Bài giảng mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ - Nghề: Công nghệ ô tô

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI  
BÀI GIẢNG  
MÔ ĐUN: Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ  
NGHỀ: Công nghệ ô tô.  
( Áp dụng cho Trình độ Cao đẳng, Trung cấp)  
LƯU HÀNH NỘI BỘ  
NĂM 2019  
1
LỜI GIỚI THIỆU  
Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ, được biên soạn theo chương trình  
giảng dạy của Nhà trường năm 2019. Nội dung của giáo trình đã được biên soạn  
trên cơ sở kế thừa những nội dung được giảng dạy ở các trường, kết hợp với những  
nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ sự nghiệp  
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Bài giảng được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu. Các  
kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối quan hệ lôgíc chặt chẽ. Tuy vậy, giáo trình  
chỉ là một phần trong nội dung của chuyên ngành đào tạo cho nên người dạy, người  
học cần tham khảo thêm các giáo trình có liên quan đối với Mô đun để việc sử dụng  
giáo trình có hiệu quả hơn.  
Nội dung của bài giảng cược biên soạn với thời lượng 120 gi.  
2
MỤC LỤC  
TRANG  
1. Lời giới thiệu  
…………….  
…………….  
2. Bài 1. Sử dụng dụng cụ và thiết bị  
3. Bài 2. Tháo – lắp động cơ  
…………….  
…………….  
4. Bài 3. Bảo dưỡng sửa chữa cụm nắp máy, thân máy, xy lanh,  
các te  
5. Bài 4. Bảo dưỡng sửa chữa cụm pít tông, thanh truyền, trục  
khuỷu  
………………  
6. Bài 5. Bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu phân phối khí  
…………….  
…………….  
7. Bài 6. Chạy rà động cơ.  
3
NỘI DUNG CHI TIẾT  
Bài 1: Sử dụng dụng cụ và thiết bị đo kiểm  
Thời gian: 4 giờ  
*. Mục tiêu cꢀa bài:  
- Thực hiện được cách sdng thiết bnâng h, dng ctháo lp, dng cụ đo đúng  
yêu cu kthut;  
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghcông nghô tô.  
*. Nội dung bài:  
1. Dụng cụ tháo, lắp  
2. Thiết bị nâng hạ  
3. Dụng cụ đo kiểm  
4
Bài 2. Tháo – lắp động cơ  
Thời gian: 24  
giờ  
*. Mục tiêu cꢀa bài:  
- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật tháo – lắp động cơ;  
- Tháo - lắp được các bộ phận của động cơ theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ  
thuật;  
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô  
- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập.  
*. Nội dung bài:  
1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật tháo – lắp động cơ  
2. Thực hành tháo - lắp động cơ  
2.1. Chuẩn bị  
2.2. Trình tự thực hiện  
2.2.1. Vệ sinh bên ngoài  
2.2.2. Tháo rời các chi tiết ra khꢀi động cơ  
2.2.3. Vệ sinh làm sạch các chi tiết  
2.2.4. Lắp các chi tiết vào động cơ  
2.3. Vệ sinh công nghiệp  
1. Trình tꢁ và yêu cꢂu kꢃ thuꢄt tháo – lắp động cơ  
1.1 .Chuẩn b.  
1.1.1.Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp:  
Clê (tự chọn),cảo(vam) búa sắt,búa cao su,dụng cụ tháo xu páp,tuýt tháo buji,tua  
vít dẹt,kím dẹt,kìm tháo phanh.  
1.1.2. Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra và mô hình học cụ:  
- Mô hình học cụ : Dùng để tháo lắp gồm  
01 Động cơ xe KiA ; 01 Động cơ xe Huynđai; 01 Động cơ xe TOYOTA;  
-
Dụng cụ kiểm tra: Bàm máp, căn lá, thước cặp, đồng hồ so, pan me đo  
trong, đo ngoài, bột màu, cân lực.  
1.1.3. Chuẩn bị nguyên vꢄt liệu:  
Xăng, dầu rửa khay đựng, rẻ lau, bìa cắt đệm, kéo cắt đệm, keo làm kín.  
1.2. Quy trình tháo.  
Chú ý: Trước khi tháo phải xả nước làm mát và dầu bôi trơn ở trong thân  
máy và đáy dầu.  
Bước1: Tháo trên xe xuống : Theo quy trình riêng.  
Bước2: Tháo rời các chi tiết trên động cơ để cẩu máy ra khꢀi xe:  
Bước3: Vệ sinh sơ bộ bên ngoài.  
5
Bước4: Tháo máy khởi động, máy phát điện, bơm trợ lựclái, máy điều hòa không  
khí.  
Bước5: Tháo cánh quạt gió làm mát và bơm nước ra ngoài (đối với những động  
cơ cánh quạt gió gắn trực tiếp vào bơm nước).  
Bước6: Tháo bơm xăng.  
Bước7: Tháo nắp đậy xu páp.  
Bước8: Tháo nắp bảo vệ bánh răng cam và bảo vệ dây đai (đối với những động  
cơ trục cam đặt trên nắp máy).  
Bước 9: Tháo dây đai dân động hệ thống phân phối khí, bơm cao áp và tháo bơm  
cao áp ra ngoài. Chú ý: Trước khi tháo kiểm tra dấu pu ly trục cơ và dấu ở bánh  
răng cam, dấu ở bánh răng bơm cao áp đã trùng với dấu trên thân máy chưa.  
Bước10: Tháo dàn cò mổ, trục cam lấy đũa đẩy và trục cam ra ngoài.  
Bước11: Tháo bơm nước, lọc nhớt.  
Bước12. Tháo các bulông bắt giữ nắp máy với thân máy và lấy nắp máy ra ngoài.  
Chú ý :Nới đều các bu lông từ hai đầu vào giữa.  
Bước13: Tháo puly trục cơ, nắp đậy trục cam (đối với loại động cơ trục cam đặt ở  
thân máy).  
Bước14: Tháo bộ ly hợp .  
Bước15: Tháo đáy dầu. Chú ý : nới đều cácbu lông từ giữa sang hai bên  
Bước16: Tháo đầu to thanh truyền và lấy cụm pít tông thanh truyền ra ngoài.Chú  
ý: Dấu,chiều của các thanh truyền. Nếu chưa có dấu ta phải đánh dấu theo số thứ tự  
của các máy.  
Bước17: Tháo các gối đỡ chính trục khuỷu và lấy trục khuỷu ra khꢀi thân máy.  
Chú ý :Dấu ăn khớp trục cam với trục cơ (đối với loại trục cam đặt ở thân máy).Vị  
trí , thứ tự, chiều của các nắp gối đỡ.  
