Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển du lịch cộng đồng: Một nghiên cứu xuyên ngành tại Tháp Bà Po Nagar – Nha Trang

Tạp chí khoa học Đại hc ThDu Mt  
S1(50)-2021  
NGHTHUT DIỄN XƯỚNG DÂN GIAN TRONG PHÁT TRIỂN  
DU LCH CỘNG ĐỒNG: MỘT NGHIÊN CỨU XUYÊN NGÀNH  
TẠI THÁP BÀ PO NAGAR NHA TRANG  
Nguyn Thị Thanh Xuyên(1)  
(1) Vin khoa học xã hội vùng Trung Bộ  
Ngày nhận bài 25/12/2020; Ngày gi phn bin 30/12/2020; Chp nhận đăng 15/02/2021  
Tóm tắt  
Quá trình phát triển của du lịch tâm linh, tín ngưỡng dẫn đến sự xuất hiện của một  
số sản phẩm du lịch dựa trên nguồn lực nghi lễ, diễn xướng dân gian. Với nghiên cứu  
trường hợp tại tháp Bà Po Nagar, thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) bằng phương  
pháp điền dã dân tộc học (quan sát tham gia và phỏng vấn sâu), bài viết này cung cấp  
khung phân tích để giải thích phương thức tham gia của các chủ thể, cách thức khai thác  
sản phẩm du lịch và đánh giá tính hiệu quả của mô hình du lịch dựa vào cộng đồng. Kết  
quả nghiên cứu cho thấy các sản phẩm du lịch này phản ánh cách tiếp cận mới về khai  
thác nguồn lực nghi lễ, diễn xướng, thể hiện vai trò, sự đóng góp của cộng đồng. Quá  
trình xây dựng sản phẩm du lịch diễn xướng dân gian hàm chứa giá trị văn hóa và liên  
kết tộc người. Những yếu tố này cần được làm rõ để đánh giá sự thành công và hạn chế  
của sản phẩm diễn xướng dân gian nhìn từ mô hình du lịch cộng đồng. Qua đó, nghiên  
cứu này đề xuất sự cần thiết phải tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng  
sản phẩm du lịch với tư cách là chủ thể thực hành và bảo tồn văn hóa.  
Từ khóa: du lch cộng đồng, nghi l, sn phm du lịch, tháp Bà Po Nagar – Nha Trang  
Abstract  
FOLK PERFORMING ARTS IN THE COMMUNITY-BASED TOURISM  
DEVELOPMENT: A TRANSDISCIPLINARY STUDY AT PO NAGAR  
TOWER NHA TRANG  
The tourism product based on exploring folk performing art resources is a new  
factor that has arisen from the spiritual tourism development process. This study is at  
Po Nagar tower, Nha Trang city, Khanh Hoa province, using the ethnographic  
fieldwork includes participant observation and in-depth interview. This article provides  
a framework to explain the participation manner of the subjects, how to explore tourism  
products, and to evaluate the effectiveness of the community-based tourism model.  
These tourism products present a new approach to exploring folk performing art  
resources via the community role and contribution. Building the tourism product  
process of folk performing arts implies the renewal of traditional cultural values in the  
11  
new context. These findings contribute to consider the success and restriction of the  
community-based tourism model for exploring tourism products. Therefore, this study  
suggests that should enhance community involvement in cultural practicer and  
preserver position for building the tourism product.  
1. Đặt vấn đề  
Trong bi cảnh gia tăng nhu cầu du lịch và sản phm du lch, sxut hin của các  
sn phm du lch tngun lc nghi l, diễn xướng tạo nên diện mo mi cho du lch  
tâm linh. Sự góp mặt của các loại hình sản phm du lịch này thể hiện xu hướng đáp ứng  
nhu cu tri nghim của du khách đối vi thực hành văn hóa của cộng đồng địa phương.  
Đồng thời, quá trình xây dựng sn phm tngun lc nghi l/lhi chng ttm quan  
trng của phương thức khai thác, quản lý nguồn lực văn hóa dựa trên sự tham gia ca  
cộng đồng địa phương. Cách tiếp cn mới này không những mang lại giá trị tích cực và  
sức hút cho điểm đến du lịch, mà còn đem lại cơ hội phát triển cộng đồng trên khía cạnh  
kinh tế, xã hi.  
Tháp Bà Po Nagar Nha Trang (ta lc tại phường Vĩnh Phước, thành phố Nha  
Trang, tỉnh Khánh Hòa), trong quá khứ là trung tâm tôn giáo ở xứ Kauthara (vương  
quc Champa), hiện nay là di tích xếp hng cp quốc gia, là trung tâm hành hương của  
người Chăm và người Vit cùng thờ cúng nữ thần Thiên Y A Na/nữ thn xs, và cũng  
là một trong những địa điểm du lch ni tiếng của thành phố Nha Trang. Những động  
thái mới của quá trình khai thác sản phm du lch dựa trên nguồn lc nghi l, din  
xướng nhằm đáp ứng nhu cầu du khách và bảo tồn văn hóa thể hin mối quan tâm và  
định hướng phát triển du lch bn vững đối vi di sản văn hóa thờ Mẫu, là một hướng  
tiếp cn mi nhm hi nhp thực hành nghi lễ thMẫu vào hoạt động du lịch, tôn vinh  
và quảng bá văn hóa thờ Mu. Việc nghiên cứu, đánh giá quá trình khai thác sản phm  
du lch dựa trên nguồn lc nghi l/lhi ti một địa điểm di sản như tháp Bà Po Nagar  
nhằm sáng tỏ nhn thc mi vthực hành thờ Mu, yếu tố văn hóa tộc người, vai trò và  
vị trí của các nhóm tín đồ thMu nhìn từ quá trình tham gia ca cộng đồng trong khai  
thác sản phm du lch. Tiếp theo, vấn đề quan trng nht cn đặt ra là tại sao stham  
gia ca cộng đồng trở nên quan trọng khai thác sản phm du lịch? Điều này liên quan  
đến việc xác định vai trò và vị trí của chththực hành, bảo tn ngun lực văn hóa. Từ  
đó, đánh giá sự phát triển cộng đồng trên ba khía cạnh là lợi ích kinh tế, chính trị và bảo  
tồn văn hóa, tác động tích cực tới hình ảnh của điểm đến du lịch và góp phần thúc đẩy  
mục tiêu phát triển du lch di sn bn vng.  
