Bài giảng Động vật không xương sống ở nước - Ngành: Nuôi trồng thủy sản

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN  
-----o0o-----  
BÀI GIẢNG  
Môn học: Động vật không xương sống ở nước  
Ngành: Nuôi trồng thủy sản  
Trình độ: Cao đẳng  
Năm 2016  
1
MỤC LỤC  
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1  
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU....................................................................................... 5  
1.1. Định nghĩa, đối tượng và nhiệm vụ môn học ........................................... 5  
1.1.1. Định nghĩa......................................................................................... 5  
1.1.2. Đối tượng.......................................................................................... 5  
1.1.3. Nhiệm vụ của môn học:..................................................................... 5  
1.2. Phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu........................................................... 5  
1.2.1. Phương pháp hình thái so sánh .......................................................... 5  
1.2.2. Phương pháp giải phẫu...................................................................... 6  
1.2.3. Phương pháp cổ vật học .................................................................... 6  
1.2.4. Phương pháp sinh hóa học................................................................. 6  
1.2.5. Phương pháp địa lý học..................................................................... 6  
1.2.6. Phương pháp cá thể phát triển ........................................................... 6  
1.2.7. Phương pháp miễn dịch..................................................................... 6  
1.2.8. Phương pháp chuẩn đoán huyết thanh ............................................... 6  
1.2.9. Điều tra cơ bản vùng nước ................................................................ 7  
1.3. Một số thành tựu nghiên cứu, khai thác và sử dụng động vật không xương  
sống................................................................................................................ 9  
1.3.1. Một số thành tựu nghiên cứu............................................................. 9  
1.3.2. Vai trò của động vật không xương sống ở nước .............................. 10  
CHƯƠNG 2 PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT PHÙ DU........................................... 11  
2.1. Động vật nguyên sinh (Protozoa)........................................................... 11  
2.1.2. Dinh dưỡng: .................................................................................... 11  
2.1.3. Di chuyển........................................................................................ 11  
2.1.4. Sinh sản:.......................................................................................... 11  
2.1.5. Phân bố và ý nghĩa .......................................................................... 12  
2.1.6. Phân loại và giống loài thường gặp.................................................. 13  
2.2. Giáp xác râu chẻ (Cladocera)................................................................. 15  
2.2.1. Đặc điểm hình thái phân loại........................................................... 15  
2.2.2. Dinh dưỡng ..................................................................................... 17  
2.2.3. Sinh sản........................................................................................... 17  
2
2.2.4. Phân bố và ý nghĩa .......................................................................... 18  
2.2.5. Phân loại và giống loài thường gặp.................................................. 19  
2.3. Giáp xác chân mái chèo (Copepoda)...................................................... 19  
2.3.1. Đặc điểm hình thái phân loại........................................................... 20  
2.3.2. Dinh dưỡng ..................................................................................... 22  
2.3.3. Sinh sản và phát triển ...................................................................... 23  
2.3.4. Phân bố và ý nghĩa .......................................................................... 23  
2.3.5. Phân loại và giống loài thường gặp.................................................. 23  
2.4. Luân trùng (Rotifer)............................................................................... 25  
2.4.1. Đặc điểm chung............................................................................... 25  
2.4.2. Phân bố và ý nghĩa .......................................................................... 28  
2.4.3. Phân loại và giống loài thường gặp.................................................. 28  
2.5. Thân mềm (mollusca) ............................................................................ 29  
2.5.1. Lớp chân bụng (Gastropoda) ........................................................... 29  
2.5.2. Lớp hai mảnh vỏ Bivalvia ............................................................... 33  
2.6. Chân khớp (Arthropoda)........................................................................ 36  
2.6.1. Bộ giáp xác bơi nghiêng Amphipoda............................................... 36  
2.6.2. Bộ giáp xác chân đều Isopda và Tanaidacea.................................... 37  
2.6.3. Lớp phụ tôm Natantia...................................................................... 38  
2.6.4. Lớp phụ cua Brachyura ................................................................... 41  
2.7. Ruột khoang (Coelenterata) ................................................................... 43  
2.7.1. Đặc điểm chung của ngành.............................................................. 43  
2.7.2. Đặc điểm hình thái phân loại........................................................... 45  
2.7.3. Vai trò ............................................................................................. 47  
2.8. Da gai .................................................................................................... 47  
2.8.1. Đặc điểm chung của da gai.............................................................. 47  
2.8.2. Phân loại ......................................................................................... 49  
2.8.3. Vai trò của ngành ............................................................................ 51  
CHƯƠNG 3 KHU HỆ THUỶ SINH VẬT....................................................... 52  
3.1. Khu hệ động vật không xương sống nước ngọt ...................................... 52  
3.2. Môi trường sống và các yếu tố ảnh hưởng ............................................. 53  
3.3. Cấu trúc khu hệ động vất không xương sống nước ngọt......................... 53  
3.4. Khu hệ động vật không xương sống nước mặn ...................................... 56  
3
3.4.1. Đặc trưng chung của khu hệ động vật không xương sống nước mặn56  
3.4.2. Biến động số lượng theo không gian và thời gian............................ 58  
CHƯƠNG 4 NUÔI SINH KHỐI ĐỘNG VẬT PHÙ DU ................................. 60  
4.1. Nuôi Luân trùng (Rotatoria)................................................................... 60  
4.1.1. Đặc điểm......................................................................................... 60  
4.1.2. Kỹ thuật nuôi................................................................................... 61  
4.1.3. Thu hoạch, thu gom luân trùng........................................................ 67  
4.2. Kỹ thuật nuôi Daphnia........................................................................... 67  
4.2.1. Đặc điểm sinh học: Daphnia. Carinata thuộc giống Daphnia........... 67  
4.2.2. Kỹ thuật nuôi D. carinata................................................................. 68  
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH................................................................... 69  
4
CHƯƠNG 1  
MỞ ĐẦU  
1.1. Định nghĩa, đối tượng và nhiệm vụ môn học  
1.1.1. Định nghĩa  
Động vật không xương sống là môn học nghiên cứu một cách có khoa học  
về môi trường sống của động vật không xương sống thuỷ sinh, các nhóm động  
vật không xương sống trong môi trường nước (ngọt, lợ, mặn). Nghiên cứu về sự  
đa dạng của các nhóm động vật không xương sống trong môi trường nước cũng  
như mối quan hệ giữa chúng với môi trường nước và mối quan hệ giữa các  
nhóm với nhau.  