Bước18: Tháo lấy các con đội ra ngoài: Đối với loại con đội hình trụ. Riêng loại  
con đội hình nấm thì ta phải tháo trục cam ra thì ta mới tháo được con đội ra.  
Bước19: Tháo bánh răng cam và trục cam ra khꢀi thân máy. chú ý : căn dịch dọc  
nằm ở vị trí nào.  
1.3. VỆ SINH CÁC CHI TIẾT.  
Trước khi vệ sinh dùng dụng cụ cạo sạch các cáu cặn, muội than bám vào các chi  
tiết, sau đó dùng dầu điêzen, xăng để rửa, thứ tự vệ sinh các chi tiết ít bẩn trướcsau  
đó đến các chi tiết tiếp theo.  
Thông sạch các đường dầu bôi trơn, và các lỗ bắt bu lông.  
Khi rửa sạch ta dùng khí nén thổi khô hoặc rẻ lau, lau sạch các chi tiết.  
1.4. QUY TRÌNH LẮP.  
Ngược lại quy trình tháo: Nghĩa là chi tiết nào tháo trước thì lắp sau,chi tiết nào  
tháo sau thì lắp trước theo thứ tự.  
6
Chú ý: Khi lắp đến trục cam, trục cơ, ổ đỡ chính trục khuỷu, đầu to thanh truyề  
phải kiểm tra dấu lắp đặt và các đệm căn dịch dọc ở trục khuỷu,trục cam,đường dầu  
bôi trơn .qui trình siết bu lông nắp máy và bu lông gối đỡ chính trục khuỷu phải  
đúng, lực siết phải đều nhau.  
1.5. YÊU CẦU KỸ THUẬT SAU KHI SỬA CHỮA:  
* Các chi tiết của động cơ phải hoạt động tốt, không phát sinh tiếng kêu.  
*Không được rò rỉ dầu hoặc nước ra ngoài thân máy.  
2. Thꢁc hành tháo - lắp động cơ  
2.1. Chuẩn bị  
2.2. Trình tự thực hiện  
2.2.1. Vệ sinh bên ngoài  
2.2.2. Tháo rời các chi tiết ra khꢀi động cơ  
2.2.3. Vệ sinh làm sạch các chi tiết  
2.2.4. Lắp các chi tiết vào động cơ  
2.3. Vệ sinh công nghiệp  
7
Bài 3. Bảo dưỡng sửa chữa cụm nắp máy, thân máy, xy lanh, các te thời gian:  
16 giờ  
*. Mục tiêu cꢀa bài:  
- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng sửa chữa cụm nắp máy,  
thân máy, xy lanh, các te;  
- Bảo dưỡng sửa chữa cụm nắp máy, thân máy, xy lanh, các te theo đúng trình tự,  
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;  
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;  
- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập.  
*. Nội dung bài:  
1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng sửa chữa cụm nắp máy, thân máy, xy  
lanh, các te;  
2. Thực hành bảo dưỡng sửa chữa cụm nắp máy, thân máy, xy lanh, các te;  
2.1. Chuẩn bị  
2.2. Trình tự thực hiện  
2.2.1. Bảo dưỡng sửa chữa nắp máy  
2.2.2. Bảo dưỡng sửa chữa thân máy  
2.2.3. Bảo dưỡng sửa chữa xy lanh  
2.2.4. Bảo dưỡng sửa chữa các te  
2.3. Vệ sinh công nghiệp  
1. Trình tꢁ và yêu cꢂu kꢃ thuꢄt bảo dưỡng sửa chữa cụm nắp máy, thân máy,  
xy lanh, các te;  
1.1. Sửa chữa thân máy.  
1.1.1. Sửa chữa vết nứt lỗ thủng:  
a. Phương pháp vá :  
Phương pháp này dùng cho các vết nứt và lỗ thủng bên ngoài thân xylanh ở  
những chỗ không đòi hꢀi cường độ cao. Trước tiên khoan hai lỗ có đường kính 3-  
5mm ở hai đầu vết nứt, để tránh cho vết nứt khꢀi tiếp tục kéo dài ra. Dùng miếng  
đồng đꢀ (hoặc thép các bon) dày 3-5mm để vá vào đó. Độ lớn của miếng vá cần lấy  
sao cho nó phủ ra ngoài mép vết nứt 15-20mm.  
Đặt miếng vá lên vết nứt, gõ nhẹ bằng phương  
pháp rèn nóng hoặc rèn nguội làm cho miếng vá  
dính khít với vết nứt, sau đó khoan lỗ 6-8 mm ở  
chung quanh cách miếng vá 10-15mm. Tarô các  
lỗ ren trên thân xylanh rồi đệm tấm amiăng, sau  
đó dùng đinh ốc bắt chặt miếng vá vào.  
H
Hình 3-3 : Phương pháp vá  
8
b. Phương pháp cấy đinh vít:  
Phương pháp này dùng trong các trường hợp vết nứt nhꢀ và dài trên thân xylanh ở  
chỗ không đòi hꢀi cường độ cao và không thể dùng phương pháp vá được.  
Theo thứ tự chỉ dẫn ở hình 4, khoan dọc theo vết nứt các lỗ có đường kính 6-  
8mm. Ta rô ren và vặn đinh vít bằng đồng đꢀ vào,hai đinh vít kế tiếp nhau phải ăn  
mím vào nhau 1/3 và cho các đinh ốc nhô ra ngoài 1,5 - 2mm, dùng cưa sắt cắt bꢀ  
phần thừa đó, rồi dùng búa tán nhẹ lên mặt đinh, sau đó giũa bóng.  
Hình 3-4 : Hình thức và thứ tꢁ cấy đinh vít trên vết nứt  
c. Phương pháp hàn:  
Phương pháp này dùng cho các vết nứt nằm bên trong thân xylanh, ở những chỗ  
đòi hꢀi cường độ tương đối cao. Khi hàn có thể hàn nguội hoặc hàn nóng. Hàn nguội  
dùng ở những chỗ có độ chấn động không lớn, độ chính xác gia công không cao; hàn  
nóng dùng ở những chỗ có vách mꢀng và mép vết nứt nằm sát vào các bộ phận khác.  
Giữa hai đế xupáp ở nắp xylanh rất dễ bị nứt, có thể vá lại bằng hàn hơi (hàn gió đá).  
Trước khi hàn phải căn cứ vào chiều dày của vật hàn và chiều sâu của vết nứt,  
khóet chỗ hàn thành hình chữ V, sâu bằng 2/3 chiều dài vật hàn để bảo đảm hàn  
được thấu.  
d. Phương pháp dán bằng chất dẻo:  
Những năm gần đây người ta còn dùng nhụa êpôxi để vá vết nứt, êpôxi là một  
loại nhựa tổng hợp mới. Dùng phương pháp dán bằng chất dẻo thì đơn giản hơn hàn,  
chất lượng tương đối tốt mà yêu cầu kỹ thuật cũng không cao. Đồng thời trong quá  
trình hóa cứng cường độ co rút nhꢀ, không bị xốp rỗ, chịu được tác dụng của nước  
,axít và kiềm.  
