Giáo trình Dung sai và thiết bị đo - Nghề: Sửa chữa máy tàu thuỷ & lắp ráp hệ thống đo lường tàu thủy

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: DUNG SAI VÀ THIẾT BỊ ĐO  
NGHỀ: SỬA CHỮA MÁY TÀU THUỶ& LẮP RÁP  
HTĐL TÀU THỦY  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....của ...........)  
Hải Phòng, năm 2017  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
LỜI GIỚI THIỆU  
Dung sai và Thiết bị đo là là môn học kỹ thuật cơ sở của nghề Khai thác  
máy tàu thủy; Sửa chữa MTT; Lắp ráp HTĐL tàu thủy và Chuyên ngành kỹ  
thuật nói chung, nhằm trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức cơ bản  
về: Dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo lường trong ngành cơ khí.  
Nội dung của giáo trình được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung  
được giảng dạy trong Nhà trường, kết hợp với những nội dung mới nhằm đáp  
ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề phục vụ sự nghiệp công nghiệp  
hóa, hiện đại hóa đất nước. Đề cương của giáo trình đã tuân thủ nghiêm ngặt  
“Đề cương chi tiết chương trình môn học” Dung sai Thiết bị đo cho ngành kỹ  
thuật, mà đã được Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp – Bộ Lao động Thương binh  
Xã hội thông qua về “Đề cương chương trình đào tạo nghề…”.  
Giáo trình Dung sai và Thiết bị đo được biên soạn cũng đồng thời dựa trên  
cơ sở tham khảo các giáo trình về Dung sai Thiết bị đo trong và ngoài nước.  
Giáo trình Dung sai và Thiết bị đo bao gồm 2 phần (chia làm 6 chương): Phần I.  
Dung sai lắp ghép: Chương 1. Các khái niệm cơ bản về dung sai lắp ghép;  
Chương 2. Hệ thống dung sai lắp ghép bề mặt trơn; Chương 3. Dung sai hình  
dạng, vị trí và nhám bề mặt; Chương 4. Dung sai kích thước và lắp ghép của các  
mối ghép thông dụng; Phần II. Kỹ thuật đo lường: Chương 5. Các khái niệm cơ  
bản trong đo lường; Chương 6. Các dụng cụ đo thông dụng. Giáo trình này dùng  
để giảng dạy và tham khảo cho sinh viên, học sinh và giảng viên ngành cơ khí  
máy tàu thủy và các ngành kỹ thuật khác có liên quan.  
Dung sai và Thiết bị đo là một trong những môn học cơ sơ ngành chủ yếu  
của sinh viên cũng như học sinh ngành cơ khí máy tàu thủy và các ngành kỹ  
thuật khác, trên cơ sở nắm vững môn học này kết hợp với một số môn học khác,  
học sinh sinh viên có thể sửa chữa lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy đạt kết  
quả cao nhất, đồng thời làm cơ sở để học tập, nghiên cứu các môn học/mô đun  
chuyên môn khác được kỹ càng hơn.  
Do trình độ và thời gian có hạn, chắc chắn trong giáo trình không tránh  
khỏi những sai sót. Hy vọng nhận được sự góp ý, phê bình để giáo trình được  
biên soạn tiếp hoặc lần tái bản sau có chất lượng tốt hơn. Mọi góp ý xin gửi về  
Khoa Cơ khí, Trường Cao đẳng Hàng hải I, số 498 - Đà Nẵng, Đông Hải I, Hải  
An, Hải Phòng.  
Xin chân thành cảm ơn!  
