Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị khuyết da đầu sau cắt ung thư tại Khoa phẫu thuật tạo hình hàm mặt - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHUYẾT DA ĐẦU  
SAU CẮT UNG THƯ TẠI KHOA PHẪU THUẬT TẠO HÌNH HÀM MẶT  
- BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108  
1
1
1
1
LÊ DIỆP LINH , VŨ NGỌC LÂM , NGUYỄN TRỌNG NGHĨA , NGUYỄN THU PHƯƠNG  
TÓM TẮT  
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và phân loại khuyết da đầu sau cắt ung thư. Đánh giá hiệu quả  
phẫu thuật điều trị khuyết da đầu sử dụng tổ chức tại chỗ.  
Đối tượng - Phương pháp: 25 bệnh nhân khuyết da đầu sau cắt ung thư được điều trị bằng phẫu  
thuật tạo hình với tổ chức tại chỗ; nghiên cứu tiến cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng.  
Kết quả - Bàn luận: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 66,33; nguyên nhân chủ yếu là K biểu mô tế  
bào vảy và tế bào đáy; khuyết da chủ yếu là loại lớn >20cm2 (52%), phẫu thuật cắt rộng tổn thương tạo  
hình bằng vạt da đầu kết hợp ghép da chiếm 52%. Kết quả gần loại tốt 68%; kết quả xa loại tốt đạt 80%.  
Kết luận: Trên bệnh nhân tuổi cao, nhiều bệnh lý nền khi có diện tổn khuyết da đầu trung bình  
(5 - 20cm2) và lớn (>20cm2) thì việc sử dụng vạt da cân tại chỗ và vạt có cuống mạch nuôi kết hợp ghép  
da là lựa chọn mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.  
Từ khóa: Tổn khuyết da đầu, ung thư da đầu, vạt cuống mạch thái dương nông, vạt chẩm.  
giãn da là một phương pháp có nhiều ưu điểm tuy  
nhiên cần nhiều lần phẫu thuật, chi phí tốn kém. Vạt  
da tự do với kĩ thuật vi phẫu là phương pháp rất hiệu  
quả với khối lượng chất liệu lớn, tuy nhiên cần trang  
thiết bị hiện đại cũng như phẫu thuật viên vi phẫu,  
cuộc mổ kéo dài, thể trạng bệnh nhân đủ chịu đựng  
phẫu thuật lớn, nguy cơ tắc mạch cao với những  
bệnh nhân già, bệnh lý đái đường, cao huyết áp, xơ  
vữa mạch…  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Da đầu có cấu trúc giải phẫu khác biệt so với da  
các vùng khác trên cơ thể (dày, chun giãn kém,  
mang tóc) và có chức năng đặc biệt là che phủ hộp  
sọ, chính vì vậy khi đã có tổn khuyết lớn da đầu thì  
bắt buộc phải có giải pháp tạo hình che phủ xương  
sọ. Tổn khuyết lớn da đầu có thể gặp trong nhiều  
loại bệnh lý (bỏng, viêm nhiễm, sau cắt u…). Tỷ lệ  
khuyết da đầu sau cắt bỏ ung thư (K) trên bệnh nhân  
lớn tuổi, có nhiều bệnh lý kèm theo mặc dù không  
lớn nhưng luôn là khó khăn cho phẫu thuật viên khi  
phải cân nhắc lựa chọn giải pháp phẫu thuật. Tính  
chất của các tổn khuyết sau cắt bỏ ung thư da đầu  
thường có kích thước lớn, có thể đã thâm nhiễm tới  
cả bản xương sọ, lộ xương, lộ màng não, bệnh nhân  
lớn tuổi với bệnh lý nền nhiều đặt ra yêu cầu lựa  
chọn phương pháp tạo hình hiệu quả và an toàn với  
thời gian phẫu thuật ngắn.  
