Top 7 loại đá quý hiếm và đắt giá nhất trên thế giới

TOP 7 LOẠI ĐÁ QUÝ HIẾM ĐẮT GIÁ NHẤT TRÊN THẾ GIỚI  
Chắc hẳn nhắc đến đá quý, không ít người lại nghĩ ngay đến kim cương. Tuy nhiên, vẫn có  
rất nhiều loại đá mang giá trọ còn đắt hơn cả kim cương. Hầu hết, những loại đá quý hiếm  
là các biến thế hiếm hoi của những loại đá quý phổ biến như Ruby và Sapphire. Nhưng  
bên cạnh đó, cũng một số loại đá quý mà bản thân chúng rất quý hiếm. Đến nỗi chỉ  
với các biến thể chất lượng bất kỳ, không cần tiêu chuẩn gì thì chúng cũng được liệt vào  
dạng đá quý hiếm bậc nhất. những viên đá này rất được giới sưu tập đá quý ưa chuộng  
và khao khát.  
NGỌC MẮT MÈO ĐEN (BLACK OPAL) – VIÊN ĐÁ QUÝ CHỈ ÚC  
NGUỒN GỐC VÀ QUAN NIỆM TÂM LINH VỀ NGỌC MẮT MÈO ĐEN  
Úc gần như là vùng đất nắm giữ 100% nguồn cung ứng ngọc mắt mèo của thế giới. Giá trị  
của loại đá quý này có thể được xác định cùng với các yếu tố khác ngoài sự hiếm có. Đó  
độ sáng, màu sắc, độ bóng, độ trong, và thậm chí là cả những khiếm khuyết tự nhiên.  
Ngoài ra, cách một viên ngọc mắt mèo được cắt đánh bóng cũng làm ảnh hưởng đến giá  
trị tổng thể của chúng. Sau khi tất cả các yếu tố trên được chuyên gia cân nhắc. Kích thước  
carat của ngọc mắt mèo sau đó sẽ cộng vào để làm tròn lên giá thành chính thức.  
Theo truyền thuyết của một bộ tộc thổ dân Úc, Đấng tạo hóa hiện xuống từ thiên đường  
trên cầu vồng. Và mang đến thông điệp hòa bình cho toàn nhân loại. Những viên đá gần  
nơi Ngài đặt chân trên mặt đất bỗng nhiên trở nên sống động bắt đầu tỏa ánh lấp lánh.  
Nên đây được coi là sự sinh ra của các viên đá Opal ngày nay.  
Các viên đá Opal được coi là kích thích sự độc đáo và tính sáng tạo. Opal là đá xốp vậy  
nó có tính chất hấp thụ cao. Với khả năng thẩm thấu, chúng có thể tiếp nhận ý nghĩ cảm  
giác của người đeo.  
TỔNG QUAN VỀ NGỌC MẮT MÈO ĐEN  
So với Opal trắng và Opal lửa thì Opal đen chính là loại đắt tiền hơn cả. Bởi ngọc mắt mèo  
đen hội tụ đầy đủ các màu sắc. Opal đen được đánh giá cao bởi các tông màu rất mạnh mẽ  
trên nền màu đen huyền bí. Chúng có khả năng tán xạ ánh sáng tạo ra những vạch màu  
quang phổ lấp lánh. Từ đó hiển thị ra các màu sắc sống động và mãnh liệt. Vàng, xanh lam  
và xanh lục những màu thường thấy qua hiệu ứng lấp lánh. Trong khi màu tím violet,  
các màu đỏ rực lửa và cam là những màu giá trị nhất và khan hiếm của những màu sắc  
Opal. Điều này khiến cho Opal đen được coi là loại Opal có giá trị nhất.  
Opal đen được đánh giá cao bởi các tông màu rất mạnh mẽ trên nền màu đen huyền bí.  
Ngọc Opal đen chứa các vết tích của oxide sắt và các thành tố carbon. Những thành  
phần không có trong các loại Opal thông thường. Những thành tố này kết với nhau và tạo  
nên những nét tiêu biểu, độc đáo chỉ có trong ngọc mắt mèo đen.  
