Tài liệu Chuyên đề Kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành lập doanh nghiệp - Lê Văn Nam

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ  
CỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP  
Chuyên đề  
KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CẦN THIẾT  
ĐỂ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP  
(Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực  
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa)  
Biên soạn: Thạc sĩ Lê Văn Nam  
HÀ NỘI – 2012  
MỤC LỤC  
Chƣơng 1: TỔNG QUAN KHỞI SỰ DOANH NGHIÊP........................................................... 1  
1.1 Xây dựng viễn cảnh ........................................................................................................................... 1  
1.2 Xác định những điểm mạnh của bạn và những việc bạn muốn làm................................ 2  
1.3 Lựa chọn Ban giám đốc ................................................................................................................... 3  
1.4 Những vấn đề cơ bản khi mua lại doanh nghiệp.................................................................... 4  
1.4.1 Các báo cáo tài chính................................................................................................................................. 4  
1.4.2 Các khoản phải chi và phải thu............................................................................................................... 5  
1.4.3 Đội ngũ nhân viên........................................................................................................................................ 5  
1.4.4 Khách hàng.................................................................................................................................................... 6  
1.4.5 Địa điểm kinh doanh................................................................................................................................... 6  
1.4.6 Tình trạng cơ sở vật chất........................................................................................................................... 7  
1.4.7 Các đối thủ cạnh tranh............................................................................................................................... 7  
1.4.8 Đăng ký kinh doanh, các giấy phép và việc phân chia khu vực kinh doanh............................. 7  
1.4.9 Hình ảnh công ty.......................................................................................................................................... 8  
1.5 Những vấn đề cơ bản về nhượng quyền thương hiệu (franchise)................................... 8  
1.5.1 Nhượng quyền thương hiệu là gì? Nó vận hành như thế nào?...................................................... 9  
1.5.2 Những lợi ích của kinh doanh nhượng quyền thương hiệu ............................................................ 9  
1.5.3 Những bất lợi của kinh doanh nhượng quyền thương hiệu..........................................................10  
1.6 Danh mục các vấn đề chuẩn bị khởi nghiệp. ..........................................................................11  
1.6.1 Danh mục các vấn đề của người chủ sở hữu để khởi nghiệp.......................................................12  
1.6.2 Danh mục các vấn đề liên quan đến việc thuê địa điểm................................................................13  
1.6.3 Danh mục các vấn đề về Hợp đồng thuê bất động sản..................................................................13  
1.6.4 Danh mục những vấn đề cần lưu ý khi thuê thiết bị........................................................................20  
1.6.5 Danh mục những điều khoản hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.........................................22  
1.6.6 Danh mục tự đánh giá ưu nhược điểm cá nhân...............................................................................30  
1.6.7 Danh mục các vấn đề đánh giá điểm mạnh và điểm yếu...............................................................30  
1.6.8 Tiêu chí lựa chọn lĩnh vực kinh doanh.................................................................................................33  
Chƣơng 2: LỰA CHỌN MÔ HÌNH TỔ CHỨC KINH DOANH ..........................................37  
2.1 Doanh nghiệp một chủ - thuận lợi và khó khăn ...................................................................37  
2.1.1 Doanh nghiệp tư nhân (DNTN).............................................................................................................37  
2.1.2 Hộ kinh doanh cá th.................................................................................................................................38  
2.1.3 Công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân...............................................................................................39  
2.1.4 Công ty hợp danh........................................................................................................................................40  
2.2 Doanh nghiệp nhiều chủ................................................................................................................41  
2.2.1 Hợp tác xã.....................................................................................................................................................41  
2.2.2 Công ty ...........................................................................................................................................................42  
2.3 Cơ sở lựa chọn loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp. ...................................44  
2.3.1 Thành lập, quản lý doanh nghiệp và góp vốn....................................................................................45  
2.3.2 Thành lập doanh nghiệp tư nhân...........................................................................................................47  
2
2.3.3 Thành lập, góp vốn vào công ty hợp danh..........................................................................................47  
2.3.4 Thành lập và góp vốn vào công ty TNHH, công ty cổ phần..........................................................48  
2.3.5 Một số nhận xét và lưu ý...........................................................................................................................49  
2.4 Chế độ trách nhiệm của nhà đầu tư...........................................................................................50  
2.4.1 Trách nhiệm vô hạn....................................................................................................................................50  
2.4.2 Trách nhiệm hữu hạn.................................................................................................................................51  
2.4.3 Trách nhiệm liên đới..................................................................................................................................51  
2.4.4 Trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh đối với công ty  
hợp danh.......................................................................................................................................................................51  
2.4.5 Trách nhiệm hữu hạn của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh, công ty TNHH và  
công ty cổ phần...........................................................................................................................................................53  
2.4.6 Nhận xét và lưu ý.........................................................................................................................................53  
2.5 Tổ chức quản lý.................................................................................................................................55  
2.5.1 Quản lý doanh nghiêp tư nhân, công ty hợp danh............................................................................55  
2.5.2 Tham gia quản lý công ty TNHH và công ty cổ phần......................................................................56  
2.6 Thuế ......................................................................................................................................................57  
2.7 Tài chính..............................................................................................................................................58  
2.7.1 Huy động vốn đối với doanh nghiệp tư nhân.....................................................................................59  
2.7.2 Huy dộng vốn đối với công ty hợp danh, công ty TNHH................................................................59  
2.7.3 Huy động thêm vốn đối với công ty cổ phần ......................................................................................59  
2.7.4 Nhận xét .........................................................................................................................................................59  
2.8 Thời hạn đầu tư và tổ chức lại.....................................................................................................60  
2.9 Giải thể và phá sản...........................................................................................................................61  
Chƣơng 3: NHỮNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CƠ BẢN VÀ CHỦ YẾU ....................................63  
3.1 Phương pháp quản trị kinh doanh ............................................................................................63  
3.2 Các phương pháp quản trị nội bộ doanh nghiệp ..................................................................65  
3.2.1 Các phương pháp giáo dục......................................................................................................................65  
3.2.2 Các phương pháp hành chính.................................................................................................................66  
3.2.3 Các phương pháp kinh tế..........................................................................................................................69  
3.2.4 Các phương pháp tác động lên các yếu tố khác của doanh nghiệp............................................71  
Chƣơng 4: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ PHÁP LÝ ..................72  
4.1 Đăng ký kinh doanh (ĐKKD)........................................................................................................72  
4.2 Quy định về khắc dấu......................................................................................................................74  
4.3 Đăng ký thuế và cấp Mã số thuế (MST).....................................................................................75  
4.4 Quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu .............................................................76  
4.5 Quy định mua hóa đơn...................................................................................................................76  
Chƣơng 5: KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI VÀ NHỮNG BÀI HỌC THỰC TIỄN..........78  
5.1 Kinh nghiệm thành lập Ban giám đốc .......................................................................................78  
5.2 Những sai lầm phổ biến khi khởi nghiệp ................................................................................79  
5.3 Những kinh nghiệm về nhượng quyền thương hiệu...........................................................81  
3
Chƣơng 1:TỔNG QUAN KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP  
Phát triển một ý tưởng kinh doanh có nghĩa là phải xây dựng được một viễn  
cảnh, đánh giá các điểm mạnh của bạn và xác định được thị trường cần gì, xác định các  
nội dung cơ bản về hình thức bạn sẽ kinh doanh. Các bước sau đây sẽ giúp bạn khởi  
động.  