Vạt da đầu tại chỗ với ưu điểm vượt trội về chất  
lượng da, kỹ thuật đơn giản, an toàn, dễ thực hiện,  
thời gian phẫu thuật và phục hồi nhanh, sau mổ có  
thể điều trị xạ trị sớm… là giải pháp hợp lý nhất cho  
những trường hợp tổn khuyết lớn da đầu và không  
thể áp dụng các phương pháp giãn da hay vạt vi  
phẫu. Tại Khoa Phẫu thuật hàm mặt và Tạo hình -  
Bệnh viện TƯQĐ 108, đã có số lượng nhất định  
bệnh nhân lớn tuổi được tạo hình tổn khuyết lớn da  
đầu bằng vạt da tại chỗ cũng như vạt có cuống  
mạch nuôi với kết quả tốt, tuy nhiên cần có một đánh  
giá khách quan, khoa học về hiệu quả của phương  
pháp này. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh  
giá kết quả phẫu thuật điều trị khuyết da đầu sau cắt  
Đã có nhiều phương pháp cũng như chất liệu  
tạo hình che phủ tổn khuyết lớn da đầu với những  
ưu nhược điểm riêng. Ghép da dày hoặc xẻ đôi hầu  
như không thể sử dụng trong dạng tổn khuyết này,  
Địa chỉ liên hệ: Lê Diệp Linh  
Email: ledieplinh@gmail.com  
Ngày nhận bài: 05/10/2020  
Ngày phản biện: 03/11/2020  
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020  
1.Khoa Phẫu thuật hàm mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108  
29  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
ung thư tại khoa phẫu thuật tạo hình hàm mặt - Bệnh  
viện TƯQĐ 108” với hai mục tiêu:  
(2) Sử dụng vạt ngẫu nhiên: Vạt xoay; Vạt hoán  
vị; Vạt đẩy.  
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và phân loại tổn  
thương khuyết da đầu do ung thư.  
(3) Vạt có cuống mạch: Cuống động mạch thái  
dương nông hoặc cuống động mạch chẩm.  
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật khuyết  
da đầu sử dụng tổ chức tại chỗ.  
Khi sử dụng vạt, tại vị trí lấy vạt nếu cần ghép  
da thì chúng tôi sử dụng da xẻ đôi lấy từ vùng đùi  
hoặc ngay tại vùng da đầu.  
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Đối tượng nghiên cứu  
Đánh giá kết quả  
Đánh giá kết quả gần: Khi bệnh nhân ra viện.  
Các bệnh nhân có tổn khuyết da đầu bởi  
nguyên nhân sau cắt rộng K vùng da đầu và được  
phẫu thuật điều trị phẫu thuật tạo hình che phủ tổn  
khuyết bằng các phương pháp: đóng vết mổ trực  
tiếp, sử dụng vạt ngẫu nhiên tại chỗ và vạt có cuống  
mạch như vạt cân cơ thái dương hoặc vạt chẩm.  
Bệnh nhân được điều trị tại Khoa phẫu thuật hàm  
mặt và tạo hình - Bệnh viện 108 trong khoảng thời  
gian từ tháng 01/2015 đến tháng 08/2020.  
+ Tốt: Vạt che phủ hoàn toàn tổn khuyết, các  
vết mổ liền kì đầu. Trong trường hợp lấy da xẻ đôi  
để ghép thì da ghép liền tốt, vùng lấy da biểu mô  
trong 7 - 14 ngày.  
+ Khá: Vạt có thể thiểu dưỡng mép vạt gây liền  
thì 2 hoặc phải cắt lọc khâu bổ sung nhưng vẫn che  
phủ hết tổn khuyết. Trong trường hợp lấy da xẻ đôi  
để ghép thì da ghép liền tốt, vùng lấy da biểu mô  
trong 7 - 14 ngày.  