Hải Phòng, ngày 10 tháng 10 năm 2017  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên: Ths. Hoàng Thị Thuý Hảo  
3
MỤC LỤC  
TT  
1
Nội dung  
Trang  
3
Lời giới thiệu  
2
Mục lục  
4
3
Danh mục bảng biểu  
Danh mục hình vẽ  
Nội dung  
6
4
7
5
9
10  
10  
10  
11  
13  
16  
21  
21  
24  
29  
32  
32  
39  
43  
Phần I: Dung sai lắp ghép  
Chương 1: Các khái niệm cơ bản về dung sai lắp ghép  
1. Khái niệm về đổi lẫn chức năng trong chế tạo cơ khí  
2. Khái niệm về kích thước, sai lệch giới hạn và dung sai  
3. Khái niệm về lắp ghép  
4. Biểu diễn sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép  
Chương 2: Hệ thống dung sai lắp ghép bề mặt trơn  
1. Hệ thống dung sai  
2. Hệ thống lắp ghép  
3. Phạm vi ứng dụng của các lắp ghép tiêu chuẩn  
Chương 3:Dung sai hình dạng, vị trí và nhám bề mặt  
1. Dung sai hình dạng, vị trí bề mặt  
2. Nhám bề mặt  
Chương 4: Dung sai kích thước và lắp ghép của các mối ghép  
thông dụng  
1. Mối ghép ổ lăn với trục và lỗ thân hộp  
2. Dung sai lắp ghép then, then hoa  
3. Mối ghép ren  
43  
44  
48  
51  
55  
4. Dung sai truyền động bánh răng  
Phần II. Kỹ thuật đo lường  
55  
Chương 5: Các khái niệm cơ bản trong đo lường  
4
1. Khái niệm và phân loại đo  
2. Quy trình đo  
55  
56  
58  
58  
60  
68  
73  
Chương 6: Các dụng cụ đo thông dụng  
1. Dụng cụ đo kiểu thước cặp  
2. Dụng cụ đo kiểu panme  
3. Đồng hồ so  
6
Tài liệu tham khảo  
5
Danh mục bảng  
Tên bảng  
TT  
1
Trang  
23  
Bảng 2.1. Khoảng kích thước danh nghĩa  
2
Bảng 2.2. Công thức tính trị số dung sai tiêu chuẩn (IT=a.i)  
Và trị số đơn vị dung sai, i  
24  
3
4
5
Bảng 3.1. Cách ghi kí hiệu sai lệch  
39  
42  
43  
Bảng 3.2. Sai lệch trung bình số học profin, Ra (µm)  
Bảng 3.3. Chiều cao mấp mô profin theo mười điểm Rz và  
chiều cao lớn nhất mấp mô của profin Rmax (µm)  
6
Danh mục hình vẽ  
Tên hình vẽ  
TT  
Trang  
12  
1. Hình 1.1. Sơ đồ biểu diễn kích thước giới hạn  
Hình 1.2. Lắp ghép giữa trục và lỗ  
2.  
3.  
13  
Hình 1.3. Lắp ghép giữa con trượt và rãnh trượt  
13  
4. Hình 1.4. Lắp ghép lỏng  
14  
5. Hình 1.5. Lắp ghép chặt  
15  
Hình 1.6. Lắp ghép trung gian  
6.  
16  
Hình 2.1. Sơ đồ biểu diễn hệ thống lỗ cơ bản  
Hình 2.2. Sơ đồ biểu diễn hệ thống trục cơ bản  
Hình 2.3. Sơ đồ biểu diễn sai lệch cơ bản  
7.  
24  
8.  
25  
9.  
26  
Hình 2.4. Vị trí các miền dung sai ứng với các sai lệch cơ bản của  
trục và lỗ  
10.  
26-27  
Hình 2.5. Kí hiệu sai lệch trên bản vẽ  
11.  
28  
32  
33  
33  
33  
33  
34  
34  
34  
35  
35  
35  
36  
37  
37  
12. Hình 3.1. Biến dạng do kẹp chặt trên mâm cặp 3 vấu  
13. Hình 3.2. Sai lệch độ tròn  
14. Hình 3.3. Sai lệch độ ô van  
15. Hình 3.4. Sai lệch độ phân  
16. Hình 3.5. Sai lệch profin theo mặt cắt dọc  
17. Hình 3.6. Sai lệch độ côn  
18. Hình 3.7. Sai lệch độ phình  
19. Hình 3.8. Sai lệch độ thắt  
20. Hình 3.9. Sai lệch độ trụ  
21. Hình 3.10. Sai lệch độ phẳng  
22. Hình 3.11. Sai lệch độ thẳng  
23. Hình 3.12. Sai lệch độ song song của mặt phẳng  
24. Hình 3.13. Sai lệch độ vuông góc các mặt phẳng  
25. Hình 3.14. Sai lệch độ vuông góc của mặt phẳng và đường tâm  
7
26. Hình 3.15. Sai lệch về độ đồng tâm  
27. Hình 3.16. Sai lệch về độ đối xứng  
28. Hình 3.17. Sai lệch về giao nhau của các đường tâm  
29. Hình 3.18. Độ đảo hướng kính  
37  
37  
38  
38  
39  
40  
42  
43  
45  
45  
46  
46  
46  
30. Hình 3.19. Prôfin bề mặt sau gia công  
31. Hình 3.20. Các chỉ tiêu đánh giá nhám bề mặt  
32. Hình 3.21. Kí hiệu nhám trên bản vẽ  
33. Hình 4.1. Lắp ghép ổ lăn  
34. Hình 4.2. Dung sai kích thước và lắp ghép then  
35. Hình 4.3.Mối ghép then  
36. Hình 4.4. Mối ghép then có độ dôi và độ hở độ  
