Bài giảng Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp - Nguyễn Quốc Tuấn

KỸ NĂNG BÁN HÀNG  
CHUYÊN NGHIỆP  
Gỉảng viên  
NGUYỄN QUỐC TUẤN  
1
KỸ NĂNG BÁN HÀNG CHUYÊN NGHIỆP  
Chương 1 : BẢN CHẤT NGHỀ BÁN HÀNG  
Chương 2 : NGHỀ BÁN HÀNG & CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN  
Chương 3 : ỨNG XỬ VỚI KHÁCH HÀNG  
Chương 4 : TIẾN TRÌNH BÁN HÀNG  
Chương 5 : NGƯỜI BÁN HÀNG GiỎI  
Chương 6 : KINH NGHIỆM BÁN HÀNG  
ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH VÀ THẢO LUẬN NHÓM  
1. Những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết cho một người bán hàng.  
2. Các đức tính, kỹ năng cần thiết để một người bán hàng thành công.  
3. Phân tích các bước về lý thuyết của tiến trình bán hàng và nhận xét  
về những vận dụng trong thực tế.  
4. Thái độ cần có của người bán hàng đối với bản thân, với công việc  
và với khách hàng.  
5. Những lọai khách hàng tiêu biểu và cách ứng xử đề nghị.  
6. Phương pháp và Kinh nghiệm về thuyết phục khách hàng.  
7. Những năng lực cần có đối với một người quản trị lực lượng bán hàng.  
8. Đạo đức của nhân viên bán hàng và những vi phạm thường thấy  
của nhân viên bán hàng.  
9. Các phương pháp động viên nhân viên bán hàng và các chính sách  
thông dụng.  
10. Phẩm chất và năng lực cần có đối với một giám đốc bán hàng.  
3
Chương 1  
BẢN CHẤT NGHỀ BÁN HÀNG  
4
I. KHÁI NIỆM:  
Theo James.M.Comer thì: “Bán hàng là một quá trình mang  
tính cá nhân trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và đáp  
ứng những nhu cầu hay ước muốn của người mua nhằm thực hiện  
quyền lợi thỏa đáng, lâu dài của hai bên”.  
•Những người trong lực lượng bán hàng có thể có rất nhiều chức  
danh như người bán hàng, đại diện bán hàng, đại diện nhà sản xuất,  
giám đốc phụ trách khách hàng, giám đốc kinh doanh khu vực... và  
còn nhiều chức danh đa dạng khác nhưng tựu trung lại thì họ đều tiếp  
xúc với khách hàng và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản  
phẩm và dịch vụ của công ty họ.  
•Trong thời đại cạnh tranh gay gắt hiện nay thì tài nghệ kinh  
doanh bán hàng sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và quyết định  
vận mệnh thắng thua trên thương trường cho doanh nghiệp. Chính vì  
vậy, học, hiểu và áp dụng nghệ thuật bán hàng là rất cần thiết nếu  
muốn thành công khi bước vào con đường kinh doanh.  
5
II. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG:  
Hoạt động bán hàng có những vai trò cơ bản như sau:  
Bán hàng đem lại sự thỏa mãn cho con người nhờ vào chức năng đáp  
ứng nhu cầu và kích hoạt nhu cầu.  
Bán hàng giúp cho hàng hóa, tiền tệ lưu thông một cách hiệu quả trong  
nền kinh tế từ đó kích thích đầu tư và mở rộng sản xuất.  
Bán hàng giúp cho tính chuyên môn hóa ngày càng cao, người sản  
xuất sẽ có nhiều lợi ích hơn khi có người bán hàng chuyên nghiệp lo về  
đầu ra cho sản phẩm.  
Người bán hàng tốt sẽ là một nhà trung gian đắc lực cho việc tìm hiểu,  
cung cấp thông tin phản hồi từ thị trường, tư vấn và thuyết phục người  
mua, vận chuyển, lưu kho, truyền tải thông tin hai chiều giữa nhà sản  
xuất và người tiêu dùng; như vậy người bán hàng chính là cầu nối giữa  
người sản xuất và người tiêu dùng.  
6
III. LỊCH SỬ CỦA NGHỀ BÁN HÀNG:  
Lịch sử của nghệ thuật bán hàng gồm bốn thời kỳ: thời kỳ trước  
khi bắt nguồn, thời kỳ bắt nguồn, thời kỳ phát triển nền móng, thời kỳ  
tinh lọc và hình thành.  