Phương pháp nghiên cứu  
+ Trung bình: Khi có 1 trong các tình trạng sau:  
vạt da thiểu dưỡng, hoại tử < 30% diện tích hoặc  
hoại tử ít hơn nhưng ở các vị trí quan trọng (lộ màng  
não, lộ lưới titan tạo hình…) cần có giải pháp che  
phủ bổ xung; vùng lấy da xẻ đôi chậm liền; vùng  
ghép da xẻ đôi bị hoại tử 1 phần phải ghép bổ sung.  
Thiết kế nghiên cứu  
Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng không  
nhóm chứng. Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu  
nhiên thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn  
loại trừ từ các bệnh nhân khám và điều trị tại Khoa  
phẫu thuật hàm mặt và tạo hình - Bệnh viện 108  
trong khoảng thời gian từ tháng 01/2015 đến  
08/2020 được lấy sử dụng trong nghiên cứu.  
+ Kém: Khi có một trong các tình trạng: vạt hoại  
tử trên 30%, lộ màng não, lưới ti tan phải tạo hình  
lại; vùng lấy da xẻ đôi bị chuyển độ sâu phải điều trị  
dài ngày; vùng ghép da bị hoại tử phải ghép lại  
toàn bộ.  
Kỹ thuật tiến hành  
Bệnh nhân được thăm khám, phân loại, đánh  
giá tổn thương, lên kế hoạch điều trị, lựa chọn  
phương pháp phẫu thuật phù hợp để che phủ kín  
tổn khuyết da đầu sau cắt bỏ vùng bệnh lý. Khuyết  
da dự kiến được đánh giá khi cắt tổn thương cách  
rìa khối u 1,5 - 2cm. Kích thước tổn khuyết cuối cùng  
sẽ được xác định khi sinh thiết rìa mép cắt không  
còn tế bào ung thư khi làm sinh thiết tức thì.  
Đánh giá kết quả xa: Sau mổ 3 tháng.  
+ Tốt: Vạt da mềm mại, che phủ hoàn toàn tổn  
khuyết. Vùng lấy da và ghép da (nếu có) sẹo đẹp.  
+ Khá: Khi có một trong những tình trạng: vạt  
da có thể xơ cứng, sẹo thô nhưng vẫn che phủ được  
tổn khuyết; vùng lấy hoặc ghép da sẹo thô xấu.  
Phân loại tổn thương  
+ Trung bình: Khi có một trong những tình  
trạng: vạt da teo đét, xơ cứng, viêm rò vết mổ nhưng  
không lộ xương sọ; vùng lấy hoặc ghép da sẹo dày  
cứng, đau.  
Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương  
pháp chia mức độ tổn khuyết theo phương pháp  
của tác giả Cherubino M. (2013)[2], chia diện tổn  
khuyết da đầu thành ba nhóm:  
+ Kém: Khi có một trong những tình trạng: vạt  
da co vón, lộ xương sọ; vùng lấy hoặc ghép da loét,  
không liền.  
-
-
Tổn khuyết nhỏ: diện tích < 5cm2.  
Tổn khuyết trung bình: diện tích từ 5cm2 đến  
20cm2.  
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
Tuổi - giới  
-
Tổn khuyết lớn: diện tích >20cm2.  
Các phương pháp che phủ khuyết da đầu được  
sử dụng  
25 bệnh nhân đủ điều kiện theo yêu cầu của đối  
tượng nghiên cứu được chọn với độ tuổi trung bình  
là 66,33 (±17,85) với tỷ lệ nam 15/25 (60%), nữ  
10/25 (40%).  
(1) Đóng trực tiếp vết mổ.  