Bài viết này trình bày hai sản phm du lch diễn xướng dân gian tại tháp Bà Po  
Nagar Nha Trang là diễn xướng múa dân gian của người Chăm và diễn xướng múa  
bóng của người Vit. Trong đó, diễn xướng múa dân gian của người Chăm là sản phm  
du lịch thành công và diễn xướng múa bóng của người Vit đang ở trong giai đoạn thử  
12  
Tạp chí khoa học Đại hc ThDu Mt  
S1(50)-2021  
nghim. Tviệc phân tích quá trình khai thác, tính hiệu quả và so sánh giữa hai sn  
phm du lịch trên nhằm đánh giá lại mô hình du lịch dựa trên sự tham gia ca cng  
đồng, nhờ đó, nhận din những điểm mạnh và hạn chế ca mô hình này, đặc biệt là sự  
đóng góp của cộng đng trong việc xây dựng và thành công của sn phm du lch.  
2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu  
2.1. Luận điểm du lch dựa vào cộng đồng  
2.1.1. Khái niệm cộng đồng  
Cộng đồng là tập hp của nhóm người có cùng mục tiêu và mục đích chung hoặc  
cùng chia sẻ nhng nhim vchung (Joppe, 1996). Các tiêu chí xác định cộng đồng có  
thdựa trên đặc điểm địa lý, tương tác và mối liên kết xã hội (Hillery, 1955). Khái niệm  
cộng đồng có ba chiều kích thông thường như sau: Chức năng xã hội, vùng không gian  
và được người bên ngoài thừa nhận (Murphy, 1985). Như vậy, những người có cùng  
mục tiêu và chia sẻ nhng mối quan tâm chung có thể thuc vmt cộng đồng là định  
nghĩa phù hợp vi bi cảnh nghiên cứu của bài viết, chng hạn tín đồ thMu, bao gm  
ông/bà đồng TPhhoặc người múa bóng, cộng đồng người Việt và người Chăm tham  
gia hành hương là những người liên kết vi nhau dựa trên đức tin vào Nữ thần/Thánh  
Mẫu, cùng hành hương và thờ cúng Thiên Y A Na.  
Cộng đồng địa phương và nguồn lực văn hóa có mối quan hcht ch, thhin  
như sau: Văn hóa không chỉ được xem như một lĩnh vực mà còn được xem như một  
ngun lc ca cộng đồng, liên kết cht chvi sự đồng thuận và đối thoi trong cng  
đồng đó (Hawkes, 2001). Hawkes (2001) đặt ra ba vấn đề quan trọng để xác định vai trò  
ca cộng đồng trong vic nhn thức và đánh giá ngun lực văn hóa như sau: 1) Cộng  
đồng tham gia như thế nào trong hoạt động đề xuất các giải pháp đánh giá?; 2) Những  
nhóm xã hội khác nhau chịu ảnh hưởng tnhững đxuất trên, từ đó phản ánh giá trị văn  
hóa xã hội ca họ như thế nào?; 3) Phải chăng việc lp kế hoạch có sự tham gia ci  
thiện cơ hội tham gia và tương tác của cộng đng?  
2.1.2. Du lch dựa vào cộng đồng  
Theo Giampiccoli Mtapuri (2012), có ba loại hình du lịch liên quan đến cng  
đồng, bao gm CBT (community-based tourism: Du lch dựa trên cộng đồng), CBPT  
(community-based partnership tourism: Du lch hợp tác dựa trên cộng đồng), CT  
(community tourism: Du lch cộng đồng). Ba loại hình du lịch này phân biệt mức độ  
quản lý của cộng đồng và cách tiếp cn, cthể CBT và CBPT dựa trên cách tiếp cn  
phát triển đa tuyến, trong đó CBT có đặc điểm là cộng đồng kiểm soát và quản lý doanh  
nghip du lịch; CBPT có đặc điểm là cộng đồng cam kết hp tác với cơ quan tư nhân về  
du lch; CT dựa trên tiếp cận tân tự do, đặc điểm dnhn diện là tài sản, ngun lc ca  
cộng đồng được xem như một nguồn đầu tư của lĩnh vực tư nhân. Giampiccoli &  
Mtapuri (2012) chia thành sáu bậc thang phát triển ca ba loại hình CBT, trong đó, CBT  
13  
bc thang cao nht gn với “trao quyền”:  
Thp nht: Khai thác (CT) Cung cấp lao động (CT) Hợp tác (bất li cho  
cộng đồng) (CBPT) Hợp tác công bằng (CBPT) Hợp tác thuận li cho cộng đồng  
(CBPT) Trao quyn (CBT): Cao nht  
Như vậy, CBT là loại hình du lịch ny sinh trong bi cnh chủ nghĩa tân tự do và  
phát triển đa tuyến, hiện nay CBT được sdụng như công cụ phát triển cộng đồng, bao  
gm strao quyền và tự tương trợ, phát triển nhsc mnh ni ti (self-reliance)  
(Giampiccoli & Mtapuri).  
Trên thực tế, việc xác định tiêu chí của CBT phthuc rt nhiều vào bối cnh  
chính trị và việc triển khai các dự án chương trình phát triển. Zapata et al. (2011) cho  
rng CBT có ba tiêu chí như sau: Din ra ti cộng đồng, shu bi cộng đồng và quản  
lý bởi cộng đồng. Trong đó, CBT có hai cách tiếp cn, từ trên xuống (top-down) và từ  
dưới lên (bottom-up). Thông qua nghiên cứu trường hp ti Nicaragua, Zapata và nnk.  
(2011) phân biệt giữa hai cách thức tiếp cn CBT dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. CBT  
tiếp cn từ trên xuống được thành lập và sáng tạo bi doanh nghiệp đến từ bên ngoài  
cng đồng và được shtrợ và duy trì của các tổ chức bên ngoài, tập trung vào thị  
trường quc tế vi sphthuc rt lớn vào các tổ chức điều phối. Trong khi đó, CBT  
tiếp cn từ dưới lên thường mang li nhiu việc làm cho cộng đng vi lợi ích kinh tế và  
hình thành liên kết thị trường nội địa với mô hình kinh tế phi chính thức.  
