Tiểu luận Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo hộ lao động trong ngành xây dựng

BÀI TIỂU LUẬN  
Đề tài:  
Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng công tác  
bảo hộ lao động trong ngành xây dựng.  
Giảng viên hƣớng dẫn : LÊ NGỌC HÀ  
Sinh viên thực hiên  
: PHẠM VŨ HẢI  
: K35ĐHXD1A  
Lớp  
1
MỞ ĐẦU  
Lao động là hoạt động quan trọng nhất tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh  
thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định cho  
sự phát triển của hình thái xã hội và điều này không tách rời cách thức lao động an  
toàn và môi trường lao động trong lành. Chính vì vậy, pháp luật đã quy định quyền và  
nghĩa vụ của các mối quan hệ trong sản xuất, trong đó có quyền và trách nhiệm về an  
toàn - vệ sinh lao động nhằm bảo vệ con người, bảo vệ nguồn nhân lực - chủ thể, động  
lực mọi hoạt động xã hội.  
Về mặt quốc tế, khách hàng ngày nay đòi hỏi sản phẩm không chỉ đảm bảo chất  
lượng mà còn phải được sản xuất trong môi trường an toàn sức khoẻ và các quyền lợi  
xã hội vủa người lao động được đảm bảo.  
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta xác định bảo hộ lao động là một chính sách  
lớn. Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo các yêu cầu về an toàn - vệ sinh  
lao động là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất  
lao động xã hội.  
Ở nước ta, công nghiệp là ngành kinh tế then chốt trong sự nghiệp công nghiệp  
hoá - hiện đại hoá. Đây là ngành kinh tế có giá trị tổng sản lượng liên tục tăng và có  
đóng góp lớn cho GDP nước ta.  
Đặc biệt là trong những năm gần đây, ngành công nghiệp đã có những bước  
tiến vượt bậc. Sản xuất công nghiệp rất đa dạng, hơn nửa số doanh nghiệp có thiết bị  
cũ, điều kiện lao động còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sự cố cho người lao động. Trên  
thực tế, môi trường lao động trong ngành khá phức tạp và càng phức tạp hơn khi  
ngành công nghiệp đang cùng đất nước nước bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy  
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vì cùng với quá trình đó, ngành có  
quy mô xây dựng và sản xuất ngày càng phát triển, sử dụng nhiều công nghệ mới, với  
máy móc vật tư rất đa dạng về chủng loại, nên các nhân tố có thể gây ra tai nạn lao  
động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động ngày càng gia tăng. Mặc dù môi trường  
lao động ngành côngnghiệp đã được quan tâm cải thiện hơn trước nhưng vẫn có chỉ số  
ô nhiễm cao. Cho nên, việc thực hiện những biện pháp nhằm ngăn ngừa tai nạn lao  
2
động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho người lao động trong các  
doanh nghiệp công nghiệp là một yêu cầu rất cấp thiết.  
Chính vì vậy, đề án sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng và từ đó đề xuất một số  
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác an toàn vệ sinh lao động trong các doanh  
nghiệp công nghiệp Xây dựng.  
Trong quá trình làm bài dù đã cố gắng hết sức nhưng không thể tránh khỏi thiếu  
sót và sai lầm. Mong cô có ý kiến chỉnh sửa giúp em để có những giải pháp hoàn hảo  
hơn, góp phần cho đề tài được hay hơn. Em xin chân thành cám ơn cô!  
3
Chƣơng 1:  
TỔNG QUAN CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG  
1.1. Những khái niệm cơ bản  
1.1.1. Bảo hộ lao động (BHLĐ)  
BHLĐ là nội dung chủ yếu của công tác An toàn - Vệ sinh lao động hoạt động  
đồng bọ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật  
nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,  
bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Hoạt động bảo hộ lao động gắn  
liền với hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác của con người. Nó phát triển phụ  
thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển của  
mỗi nước. BHLĐ là một yêu cầu khách quan để bảo vệ người lao động, là yếu tố chủ  
yếu và năng động nhất của lực lượng sản suất xã hội.  
1.1.2. Điều kiện lao động  
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật  
được biểu hiện thong qua các công cụ và phương tiện lao động. Đối tượng lao động tai  
chỗ là việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động.  
tình trạng tâm lý của người lao động tại chỗ làm việc cũng được coi là một yếu tố gắn  
liền với điều kiện lao động, môi trường lao động là nơi mà ở đó on người trực tiếp là  
việc, tại đây thường xuyên xuất hiện các yếu tố. Có thể tiện nghi thuận lợi cho người  
lao động, song cũng có thể rất xấu, khắc nghiệt với con người mà người ta thường gọi  
là những yếu tố nguy hiểm có hại.  
Khi đánh giá điều kiện lao động chúng ta phải đi sâu, nghiên cứu, phân tích các  
yếu tố biểu hiện của điều kiện lao động xem có ảnh hưởng và tác động như thế nào đối  
với người lao động. Nghĩa là phân tích xem cụ thể công cụ, phương tiện lao động có  
thuận lợi hay khó khăn an toàn hay gây nguy hiểm như thế nào cho người lao động,  
quá trình công nghệ ở trình độ cao hay thấp, thô sơ hay hiện đại, môi trường có đảm  
bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn của môi trường hay không.  
1.1.3. Các yếu tố nguy hiểm có hại  
Trong điều kiện lao động cụ thể bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố ảnh  
hưởng xấu, có hại và nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn lao động hoặc gây bệnh nghề  
4
nghiệp. Các yếu tố đó gọi là các yếu tố nguy hiểm có hại, các yếu tố này phát sinh  
trong sản xuất rất đa dạng và nhiều loại có thể là các yếu tố sau:  
- Các yếu tố vật lý như: nhiệt độ, độ ẩm các bức xạ có hại, bụi tiếng ồn, rung  
động, ánh sáng.  