Ngoài ra, loại đá này cũng chứa thành phần nước ít hơn các loại đá mắt mèo khác. Vì vậy  
nên các viên ngọc mắt mèo đen này hạn chế việc bị rạn nứt. Đối với Opal, sự hiện diện của  
vân rạn thể làm cho mẫu đá trở nên mất giá trị. Vân rạn do quá trình ngọc Opal bị khô  
hệ quả gây ra vết nứt vết rạn nổi lên bề mặt.  
NGỌC LỤC BẢO Đ(RED BERYL EMERALD)  
Trong các loại đá quý trên thế giới thì ngọc lục bảo đỏ thể coi là loại quý hiếm nhất.  
Các nhà khoa học đã ước tính tỉ lệ cứ tìm thấy 150000 viên kim cương thì mới thể tìm  
được duy nhất một viên ngọc lục bảo đỏ. Ngọc lục bảo có màu đỏ được biết đến đầu tiên  
vào năm 1904. Đặc biệt, viên đá này chỉ tìm thấy ở một vài điểm như dãy hạt Beaver, tiểu  
bang Utah, Thomas vùng núi Wah Wah,…  
Người ta cho rằng viên ngọc lục bảo đỏ này với một lượng mangan có trong tinh thể giúp  
tái tạo tế bào.  
Đây một loại ngọc bích quý hiếm có màu đỏ. Chúng được kết tinh và hình thành trong  
những điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Đó nơi có áp suất vô cùng thấp nhiệt độ cực kỳ  
cao. Thường tại các khe nứt chứa magma trên núi lửa. Ở những nơi này, viên Beryl  
đỏ được tìm thấy trong khoáng Rhyolite. Đó cũng chính là lý do khiến Emerald – Ngọc lục  
bảo màu đỏ trở nên vô cùng đắt giá và quý hiếm.  
Người ta cho rằng viên ngọc lục bảo đỏ này với một lượng mangan có trong tinh thể giúp  
tái tạo tế bào. Và có thể giúp giảm cân bằng cách kiểm soát các acid béo bằng cách hỗ trợ  
sự hình thành các tế bào máu mới. Bên cạnh đó, Beryl đỏ khả năng thoát ra một nguồn  
năng lượng mạnh mẽ. Làm tăng khả năng sáng tạo, đưa ra nhiều ý tưởng mới cho người  
đeo chúng. Đồng thời, chúng còn mang đến sự tự tin, lòng dũng cảm và ý chí kiên định.  
ĐÁ QUÝ GRANDIDIERITE  
Grandidierite được phát hiện đầu tiên tại vùng nam Madagascar vào năm 1902. Viên đá  
này được đặt theo tên của nhà tự nhiên học người Pháp Alfred Grandidier (1836 – 1912).  
Đây một loại đá vô cùng quý hiếm. Đây một borosilicate aluminium Mg – Fe cực nhỏ  
hiếm hoi.  
Kể từ khi phát hiện Grandidierite lần đầu tiên, các mẫu Grandidierite đã được tìm thấy chỉ  
trong một vài địa điểm trên khắp thế giới. Bao gồm Malawi, Namibia và Sri Lanka. Tuy  
nhiên, các mẫu đá chất lượng vẫn chủ yếu đến từ Madagascar.  
Thành phần màu xanh lam trong viên đá Grandidierite tăng tùy theo hàm lượng Fe.  
Viên đá này là một khoáng chất xanh lục ngả màu xanh lam. Thành phần màu xanh lam  
tăng tùy theo hàm lượng Fe. Tuy nhiên, chúng lại thể đổi từ xanh lam qua xanh lục và  
chuyển sang trắng. Đến nay khi mở rộng khai thác thì các nhà khoa học nhận thấy rằng,  
Grandidierite còn xuất hiện ở Sri Lanka, Na Uy. Nhưng trữ lượng tại các mỏ đá này khá ít.  
VIÊN ĐÁ QUÝ PAINITE  
Viên đá quý Painite đã được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1950 tại lãnh thổ Myanmar.  