Các nghiên cứu ca Okazaki (2008) Mayaka, Croy, Wolfram Cox (2019)  
làm rõ mức độ tham gia ca cộng đồng trong mô hình CBT. Mô hình CBT của vdu  
lịch sinh thái tại Palawan (Philippines) do Okazaki (2008) xây dựng gm 4 hp phn  
chính như sau: Mức độ tham gia của công dân, phân chia quyn lc, tiến trình hợp tác  
và tạo dng vốn xã hội. Mô hình CBT này tỏ ra hiu qutrong vic nhn din bi cnh  
xung đột đất đai, quyền về đất đai và văn hóa của cộng đồng trước tác động ca du lch.  
Điều này liên quan đến các yếu tố như tính quản tr, vốn xã hội, mạng lưới liên kết, hiu  
quca shợp tác, đặc biệt là mức độ tham gia ca cộng đồng ở giai đoạn cung cp  
thông tin chưa mang lại kết qutối ưu cho cộng đồng. Do đó, CBT là một giải pháp tốt  
để ci thiện xung đột, tăng cường hiu ququn trị, đồng thời đẩy mnh trao quyn cho  
cộng đồng khi tham gia vào dự án du lch (Okazaki, 2008).  
Mô hình CBT do Mayaka, Croy, Wolfram Cox (2019) đề xuất trong nghiên  
cu du lch cộng đồng tại Kenya là sự kết hp gia stham gia, quyn lực và yếu tố  
kiểm soát kết quả. Bên cạnh yếu ttruyn thng của mô hình CBT là mức độ tham gia  
ca cộng đồng và sự phân chia quyền lc, hợp tác giữa nhân tố bên trong và bên ngoài,  
mô hình CBT này còn cung cấp quan điểm của người trong cuộc thông qua mô tả và  
giải thích bối cnh lch sử, văn hóa, xã hội ca cộng đồng. Qua đó, nhóm tác giả cung  
cp mt sgiải pháp dành cho các bên liên quan như nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, nhà  
quản lý, các bên tham gia khác và cộng đồng. Nhờ đó, có thể ứng dụng mô hình CBT  
trong nhiều không gian và bi cảnh khác nhau.  
14  
Tạp chí khoa học Đại hc ThDu Mt  
S1(50)-2021  
2.2. Khung phân tích đánh giá sản phm du lịch nhìn từ mô hình CBT  
Tviệc tích hợp luận điểm lý thuyết nghiên cứu phát triển cộng đồng trong gii  
thích vấn đề nghthut diễn xướng và văn hóa thờ cúng, đồng thi vn dụng phương  
pháp điền dã dân tộc hc để giải thích hoạt động khai thác sản phm du lch tại tháp Bà  
Po Nagar Nha Trang theo nhiều góc độ đa dạng và đa chủ th. Vi tiếp cận xuyên  
ngành, nghiên cứu này cung cấp một khung phân tích có giá trị liên kết luận điểm lý  
thuyết du lch cộng đồng với góc nhìn của nhân học văn hóa và nghệ thut diễn xướng  
nhằm xây dựng cách giải thích vấn đề đang nảy sinh của mô hình du lịch dựa vào cộng  
đồng tại tháp Bà Po Nagar là tính đa văn hóa, đa tộc người, tính cố kết tộc người, sự  
phân hóa và mạng lưới liên kết giữa các chủ thể trong khai thác giá trị văn hóa; đặc bit,  
sáng tỏ kinh nghim thành công và hạn chế của mô hình này khi chưa phát huy đầy đủ  
vai trò của cộng đồng và trao quyền cho cộng đồng. Do vy, không thể sdng mt  
cách tiếp cận đơn nhất mà cần đặt vấn đề nghiên cứu trong một khung phân tích đa  
chiều, đa góc độ và đa chủ th, nhm mang li nhn thc mi vviệc khai thác sản  
phm du lch diễn xướng dân gian dựa trên quan điểm và đóng góp của cộng đng.  
Khung phân tích dưới đây thhiện góc nhìn đa chủ thể cùng quy chiếu về cùng  
mt hta độ để giải thích sản phm du lch diễn xướng dưới ba chiều kích như sau:  
Phương thức tham gia ca các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng sn  
phm du lch.  
Cách thức khai thác nguồn lc nghi ldiễn xướng.  
Đánh giá tính hiệu quca sn phm du lịch và tác động đến cộng đng.  
Sơ đồ: Khung phân tích đánh giá sn phm du lịch nhìn từ mô hình CBT  
2.3. Phương pháp nghiên cu  
Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt là điền dã dân tộc hc với hai công cụ chính  
là quan sát tham gia và phỏng vấn sâu. Trên phương diện nghiên cứu đa chủ th, bao  
15  
gồm nhà quản lý, các bên liên quan (chuyên gia, chdoanh nghip địa phương), nghệ  
nhân người Chăm, người trình diễn hầu đồng/múa bóng. Đối tượng phng vn cthể  
như sau: Cán bộ quản lý Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh Hòa; cán bộ quản lý di  
tích tháp Bà Po Nagar, Ban hào lão; Ban quản lý đình Cù Lao; cán bộ hưu trí (nguyên  
cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di tích, chuyên gia); đại din của nhóm múa Chăm (nghệ  
nhân); chủ cơ sở sn xut mnghệ ở làng Mỹ Nghiệp; đại din của nhóm hầu đồng Tứ  
Phủ (9 điện thờ); đại din của nhóm múa bóng (11 nhóm, phân bố tại các huyện Diên  
Khánh, Ninh Hòa, Nha Trang).  
Quan sát tham gia: Thc hiện điền dã trong thời gian din ra lhội (tháng ba âm  
lịch, năm 2019), quan sát và ghi chép diễn trình tổ chc nghi lcủa người Chăm và  
người Vit; quan sát sự trình diễn của các loại sn phm du lch như gốm Chăm, dệt thổ  
cẩm và diễn xướng múa Chăm, diễn xướng múa bóng thử nghim.  
Thông qua kết quphng vấn sâu và quan sát tham gia, nhằm cung cấp thông tin  
về quá trình khai thác và kết quca sn phm du lch diễn xướng dân gian, qua đó thể  
hin tiếng nói và cách nhìn nhận ca người tham gia và các bên liên quan khác đối vi  
đánh giá mô hình CBT.  
