Báo cáo Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG  
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG  
  
BÁO CÁO  
QUY HOẠCH THĂM DÕ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG  
KHOÁNG SẢN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020,  
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030  
(Báo cáo đã được chỉnh sửa theo Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày  
19/12/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang)  
Kiên Giang, năm 2016  
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG  
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG  
  
Tác giả: Lưu Văn Tâm, Đinh Quế Dương,  
Trương Nhân Đạo, Hoàng Chiến Thắng,  
Phan Thùy Mai, Nguyễn Văn Thành,  
Nguyễn Tuấn Giang.  
Chủ biên: Bùi Minh Tuân  
BÁO CÁO  
QUY HOẠCH THĂM DÕ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG  
KHOÁNG SẢN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020,  
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030  
(Báo cáo đã được chỉnh sửa theo Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày  
19/12/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang)  
Cơ quan chủ trì  
Sở Tài nguyên và Môi trƣờng  
tỉnh Kiên Giang  
Đơn vị thực hiện  
Công ty Cổ phần tƣ vấn Nam Khang  
Tổng Giám đốc  
Phó Giám đốc  
(Đã ký)  
(Đã ký)  
Võ Thị Vân  
Vũ Văn Thủy  
Kiên Giang, năm 2016  
1
Báo cáo “Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030  
MỤC LỤC  
Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang  
1
Đơn vi thực hiện: Công ty CP tư vấn Nam Khang, năm 2016  
Báo cáo “Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030  
Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang  
2
Đơn vi thực hiện: Công ty CP tư vấn Nam Khang, năm 2016  
Báo cáo “Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030  
Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang  
3
Đơn vi thực hiện: Công ty CP tư vấn Nam Khang, năm 2016  
Báo cáo “Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030  
6.8.1. y ban nhân dân tnh:..................................................... Error! Bookmark not defined.  
Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang  
4
Đơn vi thực hiện: Công ty CP tư vấn Nam Khang, năm 2016  
Báo cáo “Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030  
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  
BKHĐT  
BTNMT  
BĐKH  
CT-TTg  
CCN  
: Bộ Kế hoạch và Đầu tư  
: Bộ Tài nguyên và Môi trường  
: Biến đổi khí hậu  
: Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ  
: Cụm Công nghiệp  
CN-TTCN  
ĐBSCL  
GPTD  
: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp  
: Đồng bằng sông cửa long  
: Giấy phép thăm dò  
GPKT  
: Giấy phép khai thác  
HĐND  
: Hội đồng nhân dân  
Luật Khoáng sản số : Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11  
60/2010/QH12  
năm 2010  
-CP  
: Nghị định của Chính phủ  
: Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của  
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của  
Luật khoáng sản  
158/2012/NĐ-CP  
: Nghị quyết số 153/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm  
2010 của Hội đồng nhân tỉnh Kiên Giang  
Nghị quyết số  
153/NQ-HĐND  
NN&PTNT  
NQ  
: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  
: Nghị quyết  
NBD  
: Nước biển dâng  
QĐ  
: Quyết định  
QH  
: Quốc hội  
QHKS  
QHSDĐ  
QL  
: Quy hoạch khoáng sản  
: Quy hoạch sử dụng đất  
: Quốc lộ  
UBND  
TT  
: Ủy ban nhân dân  
: Thông tư  
SXCN  
VLXD  
WTO  
: Sản xuất công nghiệp  
: Vật liệu xây dựng  
: Tổ chức thương mại thế giới  
Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang  
5
Đơn vi thực hiện: Công ty CP tư vấn Nam Khang, năm 2016  
Báo cáo “Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030  
DANH MỤC BẢNG BIỂU  
Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang  
6
Đơn vi thực hiện: Công ty CP tư vấn Nam Khang, năm 2016  
 
Báo cáo “Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030  
Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang  
7
Đơn vi thực hiện: Công ty CP tư vấn Nam Khang, năm 2016  
Báo cáo “Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030  
MỞ ĐẦU  
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn,  
thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng  
chất ở bãi thải của mỏ. Tỉnh Kiên Giang khoáng sản khá đa dạng, có mặt ở trên đất  
liền, dưới biển và hải đảo.  
Khoáng sản là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quan trọng của quốc gia do nhà  
nước thống nhất quản lý bảo vệ nhằm tổ chức khai thác hợp lý, tiết kiệm và có hiệu  
quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.  
Quy hoạch tài nguyên khoáng sản nhằm đánh giá tiềm năng các loại khoáng  
sản, hiện trạng các hoạt động khoáng sản; căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển  
kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng chiến lược khoáng sản; quy hoạch khoáng  
sản của cả nước, xác định nhu cầu về khoáng sản trong kỳ quy hoạch; các vấn đề môi  
trường, an ninh, quốc phòng …, trên cơ sở đó khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại  
khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác trong kỳ.  
Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, gắn  
với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng  
cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn  
xã hội.  
Hoạt động khoáng sản liên quan và tác động đến rất nhiều lĩnh vực (đất đai,  
nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, giao thông, cảnh quan môi trường, an ninh, quốc  
phòng v.v…). Khi kinh tế càng phát triển nhu cầu sử dụng nguyên liệu khoáng càng  
tăng, đặc biệt là các khoáng sản vật liệu xây dựng. Tài nguyên khoáng sản phân bố  
trong lòng đất mà trên bề mặt thường bị chồng lấn bởi các tài nguyên khác. Vì vậy,  
công tác điều tra và lập quy hoạch dài hạn về các tài nguyên khoáng sản là vấn đề cấp  
thiết, cần phải đi trước làm cơ sở để quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý.  
So với nhiều tỉnh trong khu vực, tỉnh Kiên Giang thực sự có thế mạnh về tiềm  
năng tài nguyên khoáng sản, đến nay, đã đăng ký được 237 mỏ và biểu hiện khoáng  
sản trong đó có 206 mỏ khoáng sản vật liệu xây dựng và than bùn. Các khoáng sản  
chính có giá trị kinh tế cao đã và đang được thăm dò, khai thác với sản lượng ngày  
càng tăng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Kiên  
Giang và trong khu vực.  
Căn cứ Luật Khoáng sản năm 2010; Chương trình hành động số 20-CTr/TU  
ngày 23 tháng 4 năm 2012 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ  
Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm  
2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 13/11/2015 của  
UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng  
Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản và  
căn cứ thực trạng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn của tỉnh có sự thay đổi như phát  
hiện thêm một số điểm mỏ mới (trên đất liền và biển), có sự thay đổi về nhu cầu sử  
dụng khoáng sản để phục vụ cho một số dự án mới liên quan đến hạ tầng ven biển và  
đảo; các dự án chịu tác động của biến đổi khí hậu... Do đó việc lập Dự án Quy hoạch  
thăm dò, khai thác khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến  
năm 2030 là cần thiết và đúng theo quy định và phù hợp tình hình thực tế hoạt động  
khoáng sản trên địa bàn tỉnh.  
Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang  
8
Đơn vi thực hiện: Công ty CP tư vấn Nam Khang, năm 2016  
 
Báo cáo “Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030  
Năm 2010 dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Kiên Giang, Sở Tài nguyên và Môi  
trường đã tiến hành lập “Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây  
dựng thông thường và than bùn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010-2020 và dự báo đến  
năm 2025” (gọi tắt là quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai  
đoạn 2010-2020). Báo cáo Quy hoạch đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua theo  
Nghị quyết số 153/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2010 và Ủy ban nhân dân tỉnh  
Kiên Giang có Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 11/02/2011 về việc phê duyệt  
quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than  
bùn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 - 2020 và dự báo đến năm 2025.  
Năm 2013 nhằm bổ sung một số điểm mỏ than bùn mới được phát hiện, tăng độ  
sâu khai thác một số mỏ đá xây dựng, loại bỏ một số điểm mỏ sét, vật liệu san lấp khỏi  
Quy hoạch không phù hợp. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành lập “Báo cáo  
Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản giai đoạn  
2010-2015 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” và đã được thông qua Nghị quyết số  
48/2013/NQ-HĐND ngày 06/12/2013 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang; Quyết  
định số 14/2014/-UBND ngày 12/02/2014.  
Thực tế sau 05 năm thực hiện quy hoạch, tài nguyên khoáng sản của tỉnh đã  
được quản lý và đầu tư thăm dò khai thác có hiệu qủa từng bước đưa hoạt động  
khoáng sản trên địa bàn của tỉnh vào nề nếp, đúng quy định đồng thời góp phần phát  
triển kinh tế xã hội trên địa bàn của tỉnh.  
