Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng: Kết quả dài hạn và các yếu tố ảnh hưởng

Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG:  
KẾT QUẢ DÀI HẠN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG  
2
1
PHAN VIỆT ANH , PHẠM HÙNG CƯỜNG  
TÓM TẮT  
Mục đích: Xác định tỉ lệ tái phát, tỉ lệ sống còn và các yếu tố ảnh hưởng đến sống còn của bệnh  
nhân ung thư (UT) trực tràng được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Ung Bướu TPHCM.  
Bệnh nhân và phương pháp: Hồi cứu hồ sơ 54 trường hợp UT trực tràng loại carcinôm tuyến, giai  
đoạn I - III (theo hệ thống TNM của AJCC phiên bản thứ 8) được phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Ung  
Bướu TPHCM từ 01/01/2016 đến 31/12/2017. Tỉ lệ sống còn không bệnh và sống còn toàn bộ 3 năm  
được ước tính bằng phương pháp Kaplan-Meier.  
Kết quả:  
Tỉ lệ tái phát là 12,2%. Trong đó, tỉ lệ tái phát tại chỗ-tại vùng là 4,1% và tỉ lệ di căn xa là 8,1%.  
Tỉ lệ sống còn không bệnh 3 năm là 77,8% với thời gian sống còn không bệnh trung bình là 43,3 ±  
2,3 tháng.  
Tỉ lệ sống còn toàn bộ 3 năm là 81,1% với thời gian sống còn toàn bộ trung bình là 47,2 ± 2,1 tháng.  
Các yếu tố ảnh hưởng đến sống còn bao gồm: loại mô học, độ xâm lấn của bướu, tình trạng di căn  
hạch và nồng độ CEA. Trong đó, độ xâm lấn của bướu là yếu tố tiên lượng độc lập.  
Kết luận: Mổ nội soi có thể là một chọn lựa thay thế mổ hở trong điều trị UT trực tràng tại bệnh viện  
Ung Bướu TP. HCM.  
có so sánh với phẫu thuật mở được thực hiện vào  
năm 2013 cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Phẫu thuật điều trị ung thư (UT) trực tràng có  
một quá trình phát triển lâu dài và hiệu quả của  
phương pháp mổ mở đã hoàn toàn được xác lập.  
Trong vài thập niên gần đây sự phát triển mạnh mẽ  
của phẫu thuật nội soi ổ bụng đã làm cho phẫu thuật  
đại-trực tràng có thêm một cách tiếp cận mới.  
Tuy nhiên điều làm bác sĩ lâm sàng e ngại là liệu mổ  
nội soi có đảm bảo về mặt ung thư học được như  
mổ mở hay không do vị trí giải phẫu học đặc biệt của  
trực tràng.  
biến chứng chung, tỉ lệ mở hồi tràng bảo vệ, lượng  
máu mất, kết quả UT học của bệnh phẩm và thời  
gian hậu phẫu[13]  
.
Chúng tôi thực hiện công trình này nhằm mục  
tiêu: Xác định tỉ lệ tái phát, tỉ lệ sống còn và các yếu  
tố ảnh hưởng đến sống còn của bệnh nhân UT trực  
tràng được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh  
viện Ung Bướu TP.HCM.  
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Đối tượng nghiên cứu  
Tại bệnh viện Ung Bướu TP. HCM, các phẫu  
thuật viên tại đây đã có nhiều kinh nghiệm về mổ mở  
điều trị UT trực tràng nhưng mổ nội soi đại - trực  
tràng mới được triển khai từ năm 2009. Nghiên cứu  
về độ an toàn của phẫu thuật nội soi UT trực tràng  
Các bệnh nhân UT trực tràng loại carcinôm  
tuyến, ở giai đoạn I đến giai đoạn III (theo hệ thống  
TNM của AJCC phiên bản thứ 8) được phẫu thuật  
Ngày nhận bài  
Ngày phản biện  
Ngày chấp nhận đăng : 05/11/2020  
: 01/10/2020  
: 03/11/2020  
Địa chỉ liên hệ: Phạm Hùng Cường  
1 Bác sĩ nội trú - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
2 PGS.TS.BSCKII. Phó Trưởng Bộ môn Ung thư - ĐHYD TP. HCM  
Trưởng Khoa Ngoại ngực, bụng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
241  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
nội soi tại bệnh viện Ung Bướu TPHCM từ tháng  
01/2016 đến tháng 12/2017.  
