
16A,L  
Loø vi ba  
16A,L  
Maùy giaët  
16A,L  
Loø ñieän  
4x16  
16A,L  
Loø nöôùng  
Daây daãn  
ñieàu khieån  
16A,L  
Nguoàn naêng  
löôïng döï tröõ  
16A,L  
16A,L  
16A,L  
16A,L  
16A,L  
16A,L  
16A,L  
Phoøng taém hôi  
kWh  
Beáp  
*
* *  
Maùy röûa cheùn  
Caàu chì chính  
trong nhaø  
Phoøng  
khaùch  
Phoøng nguû  
Phoøng treû em  
Haønh lang, nhaø beáp  
Döï tröõ  
Hình 1.4. Sơ đồ tổng quát một tủ phân phối điện 1 căn hộ.  
Ở từng tầng lại có các tủ phân phối, từ đó phân đến từng phòng theo nhiều  
nhánh (nhánh ổ cắm, nhánh đèn chiếu sáng, nhánh máy nước nóng, nhánh máy  
lạnh…). Tại nơi sử dụng chỉ bố chí công tắc đèn, ổ cắm, …rất tiện sử dụng, và  
được minh họa trên hình 1.4. Khi có sự cố ở nhánh đèn hoặc các nhánh khác thì  
chỉ nhánh đó không có điện do CB bảo vệ nhánh đó đã cắt điện bảo vệ.  
Ưu điểm:  
Bảo vệ mạch điện khi có sự cố ngắn mạch hoặc quá tải, tránh hỏa họan.  
Không làm ảnh hương đến mạch khác khi đang sửa chữa.  
Dễ phân tải đều các pha.  
Dễ điều khiển, kiểm tra và an tòan điện  
Có tính kỹ thuật, mỹ thuật.  
Khuyết:  
Đi dây tốn kém, sử dụng nhiều thiết bị bảo vệ.  
20  
Thời gian thi công lâu, phức tạp.  
2. SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT ĐIỆN TRÊN CÁC TẦNG  
Mục tiêu của tiểu đề là cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về hệ  
thống cấp điện trên các tầng và quy trình vẽ để vẽ thành công sơ đồ lắp đặt điện  
cho các tầng trong hệ thống điện căn hộ được chọn.  
2.1. HỆ THỐNG ĐIỆN TẦNG 1  
2.1.1. Cấp điện và phân bố tải.  
A. Yêu cầu cấp điện  
Để thể xây dựng hệ thống cấp điện cho tầng 1 cần nắm bắt được nhu  
cầu của chủ hộ chức năng được xác định của tầng này. Đây tầng trệt có 03  
không gian chức năng:  
Khu vực nhà kho và buồng vệ sinh;  
Khu ga ra;  
Khu thể thao hoặc kinh doanh.  
Và nhu cầu cấp điện bao gồm:  
Điện chiếu sáng trên tường;  
Quạt thông gió trên trần;  
Điện nóng lạnh nhà vệ sinh  
Điện cấp cho các phụ tải gia dụng từ đường trục chính.  
B. Hệ thống cấp điện và phân bố tải  
Để thuận tiện cho việc thi công cũng như dự toán vật tư, vật liệu và tính  
toán trong các bài sau của đun, thể thiết kế hệ thống cấp điện:  
1. Có ba đường trục chính cấp điện cho 03 khu vực của tàng, gồm:  
Khu vự 1 cấp cho nhà kho và nhà vệ sinh  
Khu vực 2 cho ga ra một phần của khu thể thao (cửa hàng)  
Khu vực 2 cho khu thể thao (cửa hàng)  
2. Đường trục chính từ bảng điện tầng theo phương án hình tia,  
3. Các phụ tải gia dụng lưu động được cấp từ các ổ cắm dọc theo trục  
chính như trên hình 1.5. Các phụ tải trên tường và trên trần nhà, được  
cấp điện từ các ổ cắm gần nhất trên đường trục chính dọc theo sàn  
nhà.  
