Thu hồi năng lượng dư thừa trong mạng lưới cấp nước tiềm năng và giải pháp ở các đô thị Việt Nam

nNgày nhận bài: 13/5/2021 nNgày sửa bài: 10/6/2021 nNgày chấp nhận đăng: 02/7/2021  
Thu hồi năng lượng dư thừa trong mạng lưới cấp  
nước tiềm năng và giải pháp ở các  
đô thị Việt Nam  
Energy recovery in surplus water supply network potential and solutions in  
urban Vietnam  
> THS. PHẠM HUY BẰNG  
Khoa Cơ khí động lực - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh  
Email: phamhuybang1501@gmail.com  
TÓM TT:  
ABSTRACT  
Cùng vi vic cung cp nước đảm bo liên tc và vsinh, mt hệ  
thng cp nước bn vng còn đòi hi phi ci thin được hiu  
qutrong vic sdng năng lượng, gim lượng phát thi khí  
carbon, gim tht thoát năng lượng trong mng lưới phân phi  
nước. Mt mng lưới cp nước được gi là đạt hiu qukinh tế,  
kthut khi áp lc được điu tiết mc tương đồng nhau và nm  
trong khong gii hn nht định cho tt ccác vùng tiêu thụ để  
gim rò rnước, gim nguy cơ vỡ ống và điu hòa tiêu th. Các  
gii pháp thiết kế, vn hành hthng cp nước được áp dng phổ  
biến hin nay như phân vùng tách mng, bơm biến tn... đã mang  
li hiu qu, tuy nhiên áp lc nhng vùng tiêu thcó li váp  
như vùng đầu mng lưới hay vùng có địa hình thp vn thường  
rt ln so vi mc yêu cu. Để trit tiêu nhng phn năng lượng  
dư tha này, hin nay chyếu dùng thiết bvan hoc công trình  
gim áp, tuy nhiên gii pháp này li lãng phí đi mt ngun năng  
lượng sn có nm ngay trong lòng các đô th. Bài báo lp lun về  
tim năng thu hi và tái sdng ngun năng lượng dư tha trong  
mng lưới phân phi nước các đô thVit Nam.  
Along with the continuous and sanitation of water supply, a  
sustainable water supply system also requires improving energy  
efficiency, reducing carbon emissions, reducing water leakage,  
reducing energy losses in the water distribution network. A water  
supply network is called economically and technically effective when  
the pressure is moderated at a similar level and is within a certain  
limit for all consumption areas to reduce water leakage, reducing the  
risk of pipe rupture and conditioning consumption. Solutions for  
designing and operating water supply systems are popularly applied  
today such as network separation partitions, pump inverters ... have  
been effective, but the pressure in pressure-advantaged areas such  
as the network head or low-terrain areas is often very large  
compared to the required level. To eliminate these excess energy,  
currently mainly using valve equipment or pressure reducing works,  
however, this solution wastes an existing energy source located right  
in the heart of urban areas. The paper argues for the potential for  
recovery and reuse of excess energy in the water distribution  
network in Vietnam urban areas.  
Tkhóa: Mng lưới phân phi nước, thu hi, năng lượng  
Key words: Water distribution network, recovery, energy.  
các vùng tiêu thụ bất lợi mới chỉ đạt mức 10m hoặc thấp hơn. Ở  
mức đáp ứng khiêm tốn này cũng đã cho thấy chênh lệch áp lực  
giữa những vùng tiêu thụ có lợi và bất lợi về áp đã khá cao, hay nói  
cách khác trường hợp này trong mạng lưới cũng đã có một lượng  
năng lượng nước dư thừa khá lớn.  