1.1.2. Sửa chữa gối đỡ trục khuỷu:  
Lấy các tấm đệm ở bề mặt chỗ nối ra, rồi cạo lại bạc lót,nếu bề mặt chỗ nối không  
có tấm đệm điều chỉnh thì có thể mạ một lớp đồng ở mặt sau của bạc lót, trường hợp  
không thể mạ được thì cho phép dùng lá đồng đệm ở mặt sau,nhưng lá đồng phải  
đệm chắc chắn,không xê dịch, chiều dài của nó nói chung không quá 0.20mm, diện  
tích phải bằng 80% trở lên so với diện tích mặt sau của bạc lót (không nên đệm lá  
đồng vào nửa bạc lót của thanh truyền, vì nó dễ bị ép vỡ ).  
Trường hợp lớp kim loại trên bạc lót quá mꢀng thì có thể đúc lại lớp hợp kim  
chống mòn hoặc thay lớp bạc lót mới.  
9
a. Chọn bạc lót:  
Căn cứ vào kích thước của trục khuỷu sau khi đã mài láng để chọn bạc lót, sau  
khi lắp bạc lót vào gối đỡ, bạc lót phải cao hơn mặt bệ gối đỡ một ít(khoảng 0,025 -  
0.05mm), để đảm bảo cho bạc lót áp khít vào gối đỡ và khi làm việc không bị quay.  
Nếu quá cao thì có thể dũa bớt phía không định vị của bạc lót, nếu thấp hơn mặt bệ  
gối đỡ thì có thể hàn vẩy vào bề mặt chỗ nối của bạc lót.Sau khi lắp xong dùng lá  
đồng hoặc dây kim loại mềm kiểm tra khe hở xem có phù hợp không, Lá đồng phải  
có chiều rộng là 13mm, chiều dài bằng 70%chiều rộng của bạc lót, chiều dày tương  
đương với khe hở quy định, đặt lá đồng vào gối đỡ dưới và vặn chặt đai ốc nắp gối  
đỡ theo mômen quy định rồi quay trục khuỷu, nếu cảm thấy có một lực cản nhất định  
thì đạt yêu cầu. Nếu trục khuỷu không quay được thì chứng tꢀ khe hở quá bé, nếu  
trục khuỷu quay một cách dễ dàng thì khe hở quá lớn. Mép lá đồng phải mài láng và  
bôi dầu máy, chỉ quay trục khuỷu một góc 80-900 để tránh làm hꢀng bạc lót. Nếu  
kiểm tra bằng dây kim loại mềm thì dùng dây kim loại có đường kính lớn hơn khe hở  
một ít, đặt vào gối đỡ theo chiều vuông góc với trục, vặn chặt nắp gối đỡ theo  
mômen quy định, sau đó tháo nắp ra theo chiều dài của sợi dây bị ép bẹp ta sẽ được  
khe hở của gối đỡ. Nếu khe hở quá lớn thì thay bạc lót có kích thước sửa chữa nhꢀ  
hơn một cấp để thử lại. Nếu quá nhꢀ thì đệm thêm các tấm đệm bằng đồng mꢀng ở  
hai bên nắp gối dỡ rồi lắp thử, khi nào đạt khe hở quy định mới thôi, nhưng không  
không được đệm nhiều tấm đệm quá và dày quá(thường dùng 1-2 tấm đồng có chiều  
dày 0.05mm)chiều dày của các tấm đệm ở hai bên phải đều nhau. Ngoài ra hình dạng  
và độ lớn của các tấm đệm phải giống mặt cắt ở chỗ nối của nắp gối đỡ, nếu không  
sẽ làm cho dầu bôi trơn bị rò nhiều, gối đỡ không được bôi trơn đầy đủ.  
b. Đúc lớp hợp kim chống mòn:  
Hiện nay thường dùng 3 loại hợp kim chống mòn là hợp kim ba bít(còn chia ra  
hợp kim ba bít gốc thiếc và hợp kim ba bít gốc chì), hợp kim đồng chì và hợp kim  
nhôm. Trong đó hợp kim ba bít là thường dùng nhất.  
c. Cạo bạc lót gối đỡ chính:  
Để đảm bảo cho bạc lót và trục khuỷu có diện tích tiếp xúc tương đối nhiều và có  
khe hở bình thường, cần phải cạo bạc lót cho phù hợp với yêu cầu lắp ghép.  
Một lớp bột đꢀ mꢀng vào cổ trục chính, đặt trục khuỷu lên và quay vài vòng rồi  
lấy xuống để kiểm tra độ tiếp xúc của gối đỡ. Nếu tất cả các gối đỡ đều tiếp xúc ở hai  
bên. Một số tiếp xúc ở giữa thì thì chứng tꢀ đường tâm của các gối đỡ không nằm  
trên một mặt phẳng. Nếu trong đó có một gối đỡ không tiếp xúc thì có thể do cổ trục  
bị mòn nhiều hoặc chiều dày của bạc lót không đều, khi cần thiết phải thay hoặc đệm  
thêm lá đồng ở mặt sau bạc lót cá biệt nào đó.  
Trường hợp độ tiếp xúc sai khác nhau không nghiêm trọng thì có thể cạo rửa,  
cách cạo giống như cạo gối đỡ thanh truyền, cạo nhiều lần như vậy đến khi các gối  
đỡ tiếp xúc gần vào giữa thì chứng tꢀ đường nằm ngang đã điều chỉnh được. Sau đó  
cạo từng gối đỡ , rồi lại lắp trục khuỷu vào, căn cứ vào các ký hiệu đã đánh dấu để  
lắp gối đỡ trục chính.Trường hợp có 5 gối đỡ thì theo thứ tự 3-1-5-4-2. Nếu là 7 gối  
đỡ thì theo thứ tự 4-2-6-3-5-1-7 để vặn các bu lông, khi vặn cần vặn nhẹ, mỗi lần vặn  
xong một gối đỡ thì quay trục khuỷu vài vòng rồi nới các bu lông ra, lại tếp tục vặn  
gối đỡ khác, đến khi xong tất cả các gối đỡ ra để cạo, làm đi làm lại nhiều lần cho  
10  
đến khi các nửa bạc lót dưới đều được tiếp xúc gần vào phía giữa, sau đó tháo trục  
khuỷu xuống.  