37. Hình 4.5. Mối ghép then có chiều dài lớn  
38. Hình 4.6. Mặt cắt ngang của mối ghép đảm bảo chức năng  
truyền lực  
39. Hình 4.7.Mặt cắt ngang của mối ghép đảm bảo độ đồng tâm  
40. Hình 4.8. Mặt cắt dọc của ren  
47  
49  
41. Hình 4.9. Các thông số kích thước cơ bản của ren vít và đai ốc  
42. Hình 4.10. Sai lệch bước cơ sở  
51  
53  
43. Hình 7.1. Thước cặp đo trong, ngoài và chiều sâu  
44. Hình 7.2. Panme đo ngoài  
58  
61  
45. Hình 7.2. Sử dụng panme kiểm tra đường kính chốt ắc piston  
46. Hình 7.3. Panme đo trong  
65  
66  
47. Hình 7.4. Cách kiểm tra vị trí “0” của panme  
48. Hình 7.5. Cách đọc số của panme  
68  
68  
49. Hình 7.6. Đồng hồ so  
69  
50. Hình 7.7. Sơ đồ cấu tạo của đồng hồ so  
51. Hình 7.8. Một số loại đồng hồ so và giá đỡ đồng hồ so  
52. Hình 7.9. Cách đọc số  
70  
71-71  
72  
53. Hình 7.10. Sử dụng đồng hồ so đo đường kính trong sơ mi xi lanh  
73  
8
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC  
Tên môn học: Dung sai và thiết bị đo  
Mã môn học: MH. MH.6520131.08  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:  
- Vị trí: Môn học được thực hiện sau khi học xong các môn học chung.  
- Tính chất: Đây là môn học kỹ thuật cơ sở nhằm trang bị cho học sinh, sinh viên  
những kiến thức cơ bản về:Dung sai lắp ghép và kỹ thuậtđo lường trong ngành cơ  
khí.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: Đây là môn học kỹ thuật cơ sở chuyên môn  
nghề, cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất của nghề Sửa chữa máy tàu  
thủy  
Mục tiêu của môn học:  
- Về kiến thức: Trình bày được các nội dung cơ bản về dung sai lắp ghép và kỹ  
thuật đo lường như:các khái niệm cơ bản về dung sai lắp ghép; hệ thống dung sai  
lắp ghép bề mặt trơn; dung sai hình dạng, vị trí và nhám bề mặt; dung sai kích  
thước và lắp ghép củacác mối ghép thông dụng; các khái niệm cơ bản trong đo  
lường; dụng cụ đo thông dụng trong ngành cơ khí.  
- Về kỹ năng: Lựa chọn được dung sai lắp ghép cho các yếu tố hình học của sản  
phẩm sao cho vừa đảm bảo tính công nghệ và chất lượng cao vừa phù hợp với tiêu  
chuẩn của Việt Nam và Quốc tế. Lựa chọn, sử dụng được những dụng cụ đo thích  
hợp để kiểm tra các yếu tố hình học của sản phẩm.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ nghiêm túc,tính cẩn thận, chính  
xác, khoa học, tự tin khi thực hiện các phương pháp đo và sử dụng một số loại  
dụng cụ đo thông dụng.Có thể vận dụng được kiến thức môn học này để học các  
môn chuyên môn và vào thực tế nghề nghiệp.  
Nội dung của môn học:  
9
PHẦN I: DUNG SAI LẮP GHÉP  
CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀDUNG SAI LẮP GHÉP  
chương: MH.6520131.08.01  
Giới thiệu:  
Trình bày khái niệm sai số gia công và dung sai. Những nguyên nhân chủ  
yếu dẫn đến có sai số trong quá trình gia công cắt gọt. Áp dụng lý thuyết xác suất  
thống kê để khảo sát kích thước gia công. Trên cơ sở đó sẽ chọn được phương  
pháp gia công hiệu quả nhất, hoặc có thể đưa ra phương án điều chỉnh máy hợp lý  
để hạn chế phế phẩm.  
Trình bày các khái niệm về lắp ghép: mối ghép có độ dôi, mối ghép có khe  
hở, kiểu lắp chặt, kiểu lắp lỏng, kiểu lắp trung gian.  
Trong chương này còn đề cập đến vấn đề tính đổi lẫn chức năng của chi tiết máy  
Mục tiêu:  
- Trình bày được các khái niệm cơ bản về dung sai lắp ghép như: khái niệm  
về đổi lẫn chức năng trong chế tạo cơ khí, khái niệm về kích thước, sai lệch giới  
hạn và dung sai, khái niệm về lắp ghép.  
- Tính được kích thước giới hạn, sai lệch giới hạn, dung sai của các nhóm  
lắp ghép và biểu diễn được sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép.  
- Nghiêm túc trong quá trình tiếp thu kiến thức mới.  