Trong tương lai các cơ sở cấp nước sẽ phải phát triển, nâng cấp  
hệ thống để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ  
của khách hàng. Một trong các yêu cầu đó là duy trì áp lực tối thiểu  
cho mọi vùng tiêu thụ trong mạng lưới ở mức đủ để cấp nước trực  
tiếp cho các ngôi nhà ở gia đình đến 4 tầng mà không cần phải có  
1. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Trong hệ thống cấp nước, để vận chuyển nước đến mọi vùng  
tiêu thụ với áp lực tối thiểu đảm bảo yêu cầu thì những vùng có lợi  
về áp lực như những vùng đầu mạng lưới hay những vùng nằm ở  
vùng địa hình thấp sẽ có áp lực dư thừa (Áp lực lớn hơn mức yêu  
cầu tối thiểu). Áp lực dư thừa đó làm tăng lượng nước rò rỉ, làm  
giảm lượng nước sử dụng của những vùng bất lợi về áp lực.  
Số liệu tính toán thiết kế, vận hành hệ thống cấp nước đô thị ở  
Việt Nam cho thấy áp lực bơm cấp 2 (TB2) dao động trong khoảng  
40m đến 50m tùy từng thời điểm trong ngày, trong khi áp lực tại  
07.2021  
133  
ISSN 2734-9888  
N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
hệ thống cấp nước cục bộ gồm bể chứa, bơm, két nước mái như ở  
hầu hết các đô thị hiện nay. Khi đó năng lượng nước dư thừa trong  
đường ống cũng sẽ tăng lên rất nhiều cho dù các giải pháp kỹ  
thuật như phân vùng mạng lưới, biến tần trạm bơm đang được  
phát triển và áp dụng...  
Hiện nay việc giảm áp lực dư thừa trong mạng lưới phân phối  
nước chủ yếu là sử dụng thiết bị van hay công trình giảm áp. Giải  
pháp này tuy đã đạt được mục tiêu chính là giảm rò rỉ nước, giảm  
nguy cơ vỡ ống, điều hòa tiêu thụ nhưng cũng đã lãng phí đi một  
nguồn năng lượng dư thừa sẵn có trong đường ống ngay trong  
các đô thị. Bởi vậy tiềm năng thu hồi và tái sử dụng nguồn năng  
lượng dư thừa trong mạng lưới phân phối nước rất đáng quan tâm  
và nghiên cứu ở đô thị Việt Nam.  
Hình 2. Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ áp lực giữa các công trình cấp nước  
2.2. NĂNG LƯỢNG DƯ THỪA TRONG MẠNG LƯỚI PHÂN  
PHỐI NƯỚC  
Giải pháp thiết kế, cải tạo, vận hành mạng lưới cấp nước thông  
dụng ở các đô thị Việt Nam hiện nay là phân vùng tiêu thụ, tách  
mạng lưới ống phân phối độc lập cho từng vùng. Cấu trúc mạng  
lưới cấp nước chính (Hình 1) gồm:  
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  
2.1.NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ  
- Mạng lưới đường ống truyền dẫn hay còn gọi là mạng cấp I,  
có nhiệm vụ dẫn nước từ trạm bơm cấp II đến các vùng tiêu thụ.  
Mỗi vùng tiêu thụ có khoảng 1000 đến 5000 khách hàng sử dụng  
nước, tương đương với lưu lượng 1000 đến 5000 m3/ngày.  
- Mạng lưới đường ống phân phối hay còn gọi là mạng cấp II,  
có nhiệm vụ đấu nối từ mạng cấp I phân phối nước đến các tiểu  
khu tiêu thụ. Tại nút đấu nối từ mạng ống truyền dẫn vào mạng  
ống phân phối được lắp đặt các thiết bị quản lý, kiểm soát như:  
Đồng hồ đo lưu lượng, đồng hồ đo áp, van giảm áp, thiết bị thu  
truyền tín hiệu... gọi là “Nút quản lý” vùng.  
Trong thiết kế, vận hành mạng lưới cấp nước, khi mô phỏng  
thủy lực quá trình làm việc thấy rằng để đảm bảo áp lực tối thiểu  
cho vùng tiêu thụ bất lợi áp thì có rất nhiều vùng sẽ có áp lực lớn  
hơn nhiều so với mức yêu cầu như những vùng đầu mạng lưới,  
những vùng có địa hình thấp (Hình 2), đó chính là phần năng  
lượng dư thừa.  
