Giáo trình Chuyên đề Một số kỹ năng làm việc trên tàu - Nghề: Điều khiển tàu biển

CC HÀNG HI VIT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HI I  
GIÁO TRÌNH CHUYÊN ĐỀ  
MT SKỸ NĂNG LÀM VIỆC  
TRÊN TÀU  
NGH: ĐIỀU KHIN TÀU BIN  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng....năm......ca...........)  
HI PHÒNG, NĂM 2018  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách chuyên đề nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
i
LỜI GIỚI THIỆU  
Ngành giao thông vn tải đường bin Việt Nam, cũng như nhiều nước khác  
trên thế giới, đã và đang phát triển mnh m. Tàu bin là loại phương tiện hoạt động  
độc lp trên bin, vì vy mi thuyn viên khi làm vic trên tàu, ngoài vic phi chp  
hành mọi quy định, lut, công ước ca quc gia và quc tế thì đòi hỏi phải đưc rèn  
luyn các kỹ năng làm việc mt cách khoa hc và chính xác.  
Môi trường làm vic trên tàu biển có tính đặc thù, thuyn viên phi giao tiếp  
với người nước ngoài, trên các tàu đa quốc tch. Vì vy, mi thuyn viên phải được  
trang bnhng kiến thc, kỹ năng để hoàn thành tt nhim vtheo chức trách được  
giao.  
Để phc vcho công tác dy và học trong nhà trường được tt, tp thging  
viên khoa Điều khin tàu biển, trường Cao đẳng Hàng hải I đã biên son giáo trình  
chuyên đề MT SKỸ NĂNG LÀM VIỆC TRÊN TÀU để làm tài liu ging dy và  
hc tập trong nhà trường đối vi hệ Cao đẳng, ngành Điều khin tàu bin. Chuyên  
đề này cũng là tài liệu cho các độc gichuyên ngành về Điều khin tàu bin cùng  
các lĩnh vc có liên quan tham kho.  
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những đóng góp và sự cng tác nhit tình  
của các đồng nghiệp trong Khoa Điều khin tàu bin - Trường Cao đẳng Hàng hi  
I và các thuyền trưởng lâu năm trong nhà trường. Mặc dù đã có nhiều cgng,  
nhưng không tránh khỏi nhng thiếu sót. Rt mong các bạn đng nghip và bạn đc  
đóng góp ý kiến để chúng tôi tiếp tc cp nht và hiu chnh cho giáo trình chuyên  
đề “MỘT SKỸ NĂNG LÀM VIỆC TRÊN TÀU” ngày thêm hoàn thiện hơn.  
Xin chân thành cám ơn.  
Hi Phòng, ngày....... tháng....... năm 2017  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên: Ks, TTr Lương Văn Hải  
2. Ths, TTr Cao Đức Bản  
3. Ths, TTr Thái Văn Khoa  
ii  
 
MC LC  
Trang  
iii  
 
iv  
v
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ KỸ NĂNG LÀM  
VIỆC TRÊN TÀU  
Mã số môn học: MH 6840109.40  
I. Vị trí, tính chất của môn học:  
Vị trí: Đây là môn học chuyên môn được thực hiện kỳ I năm học thứ hai.  
Tính chất: Đây là môn học thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực kỹ năng sống  
và làm việc trên tàu.  
II. Mục tiêu môn học:  
Môn học này cung cấp cho người học khả năng:  
- Về kiến thức: Trình bày được các nội quy, quy tắc sinh hoạt và làm việc trên tàu;  
- Về kỹ năng: Thực hiện được việc giao tiếp trên tàu đạt hiệu quả. Làm được việc  
nhóm đảm bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn. Vận dụng được các kinh nghiệm của  
bản thân trong sinh hoạt và làm việc trên tàu, đặc biệt trên các tàu đa quốc tịch;  
- Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Rèn luyện ý thức, tính thích ứng với môi  
trường sống và làm việc trên tàu.  
III. Nội dung môn học:  
1
 
CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC LÀM QUEN KHI NHẬP TÀU  
chương: MH 6840109.40.01  
Giới thiệu:  
Công tác làm quen khi nhập tàu đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi  
thuyền viên khi xuống làm việc trên một con tàu. Mỗi tàu có đặc điểm kết cấu, có  
chức năng khác nhau. Chúng được trang bị các trang thiết bị khác nhau, vì vậy để  
làm việc tốt trên mỗi con tàu đó, thuyền viên phải được tìm hiểu, làm quen với đặc  
điểm của tàu cả về trang thiết bị, phong cách quản lý của chủ tàu và đặc điểm khai  
thác tàu.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được những công việc cần làm quen khi nhận tàu, những nội quy, quy  
định của công ty, của tàu;  
- Xác định được những thông tin cần bổ xung, cập nhật. Làm quen được với công  
việc mà mình phải đảm nhiệm theo chức danh trên tàu;  
- Rèn luyện tính cẩn thận, mẫn cán khi nhập tàu.  
Nội dung:  
1. Nhận tàu  
1.1. Công tác định hướng cho thuyền viên trước khi nhp tàu  
1.1.1. Mục đích công tác định hướng cho thuyền viên trước khi nhp tàu  
Chúng ta đều biết ràng, yếu tố con người đóng vai trò quyết định về an toàn  
trong mọi hoạt động trên tàu. Mọi tai nạn trên tàu đều yếu tố “thiếu hiểu biết” của  
con người gây ra. Bởi vậy, trước mỗi khi nhập tàu, thuyền viên cần được cung cấp  
những thông tin cần thiết liên quan đến tàu mới, được nhắc nhở hay hâm nóng những  
kiến thức cơ bản về an toàn làm việc trên tàu và cần được cập nhật các qui định mới  
liên quan đến luật lệ hiện hành.  
Mục đích của công tác định hướng cho thuyền viên trước khi nhp tàu “Pre-  
Onboard Training” là trang bị cho mỗi thuyền viên trước khi nhập tàu một “hành  
trang an toàn”, một kỹ năng sẵn sàng ứng phó và ngăn ngừa hiệu quả tai nạn, rủi ro  
trên biển. cuối cùng, sẽ giúp họ “ đi đến nơi, về đến chốn” an toàn.  
1.1.2. Những thông tin cần thiết liên quan đến tàu mới  
a. Những thông tin về chủ tàu  
2
     
b. Những thông tin về tàu  
- Tên tàu, quốc tịch.  
- Số lượng thuyền viên, quốc tịch của thuyền viên.  
- Tên thuyền trưởng, quốc tịch.  
- Loại tàu (hàng khô, hàng lỏng).  
- Hàng hóa chính thường chuyên chở.  
- Tuyến hoạt động chính.  
- Tên các cảng tàu thường ghé.  
- Kích thước của tàu.  
- Trọng tải tối đa.  
- Số lượng hầm hàng và tổng dung tích.  
- Mớn nước chở đầy.  
- Chủng loại cần cẩu sức nâng của cẩu.  
- Chủng loại nắp hầm hàng và cách thức đóng mở…  
- Công suất máy chính, chủng loại nhiên liệu sử dụng trên tàu.  
- Tốc độ chạy biển mức tiêu thụ nhiên liệu trong cảng và trên biển.  
- Trang thiết bị mới, công nghệ mới, tính năng kỹ thuật mới.  
- Tên công ty, tên chủ tàu.  
- Sơ đồ quản lý và chức năng nhiệm vụ của những người liên quan.  
- Tên người khai thác tàu.  
- Tên người quản thuyền viên.  
- Tên người quản kỹ thuật.  
- Tên người quản vật tư.  
- Tên người thuê tàu.  
1.1.3.. Những chính sách của công ty liên quan đến hoạt động của tàu  
Hệ thống quản lý an toàn và an ninh (ship management system/ ship security  
plan).  
- Nhiệm vụ của từng chức danh theo hệ thống quản lý an toàn và an ninh.  
- Các báo cáo về an toàn và an ninh cần theo dõi trong thời gian làm việc trên tàu.  
- Các biểu mẫu báo cáo cụ thể về an toàn và an ninh trên tàu.  
- Ngưi phtrách qun lý an toàn và bo vệ môi trường ca công ty - DP (Designated  
Person).  
1.1.4. Những chú ý cần thiết về an toàn, an ninh và ngăn ngừa ô nhiễm trước khi  
nhập tàu (refresher requirements)  
3
Sau thời gian nghỉ ngơi trên bờ, phản xạ nghề nghiệp, kiến thức về an toàn  
làm việc trên tàu sẽ mai một. Cần thiết phải ôn lại những kiến thức kỹ năng phản  
xạ nghề nghiệp gồm:  
- Nhiệm vụ ngay sau khi nhập tàu;  
- Nhiệm vụ ngay sau khi phát hiện cháy trên tàu;  
- Nhiệm vụ ngay sau khi thấy người rơi xuống biển;  
- Nhiệm vụ ngay sau khi thấy người bị thương;  
- Nhiệm vụ ngay trước khi làm việc dưới hầm sâu;  
- Nhiệm vụ ngay trước khi tiến hành công việc phát nhiệt, phát tia lửa;  
- Nhiệm vụ phát hiện dấu hiệu vi phạm an ninh;  
- Nhiệm vụ để ngăn ngừa sự xâm nhập trái phép lên tàu;  
- Nhiệm vụ ngăn ngừa ô nhiễm khi tàu neo đậu trong cảng;  
- Nhiệm vụ khi xảy ra tai nạn tràn dầu trên biển. Vv...  
1.2. Những thông tin mới cần bổ sung, cập nhật (updating requirements)  
Công ước, qui tắc, các qui định quốc tế, chính sách công ty… luôn được sửa  
đổi. vậy thuyền viên cần nắm được những sửa đổi, bổ sung mới nhất trước mỗi  
khi nhập tàu:  
- Những bổ sung mới nhất cần cập nhật liên quan đến “Công ước về bảo đảm an toàn  
sinh mạng trên biển”(SOLAS & new amendments);  
- Những bổ sung mới nhất cần cập nhập liên quan đến “Công ước ngăn ngừa ô nhiễm  
biển”(MARPOL & new amendments);  
- Những bổ sung mới nhất cần cập nhật liên quan đến Công ước về “Tiêu chuẩn cấp  
bằng trực ca cho thuyền viên” (STCW & new amendment);  
- Những bổ sung mới nhất cần cập nhật liên quan đến huấn luyện;  
- Những bổ sung mới nhất cần cập nhật liên quan đến các Công ước hàng hải quốc  
tế liên quan khác;  
- Những bổ sung mới nhất của các Tổ chức hàng hải quốc tế liên quan đến chủng  
loại tàu, tuyến hoạt động, loại hàng hóa chuyên chở trên tàu;  
- Những sửa đổi mới nhất liên quan đến Hệ thống quản lý an toàn, Kế hoạch an ninh  
và chính sách của công ty;  
- Những thông tin mới nhất liên quan đến tình trạng an ninh, cướp biển…trên thế  
giới.  
4
 