Nội dung chính:  
1. Khái niệm về đổi lẫn chức năng trong chế tạo cơ khí  
1.1. Bản chất của tính đổi lẫn chức năng  
Mỗi chi tiết trong bộ phận máy hoặc bộ phận máy trong máy đều thực hiện  
một chức năng xác định. Khi ta chế tạo hàng loạt piston, hàng loạt đai ốc cùng loại,  
nếu lấy bất kỳ đai ốc hoặc piston của loạt vừa chế tạo lắp vào bộ phận máy mà bộ  
phận máy đó đều thực hiện đúng chức năng yêu cầu của nó thì loạt đai ốc và loạt  
piston đã chế tạo đạt được tính đổi lẫn chức năng.  
Vậy tính đổi lẫn chức năng của loạt chi tiết là khả năng thay thế cho nhau  
không cần phải lựa chọn hay sửa chữa gì thêm mà vẫn đảm bảo chức năng yêu cầu  
của bộ phận máy hoặc máy mà chúng lắp thành.  
Cần phân biệt tính đổi lẫn chức năng hoàn toàn và tính đổi lẫn chức năng  
không hoàn toàn.  
+ Tính đổi lẫn chức năng hoàn toàn: Loạt chi tiết đạt được tính đổi lẫn chức năng  
hoàn toàn nếu mọi chi tiết trong loạt đều đạt tính đổi lẫn chức năng.  
+ Tính đổi lẫn chức năng không hoàn toàn: Loạt chi tiết đạt được tính đổi lẫn chức  
năng không hoàn toàn nếu trong loạt có một hoặc một số chi tiết của loạt không đạt  
tính đổi lẫn chức năng.  
Sở dĩ loạt chi tiết đạt được tính đổi lẫn chức năng là vì chúng được chế tạo  
giống nhau, tất nhiên không thể giống nhau tuyệt đối được mà chúng có sai khác  
nhau trong một phạm vi cho phép nào đó. Chẳng hạn các thông số hình học của chi  
tiết như kích thước, hình dạng,… chỉ được sai khác nhau trong một phạm vi cho  
phép gọi là dung sai.  
1.2. Vai trò của tính đổi lẫn chức năng  
Tính đổi lẫn chức năng là nguyên tắc của thiết kế và chế tạo để đảm bảo cho  
các chi tiết và bộ phận máy cùng loại không những có khả năng thay thế cho nhau  
10  
không cần sửa chữa, mà còn đảm bảo chỉ tiêu sử dụng của bộ phận máy hoặc máy  
có trị số kinh tế hợp lý.  
Nếu các chi tiết được thiết kế, chế tạo theo nguyên tắc đổi lẫn chức năng thì  
chúng không phụ thuộc vào địa điểm sản xuất. Đó là điều kiện để ta có thể hợp tác  
và chuyên môn hoá sản xuất. Sự hợp tác và chuyên môn hoá sản xuất sẽ dẫn đến  
sản xuất sản xuất tập trung quy mô lớn. tạo khả năng áp dụng kỹ thuật tiên tiến,  
trang bị máy móc hiện đại và dây truyền sản xuất năng suất cao. Nhờ đó mà vừa  
tăng năng xuất, đảm bảo chất lượng lại giảm giá thành.  
Mặt khác thiết kế, chế tạo chi tiết theo nguyên tắc đổi lẫn chức năng tạo điều  
kiện thuận lợi cho việc sản xuất các chi tiết dự trữ thay thế. Nhờ đó quá trình sử  
dụng các sản phẩm công nghiệp sẽ tiện lợi rất nhiều.  
2. Khái niệm về kích thước, sai lệch giới hạn và dung sai  
2.1. Kích thước  
2.1.1. Kích thước danh nghĩa (dN, DN)  
Là kích thước được xác định bằng tính toán xuất phát từ chức năng của chi tiết,  
sau đó quy tròn(về phía lớn lên) theo các giá trị của dãy kích thước thẳng tiêu chuẩn.  
Kích thước danh nghĩa được ghi trên bản vẽ và dùng làm gốc để tính các sai lệch.  
2.1.2. Kích thước thực:  
Là kích thước nhận được từ kết quả đo với sai số cho phép. Kí hiệu dth đối với  
trục và Dth đối với lỗ.  
Nếu dùng dụng cụ đo chính xác hơn thì kích thước thực nhận được có độ chính  
xác cao hơn.  
2.1.3. Kích thước giới hạn:  
Để xác định phạm vi cho phép của sai số chế tạo kích thước, người ta quy định  
hai kích thước giới hạn là:  
- Kích thước giới hạn lớn nhất kí hiệu là dmax (Dmax).  
- Kích thước giới hạn nhỏ nhất kí hiệu là dmin (Dmin).  