30  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Nguyên nhân - thời gian từ khi mắc bệnh đến khi  
được phẫu thuật  
Vị trí - kích thước tổn khuyết sau cắt tổn thương  
Vị trí/ Kích thước  
Trán  
< 5cm2  
5 - 20cm2  
>20cm2  
TG/ NN  
K tế bào vảy  
K tế bào đáy  
Sarcom  
< 1 năm  
1 - 5 năm >5 năm  
Tổng  
2
1
2
1
3
5
1
2
1
8
5
2
3
5
11/25 (44%)  
10/25 (40%)  
02/25 (8%)  
01/25 (4%)  
01/25 (4%)  
Đỉnh  
Đỉnh - chẩm  
Chẩm  
1
4
1
1
K màng não  
K tuyến bã  
1
Thái dương  
Thái dương - đỉnh  
Tổng  
1
16/25  
(64%)  
09/25  
0
7/25 (28%) 5/25 (20%) 13/25 (52%)  
Tổng  
(36%)  
Nhận xét: Tổn khuyết lớn chiếm tỉ lệ cao và có  
thể liên quan 2 - 3 vùng giải phẫu.  
Nhận xét: Nguyên nhân chủ yếu gây tổn khuyết  
da đầu là K tế bào vảy và K tế bào đáy với khoảng  
thời gian bệnh tiến triển dưới 1 năm là 16/24  
(66,7%).  
Thành phần tổn thương  
Loại K/ Thành  
phần tổn thương  
Màng  
não  
Da  
Cốt mạc Xương  
Triệu chứng lâm sàng chính  
K tế bào vảy  
K tế bào đáy  
Sarcom  
11  
10  
2
3
1
2
1
3
1
Triệu chứng  
K tế bào vảy  
K tế bào đáy  
Sarcom  
Khối u  
Loét  
Đau  
Abccess  
6
5
5
5
K màng não  
K tuyến bã  
Tổng  
1
1
1
2
1
1
K màng não  
K tuyến bã  
Tổng  
25/25  
7/25  
5/25  
1
1
11/25  
10/25  
3/25  
1/25  
Nhận xét: Tổn thương da là chủ yếu nhưng  
thường xâm nhiễm cốt mạc.  
Nhận xét: Ít trường hợp đau và abccess nên  
bệnh nhân thường đến khám muộn.  
Loại phẫu thuật  
Loại phẫu thuật / Loại K  
Đóng trực tiếp  
K tế bào vảy  
K tế bào đáy  
Sarcom  
K màng não  
K tuyến bã  
Tổng  
1
2
7
3
4
3
1
1
5
6
Vạt tại chỗ  
Vạt tại chỗ + Ghép da  
Vạt tại chỗ + Lưới titan + Ghép da  
Vạt tự do  
1
1
12  
2
1
0
Nhận xét: Vạt tại chỗ và ghép da chiếm tỉ lệ cao nhất và sử dụng cho tất cả các loại ung thư trong nhóm  
bệnh nhân.  
Kết quả phẫu thuật  
BÀN LUẬN  
Kết quả  
Tốt  
Gần  
Xa  
Về tuổi, giới, nguyên nhân, đặc điểm tổn thương  
17/25 (68%)  
08/25 (32%)  
0/25 (0%)  
20/25 (80%)  
05/25 (20%)  
0/25 (0%)  
25 bệnh nhân được chọn có độ tuổi trung bình  
là 66,33 (±17,85). Trong một số nghiên cứu trước  
đây đã chỉ ra tỷ lệ K da đầu nam thường gặp hơn nữ  
và trong nghiên cứu này tỷ lệ mắc giữa nam và nữ  
cũng có kết quả tương tự (Nam: 15/25 - 60%; Nữ:  
10/25 - 40%).  
Khá  
Xấu  
Nhận xét: Kết quả tốt tăng dần theo thời gian do  
sự ổn định của vạt da và vùng cho da ghép.  
31  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Trong nhóm đối tượng này, nguyên nhân chính  
dẫn đến tổn khuyết da đầu là do hai thể K tế bào  
chính (tế bào đáy và tế bào vảy) trong các ung thư  
da không phải melanom gây nên (21/25 - 84%). Kết  
quả này tương đồng với các kết quả đã được báo  
cáo trong các nghiên cứu trước đây[9].  
mạch chẩm kết hợp ghép da xẻ đôi che phủ  
phần cho vạt.  