2. Các công việc cần làm quen  
2.1. Công vic làm quen ca thy thủ  
- Làm quen vi các trang thiết btrên boong: biết cách đóng mở np hm hàng, sử  
dng cn cu, cu thang mn, thiết blàm dây.  
- Tìm hiu và biết cách bt, tắt các đèn chiếu sáng trên tàu, đèn neo.  
- Bàn giao, tìm hiu và biết được cách sdng lái tay, lái tự động.  
- Đọc và hiểu được các tín hiệu báo động trong các trường hp khn cp, nắm đựơc  
nhim vcủa mình trong các trường hp scxy ra.  
- Làm quen và biết cách sdng các trang thiết bị an toàn như các trang thiết bcu  
sinh, cu ha.  
- Đọc và hiểu được nhim vvà chc trách ca mình trong hthng qun lý an toàn  
trên tàu, sau đó ký vào biên bản xác nhận đã đọc và hiu rõ.  
2.2. Công vic làm quen ca thy thủ trưởng  
- Nhn bàn giao vật tư, thiết b:  
+ Kho sơn, kho thủy thủ trưởng;  
+ Dng c, thiết bbo qun, bảo dưỡng thiết btrên boong (số lượng, chất lượng);  
+ Dây buc tàu, dây cáp;  
+ Vật tư thiết bchng buc, chèn lót, ngăn cách hàng hóa;  
+ Vật tư, thiết bdtr;  
- Làm quen và vn hành các trang thiết btrên boong: neo, np hm hàng, cn cu,  
cu thang mn, thiết blàm dây...  
- Đọc và hiểu được các tín hiệu báo động trong các trường hp khn cp, nắm được  
nhim vcủa mình trong các trường hp scxy ra.  
- Cách sdng các trang thiết bị an toàn như các trang thiết bcu sinh, cu ha.  
- Đọc và hiểu được nhim vvà chc trách ca mình trong hthng qun lý an toàn  
trên tàu, sau đó ký vào biên bản xác nhận đã đọc và hiu rõ.  
2.3. Công vic làm quen ca thuyn phó 3  
- Làm quen vic sdng, bo qun, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bcu sinh,  
cu ha n: xung cu sinh, phao tthi, phao tròn, áo phao cá nhân, bình cha  
cháy, vòi rng cha cháy.  
- Làm quen vic lp kế hoạch và định ktiến hành thay thế, bsung các dng c,  
thiết bcu sinh, cu ha.  
- Làm quen vic chun bcác giy tờ để làm thtc cho tàu vào, ri cng.  
- Làm quen và vn hành các trang thiết btrên boong: np hm hàng, cn cu, cu  
thang mn, thiết blàm dây...  
5
       