Hình 1.1.Sơ đồ biểu diễn kích thước giới hạn  
Kích thước của chi tiết đã chế tạo (kích thước thực) nằm trong phạm vi cho phép đó thì  
đạt yêu cầu. Như vậy chi tiết chế tạo đạt yêu cầu khi kích thước thực của nó thỏa mãn  
bất đẳng thức sau:  
dmin dth dmax  
(1.1)  
(1.2)  
Dmin Dth Dmax  
11  
2.2. Sai lệch giới hạn  
Là hiệu đại số giữa kích thước giới hạn và kích thước danh nghĩa.  
- Sai lệch giới hạn trên: Là hiệu đại số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước  
danh nghĩa. Nó được kí hiệu là es (ES) và được tính theo công thức:  
es = dmax dN  
(1.3)  
(1.4)  
ES = Dmax DN  
- Sai lệch giới hạn dưới: Là hiệu đại số giữa kích thước giới hạn nhỏ nhất và kích thước  
danh nghĩa. Nó được kí hiệu là ei (EI) và được tính theo công thức:  
ei = dmin dN  
(1.5)  
(1.6)  
EI = Dmin DN  
Trị số sai lệch mang dấu “+” khi kích thước giới hạn lớn hơn kích thước danh nghĩa,  
mang dấu “-” khi kích thước giới hạn nhỏ hơn kích thước danh nghĩa và bằng “0” khi  
chúng bằng kích thước danh nghĩa.  
2.3. Dung sai  
Dung sai là phạm vi cho phép của sai số.  
Trị số dung sai bằng hiệu số giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn  
nhỏ nhất, hoặc bằng hiệu đại số giữa sai lệch giới hạn trên và sai lệch giới hạn dưới.  
Dung sai được kí hiệu là T (Tolerance) và được tính theo công thức sau:  
+ Dung sai kích thước trục:  
Td = dmax dmin  
Td = es ei  
(1.7)  
(1.8)  
(1.9)  
(1.10)  
hoặc  
+ Dung sai kích thước lỗ:  
hoặc  
TD = Dmax Dmin  
TD = ES EI  
Dung sai luôn luôn có giá tri dương. Trị số dung sai càng nhỏ thì phạm vi cho phép của  
sai số càng nhỏ, yêu cầu độ chính xác chế tạo kích thước càng cao. Ngược lại nếu trị số  
dung sai càng lớn thì yêu cầu độ chính xác chế tạo càng thấp. Như vậy dung sai đặc  
trưng cho độ chính xác yêu cầu của kích thước hay còn gọi là độ chính xác thiết kế.  
3. Khái niệm về lắp ghép  
3.1. Khái niệm về lắp ghép  
Hai hay một số chi tiết phối hợp với nhau một cách cố định (như đai ốc vặn vào  
bulông) hoặc di động (như piston trong xi lanh) thì tạo thành lắp ghép.  
Những bề mặt và kích thước mà dựa theo chúng các chi tiết phối hợp với nhau gọi là bề  
mặt lắp ghép và kích thước lắp ghép. Bề mặt lắp ghép thường là bề mặt bao và bị bao.  
12  
Ví dụ:  
Hình 1.2. Lắp ghép giữa trục  
lỗ  
Hình 1.3. Lắp ghép giữa con  
trượt và rãnh trượt  
1 - Rãnh trượt  
1 - Lỗ  
2- Trục  
2-
Con trượt  
3.2. Phân loại lắp ghép  
3.2.1. Phân loại theo hình dạng bề mặt lắp ghép  
- Lắp ghép bề mặt trơn:  
+ Lắp ghép trụ trơn: Bề mặt ghép là bề mặt trụ trơn. Ví dụ: Hình 1.2  
+ Lắp ghép phẳng: Bề mặt lắp ghép là hai mặt phẳng song song.Ví dụ : Hình 1.3  
- Lắp ghép côn trơn: Bề mặt lắp ghép là mặt nón cụt  
- Lắp ghép ren: Bề mặt lắp ghép là mặt xoắn ốc có dạng prôfin tam giác, hình thang,….  
- Lắp ghép truyền động bánh răng: Bề mặt lắp ghép là bề mặt tiếp xúc một cách chu kì  
của các răng bánh răng (thường là bề mặt thân khai).  
3.2.2. Phân loại theo đặc tính của lắp ghép  
Đặc tính của lắp ghép được xác định bằng hiệu số giữa kích thước bề mặt bao và bị bao  
(D d).  
- Nếu D – d > 0 thì lắp ghép có độ hở hay còn gọi là lắp lỏng.  
- Nếu D – d ≈ 0 thì lắp ghép là lắp trung gian.  