16 ca (29,6%), UT trực tràng giữa (bướu nằm trong  
khoảng > 5 - 10cm) 11 ca (20,4%) và UT trực tràng  
cao ( bướu nằm trong khoảng > 10 - 15cm) 27 ca  
(50%).  
Phương pháp nghiên cứu  
Thiết kế nghiên cứu  
Kết quả giải phẫu bệnh  
Hồi cứu, mô tả loạt ca.  
Carcinôm tuyến 44 ca (81,5%), carcinôm tuyến  
dạng nhầy 10 ca (18,5%).  
Phương pháp thu thập số liệu: Tiến hành thu thập  
số liệu qua hồ sơ bệnh án, cơ sở dữ liệu tại khoa  
Ngoại 2, thông tin các lần tái khám được lưu trên  
phần mềm E-hospital, gọi điện thoại trực tiếp với  
bệnh nhân hoặc thân nhân bệnh nhân với các nhóm  
nội dung:  
Grad mô học: Grad 1, 7 ca (13%); grad 2, 42 ca  
(77,8%); grad 3, 5 ca (9,2%).  
Giai đoạn bệnh: Giai đoạn I, 5 ca (9,3%); giai đoạn  
II, 16 ca (29,6%); giai đoạn III, 33 ca (61,1%).  
Đặc điểm về điều trị của nhóm bệnh nhân được  
khảo sát  
Đặc điểm nhóm nghiên cứu: Tuổi, lâm  
sàng và chẩn đoán.  
Các loại phẫu thuật cắt trực tràng tận gốc được  
thực hiện bằng phẫu thuật nội soi gồm có: Phẫu  
thuật cắt trước hoặc cắt trước thấp, 40 ca (74,1%);  
phẫu thuật Miles, 6 ca (11,1%); phẫu thuật cắt gian  
cơ thắt, 8 ca (14,8%).  
Phương pháp điều trị.  
Đánh giá kết quả điều trị, thời gian sống còn.  
Xử lí số liệu  
Số liệu được nhập và xử lí bằng phần mềm  
SPSS 20.0 (dùng cho Window).  
Số hạch trung bình thu được là 8,2 ± 3,8 hạch.  
Có 1 trường hợp có diện cắt dương tính (diện cắt  
vòng), chiếm 1,9%.  
Ước lượng tỉ lệ sống còn toàn bộ, sống còn  
không bệnh bằng phương pháp Kaplan - Meier.  
Hóa - xạ trị đồng thời trước mổ được thực hiện  
trong 22 ca (40,7%); riêng trong nhóm bệnh nhân có  
bướu nằm ở 1/3 giữa hoặc 1/3 dưới, tỉ lệ hóa - xạ trị  
đồng thời trước mổ là 81,5%. Xạ trị sau mổ được  
thực hiện trong 22 ca (40,7%), 21 được thực hiện  
hóa-xạ trị đồng thời và 1 ca được xạ trị đơn thuần.  
Tỉ lệ hóa trị hỗ trợ sau phẫu thuật là 59,3%.  
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sống còn  
bằng phép hiểm Log - rank; giá trị có ý nghĩa thống  
kê khi p ≤ 0,05 với độ tin cậy 95%.  
Các biến số được xác định có ý nghĩa thống kê  
qua phân tích đơn biến sẽ được đưa vào phân tích  
đa biến với phương pháp hồi quy Cox để tìm ra các  
biến số có giá trị tiên lượng độc lập.  
Tỉ lệ tái phát  
KẾT QUẢ  
Nghiên cứu của chúng tôi có thời gian theo dõi  
trung bình là 34,9 tháng và trung vị thời gian theo dõi  
là 36 tháng.  
Đặc điểm dịch tễ, bệnh học của nhóm bệnh nhân  
được khảo sát  
Tỉ lệ nam/nữ là 1,5/1. Độ tuổi trung bình lúc  
chẩn đoán là 57,7 ± 11,4 tuổi, nhỏ nhất là 29 tuổi và  
lớn nhất là 78 tuổi.  
Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu có 5 trường  
hợp mất dấu và 5 trường hợp tử vong (chiếm 9,3%).  
Trong đó 01 trường hợp tử vong do biến chứng  
trong thời gian hậu phẫu và 04 trường hợp tử vong  
do bệnh tái phát, tiến triển.  
