Báo cáo tóm tắt Đề tài Nghiên cứu cải thiện chất lượng tiếng nói tiếng Việt dựa trên mô hình xác suất

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG  
BÁO CÁO TÓM TẮT  
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ  
NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG TIẾNG NÓI  
TIẾNG VIỆT DỰA TRÊN MÔ HÌNH XÁC SUẤT  
Mã số: B2016-DNA-38-TT  
Chủ nhiệm đề tài: TS. Ninh Khánh Duy  
Đà Nẵng, 05/2020  
DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA  
NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI  
1. TS. Ninh Khánh Duy - Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Bách  
Khoa, ĐH Đà Nẵng.  
2. TS. Huỳnh Hữu Hưng - Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Bách  
Khoa, ĐH Đà Nẵng.  
3. CN. Nguyễn Văn Quý - Học viên cao học ngành Khoa học máy tính Khóa  
30, Đại học Đà Nẵng.  
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH  
Không  
1
MỤC LỤC  
DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA....................................................... 1  
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................... 4  
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS................................................................ 7  
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 10  
Chương 1 TỔNG HỢP TIẾNG NÓI DÙNG MÔ HÌNH MARKOV ẨN................... 12  
1.1 Tổng quan về tổng hợp tiếng nói từ văn bản........................................................ 12  
1.1.1  
1.1.2  
1.1.3  
Giới thiệu .................................................................................................... 12  
Mô-đun xử lý ngôn ngữ tự nhiên (front-end).............................................. 12  
Mô-đun sinh tín hiệu tiếng nói (back-end).................................................. 12  
1.2 Tổng hợp tiếng nói dựa trên mô hình Markov ẩn................................................. 12  
1.2.1  
1.2.2  
1.2.3  
1.2.4  
Giới thiệu .................................................................................................... 12  
Mô hình tham số để phân tích/tổng hợp tín hiệu tiếng nói ......................... 13  
Giai đoạn huấn luyện mô hình.................................................................... 13  
Giai đoạn tổng hợp tín hiệu......................................................................... 13  
1.3 Kết chương ........................................................................................................... 13  
Chương 2 PHÁT TRIỂN MÔ-ĐUN XỬ LÝ NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN..................... 14  
2.1 Chuẩn hóa văn bản............................................................................................... 14  
2.1.1  
2.1.2  
2.1.3  
2.1.4  
Giới thiệu .................................................................................................... 14  
Phân lớp ký hiệu dùng bộ quy tắc............................................................... 14  
Khử nhập nhằng trong khai triển chữ viết tắt dùng học máy...................... 15  
Việt hóa cách phát âm các từ vựng tiếng Anh ............................................ 16  
2.2 Phân tích ngữ âm tiếng Việt ................................................................................. 18  
2.3 Tạo nhãn âm vị phụ thuộc ngữ cảnh .................................................................... 18  
2.4 Kết chương ........................................................................................................... 18  
Chương 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỔNG HỢP TIẾNG NÓI THEO PHƯƠNG  
PHÁP THÍCH NGHI NGƯỜI NÓI .............................................................................................. 19  
3.1 Khảo sát hiện trạng .............................................................................................. 19  
3.2 Hệ thống tổng hợp tiếng nói theo tiếp cận thích nghi người nói.......................... 19  
3.3 Xây dựng mô hình thích nghi người nói cho tiếng Việt........................................ 20  
3.3.1  
3.3.2  
3.3.3  
3.3.4  
3.3.5  
Thu thập dữ liệu tiếng nói........................................................................... 20  
Gán nhãn âm vị phụ thuộc ngữ cảnh........................................................... 20  
Trích xuất các tham số tiếng nói................................................................. 20  
Huấn luyện mô hình giọng trung bình ........................................................ 20  
Xây dựng mô hình thích nghi giọng nói đích ............................................. 20  
2
3.3.6  
3.3.7  
Sinh tín hiệu tiếng nói................................................................................. 20  
Đánh giá khách quan các giọng tổng hợp................................................... 20  
3.4 Thực nghiệm đánh giá cảm nhận chủ quan.......................................................... 21  
3.4.1  
3.4.2  
Điều kiện thực nghiệm................................................................................ 21  
Kết quả thực nghiệm................................................................................... 21  
3.5 Phần mềm tổng hợp tiếng Việt ............................................................................. 22  
3.6 Kết chương ........................................................................................................... 22  
KẾT LUẬN......................................................................................................................... 23  
3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG  
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
1. Thông tin chung:  
- Tên đề tài: Nghiên cứu cải thiện chất lượng tiếng nói tiếng Việt dựa trên mô  
hình xác suất  
- Mã số: B2016-DNA-38-TT  
- Chủ nhiệm đề tài: TS. Ninh Khánh Duy  
- Tổ chức chủ trì: Đại học Đà Nẵng  
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 11 năm 2019  
2. Mục tiêu:  
- Làm rõ ảnh hưởng lên tần số cơ bản (F0) bởi hiện tượng yết hầu hóa.  
- Xây dựng được phần mềm tổng hợp tiếng nói tiếng Việt dựa trên mô hình  
xác suất nhằm chính xác các thanh điệu bị yết hầu hóa.  
3. Tính mới và sáng tạo:  
- Đề xuất các thuật toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên áp dụng cho hệ thống tổng  
hợp tiếng nói tiếng Việt.  