1.1.2. Đối tượng  
+ Nhóm động vật nổi không xương sống.  
+ Nhóm sinh vật đáy không xương sống.  
+ Các đối tượng (luân trùng, Artemia...) làm thức ăn cho các đối tượng  
thuỷ sản.  
1.1.3. Nhiệm vụ của môn học:  
Môn học “ Động vật không xương sống” giới thiệu cho học sinh các kiến  
thức cơ bản về:  
- Các đặc điểm môi trường sống của động vật không xương sống.  
- Giới thiệu về khu hệ động vật không xương sống nước ngọt, lợ, mặn.  
- Các đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh thái học của động vật không xương  
sống.  
- Phương pháp nuôi trồng một số nhóm động vật không xương sống có giá  
trị kinh tế.  
- Tầm quan trọng của động vật không xương sống đối với tự nhiên, con  
người và trong nuôi trồng thủy sản.  
1.2. Phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu  
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong phân loại động vật  
không xương sống kể cả việc sử dụng các kỹ thuật đơn giản đến các phương  
tiện thiết bị tối tân. Các phương pháp chính dùng trong phân loại học bao gồm  
các phương pháp hình thái so sánh, giải phẫu, sinh lý sinh hóa, địa lý, miễn  
dịch...  
1.2.1. Phương pháp hình thái so sánh  
5
Dựa vào đặc điểm hình thái, nhất là hình thái cơ quan sinh sản. Những  
thực vật càng gần nhau thì càng có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau. Hiện  
nay, ngoài những đặc điểm hình thái bên ngoài, người ta còn dùng cả những đặc  
điểm vi hình thái (micromorphologie), tức là hình thái cấu trúc của tế bào, của  
mô, kể cả cấu trúc siêu hiển vi, để phân loại. Ðây là phương pháp được sử dụng  
chủ yếu.  
1.2.2. Phương pháp giải phẫu  
Phương pháp này bắt đầu được dùng từ thế kỷ XIX do sự phát triển và  
hoàn thiện của kính hiển vi. Ðây là phương pháp chính xác và khách quan cho  
phép xác lập mối quan hệ thân cận không những của các nhóm lớn (như lớp, bộ,  
họ) mà còn cả các nhóm nhỏ (giống, loài...) và quan hệ chủng loại. Ví dụ: cây 2  
lá mầm phân biệt với cây 1 lá mầm bởi cấu tạo và sự sắp xếp của mô dẫn truyền  
trong thân.  
Phương pháp này bổ sung thêm cho phương pháp hình thái so sánh.  
1.2.3. Phương pháp cổ vật học  
Dựa vào các mẫu hóa đá của thực vật để tìm quan hệ thân thuộc và nguồn  
gốc của các nhóm mà các khâu trung gian hiện nay không còn nữa.  
Những nghiên cứu về bào tử và phấn hoa, đặc biệt di tích của phấn hoa  
trong các thời đại địc chất đã giúp xác định thành công quan hệ họ hàng của một  
số thực vật và góp phần vào việc xây dựng hệ thống chủng loại phát sinh.  
1.2.4. Phương pháp sinh hóa học  
Các loài gần nhau thường chứa những hợp chất hoá học giống nhau: các  
loài thuốc lá chứa nicotin, các loài họ Hoa môi chứa tinh dầu... Phương pháp  
này có ý nghĩa thực tiển rất lớn, nó cho ta hướng tìm những hợp chất cần thiết  
trong các loài gần gũi nhau.  
1.2.5. Phương pháp địa lý học  
Mỗi giống, mỗi loài thực vật trên thế giới đều có một khu phân bố nhất  
định. Nghiên cứu khu phân bố của thực vật người ta có thể xác định được quan  
hệ thân thuộc.  
1.2.6. Phương pháp cá thể phát triển  
Dựa trên cơ sở của qui luật phát triển cá thể: trong quá trình phát triển,  
mỗi cá thể đều lặp lại những giai đoạn (những hình thức) chủ yếu mà tổ tiên nó  
đã trãi qua. Theo dõi quá trình phát triển lịch sử của cây để xét đoán quan hệ  
nguồn gốc của nó.  
1.2.7. Phương pháp miễn dịch  
Tính miễn dịch là tính không cảm thụ của cơ thể đối với một bệnh này hay  
một bệnh khác. Tính miễn dịch ở một mức nào đó được kế thừa ở các thế hệ và  
là đặc điểm của một họ hay một giống nhất định.  
1.2.8. Phương pháp chuẩn đoán huyết thanh  
6
Dựa trên phản ứng máu của những động vật máu nóng đối với những chất  
ngoại lai. Kết quả thu được của những phản ứng giống nhau trên cơ thể một  
động vật nào đó cho phép ta xác định mối quan hệ thân thuộc của các loài thực  
vật thử nghiệm. Ví dụ: lấy dịch chiết của hai loài thực vật a và b cho vào máu  
của cùng một loài động vật đem thí nghiệm, kết quả đều cho phản ứng máu  
giống nhau, từ đó có thể suy ra hai loài a và b nói trên có quan hệ gần gũi với  
nhau.  
Cùng với sự phát triển của khoa học, ngày càng có nhiều phương pháp  
nghiên cứu mới, trong đó phải kể đến phương pháp tế bào học bao gồm cả  
phương pháp di truyền: sử dụng hình thái và số lượng thể nhiễm sắc của tế bào,  
hiện tượng đa bội thể, di truyền quần thể... đang được sử dụng rộng rãi vào Phân  
loại học và mang lại những dẫn liệu chính xác và đáng tin cậy hơn.  