Thời gian khởi bệnh trung bình là 3,6 tháng;  
ngắn nhất là 1 tháng và dài nhất là 12 tháng; phần  
lớn các trường hợp có thời gian khởi bệnh ≤ 3 tháng  
(72,2%).  
Tỉ lệ tái phát tính chung là 12,2%. Có 2 trường  
hợp tái phát tại chỗ - tại vùng (chiếm 4,1%), trong đó  
có 1 trường hợp tái phát tại miệng nối và 1 trường  
hợp tái phát tại vùng chậu. Có 4 trường hợp di căn  
xa (chiếm 8,1%).  
Vị trí bướu được xác định bằng khoảng cách từ  
bờ hậu môn đến bướu dựa trên nội soi đại - trực  
tràng ống mềm và phân chia thành 3 đoạn bao gồm  
UT trực tràng thấp (bướu nằm trong khoảng 0 - 5cm)  
Sống còn không bệnh  
Thời gian sống còn không bệnh (SCKB) trung bình đến khi kết thúc nghiên cứu là 43,3 ± 2,3 tháng. Tỉ lệ  
sống còn không bệnh 3 năm là 77,8% (Biểu đồ 1).  
242  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Biểu đồ 1. Sống còn không bệnh 3 năm tính chung  
Các yếu tố ảnh hưởng đến sống còn không bệnh được trình bày trong Bảng 1.  
Bảng 1. Tỉ lệ sống còn không bệnh và sống còn toàn bộ theo các yếu tố ảnh hưởng  
Đặc điểm  
Loại mô học  
Số bệnh nhân  
Tỉ lệ SCKB 3 năm (%)  
p
Tỉ lệ SCTB 3 năm (%)  
p
Carcinôm tuyến  
44  
10  
84,1%  
50%  
0,014  
88,2%  
50%  
0,003  
Carcinôm tuyến dạng nhầy  
Độ xâm lấn của bướu  
T2  
T3  
6
17  
26  
5
83,3%  
88,2%  
80,8%  
20%  
0,002  
83,3%  
94,1%  
83,3%  
20%  
0,000  
T4a  
T4b  
Di căn hạch  
N0  
21  
16  
17  
90,5%  
93,8%  
47,1%  
0,001  
0,006  
95,2%  
93,8%  
52,9%  
N1  
N2  
0,001  
0,005  
CEA  
≤ 5ng/ml  
> 5ng/ml  
32  
22  
90,6%  
59,1%  
93,8%  
62,9%  
bướu là yếu tố tiên lượng độc lập khả năng sống  
còn không bệnh (p = 0,028).  
Khi phân tích đơn biến, các yếu tố ảnh hưởng  
đến sống còn không bệnh bao gồm: loại mô học,  
độ xâm lấn của bướu, tình trạng di căn hạch và nồng  
độ CEA. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê  
về sống còn không bệnh 3 năm theo nhóm tuổi,  
giới tính, thời gian khởi bệnh, vị trí bướu, giai đoạn  
bệnh, độ mô học, nồng độ CA 19.9 và số hạch thu  
thập được.  
Sống còn toàn bộ  
Thời gian sống còn toàn bộ (SCTB) trung bình  
đến khi kết thúc nghiên cứu là 47,2 ± 2,1 tháng. Tỉ lệ  
sống còn toàn bộ 3 năm là 81,1% (Biểu đồ 2).  
Bốn biến số loại mô học, độ xâm lấn của bướu,  
tình trạng di căn hạch và nồng độ CEA được đưa  
vào tính toán hồi quy Cox. Kết quả phân tích đa biến  
từng bước cho thấy chỉ có biến số độ xâm lấn của  
243  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
tháng, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ tái phát chung là  
12,2%. Trong đó, tỉ lệ tái phát tại chỗ-tại vùng là  
4,1% và tỉ lệ di căn xa là 8,1%.  
Sự khác biệt về tỉ lệ tái phát-tại chỗ tại vùng có  
thể là do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm điều  
trị hỗ trợ hoặc tân hỗ trợ, độ tuổi, độ xâm lấn của  
bướu, số lượng hạch di căn, tình trạng diện cắt vòng  
và chất lượng bệnh phẩm sau phẫu thuật TME.  
