Tổ chức không gian định cư bền vững tại các làng ngư dân ven biển Nam Trung Bộ

Tổ chức không gian định cư bền vững  
tại các làng ngư dân ven biển Nam trung bộ  
Organization of sustainable residence space in south central coastal area  
Trần Văn Hiến  
1. Giới thiệu  
Tóm tắt  
Vùng ven biển Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh thành theo thứ tự Bắc  
– Nam: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,  
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Nằm ở vị trí nhô ra cực đông  
của dãi bờ biển Việt Nam, nơi biển sâu, có dòng hải lưu chảy từ phía  
Bắc qua rìa đảo Hải Nam (Trung Quốc) tạo nên thế mạnh của các  
nguồn thủy sản và nghề đánh bắt cá. Vùng nội thủy của biển Nam  
Trung Bộ tại vùng nghiên cứu (ba tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh  
Hòa) được xác định bởi các điểm chuẩn trên đường cơ sở là: A6-A7-  
A8-A9-A10. Tổng chiều dài đường bờ biển của ba tỉnh (thuộc địa bàn  
nghiên cứu) là 705 km, trong đó độ dài bờ biển Bình Định: 134km;  
Phú Yên: 186km; Khánh Hòa: 385km.  
Theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội, việc phát triển  
không gian ven biển tại các làng ngư dân ben biển hiện nay  
là một vấn đề thực tiễn. Để hình thành các không gian ven  
biển đảm bảo tổ chức tốt và phù hợp với vùng biển Nam  
Trung Bộ cần có những nghiên cứu về định cư và quy hoạch  
phát triển bền vững; đảm bảo khả năng thích ứng với biến  
đổi khí hậu – nước biển dâng. Giải pháp đề xuất nêu ra  
dựa trên sự khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa  
truyền thống, xã hội của địa phương đồng thời phù hợp với  
hoạt động phát triển kinh tế ven biển hiện nay. Trong bài  
viết này tác giả phân tích một số vấn đề cơ bản về giải pháp  
tổ chức không gian chức năng: sản xuất, khu dân sinh, khu  
sinh hoạt đời sống, cảnh quan và bảo vệ môi trường; đảm  
bảo tích hợp phát triển giữa kinh tế, sinh kế ngư dân, xã  
hội ven biển với cân bằng môi trường sinh thái.  
Kinh tế biển với các ngành du lịch, công nghiệp biển, nghề khai  
thác hải sản, khoáng sản,… đây là những ngành mũi nhọn đã và  
đang có sự đóng góp rất quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội vùng  
ven biển Nam Trung Bộ.  
Hiện nay các điểm định cư tại vùng đô thị và nông thôn ven biển,  
với vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đường bộ, đường hàng không,  
đường sắt, đường thủy thật sự tạo nên rất nhiều tiềm năng để phát  
triển kinh tế ven và xa bờ. Vị trí xây dựng các vùng đô thị và nông  
thôn thường có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có vịnh, vũng, bến bãi,  
luồng lạch tốt để sản xuất, đi lại. Ngành khai thác biển vừa mang tính  
truyền thống vừa gắn liền với công cuộc hiện đại hóa của dân cư ven  
biển. Khai thác biển thường gắn với dịch vụ hậu cần như đóng sửa  
tàu thuyền, sản xuất nước đá, ngư lưới cụ, các cơ sở công nghiệp –  
chế biến thủy sản... Về văn hóa xã hội, điểm định cư ven biển thường  
có những lễ hội riêng mang đậm bản sắc văn hoá dân gian, qua đó  
tạo thêm sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư biển.  
Từ khóa: Quy hoạch, tổ chức không gian, định cư, ven biển, biến đổi  
khí hậu  
Abstract  
According to the progress of socio-economic development, the  
development of coastal space in the fishing villages along the  
sea is now a practical problem. In order to form a well-organized  
and suitable coastal space in the South Central Coast, there is a  
need for studies on Settlement and Sustainable Development  
Planning; ensuring adaptability to Climate Change - Sea level rise.  