1.1  
Xây dựng viễn cảnh  
Bạn hãy nhắm mắt lại trong vòng một vài phút và tưởng tượng một hình ảnh chi  
tiết về những gì mà bạn muốn thấy trong cuộc sống của mình trong 5 năm tới. Hình ảnh  
càng chi tiết càng tốt.  
Bạn sẽ sống ở đâu?  
Bạn sẽ làm gì hàng ngày?  
Bạn sẽ làm công việc nào?  
Bạn sẽ làm việc một mình hay cùng với những người khác?  
Xung quanh bạn sẽ là những ai?  
Bạn sẽ làm gì khi bạn không làm việc?  
Đừng tự giới hạn mình trong những câu hỏi này; bạn hãy sáng tạo một hình ảnh  
sống động của bản thân, hãy nghĩ đến những gì quan trọng đối với bạn. Đây là tất cả  
những vấn đề cá nhân sẽ có ảnh hưởng tới kiểu doanh nghiệp mà bạn sẽ theo đuổi - bạn  
sẽ muốn làm người thành thị hay người nông thôn; bạn muốn đi đây đó hay chỉ ngồi  
trước máy tính; bạn muốn gặp mọi người hay chỉ muốn làm việc qua điện thoại. Làm  
như vậy sẽ giúp bạn tạo được một nền tảng cho việc lựa chọn công việc kinh doanh, ra  
các quyết định kinh doanh, và đặt ra những mục tiêu rõ ràng.Tốt nhất là bạn hãy làm  
bài tập này cùng với một ai đó và chia sẻ hình dung của bạn. Nếu bạn không thể làm  
điều đó, hãy viết ra để việc hình dung của bạn được cụ thể hơn.  
1
1.2  
Xác định những điểm mạnh của bạn và những việc bạn muốn làm  
Thường thì sẽ rất có ích nếu bạn nhìn lại bản thân để xem xem bạn thích gì và  
không thích gì, cũng như tài năng của bạn nằm ở đâu. Nó không chỉ giúp bạn đi đến  
một ý tưởng kinh doanh thắng lợi. Nó còn giúp bạn đi đến một ý tưởng kinh doanh phù  
hợp với các kỹ năng và sở thích của bạn. Công việc kinh doanh của bạn phải khiến bạn  
luôn cảm thấy hứng thú để bạn có thể phát triển trên con đường dài phía trước.Một  
trong những cách tốt nhất để làm điều này là lên 3 danh sách riêng rẽ:  
Danh sách 1: Những điểm mạnh của bạn.  
Mọi người đều có điểm mạnh trong một lĩnh vực nào đó và nhiều kỹ năng có thể  
sẽ là nền tảng cho một công việc kinh doanh cụ thể. Vốn dĩ bạn có thể có đầu óc tổ  
chức hoặc năng khiếu sửa chữa các đồ vật. Bạn có thể đã quen thuộc với những kỹ  
năng của mình đến mức chúng không thể ngay lập tức xuất hiện trong đầu bạn, vì vậy  
hãy lập danh sách này bằng cách tự quan sát bản thân bạn trong một vài tuần lễ để xem  
bạn có những năng khiếu gì và bằng cách hỏi những người hiểu rõ bạn để biết ấn tượng  
của họ về những gì họ thấy bạn vượt trội.  
Danh sách 2: Những kỹ năng bạn đã tích luỹ được trong những năm qua.  
Cho dù bạn có làm việc trong một môi trường bình thường hay không, chắc  
chắn bạn đã tích luỹ được nhiều kỹ năng. Hãy viết ra tất cả những trách nhiệm công  
việc mà bạn đã từng đảm đương; hãy nghĩ đến những nhiệm vụ khác nhau mà bạn biết  
cách hoàn thành. Hãy bảo đảm là danh sách này hoàn chỉnh -- nghĩa là phải có ít nhất  
10 mục khác nhau  
Danh sách 3: Những việc bạn muốn làm.  
Hãy lên danh sách những việc bạn thích làm. Điều này có thể không dễ dàng  
như người ta tưởng. Danh sách đó phải gồm ít nhất 10 mục khác nhau. Hãy suy nghĩ  
mở rộng ra ngoài những sở thích và những mối quan tâm nảy sinh tức thì trong đầu  
bạn. Nếu bạn cảm thấy lúng túng, hãy hỏi ý kiến của những người đã biết bạn từ lâu --  
đặc biệt là những người biết bạn từ khi bạn còn nhỏ -- để xem họ thấy bạn làm gì khi  
bạn vui sướng nhất.  