- Các yếu tố vi sinh vật như: các loại vi khuẩn, nấm mốc, các loại ký sinh trùng,  
các loại côn trùng, rắn, muỗi…  
- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian nhà  
xưởng, công trường chật hẹp, các yếu tố không thuận lợi về tâm sinh lý…  
Để giảm bớt và loại trừ các yếu tố nguy hiểm có hại đối với con người thì phải  
xác định rõ nguồn gốc, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ đó cải thiện điều kiện là  
việc cho người lao động.  
1.1.4. Tai nạn lao động  
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động sản xuất do tác động  
của các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào  
của cơ thể thì gọi đó là nhiễm độc cấp tính hay gọi là tai nạn lao động.  
Tai nạn lao động được chia là 3 loại như sau:  
- Tai nạn lao động chết người: người bị tai nạn lao đông chết ngay tại nơi xảy  
ra tai nạn, trên đường đi cấp cứu, trong thời gian điều trị. Trong xây dựng chết ngay tại  
chỗ chủ yếu do ngã dáo, sập đổ công trình và một số nguyên nhân khác.  
- Tai nạn lao động nặng: người bị tai nạn ít nhất một trong những chấn thương  
được quy định theo phụ lục số 1 của thông tư lien tịch số 03/1998/TTLT/BLĐTBXH-  
BYT-TLĐLĐVN ra ngày 26/3/1998.  
- Tai nạn lao động nhẹ: là những tai nạn lao động không thuộc loại tai nạn lao  
động chết người và nặng.  
Để đánh giá tình hình tai nạn lao động người ta sử dụng “hệ số tần suất tai nạn  
lao động K”.  
nx1000  
K =  
N
Trong đó:  
n : hệ số tai nạn lao động  
N : tổng số người lao động  
K : hệ số tần suất lao động chết người tính cho một đơn vị , một địa  
Phương, một nghành hoặc chung cả nước.  
5
1.1.5. Bệnh nghề nghiệp  
Bệnh nghề nghiệp là phát sinh do điều kiện lao động có hại cho nghề nghiệp tác  
động đến người lao động. người lao động bị mắc một số bệnh đặc thù của ngành như  
nhiễm độc viêm phổi…  
1.2. Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động  
1.2.1. Mục đích của bảo hộ lao động  
Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về tổ chức  
hành chính, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong  
quá trình sản xuất tạo nên một điều kiện lao động thích nghi thuận lợi và ngày càng  
được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hạn chế ốm  
đau và giảm sức khỏe cũng như thiệt hại khác đối với người lao động, trực tiếp góp  
phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất. tăng năng suất lao động.  
1.2.2. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động  
Công tác BHLĐ có những ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn  
cả về mặt chính trị xã hội. BHLĐ là phạm trù của sản xuất, gắn liền với sán xuất nhằm  
bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Công tác  
BHLĐ với quan điểm “con người là vô giá” luôn được đảng và nhà nước quan tâm,  
đặc biệt là ở thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Điều kiện là việc ngày  
càng được cải thiện, sức khỏe và tính mạng người lao động ngày càng được đảm bảo.  
điều đó không chỉ mang lại hạnh phúc cho bản thân người lao động và gia đình họ mà  
còn thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của xã hội ta, đồng thời mang một ý nghĩa nhân đạo  
sâu sắc . Hơn nữa khi điều kiện lao động được đảm bảo, người lao động được bảo vệ  
cả sức khỏe lẫn tính mạng họ sẽ yên tâm làm việc, là tăng năng suất lao động. đây  
chính là xuất phát điểm cho sự phát triển đất nước. Như vậy làm tốt công tác bảo hộ  
lao động là động lực cho đất nước ngày càng phát triển.  
Ngược lại khi công tác bảo hộ lao động không được quan tâm thực hiện tốt,  
người lao động luôn phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm, tai nạn lao động bệnh  
nghề nghiệp có nguy cơ xảy ra, sức khỏe cũng như tính mạng không được đảm bảo sẽ  
ảnh hưởng rất lớn đến lực lượng sản xuất, them vào đó là vân đề phai chi chả chi phí  
cho việc khắc phục hậu quả của tai nạn lao động chi phí khám chữa bệnh cho người  
lao động. Điều này sẽ có tác động rất lớn đến tiến trình phát triển của cơ sở nói riêng  
và đất nước nói chung.  
6
1.3. Tính chất của công tác Bảo hộ lao động  
1.3.1. Tính khoa học kỹ thuật của công tác bảo hộ lao động  
Từ mục tiêu của công tác BHLĐ là loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát  
sinh trong sản suất cải thiện điều kiện làm việc ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề  
nghiệp để thực hiện được mục tiêu đó mọi hoạt động từ việc điều tra, khảo sát điều  
kiện là việc đến phân tích đánh giá các yếu tố nguy hiểm, độc hai và ảnh hưởng của  
chúng tới con người cho đến các giải pháp phòng người, xử lý khắc phục đều được  
thưc hiện trên cơ sở khoa học, là những hoạt động khoa học sử dụng những dụng cụ  
phương tiện khoa học do cán bộ khoa học thực hiện. Do vậy khoa học kỹ thuật là một  
mặt không thể thiếu, không thể tách rời, là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự thắng lợi  
của công tác bảo hộ lao động.  
1.3.2 Tính pháp lý của công tác bảo hộ lao động  
Tính KHKT là yếu tố quan trọng quyết định sự thắng lợi của công tác BHLĐ,  
Để thực hiện mục tiêu đó các giải pháp KHKT phải được thể chế hóa thành những luật  
lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy định hướng dẫn để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ  
chức và cá nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh thực hiện một cách tốt nhất, đồng thời  
phải tiến hành thanh tra, kiểm tra một cách thường xuyên, khen thưởng và kỷ luật, xử  
phạt nghiêm minh, kịp thời nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế loại bỏ những mặt  
yếu kém còn tồn tại là cho công tác BHLĐ ngày càng phát triển được coi trọng và có  
hiệu quả thiết thực hơn.  