The proposed solution is based on exploiting the advantages of  
natural conditions, traditional culture, and society of the locality  
at the same time suitable with the current coastal economic  
development. In this article, the author analyzes some basic  
issues about functional spatial organization solutions: production,  
residential area, living area, landscape and environmental  
protection; to ensure integration of development between  
the economy, fishermen's livelihoods, and coastal society with  
balancing the ecological environment.  
Tuy nhiên, cấu trúc không gian định cư tại làng ngư dân trong  
vùng đô thị và nông thôn ven biển Nam Trung Bộ, đang trở nên quá  
tải với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Hầu hết các điểm định cư ven  
biển đang đối mặt với sự phát triển thiếu bền vững đặc biệt là: diễn  
biến phức tạp của thiên tai, biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển  
dâng (NBD) ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất khai thác  
biển, sức khỏe, tài sản và sinh mạng của người dân… gây tác động  
lớn đến khả năng định cư bền vững của người dân.  
2. Thực trạng định cư tại các làng ngư dân trong quá trình đô  
thị hóa và biến đổi khí hậu vùng ven biển  
Key words: handcrafted ceramics, friendly materials in modern  
interior design, friendly environment  
Ảnh hưởng rõ nét của quá trình đô thị hóa nhanh chóng: đưa đến  
kết quả của những sự thay đổi, biến dạng cấu trúc định cư tại nhiều  
vùng đô thị và nông thôn tới mức không còn nhận ra được và vượt  
quá sức chịu tải của nó.  
TS. Trần Văn Hiến  
Xu hướng phát triển kinh tế biển: thường đi đôi với sự xuống  
cấp về môi trường, tiêu tốn nhiều năng lượng; Việc san lấp ao hồ,  
đầm vịnh biển ngày càng ảnh hưởng tới sinh thái và dẫn đến tình  
trạng ngập lụt, hạn hán thường xuyên gây xuống cấp và ô nhiễm môi  
trường. (Hình 1)  
Khoa Kiến trúc,  
Trường Đại học Xây dựng Miền Trung (MUCE)  
ĐT: 0977388818  
Email: tranvanhien@muce.edu.vn  
Công tác phân vùng, quản lý: Các vùng biển, đầm, vịnh “sở hữu  
chung” sẽ đối mặt với sự suy giảm nhanh chóng và cạn kiệt nguồn  
lợi; Công tác quản lý các vùng biển này thường lỏng lẻo hoặc có  
những vùng biển không thuộc phạm vi của bất cứ hoạt động quản lý  
nào. Hình 1.  
Ngày nhận bài: 21/01/2021  
Ngày sửa bài: 26/01/2021  
Ngày duyệt đăng: 10/02/2021  
S¬ 40 - 2021  
19  
KHOA H“C & C«NG NGHª  
Hꢀnh 1. Thực trạng không gian khá phức tạp một bến cảng cá tại vùng ven biển Nam Trung Bộ  
a. Cụm làng ngư dân  
cửa sông Tam Quan;  
b. Cụm làng ngư dân  
vùng cửa sông Ba  
Liên;  
c. Cụm làng ngư dân  
vùng cửa sông Ngân  
Phú  
1. Làng ngư dân sinh kế  
dịch vụ - tổng hợp;  
2. Làng ngư dân sinh kế  
NTTS;  
3. Làng ngư dân sinh kế  
khai thác và NTTS.  