Trong nghiên cứu này, đối với các tổn khuyết  
nhỏ và trung bình, chỉ định PPPT được dùng tương  
tự như các tác giả trước. Đối với nhóm tổn khuyết  
lớn, khác với một số tác giả đưa ra chỉ định PPPT  
như: khoan bản sọ biểu mô chờ ghép da, ghép da  
nhân tạo (Integra) hoặc sử dụng vạt tự do vi phẫu  
thuật với các tổn khuyết lớn[2,3,15], chúng tôi áp dụng  
PPPT tạo hình sử dụng vạt cuống động mạch thái  
dương nông hoặc động mạch chẩm kết hợp ghép da  
xẻ đôi che phủ phần cho vạt.  
Về triệu chứng lâm sàng chính khiến bệnh nhân  
đi điều trị  
Triệu chứng lâm sàng khiến bệnh nhân phải  
nhập viên điều trị chính là do các khối u sùi loét  
(21/25 (84%)) do K tế bào vảy/đáy da đầu gây nên.  
Triệu chứng đau chỉ xuất hiện trên bệnh nhân  
sarcom và K màng não (3/25 - 12%) và do khối  
abcess do K tuyến bã chỉ có một bệnh nhân  
(01/25 - 4%).  
Về kết quả phẫu thuật  
Trong đánh giá kết quả gần, 17/25 bệnh nhân  
(68%) có kết quả tốt. Trong đó, 07/25 bệnh nhân  
(28%) là các tổn khuyết nhỏ được đóng vết mổ trực  
tiếp và 05/25 bệnh nhân (20%) là các tổn khuyết  
trung bình sử dụng PPPT tại hình bằng vạt ngẫu  
nhiên và có 05/25 bệnh nhân (20%) của nhóm có tổn  
khuyết lớn sử dụng vạt cuống động mạch thái  
dương nông hoặc động mạch chẩm kết hợp ghép da  
xẻ đôi.  
Về vị trí và kích thước tổn thương - tổn khuyết  
Archontaki M. và cộng sự đã có báo cáo về vị  
trí thường xuất hiện của nhóm K tế bào đáy kích  
thước lớn da đầu tại vùng chẩm phía sau trên 51 đối  
tượng[1]. Trên nhóm 25 đối tượng của nghiên cứu,  
diện tổn khuyết lớn (>20cm2) chiếm đa số (13/25 -  
52%) với kích thước lớn nhất là 380cm2. Vị trí các  
tổn thương tập trung chủ yếu tại vùng đỉnh và chẩm  
( 13/25 - 52%) và tỷ lệ giữa nam và nữ không có sự  
khác biệt lớn (Nam: 7/25 - 28%; Nữ: 6/25 - 24%).  
Sau khi đánh giá kết quả xa, số lượng kết quả  
tốt tăng thêm ba bệnh nhân từ nhóm sử dụng vạt  
cuống mạch - ghép da là 20/25 (80%) và không có  
kết quả xấu nào trong cả hai thời điểm đánh giá.  
Về thành phần tổn thương  
Kết quả nghiên cứu này cho thấy, chỉ định  
PPPT đóng trực tiếp và vạt ngẫu nhiên với các tổn  
khuyết nhỏ (< 5cm2)-trung bình (5 - 20cm2) cho kết  
quả tốt và phù hợp với kết quả của các nghiên cứu  
trước đây[2,3,15]. Bên cạnh đó, kết quả trên gợi ý  
rằng, với các tổn khuyết lớn (>20cm2), việc sử PPPT  
kết hợp vạt cuống động mạch thái dương nông hoặc  
động mạch chẩm và ghép da mang lại kết quả sau  
phẫu thuật rất khả quan với tỷ lệ vạt sống cao và kết  
quả xa tốt lên, cũng như đảm bảo các yêu cầu thẩm  
mỹ về vùng da có tóc và tình trạng sức khỏe thường  
có nhiều bệnh nền kèm theo của nhóm bệnh nhân  
cao tuổi.  