Khi cạo chú ý cạo ở chỗ tiếp xúc nhiều chữa lại chỗ tiếp xúc ít, gối đỡ chính ở  
giữa nên cạo trước đến một mức độ nhất định. Để đảm bảo diện tích tiếp xúc phân bổ  
được đều, cần cạo nhiều các gối đỡ ở hai đầu, các gối đỡ thứ 2 và thứ 4 thì cạo ít  
hơn(đây là nói trường họp động cơ 5 gối đỡ chính), cạo theo phương pháp này cho  
đến khi đạt được độ chặt thích hợp.  
Sau khi cạo xong để kiểm tra độ chặt, ta lau sạch bạc và cổ trục, bôi một lớp dầu  
máy rồi đặt trục khuỷu vào, theo ký hiệu đậy nắp gối đỡ, dùng cờ lê lực vặn các bu  
lông cố định các gối đỡ theo mômen quy định, rồi dùng tay quay trục khuỷu. Khi bắt  
đầu quay nếu có lực cản nhưng vẫn quay được, sau khi quay được vài vòng thì quay  
dễ hơn.  
Phương pháp tốt nhất là dùng cờ lê lực để kiểm tra ở chỗ bu lông lắp bánh đà ở  
đầu sau trục khuỷu(3-4 kgm đối với trục khuỷu có 4 cổ trục chính và 6-7 kgm đối  
với trục khuỷu có 7 cổ trục chính). Nếu không đạt yêu cầu thì phải kiểm tra xem gối  
đỡ nào quá chặt thì cạo bớt, quá lꢀng thì lấy bớt đệm mꢀng ra để điều chỉnh.  
d. Yêu cầu kĩ thuật sau khi sửa chữa bạc lót:  
- Độ không song song của hai mặt ép bạc với tâm lỗ bạc cho phép không quá  
0.01mm.  
- Bạc lót phải cao hơn mặt phẳng của vꢀ ôm bạc lót là 0.20-0.30mm.  
- Độ côn và ô van bạc lót không quá 0.015mm.  
- Bạc lót sau khi tiện, doa, cạo được phép có những vết sước trên mặt công  
tác nhưng không được sâu quá 0.1mm và dài quá 1mm.  
- Mặt công tác tiếp xúc cửa bạc với cổ trục phải đạt 75% diện tích trở lên,  
độ bóng phải đạt 9.  
- Mặt tiếp xúc của lưng ma sát với vꢀ ôm không dưới 80% diện tích độ  
bóng phải đạt 7.  
- Khe hở theo hướng kính hướng trục giữa bạc lót và cổ trục phải trong  
phạm vi cho phép.  
1.2. Sửa chữa nắp máy.  
Độ cong vênh cho phép đối với nắp máy <=0,3mm trên suốt chiều dài.Nếu vượt  
quá giới hạn trên phải rà, cạo nắp máy lại cho phẳng (chú ý cạo những chỗ cao đi).  
Nắp máy bị rạn, nứt vỡ dùng các phương pháp sau:bắt vít, hàn đắp, tùy từng loại  
mà áp dụng cho phù hợp.  
Đế xu páp bị xụp phải đi đóng lại, ống dẫn hướng xu páp mòn méo phải đi đóng  
lại (tiện ống mới ép vào),độ méo cho phép <=0,01mm.  
1.3. Sửa chữa xy lanh:  
Căn cứ trên cơ sở độ mài mòn xy lanh để xác định xy lanh có cần phải sửa chữa  
hay không. Thông thường trị số mài mòn cho phép theo hướng kính đối với động cơ  
xăng là 0,3 - 0,4mm, đối với động cơ điêzen là 0,5 – 0,6mm. Sửa chữa xy lanh là  
tăng đường kính của nó và thay pít tông mới và xéc măng có kích thước tương ứng.  
11  
Kích thước sửa chữa xy lanh mỗi lần sửa chữa tăng lên 0,25mm độ tăng lớn cho  
phép không quá 1,5mm (có thể tăng lớn 6 lần). Nhưng trong thực tế lượng mài mòn  
thường lớn hơn 0,25mm, nến cần căn cứ theo kích thước cụ thể để xác định kích  
thước tăng lớn của xy lanh. Khi xy lanh mòn đến giới hạn cho phép thì phải thay.  
Với xy lanh có ống lót thì thay ống lót mới, nếu xy lanh không có ống lót thì ép thêm  
ống lót để đạt được kích thước tiêu chuẩn.  
Trường hợp thiếu dụng cụ đo độ mài mòn của xy lanh thì ta có thể dùng căn lá đo  
khe hở giữa pít tông và xy lanh. Nếu khe hở vượt quá 0,3 - 0,4mm thì phải sửa chữa  
xy lanh.  
Hình 4-3 : Dùng căn lá kiểm tra  
Trong sửa chữa thường căn cứ vào kích thước sửa chữa xy lanh để chọn trước pít  
tông tương ứng, rồi theo kích thước của pít tông (cần xét đến khe hở cần thiết giữa  
pít tông và xy lanh).  
* Yêu cầu kỹ thuật sau khi sửa chữa xilanh.  
Sau khi sửa chữa xy lanh xong, bề mặt xy lanh phải sáng bóng như mặt gương,  
không có vết đen (chỗ chưa đánh bóng đến). Không có vết dao, độ bóng không được  
thấp hơn  
   
8 - 9 độ côn và độ ôvan, không được lớn hơn 0,02 – 0,03mm.  
Với điều kiện không làm giảm độ bền và tính chịu mài mòn, bề mặt của xy lanh  
kiểu ướt cho phép có các đốm trắng, có vết mài hình lưới và các lỗ rỗ riêng rẽ nằm  
ngoài hành trình của pít tông, nhưng tổng số không được vượt quá 3 vết, đường kính  
không lớn hơn 2mm, chiều sâu không quá 1mm, khꢀang cách giữa hai vết gần nhau  
không nhꢀ hơn 20mm.  
0,05  
Độ đảo giữa ống lót kiểu ướt với đường tâm xy lanh không quá  
mm.  
100  
Đường kính các xy lanh trong cùng một máy sau khi đánh bóng không chênh lệch  
nhau quá 0,02mm.  
Mặt đầu phải có độ vát 1 450 để lắp xéc măng không bị gẫy.  
1.4. Sửa chữa các te.  
Nếu đáy dầu cong vênh phải đưa lên bàn sắt có mặt phẳng nắn lại,sau đó đưa lên  
bàn máp kiểm tra (chú ý đánh dầu các vị trí cong vênh để nắn lại cho chính xác). Đáy  
dầu bị thủng hàn lại bằng đồng, sắt tùy theo từng loại vật liệu.  