1.3.3. Tính quần chúng của công tác bảo hộ lao động  
Tất cả mọi người từ người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối  
tượng cần phải bảo vệ, đồng thời họ cũng là chủ thể tự bảo vệ mình và bảo vệ người  
khác. Người lao động là người trực tiếp tham gia tiếp xúc với điều kiện lao động cho  
nên họ có thể phát hiện thấy những thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động một cách  
chính xác nhất và có thể đưa ra những ý kiến xác thực nhất để xây dựng, bổ sung sửa  
đổi các biện pháp các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm ngày càng hoàn thiện hơn, phù  
hợp hơn.  
Để quần chúng hiểu và thực hiện tốt các biện pháp quy trình quy phạm, chế độ  
chính sách thì các nghành, các cấp phải phối hợp là tốt công tác tuyên truyền sâu rộng  
về nội dug, tính chất của công tác bảo hộ lao động. Đó là một yếu tố quan trọng cần  
7
thiết nhằm thúc đẩy công tác BHLĐ được mở rộng và ngày càng thu được kết quả tốt  
n.  
1.4. Nội dung của công tác Bảo hộ lao động  
1.4.1. Nội dung về KHKT của bảo hộ lao động  
Khoa học kỹ thuật BHLĐ là lĩnh vực khoa học tổng hợp, liên ngành được hình  
thành và phát triển trên cơ sở kết hợp và sử dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học  
khác nhau, từ khoa học tự nhiện, khoa học kỹ thuật chuyên ngành, đến các ngành khoa  
học kinh tế, xã hội học,…  
a) Nội dung về kỹ thuật an toàn:  
Kỹ thuật an toàn là một hệ thống các biện pháp, phương pháp và phương tiện tổ  
chức kỹ thuật nhằm bảo vệ người lao động khỏi bị tác động bởi các yếu tố nguy hiểm  
gây chấn thương trong sản suất. Đạt được điều đó, khoa học kỹ thuật an toàn phải đi  
sâu nghiên cứu, đánh giá tình trạng an toàn của các thiết bị và quá trình sản xuất, đề ra  
các yêu cầu an toàn, sử dụng các thiết bị và cơ cấu an toàn để bảo vệ con người khi  
tiếp xúc với các bộ phận nguy hiểm cuae máy móc, tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn,  
quy trình, quy phạm nội dung an toàn buộc người lao động phải tuân theo khi làm  
việc. Nội dung KHKT an toàn nghiên cứu những vấn đề sau:  
- Kỹ thuật an toàn về điện: chế tạo, bố trí các dây truyền là việc, sản xuất, đưa  
ra các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm an toàn nghiên cứu bố trí máy móc thiết bị  
đường trong nhà máy, công trường là việc… các thiết bị máy móc phải được nối đất  
bảo vệ trưc tiếp.  
- An toàn cơ khí: nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị tự động ngừng máy, cắt  
điện khi vi phạm những nguyên tắc an toàn, chế tạo các thiết bị cơ cấu an toàn che  
chắn để bảo vệ người lao động.  
- An toàn thiết bị áp lực, thiết bị nâng: Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn quy  
định chỉ dẫn nội quy an toàn cho từng thiết bị quy trình công nghệ để người lao động  
tuân theo khi làm việc, áp dụng thành tựu mới của tự động hóa để thay thế thao tác,  
cách ly người lao động ra khỏi những nơi nguy hiểm.  
b) Nội dung về kỹ thuật vệ sinh:  
Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng những yếu tố có hại  
trong lao động sản xuất đối với sức khỏe người lao động, các biện pháp nhằm cải thiện  
8
điều kiện lao động, nâng cao khả năng lao động và phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp  
cho người lao động trong điều kiện sản xuất.  
- Tiếng ồn trong sản xuất; tiếng ồn không chỉ tác động lên cơ quan thính giác  
dẫn đến bệnh nghề nghiệp, mà còn tác động lên hệ thần kinh và các chức năng khác  
của con người.  
- Rung độn trong sản xuất: Khi cường độ rung lớn, tác động lâu dài sẽ dẫn  
đến sự thay đổi hoạt động của tim, gây rối loạn dinh dưỡng và có thể gây đau xương,  
khớp.  
- An toàn bức xạ: ngày nay trong sản xuất, bức xạ đang được sử dụng rất nhiều  
như: thăm dò khuyết tật của kim loại, kiểm tra mối hàn… để đảm bảo tính an toàn cho  
con người trong sản xuất, khoa học kỹ thuật vệ sinh đã nghiên cứu và ứng dụng các  
giải pháp về an toàn bức xạ giảm thiểu tác hại của chúng lên cơ thể con người ngăn  
chặn bện nghề nghiệp  
c) Khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân:  
Đây là ngành khoa học nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo vệ  
cá nhân hoặc tập thể người lao động để sử dụng trong sản xuất nhằm hạn chế ảnh  
hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại, khi các biên pháp về kỹ thuật vệ sinh, kỹ  
thuật an toàn không thể loại trừ được.  
d) Công tác phòng chống cháy nổ (PCCN):  
PCCN Là tập hợp các biện pháp tổ chức, kỹ thuật nhằm ngăn ngừa không cho  
cháy nổ xảy ra, trên cơ sở phân tích các nguyên nhân và điều kiện gây cháy nổ để tìm  
ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp, trong phạm vi doanh nghiệp thì nguyên nhân  
gây cháy nổ thường do các yếu tố mất an toàn hoặc không đảm bảo vệ sinh gây ra đó  
là nguy cơ mà người lao động cần được bảo hộ trong sản suất hơn nữa bộ máy tổ chức  
quản lý BHLĐ trong doanh nghiệp sẽ đảm nhận nhận nhiệm vụ chỉ đạo công tác  
phòng cháy chữa cháy  
1.4.2. Xây dựng và thực hiện Pháp lệnh, Chế độ, Thể chế về BHLĐ  
Tháng 8/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh đầu tiên số 195L về BHLĐ  
trong đó có các điều 133, 140 nêu rõ: “Các xí nghiệp phải có đủ phương tiện đảm bảo  
an toàn và giữ gìn sức khỏe cho công nhân: những nơi là việc phải rộng rãi, thoáng  
khí và có ánh sáng mặt trời”.  