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN  
KHOÁNG SẢN  
1. Những yêu cầu về pháp lý  
- Tại Khoản 2, Điều 10 của Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 quy định Quy  
hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương  
có kỳ quy hoạch quy định là 5 năm, tầm nhìn 10 năm; các dự án: "Quy hoạch thăm dò,  
khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Kiên Giang  
giai đoạn 2010 - 2020 và dự báo đến năm 2025" và Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch  
thăm dò, khai thác khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến  
năm 2020 đã hết kỳ quy hoạch;  
- Quyết định số 239/QĐ-BTNMT, ngày 30/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi  
trường về việc phê duyệt kết qủa khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ  
đợt 3 giao UBND tỉnh quản lý, cấp phép khai thác hai mỏ đá vôi, theo quy định cần  
xác định vào quy hoạch trong kỳ;  
- Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 23 tháng 4 năm 2012 của Tỉnh  
ủy thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược  
khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế  
hoạch số 106/KH-UBND ngày 13/11/2015 của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số  
03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường  
hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản với mục tiêu cụ thể:  
+ Giai đoạn 2011 - 2020:  
Thực hiện công tác điều tra cơ bản và hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất  
khoáng sản tỉ lệ 1/50.000 ở các địa phương có phân bố tài nguyên khoáng sản. Công tác  
điều tra địa chất và khoáng sản đạt 80% diện tích ven bờ biển, xung quanh các đảo đến  
Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang  
9
Đơn vi thực hiện: Công ty CP tư vấn Nam Khang, năm 2016  
 
Báo cáo “Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030  
độ sâu 20m nước. Đánh giá làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong các cấu trúc có  
tiền đề và dấu hiệu địa chất thuận lợi đến độ sâu 20m nước.  
Tổ chức điều tra, đánh giá đến độ sâu cote -100m đối với các mỏ đá vôi xi măng;  
đến độ sâu cote -50m đối với các mỏ đá làm vật liệu xây dựng; đánh giá đúng trữ  
lượng các loại khoáng sản hiện có. Thực hiện thăm dò một số loại khoáng sản có tiềm  
năng lớn như: than bùn, vật liệu san lấp để đấu giá quyền khai thác.  
+ Giai đoạn 2020 - 2030:  
Hoàn thành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác về tài nguyên  
khoáng sản phục vụ công tác dự báo, hoạch định chính sách đầu tư, phát triển các  
trung tâm công nghiệp tập trung chế biến khoáng sản.  
2. Về thực trạng hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh  
- Có nhiều dự án xây dựng trên địa bàn huyện Phú Quốc như Resort, khu nghỉ  
dưỡng, bệnh viện, sân bay và các kết cấu hạ tầng khác đòi hỏi phải có nguồn vật liệu  
san lấp, đá xây dựng, cát xây dựng…vv rất lớn; Ngoài ra TP.Rạch Giá cũng có nhu  
cầu lớn về nguồn vật liệu san lấp để phục vụ cho khu lấn biển, tái định cư…vv.  
- Những nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu đòi hỏi  
các sản phẩm chế biến từ khoáng sản như đá vôi làm phân bón sử dụng trong nông  
nghiệp, lâm nghiệp; sản xuất vôi công nghiệp, gạch nhẹ trưng áp phục vụ cho các  
ngành công nghiệp xây dựng; nhu cầu về vật liệu san lấp, đất, đá đề xây dựng các  
công trình ứng phó với biến đổi khí hậu..;  
- Công nghệ về khai thác và chế biến khoáng sản ngày càng được nâng cao, các  
mỏ than bùn đã được áp dụng những quy trình công nghệ mới; các mỏ đá vôi, đá xây  
dựng cũng được đề xuất tăng độ sâu khai thác nhằm tránh lãng phí tài nguyên;  
- Các tài liệu điều tra mới cho thấy phát hiện nhiều khu vực biển tỉnh Kiên  
Giang có tài nguyên khoáng sản biển có thể khai thác sử dụng cho xây dựng kết cấu,  
công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, ...Tuy nhiên các nghiên còn sơ bộ, cần điều  
tra, đánh giá đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác phục vụ phát triển kinh tế- xã hội  
phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.  
3. Về biến đổi khí hậu  
Theo dự báo sự ảnh hưởng của mực nước biển dâng trên địa bàn tỉnh Kiên  
Giang, hiện nay có 9/15 huyện, thị xã, thành phố có các xã, phường, thị trấn ven biển,  
hải đảo, dự báo có khả năng ảnh hưởng của mực nước biển dâng đối với các khu dân  
cư, cơ sở kinh tế hạ tầng, cụm công nghiệp.  
Để ứng phó một trong những yếu tố về mặt kỹ kỹ thuật cần quy hoạch lại hệ  
thống đê biển, đê sông; cứng hóa và nâng chiều cao hệ thống này; phải lập phương án  
chắn sóng, gió, triều cường; thiết kế xây dựng các hạng mục công trình xây dựng hạ  
tầng kỹ thuật cho phù hợp theo cao trình so với mặt nước biển để đảm bảo kết cấu hạ  
tầng của các khu dân cư, khu công nghiệp. Các hoạt động này đòi hỏi một lượng  
khoáng sản vật liệu xây dựng rất lớn tác động đến hoạt động khoáng sản trên địa bàn  
Kiên Giang.  