Hꢀnh 2. Thực trạng cấu trúc không gian định cư cụm làng ngư dân vùng cửa sông ven biển  
Nhu cầu sử dụng không gian biển của các ngành theo lộ  
trình theo không gian và thời gian: các quy hoạch và quản  
lý chưa được cân nhắc đúng mức. Hầu hết các vùng biển  
lựa chọn cho một vài hoạt động phát triển nhất định của con  
người nhưng không cân nhắc các tác động của các hoạt  
động này lên môi trường biển, giữa các ngành và các phần  
khác nhau trong một vùng biển.  
ngày càng diễn biến phức tạp tại các vùng ven biển, gây thiệt  
hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. Các vấn đề về  
BĐKH - NBD đã và đang đe dọa, ảnh hưởng, liên quan trực  
tiếp đến các đô thị và nông thôn ven biển. Bão, lũ lụt: Mùa  
mưa bão lũ và mưa lớn thưởng xảy ra trong vùng kéo dài  
từ tháng 8 đến tháng 12 và ngày càng khốc liệt. Bão, lốc, lũ  
quét, sạt lở đất,… đã gây nên những thiệt hại to lớn về người,  
nhà cửa, mùa màng, cầu cống và đường xá. Những năm  
gần đây, tình hình nước biển dâng và bờ biển bị xâm thực  
xảy ra nhiều hơn, đe dọa các khu dân cư và cơ sở hạ tầng  
Bên cạnh đó, địa bàn khu vực ven biển Nam Trung Bộ  
là nơi thường xuyên phải gánh chịu nhiều thiên tai, gió bão,  
lũ lụt, sóng lớn, triều cường,… Đồng thời, các tác động này  
T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG  
20  
Hꢀnh 3. Mô hꢀnh kết nối không gian định cư dựa trên các trục liên kết phát triển  
dọc bờ biển; hiện tượng biển xâm thực bất thường, cuốn trôi  
nhiều tài sản nhà cửa của người dân. Vùng ven biển vì thiên  
tai bão lụt xảy ra thường xuyên và biến đổi khí hậu khó lường  
nên phát triển kinh tế gặp phải nhiều khó khăn.  
tăng quy mô, khả năng hoạt động và đảm bảo an toàn cho  
các điểm định cư. Các vùng ven biển cần phải tổ chức môi  
trường, cảnh quan, thiết lập hệ thống kỹ thuật mới đạt yêu  
cầu không gian định cư cho vùng ven biển theo hướng phát  
triển bền vững - thích ứng BĐKH – NBD. Đặc biệt là những  
khu chức năng trong đô thị và vùng nông thôn ven biển cần  
có quy mô đạt tiêu chuẩn nhằm phục vụ tốt nhất hoạt động  
phát triển kinh tế biển.  
Cấu trúc không gian chiến lược ven bờ và biển mang  
nhiều tính phức hợp: vì thế không gian ven biển đang phổ  
biến đã trở nên khó phù hợp, không hiệu quả với xã hội, cuộc  
sống người dân hiện tại. Nhu cầu cấp bách là hệ thống tổ  
chức không gian phải thích nghi để có thể đối mặt với những  
thách thức của phát triển: Tạo ra những cấu trúc không gian  
vững vàng, cung cấp không gian công cộng cần thiết, bổ  
sung môi trường xây dựng cần thiết cho phát triển văn hóa -  
xã hội của người dân.  
3. Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian định cư tại  
làng ngư dân ven biển  
* Một số khái niệm chung  
- Vùng ven biển: được xác định là nơi đất liền và biển  
tiếp giáp nhau, đây là hệ chuyển tiếp với biển. Vùng ven biển  
được hiểu là dải đất liền ven biển và vùng nước chạy cặp  
bờ biển, có chứa nhiều hệ tự nhiên cấp nhỏ hơn như: hệ  
vùng cửa sông, đầm phá, vũng - vịnh, các bãi biển, đất ngập  
triều, đất ngập nước và chịu sự ảnh hưởng rõ rệt của biển.  
Không gian chuyển tiếp: nằm giữa lục địa và biển, luôn chịu  
sự tương tác giữa lục địa và biển, hệ tự nhiên và hệ nhân  
văn. Không gian giao thoa: là vùng không gian động được  
hình thành do sự tương tác lẫn nhau giữa các không gian đất  
liền, không gian chuyển tiếp, không gian biển. Ranh giới giữa  
biển và đất liền gọi là đường bờ biển, tuy nhiên yếu tố này rất  
khó xác định do sự thay đổi của thủy triều.  