9
Ngày 18/12/1964, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 181/CP ban hành  
điều lệ tạm thời về BHLĐ.  
Tháng 9/1991, Nhà nước thông qua và công bố ban hành Pháp lệnh về BHLĐ  
bắt đầu có hiệu lực ngày 01/01/1992. Liên bộ BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ban hành  
Thông tư liên bộ số 17/TT-LB ra ngày 26/12/1998 hướng dẫn thực hiện pháp lệnh  
BHLĐ.  
Ngày 01/0/1995, Nhà nước đã ban hành Bộ Luật Lao động trong đó có 9  
chương gồm 16 điều về AT-VSLĐ. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành  
Thông tư số 07/TT-TLĐ ra ngày 06/02/1995 hướng dẫn triển khai các điều các Bộ  
Luật Lao động và Nghị định Chính phủ về ATLĐ-VSLĐ. Ngoài ra còn có các văn bản  
liên quan đến BHLĐ như: Luật công đoàn 1990, Nghị định 133/HĐBT ngày  
20/04/1991, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Luật Bảo vệ môi trường 1993.  
1.4.3. Nội dung về giáo quần chúng dục, vận động lam tốt công tác BHLĐ  
Công tác BHLĐ liên quan đến tất cả mọi người, từ người lao động cho tới  
người sử dụng lao động, mọi cố gắng trở nên vô nghĩa nếu không được mọi người ủng  
hộ. Công tác BHLĐ chỉ được thực hiện tốt và phổ biến sâu rộng khi người lao động  
vừa là đối tượng vừa là chủ thể của các hoạt động BHLĐ, nhận thức đầy đủ và tự giác  
thực hiện các luật lệ chế độ quy định về bảo hộ lao động, do vậy tuyên truyền giáo dục  
vận động quần chúng là nội dung không thể thiếu được của công tác BHLĐ.  
10  
CHƢƠNG 2:  
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG  
TRONG NGÀNH XÂY DỰNG  
2.1. Tình hình tai nạn lao động trong cả nƣớc  
2.1.1. Tình hình chung  
Theo báo cáo từ Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH), năm  
2012, số vụ tai nạn lao động và số nạn nhân được thống kê đều tăng so với năm 2011.  
Cụ thể, năm 2012 đã xảy ra 6.777 vụ tai nạn lao động làm 606 người chết, 6.361 người  
bị thương. Như vậy, số vụ tai nạn lao động tăng 881 vụ, số nạn nhân tăng 813 người,  
số vụ có người chết tăng 48 vụ, số người chết tăng 32 người, số người bị thương  
nặng tăng 156.  
Thiệt hại do tai nạn lao động gây ra trong năm 2012 là 82,6 tỷ đồng, thiệt hại về  
tài sản là 11 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động lên tới hơn 85.600 ngày.  
Có 10 địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết người, dẫn đầu là TPHCM,  
Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An,  
Đà Nẵng và Bình Thuận. Trong đó, ngành nghề để xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm  
trọng nhất vẫn là lao động giản đơn trong ngành khai thác mỏ, xây dựng, thợ gia công  
kim loại, thợ cơ khí. Cũng theo thông kế, nguyên nhân hàng đầu để xảy ra những vụ  
tai nạn đó là do người sử dụng lao động không huấn luyện về an toàn lao động cho  
người lao động và người lao động vi phạm các quy trình, biện pháp về an toàn lao  
động.  
Theo ông Hà Tất Thắng, cùng với tình hình tai nạn lao động gia tăng, tình trạng  
“trốn” báo cáo về tai nạn lao động đã ở mức báo động, lên tới gần 95% doanh  
nghiệp, tỷ lệ đó tương ứng với khoảng 19.300 doanh nghiệp, chủ yếu là nhỏ và vừa.  
Ngày 26/2, Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH) đã phát  
động Tuần lễ quốc gia an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ lần thứ 15.  
Tuần lễ sẽ diễn ra từ ngày 17 - 23/3 tại tỉnh Bắc Giang, với chủ đề “Tăng cường văn  
hóa An toàn lao động và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề  
nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc”.  
11  
2.1.2. Tình hình tai nạn lao động trong xây dựng  
Tình hình tai nạn lao động nói chung và tai nạn lao động trong ngành xây dựng  
nói riêng những năm qua diễn ra rất phức tạp, số vụ tai nạn ngày càng gia tăng trong  
đó tai nạn lao động nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng làm chết người cũng tăng  
nhanh. Theo công bố của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2009 số vụ tai  
nạn lao động trong ngành xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất so với các lĩnh vực sản xuất  
khác, chiếm 51,11% trên tổng số vụ tai nạn lao động chết người.  
Sở dĩ như vậy vì điều kiện lao động trong xây dựng có đặc thù riêng như địa  
điểm làm việc luôn thay đổi; Phần lớn công việc phải thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh  
hưởng của khí hậu thời tiết xấu; Nhiều công việc nặng nhọc phải thi công ở những vị  
trí không thuận lợi, có nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại... dễ phát sinh tai nạn lao động  
và làm suy giảm sức khoẻ người lao động, thậm chí gây ra bệnh nghề nghiệp  
- Số liệu thống kê:  
Số vụ có  
ngƣời  
chết  
Số  
Số ngƣời  
Tng  
Số ngƣời Số lao  
Stt  
Nghề nghiệp  
ngƣời bị thƣơng  
số vụ  
bị nạn động nữ  
chết  
nặng  
173  
Thợ khai thác mỏ, xây  
dựng  
1
330 24  
396  
526  
9
50  
Lao động giản đơn  
2
trong khai thác mỏ, xây385 24  
134  
31  
49  
dựng, công nghiệp...  