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN KHOÁNG  
SẢN  
Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang  
10  
Đơn vi thực hiện: Công ty CP tư vấn Nam Khang, năm 2016  
 
Báo cáo “Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030  
Báo cáo “Dự án Quy hoạch, thăm dò khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên  
Giang giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được thành lập trên cơ sở pháp  
lý như sau:  
* Luật  
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội  
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 8;  
- Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Quốc  
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;  
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội nước  
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;  
- Luật tài nguyên môi trường biển và Hải đảo ngày 17/12/2014 của Quốc hội  
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;  
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội  
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;  
* Nghị định, nghị quyết  
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi  
bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ  
về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;  
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê  
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội;  
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ  
Quy định chi tiết hành một số điều của Luật Khoáng sản;  
- Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X, nhiệm kỳ  
2015-2020;  
- Nghị quyết 63/NQ-CP, ngày 23/5/2013 của Chính phủ về việc Quy hoạch sử  
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Kiên  
Giang;  
- Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 19/12/2016 của Hội đồng nhân tỉnh  
về việc quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai  
đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.  
* Chỉ thị  
- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định Về  
việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;  
- Chỉ thị 06/CT-UBND ngày 17/7/2012 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc  
tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác than bùn trên địa bàn  
tỉnh Kiên Giang;  
- Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ : Về việc  
tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét  
nung.  
* Thông tƣ  
Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang  
11  
Đơn vi thực hiện: Công ty CP tư vấn Nam Khang, năm 2016  
Báo cáo “Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030  
- Thông tư số 05/2016/TT-BKHĐT ngày 6/6/2016 V/v hưỡng dẫn lồng ghép  
nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế -  
xã hội.  
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 Bộ Kế hoạch  
và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố  
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm  
chủ yếu;  
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 Bộ Kế hoạch  
và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy  
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản  
phẩm chủ yếu;  
* Quyết định  
- Quyết định 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc  
Phê duyệt “Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;  
- Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 26 tháng 07 năm 2011 của Thủ Tướng  
Chính phủ về việc Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang thời  
kỳ đến năm 2020;  
- Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc  
phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020;  
- Quyết định số 1469/QĐ-TTg, ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê  
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 và định hướng  
đến năm 2030;  
- Quyết định số 239/QĐ-BTNMT, ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng bộ Tài  
Nguyên và Môi trường về việc khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ  
đợt 3;  
- Quyết định số 1245/QĐ-BCT ngày 04/02/2015 của Bộ Công thương phê  
duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than bùn trên phạm vi cả  
nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;  
- Quyết định số 2460/QĐ-UBND ngày 05/10/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh  
Kiên Giang về việc phê duyệt "Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Kiên  
Giang đến năm 2020";  
- Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2011 của  
UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật  
liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010-2020  
và dự báo đến năm 2025  
- Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 12/02/2014 của UBND tỉnh về việc  
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên  
Giang giai đoạn 2010 – 2015 và dự báo đến năm 2025;  
- Quyết định số 2643/2014/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 của UBND tỉnh về  
việc phê duyệt khu vực cấm và khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa  
bàn tỉnh Kiên Giang;  
- Quyết định số 1249/QĐ-UBND ngày 11/6/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh  
Kiên Giang về việc phê duyệt "Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi  
trường vùng ven biển tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2014 - 2020";  
Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang  
12  
Đơn vi thực hiện: Công ty CP tư vấn Nam Khang, năm 2016  
Báo cáo “Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030  
- Quyết định số 21/2016/-UBND ngày 29/7/2016 của UBND tỉnh về việc  
Quy định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp  
giấy phép của UBND tỉnh Kiên Giang.  
* Các văn bản khác  
- Báo cáo số 184/BC-UBND ngày 17/8/2016 về việc đánh giá tình hình 5 năm  
thực hiện luật khoáng sản 2010;  
- Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 23 tháng 4 năm 2012 của Tỉnh  
ủy thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược  
khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;  
- Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 08/5/2014 về việc thực hiện Quyết định  
1570/QĐ-TTg ngày 06/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược khai  
thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn  
đến năm 2030;  
- Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 13/11/2015 của UBND tỉnh thực hiện Chỉ  
thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng  
cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;  
- Văn bản số 4595/VP-KTCN, ngày 05/10/2015 của VP UBND tỉnh Kiên  
Giang v/v chấp thuận chủ trương lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng tài  
nguyên khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030;  
- Quy định tạm thời nội dung chủ yếu của công tác điều tra cơ bản địa chất về  
tài nguyên và khoáng sản rắn đới biển nông ven bờ (0 - 30m nước) Việt Nam, tỉ lệ  
1/100.000 - 1/50.000 của Bộ Công nghiệp ban hành năm 2001;  
- Đơn giá các công trình địa chất tính theo Quyết định 1784/QĐ-BTNMT ngày  
26/10/2012 của Bộ TNMT;  
- Đề cương Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên  
Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 được cấp thẩm quyền phê duyệt;  
III. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN  
1. Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội  
và thực trạng hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trên địa bàn  
tỉnh Kiên Giang.  