- Nếu D – d < 0 thì lắp ghép có độ dôi hay còn gọi là lắp chặt.  
* Nhóm lắp lỏng: Trong nhóm lắp ghép này kích thước bề mặt bao (lỗ) luôn luôn  
lớn hơn kích thước bề mặt bị bao (trục) và miền dung sai của lỗ luôn nằm trên  
miền dung sai của trục, đảm bảo lắp ghép luôn luôn có độ hở.  
13  
Hình  
1.4. Lắp ghép lỏng  
Độ hở của lắp ghép được kí hiệu là S và được tính như sau: S = D – d  
Tương ứng với các kích thước giới hạn của lỗ (Dmax, Dmin) và của trục (dmax, dmin),  
lắp ghép có độ hở giới hạn là:  
Smax = Dmax dmin  
Smin = Dmin dmax  
(1.11)  
(1.12)  
Độ hở trung bình của lắp ghép là:  
S maxS min  
Stb =  
(1.13)  
2
Đối với một lắp ghép thì DN = dN do đó từ (1.11) và (1.12) suy ra:  
Smax = (Dmax DN) (dmin dN) = ES ei  
(1.14)  
(1.15)  
Smin = (Dmin DN) (dmax dN) = EI es  
Nếu kích thước của loạt chi tiết được phép dao động trong khoảng D  
Dmin đối  
max   
với lỗ và d  
d đối với trục thì độ hở (S) của loạt lắp ghép tạo thành cũng được  
min  
max   
ghép dao động trong khoảng S  
S , tức là trong phạm vi dung sai của độ hở, T :  
max   
min  
S
TS = Smax Smin  
Tmax = (Dmax dmin) (Dmin dmax)  
(1.16)  
TS = (Dmax Dmin) (dmax dmin)  
TS = TD + Td  
(1.17)  
Như vậy dung sai của độ hở (TS) bằng tổng dung sai kích thước lỗ và kích thước  
trục. Dung sai của độ hở còn được gọi là dung sai của lắp ghép lỏng. Nó đặc trưng  
cho mức độ chính xác yêu cầu của lắp ghép.  
14  
* Nhóm lắp chặt: Trong nhóm lắp chặt, kích thứơc bề mặt bao luôn luôn nhỏ hơn  
kích thước bề mặt bị bao (kích thước lỗ luôn nhỏ hơn kích thước trục), miền dung  
sai của trục luôn nằm trên miền dung sai của lỗ, đảm bảo lắp ghép luôn có độ dôi.  
Hình 1.5. Lắp ghép chặt  
Độ dôi của lắp ghép được kí hiệu là N và được tính như sau: N = d D  
Tương ứng với các kích thước giới hạn của trục và lỗ ta có độ dôi giới hạn là:  
Nmax = dmax Dmin = es EI  
Nmin = dmin Dmax = ei ES  
(1.18)  
(1.19)  
Độ dôi trung bình của lắp ghép là:  
N maxN min  
Ntb =  
(1.20)  
(1.21)  
2
Dung sai độ dôi: TN = Nmax Nmin = TD + Td  
Dung sai độ dôi cũng bằng tổng dung sai kích thước lỗ và trục.  
* Nhóm lắp trung gian: Trong nhóm lắp ghép này miền dung sai kích thước bề mặt  
bao (lỗ) bố trí xen lẫn miền dung sai kích thước bề mặt bị bao (trục).  
Hình 1.6. Lắp ghép trung  
gian  
Trong lắp ghép này ta vừa nhận được các ghép lỏng vừa nhận được các ghép chặt.  
15  
+ Trường hợp nhận được lắp ghép lỏng (có độ hở) thì độ hở lớn nhất là:  
Smax = Dmax dmin  
+ Trường hợp nhận được lắp ghép chặt (có độ dôi) thì độ dôi lớn nhất là:  
Nmax = dmax Dmin  
Trong nhóm lắp ghép trung gian thì độ hở và độ dôi nhỏ nhất ứng với trường hợp  
thực hiện lắp ghép mà kích thước lỗ bằng kích thước trục, có nghĩa là độ hở và độ  
dôi nhỏ nhất bằng không. Vì vậy dung sai của lắp ghép trung gian được tính như  
sau:  
TS,N = Smax + Nmax = TD + Td  
(1.22)  
Trường hợp trị số độ hở lớn nhất (Smax) lớn hơn trị số độ dôi giới hạn lớn nhất thì  
ta tính độ hở trung bình như sau:  
S maxN max  
Stb =  
(1.23)  
2
Ngược lại nếu trị số độ dôi giới hạn lớn nhất lớn hơn trị số độ hở giới hạn lớn nhất  
thì ta tính độ dôi trung bình như sau:  
N maxS max  
Ntb =  
(1.24)  
2
4. Biểu diễn sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép  
Để đơn giản và thuận tiện cho tính toán người ta biểu diễn lắp ghép dưới  
dạng sơ đồ phân bố miền dung sai.  