Trên thực tế, trong số các tai nạn lao động thì ngã cao trong xây dựng chiếm tỷ  
lệ cao nhất, đồng thời ngã cao thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tai nạn ngã cao  
rất đa dạng, qua nhiều nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm thể xảy ra tai nạn lao động  
loại này xảy ra trong các trường hợp sau:  
Ngã cao xảy ra nhiều nhất khi công nhân làm việc tại những vị trí xung quanh  
chu vi công trình, trên những kết cấu bộ phận nhô ra ngoài công trình (mái đua, lan  
can, hành lang, con xôn...). Ngã khi đang làm việc trên mái nhất những vtrí có độ  
dốc lớn, mái lợp bằng những vật liệu giòn, dễ gẫy, vỡ...  
Ngã cao cũng thường xảy ra khi công nhân di chuyển đến vị trí làm việc của họ  
(leo lên đỉnh tường, trên các kết cấu lắp ghép, trên giàn giáo, cốp pha, cột thép...).  
12  
Giàn giáo không được lắp đặt đúng kỹ thuật (kê đệm, mặt sàn không chắc  
chắn...), không có sàn công tác hoặc sàn công tác không đảm bảo an toàn, do đổ ngã  
giàn giáo. Thực tế cho thấy, nhiều công trình, giàn giáo lặp dựng không phải loại  
được thiết kế đúng tiêu chuẩn, hay giàn giáo được sự dụng đa mục đích hoặc được lắp  
đặt lẫn nhau, vượt tải trọng thiết kế... Những điều này khiến hệ thống không đồng bộ,  
bất ổn định dẫn tới các tai nạn đổ giàn giáo.  
* Nguyên nhân:  
- Nguyên nhân thuộc về công tác tổ chức: Người sử dụng lao động người lao  
động chưa ý thức hoặc coi trọng đúng mực về tầm quan trọng của công tác huấn luyện  
về an toàn vệ sinh lao động trên công trường. Nhiều doanh nghiệp do tiết kiệm kinh  
phí đầu tư đào tạo nên họ tuyển nhân lực theo mùa vụ tại các khu vực nông thôn, chủ  
yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo hoặc chăng cũng chỉ thủ tục. vậy  
khi bắt tay vào làm việc dễ phát sinh những sai phạm, vi phạm quy trình kỹ thuật an  
toàn và gây ra tai nạn lao động. Tiếp đó, là do bố trí những công nhân không đủ điều  
kiện làm việc trên cao, thiếu kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn khắc phục kịp thời  
các hiện tượng làm việc trên cao thiếu an toàn. Ngoài ra, người lao động thiếu phương  
tiện bảo vcá nhân như giầy chống trượt, dây an toàn... hoặc trang bị không phù hợp.  
- Nguyên nhân thuộc về kỹ thuật an toàn: Trong thi công, các đơn vị không sử  
dụng các phương tiện làm việc trên cao như thang, giàn giáo để tạo ra chỗ làm việc và  
đi lại an toàn cho người lao động. Hoặc sử dụng nhưng không đảm bảo các yêu cầu  
về an toàn nên gây ra các sự cố tai nạn chủ yếu các vi phạm thuộc các yếu tố sau:  
- Sai sót trong thiết kế: Sơ đồ tính và tải trọng tác dụng, xác định không đúng  
với điều kiện thực tế thi công, các chi tiết cấu tạo và liên kết không đáp ứng với khả  
năng chịu lực.  
- Sai sót trong chế tạo gia công: Sử dụng vật liệu kém chất lượng (cong, vênh,  
nứt, mọt, rỉ...) chế tạo không chính xác theo bản vẽ thiết kế, hàn nối liên kết không  
đảm bảo chất lượng.  
- Trong lắp đăt, tháo dỡ: Giàn giáo đặt nghiêng, lệch tâm, không bố trí đủ và  
đúng vị trí các điểm neo giàn và công trình hoặc đặt trên nền đất yếu gây ra lún sụt,  
khi lắp giàn giáo không đeo dây an toàn, vi phạm trình tự lắp đặt và tháo dỡ.  
- Vi phạm kỹ thuật khi sử dụng giàn giáo: Chất vật liệu quá nhiều tại một vị trí,  
tập trung đông người trên sàn thao tác gây quá tải, thiếu kiểm tra tình trạng của các  
13  
phương tiện để biện pháp thay thế, sửa chữa kịp thời các bộ phận đã hư hỏng,  
không lắp đặt lan can an toàn cho sàn công tác, thang lên xuống giữa các đợt của sàn  
thao tác...  
- Máy móc thiết bị kém chất lượng, đã cũ hoặc hết khấu hao nhưng vẫn được  
tận dụng đưa vào lắp đặt sử dụng tại công trường...  
* Giải pháp:  
Để giảm thiểu những tai nạn trên cao, các đơn vị thi công cần phải tuân thủ  
nghiêm ngặt các quy trình, quy phạm trong quá trình thi công đồng thời xây dựng nếp  
văn hoá trong công trường. Các đội thi công thường xuyên phải những buổi trao đổi  
rút kinh nghiệm qua các vụ việc. Chú trọng đào tạo cán bộ chuyên trách về an toàn và  
chủ động trao cho họ quyền hạn cũng như chế tài nhằm kiểm tra, giám sát người và  
thiết bị trên công trường. Cần đầu tư thoả đáng cho công tác an toàn vệ sinh lao động,  
trang bị đầy đủ phương tiện phòng vệ cá nhân như giầy chống trượt, dây an toàn, mũ  
bảo hộ, quần áo bảo hộ phù hợp với điều kiện lao động trên cao.  