3. Kết quả và thảo lun  
3.1. Sn phm diễn xướng múa dân gian của người Chăm  
3.1.1. Bi cảnh và quá trình liên kết hợp tác phát triển sn phm du lch  
Vào năm 2005, Trung tâm Bảo tn Di tích và Hội Bo trợ tháp Bà đã trin khai kế  
hoạch thúc đẩy sự trưng bày hình ảnh văn hóa của cộng đồng Chăm thông qua việc mi  
gọi người Chăm đến trình diễn nghi ltrong dp lhi kết hợp trưng bày các sản phm  
văn hóa vật chất như gốm và thổ cm. Sxut hin ca sắc màu văn hóa Chăm qua  
trình diễn nghi ltạ ơn tại tháp Bà Po Nagar thhiện giá trị văn hóa tộc người và đoàn  
kết dân tộc, mt trong những nét văn hóa hiếm có, rất ít khi hiện hu ti những tháp  
Chăm do người Vit tiếp qun tnhiu thế kỉ trưc.  
Bên cạnh đó, tháp Bà Po Nagar ta lc giữa trung tâm thành phố Nha Trang, tin li  
cho vic tham quan của khách du lịch và là điểm đến ưu tiên của các đoàn lữ hành, sắc  
màu văn hóa Chăm là nét độc đáo trong bi cnh đô thị náo nhiệt, giúp to ấn tượng mnh  
mẽ cho du khách. Nắm bắt xu hướng này, từ năm 2007, đội ngũ quản lý lãnh đạo ca  
Trung tâm Bảo tn Di tích và Ban quản lý tháp Bà Po Nagar đã lên kế hoạch liên kết vi  
cộng đồng Chăm làng Mỹ Nghip nhằm tái hiện hình ảnh văn hóa của người Chăm diễn  
ra hằng ngày trên tháp, không chỉ gii hn trong dp lhội tháng ba âm lịch mỗi năm.  
Mt trong nhng chc sắc Chăm có uy tín dẫn dắt nhóm hành hương tại tháp Bà Po  
Nagar là ông Đ. ở làng Mỹ Nghiệp (Ninh Phước, Ninh Thun). Với địa vị là chức sắc, nên  
ông Đ. có vai trò và tiếng nói quan trọng đối vi cộng đồng Chăm ở làng Mỹ Nghiệp, đồng  
thời cũng có uy tín trong tổ chc nghi ltạ ơn của người Chăm ở tháp Bà Po Nagar. Người  
16  
Tạp chí khoa học Đại hc ThDu Mt  
S1(50)-2021  
con trai kế nghiệp ông Đ là chủ shu của cơ sở sn xut thcm ở làng Mỹ Nghiệp (ông  
X.D). Cũng giống như cha mình, ông X.D cũng có uy tín với cộng đồng người Chăm.  
Thông qua những người có uy tín này, Ban quản lý tháp Bà Po Nagar đã thiết lp mối liên  
kết vi họ, qua đó kêu gọi shợp tác của cng đồng người Chăm để chn la nhng sn  
phm thủ công mỹ nghệ trưng bày tại tháp Bà Po Nagar trong dp lhi. Sau mt thi gian,  
được schp thun ca Ban quản lý tháp, ông X.D đã mở rng mạng lưới kinh doanh sn  
phm thcm tại tháp Bà Po Nagar. Tại đây, thcẩm là một loại hàng lưu niệm (đồ dùng  
được làm từ thcẩm Chăm). Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu ca việc liên kết vi cng  
đồng Chăm thông qua doanh nghiệp sn xuất có uy tín. Bước tiếp theo là xây dựng sn  
phm du lịch mang tính trình diễn để phc vụ khách du lịch hằng ngày.  
3.1.2. Phương thức xây dng sn phm du lch của các bên liên quan  
Hai bên liên quan trực tiếp là nhà quản lý (lãnh đạo Trung tâm Bảo tn Di tích và  
thành viên Ban Quản lý tháp Bà PoNagar) và chủ shữu cơ sở sn xut thcẩm làng  
MNghiệp đã đề xuất, lên kế hoạch và xây dựng sn phm du lịch trình diễn là múa  
dân gian Chăm. Quan điểm của nhà quản lý là mong muốn tái hiện hình ảnh văn hóa và  
cuc sng hằng ngày ở làng Chăm thông qua diễn xướng dân gian và nghệ thuật múa, kết  
hp vi nghệ nhân chơi nhạc cụ dân gian truyền thống. Hình thức nghthuật này vừa đảm  
bảo tính thẩm mĩ, tính giải trí đồng thi phi chuyn ti hn cốt văn hóa truyền thng ca  
người Chăm. Những tiết mục múa truyền thống có độ dài vừa phải, cô đọng nhưng đủ sc  
để lan ta sắc màu văn hóa Chăm cho khách du lịch nhưng không mất tính thiêng liêng  
hướng đến tôn thờ nthn xsở Bà Po Nagar. Do vậy, nhà quản lý không yêu cầu dàn  
dựng sân khấu, không cần đến những người được đào tạo nghthuật bài bản mà hướng đến  
tính chân thực, bình dị với hình ảnh ca những cô gái người Chăm biểu diễn dưới chân  
tháp. Tóm lại, tiêu chí xây dựng sn phm du lịch mang tính diễn xướng của nhà quản lý là  
tính chân thực, tính thẩm mĩ và giải trí kết hợp nhưng không đánh mất tính thiêng liêng và  
nghiêm túc trong không gian tín ngưỡng. Do đó, họ đã đặt ra mt số yêu cầu về nhân sự và  
đào tạo trc tiếp tại làng Chăm Mỹ Nghiệp do ông X.D. phụ trách thực hin.  
“Tôi cho rằng muốn văn hóa thể hiện hay hơn thì phải cần tộc người gốc, dân tộc gốc, đó cũng là  
điều các du khách cần, cho nên tôi có ý mời người Chăm. Tiếp theo nữa tôi muốn múa của người Chăm  
tại tháp Bà không phải là múa nghệ thuật với ánh đèn sân khấu, đèn màu, cái múa của người Chăm là  
múa dâng lên Mẫu, dâng lên thần linh. Do đó, diễn xướng múa Chăm tại tháp Bà không có sân khấu, chỉ  
trải một tấm thảm thôi, đó là bản sắc của người Chăm” (PVS, ông T., Hưu trí, chuyên gia, Nha Trang).  