2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.  
3. Xác định phương hướng, mục tiêu thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản  
trong kỳ quy hoạch.  
4. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng  
sản.  
5. Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai  
thác và tiến độ thăm dò, khai thác. Khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản được giới  
hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ  
quốc gia với tỷ lệ thích hợp.  
6. Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác.  
Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang  
13  
Đơn vi thực hiện: Công ty CP tư vấn Nam Khang, năm 2016  
 
Báo cáo “Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030  
7. Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.  
IV. NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN  
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đã tiến hành thực hiện các nhiệm vụ và các  
phương pháp nghiên cứu như sau:  
1- Thu thập và xử lý các tài liệu có trước về địa chất khoáng sản, về hiện trạng  
thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản.  
2- Điều tra địa chất khoáng sản bổ sung tại một số khu vực có triển vọng  
khoáng sản trên địa bàn huyện Phú Quốc, Kiên Lương, TP.Rạch Giá.  
3- Tổng hợp các số liệu về địa chất khoáng sản, đánh giá tiềm năng khoáng sản  
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.  
4- Báo cáo thuyết minh “Dự án Quy hoạch, thăm dò khai thác, sử dụng khoáng  
sản giai đoạn 2016 -2020, tầm nhìn đến năm 2030”.  
5- Thành lập bản đồ Quy họach thăm dò, khai thác sử dụng khóang sản tỉnh  
Kiên Giang thời kỳ 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.  
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU  
a). Phm vi ranh gii lp Quy hoch  
Phm vi nghiên cu lp Quy hoch khoáng sn bao gm toàn bdin tích tự  
nhiên nm trong ranh gii hành chính tnh Kiên Giang, vi quy mô din tích là  
6.348,78 km2, bao gm thành phRch Giá, thxã Hà Tiên và 13 huyn: Giang Thành,  
Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hip, Châu Thành, Ging Ring, Gò Quao, An Biên, An  
Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Phú Quc, Kiên Hi.  
b). Phm vi vni dung nghiên cu  
- Ni dung lp quy hoch tp trung chyếu vào các lĩnh vực thăm dò, khai  
thác, sdng tài nguyên khoáng sn, các lĩnh vực liên quan khác skế tha các tài  
liu của các ngành để đánh giá và định hướng mt cách tng quát.  
- Phm vi nghiên cu: quy hoạch đối vi các loi khoáng sn thuc quyn cp  
phép ca UBND tỉnh được quy định ti khon 2, điều 82 ca lut khoáng sn.  
- Vphm vi thi gian: sliu hin trng stp trung thu thập, đánh giá cho  
thi k2010-2015; sliu Quy hoch chi tiết cho thi k2016-2020, tm nhìn đến  
năm 2030 theo quy định tại đim b, khon 2, điu 10 ca lut khoáng sn.  
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN  
Báo cáo “Dự án Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản giai đoạn  
2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030” do Sở Kế hoạch và Đầu tư – Cơ quan thường  
trực thẩm định.  
Sở Tài nguyên Môi trường và ng ty CP tư vấn Nam Khang là đơn vị phối  
hợp thực hiện.  
Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang  
14  
Đơn vi thực hiện: Công ty CP tư vấn Nam Khang, năm 2016  
     
Báo cáo “Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030  
Trong quá trình thực hiện có sự phối hợp với một số sở ban ngành của tỉnh  
Kiên Giang: Sở Tư pháp, Sở tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương,  
Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Sở Nông  
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh và Ủy ban nhân dân các  
huyện, thị xã, thành phố.  
VII. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC CỦA DỰ ÁN  
Kết quả đạt được của dự án gồm:  
1. Báo cáo thuyết minh tổng hợp: Dự án Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử  
dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.  
Các bản vẽ kèm theo:  
- Sơ đồ giao thông, tỷ lệ 1: 550.000 (đóng trong báo cáo);  
- Bản đồ địa chất và khoáng sản tỉnh Kiên Giang, tỷ lệ 1: 50.000, bản vẽ số 2  
gồm 8 tờ bản đồ, 1 bảng chỉ dẫn và thống kê các điểm khoáng sản.  