Bên cạnh đó, các nghiên cứu đều ghi nhận tỉ lệ di  
căn xa vẫn còn cao  
Tỉ lệ sống còn  
Mặc dù sự kết hợp giữa xạ trị hoặc hóa-xạ trị  
đồng thời trước mổ với phẫu thuật TME đã làm giảm  
đáng kể tỉ lệ tái phát tại chỗ-tại vùng nhưng tỉ lệ di  
căn xa vẫn còn cao dẫn đến tỉ lệ sống còn không  
bệnh cũng như sống còn toàn bộ không được cải  
thiện và di căn xa vẫn là nguyên nhân gây tử vong  
Biểu đồ 2. Sống còn toàn bộ 3 năm tính chung  
Các yếu tố ảnh hưởng đến sống còn toàn bộ  
cũng chính là những yếu tố ảnh hưởng đến sống  
còn không bệnh, cả khi phân tích đơn biến (Bảng 1)  
cũng như khi phân tích đa biến.  
hàng đầu ở bệnh nhân UT trực tràng[6],[29]  
.
Đối với các thử nghiệm lâm sàng pha III bao  
gồm COLOR II, COREAN, tại thời điểm 3 năm sau  
phẫu thuật, tỉ lệ sống còn không bệnh là 74,8% và  
79,2%; tỉ lệ sống còn toàn bộ là 86,7% và  
91,7%[5],[15]. Riêng với hai thử nghiệm lâm sàng  
ALaCaRT và ACOSOG Z6051 chỉ mới có các báo  
cáo tại thời điểm 2 năm sau phẫu thuật, tỉ lệ sống  
còn không bệnh là 80% và 79,5%; tỉ lệ sống còn  
BÀN LUẬN  
Tỉ lệ tái phát  
Những nghiên cứu ở thập niên đầu tiên của thế  
kỷ XXI đã cho thấy phẫu thuật nội soi trong điều trị  
UT trực tràng có tỉ lệ tái phát tại chỗ - tại vùng trong  
khoảng 6-7% và tỉ lệ di căn xa trong khoảng  
toàn bộ là 94% và 80,6%[10],[25]  
.
13 - 14%[1],[20]  
.
Trong nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương  
Quân đội 108, với thời gian theo dõi trung bình là 36  
tháng, tỉ lệ sống còn chung sau phẫu thuật là 79,8%;  
78,3% (phẫu thuật Miles) và 83,8% (phẫu thuật bảo  
Đối với các thử nghiệm lâm sàng pha III bao  
gồm COREAN, ACOSOG Z6051 và ALaCaRT, với  
trung vị thời gian theo dõi từ 38,4 tháng đến 47,7  
tháng, tỉ lệ tái phát tại chỗ - tại vùng lần lượt là 2,4%;  
4,6% và 6,7%. Tỉ lệ di căn xa lần lượt là 17%; 14,6%  
tồn cơ thắt)[26]  
.
Trong nghiên cứu của tác giả Lê Hùng và cộng  
sự, tỉ lệ sống còn toàn bộ tại thời điểm 60 tháng là  
72,8% và và tỉ lệ sống còn không bệnh tại thời điểm  
và 19,5%[10],[15],[25]  
.
Theo một nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương  
Quân đội 108 trong thời gian 2011 - 2015, với thời  
gian theo dõi trung bình là 36 tháng, tỉ lệ tái phát là  
21,4% trong những trường hợp UT trực tràng thấp  
(vị trí bướu cách bờ hậu môn dưới 6cm dựa trên  
hình ảnh chụp cắt lớp vi tính) được phẫu thuật  
nội soi cắt cụt trực tràng hoặc bảo tồn cơ thắt  
36 tháng là 71,3%[19]  
.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tại thời điểm 3  
năm, tỉ lệ sống còn không bệnh là 77,8% và tỉ lệ  
sống còn toàn bộ là 81,1%.  
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng sự khác biệt về  
kết quả giữa các nghiên cứu: tỉ lệ bệnh nhân đáp  
ứng với hóa - xạ trị đồng thời trước mổ, tỉ lệ bệnh  
nhân được hóa trị hỗ trợ, đặc điểm tái phát, di căn  
xa và cách thức điều trị cũng như khả năng dung  
nạp với điều trị của bệnh nhân sau khi bệnh tái phát,  
di căn, cỡ mẫu và thời gian theo dõi cũng như tỉ lệ  
mất dấu theo dõi.  
hậu môn[26]  
.