2. Thꢁc hành bảo dưỡng sửa chữa cụm nắp máy, thân máy, xy lanh, các te;  
2.1. Chuẩn bị  
2.2. Trình tự thực hiện  
12  
2.2.1. Bảo dưỡng sửa chữa nắp máy  
2.2.2. Bảo dưỡng sửa chữa thân máy  
2.2.3. Bảo dưỡng sửa chữa xy  
Bài 4. Bảo dưỡng sửa chữa cụm piston, thanh truyền, trục khuỷu  
Thời gian:  
24 giờ  
*. Mục tiêu cꢀa bài:  
- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng sửa chữa cụm piston, thanh  
truyền, trục khuỷu, bánh đà;  
- Bảo dưỡng sửa chữa cụm piston, thanh truyền, trục khuỷu, bánh đà theo đúng trình  
tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;  
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;  
- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập.  
*. Nội dung bài:  
1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng sửa chữa cụm piston, thanh truyền, trục  
khuỷu, bánh đà.  
2. Thực hành bảo dưỡng sửa chữa cụm piston, thanh truyền, trục khuỷu, bánh đà.  
2.1. Chuẩn bị  
2.2. Trình tự thực hiện  
2.2.1. Bảo dưỡng sửa chữa cụm piston  
2.2.2. Bảo dưỡng sửa chữa cụm thanh truyền  
2.2.3. Bảo dưỡng sửa chữa trục khuỷu – bánh đà  
2.3. Vệ sinh công nghiệp  
1. Trình tꢁ và yêu cꢂu kꢃ thuꢄt bảo dưỡng sửa chữa cụm piston, thanh truyền,  
trục khuỷu, bánh đà.  
1.1. Cụm pít tông.  
1.1.1.Thay pít tông :  
Khi thay píttông cần căn cứ vào đường kính xilanh để chon lắp píttông. Kích  
thước tăng lớn của pít tông có 6 loại 0,25 ; 0,50 ; 0,75 ; 1,00 ; 1,25 và 1,50mm. Các  
kích thước tăng lớn đều có ghi rõ trên đỉnh píttông  
a. Thay từng píttông  
Khi thay từng píttông tốt nhất là dùng loại có nhãn hiệu tương tự như nhãn  
hiệu của xưởng sản xuất của píttông cũ. Khe hở giữa píttông mới thay với thành  
xilanh phải như các xilanh khác. Độ ôvan của píttông mới thay so với các píttông của  
xe đó chênh lệch nhau không quá 0,075mm. Nếu dùng píttông cũ thì phải kiểm tra  
chiều sâu và chiều cao của rãnh xéc măng xem có phù hợp với xéc măng không, lỗ  
chốt píttông có phù hợp không ; chiều cao của tâm lỗ píttông mới thay phải giống  
13  
píttông cũ ,trọng lượng píttông không quá giới hạn cho phép. Có thể sử dụng píttông  
đã thay, mài theo kích thước thu nhꢀ để dùng với xilanh có đường kính nhꢀ hơn.  
b. Thay cả bộ píttông  
Khi thay cả bộ píttông, trọng lượng các píttông phải như nhau, những píttông  
có đường kính lớn hơn 85mm thì trọng lượng chênh lệch nhau không quá 15 gam,  
những píttông có đường kính nhꢀ hơn 85mm, thì trọng lượng chênh lệch không quá  
9 gam. Nếu vượt quá giới hạn đó không nhiều, thì có thể giũa bớt một ít ở mặt đầu  
trong píttông để giảm bớt trọng lượng. Độ ôvan của píttông đo bằng panme, dùng  
panme đo ngoài để đo phía trước, phía sau, bên phải và bên trái của thân píttông,  
hiệu số đường kính của chúng là độ ôvan. ở khoảng 0,25 – 0,30mm, nếu độ ôvan  
không phù hợp với quy định thì phải thay píttông (thông thường, đường kính píttông  
đo ở phía trước và sau thì nhꢀ hơn đo ở hai bên )  
1.1.2. Chốt pít tông.  
Chốt pít tông làm việc trong điều kiện phụ tải xung kích tương đối lớn và bôi  
trơn kém, vì vậy làm cho phần giữa của nó và chỗ lắp bạc đồng thanh truyền bị mòn  
thành hình côn và hình ô van, khe hở lắp ghép tăng lên, khi động cơ làm việc thường  
có tiếng kêu khác thường vì bị va đập. Thời gian chốt pít tông bị mòn đến giới hạn  
sử dụng cho phép thường sớm hơn thời gian mòn hꢀng của pít tông và xy lanh , do  
đó trước khi doa xy lanh và thay pít tông ,cần thay loại chốt pít tông, đã tăng kích  
thước sửa chữa một đến hai lần, kích thước sửa chữa chốt pít tông thường chia làm  
các cấp 0,05; 0,075 ; 0,10 ; 0,125 ; 0,15 ; 0,20 và 0,25mm. kích thước tăng lớn  
thường ghi trên mặt chốt hoặc trên hộp đựng.  
Khi sửa chữa lớn thường thay chốt pít tông mới, khi sửa chữa có thể dùng các  
phương pháp sau đây :  
+ Lấy chốt pít tông cũ đã được tăng kích thước đem mài theo kích thước sửa  
chữa để dùng lại.  
+ Mài bóng chốt pít tông đã bị mòn rồi đem mạ crôm, sau đó mài lại theo kích  
thước ban đầu hoặc kích thước được tăng lên.  
+ Khi chốt pít tông mòn quá kích thước sửa chữa, thì có thể nung nóng cho nở  
ra để phục hồi kích thước của nó, rồi thấm các bon, nhưng phải dùng dụng cụ chuyên  
dùng để gia công.  
* Yêu cầu kỹ thuật sau khi sửa chữa chốt pít tông :  
+ Độ côn và độ ô van cho phép không được quá 0,003 -0,005mm.  
+ Chiều dày của các chốt chênh lệch nhau không quá 0,02mm.  
+ Trong cùng một động cơ chỉ được dùng một loại chốt pít tông ở một cốt sửa  
chữa.  
+ Trọng lượng của chốt trong cùng một động cơ không chênh lệch nhau quá  
10gam.  
1.1.3.Xéc măng.  
Thay thế xéc măng :  
14  
Qua kiểm tra tình trạng kỹ thuật các xéc măng không đạt yêu cầu ta phải tiến  
hành thay thế :  
+ Trước khi lắp pít tông vào xy lanh : cần phải lắp xéc măng vào pít tông. Khi  
lắp phải dùng kìm chuyên dùng và cần chú ý những điểm sau :  
Do các xéc măng ở các vị trí khác nhau, nên chúng có mặt cắt khác nhau, khi  
lắp cần chú ý vị trí lắp của chúng .  