- Làm quen vic sdng hthống đèn hành trình, đèn tín hiệu, đèn neo, đèn chiếu  
sáng.  
- Làm quen vic sdng các trang thiết bbung lái: Tay chuông, radar, GPS, máy  
lái, la bàn, máy đo sâu, AIS...  
- Làm quen vic sdng hthng thông tin liên lạc: Điện thoi ni b, máy bộ đàm  
VHF cm tay, hthng GMDSS...  
- Đọc và hiểu được các tín hiệu báo động trong các trường hp khn cp, nắm đựơc  
nhim vcủa mình trong các trường hp scxy ra.  
- Đọc và hiểu được nhim vvà chc trách ca mình trong hthng qun lý an toàn  
trên tàu, sau đó ký vào biên bn xác nhận đã đọc và hiu rõ.  
2.4. Công vic làm quen ca thuyn phó 2  
- Làm quen vic sdng bo qun, bảo dưỡng các máy móc, thiết bhàng hi, hi  
đồ và các tài liu vhàng hi, dng chàng hi trên tàu.  
- Làm quen và vn hành các trang thiết btrên boong: np hm hàng, cn cu, cu  
thang mn, thiết blàm dây...  
- Làm quen vic qun lý bung lái, bung hải đồ, nht ký hàng hi; bo qun và tu  
chnh hải đồ, các tài liu hàng hi khác.  
- Làm quen vic lp kế hoch tuyến đường ca chuyến đi chun bhải đ, tài liu  
vhàng hi cho chuyến đi; kiểm tra đèn hành trình, máy móc, thiết bvà dng cụ  
hàng hi.  
- Làm quen vic duy trì shoạt động của đồng htàu, thi kế, ly nht sai thi kế  
hàng ngày và ghi nht ký thi kế.  
- Đọc và hiểu được nhim vvà chc trách ca mình trong hthng qun lý an toàn  
trên tàu, sau đó ký vào biên bản xác nhận đã đọc và hiu rõ.  
2.5. Công vic làm quen của đại phó  
- Làm quen vic tchc qun lý, khai thác tàu, phc vụ đời sng, sinh hot, trt tự  
klut trên tàu.  
- Làm quen vic thc hin quy trình, quy phm van toàn kthut và an toàn lao  
động thuc bphn mình phtrách.  
- Làm quen cu trúc vỏ tàu, boong tàu, thượng tng và bung , phòng làm vic, kho  
tàng.  
- Làm quen hthng máy móc, thiết btrên boong tàu như hệ thng hm hàng, neo,  
bánh lái, ti, cn cu, dây buc tàu, hthng phòng chng cháy, hthống đo nước,  
thông gió, dng cchng thủng và các phương tiện cu sinh, cu ha.  
- Làm quen các quy trình khn cp trên tàu.  
- Làm quen hthng la canh, nước dằn, nước ngt.  
6
   
- Tìm hiu và làm quen hồ sơ tàu liên quan đến hàng hóa, ổn định...  
- Đọc và hiểu được nhim vvà chc trách ca mình trong hthng qun lý an toàn  
trên tàu, sau đó ký vào biên bản xác nhận đã đọc và hiu rõ.  
2.6. Công vic làm quen ca của Thuyền trưởng  
- Làm quen cấu trúc đặc biệt, tính năng kỹ thuật, khả năng khai thác và kế hoạch tiếp  
theo phải hoàn thành.  
- Kiểm tra tình trạng khả năng đi biển của tàu.  
- Kiểm tra các giấy tờ pháp lí của tàu.  
- Trực tiếp tận mắt kiểm tra các vật tư, thiết bị dự trữ cần thiết nhất.  
- Tìm hiểu và kiểm tra các biên bản gần nhất của PSCO: Các khiếm khuyết còn tồn  
tại, các khiếm khuyết đã được khắc phục, các lỗi bị giữ tàu trong khoảng thời gian  
một năm trước.  
- Đánh giá thuyền bộ.  
- Kế hoạch chuyến đi.  
- Hp toàn ththuyền viên để gii thiu và làm quen vi tt cthuyn viên trên tàu,  
đề ra mt số quy định, cách thc làm vic và sphi hp gia các bphn trên tàu.  
3. Tìm hiểu nội quy, các quy trình  
3.1. Tìm hiểu nội quy  
- Nội quy buồng lái, buồng máy.  
- Nội quy phòng ăn, câu lạc bộ.  
- Nội quy các phòng sinh hoạt tập thể: nhà tắm, nhà vệ sinh...  
3.2. Tìm hiểu các quy trình theo SMS  
Các quy trình khi có tình huống khẩn cấp:  
- Cháy nổ (cháy khi tàu lưu tại cảng, cháy tại các phòng ở, cháy trong buồng máy,  
cháy các thiết bị điện, cháy tại nơi chứa hàng);  
- Đâm va (đâm va trong cảng, đâm va với tàu khác);  
- Mắc cạn;  
- Hỏng máy chính;  
- Hỏng hệ thống lái;  
- Người rơi xuống bin;  
- Tràn dầu;  
- Hàng hoá dịch chuyển;  
- Nước tràn vào tàu;  
- Mất nguồn điện chính;  
- Thương tật, ốm đau, chết;  
7
       