Loại đá này được đặt theo tên của Arthur C.D. Pain – người tìm ra nó vào thập niên 50 thế  
kỷ trước. Vẻ đẹp của viên đá bắt mắt từ hai tinh thể nhiều mặt. Chúng chuyển đổi màu  
liên tục từ đỏ sang nâu, từ nâu sang cam – đỏ rất huyễn hoặc.  
Painite có thể chuyển đổi màu liên tục từ đỏ sang nâu, từ nâu sang cam – đỏ rất huyễn  
hoặc.  
Panite là một khoáng chất có tính chất rất cứng cực hiếm. Chúng đạt độ cứng 8 trên  
thang độ cứng Mohs. Trên thế giới chỉ khoảng 25 mẫu khoáng vật này được tìm thấy.  
Nhưng chỉ số ít những viên đá này được cắt mài facet.  
Thành phần hóa học của Panite bao gồm zirconium, boron, canxi và nhôm. Cùng một lượng  
ít của vanadi và crom. Một số kim loại thường bị lẫn vào khoáng chất này khiến chúng đổi  
màu. Đặc biệt là Fe làm cho khoáng vật nào có màu nâu đỏ giống màu của Topaz. Loại đá  
này có từ màu hồng đậm đến nâu nhưng sẽ có màu sắc khác nhau khi nhìn từ những góc  
độ khác nhau.  
NGỌC HỒNG LỰU LAM (BLUE GARNET)  
NGUỒN GỐC SỰ HÌNH THÀNH CỦA NGỌC HỒNG LỰU  
Trong lịch sử ngành khoáng vật ngọc học thì Garnet được cho là viên đá lịch sử lâu  
đời nhất. Những nhà khảo cổ học đã tìm thấy một chiếc vòng hạt trang sức được làm từ đá  
Garnet Ai Cập. Chiếc vòng hạt này đã có niên đại hơn 5000 năm tuổi.  
Trong thời La Mã cổ đại, những viên đá Garnet được dùng để chế tác thành mặt con dấu.  
Phục vụ cho công tác chứng thực các tài liệu quan trọng tại đây. Đá Garnet được các thầy  
tế Do Thái cổ dùng để chạm trổ trong các bản khắc quan tài. Hay trong thời Trung cổ, các  
chiến binh thường mang những chiếc khiên có gắn đá Garnet. Điều này làm tăng thêm lòng  
quả cảm, mang theo may mắn để bảo vệ chiến binh trong trận chiến.  
Vào thế kỷ 18, 19 Garnet là một loại phục sức phổ biến ở châu Âu. Bên cạnh đó, chúng  
được một số đội quân châu Á cho vào đạn nhằm tăng tính sát thương.  
Cái tên Garnet bắt nguồn từ tiếng La tinh Granatum – có nghĩa “thạch lựu”. Tại Việt  
Nam thường được gọi ngọc hồng lựu. Ngọc hồng lựu được hình thành do sự tiếp xúc  
trao đổi giữa các đá Magma acid với Carbonat ở nhiệt độ cao trong nhiều loại đá khác nhau,  
chủ yếu đá biến chất. Theo tín ngưỡng của người Trung Hoa, những người sinh vào  
tháng 1 hoặc tuổi Tý nên đeo đá Garnet để cầu may. Chúng sẽ bảo vệ chủ nhân khỏi những  
điều xui xẻo đem đến sự bình yên và hạnh phúc.  
GIỚI THIỆU VIÊN NGỌC HỒNG LỰU LAM QUÝ HIẾM  
Vào thời xa xưa, những viên đá ngọc hồng lựu – Garnet được xem như một vật may mắn  
làm bùa hộ mệnh. Ngọc hồng lựu sở hữu rất nhiều gam màu khác nhau từ cam, đỏ, vàng,  
cho đến các tông màu xanh, tím, nâu và đen… Nhưng xanh lam là màu sắc được yêu thích  
nhất bởi sự sang trọng và quý hiếm của chúng.  
Garnet được xem như một vật may mắn làm bùa hộ mệnh.  