2
Hãy để ba danh sách này ở một chỗ dễ thấy (ví dụ trên bàn làm việc của bạn)  
trong một vài tuần, và mỗi khi bạn có một ý tưởng mới, hãy lập tức ghi nó vào một  
mục phù hợp. Hãy hỏi cả những người hiểu rõ bạn để qua câu chuyện của họ khơi dậy  
trí nhớ của bạn.  
1.3  
Lựa chọn Ban giám đốc  
Nếu bạn định tổ chức doanh nghiệp theo mô hình công ty cổ phần, thì luật pháp  
yêu cầu bạn phải có một Ban giám đốc. Nhiệm vụ quản lý của bạn (tức là đảm đương  
chức vụ Tổng giám đốc điều hành và Chủ tịch công ty) là giám sát quá trình đưa ra  
quyết định hàng ngày của công ty, còn Ban giám đốc thì đưa ra định hướng tổng thể  
cho công ty.  
Quy mô của Ban giám đốc mà bạn phải có thay đổi tuỳ theo từng địa phương.  
Tổng giám đốc điều hành và Chủ tịch của một công ty nhỏ có nhiệm vụ báo cáo các  
vấn đề cho Ban giám đốc, trong một số trường hợp, Ban giám đốc có thể bỏ phiếu bãi  
nhiệm hoặc gạt bỏ các quyết định của họ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, Chủ tịch  
công ty và Tổng giám đốc điều hành lại sở hữu một số lượng lớn cổ phiếu công ty, do  
đó có thể hạn chế quyền quyết định của Ban giám đốc.  
Các công ty cổ phần lớn trả tiền cho các giám đốc với tư cách là thành viên công  
ty, nhưng các công ty nhỏ lại thường cho các thành viên Ban giám đốc hưởng một  
quyền lợi nào đó trong công ty hoặc đơn giản chỉ là những buổi chiêu đãi khi họp Ban  
giám đốc.  
Khi lập nên một Ban giám đốc, bạn phải lựa chọn giữa một Ban giám đốc mang  
tính "hướng nội" hay "hướng ngoại". Thành phần một Ban giám đốc hướng nội gồm  
bạn bè, gia đình và những người mà bạn tin cậy, và đây cũng là mô hình hầu hết các  
doanh nghiệp nhỏ lựa chọn trước tiên. Một Ban giám đốc hướng ngoại lại gồm những  
người mà bạn tuyển dụng trên cơ sở kỹ năng của họ bởi vì bạn cần họ để phát triển  
công ty của bạn. Nếu công ty của bạn đang dự kiến mua lại một công ty khác, hay đang  
3
nghĩ tới chuyện Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO), bạn sẽ cần những  
người có năng lực mà bạn chỉ có thể có được với mô hình Ban giám đốc hướng ngoại.  
Nếu doanh nghiệp của bạn không phải là một công ty, bạn có thể muốn lập ra  
một ban tư vấn. Một ban tư vấn thường không chính thức bằng một Ban giám đốc ở  
chỗ thường thì nó không có các cuộc họp định kỳ, và thậm chí ở những công ty lớn  
hơn, các thành viên ban tư vấn cũng thường không được trả phí tư vấn. Thông thường  
ban này không có thẩm quyền bãi nhiệm Tổng giám đốc điều hành và được thành lập ra  
chủ yếu để tư vấn kinh doanh cho công ty.  
1.4  
Những vấn đề cơ bản khi mua lại doanh nghiệp.  
Mua một doanh nghiệp có sẵn là sự đầu tư ít rủi ro hơn và mang lại lợi nhuận  
nhanh hơn so với việc tạo dựng một doanh nghiệp từ con số không. Nhưng nó cũng  
không phải hoàn toàn không có rủi ro và sự thành công của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều  
vào sự lựa chọn và đánh giá khôn ngoan của bạn về doanh nghiệp mà bạn định  
mua.Dưới đây là những yếu tố mà bạn cần xem xét khi bắt đầu tính đến khả năng mua  
lại doanh nghiệp. Những yếu tố này không có nghĩa sẽ thay thế được cho việc đánh giá  
cặn kẽ - điều bạn muốn làm sau khi đã trải qua bước đầu tiên này.  
1.4.1 Các báo cáo tài chính  
Hãy xem xét cả các báo cáo tài chính và các bản khai thuế của công ty trong  
vòng từ 3-5 năm qua để đánh giá được tình trạng tài chính hiện tại và các xu hướng tài  
chính trong tương lai của công ty. Phải bảo đảm là bạn sẽ xem xét những số liệu đã  
được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập (CPA) danh tiếng. Đừng chấp nhận  
một bản đánh giá tài chính sơ sài hoặc một bản hồ sơ lắp ghép, bởi chúng dựa trên  
những số liệu do công ty cung cấp. Công ty đó có ở trong tình trạng tài chính lành  
mạnh không? Các báo cáo tài chính có khớp với các bản khai thuế không? Tỷ số vận  
hành và bán hàng của công ty có phù hợp với mức trung bình trong ngành kinh doanh  
4
đó không? Nhân viên kế toán của bạn có thể giúp bạn phân tích những số liệu này để  
xác định giá trị thực của công ty bạn định mua.  
1.4.2 Các khon phi chi và phi thu  
Hãy kiểm tra ngày tháng trên các hoá đơn để xem liệu công ty có thanh toán kịp  
không. Thời hạn thanh toán thông thường cũng khác nhau tuỳ từng ngành kinh doanh,  
song nói chung mức chuẩn là từ 30 đến 60 ngày. Nếu các lệnh trả tiền được thanh toán  
sau thời hạn ghi trong hoá đơn từ 90 ngày trở lên, thì có nghĩa là người chủ công ty có  
thể đang gặp khó khăn với việc thu chi. Đồng thời, hãy tìm hiểu xem công ty có bị đặt  
dưới quyền xiết nợ do không thanh toán được các hoá đơn hay không.  