Bản vẽ 2-1: tờ Hà Tiên, Kiên Lương  
Bản vẽ 2-2: tờ Hòn Đất  
Bản vẽ 2-3: Tờ Tân Hiệp  
Bản vẽ 2-4: tờ An Minh  
Bản vẽ 2-5: tờ Giồng Riềng  
Bản vẽ 2-6: tờ Vĩnh Thuận  
Bản vẽ 2-7: tờ Kiên Hải  
Bản vẽ 2-8: tờ Phú Quốc  
- Bản đồ Quy hoạch, thăm dò khai thác, sử dụng khoáng sản giai đoạn 2016-  
2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỷ lệ 1: 200.000 (tổng thể toàn tỉnh);  
- Bản đồ Quy hoạch, thăm dò khai thác, sử dụng khoáng sản giai đoạn 2016-  
2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỷ lệ 1: 50.000, bản vẽ số 3, gồm 8 tờ:  
Bản vẽ 3-1: huyện Giang Thành  
Bản vẽ 3-2: thị xã Hà Tiên  
Bản vẽ 3-3: huyện Kiên Lương  
Bản vẽ 3-4: huyện Hòn Đất  
Bản vẽ 3-5: thành phố Rạch Giá  
Bản vẽ 3-6: huyện Gò Quao  
Bản vẽ 3-7: huyện Kiên Hải  
Bản vẽ 3-8: huyện Phú Quốc  
Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang  
15  
Đơn vi thực hiện: Công ty CP tư vấn Nam Khang, năm 2016  
 
Báo cáo “Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030  
CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI  
TỈNH KIÊN GIANG  
1.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN  
1.1.1. Vị trí địa lý  
Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm ở tận  
cùng phía Tây Nam của Tổ Quốc, lãnh thổ bao gồm đất liền và hải đảo. Phần đất liền  
nằm trong tọa độ địa lý: 9°23'50 - 10°32'30 vĩ độ Bắc và từ 104°26'40 -  
105°32'40 kinh độ Đông.  
Tnh Kiên Giang có din tích tự nhiên (DTTN) năm 2015 là 634.878,3 ha  
(chiếm 15,6% DTTN ĐBSCL, 1,9% DTTN cả nước), dân số năm 2015 là 1.762.281  
người, chiếm khong 10% dân số vùng ĐBSCL, 1,9% dân số cả nước. Phía Đông Bắc  
giáp các tnh An Giang, thành phCần Thơ và tỉnh Hu Giang; phía Nam giáp các  
tnh Cà Mau và Bc Liêu; phía Tây Nam giáp vnh Thái Lan với hơn 200 km bờ biển  
và các đảo; phía Bc giáp Campuchia với đường biên gii dài 56,8 km; có 05 qun  
đảo: An Thi, ThChâu, Nam Du, Bà La và Hi Tặc. Đơn vị hành chính ca tnh  
Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính gm: Thành phRch Giá, thxã Hà Tiên và 13  
huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hip, Châu Thành, Ging Ring, Gò Quao, An  
Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Giang Thành và 2 huyện đảo là Phú  
Quc, Kiên Hi, vi tng số 145 xã, phường. Trong đó, TP Rạch Giá là trung tâm  
chính tr, kinh tế, văn hóa, xã hi ca tỉnh Kiên Giang, đồng thi là thành phduy nht  
nm ven bin min Tây Nam B, cách thành phCần Thơ 120 km về phía Đông,  
cách thành phHChí Minh 248 km về Đông – Bc, cách thxã Hà Tiên thuc Kiên  
Giang 90 km vphía Tây - Bc.  
1.1.2. Địa hình  
Kiên Giang có địa hình cơ bản tương đối bằng phẳng ven biển Hà Tiên có các  
rặng núi thấp , cao độ thay đổi không nhiều từ 0,18 m - 1,2 m có thể chia làm 4 vùng:  
1.1.2.1. Vùng Tứ giác Long Xuyên  
Địa hình có hướng dốc từ Tây Bắc sang Đông Nam, với các vùng trũng cục bộ,  
cao trình biến đổi từ 0,2 - 1,2 m; nơi cao nhất là vùng đất giáp Campuchia: 0,8 m - 1,2  
m; nơi thấp nhất là vùng phía Tây kênh Rạch Giá - Hà Tiên từ 0,2 - 0,7 m. Ven biển  
Rạch Giá - Hà Tiên có rải rác các đồi núi thấp cặp với quốc lộ 80 tạo nên một bờ viền  
ngăn nước.  
1.1.2.2.Vùng Tây Sông Hậu  
Địa hình hướng dốc chính từ Đông Bắc sang Tây Nam, là vùng cửa mở tiếp  
giáp với vùng Tứ Giác Long Xuyên, thoát lũ sông Hậu ra sông Cái Lớn. Cao độ  
biến đổi từ 0,2 - 0,8 m; nơi cao nhất là vùng Tân Hiệp từ 0,7 - 0,9 m; thấp nhất là  
vùng ven sông Cái Bé từ 0,1 - 0,2 m.  