- Cướp biển (khi phát hiện cướp đến gần tàu, khi cướp đã lên tàu, sau khi bị tấn  
công);  
- Bỏ tàu.  
Câu hi ôn tập chương 1  
1. Trình bày mục đích công tác định hướng cho thuyền viên trước khi nhp tàu?  
2. Hãy trình bày những thông tin mới cần bổ sung, cập nhật?  
3. Trình bày ni dung công vic làm quen ca thy th?  
4. Trình bày ni dung công vic làm quen ca thy thủ trưởng?  
5. Trình bày ni dung công vic làm quen ca thuyn phó ba?  
6. Trình bày ni dung công vic làm quen ca thuyn phó hai?  
7. Trình bày ni dung công vic làm quen ca đại phó?  
8
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRÊN TÀU  
chương: MH 6840109.40.02  
Giới thiệu:  
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ khi làm việc trên tàu, thuyền viên phải trao đổi  
thông tin, giao tiếp với nhau trong công việc và trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra  
khi tàu cập cảng hay neo đậu, thuyền viên còn phải làm việc, giao tiếp với các đối  
tác về những công việc có liên quan đến khai thác tàu, đảm bảo an toàn, an ninh và  
bảo vệ môi trường.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được các hình thức, nguyên tắc trong giao tiếp;  
- Thực hiện được các kỹ năng giao tiếp cơ bản trên tàu;  
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, thân thiện và chu đáo trong giao tiếp.  
Nội dung:  
1. Khái niệm giao tiếp  
Mỗi con người đều sinh ra và lớn lên trong một xã hội nhất định. Trong quá  
trình sống, con người có rất nhiều mối quan hệ khác nhau (quan hệ gia đình, quan  
hệ công việc, quan hệ bạn bè) và nhiều nhu cầu khác nhau (nhu cầu trao đổi thông  
tin, trao đổi kinh nghiệm, nhu cầu chia sẻ tình cảm,...). Tất cả những mối quan hệ và  
những nhu cầu đó được thực hiện thông qua hoạt động giao tiếp.  
Có thể tóm tắt như sau: giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa các  
chủ thể tham gia, thông qua các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm đạt  
được mục đích nhất định.  
Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin, vì hoạt động giao tiếp luôn diễn  
ra hai chiều: truyền thông tin - nhận thông tin - phản hồi.  
2. Các hình thức giao tiếp trên tàu  
Để giao tiếp được với nhau, các chủ thể giao tiếp phải nhờ đến các phương  
tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Ngôn ngữ gồm lời nói, chữ viết. Phi ngôn ngữ gồm  
có cử chỉ, hành động, thái độ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười... Kết hợp ngôn ngữ và phi  
ngôn ngữ sẽ đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp.  
2.1. Phạm vi giao tiếp  
Giao tiếp cá nhân - cá nhân: Giao tiếp giữa hai cá nhân với nhau là giao tiếp  
chỉ có hai người tham gia, như giao tiếp giữa sỹ quan và thủy thủ trong ca trực.  
9
       