Hình 1. Sơ đồ mạng lưới cấp nước (1- nguồn nước từ bể chứa)  
Bản chất của việc truyền dẫn và phân phối nước đến các đối  
tượng tiêu thụ là do năng lượng từ TB2 tạo ra, hoặc do sự chênh  
cao của vị trí đặt bể chứa đối với cao độ của mạng lưới phân phối  
(nếu đủ lớn). Năng lượng từ TB2 phải đảm bảo đưa nước tới vị trí  
bất lợi nhất so trên mạng lưới , đồng thời tại vị trí đó cũng phải có  
một áp lực tự do cần thiết để nước được đưa tới các thiết bị vệ sinh  
ở vị trí bất lợi nhất của ngôi nhà ( theo TCVN:332006 thì H bất lợi  
nhất với nhà 2 tầng là 12m). Như vậy tại các điểm đầu của mạng  
lưới gần với TB2 sẽ tạo ra các vùng năng lượng (áp lực cần thiết)  
lớn hơn nhiều lần so với nhu cầu của các đối tượng tiêu thụ (trung  
bình từ 40-50m)  
Hình 3: Sơ đồ cấu trúc mạng lưới cấp nước  
Hình 4: Sơ đồ mô phỏng năng lượng trên mạng lưới cấp nước  
134  
07.2021  
ISSN 2734-9888  
nNgày nhận bài: 15/3/2021 nNgày sửa bài: 12/4/2021 nNgày chấp nhận đăng: 07/5/2021  
Năng lượng nước dư thừa trong ống là phần chênh giữa giá trị  
tổng năng lượng và năng lượng tối thiểu theo yêu cầu.  
thế giới là hệ thống 5BTP, các bộ phận cơ bản của hệ thống gồm  
bộ cánh quạt hình ống năm cánh gắn với trục quay đặt đồng trục  
trong lòng ống và thoát ta khỏi ống qua cút cong 450, trục quay  
sau đó nối với máy phát điện [2]. Nguyên lý hoạt động là tổng  
năng lượng dòng chảy trong ống làm quay hệ thống cánh quạt,  
trục quay và được máy phát chuyển thành điện năng rồi kết nối  
vào mạng điện thành phố (Hình 3).  
Ưu điểm của hệ thống 5BTP là được đặt trực tiếp vào ống và có  
thể thực hiện được với tốc độ dòng chảy và áp lực thay đổi. Hiệu  
suất thu hồi năng lượng nước trong ống của hệ thống 5BTP đạt  
khoảng 60% [2].  
H = H – Hmin (m)  
Trong đó:  
+ H: là năng lượng nước trong ống tại vị trí xem xét (m);  
+ Hmin: là năng lượng nước tối thiểu để đảm bảo dịch vụ theo  
quy định hay theo yêu cầu của khách hàng (m).  
2.3.GIẢI PHÁP THU HỒI NĂNG LƯỢNG DƯ THỪA TRONG  
ỐNG CẤP NƯỚC BẰNG VI THỦY ĐIỆN  
Hệ thống vi thủy điện phù hợp để thu hồi năng lượng dư thừa  
trong đường ống cấp nước đã được nghiên cứu và phát triển trên  
Hình 3: Mô tả chi tiết lắp đặt hệ thống vi thủy điện 5BTP trong ống cấp nước  
Công suất điện do 1 hệ thống vi thủy điện thu hồi được từ  
năng lượng nước dư thừa trong ống được xác định bằng công  
thức:  
Tổng lượng nước sinh hoạt tiêu thụ ở các đô thị ở Việt Nam  
hiện nay là khoảng 10,9 triệu m3/ngày, đến năm 2025 tăng lên  
khoảng 15 triệu m3/ngày. Với yêu cầu luôn duy trì đủ áp lực theo  
các kế hoạch đảm bảo cấp nước an toàn giai đoạn đến năm 2025  
của các đô thị thì năng lượng nước dư thừa trong các mạng lưới  
phân phối nước trung bình khoảng 30m cột nước, tương đương  
với lượng điện có thể thu hồi được bằng hệ thống vi thủy điện  
5BTP là khoảng 30,7 MWh.  