- Xây dựng hệ tổng hợp tiếng nói tiếng Việt dựa trên mô hình xác suất bằng  
phương pháp thích nghi người nói.  
- Đánh giá hiệu quả của thuật toán đề xuất trên hệ tổng hợp tiếng nói tiếng Việt  
đã phát triển.  
4. Kết quả nghiên cứu:  
- Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu tiếng nói của người Việt (giọng Hà Nội,  
gồm cả nam và nữ).  
4
- Tích hợp được thuật toán tính F0 của tín hiệu bị ảnh hưởng bởi hiện tượng  
yết hầu hóa vào hệ tổng hợp tiếng nói tiếng Việt dựa trên mô hình xác suất bằng  
phương pháp thích nghi người nói.  
- Đánh giá được hiệu quả của thuật toán đề xuất trên hệ tổng hợp tiếng nói  
tiếng Việt đã phát triển.  
- Đề xuất được các thuật toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên cho hệ thống chuyển  
văn bản thành tiếng nói.  
5. Sản phẩm:  
a. Bài báo đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế của IEEE (01 bài báo):  
- Duy Khanh Ninh, A speaker-adaptive HMM-based Vietnamese text-to-  
speech system”, The 11th IEEE International Conference on Knowledge  
and Systems Engineering (KSE), pp. 342-346, 2019.  
b. Bài báo đăng trong tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước (02 bài báo):  
- Ninh Khánh Duy, Nguyễn Văn Quý, “Biểu diễn ngữ cảnh trong khai  
triển chữ viết tắt dùng tiếp cận học máy”, Tạp chí khoa học và công nghệ  
Đại học Đà Nẵng, số 05(114).2017, trang 31-35, 2017.  
- Duy Khanh Ninh, “Evaluation of speaker-dependent and average-voice  
Vietnamese statistical speech synthesis systems”, Tạp chí khoa học và  
công nghệ Đại học Đà Nẵng, Vol. 17, No. 12.1, trang 11-16, 2019.  
c. Bài báo đăng trong kỷ yếu hội nghị trong nước (02 bài báo):  
- Trieu Thi Ly Ly, Nguyen Van Quy, Ninh Khanh Duy, Huynh Huu Hung,  
Dang Duy Thang, “Representing context in abbreviation expansion  
using machine learning approach”, Hội nghị Quốc gia lần thứ X về  
Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công nghệ thông tin (FAIR), trang 816-  
822, 2017.  
- Ninh Khánh Chi, Ninh Khánh Duy, “Chuẩn hóa văn bản tiếng Việt dựa  
trên bộ quy tắc”, Hội thảo Khoa học Quốc gia - Công nghệ thông tin và  
Ứng dụng trong các lĩnh vực (CITA), trang 132-138, 2017.  
d. Đào tạo thạc sỹ (04 học viên):  
5
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS  
1. General information:  
- Project title: A study on improving the quality of Vietnamese speech  
synthesis system based on statistical model  
- Code number: B2016-DNA-38-TT  
- Coordinator: Dr. Ninh Khanh Duy  
- Implementing institution: The University of Danang  
- Duration: from 12/2016 to 11/2019  
2. Objective(s):  
- Clarify the impact on fundamental frequency (F0) by glottalization  
phenomenon.  
- Develop a Vietnamese speech synthesis system based on statistical model  
to correctly model the glottalized tones.  
3. Creativeness and innovativeness:  
- Propose natural language processing algorithms applied to Vietnamese  
speech synthesis system.  
- Build a statistical model-based Vietnamese speech synthesis system using  
the speaker-adaptive approach.  
- Assess the effectiveness of the proposed algorithm on the developed  
Vietnamese speech synthesis system.  
4. Research results:  
- Develop a Vietnamese speech database (Hanoi accent, including both male  
and female voices).  
- Integrate the F0 estimation algorithm of signals affected by glottalization  
phenomenon into the statistical model-based Vietnamese speech synthesis  
system using speaker-adaptive approach.  
7
- Assess the effectiveness of the proposed algorithm on the developed  
Vietnamese speech system.  
- Propose natural language processing algorithms for the Vietnamese text-  
to-speech system.  
5. Products:  
a. Paper published in proceedings of IEEE’s conference (01 paper):  
- Duy Khanh Ninh, A speaker-adaptive HMM-based Vietnamese text-to-  
speech system”, The 11th IEEE International Conference on Knowledge  
and Systems Engineering (KSE), pp. 342-346, 2019.  
b. Paper published in domestic journals (02 papers):  
- Ninh Khánh Duy, Nguyễn Văn Quý, “Biểu diễn ngữ cảnh trong khai  
triển chữ viết tắt dùng tiếp cận học máy”, Tạp chí khoa học và công nghệ  
Đại học Đà Nẵng, Vol. 05(114).2017, pp. 31-35, 2017.  
- Duy Khanh Ninh, “Evaluation of speaker-dependent and average-voice  
Vietnamese statistical speech synthesis systems”, Tạp chí khoa học và  
công nghệ Đại học Đà Nẵng, Vol. 17, No. 12.1, pp. 11-16, 2019.  
c. Paper published in proceedings of domestic conferences (02 papers):  
- Trieu Thi Ly Ly, Nguyen Van Quy, Ninh Khanh Duy, Huynh Huu Hung,  
Dang Duy Thang, “Representing context in abbreviation expansion  
using machine learning approach”, Hội nghị Quốc gia lần thứ X về  
Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công nghệ thông tin (FAIR), trang 816-  
822, 2017.  