Giao tiếp cá nhân - nhóm: Đây là kiểu giao tiếp giữa một người với nhiều  
người, như giao tiếp giữa đại phó với nhóm làm dây phía trước mũi hoặc giao tiếp  
giữa phó hai với nhóm làm dây phía sau lái.  
Giao tiếp nhóm - nhóm: Đây là kiểu giao tiếp giữa các nhóm với nhau, như  
giao tiếp giữa nhóm trong hầm hàng với nhóm cẩu khi dọn hầm hàng.  
2.2. Hình thức giao tiếp  
Giao tiếp chính thức: Là giao tiếp mà nội dung giao tiếp thường được ấn định  
trước, chuẩn bị trước, vì vậy tính chính xác của thông tin khá cao. Giao tiếp chính  
thức đòi hỏi chủ thể của cuộc giao tiếp phải chuẩn bị công phu nội dung cần trao đổi  
và phải có kỹ năng nói lưu loát, trôi chảy. Muốn vậy, cần phải có vốn từ ngữ phong  
phú và sự hiểu biết sâu rộng về vấn đề cần trao đổi.  
Giao tiếp không chính thức: Là giao tiếp không theo sự quy định nào cả, nó  
mang nặng tính cá nhân. Ví dụ: Thuyền trưởng trò chuyện riêng với thuyền viên,  
thuyền viên nói chuyện với nhau... Hình thức giao tiếp này có ưu điểm: không khí  
giao tiếp chân tình, cởi mở, giúp hiểu biết lẫn nhau. Giao tiếp không chính thức  
thành công sẽ góp phần vào sự thành công của giao tiếp chính thức.  
2.3. Phương tiện giao tiếp  
2.3.1. Giao tiếp ngôn ngữ  
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Ngôn ngữ giúp  
chúng ta có thể truyền đi bất kì một thông điệp nào, như miêu tả sự vật hiện tượng,  
trao đổi công việc, bày tỏ tình cảm... Ngôn ngữ được thể hiện dưới hai dng: nói và  
viết.  
* Ngôn ngữ nói: gồm có ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Ngôn ngữ đối  
thoại diễn ra ở một người với một người khác hoặc một người với một số người  
khác. Ngôn ngữ độc thoại là hình thức một người nói cho số đông nghe mà không  
có chiều ngược lại, vì vậy người nói phải chuẩn bị kỹ.  
Ngôn ngữ nói có hiệu quả cao trong các trường hợp:  
- Thông tin cần truyền đạt nhanh;  
- Muốn có sự phản hồi ngay;  
- Thể hiện cảm xúc;  
- Không cần phải ghi chép lại.  
* Ngôn ngữ viết: Là ngôn ngữ hướng vào người khác, được biểu đạt bằng chữ viết  
và thu nhận bằng thị giác.  
Ngôn ngữ viết có hiệu quả cao trong các trường hợp:  
- Thông tin cần được lưu giữ để tham khảo, sử dụng trong tương lai;  
10  
     
- Thông tin (các hợp đồng, thỏa thuận) cần được lưu giữ để làm căn cứ tổ chức thực  
hiện, giám sát công việc và giải quyết tranh chấp (nếu có) sau này;  
- Thông tin cần được giữ bí mật;  
- Những điều tế nhị, khó nói bằng lời.  
2.3.2. Giao tiếp phi ngôn ngữ  
Thay vì dùng lời nói, giao tiếp sử dụng những cử chỉ, hành động, thái độ để  
ngầm truyền đi quan điểm của mình.  
2.3.3. Giao tiếp kết hợp giữa ngôn ngữ và phi ngôn ngữ  
Đây là phương tiện giao tiếp được thực hiện thường xuyên giữa các thuyền  
viên trong cùng nhóm làm việc. Môi trường làm việc trên tàu do ảnh hưởng của các  
yếu tố khách quan như tiếng ồn của máy móc thiết bị khi làm việc trong buồng lái,  
buồng máy, hầm hàng... Ảnh hưởng của sóng, gió khi làm việc, vận hành thiết bị  
trên boong, trong lúc làm ma nơ hay khi bảo quản trên boong tàu.  
Trong giao tiếp trên tàu, giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm từ 55- 65%, giao tiếp  
ngôn ngữ chỉ chiếm 7%, sự kết hợp giữa giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ chiếm  
khoảng 38%. Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ít khi tách rời nhau, mà thường  
bổ sung cho nhau. Để giao tiếp hiệu quả, chủ thể giao tiếp phải biết kết hợp giữa  
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.  
3. Rào cản trong giao tiếp  
3.1. Rào cản chủ quan  
Không phải cuộc giao tiếp nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ, thành công, mà  
có nhiều khi gặp trở ngại, thất bại. Vậy có những yếu tố nào ảnh hưởng tiêu cực đến  
quá trình giao tiếp?  
Những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc giao tiếp thì có rất nhiều, nhưng  
có thể chia làm hai nhóm yếu tố: yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.  
Chúng ta có thể gọi những yếu tố là những rào cản chủ quan và những rào cản  
khách quan. Rào cản chủ quan là những rào cản xuất phát từ chính chủ thể giao tiếp.  
Rào cản chủ quan bao gồm:  
- Thái độ không thiện chí, không hợp tác, tự cao, tự đại, bảo thủ hoặc tự ti;  
- Nội dung giao tiếp không phù hợp: nhiều, khó hiểu, không hấp dẫn;  
- Cách trình bày không thu hút: dài dòng, khó hiểu, từ địa phương, đơn điệu...;  
- Tâm sinh lý không tốt: mệt mỏi, căng thẳng, ốm đau;  
- Ngoại hình không ưa nhìn, trang phục, trang sức, trang điểm không phù hợp với  
hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.  
11  
       