Hãy kiểm tra số tiền sẽ thu được với thái độ thận trọng; bởi giá trị mà các công  
ty khai thường bị thổi phồng lên. Hãy xem xét thật kỹ ngày tháng của các khoản thu đó  
để xác định xem bao nhiêu khoản phải thu không được trả đúng hạn và thời gian chậm  
trễ là bao lâu. Điều này rất quan trọng bởi khoản phải thu quá hạn càng lâu thì giá trị  
của nó càng thấp và khả năng nó không được thanh toán càng cao. Trong khi xem xét  
phần này, bạn hãy lập một danh mục mười khoản thu được lớn nhất của công ty và  
thực hiện kiểm tra tín dụng đối với chúng. Nếu phần lớn người tiêu dùng hoặc khách  
hàng đều có khả năng trả nợ nhưng đã trả chậm, thì bạn có thể giải quyết được vấn đề  
y bằng cách áp dụng một chính sách thu nợ chặt chẽ hơn. Nếu các khách hàng của  
công ty có tình hình tài chính không ổn định thì bạn nên tìm ngay phương án mua một  
công ty khác.  
1.4.3 Đội ngũ nhân viên  
Những nhân viên chủ chốt là tài sản quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. Bạn  
cần xác định xem đội ngũ nhân viên có tầm quan trọng như thế nào đối với sự thành  
công của doanh nghiệp. Bạn cũng cần xem xét các thói quen làm việc của họ để biết  
liệu đây có phải là những người bạn có thể làm việc cùng hay không. Những nhân viên  
chủ chốt này đã làm việc cho công ty được bao lâu? Liệu họ có tiếp tục ở lại làm việc  
5
cho công ty sau khi có sự thay đổi chủ sở hữu hay không? Bạn sẽ phải có hình thức  
khuyến khích nào để giữ họ ở lại? Những nhân viên chủ chốt nào có thể dễ dàng thay  
thế? Quan hệ của họ với các khách hàng như thế nào, và các khách hàng đó liệu có đi  
theo những nhân viên này nếu họ ra đi không? Đồng thời, bạn còn nên xem xét vai trò  
của người chủ sở hữu hiện thời trong công ty. Liệu đây có phải là vai trò bạn muốn  
đảm trách hay không? Có nhân viên hiện thời nào có thể đảm đương những trách  
nhiệm ấy khi cần không?  
1.4.4 Khách hàng  
Đây là tài sản quan trọng nhất của công ty mà bạn mua được . Phải bảo đảm là  
các khách hàng cũng bền vững như những tài sản hữu hình khác mà bạn sẽ mua được.  
Liệu các khách hàng này có mối quan hệ đặc biệt với người chủ hiện thời của công ty  
không (bạn lâu năm hay họ hàng)? Họ đã là khách hang của công ty được bao lâu và họ  
đóng góp bao nhiêu phần trăm lợi nhuận của công ty? Họ sẽ ra đi hay ở lại khi công ty  
chuyển sang chủ sở hữu mới? Người chủ hay người quản lý công ty hiện thời có vẻ có  
quan hệ tốt với các khách hàng hay không? Công ty có chính sách bằng văn bản nào  
quy định việc giải quyết các khiếu nại, trả lại hàng đã mua, tranh chấp, v...v của khách  
hàng hay không? Người chủ cũ của công ty đã từng hỗ trợ cho cộng đồng hay ngành  
kinh doanh đó chưa?  
1.4.5 Địa điểm kinh doanh  
Điều này đặc biệt quan trọng nếu như bạn sẽ mua một công ty bán lẻ. Địa điểm  
kinh doanh có tầm quan trọng như thế nào đối với sự thành công của công ty? Địa điểm  
của công ty bạn định mua tốt như thế nào? Ở đó có đủ chỗ đỗ xe để tạo thuận tiện cho  
khách hàng đến với công ty không? Công ty phụ thuộc như thế nào vào việc bán hàng  
cho các khách hàng trong khu vực? Triển vọng kinh doanh trong tương lai ở khu vực  
này ra sao? Liệu nơi này có đang trong quá trình thay đổi nhanh chóng từ khu chung cư  
6
mới sang toà nhà văn phòng hay không? Địa điểm kinh doanh này liệu có trở nên cuốn  
hút hơn hay ít cuốn hút hơn do có những thay đổi ở khu vực lân cận hay không?  
1.4.6 Tình trạng cơ svt cht  
Môi trường hoạt động của một công ty có thể cho bạn biết rất nhiều về công ty  
đó. Hãy dành đôi chút thời gian để thăm địa điểm kinh doanh của công ty. Nơi này đối  
với bạn trông thế nào? Bạn có ấn tượng tốt ngay từ đầu khi bạn bước vào không? Địa  
điểm này được bảo dưỡng tốt như thế nào? Có cần phải tiến hành việc sửa chữa lớn nào  
không - ví dụ như mái nhà dột, sơn phai màu, biển hiệu nghèo nàn không? Nơi này có  
được sắp xếp hợp lý từ trong ra ngoài và ở phần kho hàng không?  
1.4.7 Các đối thcnh tranh  
Khi bạn định mua một doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ môi trường cạnh tranh của  
nó. Hãy chú ý đến các xu hướng của ngành kinh doanh đó, và các xu hướng này có thể  
ảnh hưởng công ty bạn đang xem xét như thế nào. Ngành kinh doanh này có khả năng  
cạnh tranh ra sao? Các đối thủ cạnh tranh của bạn là ai và những chiến thuật của họ là  
gì? Trong việc kinh doanh này có thường xảy ra các cuộc chiến về giá cả không? Thời  
gian gần đây môi trường cạnh tranh đã thay đổi như thế nào? Có đối thủ cạnh tranh nào  
đã phải bỏ cuộc không? Lý do tại sao? Bạn có thể tìm được những thông tin này bằng  
cách liên hệ với một hiệp hội của ngành kinh doanh đó hay đọc các ấn phẩm về ngành  
này.  
1.4.8 Đăng ký kinh doanh, các giy phép và vic phân chia khu vc kinh doanh  
Hãy chắc chắn là các giấy phép kinh doanh chính và các văn bản pháp lý khác  
có thể được chuyển giao lại cho bạn một cách dễ dàng. Hãy tìm hiểu xem quá trình  
chuyển giao sẽ như thế nào, và phí tổn là bao nhiêu, bằng cách liên hệ với các nhà chức  
trách địa phương có thẩm quyền. Nếu một công ty là một công ty cổ phần thì nó được  
đăng ký kinh doanh theo quy chế nào? Có phải công ty đang hoạt động với tư cách là  
một tập đoàn nước ngoài hay không?  