Ngọc hồng lựu lam khi đặt ở vị trí ngược sáng sẽ biến đổi màu sắc. Khi đang từ lục biến  
thành lam nếu thực hiện vào ban ngày. Và nếu được soi dưới ánh sáng đèn dây tóc thì  
chúng sẽ chuyển đổi sang màu tím tía.  
KIM CƯƠNG ĐỎ LOẠI ĐÁ QUÝ HIẾM PHẨM CHẤT TỐT NHẤT  
Từ lâu, kim cương đã được xem là viên đá quý giá nhất. Chúng ta đã quá quen thuộc với  
những mẫu dây chuyền, những chiếc nhẫn đắt tiền làm từ kim cương. Tuy kim cương bình  
thường đá mang tính quý hiếm. Thì viên kim cương đỏ lại là viên đá quý hơn gấp nhiều  
lần kim cương bình thường. Không chỉ loại đá quý hiếm, kim cương đỏ còn có phẩm  
chất tốt nhất.  
Kim cương đỏ là viên đá quý hơn gấp nhiều lần kim cương bình thường.  
Trên thực tế, viên kim cương đỏ Moussaieff Diamond được biết đến là viên kim cương có  
kích cỡ lớn nhất là 5,11 carat. Và người ta đã giải thích được lý do cấu thành nên sắc đỏ  
của những viên kim cương quý hiếm này. Chính là bởi những khiếm khuyết rất nhỏ bên  
trong mạng tinh thể.  
Về trữ lượng, kim cương đỏ chiếm một số lượng vô cùng khiêm tốn. Ước tính trên thế giới  
chưa tới 20 viên kim cương đỏ. Trong đó, đa phần những viên kim cương mang màu  
đỏ tía hoặc màu đỏ pha trộn với màu sắc khác. Những viên kim cương sở hữu sắc đỏ tinh  
khiết được nhận định là vô cùng hiếm.  
NGỌC BÍCH ĐỔI MÀU (JADEITE)  
Giữ ngôi vương trong các loại đá quý nhiều năm chính là ngọc bích đổi màu – Jadeite.  
Ngọc bích đổi màu hay còn gọi Phỉ Thúy. Đó một khoáng chất pyroxen thường có  
màu như màu táo xanh, xanh ngọc lục bảo, xanh tỏi tây hoặc xanh nhạt.  
Tương truyền, Từ Hy Thái Hậu trước cũng một viên đá quý này. Là loại đá mà bà vô  
cùng yêu thích và si mê chúng. Khác với cẩm thạch (Jade), ngọc bích đổi màu (Jadeite)  
vẫn được xem là loại bảo thạch kỳ bí, hiếm có và đắt tiền nhất còn tồn tại cho tới ngày nay.  
Viên đá nào có màu sắc càng sống động khả năng đổi màu thì càng đắt. Ngọc bích đổi  
màu mang màu sắc sống động, biến đổi liên tục. Chính vì vậy mà viên đá này được xếp  
vào loại vô cùng quý hiếm.  
Jadeite vẫn được xem là loại bảo thạch kbí, hiếm có và đắt tiền nhất còn tồn tại cho tới  
ngày nay.  
Những viên jadeite có chất lượng tốt nhất được tìm thấy ở Myanmar. Trong đó, các viên  
chất lượng thấp hơn rải rác Guatemala, Nga, Nhật Bản và California.  
Viên ngọc Jadeite đắt tiền nhất đã được đem bán đấu giá tại nhà đấu giá Christies vào năm  
1997. Và trị giá của chuỗi vòng cổ này có giá lên tới € 6,866,000. Đó một chuỗi vòng cổ  
mang tên Doubly Fortunate. Chúng được kết từ 27 viên đá quý giá này với đường kính  
khoảng 5mm.  
docx 9 trang yennguyen 22/04/2022 300
Bạn đang xem tài liệu "Top 7 loại đá quý hiếm và đắt giá nhất trên thế giới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxtop_7_loai_da_quy_hiem_va_dat_gia_nhat_tren_the_gioi.docx