Đặc biệt, riêng về biện pháp kỹ thuật cần đáp ứng các yêu cầu như phải lập biện  
pháp thi công an toàn trên cao bao gồm biện pháp lắp, dựng, tháo dỡ giàn giáo, lan  
can, sàn thao tác lên xuống... đảm bảo yêu cầu kỹ thuật quy định phải chạy thử tải.  
cầu thang để công nhân lên xuống bố trí lao động hợp lý sao cho hạn chế di  
chuyển nhiều lần. Th ang di động đảm bảo chắc chắn, không cong vênh, chiều dài của  
thang phải thích hợp với độ cao cần làm việc, đặt thang trên nền phẳng, ổn định và  
được chèn giữ chắc chắn. Dây an toàn buộc phải thử tải đạt yêu cầu mới đưa vào sử  
dụng. Mặt sàn công tác không được trơn trượt, tất cả các lỗ thủng được khắc phục  
bằng che đậy hoặc có lan can bảo vệ và ánh sáng đủ để công nhân làm việc. Khi làm  
việc trên mái có độ dốc lớn, cần sử dụng thang gấp đặt qua bờ nóc để đi lại được an  
toàn. Tuyệt đối không sử dụng giàn giáo, giá đỡ, nôi, thang... khi không đáp ứng được  
các yêu cầu kỹ thuật điều kiện an toàn lao động như không đầy đủ các móc neo, dây  
chằng hoặc được neo vào các bộ phận kết cấu kém ổn định như lan can, mái đua,  
ban công hoặc các vị trí chưa được tính toán về khả năng chịu đựng lực neo giữ.  
Nghiêm cấm đng trên các kết cấu, cấu kiện lắp ráp chưa ổn định, lối đi lại trên các bộ  
phận lắp ráp phải tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn của thiết kế phải hệ thống  
chống sét đối với giàn giáo trên cao.  
14  
2.1.3. Các vụ tai nạn nghiêm trọng  
Hàng loạt vụ tai nạn lao động chết người xảy ra tại các công trình xây dựng cao  
tầng trong thời gian qua, mà gần đây nhất tại công trình tòa nhà Keangnam Hanoi  
Landmark (Từ Liêm, Hà Nội) đã cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động tại các  
công trình cao tầng đang bị xem nhẹ.  
Chỉ trong 6 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 51 vụ tai nạn lao động trong hoạt  
động xây dựng, làm chết 13 người, bị thương 60 người. Tai nạn lao động trong xây  
dựng luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng scác vụ tai nạn lao động xảy ra với khoảng 55%  
- 60% chủ yếu do điện, ngã cao, vật rơi, vật ép.  
- Nguyên nhân: Mức xử phạt còn quá nh.  
chủ đầu tư của công trình tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Công ty  
TNHH một thành viên Keangnam Vina - luôn yêu cầu các nhà thầu phụ phải quan tâm  
đặc biệt tới vấn đề an toàn lao động, trang bị thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công  
nhân, thành lập một đội giám sát về an toàn lao động để kiểm tra, giám sát trên toàn  
công trường, nhưng những tai nạn lao động vẫn cứ liên tiếp xảy ra.  
Chính ông Chủ tịch Công ty Keangnam Vina khi trao đổi với PV cũng đã phải  
thừa nhận: "Các công nhân của Việt Nam không có ý thức tự bảo vệ mình. Chúng tôi  
luôn yêu cầu họ khi thi công trên cao phải đeo dây bảo hiểm, nhưng nhiều người thấy  
vướng víu lại bỏ ra. Đội giám sát của chúng tôi chỉ có 7 người, nên không thể nào bao  
quát hết cả công trường. Bản thân các nhà thầu phụ - những người phải trực tiếp giám  
sát, tuyên truyền cho công nhân của mình thực hiện các biện pháp an toàn lao động -  
cũng thờ ơ, bỏ qua chuyện này".  
Khi các nhà thầu phụ thờ ơ, người lao công trường đã phải chịu thiệt thòi rất  
nhiều, đôi khi phải đổi bằng chính tính mạng của mình. Nhiều công nhân thuộc nhà  
thầu Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình chúng tôi gặp gỡ, đều  
chưa từng biết về công việc xây dựng trước đó. Vậy mà khi vào làm tại công trường,  
họ cũng không được công ty hướng dẫn, tuyên truyền về an toàn lao động.  
Anh Lê Văn Đông - ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng - cho biết: "Ở nhà tôi chỉ nuôi tôm  
sú, chưa từng làm xây dựng. Nhà nghèo nên khi công ty tuyển thì đi làm. Tôi làm ở tổ  
sắt thì chỉ biết làm sắt, cũng không được hướng dẫn về an toàn lao động".  
Anh Nguyễn Thanh Quang - ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng - cũng là "lính mới",  
không hề biết về xây dựng. Anh mới được công ty tuyển vào làm hôm trước cùng  
15  
với hàng loạt lao động mới ở Bình Phước một số tỉnh miền Tây Nam Bộ, vì có  
nhiều người bỏ về do thời tiết miền Bắc khắc nghiệt và hoang mang sau mấy vụ tai  
nạn lao động chết người. Tuy nhiên, vì công việc đơn giản nên công ty cũng không  
hướng dẫn gì cho anh, kể cả về công tác an toàn lao động, chỉ phát cho dây bảo hiểm  
để đeo vào người.  
Các chuyên gia về an toàn lao động nhận định, một trong những nguyên nhân  
gây ra tình trạng tai nạn lao động trong các công trình xây dựng cao tầng là tình trạng  
các doanh nghiệp xây dựng cho mượn pháp nhân, sử dụng cai thầu và khoán trắng an  
toàn công trường cho cai thầu. công Chính các cai thầu này lại về tuyển nhân quê  
mình, hoặc lao động tự do vào làm, hầu hết những người không có kiến thức và ý  
thức về an toàn lao động. Đó cũng chính là hoàn cảnh của những lao động kể trên tại  
nhà thầu Hòa Bình.  