3.2. Rào cản khách quan  
Rào cản khách quan là những rào cản bên ngoài hoặc là do đối tượng giao  
tiếp. Rào cản khách quan bao gồm:  
- Bất đồng ngôn ngữ;  
- Bất đồng văn hoá;  
- Môi trường không thuận lợi (tiếng ồn, khói, bụi, nóng, lạnh, mưa, nắng...);  
- Thái độ không hợp tác của đối tượng giao tiếp.  
4. Nguyên tắc trong giao tiếp  
4.1. Khái niệm nguyên tắc giao tiếp  
Nguyên tắc giao tiếp là hệ thống những quy tắc giao tiếp, ứng xử được tập  
quán hàng hải thừa nhận là chuẩn mực thuyền viên cần phải tuân theo.  
4.2. Các nguyên tắc trong giao tiếp  
4.2.1. Nguyên tắc tôn trọng đối tượng giao tiếp  
Tôn trọng đối tượng giao tiếp là tôn trọng phẩm giá, tâm tư, nguyện vọng và  
những khác biệt về văn hoá của nhau. Trong quá trình giao tiếp, các cá nhân đều là  
chủ thể, bình đẳng với tất cả mọi người trong các quan hệ xã hội. Mặt khác mỗi  
người có đặc điểm tâm lý riêng biệt (nhận thức, tình cảm, thái độ...) cần được tôn  
trọng đó là chưa nói độ tuổi, giới tính, chức danh người này có thể khác với người  
kia. Tôn trọng người khác chính là tôn trọng mình. Tôn trọng tuổi tác, chức danh,  
địa vị, nhân cách... người đối thoại sẽ tạo ra ở họ niềm tin, sẽ cởi mở hơn trong giao  
tiếp.  
Để đạt những điều trên, cần lưu ý một số điểm sau:  
- Chúng ta phải hiểu tâm lý của đối tác khi đến giao tiếp, dành thời gian để tìm hiểu  
mục đích của đối tượng giao tiếp, đồng thời trong hoạt động giao tiếp này, mình cần  
đạt được mục đích gì.  
- Trong quá trình giao tiếp, chúng ta phải đặt mục tiêu sao cho mục đích của mình  
đạt được và lợi ích của đối tượng tham gia giao tiếp (đối tác) cũng được thỏa mãn  
một phần hay toàn bộ. Có như vậy thì việc giao tiếp mới đem lại kết quả cao.  
- Ngược lại, nếu trong giao tiếp chúng ta chỉ chú trọng tới lợi ích của mình mà không  
chú ý tới, hoặc gạt bỏ hoàn toàn lợi ích của đối tác thì hoạt động giao tiếp này chưa  
hẳn đã là thành công (ngay cả khi kết quả được phía bên kia chấp thuận).  
- Trong trường hợp lợi ích của đối tượng giao tiếp không được thỏa mãn thì chúng  
ta cũng cần phải tỏ thái độ cảm thông, chia sẻ chứ không nên có thái độ hiếu thắng  
hoặc thờ ơ. Tôn trọng nhân cách cũng có nghĩa là coi họ là một con người, có đầy  
đủ các quyền con người và được bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội.  
12  
         
4.2.2. Nguyên tắc thiện chí trong giao tiếp  
Thiện chí trong giao tiếp là sự tin tưởng ở đối tượng giao tiếp, luôn nghĩ tốt  
về họ, dành những tình cảm tốt đẹp và đem lại niềm vui cho đối tượng giao tiếp,  
luôn động viên, khuyến khích họ làm việc tốt.  
Nguyên tắc thiện chí trong giao tiếp đòi hỏi khi giao tiếp phải biết đặt lợi ích  
của đối tượng giao tiếp lên trên lợi ích bản thân, không tính toán thiệt hơn, suy bì  
với thành công hay chế giễu sự thất bại của người khác. Cần tin tưởng ở đối tượng  
giao tiếp, chân thành, cởi mở, biết quan tâm đến người khác là những điều rất quan  
trọng. Ngoài ra, công bằng trong nhận xét, đánh giá, có sự khuyến khích động viên,  
trong hành vi ứng xử, luôn hướng tới cái thiện và hành thiện cũng rất cần thiết.  
4.2.3. Nguyên tắc đồng cảm trong giao tiếp  
Chủ thể giao tiếp cần biết đặt bản thân mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp  
để biết được tâm tư, tình cảm, thái độ của họ, trên cơ sở đó có thể lựa chọn cách ứng  
xử phù hợp. Không nên bắt người khác phải suy nghĩ và hành động như mình.  
Chủ thể giao tiếp cần phải biết vui với niềm vui của đối tượng giao tiếp và  
đồng thời biết chia sẻ nỗi buồn của họ để động viên, khuyến khích họ kịp thời. Phải  
hiểu bản chất vấn đề giao tiếp thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, thái độ. Biết  
khen, chê đúng lúc, đúng mức và chân thành. Sự đồng cảm sẽ giúp chủ thể chiếm  
được niềm tin, tình cảm trong giao tiếp.  
Những nguyên tắc trong giao tiếp trên nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong  
quá trình giao tiếp. Vấn đề cơ bản nhất là chúng ta phải biết vận dụng các nguyên  
tắc đó vào trong những trường hợp cụ thể một cách linh hoạt và phù hợp thì mới  
thành công. Điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào những năng lực và phẩm chất của  
mỗi người khi giao tiếp.  
5. Phong cách giao tiếp  
5.1. Khái niệm phong cách giao tiếp  
Trong cuộc sống, ở mỗi con người hay mỗi nhóm người dần dần hình thành  
nên những nét riêng trong lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành động. Chúng tạo nên phong  
cách giao tiếp của người đó hoặc nhóm người đó.  
Có thể nói, phong cách giao tiếp là cách giao tiếp ứng xử tương đối ổn định  
của mỗi người đối với người khác và với môi trường xung quanh.  
5.2. Các phong cách giao tiếp  
5.2.1. Phong cách độc đoán  
Là kiểu phong cách giao tiếp mà chủ thể giao tiếp áp đặt quan điểm của mình  
lên đối tượng giao tiếp. Họ thường hành động một cách cứng nhắc, kiên quyết. Đánh  
13  
           