4. Việc cấp điện từ đường trục chính được thiết kế trên tường nhà  
cách nền nhà 0.35m, dọc theo mặt bằng của sàn nhà như được minh  
họa trên hình 1.6.  
2.1.2. Quy trình vẽ  
Trên cơ sở tả hệ thống cấp điện và phân bố tải ở tiểu tiểu tiêu đề 2.1.1,  
và các kiến thức được đưa ra từ tiêu đề 1, có thể đưa ra quy trình vẽ hệ thống  
cấp điện tầng 1 như sau:  
1. Dùng sơ đồ mặt bằng kiến trúc để xác định các khu vực cần cấp điện;  
2. Dùng bút chì mềm để vẽ các đường cấp điện trục chính đến các khu vực;  
21  
3. Trên cơ sở sơ đồ kiến trúc của các không gian xác định các phụ tải cần có  
trong mỗi không gian đó sao cho phù hợp (tiện nghi sử dụng, ánh sáng và  
thông gió cân, đều  
4. Vẽ đường trục chính dọc theo sàn nhà trên sơ đồ kiến trúc căn hộ như  
trên hình 1.5  
3,50 m  
2,5 m  
4,0 m  
3
2
0
1
2,0 m  
4,5m  
2,0 m  
Nhà kho  
Khu nghỉ giải lao  
4,80m  
K
2
k2  
K2  
k2  
2,8m  
k2  
K3  
Vệ s
k2  
1.60m  
K3  
Phòng thể thao  
Gara  
k2  
k2  
K3  
1.60m  
K6  
1.60m  
4,5m  
k2  
k2  
4,5m  
k2  
K2  
Hình 1.5. Sơ đồ lắp đặt điện tầng 1 (theo mặt sàn).  
Ở đây,  
a. Việc cấp điện, cho các không gian của tầng chia làm 04 khu vực:  
Khu vực : 1, 2, 3 cho các phòng, nhà bếp, nhà vệ sinh…,  
Khu vực 4 cấp điên chiếu sáng và chuông báo cầu thang;  
b. Các đường trục chính được vẽ bằng nét đứt đậm;  
c. Các mạch nhánh trên trền được vẽ bằng nét đứt mảnh;  
d. Các Ổ cắm, công tắc, đèn ống, đèn dùng đui ngắn được vẽ theo ký hiệu  
chung của khí cụ điện có chú giải: đơn (Đ), kép n(Kn);  
e. Vị trí lắp đặt của các khí cụ gần sát với thực tế và có đính kèm khoảng  
cách.  
5. Vẽ các đường mạch phân nhánh trên tường, trên trần nhà và các vị trí phụ  
tải, công tắc, hộp điều tốc được minh họa trên hình 1.6.  
Ở đây,  
a. Các đường đi dây (đường đặt ống nhựa PVC) và ổ cắm để đảm bảo tính  
22  
thuận tiện và an toàn trước độ ẩm của nền nhà, theo tiêu chuẩn quốc tế và  
được Việt nam áp dụng ở đcao cách sàn nhà từ 300 mm đến 400 mm  
(độ dài một cán búa định [2] ).  
Lpt  
0.2m  
1.8 m  
0.7m  
1,6  
0,3÷0,4m  
0,3÷0.4m  
Hình 1.6. 
Sơ đồ lắp đặt điện
trên
trần
và trên
tường tầng
2 .  
b. Các công tắc lối vào và trong các phòng, thường được đặt ở độ cao [2] từ  
48 ÷ 50 inchs (1,1 m ÷1,2 m)  
c. Các loại đèn tường (trang trí) hoặc các loại quạt treo tường thường được  
đặt ở độ cao 88 ÷90 inchs (2,1 m ÷ 2,2m).  
d. Các loại đền ống thường được đặt ở độ cao 2,6 m ÷ 2,7m. Hoặc cách trần  
khoảng 0,3 ÷0,4 m.  