Tuy nhiên, việc nghiên cứu phân loại không thể chỉ dựa vào một hai  
phương pháp, mà phải dùng nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết, như  
vậy những kết luận mới thỏa đáng và gần với chân lý.  
1.2.9. Điều tra cơ bản vùng nước  
Việc điều tra cơ bản vực nước với nhiều nội dung tùy theo mục đích, yêu  
cầu và kinh phí của công việc. Công tác điều tra thực vật nước là một trong  
những nội dung của việc điều tra cơ bản vực nước với các bước tiến hành sau:  
- Thời gian thu mẫu: có thể thu bất cứ thời gian nào trong ngày, tuy nhiên  
để có số liệu tin cậy sử dụng trong nghiên cứu ta nên thu cùng một khoảng thời  
gian ở tất cả các đợt thu mẫu. Thường ta thu mẫu thực vật nổi vào buổi sáng khi  
ánh sáng mặt trời không chiếu gay gắt.  
- Địa điểm thu mẫu: tùy theo mục đích, yêu cầu và kinh phí của việc điều  
tra thu mẫu mà ta chọn địa điểm và định ra số điểm thu mẫu. Ở các khu vực lớn  
phải dựa vào bản đồ và điều kiện địa hình cụ thể để phân ra các mặt cắt cụ thể sẽ  
định ra các điểm thu mẫu, ví dụ như các thủy vực nhỏ như ao, ruộng.... ta định ra  
các điểm đại diện chung cho toàn thủy vực đó là 5 điểm (4 điểm ở 4 góc và 1  
điểm  giữa).  
- Dụng cụ hóa chất:  
+ Dụng cụ: Dụng cụ để thu mẫu động vật không xương sống là lưới vớt  
động vật nổi (No = 60 - 80 Micromet). Lưới vớt này có thể sử dụng cho cả mẫu  
thu định tính và thu định lượng. Người ta còn sử dụng các loại lưới vớt định  
lượng. Nguyên tắc chung của lưới vớt định lượng là phải tính toán được kích  
thước của lưới để biết được thể tích nước thu hay có thể suy ra lượng nước chảy  
trong thời gian thu mẫu.  
Ngoài lưới vớt, còn sử dụng bình lắng, Batomet, máy li tâm, các chai thuỷ  
tinh nút mài hay các chai bằng chất dẻo loại 100 hay 125ml để đựng mẫu.  
+ Hoá chất: Phổ biến là dùng Foormol nồng độ 2-4%  
- Cách thu mẫu:  
7
1.2.9.1. Mẫu định tính:  
Dùng lưới vớt, thu mẫu tại điểm đã định. Tuỳ điều kiện và các loại hình  
thuỷ vực khác nhau mà cách thu mẫu có khác nhau, nói chung là thu được càng  
nhiều càng tốt. Các mẫu đã thu xong được đựng trong các chai thuỷ tinh bằng  
nút mài hay chất dẻo. Mẫu được cố định bằng Foormol để bảo quản mẫu. Ghi  
nhãn với các thông tin chủ yếu như thời gian, địa điểm, loại mẫu (định tính hay  
định lượng).  
1.2.9.2. Mẫu định lượng:  
Phương pháp lọc: Dùng các dụng cụ đã được xác định chính xác thể tích,  
có thể sử dụng các loại: thùng, xô, ống đong…đong chính xác đúng số lượng  
mẫu nước bằng các dụng cụ trên, sau đó lọc mẫu nước qua lưới vớt (thực vật  
hay động vât). Phần nước sẽ ra ngoài còn phần mẫu thu được ở cốc đong dưới  
phần đáy của lưới vớt. Thu phần mẫu, sau đó mang về phòng thí nghiệm để  
phân tích (lưu ý cố định các mẫu bằng Foormol 2 – 4 %).  
- Phân tích mẫu: Công tác phân tích mẫu được thực hiện trong phòng thí  
nghiệm  
+ Mẫu định tính: Xác định thành phần loài dựa vào các tài liệu phân loại  
với những nguyên tắc và phương pháp phân loại thích hợp với từng nhóm.  
+ Mẫu định lượng: Nhằm tìm hiểu đặc tính số lượng của đối tượng nghiên  
cứu. Phương pháp thường dùng là tính số lượng cá thể, hay khối lượng (khô  
hoặc tươi) trên một đơn vị thể tích rồi từ đó suy ra số lượng hay khối lượng toàn  
thuỷ vực (Đối với thực vật nổi là số tế bào/l; Động vật nổi là số cá thể/l). Trong  
trường hợp phân tích sơ bộ người ta thường dùng các khái niệm:  
Độ gặp: Nhiều hay ít số cá thể của một loài trong một mẫu thu được, chỉ  
số này quy định tuỳ từng tác giả theo một thang bậc có tính chất quy ước như:  
Không gặp, ít gặp, gặp nhiều, gặp rất nhiều…  
Tần số gặp là số lượng mẫu có loài sinh vật nghiên cứu trên tổng số mẫu  
đã thu thập  
1.2.9.3. Dụng cụ và phương pháp thu mẫu động vật đáy  
Động vật đáy là những sinh vật sống trong đáy, trên đáy hoặc trong tầng  
nước gần đáy nhưng không có khả năng bơi lội xa, đây là một quần loài rất lớn  
trong hệ sinh thái. người ta thường dùng các loại vợt cào, lưới vét đáy và gầu  
đáy định lượng. Vợt cào và lưới vét đáy có nhiều kiểu khác nhau dùng để thu  
mẫu vật định tính ở ven bờ hay ở đáy thuỷ vực. Vật mẫu vớt lên được rửa sạch  
qua rây lọc có khích thước mắt rây khác nhau, tuỳ theo yêu cầu nghiên cứu để  
lựa chọn vật mẫu cần thiết.  