Dùng hệ trục tọa độ vuông góc với trục tung biểu thị sai lệch của kích thước  
tính theo micromet (µm) (1µm = 10ˉ³mm), trục hoành biểu thị vị trí của kích thước  
danh nghĩa. Ứng với vị trí đó thì sai lệch kích thước bằng không, nên trục hoành  
còn gọi là đường không. Sai lệch của kích thước được phân bố về hai phía so với  
kích thước danh nghĩa, sai lệch dương ở phía trên, sai lệch âm ở phía dưới. Miền  
bao gồm giữa hai sai sai lệch giới hạn là miền dung sai kích thước, được biểu thị  
bằng hình chữ nhật.  
Ví dụ 1.1: Cho lắp ghép có kích thước danh nghĩa: dN = 40 mm, sai lệch giới hạn  
các kích thước :  
푒푠 = −25µ푚  
푒푖 = −50µ푚  
퐸푆 = +25µ푚  
Lỗ {  
Trục{  
퐸퐼 = 0  
Biểu diễn sơ đồ phân bố miền dung  
sai của lắp ghép.  
- Xác định đặc tính của lắp ghép và  
16  
tính trị số giới hạn của độ hở hoặc độ dôi  
trực tiếp trên sơ đồ.  
Giải : - Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc:  
trục tung có số đo theo µm, trục hoành  
không có số đo mà chỉ biểu thị vị trí kích  
thước danh nghĩa như hình vẽ.  
Trên trục tung lấy 1 điểm có tung độ +25µm, ứng với sai lệch giới hạn trên  
của lỗ (ES) và điểm có tung độ 0 ứng với sai lệch giới hạn dưới của lỗ (EI). Vẽ  
hình chữ nhật có cạnh đứng là khoảng cách giữa hai sai lệch giới hạn. Như vậy số  
đo của cạnh đứng chính là số dung sai kích thước. Hai cạnh nằm ngang của hình  
chữ nhật ứng với hai vị trí của sai lệch giới hạn đồng thời cũng là vị trí của kích thước  
giới hạn.  
Cũng tương tự như đối với kích thước lỗ, để biểu thị miền dung sai kích  
thước trục ta lấy 2 điểm ứng với -25µm và -50µm. Đó là vị trí của hai cạnh nằm  
ngang của hình chữ nhật, còn khoảng cách giữa chúng chính là cạnh đứng hình chữ  
nhật. Số đo của cạnh đứng chính là trị số dung sai kích thước trục.  
- Đặc tính của lắp ghép được xác định dựa vào vị trí tương quan giữa hai  
miền dung sai. Ở đây miền dung sai kích thước lỗ Td nằm ở phía trên miền dung  
sai kích thước trục Td, nghĩa là kích thước lỗ luôn lớn hơn kích thước trục, do vậy  
lắp ghép luôn luôn có độ hở, đó là lắp lỏng.  
Độ hở giới hạn của lắp ghép được xác định trực tiếp trên sơ đồ :  
푆푚푎푥 = 75µ푚  
}→TS=50µ푚  
푆푚푖푛 = 25µ푚  
17  
Ví dụ 1.2: Cho lắp ghép có kích thước danh nghĩa dN = 62mm, sai lệch giới hạn  
các kích thước :  
푒푠 = +60µ푚  
푒푖 = +41µ푚  
퐸푆 = +30µ푚  
Lỗ{  
Trục{  
퐸퐼 = 0  
- Biểu diễn sơ đồ phân bố miền dung  
sai của lắp ghép.  
- Xác định các đặc tính của lắp ghép và  
tính trị số giới hạn tương ứng.  
Giải: - Cũng tương tự như ví dụ 1.1  
ta vẽ được sơ đồ phân bố miền dung sai kích  
thước lỗ và trục như hình 1.8.  
-Nhìn sơ đồ ta thấy miền dung sai kích  
thước trục (Td) nằm ở phía trên miền dung  
sai kích thướclỗ (TD). Như vậy kích thước  
trục luôn luôn lớn hơn kích thước lỗ do đó  
lắpghép luôn luôn có độ dôi. Đó là lắp chặt và độ dôi giới hạn của lắp ghép là:  
푁푚푎푥 = 60µ푚  
}→TN = 49µm  
푁푚푖푛 = 11µ푚  
Ví dụ 1.3: Cho lắp ghép có kích thước danh nghĩa dN =36 mm, sai lệch giới hạn  
của các kích thước :  
푒푠 = +18µ푚  
푒푖 = +2µ푚  
퐸푆 = +25µ푚  
Lỗ {  
Trục {  
퐸퐼 = 0  
- Biểu diễn sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép.  