Trong nhóm nghiên cứu có 07/25 bệnh nhân  
(28%) với diện tổn thương rộng và thâm nhiễm sâu  
(cốt mạc, xương, màng não) trong đó ba bệnh nhân  
được chẩn đoán mô bệnh học với K tế bào vảy và  
một chẩn đoán K tế bào đáy xâm nhiễm đến cốt  
mạc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm nhiễm  
của bốn bệnh nhân này, mà không phải do các thể  
hay gặp K tế bào dễ thâm nhiễm như đã được nhắc  
đến ở các nghiên cứu trước[4,11,13], đều do đến điều  
trị muộn hoặc bị bỏ sót tổn thương khi điều trị ở  
tuyến dưới tương tự như nguyên nhân được nêu  
đến trong nghiên cứu của Uwe Wollina và cộng sự  
(2019)[10]  
.
Bên cạnh đó, khi sử dụng PPPT kết hợp vạt  
cuống động mạch thái dương nông hoặc động mạch  
chẩm và ghép da sẽ có thời gian phẫu thuật cũng  
như liền thương ngắn hơn và ít rủi ro hơn so với các  
phương pháp khác (vạt tự do, khoan bản sọ ghép  
da, ghép da nhân tạo) do cuống vạt sử dụng hai  
động mạch thái dương nông hoặc động mạch chẩm  
có khả năng cấp máu cho vạt da diện rộng tốt và  
hằng định về mặt giải phẫu.  
Về phương pháp phẫu thuật  
Chỉ định phương pháp phẫu thuật (PPPT) dựa  
trên diện tích tổn khuyết da đầu sau cắt bỏ khối K:  
-
Tổn khuyết nhỏ (< 5cm2): Đóng trực tiếp vết  
mổ.  
-
Tổn khuyết trung bình (5 - 20cm2): Sử dụng  
vạt tại chỗ ngẫu nhiên hoặc vạt đảo, vạt có  
cuống nếu cần và đóng trực tiếp nơi cho vạt  
KẾT LUẬN  
-
Tổn khuyết lớn (>20cm2): Sử dụng vạt cuống  
động mạch thái dương nông hoặc động  
Ung thư da đầu với những tổn khuyết lớn và  
trung bình trên bệnh nhân lớn tuổi kèm theo nhiều  
32  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
bệnh lý nền đặt ra nhiều thách thức với phẫu thuật  
viên tạo hình bởi tình trạng lâm sàng của bệnh nhân  
thường không cho phép áp dụng các kỹ thuật tạo  
hình phức tạp với thời gian mổ kéo dài. Việc lập kế  
hoạch trước khi phẫu thuật đầy đủ với phương pháp  
phẫu thuật tối ưu là rất quan trọng giúp mang lại kết  
quả tốt nhất cho người bệnh. Kết quả của nghiên  
cứu này cho thấy, chỉ định PPPT đóng trực tiếp với  
các tổn khuyết nhỏ (< 5cm2) và sử dụng vạt da cân  
ngẫu nhiên với các tổn khuyết trung bình (5 - 20cm2)  
là hoàn toàn phù hợp, đồng thời chỉ định PPPT kết  
hợp vạt cuống động mạch thái dương nông hoặc  
động mạch chẩm kết hợp ghép da xẻ đôi che phủ  
phần cho vạt để che phủ các tổn khuyết lớn  
(>20cm2) của nhóm nghiên cứu đưa ra là phương án  
hữu dụng, an toàn, cho kết quả tốt với tình trạng  
bệnh lý của nhóm bệnh nhân lớn tuổi có nhiều yếu  
tố nguy cơ.  
7. Nguyễn Huy Phan (1999), Lịch sử phát triển kỹ  
thuật vi phẫu thần kinh trên thế giới và ở Việt  
Nam.  
8. Onishi K., et al. (2005). Repair of scalp defect  
using a superficial temporal fascia pedicle VY  
advancement scalp flap. Br J Plast Surg, 58 (5),  
676 - 680.  