8
Trong điều kiện vùng biển ven bờ khác nhau, các nền đáy khác nhau có  
các loài sinh vật khác nhau. Sự phân bố của các sinh vật trên nền đáy và các bãi  
triều khác nhau trong cùng một điều kiện của dải ven bờ cũng khác nhau, vì vậy  
khi tiến hành điều tra cần nắm được các đặc điểm của vùng bờ, thành phần chất  
đáy, đồng thời căn cứ vào đối tượng và mục tiêu nghiên cứu để chọn những bãi  
chiều có chất đáy và điều kiện khác nhau để tiến hành điều tra.  
Để định lượng sinh vật đáy, người ta dùng các loại gầu đáy định lượng.  
Gầu đáy định lượng có nhiều loại, nhưng đều hoạt động theo một nguyên tắc  
chung là ngoạm một khối chất đáy có một diện tích , thể tích nhất định của nền  
đáy. Số lượng sinh vật đáy có trong khối chất này sẽ là cơ sở để tính toán số  
lượng sinh vầt đáy trong thuỷ vực. Các loại gầu đáy thường dùng là:  
- Gầu Ekman (Có diện tích 1/40m2)  
- Gầu Petersen (có diện tích 1/10-1/100m2)  
- Gầu Okean-50 (có diện tích 1/4m2)  
- Gầu có cân (Kiểu zabolovski) dùng để thu mẫu trong những điều kiện  
đặc biệt như nền đá cứng hoặc nền đáy có nhiều thực vật ....  
- Gầu Ekman và Petersen cỡ nhỏ thường dùng nghiên cứu ở các thuỷ vực  
nước ngọt và vùng đáy nông và kéo trực tiếp bằng tay.  
Đối với động vật KXS màng nước, động vật sống bám quanh cây thuỷ  
sinh, thường phải dùng những phương pháp thu thập đặc biệt khác với thiết bị  
riêng.  
Sinh vật vùng triều được thu thập trực tiếp bằng cào. Để định lượng,  
người ta dùng các khung gỗ có diện tích nhất định  
Các động vật bơi, người ta thường dùng lưới  
Số trạm thu mẫu và cự li các trạm được ấn định tuỳ thuộc vào sự thay đổi  
thành phần chất đáy và độ sâu. Nếu thành phần chất đáy thay đổi phức tạp, có độ  
sâu lớn số trạm phải nhiều và cự li giữa các trạm ngắn, nếu không thì ngược lại.  
Tuỳ theo nội dung nghiên cứu, khí hậu hoặc các điều kiên thuỷ sản có ảnh  
hưởng tới sự biến động phân bố và số lượng sinh vật để xác định thời gian điều  
tra, số đợt điều tra trong năm.  
1.3. Một số thành tựu nghiên cứu, khai thác và sử dụng động vật không  
xương sống  
Các nghiên cứu và sử dụng thực vật nước chủ yếu là những thành tựu  
nghiên cứu và sử dụng thực vật bậc thấp thủy sinh.  
1.3.1. Một số thành tựu nghiên cứu  
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về thực vật nước chủ yếu đã có từ lâu và có ý  
nghĩa thực tiễn lớn. Các công trình lớn đã được công bố như: Định loại động vật  
không xương sống Bắc Việt Nam của Đặng Ngọc Thanh, 1980. Nhà XBKH và  
KT.  
9
1.3.2. Vai trò của động vật không xương sống ở nước  
Động vật không xương sống nói chung và động vật không xương sống ở  
nước nói riêng có một vài trò cực kỳ quan trọng đối với ngành nuôi trồng thuỷ  
sản, vì trong nhóm này có rất nhiều loài có giá trị kinh tế rất cao, không những  
chúng là nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ cho người dân mà còn có vai trò  
xuất khẩu như tôm, cua, mực, hải sâm .v.v.. do đó chúng cũng là những đối  
tượng nuôi và khai thác thuỷ sản. Bên cạnh đó một số giống loài còn có vai trò  
làm sạch môi trường sinh thái như các loài trong ngành Hải miên, xoang  
tràng.v.v... và làm thức ăn cho các đối tượng nuôi như Daphnia, Moina,  
Actemia, Rotatoria...Với những đối tượng này người ta đã tiến hành nuôi công  
nghiệp thu sinh khối để chủ động thức ăn tự nhiên cho các đối tượng nuôi. Tuy  
nhiên cũng có những giống loài lại có tác hại không nhỏ cho nghề nuôi trồng  
thuỷ sản đó là những bọn sống kí sinh trên các đối tượng nuôi trồng thuỷ sản.  
10  
CHƯƠNG 2  
PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT PHÙ DU  
2.1. Động vật nguyên sinh (Protozoa)  
2.1.1.Đặc điểm hình thái phân loại  
a. Hình dạng: Hình dạng cơ thể của các giống loài trong ngành Động vật  
nguyên sinh rất đa dạng. ta gặp hầu hết các kiểu đối xứng của động vật như :  
Không đối xứng, đối xứng toả tròn (Amip có vỏ), đối xứng hai bên…một số có  
bộ xương trong tế bào chất hay có vỏ, một số có khả năng kết bào xác khi gặp  
điều kiện môi trường không thuận lợi.  
b. Cấu tạo: Là nhóm động vật đơn giản nhất trong giới động vật, cơ thể  
cấu tạo chỉ có một tế bào, tuy các phần của tế bào lại được phân hoá phức tạp  
(màng, nguyên sinh chất, nhân tế bào…) để đảm nhận các chức phận cơ bản của  
một cơ thể sống. Đa số các giống loài có kích thước nhỏ thường không quá  
hàng trăm micromet.  
2.1.2. Dinh dưỡng:  
Trừ một số ít giống loài có khả năng dinh dưỡng tự dưỡng (trùng roi thực  
vật). Đa số động vật nguyên sinh sống trong các thuỷ vực dinh dưỡng theo lối dị  
dưỡng. Thức ăn của động vật nguyên sinh sống tự do là vi khuẩn, tảo đơn bào và  
ngay cả các động vật nguyên sinh khác có kích thước nhỏ hơn chúng. Một số  
động vật ký sinh trên tôm cá và các động vật thuỷ sinh khác.  