Những xéc măng có góc vát ở phía trong thì lắp vào rãnh thứ nhất của pít  
tông và quay góc vát lên trên. Nếu góc vát nằm ở phía ngoài thì lắp vào rãnh thứ hai ,  
thứ ba và quay góc vát xuống dưới.  
+ Các xéc măng dầu có cạnh ngoài là góc tròn , thì quay mặt có góc tròn lên  
trên . nếu mặt cạnh ngoài có dạng hình côn , thì quay phía có đường kính nhꢀ lên  
trên và lắp vào rãnh thứ hai và thứ ba của pít tông.  
+ Các miệng xéc măng phải đặt lệch nhau: Miệng xéc măng hơi thứ nhất và thứ  
hai lệch nhau 1800, xéc măng hơi thứ hai và thứ ba lệch nhau 900, xéc măng thứ ba  
và thứ tư lệch nhau 900. Vị trí miệng xéc măng phải cách đường tâm của chốt pít  
tông 30-450 để tránh trùng lắp ở một phía làm rò hơi .  
+ Không được lắp thêm vòng lót ở bên trong xéc măng , trừ trường hợp xưởng  
chế tạo đã có sẵn.  
+ Khi bảo dưỡng và sửa chữa nhꢀ , nếu phát hiện công suất động cơ yếu , áp  
suất nén không đạt tiêu chuẩn, thấy xy lanh bị lọt khí và dầu máy bị sục lên buồng  
đốt , nhưng độ côn và độ ô van chưa quá giới hạn cho phép thì do xéc măng bị hꢀng  
gây nên , lúc này có thể rút pít tông ra , thay xéc măng ngay trên xe mà không cần  
tháo động cơ xuống .  
1.2. Sửa chữa thanh truyền :  
1.2.1. Sửa chữa lỗ đầu nhỏ thanh truyền:  
Nếu lỗ đầu nhꢀ thanh truyền bị mòn, độ côn và độ ô van vượt quá yêu cầu kỹ  
thuật , thì căn cứ vào kích thước sửa chữa để doa rộng ra thường doa trên máy  
chuyên dùng . Sau khi doa xong dùng bạc đồng có kích thước tương ứng để lắp vào.  
1.2.2. Sửa chữa bạc đồng đầu nhỏ thanh truyền: Khi kiểm tra nếu bạc đồng mòn  
quá giới hạn cho phép ta tiến hanh thay thế.  
Khi thay bạc đồng , dùng khuôn ép hoặc đục để ép bạc đồng cũ ra. Chú ý ; (  
không đục hꢀng đầu nhꢀ thanh truyền) , Sau đó chọn bạc đồng có độ dôi 0,10-  
0,20mm đặt trên máy ép tay hoặc ê tô để ép vào lỗ đầu nhꢀ thanh truyền, khi ép chú  
ý góc vát hướng vào bên trong , nếu ép trên ê tô thì phải đệm bằng tấm kim loại  
mềm, lỗ đầu nhờn phải đúng với rãnh trên thanh truyền.  
1.2.3. Sửa chữa măt lắp ghép gối đỡ đầu lớn thanh truyền:  
Khi mặt lắp ghép đầu lớn thanh truyền bị hꢀng thì phải mài phẳng hoặc đánh  
bằng giấy nhám, nếu bị hꢀng nặng thì dùng giũa giũa cho phẳng rồi đánh nhẵn bằng  
giấy nhám hoặc đem mài,sau khi sửa chữa, mặt lắp ghép không được nghiêng lệch,  
độ tiếp xúc 70% tổng diện tích trở lên, vì nếu tiếp xúc không tốt thì khi làm việc sẽ  
làm cho bu lông thanh truyền bị lꢀng, có thể gây hư hꢀng máy. Sau khi sửa chữa mặt  
lắp ghép sẽ bị thay đổi, do đó người ta thường lót thêm tấm đệm đồng để phục hồi  
hình dạng chính xác của lỗ đầu lớn thanh truyền. Tuy nhiên, cần phải dùng những  
15  
tấm đệm dày quá 0,3mm mới phục hồi được sự chính xác của lỗ, do đó tốt nhất là gia  
công lỗ đến kích thước tiêu chuẩn. Trường hợp mặt lắp ghép còn tốt, nhưng bề mặt  
lỗ bị hꢀng thì có thể giũa bớt mặt lắp ghép khoảng 0.3mm, rồi doa lại lỗ theo kích  
thước tiêu chuẩn.  
Mặt tỳ của bu lông bị hꢀng có thể sửa chữa bằng phương pháp hàn đắp, trước  
khi hàn, cắm que đồng vào lỗ bu lông để tránh cho lỗ bu lông khꢀi bị cháy. Sau khi  
hàn xong cần sửa chữa lại chỗ hàn cho bằng phẳng.  
1.2.4. Doa gối đỡ thanh truyền :  
Nếu lỗ đầu lớn thanh truyền bị hꢀng nhiều thì có thể doa to ra theo kích thước  
sửa chữa rồi mạ đồng ở lưng bạc lót, hoặc hàn đắp lỗ rồi doa theo lích thước tiêu  
chuẩn.  
Khi doa phải bảo đảm độ song song của đường tâm lỗ đầu lớn và lỗ đầu nhꢀ  
thanh truyền phải bảo đảm khoảng cách tâm ban đầu của chúng. Do đó việc định vị  
thanh truyền trên thiết bị doa là hết sức tỉ mỉ, cẩn thận, sau khi doa xong phải kiểm  
tra độ không song song, nếu độ không song song vượt quá 0.05mm trên 100mm thì  
phải sửa chữa lại. Độ bóng khi doa phải đạt 8 . độ côn và độ ô van không được quá  
0,008 – 0,015mm.Khoảng cách tâm giữa hai lỗ không được giảm qúa 0.5 – 0,6mm.  
Bề mặt hai bên mép của đầu lớn thanh truyền phải vuông góc với bề mặt lỗ gối đỡ,  
cho phép chênh lệch không quá 0,05mm.  
1.2.5. Nắn thanh truyền:  
Thanh truyền bị cong có thể nắn trên bộ đồ nắn chuyên dùng, đối với những loại  
thanh truyền cỡ lớn thì nắn bằng máy ép. Đầu tiên nắn cho hết xoắn , sau đó mới nắn  
cho hết cong, khi nắn phải dùng lực đều đặn. Các loại thanh truyền cỡ lớn, ngoài nắn  
nguội ra, còn có thể nung nóng bằng hàn hơi để nắn.  
Nhận xét: Sau khi tiến hành kiểm tra sửa chữa thanh truyền xong, chúng ta  
kiểm tra lại sự đâm thanh truyền thực tế như sau:  
- Lắp ráp đầy đủ cụm pít tông vào thanh truỵền, nhưng không có xéc măng .  