9. Uwe Wollina, et al (2012). Giant Epithelial  
Malignancies (Basal Cell Carcinoma, Squamous  
Cell Carcinoma): A Series of 20 Tumors from a  
Single Center. J Cutan Aesthet Surg. 2012 Jan-  
Mar; 5(1): 12 - 19.  
10. Uwe Wollina, et al (2019). Nonmelanoma Skin  
Cancer with Skull Infiltration and Cranial  
Involvement. Open Access Maced J Med Sci.  
2019 Sep 30; 7(18): 3030 - 3033.  
11. Uwe Wollina, et al (2017).Very rare amelanotic  
lentigo maligna melanoma with skull roof  
invasion. Open Access Maced J Med Sci. 2017;  
5(4):458 - 461.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Archontaki M., et al (2009). Giant Basal Cell  
Carcinoma: Clinicopathological Analysis of 51  
Cases and Review of the Literature. Anticancer  
Research 29: 2655 - 2664.  
12. Trần Thiết Sơn (2007). Nhận xét các kết quả tạo  
hình khuyết lớn da đầu.  
2. Cherubino M., et al. (2013). A New Algorithm for  
The Surgical Management of Defects of the  
Scalp. ISRN Plast Surg, 2013, 1 - 5.  
13. Sicinska J, et al (2007). Cylindroma transforming  
into basal cell carcinoma in a patient with  
Brooke-Spiegler syndrome. J Dermatol Case  
Rep. 2007; 1(1): 4 - 9.  
3. Cleyton.D. Souza (2012). Reconstruction of  
large scalp and forehead defects following tumor  
resection: personal strategy and experience -  
analysis of 25 cases. Rev Bras Cir Plást. 2012;  
27(2):227-37.  
14. Zayakova Y., et al. (2013). Application of Local  
Axial Flaps to Scalp Reconstruction. Arch Plast  
Surg, 40(5), 564.  
15. Yuqiu Zhou, et al (2020). An algorithm for one-  
stage malignant oncologic scalp reconstruction.  
Ann Transl Med 2020; 8(7): 432.  
4. Keck M, et al (2012). Primary cutaneous adenoid  
carcinoma of the scalp. GMS Interdiscip Plast  
Reconstr Surg DGPW. 2012;1: Doc04.  
16. William C. Grabb (1979). Basic Techniques of  
Plastic Surgery.  
5. Nguyễn Bắc Hùng (2006), Bài giảng phẫu thuật  
tạo hình.  
6. Nguyễn Bắc Hùng (2017), Bài giảng phẫu thuật  
tạo hình thẩm mỹ.  
33  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
SUMMARY  
The result of surgical treatment for scalp defect after cancer resection  
at the Maxillofacial and Plastic surgery Department in 108 Central Military Hospital  
Objectives: To describe the clinical features and classify the scalp defect after cancer surgery. Evaluate  
the surgical effectiveness of scalp defect treatment by local tisue.  
Object-Method: 25 patients with scalp defect after cancer surgery are treated with plastic surgery with  
local tisue; Non-controlled clinical intervention, progressive research.  
Results-Discussion: The average age of the patient was 66.33; The main cause is squamous and basal  
cell epithelial cancer; skin defects are mainly large types >20cm2 (52%), extensive surgery of scalp flap shaping  
surgery combined with skin grafting accounts for 52%. The near result was good at 68%; the far results are  
good with 80%.  
Conclusion: In elderly patients with many combined diseases when there is a medium (5 - 20cm2) and  
large (>20cm2) scalp defect, the use of local skin flap in combination with skin graft is the best treatment option.  
Key words: Scalp defect, scalp cancer, superficial temporal pedicle flap, occipital pedicle flap.  
34  
pdf 6 trang yennguyen 15/04/2022 3660
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị khuyết da đầu sau cắt ung thư tại Khoa phẫu thuật tạo hình hàm mặt - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_phau_thuat_dieu_tri_khuyet_da_dau_sau_cat_u.pdf