- Ninh Khánh Chi, Ninh Khánh Duy, “Chuẩn hóa văn bản tiếng Việt dựa  
trên bộ quy tắc”, Hội thảo Khoa học Quốc gia - Công nghệ thông tin và  
Ứng dụng trong các lĩnh vực (CITA), trang 132-138, 2017.  
d. Master training (04 students graduated):  
- Nguyễn Văn Quý  
- Trần Văn Nhuộm  
- Lê Văn Thức  
8
- Trần Văn Tâm  
e. A Vietnamese text-to-speech system based on statistical models (01  
software).  
f. A report on the effect of glottalization on fundamental frequency (01 report).  
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of  
research results:  
- Research results of the project will be transferred to individuals and  
organizations interested in text-to-speech technology such as educational  
institutions for the blind, or training institutions on information and  
communication technology.  
- We have deployed the Vietnamese text-to-speech system at the DATIC  
laboratory of the Faculty of Information Technology, University of Science  
and Technology, The University of Danang.  
- The research results contribute to improving the quality of undergraduate  
and postgraduate training in the fields of speech processing and natural  
language processing.  
9
MỞ ĐẦU  
1. Tính cấp thiết của đề tài  
Tổng hợp tiếng nói (THTN) là công nghệ cho phép chuyển một văn bản (text) bất kỳ thành  
tiếng nói một cách tự động. Công nghệ này góp phần giúp cho quá trình tương tác giữa con người và  
máy tính diễn ra thuận lợi hơn nhờ việc sử dụng giọng nói như là phương tiện giao tiếp chính. Đặc  
biệt, nó rất hữu ích với những người có thị lực hạn chế hoặc những người đang ở trong các tình huống  
không rảnh tay và/hoặc mắt vì họ sẽ không cần phải nhìn vào hoặc thao tác trên màn hình khi sử  
dụng máy tính hoặc các thiết bị cầm tay.  
Những năm gần đây, THTN dựa trên mô hình xác suất, cụ thể là mô hình Markov ẩn (Hidden  
Markov Model, viết tắt là HMM), đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi do chất lượng tiếng nói  
ổn định và dễ dàng chuyển đổi chất giọng với một lượng dữ liệu tiếng nói nhỏ. Việc áp dụng phương  
pháp THTN dựa trên HMM vào tiếng Việt gặp một trở ngại lớn, đó là làm sao để mô hình hóa chính  
xác các thanh điệu bị ảnh hưởng của hiện tượng yết hầu hóa trong quá trình phát âm. Vì vậy, việc đề  
xuất một phương pháp tính toán chính xác tần số cơ bản (hay F0) của tín hiệu bị ảnh hưởng của hiện  
tượng yết hầu hóa là cấp thiết để cải thiện chất lượng của các hệ THTN dựa trên HMM.  
2. Mục tiêu của đề tài  
- Làm rõ ảnh hưởng của tần số cơ bản bởi hiện tượng yết hầu hóa.  
- Xây dựng được phần mềm tổng hợp tiếng nói tiếng Việt dựa trên mô hình xác suất nhằm  
chính xác các thanh điệu bị yết hầu hóa.  
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu  
Đối tượng nghiên cứu  
- Cơ sở dữ liệu văn bản và cơ sở dữ liệu tiếng nói được gán nhãn để huấn luyện HMM.  
- Hệ thống tự động chuyển văn bản thành tiếng nói cho tiếng Việt dựa trên các HMM đã được  
huấn luyện. Hệ thống gồm 2 mô-đun phần mềm chính: phân tích văn bản và tổng hợp tiếng  
nói.  
- Thuật toán tính chính xác tần số cơ bản (hay F0) của các đoạn tín hiệu bị ảnh hưởng của hiện  
tượng yết hầu hóa.  
Phạm vi nghiên cứu  
- Nghiên cứu về thiết kế và thu thập các cơ sở dữ liệu văn bản và tiếng nói chỉ áp dụng cho tiếng  
Việt (giọng Hà Nội chuẩn).  
- Nghiên cứu về thiết kế và phát triển một hệ thống tự động chuyển văn bản thành tiếng nói chỉ  
áp dụng cho tiếng Việt.  
- Nghiên cứu về đề xuất một thuật toán tính chính xác tần số cơ bản (hay F0) của các đoạn tín  
hiệu bị ảnh hưởng của hiện tượng yết hầu hóa có thể áp dụng cho cả tiếng Việt và các ngôn  
ngữ khác.  
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu  
Cách tiếp cận  
- Thiết kế cơ sở dữ liệu văn bản, thu âm và gán nhãn cơ sở dữ liệu tiếng nói.  
- Xây dựng phần mềm tự động chuyển văn bản thành tiếng nói cho tiếng Việt.  
- Đề xuất thuật toán tính chính xác tần số cơ bản (hay F0) của các đoạn tín hiệu bị ảnh hưởng  
của hiện tượng yết hầu hóa.  
- Thử nghiệm, đánh giá hiệu quả của thuật toán đề xuất so với thuật toán tính F0 điển hình đã có.  
Phương pháp nghiên cứu  
- Nghiên cứu các phương pháp thiết kế, thu thập, và gán nhãn cơ sở dữ liệu văn bản và tiếng nói.  
Từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp để triển khai thực nghiệm.  
10  
- Nghiên cứu lý thuyết học máy thống kê dùng HMM và ứng dụng của HMM trong THTN, đồng  
thời tìm hiểu các công cụ nguồn mở có sẵn để xây dựng phần mềm THTN cho tiếng Việt.  
- Nghiên cứu các thuật toán tính tần số cơ bản (hay F0) của tín hiệu tiếng nói đã có, phân tích  
nhược điểm của chúng và đề xuất thuật toán cải tiến độ chính xác của các ước lượng F0.  
- Đánh giá so sánh độ chính xác của thuật toán đề xuất so với thuật toán tính F0 điển hình đã có,  
và khảo sát ảnh hưởng của nó lên chất lượng của tiếng nói tổng hợp bằng các phép đo khách  
quan và các bài đánh giá chủ quan do người dùng thực hiện.  
5. Nội dung nghiên cứu  
- Nghiên cứu tổng quan về THTN dựa trên HMM.  
- Thiết kế cơ sở dữ liệu (CSDL) văn bản tiếng Việt.  
- Thu âm CSDL tiếng nói của 02 người Việt (01 nam và 01 nữ, giọng Hà Nội).  
- Gán nhãn CSDL tiếng nói ở mức âm vị.  
- Viết chương trình huấn luyện HMM sử dụng CSDL tiếng nói đã được gán nhãn.  
- Xây dựng một hệ thống THTN tiếng Việt với 02 giọng nam và nữ ở trên gồm hai mô-đun phần  
mềm: phân tích văn bản và tổng hợp tiếng nói.  
- Nghiên cứu các thuật toán tính tần số cơ bản (hay F0) của tín hiệu tiếng nói đã có, phân tích  
nhược điểm của chúng khi gặp tín hiệu bị yết hầu hóa.  
- Đề xuất cải tiến và cài đặt thuật toán tính F0 của tín hiệu bị ảnh hưởng của hiện tượng yết hầu  
hóa.  
- Đánh giá hiệu quả của thuật toán đề xuất trên hệ THTN tiếng Việt đã phát triển.  
6. Cấu trúc của báo cáo  
Báo cáo có bố cục như sau.  
Chương 1 trình bày khái quát về công nghệ THTN từ văn bản và hai mô-đun cấu thành nên  
một hệ thống THTN cho mọi ngôn ngữ, đó là mô-đun xử lý ngôn ngữ tự nhiên (front-end) và mô-  
đun sinh tín hiệu tiếng nói (back-end). Đồng thời, chương này trình bày chi tiết về kỹ thuật THTN  
dựa trên mô hình xác suất là HMM. Một hệ thống THTN dựa trên HMM điển hình bao gồm hai giai  
đoạn: huấn luyện mô hình HMM và tổng hợp tín hiệu từ các HMM đã được huấn luyện. Các lý thuyết  
liên quan đến hai giai đoạn này được trình bày chi tiết.  
Chương 2 trình bày các thuật toán được đề xuất nhằm phát triển mô-đun xử lý ngôn ngữ tự  
nhiên (frond-end) cho hệ thống THTN từ văn bản tiếng Việt. Văn bản đầu vào cần được chuẩn hoá,  
sau đó được chuyển thành biểu diễn ngữ âm tương ứng cho từng câu. Biểu diễn ngữ âm này chứa  
các thông tin liên quan đến ngữ âm của câu nói sắp được tổng hợp, ví dụ như chuỗi âm vị và các đặc  
trưng về ngữ điệu của câu. Cuối cùng, các thông tin ngữ âm này được chuyển thành chuỗi nhãn âm  
vị phụ thuộc ngữ cảnh của câu. Do đó, đây là mô-đun có thiết kế và cài đặt phụ thuộc nhiều vào các  
đặc trưng ngữ âm học và âm vị học của tiếng Việt. Các nội dung cụ thể của chương gồm: chuẩn hóa  
văn bản, phân tích ngữ âm, và tạo nhãn âm vị phụ thuộc ngữ cảnh áp dụng cho tiếng Việt.  
Chương 3 mô tả nghiên cứu đầu tiên trong việc phát triển hệ thống chuyển văn bản thành  
giọng nói dựa trên HMM cho tiếng Việt bằng cách sử dụng phương pháp thích nghi người nói  
(speaker-adaptive). Mặc dù các hệ thống phụ thuộc người nói (speaker-dependent) đã được xây dựng  
rộng rãi, cho đến nay chưa có hệ thống thích nghi người nói nào được phát triển cho tiếng Việt. Chi  
tiết về quy trình phát triển hệ thống từ thu thập dữ liệu tiếng nói đến tổng hợp tiếng nói sẽ được trình  
bày. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của các đặc trưng ngữ cảnh đến chất lượng tiếng nói được tổng  
hợp từ HMM cũng sẽ được khảo sát. Cuối cùng, một số thử nghiệm đánh giá cảm nhận chủ quan của  
người nghe được thực hiện để so sánh chất lượng của các phương pháp huấn luyện mô hình tổng hợp  
tiếng nói. Việc xây dựng chương trình tổng hợp tiếng nói tiếng Việt được mô tả ngắn gọn ở cuối  
chương.  