7
1.4.9 Hình nh công ty  
Cách thức mà một công ty được công chúng biết đến có thể là một tài sản đáng  
kể hoặc một khoản nợ phải trả mà không thể đánh giá được trên bản quyết toán. Có rất  
nhiều yếu tố vô hình mà bạn cần xem xét khi đánh giá một công ty - mọi thứ kể từ cách  
thức công ty phục vụ khách hàng cho đến cách thức nhân viên công ty trả lời điện thoại  
và việc nó có hỗ trợ cộng đồng hay ngành kinh doanh đó không. Yếu tố này thường  
được gọi là "thiện chí". Bạn hãy nói chuyện với các khách hàng, các nhà cung cấp, các  
đối thủ cạnh tranh, ngân hàng và những chủ sở hữu các doanh nghiệp khác trong khu  
vực để hiểu thêm về danh tiếng của công ty. Bạn nên nhớ là sẽ rất khó để thay đổi một  
quan điểm tiêu cực.  
1.5  
Những vấn đề cơ bản về nhƣợng quyền thƣơng hiệu (franchise).  
Khi bạn cân nhắc xem nên khởi sự một doanh nghiệp của riêng mình, bạn có thể  
lựa chọn giữa việc bắt đầu khởi nghiệp từ con số không, mua một doanh nghiệp đã có  
sẵn, hay tìm kiếm một cơ hội kinh doanh với nhượng quyền thương hiệu. Sở hữu và  
vận hành kinh doanh theo cách nhượng quyền thương hiệu có thể cũng mất nhiều công  
sức như những lựa chọn khác, song nó cũng có thể đem lại lợi nhuận không kém.  
Hiện có rất nhiều công ty đang hoạt động theo hình thức nhượng quyền thương  
hiệu, bao gồm hầu như tất cả mọi ngành kinh doanh đã có, từ những nhãn hiệu nổi  
tiếng như McDonald's, Holiday Inn, hay Mailboxes, v...v cho đến các nhượng quyền  
thương hiệu mang tính địa phương nhỏ hơn. Thách thức ở đây là bạn phải chọn được  
một thương hiệu vừa phù hợp với sở thích của bạn, vừa là một sự đầu tư khôn ngoan.  
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực mua bán nhượng quyền thương hiệu gợi ý là bạn nên  
so sánh chúng với nhau bằng cách xem xét thật nhiều nhượng quyền thương hiệu trước  
khi quyết định chọn một nhượng quyền thương hiệu phù hợp với mình. Hãy sử dụng  
những câu trả lời cho các câu hỏi dưới đây để giúp bạn hiểu thêm về khái niệm kinh  
doanh này.  
8
1.5.1 Nhượng quyền thương hiệu là gì? Nó vận hành như thế nào?  
Khi bạn mua một nhượng quyền thương hiệu, có nghĩa là bạn mua quyền sử  
dụng một thương hiệu hoặc một mô hình kinh doanh cụ thể. Doanh nghiệp mà bạn điều  
hành về cơ bản cũng giống như mọi doanh nghiệp khác được vận hành dưới cùng một  
thương hiệu. Để làm được điều này, bạn có thể phải mua nhiều thứ từ người bán  
nhượng quyền thương hiệu (là công ty sở hữu các quyền đối với việc kinh doanh này)  
như các sản phẩm, công cụ, trợ giúp về quảng cáo, và dịch vụ đào tạo.  
Trong khi bạn sở hữu doanh nghiệp, việc vận hành nó phải tuân theo các điều  
kiện của hợp đồng về nhượng quyền thương hiệu. Đối với nhiều người, đây là lợi ích  
chủ yếu của việc mua nhượng quyền thương hiệu - bạn có thể có phương thức kinh  
doanh, thương hiệu và hệ thống hỗ trợ mà người bán nhượng quyền thương hiệu đó  
cung cấp là vốn. Điều thường được trích dẫn này có nghĩa là việc mua nhượng quyền  
thương hiệu cho phép người ta có thể tiến hành kinh doanh cho bản thân, mà không  
phải tự khởi sự nó.  
1.5.2 Nhng li ích ca kinh doanhnhượng quyền thương hiu  
Khi mua nhượng quyền thương hiệu, bạn có những lợi ích sau:  
Giảm bớt rủi ro - Các nhượng quyền thương hiệu thường có tỷ lệ thất bại thấp  
hơn nhiều so với các doanh nghiệp khởi sự từ đầu. Lý do ư? Bởi vì mua nhượng  
quyền thương hiệu có nghĩa là bạn sẽ mua một mô hình kinh doanh mà hầu hết  
các mắc mớ đã được giải quyết sẵn bởi người khác.  
Bạn sẽ có được một bộ trọn gói - trong đó có tất cả những gì thường được phỏng  
đoán khi khởi sự một doanh nghiệp. Bộ trọn gói này của bạn có thể bao gồm các  
thương hiệu, khả năng tiếp cận dễ dàng tới một sản phẩm đã được xác lập; một  
phương pháp marketing đã được chứng minh; các trang thiết bị; kho hàng; v.v.  
Có được ưu thế về số lượng - Khi bạn trở thành người mua nhượng quyền  
thương hiệu, bạn sẽ có được sức mua của toàn bộ mạng lưới sử dụng nhượng  
9
quyền thương hiệu đó, và điều này sẽ giúp bạn tiếp cận được sản phẩm và cạnh  
tranh với những dây chuyền trong nước lớn hơn.  
Có sẵn các quy trình kinh doanh - Nhiều nhà bán nhượng quyền thương hiệu  
thường cung cấp cho những người mua nhượng quyền thương hiệu của họ  
những hệ thống đã được sử dụng trong thực tế, trong đó có các hệ thống tài  
chính và kế toán; hệ thống đào tạo và hỗ trợ tiếp tục; hệ thống nghiên cứu và  
phát triển; hệ thống hỗ trợ tiếp thị và bán hàng; hệ thống kế hoạch và dự báo; hệ  
thống quản lý kho hàng; v.v. Họ sẽ chỉ dẫn cho bạn những kỹ thuật đã giúp cho  
doanh nghiệp thành công và giúp bạn tận dụng chúng để phát triển doanh nghiệp  
của riêng mình.  