Thời kỳ trước khi bắt nguồn (trước 1750):  
Được ghi nhận qua hình ảnh người bán dạo xứ Phoenicy do nhà thơ cổ  
Hy Lạp ghi lại vào thế kỷ thứ 8 trước công nguyên. Người bán dạo này  
chăm chỉ gõ cửa từ nhà này sang nhà khác của các khu phố để chào  
bán các sản phẩm của mình. Hàng thế kỷ sau khi La Mã mở rộng lãnh  
địa ra đến Địa Trung Hải thì các nhà buôn, các đại lý hưởng hoa hồng  
đã trở nên vô cùng phổ biến.Thời Trung cổ và Phục Hưng ở Châu Âu  
những nhà buôn phất lên nhanh chóng và đến đầu thế kỷ 18 thì nghề  
bán hàng thô sơ trước kia đã trở thành những tổ chức kinh tế hiện đại  
phát triển mạnh mẽ nhất là ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Châu Á với hình ảnh  
những người bán hàng như bán thuốc, bán hàng thủ công đã xuất hiện  
từ rất lâu trong lịch sử và những nhà buôn ở Trung Quốc vào cuối thế kỷ  
18 đã trở thành một lực lượng khá quan trọng trong nền kinh tế.  
7
Thời kỳ bắt nguồn (1750 – 1870) :  
Cuộc cách mạng công nghiệp đã mở đầu cho giai đoạn này. Sự phát triển  
của khoa học kỹ thuật, sự gia tăng của năng lực sản xuất, các phương tiện  
vận tải đã tạo một bước ngoặt lớn cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp trong  
giai đoạn này đã trang bị cho mình nhiều hơn các kiến thức về kinh doanh  
tiếp thị, phát triển hơn nữa các kỹ năng tiếp cận phục vụ khách hàng và mở  
rộng thị trường.  
Trong thời kỳ này một số công ty đã có mô hình kinh doanh rất hiệu quả  
thông qua việc thiết lập một lực lượng bán hàng gặp và giao dịch trực tiếp  
với khách hàng.  
8
Thời kỳ phát triển nền móng (1870 – 1929):  
Thời kỳ này sản xuất đã phát triển khá mạnh mẽ đòi hỏi phải được tiêu  
thụ đại trà. Đây là thời kỳ các nhà sản xuất có tính chuyên môn hóa  
cao, tập trung cạnh tranh về năng lực sản xuất và sản phẩm, do vậy họ  
rất cần những nhà trung gian phân phối sản phẩm càng nhiều nơi càng  
tốt. Thời kỳ này đã đưa đến việc các nhà bán lẻ có quy mô mang tính  
chuyên nghiệp cao hình thành khắp nơi cùng với lực lượng đông đảo  
những nhà đại diện cho nhà sản xuất, các đại lý... cùng với sự phát  
triển mạnh mẽ này là các quan điểm, kinh nghiệm bán hàng được đúc  
kết và trở thành một môn học không thể thiếu trong các trường học về  
kinh doanh.  
Ngay cả công việc bán hàng cũng được phân bổ lại theo cấp bậc, xác  
định tính chất và vai trò, được chuẩn hóa qua các khóa đào tạo và được  
đánh giá đúng trong hoạt động của một tổ chức. Một số nơi lực lượng  
bán hàng còn được bố trí không chỉ theo vùng địa lý mà còn được sắp  
đặt theo cơ cấu ngành hàng hay khách hàng.  
9
Thời kỳ tinh lọc và hình thành (từ 1930 đến nay):  
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1930 đã đưa đến việc rất nhiều  
công ty phải thực sự tìm ra những lối đi riêng cạnh tranh hơn và hiệu  
quả hơn, đây cũng chính là một trong những động lực thúc đẩy sự tiến  
triển tốt đẹp hơn trong nghê thuật bán hàng.  
Thời gian này xuất hiện xu hướng hoạt động sản xuất kinh doanh phải  
hướng vào phục vụ và thỏa mãn khách hàng. Những đại diện bán hàng  
không chỉ cạnh tranh bằng sự khôn khéo mà họ phải cung ứng dịch vụ  
tốt nhất, phục vụ tốt nhất với chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh. Chính  
sự phát triển của nền kinh tế thế giới đặc biệt là từ năm 1950 trở đi đã  
thúc đẩy các công ty phát triển hơn nữa lực lượng bán hàng, hoàn thiện  
chính sách quản lý, đánh giá, xác định tốt hơn các chi phí và tính hiệu  
quả của công việc như quản lý tốt những cuộc giao dịch bán hàng và  
cách thức phân bổ thời gian, chi phí, công sức để phục vụ những khách  
hàng hàng đầu.  