11  
Chương 1  
TỔNG HỢP TIẾNG NÓI DÙNG MÔ HÌNH MARKOV ẨN  
1.1 Tổng quan về tổng hợp tiếng nói từ văn bản  
1.1.1 Giới thiệu  
Một hệ thống THTN từ văn bản gồm hai mô-đun: xử lý ngôn ngữ tự nhiên và sinh (hay tổng  
hợp) tín hiệu tiếng nói (Hình 1).  
Hình 1. Hai mô-đun của một hệ thống tổng hợp tiếng nói từ văn bản.  
1.1.2 Mô-đun xử lý ngôn ngữ tự nhiên (front-end)  
Mô-đun này có nhiệm vụ chuyển văn bản đầu vào của một câu thành biểu diễn ngữ âm tương  
ứng. Mô-đun này lại thường được chia thành 3 thành phần xử lý một cách tuần tự như sau (Hình 2):  
-
Chuẩn hoá văn bản: chuyển đổi văn bản thô chứa các từ chưa được chuẩn hoá như chữ số,  
chữ viết tắt, từ có nguồn gốc nước ngoài,… thành văn bản đã được chuẩn hoá chỉ chứa các  
từ ở dạng chữ viết đầy đủ của ngôn ngữ.  
-
-
Phân tích ngữ âm: phân tích văn bản đã được chuẩn hoá để trích xuất các thông tin về ngữ  
âm học của câu.  
Tạo nhãn ngữ cảnh (contextual label): mỗi âm vị trong câu được gán một nhãn nhúng tất  
cả thông tin về ngữ âm học đã trích xuất được có liên quan đến âm vị đó.  
Các thuật toán xử lý ngôn ngữ tự nhiên áp dụng cho văn bản tiếng Việt do chúng tôi đề xuất  
sẽ được trình bày trong Chương 2.  
Hình 2. Mô-đun xử lý ngôn ngữ tự nhiên (front-end).  
1.1.3 Mô-đun sinh tín hiệu tiếng nói (back-end)  
Mô-đun này có chức năng chuyển nhãn biểu diễn ngữ âm của câu thành tín hiệu tiếng nói,  
do đó còn được gọi là mô-đun tổng hợp tiếng nói. Ngày nay hai tiếp cận chính dựa trên dữ liệu để  
sinh tín hiệu tiếng nói là unit selection synthesis (USS) statistical parametric synthesis (SPS).  
Do những ưu điểm của phương pháp SPS, chúng tôi chọn phương pháp này để phát triển hệ  
thống THTN tiếng Việt trong đề tài này. Mặc dù có nhiều mô hình học máy có thể được sử dụng, mô  
hình Markov ẩn được dùng phổ biến nhất trong các nghiên cứu về THTN dùng phương pháp SPS  
cho đến nay. Do đó, chúng tôi chọn HMM là mô hình xác suất để sử dụng cho tiếp cận học máy  
thống kê để giải quyết bài toán THTN tiếng Việt.  
1.2  
Tổng hợp tiếng nói dựa trên mô hình Markov ẩn  
1.2.1 Giới thiệu  
12  
Một hệ thống THTN dựa trên mô hình HMM điển hình bao gồm hai phần: huấn luyện mô  
hình (training) và tổng hợp tín hiệu (synthesis), được thể hiện như trong Hình 3.  
Hình 3. Sơ đồ khối của hệ thống THTN dựa trên mô hình HMM.  
1.2.2 Mô hình tham số để phân tích/tổng hợp tín hiệu tiếng nói  
Các nghiên cứu về phân tích/tổng hợp tín hiệu tiếng nói đều dựa trên mô hình nguồn-bộ lọc  
mô phỏng cách phát âm của con người.  
1.2.3 Giai đoạn huấn luyện mô hình  
Phần này mô tả cách các tham số phổ, F0 và trường độ được mô hình hoá đồng thời trên một  
nền tảng hợp nhất của mô hình HMM theo tiêu chuẩn cực đại hoá xác suất (Maximum Likelihood)  
mà mô hình (được giả định là) sinh ra dữ liệu huấn huyện.  
1.2.4 Giai đoạn tổng hợp tín hiệu  
Trong giai đoạn tổng hợp tín hiệu, đầu tiên văn bản đầu vào được chuyển thành một chuỗi  
các nhãn âm vị phụ thuộc vào ngữ cảnh (context-based label sequence) bằng mô-đun xử lý ngôn ngữ  
tự nhiên (mô-đun frond-end). Dựa vào chuỗi nhãn này, một HMM mức câu được tạo ra bằng cách  
ghép nối các HMM mức âm vị tương ứng. Sau đó, độ dài của mỗi trạng thái trong HMM mức câu  
được tính toán để tối đa hóa xác suất của độ dài trạng thái của chuỗi trạng thái. Dựa trên độ dài của  
các trạng thái thu được, chuỗi các hệ số mel-cepstral và giá trị F0 được sinh ra sao cho cực đại hoá  
xác suất đầu ra của chúng với HMM mức câu. Cuối cùng, bộ lọc MLSA được sử dụng để tổng hợp  
dạng sóng của tín hiệu tiếng nói từ chuỗi mel-cepstral và đường F0 đã có.  