Những tiêu chí trên đã được sự đồng thuận của người có uy tín trong cộng đồng  
Chăm làng Mỹ Nghiệp, từ đó tạo nên bước đột phá để phát triển sản phẩm du lịch. Khởi  
đầu kinh doanh sản phẩm thổ cẩm từ năm 2002, đến năm 2005 sau sự thành công của trình  
diễn nghệ thuật múa Chăm và hàng thổ cẩm, ông X.D bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng  
đội diễn xướng múa Chăm. Được trao quyền trong việc chọn lựa nhân sự, ông X.D tuyển  
chọn đạo diễn, vũ công và các nghệ nhân trong làng Chăm; trong đó khó khăn nhất là người  
tham gia múa, bao gồm những em gái trẻ từ 14 đến 18 tuổi, nhanh nhẹn, khéo léo và có sức  
khỏe. Bên cạnh những tiêu chí trên, việc lựa chọn người tham gia cũng hướng đến ưu tiên  
17  
những em gái thuộc gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và không có điều kiện đi học.  
Do đó, tham gia vào đội diễn xướng múa Chăm là một cơ hội để các em có việc làm với thu  
nhập ổn định. Có thể thấy rằng, sự đồng thuận giữa nhà quản lý và người đại diện cộng  
đồng1 là tiền đề để thiết lập mối liên kết và kế hoạch xây dựng sản phẩm du lịch. Bên cạnh  
đó, sự ủng hộ của cộng đồng và tham gia của nghệ nhân dựa trên tinh thần bảo tồn văn hóa  
truyền thống đã góp phần thúc đẩy và duy trì sản phẩm diễn xướng này qua thời gian dài.  
Từ đó, diễn xướng múa Chăm đã trở thành thương hiệu của tháp Bà Po Nagar.  
“Mỗi lần khách du lịch lên tháp Bà Po Nagar mà không có đoàn múa Chăm là họ chi, hrt  
thích đoàn múa Chăm. Mỗi lần người Chăm lên cúng, nghe thấy tiếng trống và kèn Sanarai khởi lên thì  
khách du lịch rt phấn khích muốn nhảy múa chung với đội múa. Hiện nay, cộng đồng người Chăm có  
đời sống nâng lên, vào lễ hội người ta đi cúng nhiều lm, nhiều người ln tui 50-60 tuổi cũng đi, thấy  
con cháu mình múa trên đó hphấn khích lắm” (PVS, ông X.D, người Chăm, kinh doanh, Ninh Thun).  
3.1.3. Đặc điểm ca sn phm du lch  
Diễn xướng múa Chăm phục vdu lịch là một loại hình nghệ thut diễn xướng  
tng hp, vừa có tính nghệ thut va truyn tải ý nghĩa văn hóa tín ngưỡng ca cng  
đồng Chăm. Trong đó, một sdiễn xướng dân gian cách điệu tloại hình múa lu, múa  
quạt và múa Apsara. Trong đó múa lu, múa quạt là những hình thức din xướng thhin  
cuc sng hằng ngày, mô tả sinh hoạt dân dã, bình dị, gn vi phn hi trong hoạt động  
nghi lễ ở làng Chăm.  
Tính chất quan trng nht tạo nên sự độc đáo của loại hình diễn xướng này là  
chúng được trình diễn trong không gian tín ngưỡng thiêng liêng với hàm ý tôn trọng  
thn linh xsở và không đơn thuần là hoạt động giải trí thông thường. Điều này cũng  
phù hợp vi tinh thần phát triển bn vng của tháp Bà Po Nagar, đề cao giá trị tín  
ngưỡng và khai thác sản phm du lch trong gii hạn cho phép, không ảnh hưởng xu  
đến thực hành văn hóa thờ cúng ca cộng đồng các tộc người.  
3.1.4. Hiu quca sn phm du lch diễn xướng múa Chăm  
Hiu quca sn phm du lch diễn xướng múa Chăm từ góc nhìn của người tham  
gia vi mt số tác động tích cực đến pt trin cộng đồng như sau:  
Góp phần mang li lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị cho người tham gia  
Những người tham gia vào nhóm múa Chăm gồm có một snghệ nhân và các em  
gái thực hiện hình thức hợp đồng vi Trung tâm Bảo tn Di tích và được trả lương hàng  
tháng. Vì họ diễn xướng hàng ngày và những lúc du khách yêu cầu, do đó họ tham gia  
vào đội múa toàn thời gian như một loại hình công việc ổn định. Ngoài tiền lương hàng  
tháng, còn có tiền tip của du khách.  
“Đối với các em đó giống kiểu đi làm việc, thay vì đi làm ở chỗ khác, ở đây là “đất của mẹ”1 thì  
về đây làm. Nếu không có tiền để hỗ trợ gia đình thì chắc các em ấy không làm và không thành lập được  
đội múa. Yếu tố kinh tế vẫn quan trọng” (PVS, ông D, cán bộ, Nha Trang).  
Mức độ thụ hưởng ttiền lương tăng dần theo thời gian, góp phần đảm bo kinh  
tế cho người tham gia. Điều này còn cho thấy sự phát triển theo hướng tích cực ca sn  
18  
Tạp chí khoa học Đại hc ThDu Mt  
S1(50)-2021  
phm du lịch. Đặc bit từ năm 2016 đến nay, lượng khách và doanh thu của tháp Bà Po  
Nagar gia tăng, nhờ đó thu nhập của các thành viên trong nhóm múa Chăm cũng tăng  
hơn trước. Mặc dù mức độ thụ hưởng có thể dao động qua thời gian song chế độ hợp  
đồng lao động rất thỏa đáng cho người tham gia. Bên cạnh đó, theo quan điểm của  
những thành viên trong đội diễn xướng, phần lớn là những em gái trẻ có gia cảnh khó  
khăn và một số những nghệ nhân không có điều kiện kinh tế khá giả thì với mức lao  
động và thụ hưởng nhờ trình diễn múa Chăm đã mang lại sự ổn định về kinh tế.  
Nói chung thì ăn ở họ lo, tiền lương thì 3 triệu/tháng, lương 3 triệu mới tăng đây thôi, trước đây  
có khoảng mấy trăm ngàn. Mình cũng có thêm tiền khách boa, bồi dưỡng, cũng nhờ cái đó thôi” (PVS,  
ông C, nghệ nhân người Chăm, Ninh Thuận).  