Có hai phương án chọn đi đặt đường ống PVC: đi sát trần đi sát nền .  
Mỗi phương án đều những ưu nhược điểm riêng:  
1. Phương án đi sát trần:  
Ưu điểm:  
- Tránh được ẩm thấp (đặc biệt ở các tầng thấp)  
- Đỡ nguy hiểm đối với người sử dụng đặc biệt trẻ em  
- Rẽ nhánh thuận tiện cho các thiết bị điện trần (đèn, quạt)  
Nhược điểm:  
- Thi công lắp đặt, sửa chữa, thay thể khó và nguy hiểm hơn (trên  
cao)  
- Cần nhiều mạch nhánh đến các ổ cắm cho các thiết bị điện  
gia dụng lưu động như: bàn là, quạt cây, đun nước, …  
2. Phương án đi sát nền  
Ưu điểm:  
- Thi công lắp đặt, sửa chữa, thay thế thuận tiện (thâp)  
- Không cần mạch nhánh đến các ổ cắm cho các thiết bị điện  
gia dụng lưu động như: bàn là, quạt cây, đun nước, …  
Nhược điểm :  
- Bị ảnh hưởng của ẩm thấp (đặc biệt ở các tầng thấp)  
- Khá nguy hiểm đối với người sử dụng đặc biệt trẻ em  
- Rẽ cho các thiết bị điện trần không thuận tiện lắm.  
23  
Tuy nhiên, ngày nay người ta thường chọn trường hợp thứ hai, nghĩa đi  
sát nền hợp hơn. Những nhược điểm của phương pháp này có thể khắc phục  
được khi mức sống và dân trí của người sử dụng (chủ căn hộ) ngày càng cao.  
2.2. HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN TẦNG 2  
2.2.1. Cấp điện và phân bố tải.  
A. Yêu cầu cấp điện  
Để thể xây dựng hệ thống cấp điện cho tầng 1 cần nắm bắt được nhu  
cầu của chủ hộ chức năng được xác định của tầng này. Đây tầng trệt có 03  
không gian chức năng:  
Khu vực phòng ngủ số 1 và nhà vệ sinh;  
Khu vực phòng ngủ số 2 và một phần chung tường với phòng khách;  
Khu vực nhà bếp, phòng ăn và phòng khách  
Với các nhu cầu cấp điện như:  
Điện chiếu sáng trên tường;  
Quạt thông gió trên trần;  
Điện nóng lạnh nhà vệ sinh  
Điện cấp cho các phụ tải gia dụng từ đường trục chính.  
B. Hệ thống cấp điện và phân bố tải  
Để thuận tiện cho việc thi công cũng như dự toán vật tư, vật liệu và tính  
toán trong các bài sau của đun, thể thiết kế hệ thống cấp điện:  
1. Có ba đường trục chính cấp điện cho 03 khu vực của tàng, gồm:  
Khu vự 1 cấp cho phòng ngủ số 1 và nhà vệ sinh  
Khu vực 2 cho phòng ngủ số 2 và một phần của phòng khách;  
Khu vực 3 cho nhà bếp, phòng ăn và phòng khách  
2. Đường trục chính từ bảng điện tầng theo phương án hình tia,  
3. Các phụ tải gia dụng lưu động được cấp từ các ổ cắm dọc theo trục  
chính như trên hình 1.7. Các phụ tải trên tường và trên trần nhà, được  
cấp điện từ các ổ cắm gần nhất trên đường trục chính dọc theo sàn  
nhà.  
4. Việc cấp điện bằng đường trục chính được thiết kế trên tường nhà  
cách nền nhà 0.35m, dọc theo mặt bằng của sàn nhà như được minh  
họa trên hình 1.8.  