Một nghiên cứu khác của tác giả Lê Hùng và  
cộng sự tại bệnh viện Bình Dân trong thời gian  
12/2009 - 01/2016 về phẫu thuật nội soi cắt trước  
thấp đối với UT trực tràng 1/3 giữa và 1/3 dưới, tỉ lệ  
tái phát tại chỗ-tại vùng là 11,4% với thời gian theo  
dõi trung bình là 62 tháng. Tỉ lệ di căn xa là 20% với  
Các yếu tố ảnh hưởng  
thời gian theo dõi tối đa là 96 tháng[19]  
.
Phân tích gộp của Gunderson L.L và cộng sự  
bao gồm 35 829 bệnh nhân từ cơ sở dữ liệu ghi  
Qua khảo sát này, sau thời gian theo dõi trung  
bình là 34,9 tháng và trung vị thời gian theo dõi là 36  
244  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
nhận dịch tễ học ung thư và các bệnh khác của  
Hoa Kỳ (SEER) và cho thấy bệnh nhân ở giai đoạn  
T1-2N2 có tiên lượng tốt hơn T3-4N2. Bên cạnh đó,  
những giai đoạn có tiên lượng tương tự với nhau  
gồm có: T4N1 với T3-T4N2; T1-2N1 với T2-3N0;  
T1-2N2a với T2-T3N0; T2N2a với T4aN0[11]. Dựa  
vào kết quả của nghiên cứu trên cũng như một phân  
tích gộp khác cũng của Gunderson L.L cùng cộng  
sự[12] và nghiên cứu của Smalley S.R[24], hệ thống  
phân chia giai đoạn TNM phiên bản thứ 7 của AJCC  
đã có những thay đổi về các phân nhóm thuộc giai  
đoạn III bao gồm: giai đoạn T1-2N2 từ phân nhóm  
IIIC trở thành IIIA hoặc IIIB, trong khi đó giai đoạn  
T4bN1 từ phân nhóm IIIB trở thành IIIC[9].  
Một nghiên cứu khác của tác giả Ben Huang và cộng  
sự cũng dựa trên dữ liệu của SEER cho thấy yếu tố  
T có giá trị tiên lượng nhiều hơn yếu tố N, cụ thể  
bệnh nhân ở giai đoạn IIIA (T1-2) có thời gian sống  
còn liên quan đến UT trực tràng dài hơn so với  
những trường hợp ở giai đoạn IIA (T3), IIB (T4a) và  
báo của CEA không còn, có thể là do những cải  
thiện của các phác đồ hóa trị[17]  
.
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, đã có những  
nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa grad mô học  
(đánh giá dựa trên mức độ biệt hóa của tế bào  
bướu) với tiên lượng của bệnh nhân UT đại - trực  
tràng[4],[7]. Một nghiên cứu khác của tác giả Hideki  
Ueno và cộng sự cho thấy bướu grad 3 có tỉ lệ sống  
còn 5 năm thấp nhất[27]. Bên cạnh grad mô học, loại  
mô học cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sống còn  
đối với bệnh nhân UT trực tràng. Những nghiên cứu  
của các tác giả Verhulst J, Hakjung Kang và Jong  
Seob Park cho thấy carcinôm tuyến dạng nhầy có  
tiên lượng xấu hơn so với không phải dạng  
nhầy[16],[22],[30]  
.
Trong nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương  
Quân đội 108, di căn hạch và giai đoạn bệnh là  
những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm  
sau phẫu thuật[26]  
.
IIC (T4b)[14]  
.
Qua khảo sát này, chúng tôi ghi nhận các yếu  
tố ảnh hưởng đến sống còn không bệnh cũng như  
sống còn toàn bộ bao gồm: loại mô học, độ xâm lấn  
của bướu, tình trạng di căn hạch và nồng độ CEA.  
Trong đó, độ xâm lấn của bướu là yếu tố tiên lượng  
độc lập đối với sống còn không bệnh cũng như sống  
còn toàn bộ.  
Theo nghiên cứu của Vincenzo Valentini và  
cộng sự dựa trên 5 thử nghiệm lâm sàng về hóa - xạ  
trị đồng thời trước phẫu thuật ở châu Âu, yếu tố  
bướu (T) dựa trên lâm sàng, yếu tố T và yếu tố hạch  
(N) dựa trên kết quả mô bệnh học là một trong  
những yếu tố tiên lượng độc lập đối với tỉ lệ tái phát  
(tại chỗ hoặc di căn xa) và sống còn toàn bộ[28]  
.