Có thể nói giai đoạn này người bán hàng đã chuyển vai trò từ người  
cung cấp hàng hóa thành người thuyết phục hiệu quả hơn và cao hơn  
nữa là người giải quyết vấn đề và sáng tạo những giá trị cho khách  
hàng.  
10  
Theo một quan điểm khác thì nghề bán hàng trong thời đại ngày  
nay đã trải qua những thời kỳ như sau căn cứ vào quan điểm của từng  
giai đoạn:  
Hình 1.1: Các thời kỳ phát triển của hoạt động bán hàng  
Quan điểm  
SX - SP  
Quan điểm  
Bán hàng  
Quan điểm  
Marketing  
Quan điểm  
Marketing  
XH  
Thời kỳ  
Trước 1930  
1930-1960  
1960-1990  
Sau 1990  
Mục tiêu  
Phát triển  
doanh số  
Phát triển  
doanh số  
Thỏa mãn nhu Xây dựng  
cầu khách  
hàng  
mối quan hệ  
lâu dài  
Định hướng Nhu cầu ngắn Nhu cầu ngắn Nhu cầu ngắn  
Nhu cầu dài  
hạn của  
hạn của người hạn của người hạn của 2  
người bán  
bán  
bán  
bên  
Vai trò  
người  
Người cung  
cấp  
Người thuyết  
phục  
Người giải  
quyết vấn đề  
Người sáng  
tạo giá trị  
Bán hàng  
11  
IV. PHÂN LOẠI CÁC NGÀNH NGHỀ BÁN HÀNG CHỦ YẾU  
Vì đây là một lĩnh vực khá rộng nên cũng có nhiều cách thức  
phân loại. Sau đây là một số chức danh bán hàng theo một số cách  
phân loại:  
-Theo địa điểm bán hàng  
-Theo quy mô bán  
-Theo hình thức hàng hóa  
-Theo sự sở hữu hàng hóa  
-Theo đối tượng mua  
-Theo chức danh  
-Theo đẳng cấp bán hàng  
12  
-Theo địa điểm bán hàng:  
Có hai loại gồm người bán hàng lưu động (đến tận chỗ người mua) và  
người bán tại điểm bán.  
Người bán hàng lưu động không có cửa hàng và thường đi chào hàng tận  
nơi người có nhu cầu, chẳng hạn như những người bán hàng rong,  
những người chào hàng mỹ phẩm, dầu tắm, máy lọc nước…  
Người bán tại điểm bán và người mua sẽ đến giao dịch tại điểm bán  
chẳng hạn như người bán hàng tạp hóa, hay các siêu thị bán sỉ như  
Metro…  
13  
Theo quy mô bán: có hai loại là bán sỉ và bán lẻ.  
Theo hình thức hàng hóa: có người bán hàng hóa (vật phẩm hữu hình)  
như hàng tiêu dùng nhanh, hàng mua sắm, hàng đặc sản cao cấp...; người  
bán dịch vụ (bác sĩ, nha sĩ, luật sư, ca sĩ...) và cuối cùng là người bán  
các giấy tờ có giá trị như chứng khoán, giấy nợ...  
Theo sự sở hữu hàng hóa: có người bán các sản phẩm do chính mình  
làm ra, người bán lại các hàng hóa của người khác theo hình thức mua đứt  
bán đoạn và cuối cùng là các đại lý và nhà môi giới.  
Theo đối tượng mua: có những người bán hàng cho người tiêu dùng, bán  
cho khách hàng công nghiệp, bán cho khách hàng thương nghiệp, bán  
xuất khẩu.  
14  
Theo chức danh: có các chức danh như nhân viên bán hàng, đại diện  
bán hàng, giám sát bán hàng, trưởng phòng bán hàng, giám đốc bán  
hàng, phó giám đốc phụ trách kinh doanh, nhân viên tư vấn, ...  
Theo đẳng cấp bán hàng: có hai loại chính là người thu thập đơn hàng và  
người tạo ra đơn đặt hàng.  
Người thu thập đơn hàng mang tính thụ động chờ đợi khách hàng yêu cầu  
và cung cấp cho khách hàng chẳng hạn như nhân viên nhà sách.  
Người tạo ra đơn đặt hàng là người biết cách kích thích, khơi gợi nhu cầu  
của khách hàng, tư vấn, giải quyết cho khách hàng trong từng tình huống  
cụ thể. Có thể nói, người tạo ra đơn hàng cần phải có kỹ năng bán hàng  
cao hơn so với người thu thập đơn đặt hàng và dù ở đẳng cấp nào thì  
những người này cũng luôn cần được đào tạo để có thể hoàn thành tốt  
công việc của mình.  