Được hỗ trợ về tài chính và lựa chọn địa điểm kinh doanh - Một số công ty sẽ  
cấp vốn để bạn khởi nghiệp với nhượng quyền thương hiệu của họ, giúp cho bạn  
có thể xoay xở được với một khoản tiền mặt ứng trước càng ít càng tốt. Họ cũng  
có thể sẽ giúp bạn lựa chọn địa điểm kinh doanh, để bảo đảm là doanh nghiệp  
của bạn nằm ở một khu vực mà ở đó nó có thể phát triển được.  
Hỗ trợ về quảng cáo và khuyến mãi - Bạn sẽ không chỉ được hưởng lợi từ bất cứ  
chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi ở phạm vi khu vực hay quốc gia của công  
ty bán nhượng quyền thương hiệu cho bạn, mà họ còn hỗ trợ bạn trong nhiều  
việc khác -- từ việc cung cấp bản sao băng quảng cáo có sẵn để giúp đỡ nỗ lực  
quảng cáo riêng của bạn, cho đến việc phát triển những nguyên vật liệu được  
thiết kế để trang trí điểm bán hàng trong cửa hàng của bạn sao cho thu thút  
khách hàng. Bạn sẽ phải tốn rất nhiều chi phí nếu tự phát triển những nguyên vật  
liệu này.  
1.5.3 Nhng bt li ca kinh doanh nhượng quyền thương hiu  
Tất nhiên không phải ai cũng chọn cách mua nhượng quyền thương hiệu. Dưới  
đây là một số những điểm bất lợi tiềm tàng của nó:  
10  
Thiếu quyền kiểm soát - Bản chất của một nhượng quyền thương hiệu - việc  
mua và sử dụng một khái niệm kinh doanh đã được kiểm chứng trong thực tế -  
có thể làm cho bạn có vẻ giống một người quản lý hơn là một ông chủ. Điều này  
có thể là khó khăn đối với một số người, nhất là đối với những ai có tinh thần  
kinh doanh cao. Những người như vậy sẽ cảm thấy khó khăn trong việc tuân thủ  
hệ thống kinh doanh sẵn có của người khác.  
Chi phí - Có thể phải mất một khoản tiền mặt lớn để mua và vận hành một  
nhượng quyền thương hiệu. Chi phí trả trước có thể khá lớn, và bạn có thể sẽ  
thấy phí bản quyền phải trả liên tục sẽ có tác động lớn đến luồng tiền mặt của  
bạn.  
Bạn không tồn tại độc lập - Cũng giống như việc danh tiếng của công ty cung  
cấp đặc quyền cho bạn có thể làm lợi cho doanh nghiệp của bạn, những vấn đề  
của công ty đó cũng chính là những vấn đề của bạn. Do vậy, nếu công ty mẹ trải  
qua những thời kỳ khó khăn thì doanh nghiệp của bạn có thể cũng sẽ phải gánh  
chịu hậu quả bởi bạn có mối liên hệ quá mật thiết với nó.  
Bạn phải cam kết - Hợp đồng mua nhượng quyền thương hiệu của bạn là một  
bản hợp đồng mang tính ràng buộc, và những điều kiện của hợp đồng có thể rất  
ngặt nghèo. Bạn bị bó buộc với các thông lệ kinh doanh nhất định, chi phí, và  
thậm chí cả hình ảnh của doanh nghiệp của bạn. Nếu không đồng ý thì bạn cũng  
chẳng thể trông cậy vào điều gì khác ngoại trừ việc tuân thủ những chỉ dẫn trong  
hợp đồng.  
1.6  
Danh mục các vấn đề chuẩn bị khởi nghiệp.  
Đây là danh mục những điều cần phải làm cũng giống như danh mục những đồ  
cần mua sắm khi đi chợ.Danh mục nêu những đầu việc khi chuẩn bị khởi nghiệp. Cho  
nên, có thể ghi một đầu việc là "chuẩn bị kế hoạch kinh doanh", nhưng nó không ghi  
chi tiết từng bước để lập kế hoạch kinh doanh.  
11  
1.6.1 Danh mc các vấn đề của người chshữu để khi nghip  
Công việc nền tảng ban đầu  
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bạn  
Thiết lập mục tiêu kinh doanh và mục tiêu cá nhân  
Đánh giá nguồn tài chính của bạn  
Xác định các nguy cơ tài chính  
Xác định chi phí ban đầu  
Quyết định vị trí cho hoạt động kinh doanh  
Tiến hành nghiên cứu thị trường  
Xác định đối tượng khách hàng  
Xác định đối thủ cạnh tranh  
Phát triển kế hoạch marketing  
Các giao dịch kinh doanh  
Lựa chọn luật sư  
Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động (ví dụ như công ty một thành viên,  
công ty hợp doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, tập đoàn)  
Tiến hành thủ tục mở doanh nghiệp (đăng ký tên, phối hợp các hoạt động  
kinh doanh v..v)  
Lựa chọn một kế toán viên  
Chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh  
Lựa chọn một ngân hàng  
Lập một tài khoản séc cho công việc kinh doanh  
Vay vốn (nếu trong diện được vay)  
Xây dựng một nguồn tín dụng cho hoạt động kinh doanh  
Lựa chọn một đại lý bảo hiểm  
Mua Hợp đồng bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh  
Các bước đầu tiên  
In danh thiếp  
12  
Kiểm tra lại các quy tắc kinh doanh ở địa phương  
Ký hợp đồng thuê  
Lên danh sách các nhà cung cấp (nếu cần)  
Chuẩn bị đồ dùng và thiết bị  
Xin giấy phép kinh doanh (nếu cần)  
Xin số chứng minh chủ hoạt động kinh doanh địa phương (nếu cần)  
Xin số chứng minh chủ hoạt động kinh doanh của địa phương (nếu cần)  
Gửi biểu mẫu thuế của địa phương và trong cả nước  
Tham gia các tổ chức chuyên môn  
Đặt ra ngày bắt đầu công việc kinh doanh  
1.6.2 Danh mc các vấn đề liên quan đến việc thuê địa điểm  
Danh mục các vấn đề liên quan đến việc thuê địa điểm đề cập hầu hết các vấn đề  
bạn cần xem xét khi đàm phán thuê địa điểm. Danh mục đầy đủ này xác định những  
điều kiện và điều khoản cần lưu ý khi thuê địa điểm. Trong mỗi điều khoản đều có  
những câu hỏi giúp làm nổi lên những vấn đề quan trọng liên quan đến điều khoản đó.  