KẾT LUẬN  
Nghiên cứu của Gunderson L.L và cộng sự còn  
cho thấy bên cạnh vai trò tiên lượng của số hạch bị  
di căn, sự gia tăng của số lượng hạch được khảo  
sát liên quan đến kết cục tốt hơn đối với bệnh nhân  
có bướu T1-T3. Tuy nhiên, đối với các trường hợp  
có bướu T4a hoặc T4b, số lượng hạch được khảo  
sát dường như ít quan trọng hơn, điều này được giải  
thích có thể là do việc áp dụng xạ trị hoặc hóa - xạ trị  
đồng thời trước phẫu thuật[11]. Số hạch được khảo  
sát ít hơn có thể là một dấu hiệu cho thấy bướu có  
đáp ứng nhiều hơn và tiên lượng tốt hơn sau điều trị  
Sau khi hồi cứu 54 trường hợp UT trực tràng  
được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện  
Ung Bướu TP. HCM từ 01/01/2016 đến 31/12/2017,  
chúng tôi ghi nhận:  
Tỉ lệ tái phát chung là 12,2%. Trong đó, tỉ lệ tái  
phát tại chỗ - tại vùng là 4,1% và tỉ lệ di căn xa là  
8,1%.  
Tỉ lệ sống còn không bệnh 3 năm là 77,8% với  
thời gian sống còn không bệnh trung bình là  
43,3 ± 2,3 tháng.  
tân hỗ tr[8],[18]  
.
Tỉ lệ sống còn toàn bộ 3 năm là 81,1% với thời  
gian sống còn toàn bộ trung bình là 47,2 ± 2,1 tháng.  
Theo tác giả Salvador Pita và cộng sự, đối với  
nhóm bệnh nhân UT trực tràng, thời gian từ lúc khởi  
phát triệu chứng đến khi nhập viện ngắn thì tiên  
lượng sẽ nặng hơn[23]. Tuy nhiên, nghiên cứu đa tác  
giả Arbman G và cộng sự cho thấy thời gian từ khi  
khởi phát triệu chứng đến lúc chẩn đoán ngắn dưới  
1 tháng cho giai đoạn bệnh tốt hơn[2].  
Các yếu tố ảnh hưởng đển sống còn bao gồm:  
Loại mô học, độ xâm lấn của bướu, tình trạng di căn  
hạch và nồng độ CEA. Trong đó, độ xâm lấn của  
bướu là yếu tố tiên lượng độc lập.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
Những nghiên cứu của tác giả Becerra AZ và  
tác giả Ozawa H cho thấy nồng độ CEA cao trước  
phẫu thuật làm tăng nguy cơ tử vong so với mức  
CEA bình thường[3],[21]. Tuy nhiên, một nghiên cứu  
gồm hai đoàn hệ UT đại - trực tràng giai đoạn Duke  
C (1990 - 2000 và 2001 - 2004) cho thấy giá trị dự  
1. Anderson C., Uman G., Pigazzi A. (2008),  
"Oncologic outcomes of laparoscopic surgery for  
rectal cancer: A systematic review and meta-  
analysis of the literature", Eur J Surg Oncol, 34  
(10), pp 1135 - 1142.  
245  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
2. Arbman G., Nilsson E., Störgren-Fordell V., et al.  
(1996), "A short diagnostic delay is more  
important for rectal cancer than for colonic  
cancer", Eur J Surg, 162 (11), pp 899 - 904.  
12. Gunderson Leonard L., Sargent Daniel J.,  
Tepper Joel E., et al. (2004), "Impact of T and N  
Stage and Treatment on Survival and Relapse in  
Adjuvant Rectal Cancer", J Clin Oncol, 22 (10),  
pp 1785 - 1796.  
3. Becerra A. Z., Probst C. P., Tejani M. A., et al.  
(2016), "Evaluating the Prognostic Role of  
13. Hoàng Thành Trung (2013), "Bước đầu đánh giá  
độ an toàn của phẫu thuật nội soi ung thư trực  
tràng và so sánh với phẫu thuật mở", Luận văn  
tốt nghiệp Chuyên khoa II chuyên ngành Ung  
Thư, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh.  
Elevated  
Preoperative  
Carcinoembryonic  
Antigen Levels in Colon Cancer Patients:  
Results from the National Cancer Database",  
Ann Surg Oncol, 23 (5), pp 1554 - 61.  