- Xác định đặc tính của lắp ghép và tính trị số giới hạn tương ứng.  
Giải : - Tiến hànhtương tự như ví dụ 1.1, ta vẽ được sơ đồ phân bố miền dung  
sai của lắp ghép như hình vẽ.  
18  
- Từ sơ đồ ta thấy: miền dung sai của lỗ (TD) nằm xen lẫn với miền dung sai  
của trục(Td). Như vậy kích thước lỗ có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn kích thước trục,  
do vậy lắp ghép tạo thành có thể có độ hở hoặc độ dôi. Đó là đặc tính của lắp ghép  
trung gian. Độ hở giới hạn lớn nhất và độ dôi giới hạn lớn nhất của lắp ghép là :  
푆푚푎푥 = 23µ푚  
}→TS,N = Smax + Nmax = 41µm  
푁푚푎푥 = 18µ푚  
CÂU HỎI ÔN TẬP  
1. Thế nào là tính đổi lẫn chức năng? Ý nghĩa của nó đối với sản xuất và sử dụng.  
2. Phân biệt các kích thước danh nghĩa, thực và giới hạn.  
3. Tại sao phải quy định kích thước giới hạn và dung sai. Điều kiện để đánh giá  
kích thước chi tiết chế tạo ra là đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu là gì?  
4. Thế nào là sai lệch giới hạn, cách kí hiệu và phương pháp tính ?  
5. Thế nào là lắp ghép, nhóm lắp ghép và đặc tính của chúng ?  
6. Hãy phân biệt dung sai kích thước chi tiết và dung sai của lắp ghép.  
7. Trình bày cách biểu diễn sơ đồ phân bố miền dung sai của lắp ghép.  
BÀI TẬP  
Bài 1. Chi tiết trục có kích thước danh nghĩa: dN = 30mm, kích thước giới hạn:  
dmax = 29,980mm và dmin = 29,959.  
19  
- Tính sai lệch giới hạn và dung sai kích thước.  
- Trục gia công xong có kích thước thực là: dth = 29.985 mm, có dùng  
được không, tại sao ?  
Bài 2. Chi tiết lỗ có kích thước danh nghĩa: DN= 55 mm, kích thước giới hạn :  
Dmax = 55,046 mm và Dmin = 55 mm  
-Tính sai lệch giới hạn và dung sai kích thước.  
-Trục gia công xong có kích thước thực là: Dth =55.025 mm, có dùng được không,  
tại sao?  
Bài 3. Tính kích thước giới hạn và dung sai chi tiết trong các trường hợp sau:  
+0,143  
+0,043  
+0,025  
e)Ф90  
+0,003  
a) Ф80+00,074  
c)Ф150  
+0,101  
+0.207  
+0.120  
b) Ф100  
d)Ф720−0,046  
f)Ф120  
+0,079  
Bài 4. Biểu diễn sơ đồ phân bố miền dung sai của các lắp ghép cho trong bảng  
dưới đây:  
TT Kích thước lỗ  
Kích thước trục  
TT Kích thước lỗ  
Kích thước trục  
−0,009  
−0,025  
−0,028  
Ф46+0,025  
Ф102+0,054  
Ф58+0,030  
Ф124−0,025  
1.  
2.  
3.  
Ф46  
4.  
5.  
6.  
Ф124  
−0,068  
−0,120  
−0,207  
+0,039  
+0,020  
Ф66+0,030  
Ф102  
Ф66  
+0,072  
+0,053  
Ф120±0,0175  
Ф120−0,022  
Ф58  
- Tính kích thước giới hạn và dung sai kích thước lỗ và trục.  
- Xác định đặc tính của lắp ghép và tính trị số độ hở, và độ dôi giới hạn của lắp  
ghép.  
Bài 5. Cho lắp ghép trong đó kích thước lỗ là Ф56+0,030. Tính sai lệch giới hạn của  
trục trong các trường hợp sau:  
a) Độ hở giới hạn của lắp ghép là: Smax =136µm, Smin =60µm.  
b) Độ dôi giới hạn của lắp ghép là: Nmax =51µm, Nmin =2µm.  
c) Độ hở và độ dôi giới hạn của lắp ghép là: Smax =39,5µm, Nmax =9,5µm.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 75 trang yennguyen 26/03/2022 9562
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Dung sai và thiết bị đo - Nghề: Sửa chữa máy tàu thuỷ & lắp ráp hệ thống đo lường tàu thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dung_sai_va_thiet_bi_do_nghe_sua_chua_may_tau_thu.pdf