Hiện trạng cấu trúc không gian định cư tại cụm làng: phát  
triển kiểu dạng kết hợp tuyến - thẳng và vòng cung bám theo  
địa hình quanh vùng cửa sông, cửa biển tại các bến bãi gắn  
với nuôi trồng, khai thác chế biến thủy sản ven - xa bờ (cả  
vùng nước lợ). Phân khu chức năng: các làng mang tính hỗn  
hợp vùng nội thủy và khơi xa, chức năng: thương mại, dịch  
vụ, sản xuất chế biến; việc phân cấp chức năng chưa rõ nét  
dẫn đến chồng chéo, tranh chấp khi phát triển. Kết nối giao  
thông: chủ yếu dựa vào các đường giao thông bộ ven bờ,  
giao thông thủy phát triển hạn chế. Thích ứng BĐKH: hiện  
tại trong cấu trúc định cư cụm làng, vấn đề ứng phó BĐKH  
mang tính rời rạc và bị động. (Hình 2)  
- Tổ chức không gian ven biển: là một quá trình phân tích  
và phân bổ các hoạt động của con người theo không gian và  
thời gian ở các vùng biển nhất định để đạt các mục tiêu kinh  
tế, xã hội - sinh thái và thường được cụ thể hóa dưới dạng  
một quy định chính sách (theo B. Elhler và D. Fanny).  
* Một số tồn tại trong tổ chức không gian định cư vùng  
ven biển  
Hiện tại, có nhiều sự tranh chấp giữa các không gian ở  
khu vực ven biển Nam Trung Bộ gây ra nhiều khó khăn trong  
phát triển, ứng phó thiên tai và bảo vệ môi trường; các khu  
chức năng đa phần đều là dạng cục bộ, rời rạc kém bền  
vững và ít khả năng thích ứng với BĐKH - NBD; Công tác tổ  
chức không gian định cư tại vùng ven biển đã bộc lộ nhiều  
yếu kém và thiếu bền vững; không ít khu dân dụng, dịch vụ,  
công nghiệp sản xuất và các công trình được xây dựng ở  
nơi không thích hợp, để rồi dẫn đến lãng phí kinh tế và tài  
nguyên. Cần tái tổ chức không gian chức năng ven biển để  
- Tổ chức không gian định cư bền vững tại các làng ngư  
dân ven biển: là sự bố cục các không gian chức năng bao  
gồm: khai thác tài nguyên biển, sinh hoạt cư trú, cảnh quan  
công trình hạ tầng kỹ thuật và môi trường; đảm bảo tích hợp  
phát triển giữa kinh tế biển, xã hội với cân bằng môi trường  
sinh thái và có khả năng tự điều chỉnh, ứng phó, giảm thiểu,  
cải thiện tốt những hậu quả có hại của thiên tai và BĐKH.  
S¬ 40 - 2021  
21  
KHOA H“C & C«NG NGHª  
* Quan điểm  
- Kết nối giữa các không gian: Quan hệ giữa không gian  
định cư trung tâm làng và không gian chuyển tiếp (cửa sông);  
Quan hệ giữa không gian định cư trung tâm làng và không  
gian biển được xem là hai hướng chủ đạo trong các hoạt  
động phát triển. Không gian chuyển tiếp và không gian biển  
là sự liên kết hổ trợ tích cực, tăng khả năng thích ứng biến  
đổi khí hậu và phát triển bền vững cho các không gian định  
cư tại Làng ngư dân vùng ven biển.  