4. Berti Riboli E., Secco G. B., Lapertosa G., et al.  
(1983), "Colorectal cancer: relationship of  
histologic grading to disease prognosis", Tumori,  
69 (6), pp 581 - 4.  
14. Huang B., Mo S., Zhu L., et al. (2016), "The  
survival and clinicopathological differences  
between patients with stage IIIA and stage II  
rectal cancer: An analysis of 12,036 patients in  
the SEER database", Oncotarget, 7 (48), pp  
79787 - 79796.  
5. Bonjer H. J., Deijen C. L., Abis G. A., et al.  
(2015), "A randomized trial of laparoscopic  
versus open surgery for rectal cancer", N Engl J  
Med, 372 (14), pp 1324-32.  
15. Jeong S. Y., Park J. W., Nam B. H., et al. (2014),  
"Open versus laparoscopic surgery for mid-rectal  
or  
low-rectal  
cancer  
after  
neoadjuvant  
6. Bosset J. F., Calais G., Mineur L., et al. (2014),  
"Fluorouracil-based adjuvant chemotherapy after  
preoperative chemoradiotherapy in rectal cancer:  
long-term results of the EORTC 22921  
randomised study", Lancet Oncol, 15 (2),  
pp 184 - 90.  
chemoradiotherapy (COREAN trial): survival  
outcomes of an open-label, non-inferiority,  
randomised controlled trial", Lancet Oncol, 15  
(7), pp 767 - 74.  
16. Kang H., O'Connell J. B., Maggard M. A., et al.  
(2005), "A 10-year outcomes evaluation of  
mucinous and signet-ring cell carcinoma of the  
colon and rectum", Dis Colon Rectum, 48 (6), pp  
1161 - 8.  
7. Chung C. K., Zaino Richard J., Stryker John A.  
(1982), "Colorectal carcinoma: Evaluation of  
histologic grade and factors influencing  
prognosis", J Surg Oncol, 21 (3), pp 143 - 148.  
17. Katoh H., Yamashita K., Kokuba Y., et al. (2008),  
8. De Campos-Lobato L. F., Stocchi L., de Sousa J.  
B., et al. (2013), "Less than 12 nodes in the  
surgical specimen after total mesorectal excision  
following neoadjuvant chemoradiation: it means  
more than you think!", Ann Surg Oncol, 20 (11),  
pp 3398 - 406.  
"Diminishing  
impact  
of  
preoperative  
carcinoembryonic antigen (CEA) in prognosis of  
Dukes' C colorectal cancer", Anticancer Res, 28  
(3b), pp 1933 - 41.  
18. Kim H. J., Jo J. S., Lee S. Y., et al. (2015), "Low  
Lymph Node Retrieval After Preoperative  
Chemoradiation for Rectal Cancer is Associated  
with Improved Prognosis in Patients with a Good  
Tumor Response", Ann Surg Oncol, 22 (6), pp  
2075 - 81.  
9. Edge Stephen B, Byrd David R, Carducci  
Michael A, et al. (2010), "Colon and Rectum",  
AJCC cancer staging manual. Seventh Edition,  
Springer New York, pp 143 - 164.  
10. Fleshman J., Branda M. E., Sargent D. J., et al.  
(2019), "Disease-free Survival and Local  
19. Lê Hùng, Trần Xuân Hùng, Trần Trí Bảo (2018),  
"Kết quả lâu dài của phẫu thuật nội soi cắt trước  
thấp điều trị ung thư trực tràng ", Tạp chí Y học  
Việt Nam, số 1 (tháng 7), tr 1 - 4.  
Recurrence  
for  
Laparoscopic  
Resection  
Compared With Open Resection of Stage II to III  
Rectal Cancer: Follow-up Results of the  
ACOSOG Z6051 Randomized Controlled Trial",  
Ann Surg, 269 (4), pp 589 - 595.  
20. Ohtani H., Tamamori Y., Arimoto Y., et al.  
(2011), "A meta-analysis of the short- and long-  
term results of randomized controlled trials that  
11. Gunderson L. L., Jessup J. M., Sargent D. J., et  
al. (2010), "Revised tumor and node  
categorization for rectal cancer based on  
surveillance, epidemiology, and end results and  
rectal pooled analysis outcomes", J Clin Oncol,  
28 (2), pp 256 - 63.  
compared  
laparoscopy-assisted  
and  
conventional open surgery for colorectal cancer",  
J Cancer, 2, pp 425 - 34.  