1.1.2.3. Vùng U Minh Thượng  
Địa hình nghiêng dần ra biển Tây, có nhiều vùng trũng, là trung tâm ngập nước  
vào mùa mưa. Cao độ biến động từ 0,1 - 1,1 m; nơi cao nhất của tiểu vùng là trung  
tâm Hồ Rừng từ 0,8 - 1,2 m; thấp nhất là vùng ven sông Cái Lớn từ - 0,1 đến - 0,4 m.  
Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang  
16  
Đơn vi thực hiện: Công ty CP tư vấn Nam Khang, năm 2016  
             
Báo cáo “Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030  
1.1.2.4. Vùng đảo và hải đảo  
Địa hình thường cao nhất ở phần giữa đảo và thoải đều dần 4 phía. Riêng  
đảo Phú Quốc có địa hình có phức tạp hơn và bị chia cắt bởi các sông, rạch; nơi có  
địa hình cao nhất là phía Bắc đảo và thấp dần về phía Nam đảo.  
1.1.3. Khí hậu, thời tiết  
Tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh  
năm, nhiệt độ bình quân từ 27,5 - 27,7oC, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng  
nông, lâm, thủy sản cho năng suất cao.  
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa, từ tháng 05  
đến tháng 11, lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa trong năm, trung bình từ  
88,1 mm đến 544,5 mm/tháng. Mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau chỉ chiếm  
khoảng 10% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngoài đảo phân bố nhiều hơn so với  
đất liền.  
Độ ẩm phân hóa rõ rệt theo mùa, thấp nhất là mùa khô và cao hơn vào mùa  
mưa, trung bình khoảng 81% - 82%. Nhìn chung, thời tiết khá thuận lợi cho việc phát  
triển nông nghiệp, tuy nhiên cũng có những hạn chế như thiếu nước vào mùa khô và  
ngập úng vào mùa mưa, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.  
1.1.4. Tài nguyên đất  
Theo kết quả khảo sát phân loại đất, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 05 nhóm  
đất chính, với quy mô như sau (chỉ tính phần diện tích ở đất liền):  
- Nhóm đất phù sa không phèn: Diện tích chiếm khoảng 35,49% tổng diện tích  
tự nhiên. Tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng và Gò  
Quao. Đây là vùng phù sa tiếp nối của dải đất phù sa phía Tây sông Hậu.  
- Nhóm đất phèn: Diện tích khoảng 50,36% tổng diện tích tự nhiên. Tập trung ở  
các huyện Hòn Đất và thị xã Hà Tiên, ngoài ra còn phân bố ở khu vực bán đảo Cà  
Mau.  
- Nhóm đất phù sa cổ: Diện tích chiếm khoảng 9,48% tổng diện tích tự nhiên.  
Phân bố tập trung dọc sông Giang Thành, tạo thành các dạng gò nổi cao trong vùng  
đất phèn thuộc đồng bằng Hà Tiên. Trong nhóm đất này còn có loại đất núi, tầng mặt  
nghèo hữu cơ, xói mòn, lớp đất mịn mỏng, khó có thể canh tác được, tập trung chủ yếu  
ở các núi đá ven biển Hà Tiên - Hòn Đất.  
- Nhóm than bùn - phèn: Diện tích chiếm khoảng 0,36% tổng diện tích tự nhiên.  
Phân bố chủ yếu ở vườn Quốc Gia U Minh Thượng. Đất than bùn trước đây có quy mô  
và trữ lượng lớn. Tuy nhiên, do rừng tràm bị cháy và tình trạng khai thác triệt để nên  
diện tích đất than bùn chỉ còn lại rất ít, trữ lượng giảm dần.  
- Nhóm đất cát: Diện tích chiếm khoảng 1,36% tổng diện tích tự nhiên. Chủ yếu  
tập trung ở đảo Phú Quốc.  
Ngoài ra, còn có nhóm đất có mặt nước ven biển: Diện tích 13.781 ha, là chỉ tiêu  
quan sát, không tính vào diện tích tự nhiên, chủ yếu dùng để nuôi trồng thủy sản.  
Bảng 1: Diện tích, cơ cấu nhóm đất chính  
Nhóm đất  
Diện tích (ha)  
Tỷ trọng (%)  
Tổng diện tích tự nhiên  
1. Nhóm đất phù sa không phèn  
2. Nhóm đất phèn  
634.627,00  
225.238,15  
319.591,11  
100,00  
35,49  
50,36  
Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang  
17  
Đơn vi thực hiện: Công ty CP tư vấn Nam Khang, năm 2016  
       
Báo cáo “Quy hoạch, thăm dò khai thác sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 -  
2020, tầm nhìn đến năm 2030  
3. Nhóm đất phù sa cổ  
60.161,31  
9,48  
4. Nhóm đất than bùn - phèn  
5. Nhóm đất cát  
6. Sông, hồ  
2.284,61  
8.630,74  
18.721,08  
0,36  
1,36  
2,95  
Nguồn: Số liệu từ Quy hoạch kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-  
2015 và định hướng đến năm 2020.  