2.1.3. Di chuyển  
Di chuyển nhờ roi, chân giả, tiêm mao.  
2.1.4. Sinh sản:  
Gồm hai hình thức sinh sản : vô tính và hữu tính.  
a. Sinh sản vô tính:  
Bằng cách phân đôi nguyên nhiễm, là lối thường gặp ở động vật nguyên  
sinh. Một số giống loài nằm trong lớp trùng ống hút Sutoria sinh sản vô tính  
theo kiểu mọc chồi…  
b. Sinh sản hữu tính:  
Bao gồm ba mức độ: đẳng giao, dị giao, noãn giao. Ở lớp trùng cỏ  
Infusoria còn có khả năng sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp: Khi sinh sản tiếp  
hợp, hai trùng cỏ áp mặt bụng vào nhau, miệng kề cho tiếp xúc hai cá thể, màng  
phin tan ra và cầu nối nguyên sinh chất hình thành. Màng nhân lớn tan ra làm  
nhiều mảnh rồi tiêu biến, nhân nhỏ chia hai lần liên tiếp tạo bốn nhân (lần đầu  
phân chia giảm nhiễm), ba trong bốn nhân tiêu biến còn một nhân sẽ phân chia  
lần nữa để tạo thành nhân định cư và nhân di động.  
11  
Nhân di động của cá thể này sẽ sang hợp với nhân định cư của cá thể kia  
để cho nhân kết hợp (Sycaryon). Sau đó, các cá thể tách rời nhau, lúc này bộ  
nhân của nó chỉ có một nhân. Chúng phân chia một hay nhiều lần, một phần  
nhân đó biến đổi phức tạp nhằm nâng số lượng nhiễm sắc thể và phong phú  
thêm lượng AND để biến thành nhân lớn. Phần còn lại biến thành nhân nhỏ.  
Quá trình tiếp hợp kết thúc.  
Các đặc điểm về hình dạng, cấu tạo, kích thước, đặc điểm của cơ quan vận  
chuyển, các hình thức sinh sản là các đặc điểm dùng trong phân loại phân giới  
động vật nguyên sinh Protozoa.  
Hình 2.1. Phân đôi ở trùng biến hình  
Hình 2.2. Tiếp hợp ở trùng roi  
2.1.5. Phân bố và ý nghĩa  
Động vật nguyên sinh sống trong nước gặp cả ở nước ngọt, lợ, mặn.  
Chúng có thể sống nổi, đáy hay sống ký sinh trên tôm cá hay các động vật thuỷ  
sinh khác. Đa số động vật nguyên sinh sống nổi là thức ăn cho tôm cá và các  
động vật thuỷ sinh trong nước. Người ta nghiên cứu thấy rằng ấu trùng các  
Trích, một loại cá kinh tế ở biển, thức ăn quan trọng của nó là bọn Tintinodae  
thuộc lớp Infusoria.  
12  
Tuy nhiên, trong nghề nuôi trồng thuỷ sản cũng phải kể đến các tác hại  
của nhóm động vật nguyên sinh, một số ký sinh trên cá, tôm, động vật thân  
mềm…gây những thiệt hại đáng kể cho nghề nuôi. Ví dụ Zoothamnium,  
Vorticella bám thành lớp trên mặt mang, trên mắt và giáp đầu ngực của tôm làm  
cho tôm khó di động, khó lột xác, khó trao đổi khí làm tôm chết đặc biệt khi  
hàm lượng oxy hoà tan thấp.  
Một số loài sống tự do là thức ăn quan trọng của một số loài động vật phù  
du, vì vậy có thể coi chúng là thức ăn gián tiếp của các đối tượng nuôi thuỷ sản.  
Phần lớn bọn nguyên sinh động vật sống ký sinh ở người và động vật đặc  
biệt trùng cỏ cá Ichthyophthirius gây bện đIểm trắng ở cá nước ngọt. Cá bị bệnh  
trường gầy yếu và cuối cùng dựa vào bờ mà chết, trầm trọng ở cá bột. Trùng cỏ  
cá Trichodina ký sinh ở mang, da cá phổ biến ở nước ta nhất là ở cá bột dưới  
một tuổi, trùng bào tử gai, vi bào tử trùng ký sinh trong mô, xoang cơ thể và tế  
bào gây hại đáng kể cho nghề nuôi cá.  
2.1.6. Phân loại và giống loài thường gặp  
Phân lớp động vật nguyên sinh được chia làm nhiều ngành. Giới thiệu một  
số đại diện thường gặp trong các thuỷ vực nội địa có liên quan nhiều đến nghề  
nuôi trồng thuỷ sản.  
a. Lớp trùng chân giả (Sacrodina)  
Hình 2.3. Trùng Leptophrys vorax có hình dạng không xác định  
Là lớp có cấu tạo đơn giản nhất. Có khoảng 10.000 loài đó 80% sống ở  
biển, số còn lại sống trong nước ngọt, một số sống ký sinh, có ba phân lớp:  
- Trùng chân rễ (Rhizopoda)  
- Trùng phóng xạ (Radiolaria)  
13  
- Trùng mặt trời (Heliozoa)  
Giới thiệu một số giống loài thường gặp:  
- Họ Amip trần Amoebidea: Gồm những amip không có gai xương hay vỏ  
cứng. Di chuyển nhờ các chân giả, vị trí hình thành chân giả không cố định.  
Hình dạng chân giả cũng khác nhau tuỳ loài. Hình sợi, cánh sao, chia nhánh…  
giống thường gặp: Amoeba với một số loài thường gặp trong các thuỷ vực nước  
ngọt giàu chất hữu cơ như ao hồ, ruộng lúa, mương.  
Loài thường gặp Amoeba proteus; Amoeba dubia; Amoeba discodes;  
Amoeba verrucosa; Ameoba radiosa; Ameoba gorgonian.  