Rõ ràng, đây là lĩnh vực đầy tiềm năng về công nghệ, kỹ thuật,  
kinh tế và có ý nghĩa lớn về bảo vệ môi trường, phát triển bền  
vững nên cần được nghiên cứu, đánh giá cụ thể cho các đô thị Việt  
Nam ở hiện tại và đặc biệt là trong tương lai khi mà dịch vụ cấp  
nước ngày càng phải được nâng cấp theo quy định và theo yêu  
cầu ngày càng cao của khách hàng.  
P = ..g.Q.H.t (Wh)  
Trong đó:  
+ : là hiệu suất thu hồi năng lượng trong ống cấp nước của hệ  
thống;  
+ : là khối lượng riêng của nước, = 1000 kg/m3;  
+ g: là gia tốc trọng trường, g=9,81 m/s2;  
+ Q: lưu lượng nước (m3/s);  
+ H: năng lượng nước dư thừa trong ống (m);  
+ t: thời gian tính toán (h).  
Các bước để xây dựng hệ thống thu hồi năng lượng nước dư  
thừa trong mạng lưới cấp nước có thể thực hiện như sau:  
- Bước 1: Thiết lập sơ đồ mạng lưới ống gồm mạng lưới ống  
truyền dẫn cho toàn khu vực cấp nước và mạng lưới ống phân  
phối cho từng vùng tiêu thụ.  
- Bước 2: Mô phỏng thủy lực quá trình làm việc của toàn mạng  
lưới theo thời gian bằng phần mềm Epanet, Watercad... để xác  
định số liệu về mức năng lượng dư thừa có thể thu hồi được tại  
từng “Nút quản lý”.  
- Bước 3: Tính toán xác định hiệu quả kinh tế từ số liệu lưu  
lượng, năng lượng dư thừa tại từng “Nút quản lý” trên cơ sở chi phí  
đầu tư hệ thống và chi phí điện năng thu hồi được để quyết định  
nên lắp đặt van giảm áp hay xây dựng hệ thống vi thủy điện ở  
từng “Nút quản lý”.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
[1]. Nguyễn Văn Tín. Cấp nước - Mạng lưới cấp nước. NXB Khoa học & Kỹ thuật 2001.  
[2]. Samora, I.; Hasmatuchi, V; Münch-Alligné, C.; Franca, M.J.; Schleiss, A.J.; Ramos,  
H.M. Experimental characterization of a five blade tubular propeller turbine for pipe inline  
installation. Renew. Energy 2016, 95, 356-366. [CrossRef].  
[3]. Cobb, B.R., Sharp, K.V. Impulse (Turgo and Pelton) Turbine Performance  
Characteristics and Their Impact on Pico-Hydro Installations, Renewable Energy, 50, 959-  
964, 2013.  
[4]. Urquiza, G.,Garcia, J.C., Gonzalez, J.G., Castro, L., Rodriguez, J.A., Basurto-  
Pensado, M.A., Mendoza, O.F. Failure Analysis of a Hydraulic Kaplan Turbine Shaft,  
Engineering Failure Analysis, 41, 108-117, 2014.  
[5]. Rossman, L. EPANET-2 Users Manual, US Environmental Protection Agency,  
Cincinnati, Ohio, 2000.  
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN  
[6]. Bentley Systems, WaterGEMS V8i, GIS-Integrated Water Distribution Model, 2015.  
Năng lượng nước dư thừa trong mạng lưới phân phối nước là  
rất lớn, trong khi các giải pháp sử dụng thiết bị van hay công trình  
giảm áp như hiện nay tuy đã đạt được mục tiêu giảm rò rỉ, giảm  
nguy cơ vỡ ống, điều hòa tiêu thụ nhưng cũng đã lãng phí đi một  
nguồn năng lượng nước dư thừa sẵn có ngay trong lòng đô thị.  
07.2021  
135  
ISSN 2734-9888  
pdf 3 trang yennguyen 20/04/2022 2240
Bạn đang xem tài liệu "Thu hồi năng lượng dư thừa trong mạng lưới cấp nước tiềm năng và giải pháp ở các đô thị Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfthu_hoi_nang_luong_du_thua_trong_mang_luoi_cap_nuoc_tiem_nan.pdf