Trao đổi với PV Lao Động, ông Vũ Như Văn - Phó Cục trưởng Cục An toàn  
lao động (Bộ LĐTBXH) - khẳng định: "Các n bản hướng dẫn về thực thi an toàn lao  
động đều đủ, nhưng vấn đề chính vẫn là ý thức tự giác chấp hành các quy định an  
toàn lao động từ nhà thầu cho đến các công nhân. Nhiều nhà thầu không cấp đủ các  
trang thiết bị bảo hộ an toàn lao động cho công nhân. Việc huấn luyện kiến thức về an  
toàn lao động cho lao động đôi khi chỉ làm theo hình thức. Đặc biệt, nhiều Cty khoán  
trắng cho lao động, thiếu sự kiểm tra.  
Vấn đề kiểm tra sức khỏe của công nhân, nhất những người phải làm việc  
trên độ cao, cũng thường bị các nhà thầu bỏ qua hoặc kiểm tra thì cũng làm sài.  
Trong khi đó, nhiều người bị bệnh tim hoặc sợ độ cao, khi phải làm việc trên cao sẽ  
rất nguy hiểm tới tính mạng".  
Về mức phạt với các doanh nghiệp vi phạm quy định về an toàn lao động, ông  
Vũ Như Văn cho rằng, mức phạt hiện tại vẫn nhẹ Bộ LĐTBXH đang đề nghị nâng  
mức xử phạt để đạt mục đích răn đe ngăn chặn vi phạm.  
Ông Văn phân tích: "Hiện nay, chánh thanh tra được phạt tối đa 20 triệu đồng  
đối với một hành vi vi phạm của doanh nghiệp. Mức phạt này, theo tôi vẫn còn quá  
thấp. Nhưng một cách còn hiệu quả hơn cả phạt, đó là áp dụng điều 32 của Nghị  
định 113 về xử phạt các vi phạm pháp luật lao động, các doanh nghiệp bị xử sẽ bị  
"bêu tên" trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu ta làm tốt điều này thì các  
doanh nghiệp sẽ thấy sợ phải thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động".  
16  
2.2. Một số thành tựu trong công tác Bảo hộ lao động  
Trong những năm gần đây, công tác bảo hộ lao động đã được Nhà nước, các bộ  
ngành, đoàn thể và doanh nghiệp quan tâm đầu tư nên nhận thức của người lao động  
ngày càng được nâng lên rõ rệt. Cùng với những thành tựu đã đạt được về phát triển  
kinh tế và xã hội đất nước, công tác BHLĐ cũng có những chuyển biến tích cực, các  
cơ sở có nhiều sáng tạo, cải tiến hợp lý hoá sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc cho  
người lao động, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả sản  
xuất kinh doanh. Hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn và bảo đảm thực thi chế  
độ, chính sách về BHLĐ cho người lao động được ban hành tương đối đầy đủ và  
thường xuyên được bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình hình mới. Bộ máy tổ chức và  
cán bộ làm công tác BHLĐ bước đầu được củng cố từ cơ quan quản lý nhà nước đến  
các doanh nghiệp, trong đó nổi bật là việc thành lập được Hội đồng Quốc gia về  
BHLĐ sau 10 năm triển khai Bộ luật Lao động và việc phát triển mạng lưới an toàn –  
vệ sinh viên với hơn 153 nghìn người.  
Công tác thông tin, tuyên truyền được đổi mới, đa dạng hóa dưới nhiều hình  
thức: Mỗi năm có trên 15 nghìn cuốn sách, 8 vạn tranh áp phích và 50 vạn tờ rơi về  
ATVSLĐ được phát hành; nhiều phóng sự, phim chuyên đề và các buổi tọa đàm, các  
chương trình giải trí với chủ đề ATVSLĐ... được xây dựng và phát trên truyền hình,  
Đài tiếng nói Việt Nam. Website ATVSLĐ của Việt Nam đã có hơn 1 triệu lượt người  
khai thác thông tin. Đặc biệt, Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ – PCCN hàng năm đã trở  
thành ngày hội của đông đảo người sử dụng lao động và người lao động trong cả nước.  
Hoạt động huấn luyện ATVSLĐ đã có những chuyển biến tích cực cả về nội dung và  
phương pháp huấn luyện. Số người được huấn luyện năm sau cao hơn năm trước, từ  
năm 2000-2004, trung bình mỗi năm huấn luyện cho trên 70 nghìn lượt cán bộ quản lý,  
trên 15 nghìn lượt chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, trên 700 nghìn lượt  
cán bộ làm công tác BHLĐ, y tế tại doanh nghiệp và hàng triệu người lao động. Công  
tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật về BHLĐ, ATVSLĐ đã được chú trọng và đẩy mạnh  
ở các bộ, ngành và các doanh nghiệp lớn. Từ năm 2000-2004, gần 100 đề tài và dự án  
cấp nhà nước và cấp bộ đã được nghiên cứu, ứng dụng, triển khai phục vụ sản xuất.  
Các hoạt động hợp tác quốc tế về AT-VSLĐ đã được tăng cường và mở rộng với các  
nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Cộng hoà Liên bang Đức và các tổ chức quốc  
tế ILO, WTO, WB, ADB..., thu hút hơn 100 tỷ đồng viện trợ không hoàn lại và các hỗ  
17  
trợ kỹ thuật khác, giúp Việt Nam giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hỗ trợ  
doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế.  
Đối với công tác bảo hộ lao động trong ngành xây dựng cũng đạt được nhiều  
thành tựu to lớn, các doanh nghiệp được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ,như  
quần áo mũ cho người lao động. các nhà thầu xây dựng ngày càng trang bị đầy đủ vật  
tư, dàn dáo. Máy công trình, người lao động tránh làm việc trực tiếp với công việc  
nặng nhọc, giảm thiểu khả năng gây tai nạn.  