2.2.2. Quy trình vẽ  
Trên cơ sở tả hệ thống cấp điện và phân bố tải ở tiểu tiểu tiêu đề 2.2.1,  
và các kiến thức được đưa ra từ tiêu đề 1, có thể đưa ra quy trình vẽ hệ thống  
cấp điện tầng 2 như sau:  
1. Dùng sơ đồ mặt bằng kiến trúc tầng 2 để xác định các khu vực cần cấp  
điện;  
2. Dùng bút chì mềm để vẽ các đường cấp điện trục chính đến các khu vực;  
3. Trên cơ sở sơ đồ kiến trúc của các không gian xác định các phụ tải cần có  
trong mỗi không gian đó sao cho phù hợp (tiện nghi sử dụng, ánh sáng và  
24  
thông gió cân, đều  
4. Vẽ đường trục chính dọc theo sàn nhà trên sơ đồ kiến trúc căn hộ như  
trên hình 1.7  
5. Vẽ các đường mạch phân nhánh và các vị trí phụ tải, công tắc, hộp điều  
tốc trên tường trần nhà như trên hình 1.8  
3,50 m  
2,50  
m
3,2m  
0,8m  
K
2
3
2
1
0
4,5m  
×
Bàn bếp  
T  
Lạn  
Phòng ngủ  
số 1  
Nhà bếp  
K2  
×
K
K2  
K2  
K
2,8m  
2
2
2,5m  
K4  
K2  
×
×
1,25  
m
2,0 m  
×
×
Phòng ăn  
1,5m  
Nhà vệ sinh  
×
×
2.0m  
×
×
Phòng  
ngủ  
Số 2  
K2  
K3  
K2  
K2  
1,5m  
2,5m  
Phòng khách  
×
K
2
K2  
4,5m  
K2  
K2  
4,5m  
K3  
1,5m  
×
Hình 1.7. Sơ đồ lắp đặt điện tầng 2 (theo mặt sàn) .  
Ở đây,  
a. Các đường đi dây (đường đặt ống nhựa PVC) và ổ cắm để đảm bảo tính  
thuận tiện và an toàn trước độ ẩm của nền nhà, theo tiêu chuẩn quốc tế và  
được Việt nam áp dụng ở đcao cách sàn nhà từ 300 mm đến 400 mm  
(độ dài một cán búa định [2] ).  
b. Các công tắc lối vào và trong các phòng, thường được đặt ở độ cao [2] từ  
48 ÷ 50 inchs (1,1 m ÷1,2 m)  
c. Các loại đèn tường (trang trí) hoặc các loại quạt treo tường thường được  
đặt ở độ cao 88 ÷90 inchs (2,1 m ÷ 2,2m).  
d. Các loại đền ống thường được đặt ở độ cao 2,6 m ÷ 2,7m. Hoặc cách trần  
khoảng 0,3 ÷0,4 m.  
Khi đó sơ đồ lắp đặt điện các mạch nhánh tầng 1 có dạng như trên hình  
1.8.  
25  
Lpt  
0.3m  
3,2 m  
2,9 m  
0.7m  
2m  
300÷400 mm  
300÷400 mm  
Hình 1.8. 
Sơ đồ lắp đặt điện
trên
tường
và trên
trần tầng
2.  
2.3. HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN TẦNG 3  
2.3.1. Cấp điện và phân bố tải.  
A. Yêu cầu cấp điện  
Để thể xây dựng hệ thống cấp điện cho tầng 1 cần nắm bắt được nhu  
cầu của chủ hộ chức năng được xác định của tầng này. Đây tầng trệt có 03  
không gian chức năng:  
Khu vực phòng ngủ số 1 và nhà vệ sinh;  
Khu vực phòng ngủ số 2 và một phần chung tường với phòng khách;  
Khu vực nhà bếp, phòng ăn và phòng khách  
Với các nhu cầu cấp điện như:  
Điện chiếu sáng trên tường;  
Quạt thông gió trên trần;  
Điện nóng lạnh nhà vệ sinh  
Điện cấp cho các phụ tải gia dụng từ đường trục chính.  