- Họ Difflugidae: giống loài trong họ này có vỏ cứng bằng Kitin vỏ này  
có ngoại chất tiết ra để kết dính các hạt cát, các mảnh vỏ tảo silic, vỏ khá dày,  
hình dạng thay đổi từng loài. Giống đại diện Difflugia với các loài sau:  
+ Difflugia Lebes có dạng lựu đạn, quả na  
+ Difflugia Oblonga có dạng hũ đáy tròn  
+ Difflugia acuminata có dạng hũ đáy nhọn  
- Loài Centropyxis cornisei có dạng ấm giỏ. Chân giả, hoặc ẩn trong vỏ  
hoặc thò ra hình ngón kéo vỏ đi.  
- Giống Euglypha vỏ mỏng do nhiều mảnh lục giác ghép lại. Vành lỗ  
miệng vỏ hình răng cưa. Chân giả hình sợi phân nhiều nhánh.  
Hình 2.4. Một số Amip có vỏ nước ngọt  
b. Lớp trùng cỏ Infusonia:  
14  
Có cơ quan tử chuyển vận là các lông bơi. Có ít nhất hai nhân, Nhân lớn là  
nhân dinh dưỡng, nhân nhỏ là nhân sinh dục. Phần lớn có lông bơi suốt đời  
(Phân lớp Ciliata), một số chỉ có lông bơi khi còn non (phân lớp trùng ống hút  
Suctoria) .  
Phần lớn sống tự do, một số ít sống kí sinh. Lớp trùng cỏ được phân 2  
phân lớp là phân lớp là các phân lớp trùng cỏ lông bơi Ciliata và phân lớp trùng  
ống hút Suctoria.Một số đại diện thường gặp;  
- Bộ lông đều Holotricha: Cơ thể có lông bơi bao phủ đồng đều, không  
tạo thành mành uốn. Một số đại diện : Trùng đế giày Paramoedium caudatum;  
trùng hình cốc diinium; Trùng cỏ cá Ichthyophthirius.  
- Bộ lông không đều Heterotricha; Ngoài lông bơi bao phủ toàn thân còn  
có màng uốn xoắn quanh miệng. Thường gặp trùng loa kèn giống Stentor gặp  
trong các ao nước đứng, sạch.  
- Bộ lông bụng Hypotricha: Cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng, mặt dưới có  
nhiều gai. Thường gặp trùng nhảy giống Stylonichia gặp nhiều trong ao, hồ.  
- Bộ lông vành Peritricha: Phần lớn sống cố định, có màng lông bơi bao  
quanh miệng. đại diện thường gặp: trùng hình chuông Vorticella, trùng bánh xe  
Trichodina sống kí sinh trên cá.  
Hình 2.5.Amip có vỏ nước ngọt  
2.2. Giáp xác râu chẻ (Cladocera)  
2.2.1. Đặc điểm hình thái phân loại  
Tất cả các giống loài trong bộ giáp xác râu chẻ đều có đặc điểm chung là  
có cơ quan vận động là đôi râu thứ hai, đôi râu này phân ra làm hai nhánh (chẻ  
ra làm hai nhánh) vì thế có tên là bộ giáp xác râu chẻ. Đó là những động vật nhỏ,  
phân bố chủ yếu trong các thuỷ vực nước ngọt, là thành phần động vật nổi quan  
trọng của khu hệ thuỷ sinh vật nước ngọt.  
15  
Cơ thể được bao bọc bởi vỏ giáp. Vỏ giáp này được dính liền ở phần lưng  
và tách ra ở phần bụng. Sự phân đốt của cơ thể không rõ ràng, cơ thể được chia  
làm ba phần: đầu, ngực, bụng.  
a. Phần đầu  
Đầu ở phía trước cơ thể, hình dạng đầu ở những giống loài khác nhau thì  
khác nhau, đầu dạng tròn như đầu của Moina, đầu của Daphnia kéo dài về phía  
trước tạo thành chuỷ nhọn….. Trên đầu có các phần phụ sau:  
- Mắt: có hai loại là mắt kép và mắt đơn  
+ Mắt kép: vị trí ở giữa hai đôi râu, dạng lớn, màu sắc đen thẫm.  
+ Mắt đơn: vị trí ở giữa đôi râu 1 và mắt kép, dạng vệt đen lớn hay nhỏ.  
Các đặc điểm và số lượng, hình dạng, kích thước của mắt là đặc điểm để  
phân loại giáp xác râu chẻ.  
- Râu: có hai đôi râu là đôi râu 1 và đôi râu 2  
+ Đôi râu 1 dạng nhỏ, không phân đốt, phân nhánh. Đầu nhọn của râu 1  
thường có các lông cảm giác. Râu 1 của con đực lớn hơn con cái, chúng hỗ trợ  
cho việc bơi lội.  
+ Đôi râu 2 dạng lớn, phân thành hai nhánh. Cấu tạo gồm hai phần là phần  
gốc và phần ngọn. Phần gốc gồm hai nhánh, mỗi nhánh có từ 2 – 4 đốt, trên mỗi  
đốt có nhiều sợi tơ phân bố. Các đặc điểm về hình dạng, kích thước, số lượng  
các sợi tơ trên mỗi đốt là đặc điểm để phân loại.  
- Miệng: trong miệng có các phần phụ miệng bao gồm một đôi hàm lớn,  
hai đôi hàm nhỏ. Riêng họ Chydoridae ở ngoài miệng có tấm che bên ngoài gọi  
là tấm môi. Các đặc điểm về hình dạng, kích thước của tấm môi là những đặc  
điểm quan trọng để phân loại tới giống và loài của bộ này.  