Bên cạnh lợi ích kinh tế, người tham gia cũng thể hin quyn cộng tác và góp ý,  
tư vấn cho nhà quản lý trong chọn lựa nhân sự và kế hoch thc hin. Với phương thức  
khai thác sản phm du lch tại tháp Bà Po Nagar, có thể thy rằng nhà quản lý chỉ trc  
tiếp tác động đến người đại din cộng đồng, và để cho htdo la chọn nhân sự phù  
hợp. Nhà quản lý không tham khảo và lấy ý kiến trc tiếp của các thành viên trong cng  
đồng mà để cho cộng động tquyết đnh nhschủ động dn dt của người có uy tín là  
ông X.D. Như vậy, trong mt phm vi hn chế của tính chất hợp tác giữa các bên liên  
quan, cộng đồng được trao quyn chủ động tìm kiếm cơ hội và chọn lựa người tham gia  
dựa trên tiêu chí do chính họ đề ra.  
Bo tồn văn hóa của cộng đồng  
Quá trình tái tạo, phc dng diễn xướng dân gian không chỉ quảng bá hình ảnh văn  
hóa Chăm mà còn góp phần bo tồn văn hóa truyền thống. Đặc bit, diễn xướng múa Chăm  
vi nhiều người trtuổi tham gia trình diễn có tác động tích cực đến quan niệm và nhận  
thc của thành viên trong cộng đồng về giá trị và ý nghĩa của văn hóa truyền thng.  
NPV: Vì sao chú tham gia vào đội múa?  
NTL: Thì nói chung mình không muốn văn hóa của mình mai một, mình muốn văn hóa của mình  
để cho khách thập phương hiểu biết. (PVS, ông C, nghệ nhân Chăm, Ninh Thuận).  
NPV: Người Chăm trong cộng đồng nói thế nào?  
NTL: Người Chăm họ đồng ý lắm, đó là cách hay giúp bảo tồn điệu múa Chăm và con cháu múa  
Chăm múa trên tháp là chỗ thiêng liêng, họ rất thích, họ không phàn nàn gì hết. (PVS, ông T, người  
Chăm, Ninh Thuận).  
3.2. Sn phm diễn xướng múa bóng của ngưi Vit  
3.2.1. Kế hoạch khai thác và liên kết  
Kế hoạch khai thác diễn xướng múa bóng khởi đầu từ năm 2019 với mục đích đa  
dạng hóa loại hình sản phm du lịch và góp phần bo tồn văn hóa truyền thng theo chủ  
trương của Ban lãnh đạo nhiệm kì mới. Trước tiên, kế hoạch khai thác thử nghiệm múa  
bóng đặt ra mục tiêu liên kết với các nhóm múa bóng trong tỉnh Khánh Hòa. Nhà quản  
lý dự kiến liên kết với năm nhóm múa bóng (2 nhóm ở Nha Trang, 2 nhóm ở huyn  
Diên Khánh và 1 nhóm ở huyện Ninh Hòa). Trong đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích đã  
19  
liên kết với nhóm múa bóng Kim Thuyền Suối Đỗ (K.T.S.Đ.) tại huyện Diên Khánh để  
lên kế hoch tp luyện, trình diễn thnghim tại tháp Bà Po Nagar trong một vài buổi  
nhằm đánh giá phản ng của khách du lịch và cộng đồng múa bóng, sau đó tìm kiếm  
mt lộ trình phát triển phù hợp và lâu dài hơn.  
Năm nhóm múa bóng dự kiến được chọn để liên kết phát triển sn phm din  
xướng theo mt số tiêu chí như sau:  
Năm nhóm múa bóng này có thời gian thành lập sớm, trung bình khoảng trên 15  
năm. Trong đó, có 3 nhóm múa bóng còn giữ li mt số nét diễn xướng truyn thng  
(múa dâng lễ cho thần thánh hoặc sdng nhc cụ, âm nhạc ctruyền) và 2 nhóm múa  
bóng đã dung hợp vi hầu đng TPh.  
Người đứng đầu các nhóm múa bóng này là những người có uy tín trong cộng  
đồng múa bóng, có thể tp hợp và kêu gọi stham gia của thành viên, cũng như truyền  
ti nhng ni dung ca kế hoạch khai thác diễn xướng để to sự đồng thun trong cng  
đồng múa bóng. Trong đó, người đứng đầu nhóm múa bóng K.T.S.Đ vi vthế chủ  
quản cơ sở thMu quan trọng hàng đầu ca phái Thiên Tiên ở Khánh Hòa và được  
cộng đồng múa bóng tôn trọng.  
Các nhóm múa bóng này đáp ứng yêu cầu diễn xướng phù hợp với tiêu chí  
thuần phong mĩ tục, tiêu chí nghệ thut kết hp với tâm linh, không có biểu hin biến  
tướng trong trình diễn. Các nhóm này đã được Ban quản lý đánh giá cao khi trình diễn  
tại tháp Bà Po Nagar vào dịp lhội tháng ba âm lịch hằng năm.  
3.2.2. Kết quả  
Khác với kì vọng vsn phm du lch diễn xướng múa bóng của nhà quản lý, vì  
trên thực tế, khi tách hẳn yếu tố thiêng liêng ra khỏi múa bóng, phần còn lại là biểu din  
như dâng hương, dâng hoa, dâng rượu din ra trong thi gian ngn vi những động tác  
đơn điệu, nhàm chán, không liên tục, do đó không thể chuyn ti bn sắc văn hóa của  
nghthut diễn xướng múa bóng. Trong khi đó, nghi lễ múa bóng trong lễ hi tại tháp  
Bà Po Nagar hoặc các miếu làng thường din ra trong thời gian dài, với đầy đủ yếu tố  
linh thiêng, nghệ thut, thhiện đầy đủ ý nghĩa cả đời sống tâm linh cũng như tái hiện  
hoạt động sn xut truyn thng. Bên cạnh đó, trong một nhóm múa bóng, thông thường  
người tham gia có độ tuổi khác nhau và rất đa dạng, bao gm nhiu thế hệ (người già,  
trung niên, thiếu niên và trẻ em). Do vy, nếu không tuân theo thứ tự và lớp lang trình  
din ca nghthuật múa bóng truyn thống thì không thể din tả nét đẹp và ý nghĩa văn  
hóa, tâm linh của múa bóng. Với shn chế thời gian trình diễn dẫn đến không thể biu  
lcảm xúc tâm linh và khó thể hiện tính nghệ thuật. Cũng chính bởi yếu tố tâm linh và  
nghthuật hòa quyện vào nhau như một phc hp tn ti trong diễn xướng múa bóng,  
cho nên, để phát triển thành một sn phm diễn xướng thì cần phải đầu tư nghiên cứu và  
thnghim trong thời gian dài. Kết qucuối cùng là sản phẩm múa bóng đang dừng li  
để nhà quản lý tiếp tục nghiên cứu và thăm dò dư luận.  