- Lắp từng cụm pít tông thanh truyền vào xy lanh và cốt máy.  
- Quay trục khuỷu sao cho pít tông số 1 lên ĐCT.  
- Dùng căn lá kiểm tra khe hở giữa pít tông và xy lanh theo phương song song  
với tâm chốt pít tông, Nếu hai khe hở không đều nhau thì thanh truyền bị đâm.  
Hình 6-4 Kiểm tra khe hở hai bên cꢀa đꢂu to với má khuỷu  
16  
- Quay trục khuỷu cho pít tông xuống ĐCD, dùng căn lá kiểm tra khe hở hai bên  
của đầu to với má khuỷu. Nếu thanh truyền bị đâm thì hai khe hở này không bằng  
nhau ( hình 6-4). Tương tự như thế ta kiểm tra cụm píttông thanh truyền còn lại. Sau  
bước kiểm tra này mà thanh truyền bị đâm thì do các nguyên nhân sau:  
Đường tâm của xy lanh khi sửa chữa không vuông góc với tâm trục khuỷu .  
Tâm của các bạc lót trục khuỷu không trùng với tâm ổ đỡ trục khuỷu .  
* Sau khi nắn lại thanh truyền phải kiểm tra lại chiều dài của nó .  
1.2.6. Sửa chữa bạc lót  
a. Chọn lắp bạc lót thanh truyền:  
Bạc lót thanh truyền phần lớn là ổ trượt, được đúc bằng hợp kim chống ma  
sát. Căn cứ vào hiệu số giữa kích thước hiện có và kích thước tiêu chuẩn của cổ trục  
khuỷu để chọn bạc lót . Ví dụ : Kích thước tiêu chuẩn của cổ trục xe Gát 51 là  
51,487 – 51,50mm, nếu kích thước hiện có là 51,25mm thì nên chọn bạc lót thu nhꢀ  
51,50 – 51,25mm = 0,25mm. Các cổ trục chưa qua mài có thể tăng một cách thích  
đáng kích thước thu nhꢀol( nhưng lớn nhất không được vượt quá 0,10mm). Các bạc  
lót mới phải đạt ỵêu cầu sau :  
- Hai đầu bạc lót phải cao hơn cổ trục 0,05mm( gồm cả chiều dày của căn  
đệm) thì tốt . Khi kiểm tra có thể lắp bạc lót lên cổ trục rồi đậy nắp lại, xiết chặt đai  
ốc một ít, đẩy bạc lót xem có lꢀng hay không, nếu lꢀng thì chọn lại, nếu quá cao thì  
giũa bớt một ít ở đầu mặt bạc lót ( không được giũa ở đầu có vấu hãm).  
- Bạc lót không bị rỗ, không có tiếng rè, không có vết nứt hoặc xù xì, vấu  
hãm phải tốt .  
- Lỗ dầu của bạc lót và lỗ dầu của thanh truyền phải trùng nhau, không được  
lệch quá 0.50mm.  
- Chênh lệch chiều dày của hai nửa bạc lót cùng một cặp không được vượt  
quá 0,05mm.  
b. Cạo bạc lót thanh truyền :  
+ Trước khi cạo bạc lót thanh truyền, nếu cổ trục thanh tuyền và cổ trục khuỷu bị  
xù xì thì dùng giấy ráp số 00 để đánh bóng. Đem bạc lót đã chọn lắp vào gối đỡ, ở  
hai đầu thêm tấm đệm dày 0.05 -0.10mm, đậy nắp lại,siết chặt đai ốc rồi kiểm tra độ  
tròn của nó, khi cần thiết có thể thêm bớt tấm đệm để điều chỉnh, sau khi điều chỉnh  
17  
độ tròn của bạc lót, lắp thanh truyền vào cổ trục khuỷu, đậy nắp lại ( chú ý ký hiệu ),  
vặn chặt đai ốc cho đến khi quay thanh truyền có sức cản, quay đi quay lại 2-3 vòng  
rồi tháo ra xem mặt tiếp xúc của bạc lót, khi cạo tay trái nâng thanh truyền hoặc nắp  
thanh truyền , tay phải giữ mũi cạo nằm ngang, đưa nhẹ tay để cho mũi cạo tiến từ  
ngoài vào trong, chiều từ nhát dao đầu tiên phải tạo với đường sinhcủa bề mặt bạc lót  
30 , khi cao nhát dao thứ hai cũng vẫn giữ một goc như vậy nhưng theo chiều bên  
kia ( tức là cao theo ô hình thoi).  
Khi bắt đầu cạo vì đường kính trong nhꢀ hơn, do đó ở hai bên sát với bề mặt chỗ  
nối sẽ tiếp xúc trước với cổ trục, vì vậy nên cạo hai bên trước, ở giữa cạo sau. Nếu cổ  
trục tiếp xúc ở giữa trước thì chứng tꢀbạc lót quá lớn, không nên dùng. Trong khi  
cạo cần nắm vững nguyên tắc “ cạo chỗ lớn chừa chỗ nhꢀ, cạo chỗ nặng chừa chỗ  
nhẹ “. Nâng hạ mũi cạo phải ổn định, đồng thời thường xuyên giữ cho mũi cạo sắc.  
Khi cạo, nên lắp trở lại nhiều lần để kiểm tra độ tiếp xúc, cho đếnkhi đạt yêu cầu mới  
thôi.  
Bạc sau khi cạo phải đạt các yêu cầu sau :  
-Về mặt tiếp xúc: Điểm tiếp xúc phân bố đều, diện tích tiếp xúc không được ít  
hơn 75% tổng diên tích.  
-Về độ chặt : Lau thật sạch cổ và bạc lót, bôi dầu máy ở trên bề mặt , đậy nắp lại,  
vặn đai ốc theo mô men quy định , dùng tay đẩy nếu quay được 1 -1,5 vòng thì độ  
chặt vừa phải, nếu không đạt thì phải điều chỉnh, khi cần vẫn phải cạo lại .  
Sau khi cạo xong các bạc lót , phải kiểm tra độ chặt có giống nhau không và phải  
điều chỉnh các lỗ chốt chẻ. Làm xong các công việc trên thì tháo ra, bôi một lớp  
mꢀng dầu máyrồi dùng vải hoặc giấy gói lại để chống rỉ.  