1.3 Kết chương  
Chương này trình bày khái quát về công nghệ THTN từ văn bản và hai mô-đun cấu thành  
nên một hệ thống THTN cho mọi ngôn ngữ, đó là mô-đun xử lý ngôn ngữ tự nhiên (front-end) và  
mô-đun sinh tín hiệu tiếng nói (back-end). Đồng thời, chương này trình bày chi tiết về kỹ thuật THTN  
dựa trên mô hình xác suất là HMM. Một hệ thống THTN dựa trên HMM điển hình bao gồm hai giai  
đoạn: huấn luyện mô hình HMM và tổng hợp tín hiệu từ các HMM đã được huấn luyện. Việc huấn  
luyện mô hình HMM được tiến hành dựa trên các chuỗi tham số phổ và tần số cơ bản (F0) trích xuất  
từ tín hiệu tiếng nói trong CSDL. Các nghiên cứu nhằm đề xuất hướng xử lý cụ thể cho tiếng Việt sẽ  
được đề cập trong các chương tiếp theo.  
13  
Chương 2  
PHÁT TRIỂN MÔ-ĐUN XỬ LÝ NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN  
Chương này trình bày các thuật toán nhằm phát triển mô-đun xử lý ngôn ngữ tự nhiên (frond-  
end) cho hệ thống THTN từ văn bản tiếng Việt.  
2.1 Chuẩn hóa văn bản  
2.1.1 Giới thiệu  
Hình 4 trình bày thuật toán chuẩn hoá văn bản được thiết kế cho bài toán THTN tiếng Việt do  
chúng tôi tự đề xuất.  
Hình 4. Sơ đồ khối thuật toán chuẩn hoá văn bản.  
Các phần tiếp theo lần lượt trình bày cách thức xây dựng và đánh giá bộ phân lớp ký hiệu,  
thuật toán khử nhập nhằng để khai triển chữ viết tắt, và giải pháp Việt hóa cách phát âm các từ vựng  
tiếng Anh trong văn bản tiếng Việt.  
2.1.2 Phân lớp ký hiệu dùng bộ quy tắc  
2.1.2.1 Đặt vấn đề  
Để chuẩn hóa văn bản, máy tính cần phân lớp từng thẻ (token) trong văn bản vào một trong  
các lớp ký hiệu được con người sử dụng, gọi là phân lớp ký hiệu. Để phân lớp ký hiệu cho một thẻ  
thì thông tin của các thẻ khác xuất hiện trong cùng câu với thẻ hiện tại (gọi là ngữ cảnh) đóng vai trò  
thiết yếu. Ngữ cảnh có thể là đặc trưng của các thẻ lân cận hoặc từ khóa mang thông tin hỗ trợ việc  
phân lớp ký hiệu.  
2.1.2.2 Các đặc trưng của thẻ  
Error! Reference source not found. liệt kê một vài đặc trưng thường được sử dụng để phân l  
ớp ký hiệu. Một thẻ có thể được gán nhiều hơn một đặc trưng. Tổng cộng chúng tôi đã thiết kế 22  
đặc trưng (17 thuộc nhóm không liệt kê được và 5 thuộc nhóm liệt kê được). Kết quả là mỗi thẻ trong  
câu được gắn với một vec-tơ đặc trưng có 22 chiều, mỗi thành phần của vec-tơ này bằng 0 hoặc 1  
tùy thuộc vào thẻ đang xét có đặc trưng nào đó hay không.  
2.1.2.3 Các lớp ký hiệu  
Chúng tôi định nghĩa 24 lớp ký hiệu dùng để phân lớp thẻ như trong Error! Reference s  
ource not found.. Các lớp này bao phủ toàn bộ các ký hiệu trong văn bản tiếng Việt.  
14  
2.1.2.4 Quy tắc phân lớp  
Chúng tôi sử dụng hai loại quy tắc được mô tả trong để phân lớp ký hiệu cho một thẻ dựa trên  
ngữ cảnh của nó, đồng thời đề xuất bổ sung thông tin độ tin cậy của mỗi quy tắc để sắp xếp thứ tự  
ưu tiên các lớp trong trường hợp một thẻ được gán cho nhiều lớp khác nhau.  
a. Quy tắc phân lớp dựa trên ngữ cảnh tức thời  
Quy tắc loại này có dạng: B/A/C à d, nghĩa là thẻ A được phân lớp vào lớp d khi đứng liền  
trước nó là thẻ B và đứng liền sau nó là thẻ C..  
b. Quy tắc phân lớp dựa trên từ khóa xuất hiện trong cùng một câu  
Quy tắc loại này có dạng: A|T à d, nghĩa là thẻ A được phân lớp vào lớp d nếu trong câu có  
sự hiện diện của từ khóa T.  
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thiết kế được tổng cộng một bộ gồm 72 qui tắc để thực  
hiện phân lớp ký hiệu.  
2.1.2.5 Thuật toán phân lớp ký hiệu  
Sơ đồ khối của thuật toán phân lớp ký hiệu được trình bày trong Hình 5.  
Hình 5. Sơ đồ khối thuật toán phân lớp ký hiệu.  
2.1.2.6 Đánh giá độ chính xác của bộ phân lớp  
Để đánh giá độ chính xác của bộ phân lớp, chúng tôi thu thập dữ liệu văn bản từ hai trang báo  
điện tử vnexpress.net và dantri.com.vn thuộc 16 chủ đề khác nhau. Có thể thấy độ chính xác của bộ  
phân lớp khá cao, đạt trên 90% đối với 17 trên tổng số 22 lớp ký hiệu. Tuy nhiên, có hai trường hợp  
độ chính xác khá thấp là lớp định danh (IDEN) chỉ đạt 72,2% và lớp phạm vi số (NRNG) chỉ đạt  
66,7%.  