20  
Tạp chí khoa học Đại hc ThDu Mt  
S1(50)-2021  
NPV: Hin tại mình đã dừng li rồi, nhưng trong tương lai mình có tiếp tục không, múa bóng có  
trin vng vsn phm du lịch không?  
NTL: Cái này vẫn tiếp tục, có một hướng vn phải phát triển, vn phải làm. Hướng của lãnh đạo  
Trung tâm này đều mong muốn có. Thời gian dng lại để nghe ngóng, phát triển bn vững thì phải lâu  
dài. Mà đã xác định làm thì mức độ thành công dự đoán phải đạt 70 - 80% thì mới trin khai một cách  
quyết lit. (PVS, ông N, cán bộ, Nha Trang).  
NPV: Khi du lịch phát triển, việc đưa diễn xướng múa bóng ra khách du lịch có nên hay không?  
NTL: Đây là văn hóa của đất nước Việt Nam mình, đó là một truyền thống, nền múa bóng từ xưa  
đến giờ nên phải giữ. Tất cả đoàn tâm linh cũng muốn đem tâm để đền đáp cho tâm linh. Điều đó đẹp chứ  
không có gì xấu cả. (PVS, ông D, Người múa bóng, Nha Trang).  
3.3. Một số nhận xét và vấn đề đặt ra về hai sản phẩm du lịch  
Hai nghiên cứu trường hp sn phm du lịch trên thể hin sự khác biệt về văn hóa  
tộc người, sn phm du lch, mức độ thành công, bền vng hoc thnghim tm thi.  
Tuy nhiên, cách thức khai thác, mối liên kết giữa nhà quản lý và các bên tham gia có  
nhiều đặc điểm ging nhau: Nhà quản lý liên kết với người đại din cộng đồng, trao  
quyn cho cộng đồng trong chn lựa nhân sự và trình diễn trên cơ sở đáp ứng các yêu  
cầu cơ bản do nhà quản lý đặt ra. Những điểm giống nhau này là cơ sở để phân tích mô  
hình CBT cùng vi stham gia ca cộng đng, mức độ trao quyn gn vi lợi ích chính  
trca cộng đồng. Thông qua phân tích sản phm du lịch để đánh giá mô hình CBT  
nhm khẳng định và lý giải bn cht thc scủa mô hình này. Phân tích mô hình CBT  
tsn phm du lch thhin sthn trng bởi vì không phải bất kì sự khai thác du lịch  
nào có yếu tcộng đồng cũng phản ánh giá trị thc cht của mô hình CBT.  
Từ hai trường hợp này, có thể nhn thy mt số lý do tạo nên thành công cho sản  
phm du lịch mang tính trình diễn như sau: 1) Sự tham gia ổn định, bn vng ca cng  
đồng là yếu tquan trọng đầu tiên có tính chất quyết định; 2) Loại hình diễn xướng dựa trên  
nghi lcần được chuyển đổi sang yếu tnghthut. Yếu tthhai phthuộc vào khuyến  
nghcủa nhà chuyên môn am hiểu nghi ldiễn xướng truyn thống. Đối vi diễn xướng  
múa bóng, vấn đề liên quan trực tiếp là sự liên kết giữa nhà quản lý và cộng đồng còn yếu  
và thiếu, do đó giữa các bên chưa đạt được sự đồng thuận và am hiểu vnghi lễ múa bóng  
và nghệ thut diễn xướng múa bóng. Bên cạnh đó, cộng đồng múa bóng là những người  
không chuyên, họ vừa lao động kiếm sng va tham gia nghi lễ như một loi nhu cầu tâm  
linh. Ngoài ra, nguyên nhân chính là sự thiếu đồng thun về tính thiêng/tính nghệ thut.  
Điều này đặt ra mt svấn đề vhu cảnh văn hóa xã hội như sự mâu thuẫn, thiếu đồng  
thun, quan nim về tính thiêng/tính thế tc ca cộng đồng, vic sp xếp và điều tiết sự  
tham gia diễn xướng theo quan nim ca cộng đồng; qua đó dự báo một số tác động ca  
khai thác diễn xướng múa bóng đến nhn thức và bảo tồn văn hóa của cộng đồng.  
3.4. Đánh giá mô hình CBT đối vi khai thác ngun lc nghi ldiễn xướng  
Về khía cạnh lợi ích, cộng đồng (cthể là nhóm múa Chăm) đạt được lợi ích kinh  
tế là nguồn thu nhập như một loại công việc thc sự được trbằng lương theo hợp đồng.  
Ngoài ra, cộng đồng (nhóm múa Chăm và nhóm múa bóng K.T.S.Đ) cũng có lợi ích về  
21  
mặt chính trị là được tham gia trao đổi ý kiến, hợp tác; người đại din cộng đồng có uy  
quyn nhất định trong tha thuận và tìm kiếm nhân sự, đào tạo trình diễn theo yêu cầu  
của nhà quản lý.  
Mô hình CBT trong khai thác nguồn lực văn hóa phát triển du lch tại tháp Bà Po  
Nagar là một mô hình đặc biệt, khác với các mô hình CBT được mô tả trong các nghiên cứu  
hiện nay. Mô hình CBT này phản ánh khía cạnh lý thuyết ca chủ nghĩa tân tự do là xem  
thực hành văn hóa thờ cúng (nghi lễ, diễn xướng) ca cộng đồng như một loi ngun lực/tài  
sản để khai thác sản phm du lịch. Tuy nhiên, khác với ý nghĩa khai thác nguồn lc ca  
quan điểm tân tự do, ngun lực văn hóa này không do các doanh nghiệp tư nhân khai thác  
mà nhà nước trc tiếp quản lý và khai thác (hin ti, tháp Bà Po Nagar không sử dng  
ngun lực xã hội hóa và tài trợ ca doanh nghiệp). Đồng thời, mô hình CBT ở tháp Bà Po  
Nagar phản ánh khía cạnh lý thuyết phát triển đa tuyến đó là tạo cơ hội để phát triển cng  
đồng thông qua lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, mô hình CBT này không thực strao quyn cho  
cộng đồng và do cộng đồng quản lý (doanh nghiệp sn xut thcm ca cộng đồng do nhà  
nước quản lý). Bên cạnh đó, tính chất liên kết giữa nhà quản lý và người đại din cộng đồng  
là mối liên kết khá phổ biến ở các nước đang phát triển trong chiến lược xây dựng mô hình  
CBT (Giampiccoli & Mtapuri, 2015; Guaraldo Choguill, 1996).  