B. Hệ thống cấp điện và phân bố tải  
Để thuận tiện cho việc thi công cũng như dự toán vật tư, vật liệu và tính  
toán trong các bài sau của đun, thể thiết kế hệ thống cấp điện:  
1. Có ba đường trục chính cấp điện cho 03 khu vực của tàng, gồm:  
Khu vự 1, cấp cho thư phòng và nhà vệ sinh  
Khu vực 2 cho phòng ngủ số 3 và một phần của phòng thờ;  
Khu vực 3 cho phòng karaoke, phòng thờ.  
2. Đường trục chính từ bảng điện tầng theo phương án hình tia,  
3. Các phụ tải gia dụng lưu động được cấp từ các ổ cắm dọc theo trục  
chính như trên hình 1.9. Các phụ tải trên tường và trên trần nhà, được  
cấp điện từ các ổ cắm gần nhất trên đường trục chính dọc theo sàn  
nhà.  
4. Việc cấp điện bằng đường trục chính được thiết kế trên tường nhà  
cách nền nhà 0.35m, dọc theo mặt bằng của sàn nhà như được minh  
họa trên hình 1.10  
2.2.2. Quy trình vẽ  
Trên cơ sở tả hệ thống cấp điện và phân bố tải ở tiểu tiểu tiêu đề 2.2.1,  
26  
3,50 m  
4,5m  
4,0 m  
2,5 m  
3
2
1
5,6m  
K2  
×
×
Thư phòng  
Phòng Karaoke  
3.20 m  
3,60m  
K2  
K2  
2,8m  
K2  
K2  
K2  
2,5m  
K2  
1,5m  
×
K2  
1,5m  
×
×
Nhà vệ sinh  
1,60  
Bàn thờ  
Phòng  
Ngủ số 1  
×
×
K2  
K2  
K2  
K2  
2,5m  
1,5m  
3,2m  
Phòng khách số 2  
×
4,5 m  
K2  
K2  
4,5 m  
K2  
K2  
K2  
1,5m  
×
Hình 1.9. Sơ đồ lắp đặt điện tầng 3 (theo mặt sàn)  
và các kiến thức được đưa ra từ tiêu đề 1, có thể đưa ra quy trình vẽ hệ thống  
cấp điện tầng 2 như sau:  
1. Dùng sơ đồ mặt bằng kiến trúc tầng 2 để xác định các khu vực cần cấp  
điện;  
2. Dùng bút chì mềm để vẽ các đường cấp điện trục chính đến các khu vực;  
3. Trên cơ sở sơ đồ kiến trúc của các không gian xác định các phụ tải cần có  
trong mỗi không gian đó sao cho phù hợp (tiện nghi sử dụng, ánh sáng và  
thông gió cân, đều  
4. Vẽ đường trục chính dọc theo sàn nhà trên sơ đồ kiến trúc căn hộ như  
trên hình 1.9  
5. Vẽ các đường mạch phân nhánh và các vị trí phụ tải, công tắc, hộp điều  
tốc trên tường trần nhà như trên hình 1.10  
Ở đây,  
a. Các đường đi dây (đường đặt ống nhựa PVC), Các công tắc lối vào và  
trong các phòng, Các loại đèn tường (trang trí) hoặc các loại quạt treo tường,  
Các loại đền ống thường được đặt ở độ cao cũng như các ổ cắm, để đảm bảo  
27  
tính thuận tiện và an toàn trước độ ẩm của nền nhà, theo tiêu chuẩn quốc tế  
được Việt nam áp dụng ở các độ cao cách sàn nhà, trần nhà thư được đề  
cập trong tiêu đề trước, tiểu tiêu đề 2.2 tiêu đề 2 của bài.  
Lp  
t
0.3m  
3,0 m  
2,7 m  
0.7m  
2m  
300÷400 mm  
300÷400 mm  
Hình 1.10. Sơ đồ lắp đặt điện trên tường và trên trần tầng 3  
3. SƠ ĐỒ LẮP ĐẶT ĐIỆN KHU VỰC CẦU THANG  
Mục tiêu của tiểu đề là cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về  
sơ đồ lắp đặt đường điện khu vực cầu thang của căn hộ phương pháp vẽ sơ  
đồ đó trong hệ thống điện căn hộ đường ống PVC nổi (hoặc chìm).  