2.1.3 Khử nhập nhằng trong khai triển chữ viết tắt dùng học máy  
2.1.3.1 Đặt vấn đề  
Chúng tôi đề xuất thuật toán khai triển CVT như trong Hình 6. Ý tưởng của thuật toán này  
là ưu tiên tìm kiếm khai triển trong lân cận của CVT trong văn bản, nếu không tìm thấy thì sẽ tìm  
kiếm trong từ điển CVT. Nếu có nhiều hơn một khai triển trong từ điển thì xử lý nhập nhằng để tìm  
ra được khai triển tối ưu. Do bài toán tìm kiếm đã được khảo sát nhiều trong các nghiên cứu trước,  
chúng tôi chỉ tập trung giải quyết vấn đề khử nhập nhằng khi có nhiều khai triển cho một CVT trong  
bài báo này. Một ví dụ điển hình là chọn lựa một trong hai khai triển, “bài hát yêu thích” hay “bảo  
hiểm y tế”, để chuẩn hóa cho CVT “BHYT”.  
15  
Hình 6. Sơ đồ khối thuật toán khai triển chữ viết tắt  
2.1.3.2 Khử nhập nhằng trong khai triển CVT dùng tiếp cận học máy  
Để khử nhập nhằng khi khai triển một CVT, chúng tôi chọn tiếp cận học máy để đưa ra lựa  
chọn khai triển tối ưu trong tập hợp các khai triển có thể của CVT đó. Ở đây bài toán khử nhập nhằng  
có thể xem như bài toán phân lớp. Chúng tôi chọn bộ phân lớp Naïve Bayes cho nghiên cứu này do  
tính phổ dụng và dễ cài đặt của nó.  
Chúng tôi đã tiến hành các thử nghiệm huấn luyện và kiểm chứng bộ phân lớp Naïve Bayes  
với hai phương pháp biểu diễn ngữ cảnh: Bag-of-words và Doc2vec. Số chiều của vec-tơ đặc trưng  
khi dùng 2 mô hình biểu diễn ngữ cảnh là 100. Bảng 1 thể hiện kết quả độ chính xác khi khai triển  
CVT. Có thể thấy rằng Bag-of-words cho tỉ lệ khai triển chính xác cao hơn hoặc bằng Doc2vec trong  
mọi trường hợp. Độ chính xác trung bình của Bag-of-words là 86,0% và của Doc2vec là 79,7%.  
Bảng 1. Độ chính xác khi khai triển CVT dùng 2 mô hình biểu diễn ngữ cảnh: Bag-of-words và  
Doc2vec.  
Bag-of-  
words  
Độ chính xác  
trung bình  
STT  
CVT  
BHYT  
NS  
Khai triển  
Doc2vec  
bài hát yêu  
thích  
bảo hiểm y tế  
nghệ sĩ  
1
2
98,0%  
77,5%  
98,0%  
98,0%  
76,0%  
74,5%  
nhạc sĩ  
phát thanh  
truyền hình  
phổ thông  
trung học  
thi hành án  
tăng huyết áp  
khoa học  
kế hoạch  
3
PTTH  
83,7%  
93,3%  
69,4%  
90,0%  
76,5%  
91,7%  
4
5
THA  
KH  
77,8%  
66,7%  
72,2%  
82,9%  
Trung bình  
86,0%  
79,7%  
2.1.4 Việt hóa cách phát âm các từ vựng tiếng Anh  
2.1.4.1 Đặt vấn đề  
Trong một hệ chuyển văn bản tiếng Việt thành tiếng nói, các từ viết bằng tiếng nước ngoài  
cần được Việt hóa cách phát âm để máy tính có thể chuyển thành tiếng nói của người Việt. Vì vậy,  
16  
nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng thành công công cụ tự động phiên âm một từ  
vựng tiếng Anh bất kỳ thành chuỗi âm tiết tiếng Việt, hay nói cách khác là Việt hóa cách phát âm  
các từ vựng tiếng Anh. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng sự hỗ trợ từ một số công  
cụ như: bộ từ điển CMU, công cụ t2p (text-to-phoneme)… và căn cứ theo Bảng ký hiệu ngữ âm quốc  
tế - IPA (International Phonetic Alphabet). Với cách tiếp cận bằng việc nghiên cứu sự tương đồng  
về phát âm và ngữ âm giữa tiếng Anh và tiếng Việt cùng với các quy tắc ghép âm, thanh điệu trong  
tiếng Việt, nhóm đã nghiên cứu và triển khai được thuật toán tách chuỗi âm vị tiếng Anh thành âm  
tiết phát âm được bằng tiếng Việt và ánh xạ một âm vị tiếng Anh trong CMU sang một âm vị tiếng  
Việt trong IPA. Từ đó áp dụng các kỹ năng và kỹ thuật lập trình để xây dựng thành công công cụ  
Việt hóa cách phát âm các từ vựng tiếng Anh.  
2.1.4.2 Giải pháp  
Hình 7 trình bày mô hình tổng quát trình tự thực hiện của công cụ chúng tôi đã xây dựng.  
Hình 7. Mô hình chuyển một từ tiếng Anh sang chuỗi âm tiết tiếng Việt.  