Đây là một công cụ đắc lực khi bạn đàm phán với người chủ cho thuê địa điểm để đảm  
bảo rằng hợp đồng cho thuê đã bao quát mọi vấn đề và an toàn cho bạn. Tất nhiên bạn  
cũng nên nhờ luật sư xem lại hợp đồng một lượt. Hai điểm cần lưu ý liên quan đến việc  
thuê địa điểm:  
Điu khon hợp đồng cần lưu ý như thuế và chi phí, kết thúc hợp đồng và  
điều chnh hợp đng.  
Các vấn đề liên quan đến người thuê và người cho thuê hoc chai trong  
từng điều khon  
1.6.3 Danh mc các vấn đề vHợp đng thuê bất động sn  
Danh mục các vấn đề cần xem xét về Hợp đồng thuê bất động sản đề cập đến  
các vấn đề thường xảy ra nhiều nhất khi đàm phán hợp đồng thuê bất động sản. Sau khi  
tham khảo Danh mục này, bạn có thể hiểu mình cần gì từ Hợp đồng thuê bất động sản.  
13  
Tất nhiên, trước khi đặt bút ký kết Hợp đồng thuê bất động sản, bạn nhớ hãy đề nghị  
luật sư của mình kiểm tra lại Hợp đồng.  
Tính chất và thời hạn của Hợp đồng thuê. Xác định các điều khoản của  
hợp đồng, và thời điểm bên thuê được chuyển quyền sở hữu. Hợp đồng thuê  
này có phải là hợp đồng tịnh không (net lease)? Trách nhiệm của bên cho  
thuê là gì?  
Tiền thuê. Trong hợp đồng, đảm bảo phải có các quy định về tiền thuê, thời  
hạn và phương thức thanh toán tiền thuê. Nếu bên thuê nhà trả chậm thì tiền  
thuê nhà vào thời điểm này là bao nhiêu?  
Điều khoản leo thang. Do phần lớn các hợp đồng thuê thương mại đều có  
điều khoản leo thang về tiền thuê, cần phải xác định liệu điều khoản leo  
thang có ảnh hưởng quyết định đến việc chi phí hoạt động tăng lên hay dựa  
vào các chỉ số khác.  
Cạnh tranh. Trong trường hợp thuê khoảng không gian dành cho việc bán lẻ  
hàng hoá, ví dụ như thuê gian hàng trong khu cửa hàng bách hoá, có thể có  
những hạn chế yêu cầu chủ bất động sản không được cho thuê những không  
gian lân cận cho các đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực tương tự như bên  
thuê bất động sản ban đầu. Liệu những hạn chế này có hợp lý hay không?  
Bên thuê bất động sản có quyền gì nếu người chủ bất động sản vi phạm  
những hạn chế này và làm giảm giá trị của gian hàng thuê đối với bên thuê  
bất động sản theo như hợp đồng thuê đã được ký kết?  
Gia hạn hợp đồng. Hợp đồng có thể gia hạn không, với điều kiện như thế  
nào? Tiền thuê bất động sản cho hợp đồng mới là bao nhiêu? Sẽ thực hiện  
việc quay vòng hợp đồng như thế nào?  
Hợp đồng cho thuê phụ. Bên thuê có được phép cho thuê lại bất động sản  
hoặc uỷ quyền sử dụng cho người khác được không? Trong trường đó, bên  
cho thuê phải làm gì?  
Không gian. Việc xác định sử dụng diện tích cho thuê của người chủ bất  
14  
động sản và đánh giá về khả năng sử dụng diện tích được thuê của bên thuê  
rất khác nhau. Người thiết kế thường có thể tiết kiệm diện tích rất nhiều bằng  
cách sử dụng các thiết bị thích hợp với khoảng không gian một cách hiệu quả  
nhất. Vị trí của các cột nhà, cửa sổ, song cửa có thể ảnh hưởng đến yêu cầu  
về khoảng không cần sử dụng của người đi thuê. Phải quyết định xem liệu  
Hợp đồng thuê có đem lại khả năng thuê thêm không gian bổ sung hay  
không? Liệu bên thuê có quyền được thuê đầu tiên khi có khoảng không gian  
bổ sung chưa được sử dụng hay không? Liệu những bên thuê khác sẽ bị từ  
chối hay không nếu có khoảng không gian bổ sung để tạo điều kiện cho diện  
tích của bên thuê liền kề nhau?  
Thuế và các chi phí khác. Phải quyết định xem ai là người chịu thuế cho bất  
động sản này. nếu bên thuê chỉ đồng ý trả cho khoản tăng lên thì mức tối đa  
sẽ trả là bao nhiêu? Ai trả cho các dịch vụ và duy tu nói chung? Nếu bên thuê  
trả, bên thuê có quyền tư do lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ hay không, hay  
các dịnh vụ sẽ do hoặc cung cấp thông qua bên cho thuê? Ai là người chịu  
trách nhiệm những sửa chữa mới phát sinh, hay sửa chữa hoặc thay đổi về  
kết cấu?  
Xây dựng. Bên cho thuê có đảm bảo rằng, toà nhà đáp ứng các quy tắc về  
xây dựng theo luật địa phương, và người cho thuê sẽ phải hoàn trả cho bên  
thuê chi phí sửa đổi do vi phạm các quy tắc xây dựng? Bên thuê có quyền  
kiểm tra trước khi hợp đồng được thực hiện và trước khi sử dụng bất động  
sản hay không? Có đủ các phương tiện cần thiết cho việc đỗ xe và các  
phương tiện giao thông hay không ?  