giá và ứng xử mang tính đơn phương, một chiều, xuất phát từ ý thức chủ quan của  
mình mà ít chú ý đến người khác. Vì vậy, không ít người ngại tiếp xúc với họ. Ở  
những tổ chức mà người lãnh đạo có phong cách độc đoán thì nhân viên khó phát  
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo.  
Tuy nhiên, trong một số trường hợp phức tạp, khẩn cấp, đòi hỏi một con người  
quyết đoán, dám chịu trách nhiệm thì phong cách giao tiếp này thường phát huy tác  
dụng.  
- Ưu điểm: Phong cách giao tiếp độc đoán có tác dụng trong việc đưa ra những quyết  
định nhất thời, giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng.  
- Nhược điểm: Phong cách giao tiếp độc đoán làm mất đi sự tự do, dân chủ trong  
giao tiếp. Kiềm chế sức sáng tạo của con người, giảm tính giáo dục và tính thuyết  
phục.  
5.2.2. Phong cách dân chủ  
Là phong cách mà chủ thể giao tiếp tạo điều kiện cho đối tượng giao tiếp được  
bày tỏ quan điểm của mình, tham gia tích cực vào quá trình giao tiếp. Tôn trọng đối  
tượng giao tiếp, chú ý đến đặc điểm nhân cách cá nhân của họ.  
Trong giao tiếp, người có phong cách giao tiếp dân chủ thường chú ý tìm hiểu  
đặc điểm tâm lý cá nhân của đối tượng giao tiếp như: sở thích, thói quen, nhu cầu,  
quan điểm...từ đó có phương pháp tiếp cận hợp lý. Chính vì vậy, họ thường được  
đánh giá là người dễ gần, dễ cảm thông, dễ chia sẻ, không quan cách.  
Lắng nghe đối tượng giao tiếp: Lắng nghe là một trong những nét nổi bật  
thường thấy ở người có phong cách giao tiếp dân chủ. Họ điềm tĩnh, kiên trì lắng  
nghe và luôn quan tâm đến ý kiến xác đáng, đáp ứng kịp thời hoặc giải thích rõ ràng.  
Phong cách giao tiếp dân chủ làm cho đối tượng giao tiếp cảm thấy thoải mái,  
tự tin, phát huy được tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong công việc. Người có  
phong cách này thường được nhiều người yêu mến, tin tưởng và kính trọng. Họ cố  
gắng thu hẹp khoảng cách với đối tượng giao tiếp tới mức có thể thông qua ăn mặc,  
đi đứng, nói năng, cử chỉ, điệu bộ...  
- Ưu điểm: Người có phong cách giao tiếp dân chủ có xu hướng tạo không khí bình  
đẳng, thân mật, thoải mái trong giao tiếp.  
- Nhược điểm: Dân chủ quá có thể dẫn đến việc rời xa lợi ích của tập thể, không tập  
trung vào mục tiêu.  
5.2.3. Phong cách tự do  
Là phong cách linh hoạt, cơ động, mềm dẻo, dễ thay đổi theo đối tượng và  
hoàn cảnh giao tiếp.  
14  
   
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 52 trang yennguyen 26/03/2022 6740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chuyên đề Một số kỹ năng làm việc trên tàu - Nghề: Điều khiển tàu biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chuyen_de_mot_so_ky_nang_lam_viec_tren_tau_nghe_d.pdf