2.1.4.3 Kết quả thực nghiệm  
Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm việc phiên âm từ tiếng Anh sang tiếng Việt dựa trên  
phương pháp đề ra. Kết quả thực hiện được thể hiện trong Bảng 2.  
Bảng 2. Kết quả phiên âm các từ Tiếng Anh thông dụng.  
Phiên âm IPA  
(theo từ điển  
Oxford)  
Phát âm tiếng  
Việt tìm được  
Phát âm tiếng Việt  
thường dùng  
Phiên âm của công cụ  
t2p  
Từ tiếng Anh  
FACEBOOK  
/ˈfeɪsbʊk/  
F EY S _ B _ _ K  
phây sơ bơ cơ  
phây búc  
SMARTPHONE /ˈsmɑːrtfoʊn/  
S M AA R T F _ OW N xơ mát phâu nơ xờ mát phôn  
_
ROBOT /ˈroʊbɑːt/  
R OW B AA T  
râu bát  
rô bốt  
17  
Phiên âm IPA  
(theo từ điển  
Oxford)  
Phát âm tiếng  
Việt tìm được  
Phát âm tiếng Việt  
thường dùng  
Phiên âm của công cụ  
t2p  
Từ tiếng Anh  
MODEL  
GOOGLE  
/ˈmɑːdl/  
/ˈɡuːɡl/  
M AA D AH L  
G UW _ G AH L  
ma đơ lơ  
gu gơ lơ  
mô đồ  
gu gồ  
MICROPHONE /ˈmaɪkrəfoʊn/  
M AY K R AH F _ OW mai cơ rơ phâu  
N _ nơ  
L IH V _ S T R IY _ M li vơ sơ tơ rim  
mai cờ rô phôn  
LIVESTREAM /ˈlaɪv striːm/  
lai xờ trim  
thái lan  
in tơ nét  
sơ vờ  
THAILAND  
INTERNET  
SERVER  
/ˈtaɪlænd/  
/ˈɪntərnet/  
/ˈsɜːrvər/  
_ _ _ AY L AE N D  
IH N T _ ER N EH T  
S _ ER V _ ER  
ai len đơ  
in tơ nét  
sơ vơ  
CLIENT  
/ˈklaɪənt/  
K L AY AH N T  
cơ lai ân tơ  
cờ lai ần  
va len thai  
còm men  
âu vờ nai  
còn phơm  
VALENTINE  
COMMENT  
OVERNIGHT  
CONFIRM  
/ˈvæləntaɪn/  
/ˈkɑːment/  
/ˌoʊvərˈnaɪt/  
/kənˈfɜːrm/  
V AE L AH N T IY N _ ve lân tin  
K AH M _ EH N T cơ men tơ  
OW V _ ER N AY _ _ T âu vơ nai tơ  
K AH N F _ ER M cân phơm  
2.2 Phân tích ngữ âm tiếng Việt  
2.3 Tạo nhãn âm vị phụ thuộc ngữ cảnh  
Mỗi âm vị trong câu được gán một nhãn nhúng các thông tin về ngữ cảnh của âm vị đó trong  
câu. Thông tin ngữ cảnh của âm vị chứa toàn bộ các yếu tố có thể ảnh hưởng đến đặc trưng âm học  
của âm vị đó. Các yếu tố ngữ cảnh được liệt kê trên nhiều mức như sau:  
-
-
-
-
-
-
-
-
Mức âm vị (phoneme):  
Âm vị hiện tại, hai âm vị đứng trước, hai âm vị đứng sau  
Vị trí của âm vị trong âm tiết hiện tại  
Mức âm tiết (syllable):  
Thanh điệu của âm tiết {hiện tại, trước, sau}  
Số lượng các âm vị của âm tiết {hiện tại, trước, sau}  
Vị trí của âm tiết trong từ hiện tại  
Mức từ (word):  
Số lượng âm tiết trong từ {hiện tại, trước, sau}  
Vị trí của từ trong cụm từ hiện tại  
Mức cụm từ (phrase):  
Số lượng {âm tiết, từ} trong cụm từ {trước, hiện tại, sau}  
Vị trí của cụm từ hiện tại trong câu  
Mức câu (sentence):  
-
-
Số lượng {âm tiết, từ, cụm từ} trong câu  
2.4 Kết chương  
Chương này trình bày các thuật toán nhằm cài đặt mô-đun xử lý ngôn ngữ tự nhiên (frond-  
end) cho hệ thống THTN từ văn bản tiếng Việt. Văn bản đầu vào cần được chuẩn hoá, sau đó được  
chuyển thành biểu diễn ngữ âm tương ứng cho từng câu. Biểu diễn ngữ âm này chứa các thông tin  
liên quan đến ngữ âm của câu nói sắp được tổng hợp, ví dụ như chuỗi âm vị và các đặc trưng về ngữ  
điệu của câu. Cuối cùng, các thông tin ngữ âm này được chuyển thành chuỗi nhãn âm vị phụ thuộc  
ngữ cảnh của câu. Chuỗi nhãn âm vị phụ thuộc ngữ cảnh này sẽ là đầu vào cho mô-đun tổng hợp  
tiếng nói dùng HMM trong chương sau.  
18  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 25 trang yennguyen 26/03/2022 8220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo tóm tắt Đề tài Nghiên cứu cải thiện chất lượng tiếng nói tiếng Việt dựa trên mô hình xác suất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_tom_tat_de_tai_nghien_cuu_cai_thien_chat_luong_tieng.pdf