- Tổ chức không gian định cư tại Làng ngư dân theo  
hướng phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu;  
- Tổ chức không gian định cư Làng ngư dân được thực  
hiện trong các nội dung: Định hướng phát triển không gian,  
quy hoạch sử dụng đất, chuẩn bị kỹ thuật giao thông, năng  
lượng, cấp thoát nước, xử lý chất thải… ;  
- Tổ chức không gian định cư Làng ngư dân: Dựa trên  
cơ sở tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, kết hợp với phong  
tục tập quán, truyền thống xã hội của cộng đồng ngư dân  
trong vùng;  
- Kết nối đa dạng nguồn lợi: Cửa sông ven biển là nơi  
mang lại nguồn kinh tế cho làng ngư dân, cung cấp khu vực  
sản xuất, nuôi trồng - khai thác - chế biến thủy hải sản, bến  
cảng, dịch vụ - giải trí, không gian xanh…  
- Tích hợp các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu;  
- Kết nối biến đổi môi trường sống: Đây chính là vùng  
không gian đệm – sinh thái tạo lập đa dạng sinh học, những  
khu vực cân bằng, tái tạo, bảo vệ hệ sinh thái môi trường tự  
nhiên.  
- Phát triển dựa vào cộng đồng định cư: Cam kết đảm  
bảo việc thừa nhận trách nhiệm lẫn nhau giữa các bên có  
tham gia; Cung cấp, chia sẻ các thông tin, dịch vụ cho dự án  
và cộng đồng.  
- Đường bộ: Trục giao thông chính kết nối các trung tâm  
đô thị, trục giao thông kết nối các khu dân cư, trục giao thông  
kết nối các điểm dân cư.  
* Các giải pháp cơ bản  
- Tổ chức không gian tổng thể: Xây dựng các hệ trục phát  
triển không gian liên kết thành một hệ thống:  
- Đường thủy: Không gian bến cảng trung tâm dịch vụ  
thương mại, không gian bến cảng du lịch, không gian bến  
cảng hậu cần, công nghiệp, neo trú tàu thuyền tránh bão.  
Trục kinh tế biển: Liên kết không gian định cư trung tâm  
và không gian biển. Trục của ngành công nghiệp mới, nền  
kinh tế carbon thấp và tăng trưởng xanh kết nối các khu vực  
thương mại; cảng biển – cảng cá; hậu cần dịch vụ. Trục kết  
nối: Liên kết không gian định cư trung tâm và không gian  
chuyển tiếp. Trục cho ngành Công nghệ xanh, chế biến, sản  
xuất; Nghiên cứu phát triển khoa học; Bảo tồn văn hóa biển.  
Trục đổi mới: Liên kết không gian chuyển tiếp và không gian  
biển. Trục cho không gian năng lượng mới và tái tạo; Khu  
đóng – sửa tàu thuyền; Dịch vụ - du lịch - giải trí công viên  
biển (Hình 3).  
* Phân bố các không gian chức năng (Hình 5)  
+ Không gian khu dân cư - thương mại dịch vụ;  
+ Không gian nghiên cứu khoa học;  
+ Không gian văn hóa (sông - biển);  
+ Không gian du lịch - giải trí (ven sông - ven biển);  
+ Không gian công nghệ xanh;  
+ Không gian hậu cần nghề biển;  
+ Không gian khoa học biển;  
* Kết nối giữa không gian định cư tại Làng ngư dân vùng  
ven biển (Hình 4)  
+ Không gian công nghiệp biển.  
- Thành phần không gian: theo hướng phát triển bền  
vững bao gồm các không gian: Không gian định cư trung tâm  
làng, không gian chuyển tiếp, không gian mặt nước.  
- Định hướng phát triển không gian định cư: Các khu định  
cư ven biển cần xây dựng không gian bảo tồn, phát triển đa  
dạng sinh học trong vùng không gian chuyển tiếp. Dựa vào  
Hꢀnh 4. Mô hꢀnh cấu trúc không gian định cư trên đất liꢁn, mꢂt nước tại làng ngư dân ven biển  
T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG  
22  
Hꢀnh 5. Mô hꢀnh sự phân bố các không gian chức năng trên đất liꢁn, mꢂt nước cụm làng  
hệ sinh thái và công trình xây dựng để thích ứng với BĐKH  
và nước biển dâng.  