- Khi bảo dưỡng hoặc vận hành nếu phát hiện động cơ có tiếng kêu, sau khi phán  
đoán bạc lót thanh truỵền bị hư hꢀng thì có thể kiểm tra, điều chỉnh và cạo ngay trên  
xe. Trước hết tháo đáy dầu, đẩy thanh truyền xuống xem có khe hở theo hướng kính  
không rồi tháo nắp đầu lớn thanh truyền xem bề mặt bạc lót có bị cháy,rỗ hoặc rạn  
nứt không, nếu không có các hiện tượng đó thì dùng lá đồng mꢀng có chiều dài  
25mm, rộng 15mm, dày 0,05-0,08mm, các mép lá đồng phải tròn, nhẵn để không  
làm sây sướt bề mặt hợp kim. Bôi dầu máy vào lá đồng, đặt chính giữa cổ trục thanh  
truyền, lắp nắp và xiết chặt đai ốc, dùng tay quay trục khuỷu, nếu cảm thấy không có  
sức cản thì chứng tꢀ khe hở chưa vượt quá giới hạn cho phép, có thể tiếp tục sử dụng  
được. Nếu không đạt yêu cầu, thì rút bớt các tấm đệm điều chỉnh,  
Chú ý giữ cho chiều dày của các tấm đệm ở hai bên phải bằng nhau.  
Nếu khe hở quá lớn bạc lót có hiện tượng tróc rỗ lộ vꢀ thép thì phải thay bạc khác  
và cạo bạc lót ngay trên xe, sau khi cạo, điểm tiếp xúc phải phân bố đều và diện tích  
tiếp xúc ít nhất phải bằng 70% tổng diện tích. Sau khi cạo xong, lắp vào cổ trục  
khuỷu, siết chặt đai ốc, đẩy thanh truyền lên xuống mà không còn khe hở theo hướng  
kính và quay trục khuỷu thấy nhẹ nhàng thì chứng tꢀ độ chặt đã thích hợp, nếu chưa  
đạt ỵêu cầu, thì phải cạo và điều chỉnh lại.  
1.3. Kiểm tra trục khuỷu.  
a. Kiểm tra độ côn và độ ô van của cổ trục:  
18  
Dùng panme đo ở hai tiết diện nằm phiá ngoài hai vai trục 10mm để kiểm tra  
độ côn và độ ô van của ổ trục ở mỗi tiết diện đều phải đo cả hai chiều nằm ngang và  
thẳng đứng. Căn c vào kết quả đo được để tính ra độ côn và độ cô van.  
Hình 7-1: Kiểm tra độ ô van cꢀa trục khuỷu  
Phương pháp kiểm tra độ côn  
- Dùng pan-me đo ngoài xác định hai kích thước của hai đầu cổ trục, chú ý hai  
kích thước này phải cùng nằm trong một mặt phẳng. -Hiệu số giữa hai kích thước  
trên chúng ta được trị số độ côn của cổ trục.  
*Chú ý :  
* Để bảo đảm chính xác, chúng ta nên kiểm tra nhiều vị trí .  
*Khi độ côn vượt quá cho phép, phải mài lại trục khuỷu và thay bạc lót mới.  
*Trị số độ côn = pA - pB  
Phương pháp kiểm tra độ ô van  
- Dùng pan-me đo ngoài, xác định kích thước pe pA và pD pB  
- Hiệu số các kích thước trên, chúng ta được độ ± oval.  
Độ oval 1: pe - pA  
Độ oval 2: pD - pB  
b. Kiểm tra độ cong và độ xoắn của trục khuỷu:  
+ Kiểm tra độ cong: đặt hai đầu trục khuỷu lên giá ,cho mũi tiếp xúc của đồng  
hồ so áp vào cổ trục chính ở giữa, quay trục khuỷu một vòng kim đồng hồ sẽ giao  
động trong một phạm vi nào đó, lấy trị số trừ cho độ ô van của cổ trục rồi chia đôi ta  
sẽ được độ cong của trục khủyu.  
Kiểm tra độ cong của trục khuỷu  
+
19  
Hình 7-2: Kiểm tra độ cong cꢀa trục khuỷu  
+ Kiểm tra độ xoắn: đặt trục khuỷu lên giá, cho cổ trục thanh truyền nằm theo  
vị trí nằm ngang, sau đó dùng thước cặp đo chiều cao các cổ trục thanh truyền có  
cùng một đường tâm đến mặt bàn máy, độ chênh lệch của các chiều cáo đó là mức  
độ xoắn của cổ trục đó.  
Phương pháp kiểm tra:  
+ Đặt hai khối ch V lên một mặt phẳng.  
+ Đặt trục khuỷu lên hai khối chữ V.  
+ Đặt so kế lên mặt phẳng và quay trục khuỷu sao cho khuỷu trục thứ nhất ở vị  
trí cao nhất (dùng so kế để xác định).  
+ Dán bảng chia độ vào bề mặt bánh đà sao cho điểm 0o trùng với một điểm cố  
định nào đó mà chúng ta vừa ý.  
+ Xoay trục khuỷu sao cho khuỷu trục làm việc kế tiếp ở ĐCT. Ví dụ: Trục  
khuỷu động cơ bốn xilanh, bốn kỳ, thứ tự công tác1-3-4-2. Thì chúng ta xoay cho  
khuỷu thứ 3 ở ĐCT.  
+ Ghi chú góc độ trên dịch chuyển, trên bảng chia độ.  
+ Lần lượt xoay trục khuỷu và ghi chú các góc độ xoay của các khuỷu còn lại.  
+ So sánh các góc độ trên với góc lệch công tác của các khuỷu, chúng ta được độ  
xoắn của trục khuỷu. Nếu trục bị xoắn thì thay mới.  
c. Kiểm tra bán kính quay của trục khuỷu:  
Xem hình 10-10, trong hình vẽ ta có một nửa khoảng cách giữa vị trí cao nhất  
và thấp nhất của cổ trục thanh truyền là bán kính quay của trục khuỷu, sai lệch cho  
phép của nó là 0,15mm.  
d. Kiểm tra vết nứt của trục khuỷu:  
Trục khuỷu dễ bị nứt ở góc lượn của vai trục và ở mép lỗ dầu. Khi kiểm tra  
vết nứt đầu tiên phải lau thật sạch sau đó dùng kính phóng đại từ 20-25 lần hoặc máy  
thăm do cảm ứng từ để kểm tra. Cũng có thể kiểm tra bằng phương pháp thấm dầu.  
Trường hợp trên cổ trục thanh truyền có vết nứt theo chiều dọc tương đối nhẹ, nếu  
sau khi mài rà mà vết nứt không còn nữa thì có thể tiếp tục sử dụng. Khi có vết nứt  
theo chiều ngang thì cần phải sửa chữa khi cần thiết phải thay mới.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 38 trang yennguyen 15/04/2022 2280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ - Nghề: Công nghệ ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mo_dun_bao_duong_va_sua_chua_co_dong_co_nghe_cong.pdf