2.3. Hạn chế  
Tốc độ phát triển xây dựng lớn không đi kèm với công tác đảm bảo an toàn lao  
động khiến số người chết vì tai nạn lao động trong ngành xây dựng tăng một cách báo  
động trong mấy năm gần đây.  
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ LĐ-TB&XH, tai nạn lao động trong lĩnh  
vực xây dựng (công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông) chiếm 51,11% tổng số  
vụ tai nạn lao động chết người.  
Số vụ tai nạn chết người từ năm 2005 đến nay cũng tăng lên nhanh chóng qua  
từng năm, từ 172 người chết lên tới 280 người năm 2009. Đây là bài toán đặt ra đối  
với ngành xây dựng khi mà ở hầu khắp 63 tỉnh, thành phố đang ngày càng có nhiều  
công trình, dự án được khởi công, bàn giao đưa vào vận hành, sử dụng.  
Chiểu theo hồ sơ quốc gia về an toàn lao động, trên cả nước hiện có hơn 20.000  
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với gần 2,4 triệu lao động. Với tốc độ  
phát triển các công trình xây dựng, ngành này đang tạo ra một một khối lượng việc  
làm lớn, giải quyết nhu cầu việc làm cho hàng triệu lao động, đặc biệt là lao động phổ  
thông từ các vùng nông thôn. Tuy nhiên, việc chủ đầu tư các công trình xây dựng đang  
sử dụng rất nhiều lao động phổ thông thời vụ chính là điểm mấu chốt khiến tai nạn lao  
động tăng cao.  
Ngành xây dựng có đặc thù là địa điểm làm việc luôn thay đổi, phần lớn công  
việc phải thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng của khí hậu thời tiết xấu, nhiều công  
việc nặng nhọc phải thi công ở những vị trí không thuận tiện, có nhiều yếu tố nguy  
hiểm. Điều này đòi hỏi công nhân phải được đào tạo những nguyên tắc khắt khe về  
đảm bảo an toàn lao động.  
Tuy nhiên, các đơn vị thi công thường phải thuê rất nhiều lao động thời vụ từ  
các vùng nông thôn do chịu áp lực về tiến độ từ phía chủ đầu tư. Một nguyên nhân  
18  
khác là do doanh nghiệp sẽ kiếm được lợi nhuận cao hơn vì lao động thời vụ đều được  
thuê với tiền công rẻ, chủ sử dụng cũng không phải đóng nhiều loại tiền bảo hiểm.  
Trong khi đó, đa phần lao động thời vụ từ các vùng nông thôn hầu như không được  
đào tạo về các quy tắc an toàn lao động, ý thức kỷ luật về an toàn lao động của chính  
họ cũng rất kém.  
Ở địa bàn trọng điểm như Hà Nội, tỷ lệ tai nạn lao động chết người cũng diễn  
biến ngày càng phức tạp cùng tốc độ các công trình xây dựng mọc lên như nấm sau  
mưa. “Trong tổng số 23 vụ tai nạn làm chết 26 người của năm 2009 tại Hà Nội thì  
ngành lao động chiếm tới 70% số vụ”, ông Bạch Quốc Việt, Trưởng phòng An toàn  
lao động, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết. Năm nay, tính đến tháng 8 trên, riêng  
ngành xây dựng đã để xảy ra 22 vụ, làm chết 24 người  
19  
CHƢƠNG 3:  
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG  
CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG  
3.1. Định hƣớng của việc nâng cao năng lực công tác bảo hộ lao động  
Trong quá trình phát triển kinh tế hội của đất nước ta, thực hiện chủ trương  
công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: Con người vừa là  
mục tiêu vừa động lực của sự phát triển. Chính vì vậy, việc đảm bảo môi trường lao  
động lành mạnh và an toàn, giảm ngăn ngừa nguy tai nạn lao động, bệnh nghề  
nghiệp, cháy nổ là yêu cầu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và lao  
động hội.  
Những năm gần đây, quá trình công nghiệp hoá đã những bước phát triển  
nhanh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên phạm vi cả nước. Cùng với  
sự quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp, yếu tố an toàn trong sản xuất luôn được các  
cấp các ngành quan tâm đặc biệt.  
Từ năm 1999, Đảng và nhà nước ta đã tổ chức thực hiện các tuần lễ quốc gia  
về an toàn - vệ sinh lao động là hoạt động quan trọng công tác bảo hộ lao động của  
nước ta. Một thực tế cho thấy qua 8 năm thực hiện tuần lễ Quốc gia về an toàn lao  
động và phòng chống cháy nổ đã tạo ra phong trào thi đua mạnh mẽ, nhiều đơn vị đã  
đầu tư hàng trăm triệu đồng để cải tiến dây chuyền công nghệ nhằm cải thiện điều kiện  
lao động, quản lý chặt chẽ hơn về an toàn vệ sinh lao động. nhiều sáng kiến cải  
tiến kỹ thuật phục vụ cho mục đích cải thiện điều kiện nhằm giảm thiểu tác động môi  
trường, hạn chế tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp. Chủ đề năm 2006 là: an toàn -  
vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong các lĩnh vực nhiều nguy cơ về tai nạn  
lao động, cháy nổ bệnh nghề nghiệp tập trung vào việc tuyên truyền ý nghĩa, mục  
đích phản ánh thực tế điều kiện làm việc của người lao động, tổ chức mít tinh phát  
động phong trào thi đua làm tốt công tác này.  
Trong thời gian tới, Công an các thành phố sẽ phối hợp với ngành lao động,  
thương binh và xã hội điều tra, kết luận các tai nạn lao động để kịp thời đưa ra xét xử  
hình sự những trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 26 trang yennguyen 31/03/2022 4600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo hộ lao động trong ngành xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_thuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cong_t.pdf