Hình 2.6. Đại diện giáp xác râu chẻ Moina  
16  
b. Phần ngực (phần thân)  
Là phần phình lớn chiếm thể tích chủ yếu của cơ thể, Những giống loài  
khác nhau thì hình dạng phần ngực cũng khác nhau. Phần ngực hình tròn như ở  
Moina, hình cầu như ở Chydorus, cơ thể kéo dài như ở Diaphanosoma… Trên  
phần ngực phân biệt cạnh lưng, cạnh bụng, các cạnh trên vỏ giáp có thể liên tục  
cũng có thể kéo dài thành gai. Trên mặt của vỏ giáp có thể có các hình mạng ô  
(Ceriodaphnia) hoặc có các kẻ sọc (Pleuroxus)…Tất cả các đặc điểm về hình  
dạng, kích thước, số lượng gai, các đặc điểm riêng biệt trên phần mình là đặc  
điểm để phân loại. Trên phần ngực có 4-6 đôi chân ngực dạng chân lá có hai  
nhánh, trên nhánh có các sợi tơ phân bố rất dày, ở gốc của các phần chân ngực  
có các thuỳ mang. Khi các chân ngực vận động nó tạo thành dòng nước mang  
theo thức ăn vào cung cấp oxy cho chúng.  
c. Phần bụng  
Bụng kéo dài thành đuôi bụng (Postabdomen). Hình dạng của đuôi bụng ở  
những giống loài khác nhau thì khác nhau. Tận cùng đuôi bụng là vuốt ngọn.  
Trên mặt bên của đuôi bụng thường có các đám tơ hoặc có các gai phân bố ở  
trên cạnh trên của nó. Các đặc điểm về hình dạng, số lượng gai, tơ của đuôi  
bụng là những đặc điểm quan trọng để phân loại tới giống và loài trong phân  
loại của bCladoera.  
2.2.2. Dinh dưỡng  
Trừ một số ít Cladocera ăn thịt như Leptodora còn hầu hết chúng lấy thức  
ăn theo kiểu thụ động. Nhờ sự hoạt động của các đôi chân ngực tạo thành các  
dòng xoáy, nhờ đó nước chảy vào xoang mang, dòng nước này mang theo thức  
ăn như vi khuẩn, tảo đơn bào, nguyên sinh động vật… Cladocera lựa chọn  
những thức ăn hợp với cỡ miệng của chúng, ví dụ như M. affinis cơ thể dài hơn  
0,4mm thì lọc thức ăn có kích cỡ dưới 40µm đường kính từ 10 – 15µm..…  
2.2.3. Sinh sản  
a. Hệ sinh dục  
Trong quần thể của Cladocera thường chỉ gặp con cái, hệ sinh dục của  
con cái gồm đôi buồng trứng nằm dọc theo ruột từ đôi chân ngực 1 đến cuối  
bụng và ống dẫn trứng ngắn đổ về phía sau của buồng trứng (buồng phôi).  
Trong buồng trứng ở thời kỳ sinh sản thấy có trứng hay con nhỏ nhấp nháy.  
b. Sinh sản và vòng đời của Cladocera  
Trứng được chứa trong buồng trứng ở bên cạnh phần lưng của con cái.  
Buồng trứng này ở Daphnia hoàn toàn đóng kín còn ở Moina lại mở. Trong  
buồng trứng ta có thể quan sát thấy trứng của chúng hoặc con. Trứng của  
Cladocera có ba loại :  
17  
- Trứng cái (trứng mùa hè): chúng được xuất hiện trong điều kiện môi  
trường thuận lợi. Đó chính là sự sinh sản đơn tính của con cái. Tất cả các trứng  
này lại nở ra những con cái (Số lượng nhiễm săc thể là 2n). Kích thước của  
trứng cái của M. affinis 94 – 95µm. Số lượng trứng thay đổi tuỳ từng loài dao  
động từ 5-10 trứng một lần.  
- Trứng đực: số lượng nhiễm sắc thể là n. Kích thước nhỏ, ở M. affinis  
khoảng từ 60 – 80µm và có một màng mỏng bao quanh. Trứng được xuất hiện  
nhiều lần trong năm.  
- Trứng nghỉ (trứng mùa đông): Khi môi trường sống trở nên không thuận  
lợi thí dụ mật độ quần thể cao, thức ăn thiếu, nhiệt độ thấp… thì xuất hiện trứng  
nghỉ, số lượng nhiễm sắc thể là 2n. Kích thước từ 0,5-0,65mm, trứng này được  
bao bọc bởi màng citin vững chắc, thông thường chúng chỉ có một trứng nghỉ.  
Trong vòng đời của Cladocera có hai hình thức sinh sản vô tính và hữu  
tính tuỳ theo điều kiện sống mà hình thức nào chiếm ưu thế.  
Khi điều kiện môi trường thuận lợi những con cái của quần thể sẽ sinh ra  
các trứng cái, những trứng cái này sẽ nở ra những con cái, qua nhiều thế hệ con  
cái như vậy. Nếu khi gặp điều kiện môi trường không thuận lợi thì sẽ xuất hiện  
hình thức sinh sản hữu tính. Trong quần thể sẽ xuất hiện những con đực và con  
cái mang trứng nghỉ. Trứng nghỉ được thụ tinh nằm trong buồng trứng, lúc này  
do điều kiện sống không thuận lợi cho sự phát triển của Cladocera vì vậy con  
mẹ bị chết, trứng thụ tinh chìm xuống đáy của thuỷ vực. Nhờ có vỏ dầy và chắc  
trứng được bảo vệ để có thể chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của  
môi trường. Khi gặp điều kiện thuận lợi, những trứng này sẽ nở hàng loạt để cho  
ra những cá thể non mới đồng thời khép kín vòng đời của chúng.  
2.2.4. Phân bố và ý nghĩa  
a. Phân bố  
Các giống loài trong bộ Cladocera phân bố chủ yếu trong các thuỷ vực  
nước ngọt, trừ một số ít ở biển như: Pelinia, Evandne. Trong các thuỷ vực nước  
ngọt chúng là bọn phân bố rộng theo vùng địa lý, theo các loại hình thuỷ vực.  