Thuê làm việc. Không gian cho thuê hiếm khi được bên thuê đánh giá một  
cách giả định, dù toà nhà mới hay cũ. Hai bên sẽ thống nhất về các thông số,  
và chi tiết kỹ thuật của toà nhà trong một thư làm việc. Đây là một hợp đồng  
giữa chủ bất động sản và bên thuê trong đó mô tả về đối tượng đang được  
xây dựng, chi phí do ai chịu, sẽ được hoàn thành vào lúc nào và như thế nào,  
15  
ai chịu trách nhiệm nếu có sự chậm trễ và về chi phí do quá thời hạn và nhiều  
vấn đề khác.  
Phạm vi sử dụng (Zoning). Phạm vi sử dụng của bên thuê đối với toà nhà  
như thế nào và khu vực bên thuê dự định sử dụng có được phép không? Có  
những thoả thuận pháp lý hay hạn chế nào đối với bất động sản hay không?  
Phạm vi sử dụng liên quan đối với bất động sản liền kề như thế nào để đảm  
bảo người thuế có thể hoàn toàn tận dụng được phạm vi sử dụng bất động  
sản đang thuê?  
Trách nhiệm và bảo hiểm. Ai chịu trách nhiệm cho việc bảo hiểm trách  
nhiệm và giới hạn trách nhiệm ở đâu? Ai tiến hành bảo hiểm trộm, cháy và  
các thiệt hại khác? Trong phạm vi nào, chủ bất động sản và bên thuê từ chối  
trách nhiệm thiệt hại đối với người và tài sản của bên thứ ba? Bên thuê phải  
rà soát một cách kỹ lưỡng các điều khoản về miễn trách nhiệm của chủ bất  
động sản. Trong khi bên thuê có thể sẵn sàng bồi thường cho chủ bất động  
sản về những thiệt hại do bên thuê gây ra, phần lớn bên thuê không muốn  
chủ đất chối bỏ trách nhiệm đối với những thiệt hại do hành động của họ gây  
ra. Các điều khoản nên miễn trách nhiệm cho chủ đất chỉ đối với những thiệt  
hại do bên thuê gây ra trong phạm vi được thuê mà thôi.  
Quyền đƣợc đƣợc đàm phán lại do tác động của bên thuê chính khác.  
Nhiều bên thuê nhỏ trong trung tâm buôn bán luôn lo sợ khi bên thuê chính  
ngừng hoạt động kinh doanh hoặc không quay vòng hợp đồng thuê nữa.  
Trong một môi trường hoạt đông kinh doanh mà các cửa hàng lớn đang tiến  
hành các thủ tục phá sản hoặc đóng cửa hàng, đây là một vấn đề quan trọng  
đối với người bán hàng nhỏ khác. Một giải pháp là đàm phán một điều khoản  
cho phép bên thuê có quyền được đóng cửa hàng hoặc giảm giá đáng kể tiền  
thuê nếu tình hình kinh doanh của bên thuê chính hoặc một vài bên thuê khác  
trở nên quá tồi tệ và không gia hạn Hợp đồng thuê nữa. Xác định “bên thuê  
chính” thường khá đơn giản; xác định “các bên thuê khác” có thể dựa vào tỷ  
16  
lệ phần trăm diện tích được thuê.  
Khả năng thanh toán của chủ bất động sản. Bên cho thuê có thể tiếp tục  
sở hữu bất động sản không? Khi thị trường bất động sản trở nên trì trệ, nhiều  
nhà đầu tư và chủ đất rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính có thể dẫn đến  
việc các bất động sản đang được cho thuê bị phát mại.  
Bất động sản bị phá huỷ. Bên cho thuê có buộc phải xây dựng lại bất động  
sản đã bị phá huỷ hay không và thế nào goi là “bị phá huỷ”? Tiền thuê nhà  
có được giảm không? Bên thuê có được chấm dứt hợp đồng do có sự phá  
huỷ một phần hay toàn bộ sau khi cải tạo bất động sản? Quyền của các bên  
nếu một phần hoặc toàn bộ bất động sản bị thôn tính bởi những chủ lãnh địa  
có quyền lực như thế nào?  
Chấm dứt hợp đồng. Bên thuê phải có những nghĩa vụ gì đối với bất động  
sản khi kết thúc thời hạn thuê? Bên thuê nhà có được miễn trách nhiệm đối  
với những hao mòn thông thường đối với bất động sản hay không?  
Chất thải. Hành vi gây ra chất thải là thiệt hại mà người sở hữu bất động  
sản cho rằng do việc sử dụng không có sự chú ý thích đáng của bên thuê.  
Theo luật của một số nơi, lời buộc tội này có thể dẫn đến việc bán bất động  
sản, do đó người sở hữu trước đây có thể được nhận phần chênh lệch giữa  
giá trị của bất động sản nếu không bị hư hỏng và giá thực bán. Để tránh kết  
quả này, hợp đồng thuê có thể cho phép người sở hữu bất động sản được  
miễn mọi lời khiếu kiện nếu bán bất động sản.  
Quyền mua. Hợp đồng thuê bất động sản có tạo cơ hội cho bên thuê khả  
năng mua lại bất động sản được thuê hay không? Giá sẽ là bao nhiêu, và  
được tiến hành khi nào, như thế nào?  
Thời gian ân hạn. Có thời gian ân hạn cho việc chậm trả tiền thuê bất động  
sản hay không hoặc có các điều kiện khác được thoả thuận hay không? Thời  
gian ân hạn là bao lâu?  
Hiệu lực thực thi. Có sự xác định rõ ràng những thiệt hại do vi phạm các  
17  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 90 trang yennguyen 18/04/2022 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Chuyên đề Kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành lập doanh nghiệp - Lê Văn Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_chuyen_de_kien_thuc_va_ky_nang_can_thiet_de_thanh_l.pdf