1.1.4.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất  
a. Nhóm đất nông nghiệp  
* Diện tích, phân bố đất nông nghiệp  
Diện tích nhóm đất nông nghiệp năm 2015: 570.828ha, chiếm đến 89,91% tổng  
diện tích tự nhiên, trong đó có 08 huyện: Giang Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp, Giồng  
Riềng, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận có tỷ lệ đất nông nghiệp trên  
90% DTTN; 04 huyện: Kiên Lương, Châu Thành, Gò Quao, Phú Quốc nằm trong  
khoảng 85-90% DTTN; còn lại Tx. Hà Tiên (74,36%), huyện Kiên Hải (77,2%) và  
Tp. Rạch Giá (69,29%). Bình quân mỗi lao động nông nghiệp khoảng 0,9 ha đất sản  
xuất nông nghiệp, gấp 03 lần so với trung bình toàn quốc (0,3ha), thể hiện thế mạnh về  
phát triển nông nghiệp của Tỉnh, nhất là trong sản xuất lúa gạo. Hiện trạng sử dụng  
một số loại đất trong nhóm đất nông nghiệp như sau:  
- Đất trồng lúa: Trong xu thế đất trồng lúa ở các tỉnh, thành trong cả nước đều  
giảm thì Kiên Giang là một trong số ít các tỉnh không những giữ vững được diện tích  
đất trồng lúa theo chỉ tiêu quốc gia phân bổ mà còn tăng diện tích, góp phần quan  
trọng trong đảm bảo chỉ tiêu 3,8 triệu ha đất lúa đến năm 2020 của cả nước. Theo số  
liệu kiểm kê đất đai, năm 2015 đất trồng lúa ở Kiên Giang là 395.820ha, chiếm đến  
62,35% DTTN toàn tỉnh và chiếm trên 10% diện tích đất trồng lúa của cả nước; là tỉnh  
đứng đầu cả nước trong sản xuất lúa gạo (sản lượng lúa năm 2015 toàn tỉnh đạt 4,64  
triệu tấn, chiếm trên 10% sản lượng lúa cả nước). Theo số liệu kiểm kê đất đai thì  
trong đất trồng lúa có khoảng 327.814ha là đất chuyên trồng lúa nước (sản xuất 2-3 vụ  
lúa/năm) và khoảng 68.000ha là đất lúa nước còn lại (đất lúa - tôm). Tuy nhiên, trong  
đợt thiên tai hạn hán năm 2015-2016 vừa qua có khoảng 22.866ha lúa Đông xuân ở  
c huyện ven biển như Hòn Đất, Kiên Lương, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận,  
UMT…sản xuất trên đất chuyên trồng lúa nước bị nước mặn xâm nhập dẫn tới thiệt  
hại nghiêm trọng, gần như mất trắng..  
- Đất trồng cây hàng năm khác: Có diện tích không đáng kể, toàn tỉnh chỉ có  
5.267ha, chiếm 0,83% DTTN. Trong đó, có khoảng 1.054ha đất cỏ bàng nằm trong  
Khu bảo tồn loài sinh cảnh Phú Mỹ ở huyện Giang Thành, đất trồng mía ở UMT, Gò  
Quao, Hòn Đất và đất rau màu rải rác ở các huyện còn lại.  
- Đất trồng cây lâu năm: Có diện tích 62.021ha, chiếm 9,77% DTTN. Ngoại trừ  
Phú Quốc, Kiên Hải, Tx. Hà Tiên và một số núi sót ở Kiên Lương, Hòn Đất đất cây  
lâu năm phân bố trên địa hình đồi núi tự nhiên; đất cây lâu năm ở các huyện còn lại  
đều được lên líp từ đất trồng lúa trước đây và phân bố xen cài trong tuyến dân cư dọc  
theo các trục lộ và các tuyến kênh chính trong tỉnh.  
- Đất rừng phòng hộ: Rừng phòng hộ ở Kiên Giang có vai trò rất quan trọng  
trong bảo vệ môi trường, ngăn chặn sạt lở bờ biển, xâm thực và thích ứng với Biến đổi  
khí hậu. Theo số liệu năm 2015, toàn tỉnh có 26.653ha, chiếm 4,2% DTTN, phân bố  
Cơ quan chủ trì Dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang  
18  
Đơn vi thực hiện: Công ty CP tư vấn Nam Khang, năm 2016  
 
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 174 trang yennguyen 30/03/2022 6840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_quy_hoach_tham_do_khai_thac_va_su_dung_khoang_san_ti.pdf