21. Ozawa H., Kotake K., Hosaka M., et al. (2017),  
"Incorporation of serum carcinoembryonic  
246  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
antigen levels into the prognostic grouping  
system of colon cancer", Int J Colorectal Dis, 32  
(6), pp 821 - 829.  
tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", Luận  
án tiến sĩ y học, Viện nghiên cứu khoa học y  
dược lâm sàng 108.  
22. Park J. S., Huh J. W., Park Y. A., et al. (2015),  
"Prognostic comparison between mucinous and  
nonmucinous adenocarcinoma in colorectal  
cancer", Medicine (Baltimore), 94 (15), pp e658.  
27. Ueno H., Mochizuki H., Hashiguchi Y., et al.  
(2008), "Histological grading of colorectal  
cancer: a simple and objective method", Ann  
Surg, 247 (5), pp 811 - 8.  
23. Pita-Fernández S., González-Sáez L., López-  
Calviño B., et al. (2016), "Effect of diagnostic  
delay on survival in patients with colorectal  
cancer: a retrospective cohort study", BMC  
Cancer, 16 (1), pp 664.  
28. Valentini V., van Stiphout R. G., Lammering G.,  
et al. (2011), "Nomograms for predicting local  
recurrence, distant metastases, and overall  
survival for patients with locally advanced rectal  
cancer on the basis of European randomized  
clinical trials",  
pp 3163 - 72.  
J
Clin Oncol, 29 (23),  
24. Smalley S. R., Benedetti J. K., Williamson S. K.,  
et al. (2006), "Phase III trial of fluorouracil-based  
chemotherapy regimens plus radiotherapy in  
postoperative adjuvant rectal cancer: GI INT  
0144", J Clin Oncol, 24 (22), pp 3542 - 7.  
29. Van Gijn W., Marijnen C. A., Nagtegaal I. D., et  
al. (2011), "Preoperative radiotherapy combined  
with total mesorectal excision for resectable  
rectal cancer: 12-year follow-up of the  
multicentre, randomised controlled TME trial",  
Lancet Oncol, 12 (6), pp 575 - 82.  
25. Stevenson A. R. L., Solomon M. J., Brown C. S.  
B., et al. (2019), "Disease-free Survival and  
Local Recurrence After Laparoscopic-assisted  
Resection or Open Resection for Rectal Cancer:  
The Australasian Laparoscopic Cancer of the  
Rectum Randomized Clinical Trial", Ann Surg,  
269 (4), pp 596 - 602.  
30. Verhulst J., Ferdinande L., Demetter P., et al.  
(2012), "Mucinous subtype as prognostic factor  
in colorectal cancer: a systematic review and  
meta-analysis", J Clin Pathol, 65 (5), pp 381 - 8.  
26. Trần Thái Phúc (2018), "Nghiên cứu ứng dụng  
phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng thấp  
247  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
SUMMARY  
Laparoscopic surgery for rectal cancer: Long - term outcomes and prognostic factors  
Purpose: To determine the recurrence rate, survival rate and prognostic factors in patients with rectal  
cancer undergoing laparoscopic surgery at HCMC Oncology Hospital.  
Patients and methods: Records of 54 cases with stage I to stage III (According to 8th edition of AJCC's  
TNM classification system) rectal cancer treated by laparoscopic surgery from 01/2016 to 12/2017 in HCMC  
Oncology Hospital were studied retrospectively. 3 - year disease-free survival (DFS) and overall survival (OS)  
rates were estimated by the Kaplan - Meier method.  
Results:  
The recurrence rate was 12.2%. In which, the rate of local recurrence was 4.1% and the distant metastasis  
rate was 8.1%.  
The 3 - year DFS rate was 77.8% with the mean DFS period of 43.3 ± 2.3 months.  
The 3 - year OS rate was 81.1% with the mean OS period of 47.2 ± 2.1 months.  
The prognostic factors were histological type, tumor invasion, lymph node metastasis and CEA  
concentration. In which, tumor invasion was an independent prognostic factor.  
Conclusion:  
Laparoscopic surgery for rectal cancer may be a good alternative method to open surgery at HCMC  
Oncology Hospital.  
248  
pdf 8 trang yennguyen 15/04/2022 3620
Bạn đang xem tài liệu "Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng: Kết quả dài hạn và các yếu tố ảnh hưởng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfphau_thuat_noi_soi_dieu_tri_ung_thu_truc_trang_ket_qua_dai_h.pdf