Thông qua định hướng tổ chức không gian định cư ở  
các địa phương ven biển có thể lựa chọn mô hình, chuyển  
đổi cấu trúc chức năng một số vùng đô thị và nông thôn cho  
thích hợp; Tăng cường công tác quản lý thể chế, chính sách,  
khoa học công nghệ, thông tin, dự báo cảnh báo và hoàn  
thiện văn bản pháp luật để thực hiện tổ chức không gian định  
cư của làng ngư dân vùng đô thị và nông thôn theo hướng  
phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường  
xã hội; Huy động sự tham gia của cộng đồng, người dân để  
phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư nhằm đảm bảo sự phát  
triển bền vững, tăng cường khả năng thích ứng với sự thay  
đổi môi trường của từng vùng, từng lĩnh vực.  
- Năng lực thích ứng hiện tượng biến đổi khí hậu và nước  
biển dâng: hệ sinh thái tại vùng ven biển rất nhạy cảm chúng  
vừa gây nhiều tai biến khí hậu vừa lại đảm bảo sự cân bằng,  
an toàn, tăng cường khả năng thích ứng, ứng phó với biến  
đổi khí hậu cho không gian định cư vùng trung tâm làng.  
4. Kết luận và kiến nghị  
Xây dựng cấu trúc không gian định cư tại làng ngư dân  
vùng ven biển Nam Trung Bộ theo hướng phát triển bền  
vững - thích ứng với BĐKH được dựa trên phân tích các  
thành phần không gian cơ bản cấu thành không gian ven  
biển: Không gian định cư trung tâm, không gian chuyển tiếp  
và không gian biển. Đồng thời, dựa trên mối liên hệ giữa  
các không gian này hình thành nên các trục không gian phát  
triển: Trục kinh tế biển, trục kết nối, trục đổi mới.  
Để nghiên cứu này thực sự có thể triển khai áp dụng vào  
thực tiễn cần thiết đầu tư hơn nữa trong công tác khảo sát  
thực địa, thực tế phát triển kinh tế xã hội, đánh giá tác động  
môi trường kết hợp với các chủ trương đầu tư phát triển của  
từng địa phương./.  
Để đáp ứng nhu cầu phát triển không gian định cư tại  
làng ngư dân vùng ven biển Nam Trung Bộ cần: Tập trung  
cho giải pháp thích ứng BĐKH dựa vào hệ sinh thái - bền  
vững cho sinh kế ven biển; Phát triển Hạ tầng xã hội: Tổ  
chức cách sống bền vững hơn với nhiều hình thức từ: Công  
- nông - ngư nghiệp bền vững, kinh tế - sinh thái; Xây dựng  
xanh, thực hành kiến trúc bền vững, sử dụng khoa học để  
phát triển công nghệ, công nghệ xanh, năng lượng mới, bảo  
tồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng cường các cơ sở hạ tầng  
kỹ thuật bền vững: Đê, kè chắn sóng, rừng phòng hộ chắn  
cát bay, bến – cảng, hạ tầng hậu cần nghề biển, giao thông,  
thông tin liên lạc, điện, nước, rác…  
T¿i lièu tham khÀo  
1. Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng -  
MCD (2012), Cẩm nang Quy hoạch không gian biển và vùng bờ  
cấp địa phương, Hà Nội.  
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), “Kịch bản Biến đổi khí  
hậu và nước biển dâng cho Việt Nam”.  
3. Forest Trend, Katoomba, UNEP (2008), “Payments for  
Ecosystem Services: Getting Started A Primer” .  
S¬ 40 - 2021  
23  
pdf 5 trang yennguyen 20/04/2022 2940
Bạn đang xem tài liệu "Tổ chức không gian định cư bền vững tại các làng ngư dân ven biển Nam Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfto_chuc_khong_gian_dinh_cu_ben_vung_tai_cac_lang_ngu_dan_ven.pdf