3.1. HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN ĐẾN CÁC TẦNG  
3.1.1. Cấp điện và phân bố tải  
Hệ thống cấp điện đến các tầng được định nghĩa hệ thống đường dây  
nối điện từ sau công tơ đến các tầng hoặc đơn nguyên trong căn hộ cần lắp  
đặt.Như đã đề cập ở các phần trên, phương án phân tải hợp nhất ở đây là phân  
tải từ đường trục chính (nối tiếp). Ở đây, đường trục từ bảng điện chính được  
nói đến bảng điện tầng 1, từ tầng 1 đi tầng 2 và cuối cùng là từ tầng 2 đến tầng 3  
được lắp đặt dọc theo cầu thàng lên xuống của căn hộ. Rất tiện lợi cho các  
thao tác thi công, kiểm tra và sử dụng.  
Hệ thống này như đã đề cập ở trên, bao gồm :  
1. Đường dây tải từ lưới điện đến bảng điện tổng;  
2. CB tổng đường trục chính đến bảng điện tầng 1 với đường kính dây  
dẫn là d1;  
3. Các CB khu vực của tầng 1 và đường trục chính đến bảng điện tầng 2, có  
đường kính dây dẫn là d2;  
4. Các CB khu vực của tầng 2 và đường trục chính đến bảng điện chính tầng  
3, có đường kính dây dẫn d3  
3.1.2. Quy trình vẽ  
Trên cơ sở tả hệ thống cấp điện và phân bố tải ở tiểu tiểu tiêu đề 2.3.1,  
và các kiến thức được đưa ra từ tiêu đề 1, có thể đưa ra quy trình vẽ hệ thống  
cấp điện đường trục chính đến các tầng như sau:  
28  
1. Trên cơ sở sơ đồ mặt bằng kiến trúc khu vực cầu thang hoặc sơ đồ minh  
họa khu vực cầu thang của căn hộ, xác định vị trí các bảng điện đường  
ống PVC cần đặt;  
2. Dùng bút chì mềm để vẽ các đường cấp điện trục chính cùng các bảng  
điện: tổng (chính), tầng (phụ);  
3. Nối các bảng điện căn hộ bằng trục đường dây dẫn có chí thích đường  
kính chịu tải;  
4. Đính các độ dài của các đường dây và khoảng cách đến tường, sàn tầng  
của các bảng điện. Kết quả nhận được như trên hình 1.11.  
~
Cầu thang  
×
TẦNG III  
Bảng điện  
Tầng III  
300 ÷400 mm  
300 ÷400 mm  
~
Cầu thang  
d3  
TNG II  
Bảng điện  
Tầng I & II  
Bảng  
điện  
chính  
×
d2  
300 ÷400
d1  
300 ÷400 mm  
Cầu thang  
TẦNG I  
Hình 1.11. Sơ đồ lắp đặt điện khu vực cầu thang  
Để minh họa cách lắp đặt các bảng điện và các trục đường điện đến các tầng  
chúng ta có thể sử dụng các hình vẽ dậng 1.12 như được trình bày dưới đây.  
Đi tầng 3  
Đi bảng  
điện
chính  
Bảng điện  
tầng1  
300
÷40
0  
Tầng 2  
300
÷40
0  
Hình 1.12. Sơ đồ lắp đặt  
bảng điện trên các tầng  
trong hệ thống điện căn hộ  
đường ống nổi PVC.  