Cladocera gặp nhiều trong ao, ruộng, cống, rãnh, còn các dạng hình thuỷ vực  
khác như sông, mương…thì ít hơn. Trong các thuỷ vực nước lợ ven biển có một  
số loài thích ứng rộng mới di nhập từ các thuỷ vực nước ngọt vào như Moina  
dubia; C. rigaudi; D. sarsi…(chúng thường xuất hiện vào mùa mưa). Còn trong  
mùa khô một số loài di nhập từ biển vào như Pelinia avirostris; Evande  
tergestina.  
b. Ý nghĩa của bộ giáp xác râu chẻ  
Bộ giáp xác râu chẻ gồm những sinh vật nhỏ thường gặp trong nước ngọt  
như hồ, ao, vũng nước, ngay cả những hồ trên núi cao. Chúng đã được biết tới  
như một loại thức ăn tốt cho ấu trùng của tôm cá. Theo nghiên cứu của A.  
Shirota thì những thức ăn có những ưu thế sau:  
- Thức ăn nhỏ, đường kính (40 – 100µm) thích hợp với cỡ miệng của cá từ  
18  
- Thức ăn bổ dưỡng  
- Tiêu hoá tốt cho ấu trùng cá  
- Thức ăn nổi và di chuyển hoặc lơ lửng chúng giúp cho cá bắt mồi tốt và  
dễ dàng.  
- Có thể dễ dàng đạt số lượng lớn  
- Giá thành rẻ và kinh tế  
- Sử dụng những nguồn không có giá trị kinh tế.  
A. Shirota đã thí nghiệm dùng M. macrocopa; C. dorsalis; A. silusiae; A.  
salina và trứng luộc để nuôi cá vàng và ông đã kết luận rằng Moina (Cladocera)  
ấu trùng Chironomus, Artemia là những thức ăn tốt nhất cho ấu trùng cá. Chính  
vì vậy mà nhiều loài trong bộ giáp xác râu chẻ đã được nuôi theo phương pháp  
công nghiệp để cung cấp thức ăn cho ấu trùng cá như cá trê, tai tượng, chép,  
nuôi cá cảnh…  
2.2.5. Phân loại và giống loài thường gặp  
Theo tài liệu đã được công bố của tác giả Hồ Thanh Hải (1995). Trong các  
thuỷ vực nội địa của Việt Nam có 51 loài trong nhóm Cladocera trong đó miền  
Bắc Việt Nam gặp 45 loài, ở phía Nam Việt Nam gặp 42 loài.  
Các giống loài chủ yếu là những loài phân bố trong nước ngọt. Một số loài  
thường gặp:  
- Họ Bosminidae: râu 1 liền với gốc chuỷ tạo thành vòi dài. Giống thường  
gặp: Bosmina; Bosminopsis  
- Họ Sididae: cơ thể kéo dài bằng hay quá hai lần chiều cao. Công thức  
đốt râu 2 là 3-3 hay 2-3. Giống thường gặp: Diaphanosoma, với các loài D.  
Sarsi; D. paucispinosum, D. leuchtenbergianum.  
- Họ Macrothridae cơ thể dạng bầu dục hay gần tròn. Râu 1 con cái lớn  
dính ở đầu chuỷ. Cạnh bụng có viền tơ lông chim. Giống thường gặp  
Macrothrix  
- Họ Daphniidae: râu 1 con cái nhỏ không dính ở đầu chuỷ mà hơi dịch  
xuống phía dưới. Cạnh bụng không có viền tơ lông chim. Giống thường gặp  
Moina, Daphnia, Ceriodaphnia  
- Họ Chydoridae: cơ thể dạng bán cầu hay hình cầu, chuỷ phát triển dạng  
mỏ lớn. Công thức râu 2 là 3-3. Giống thường gặp Chydorus, Alona, Alonella.  
Oxyurella. Thường gặp trong ruộng cấy lúa nước.  
2.3. Giáp xác chân mái chèo (Copepoda)  
19  
Giáp xác chân mái chèo là một trong những thành phần quan trọng của  
động vật nổi ở biển cũng như trong nước ngọt. Chúng bao gồm những sinh vật  
có đặc điểm chung là chuyển động nhờ sự giúp đỡ của các chân ngực. Các chân  
này được nối liền với mình bằng tấm kitin mỏng nên chúng chuyển động đồng  
thời như những mái chèo. Vì thế có tên gọi là giáp xác “chân mái chèo” hay giáp  
xác chân chèo.  
2.3.1. Đặc điểm hình thái phân loại  
Hình 2.7. Hình dạng của Giáp xác chân mái chèo  
1.Râu 1; 2. Râu 2; 3. Giáp đầu ngực; 4. Đốt đầu; 5. Đốt ngực; 6. Đốt bụng; 7.  
Đốt bụng (đốt sinh dục); 8. Trứng; 9. Chạc đuôi; 10. Tơ đuôi; 11. Mắt; 12. Ruột;  
13. Cơ dọc; 14. Tuyến trứng; 15. Túi trứng  
Giáp xác chân chèo là động vật giáp xác cỡ nhỏ chiều dài phổ biến 0,5-  
4mm. Những loài sống ở biển sâu có thể 10-12mm như Megacalanus,  
Bathycalanus. Hình dạng ngoài của giáp xác chân chèo rất khác nhau và liên  
quan mật thiết với điều kiện sống. Có loài hình trứng (Oithonidae) hoặc là hình  
bầu dục (Cyclopidae) hình lá (Centropagidae)…  
Với giáp xác chân chèo sống tự do có cơ thể và các phần phụ phát triển  
đầy đủ, sai khác rõ rệt với chân chèo sống ký sinh thường có cơ thể và các phần  
phụ tiêu giảm.  
Cơ thể giáp xác chân chèo do 16-17 đốt tạo thành nhưng do một số đốt  
hợp lại với nhau nên nói chung số đốt không vượt quá 11 đốt. Cơ thể chia ra hai  
phần: Phần thân trước hay phần đầu ngực (Cephalothorax) và phần thân sau hay  
phần bụng (Abdomen).  
a. Phần đầu ngực  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 69 trang yennguyen 22/04/2022 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Động vật không xương sống ở nước - Ngành: Nuôi trồng thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dong_vat_khong_xuong_song_o_nuoc_nganh_nuoi_trong.pdf