Dù vậy, mô hình CBT này cũng thể hin mt số điểm yếu và khó khăn, hạn chế  
trong khai thác sản phm du lịch, đồng thời cũng bộc lmt số mâu thuẫn, thiếu đồng  
thuận và sự không nhất quán về tính thiêng/tính thế tc của tín ngưỡng, nghi lễ, cũng  
như chưa cung cấp mt cách tiếp cận vượt qua sự phân biệt nhị nguyên giữa tính thiêng  
và tính thế tục để nhìn nhận nghi ldiễn xướng trong mt chnh ththng nhất. Bên  
cạnh đó, việc thu thập ý kiến và lắng nghe phn bin ca cộng đồng còn khá hạn chế.  
Do vy, tviệc phân tích những khía cạnh hn chế này góp phần bổ sung và điều chnh  
mt sthiếu sót trong mô hình CBT trên, đồng thi cung cấp ý kiến phn bin ca cng  
đồng với vai trò như những chthể có tiếng nói và uy quyền nhất định trong khai thác  
và bảo vngun lực văn hóa do chính cộng đng shu.  
4. Kết lun  
Thông qua việc xem xét và đánh giá hai loại sn phm du lch tại tháp Bà Po Nagar  
vi mt sn phẩm thành công và một sn phm thnghiệm, có thể thy rằng đây là xu  
hướng mi trong nhn diện và khai thác nguồn lc nghi l, diễn xướng. Qua đó thể hin  
tính gắn kết tộc người, sự đa dạng văn hóa, tính chất liên kết, đồng thuận và chia sẻ giữa các  
chthể khác nhau trong khai thác và quản lý nguồn lc nghi l, diễn xướng. Phương thức  
tham gia của các chủ thể, cách thức xây dựng sn phm du lịch và tính hiệu quả/tác động  
đến cộng đồng ca sn phm du lch phản ánh rõ nét đặc điểm mô hình du lịch dựa vào  
cộng đồng. Mô hình này phản ánh tính đặc thù của tiếp cn từ trên xuống kết hp với phân  
chia lợi ích và phát triển cộng đồng, do vy, chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa tiến  
hành song song với quản lý văn hóa là cách tiếp cận phù hợp vi bi cảnh phát triển du lch  
22  
Tạp chí khoa học Đại hc ThDu Mt  
S1(50)-2021  
tại địa điểm di sản đa tộc người, đa văn hóa. Bên cạnh mt số thành công bước đầu ca sn  
phm du lịch, cũng phản ánh một shn chế, điểm yếu là vai trò tham gia của cộng đồng  
chưa được chú trọng đúng mức và hợp lý, chưa đạt được sự đồng thun về quan điểm tính  
thiêng tính giải trí/thẩm mĩ, sản phm du lịch còn đơn điệu và thiếu sức hút. Do vy, cn  
thiết phải điều chỉnh cách tiếp cận trong xây dựng sn phm du lch bằng cách nâng cao sự  
tham gia ca cộng đồng với vai trò là người thực hành và bảo tồn văn hóa.  
Chú thích:  
(1) Trong nghiên cứu này, người đại din cộng đồng là người có uy tín và tiếng nói đối với các thành viên  
khác trong nhóm hoặc cộng đồng.  
(2) “Mẹ” là cách nói dân gian thể hiện sự tôn kính và tình cảm đối với nữ thần xứ sở (Po Ina Nagar/Thiên  
Y A Na).  
TÀI LIU THAM KHO  
[1] Berstein, J.H. (2017). Xuyên ngành: Một tng quan vxut xứ, phát triển và những vấn đề hin  
nay (Bùi Thế Cường chuyn ng). 12(232), 60-77. Khoa học xã hội thành phHồ Chí Minh.  
[2] Giampiccoli, A., & Mtapuri, O. (2012). Community-Based Tourism: An Exploration of the  
Concept(s) from a Political Perspective. Tourism Review International, 16, 29-43. DOI:  
10.3727/154427212x13431568321500  
[3] Giampiccoli, A., & Mtapuri, O. (2015). Between Theory and Practice: A Conceptualization of  
Community Based Tourism and Community Participation. Loyola Journal of Social Sciences,  
XXIX(1), 27-52.  
[4] Guaraldo Choguill, M. B. (1996). A Ladder of Community Participation for Underdeveloped  
Countries. Habitat International, 20(3), 431-444. DOI: 10.1016/0197-3975(96)00020-3  
[5] Hawkes, J. (2001). The fourth pillar of sustainability: Culture’s essential role in public planning  
(Issue  
January  
2001).  
Cultural  
Development  
Network  
(Vic).  
arOfSustainability.pdf  
[6] Hillery, G.A. (1955). Definitions of community: Areas of agreement. Rural Sociology, 20, 111-  
123.  
[7] Joppe, M. (1996). Sustainable community tourism development revisited. Tourism  
Management, 17(7), 475-479. DOI: 10.1016/S0261-5177(96)00065-9  
[8] Mayaka, M., Croy, W. G., & Wolfram Cox, J. (2019). A dimensional approach to community-  
based tourism: Recognising and differentiating form and context. Annals of Tourism Research,  
74(November 2018), 177-190. DOI: 10.1016/j.annals.2018.12.002  
[9] Murphy, Peter E. (1985). Tourism: A community approach. New York: Methuen  
[10] Okazaki, E. (2008). A Community-Based Tourism Model: Its Conception and Use. Journal of  
Sustainable Tourism, 16(5), 511-530. DOI: 10.2167/jost782.0  
[11] Zapata, M. J., Hall, C. M., Lindo, P., & Vanderschaeghe, M. (2011). Can community-based  
tourism contribute to development and poverty alleviation? Lessons from Nicaragua. Current  
Issues in Tourism, 14(8), 725-749. DOI: 10.1080/13683500.2011.559200.  
23  
pdf 13 trang yennguyen 21/04/2022 2380
Bạn đang xem tài liệu "Nghệ thuật diễn xướng dân gian trong phát triển du lịch cộng đồng: Một nghiên cứu xuyên ngành tại Tháp Bà Po Nagar – Nha Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_dien_xuong_dan_gian_trong_phat_trien_du_lich_cong.pdf