15  
V. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI BÁN HÀNG:  
Người bán hàng có những chức năng nhiệm vụ cơ bản như sau:  
1. Bán hàng:  
Trách nhiệm chính của người bán hàng đó chính là bán những  
sản phẩm dịch vụ của công ty mình một cách thành công thông qua  
các cuộc giao dịch, tiếp xúc trực tiếp, giao dịch qua điện thoại hay  
những dịch vụ khách hàng như thư từ, tư vấn, gặp gỡ cá nhân...  
Những người bán hàng cống hiến sự thành công cho công ty và thể  
hiện mình qua doanh số bán hàng.  
16  
2. Những nhiệm vụ về quản lý và điều hành:  
Đây là những công việc mà người bán hàng tham gia với những  
công việc cụ thể như giải quyết những vấn đề của khách hàng, lập kế  
hoạch, dự báo bán hàng, đánh giá và thậm chí cả đào tạo. Để làm được  
nhiệm vụ quan trọng này, người bán hàng phải có những kỹ năng cụ  
thể như:  
-Kỹ năng giải quyết vấn đề  
-Kỹ năng lập kế hoạch  
-Kỹ năng lập dự báo  
-Kỹ năng hướng dẫn, đào tạo  
- Kỹ năng đánh giá  
17  
Kỹ năng giải quyết vấn đề:  
Đây là trách nhiệm của người bán hàng trong việc giải quyết những vấn  
đề mà khách hàng gặp phải khi mua sắm và sử dụng sản phẩm. Những  
tư vấn và giúp đỡ của người bán hàng nhiều khi sẽ giúp họ bán được  
hàng trong những thương vụ khác.  
Kỹ năng lập kế hoạch:  
Người bán hàng phải tự lên kế hoạch bán hàng cho chính mình như thời  
gian tiếp xúc, địa điểm tiếp xúc, cách thức tiếp xúc... Việc lên kế hoạch  
sẽ cho thấy người bán hàng có biết quản lý hiệu quả thời gian của mình  
hay không. Người bán hàng biết lập kế hoạch sẽ tư vấn tốt cho khách  
hàng của mình đặc biệt là các đại lý trong việc thực hiện các chương  
trình kinh doanh, xúc tiến bán hàng...  
18  
Kỹ năng lập dự báo:  
Khi người bán hàng có nhiệm vụ lập dự báo về ngành hàng, về thị trường...  
họ phải có kỹ năng này và phải nắm vững các thay đổi cũng như triển vọng  
của thị trường dựa vào thực tế, kinh nghiệm và linh cảm của bản thân.  
Kỹ năng hướng dẫn, đào tạo:  
Thông thường một người bán hàng giàu kinh nghiệm sẽ đảm trách việc  
hướng dẫn đào tạo cho những nhân viên mới vào. Nội dung đào tạo có thể  
là những kỹ năng bán hàng chuyên biệt, những kinh nghiệm... và để thực  
hiện tốt điều này thì việc huấn luyện thường được thực hiện ngay khi làm  
việc và triển khai hoạt động tại khu vực hay địa điểm nào đó...  
Kỹ năng đánh giá:  
Một người bán hàng cũng phải biết và có khả năng đánh giá các vấn đề  
như thị trường, khách hàng, sản phẩm... những đánh giá này sẽ giúp  
ích cho chính công việc của họ và là thông tin cần thiết cho hoạt động kinh  
doanh tiếp thị của doanh nghiệp.  
19  
3. Những trách nhiệm về tài chính:  
Trong một số lĩnh vực ngành nghề như kinh doanh hàng công  
nghiệp chẳng hạn thì người bán hàng cần có khả năng xây dựng những  
kế hoạch tài chính tổng hợp như thuê tài sản, mua lại, hàng tồn kho...  
Đối với những người kinh doanh chứng khoán thì trách nhiệm này cao  
hơn, đòi hỏi có kỹ năng và trình độ nhất định. Ngay cả với những  
người bán hàng tiêu dùng thông thường cũng đòi hỏi họ phải có khả  
năng quản lý công nợ, hàng tồn kho... vì đây là những vấn đề cần thiết  
khi thiết lập và thực hiện một thương vụ.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 389 trang yennguyen 05/04/2022 6540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp - Nguyễn Quốc Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_nang_ban_hang_chuyen_nghiep_nguyen_quoc_tuan.pdf