Tầng 1  
29  
3.2. HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN CHIẾU SÁNG VÀ CHUÔNG BÁO  
3.2.1. Cấp điện và phân bố tải  
Hệ thống cấp điện chiếu sáng và chuông báo khu vực cầu thang được định  
nghĩa hệ thống đường dây nối điện từ bảng điện tổng đến các đèn chiếu sáng  
cầu thang (02 đền) đến các chuông báo đặt giữa các tầng của căn hộ trong  
khu vực cầu thang (02 chuông). Ở đây, các đường cấp điện là riêng biệt đều  
được cấp điện từ bảng điện chính, sau công tơ. Các công tăc trục từ bảng điện  
chính được nói đến bảng điện tầng khống chế đèn chiếu sáng đươch đặt ở chân  
cầu thang và trên tầng 2. Công tắc chuông báo được đặt ở ngoài cống chính căn  
hộ.  
Đi sân thượng  
~
d4  
Cầu thang  
×
TNG III  
D2  
~
Hình 1.13. Đường cấp  
điện chiếu sáng, chuông  
báo khu vực cầu thang.  
Cầu thang  
TNG II  
d2  
Bảng điện  
Tầng II  
1,25 m  
×
Bảng điện  
chính  
300 ÷400 mm  
d1  
Cầu thang  
TNG I  
2.3.2. Quy trình vẽ  
Trên cơ sở tả hệ thống cấp điện và phân bố tải ở tiểu tiểu tiêu đề 3.2.1,  
và các kiến thức được đưa ra từ tiêu đề 1, có thể đưa ra quy trình vẽ hệ thống  
cấp điện đường trục chính đến các tầng như sau:  
1. Trên cơ sở sơ đồ mặt bằng kiến trúc khu vực cầu thang hoặc sơ đồ minh  
họa khu vực cầu thang của căn hộ, xác định vị trí các phụ tải đường  
ống PVC cần đặt (ở đây các dây dẫn thể luồn chung vào ống luồn dây  
của các đường trục chính đến các tầng;  
2. Dùng bút chì mềm để vẽ các đường cấp điện trục chính cùng các mạch  
nhánh đến các phụ tải (đèn vàv chuông) trên tường nhà;  
3. Đính các độ dài của các đường dây và khoảng cách đến tường, sàn tầng  
của các phụ tải (đèn, chuông). Kết quả nhận được như trên hình 1.13 và  
1.14  
30  
Đi tầng 3  
Đi bảng  
điện chính  
Bảng điện  
tầng 2  
300÷400  
Tầng 2  
300
÷40
0  
~
Hình 1.14. Sơ đồ lắp đặt  
bảng điện tầng, đèn chiếu  
sáng cầu thang và chuông  
báo khách trên mỗi tầng căn  
hộ đường ống nổi PVC.  
Chuông báo  
khách tầng n  
Công tắc  
Đèn cầu  
thang  
×
Đèn  
cầu thang  
tầng n  
Tầng n  
CÂU HỎI VẤN ĐỀ  
1. Trình bày các phương pháp vẽ sơ đồ lắp đặt điện căn hộ đường ống nổi PVC?  
2. Hãy vẽ sơ đồ lắp đặt điện căn hộ đường ống nổi PVC cho một căn h01 tầng  
có:  
02 phòng ngủ  
01 nhà vệ sinh  
01 bếp ăn cùng phòng ăn  
01 phòng khách.  
3. Hãy vẽ sơ đồ lắp đặt điện căn hộ đường ống nổi PVC cho một căn h02 tầng  
có:  
05 phòng ngủ  
02 nhà vệ sinh  
01 bếp ăn cùng phòng ăn  
02 phòng khách.  
4. Hãy vẽ mạch điện phân nhánh cho thiết bị điện trên tường và trên trần của  
tầng I, trên cơ sở sơ đồ thiết bị điện hình 1.6  
31  
docx 17 trang yennguyen 26/03/2022 9522
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Hệ thống điện căn hộ, đường ống PVC nổi - Bài 1: Sơ đồ lắp đặt mạch điện căn hộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_he_thong_dien_can_ho_duong_ong_pvc_noi_bai_1_so_d.docx