Kiến trúc cảnh quan - Từ thực tiễn đến đào tạo

KHOA H“C & C«NG NGHª  
Kiến trúc cảnh quan - từ thực tiễn đến đào tạo  
Landscape Architecture - from practice to training  
Nguyễn Tuấn Anh, Lê Ngọc Kiên  
1. Mở đầu  
Nâng cao chất lượng môi trường cảnh  
Tóm tắt  
Kiến trúc cảnh quan được đề cập trong lĩnh vực Kiến trúc và Quy hoạch như là một  
thành phần không thể tách rời. Nhiều thế kỷ đã qua, kiến trúc cảnh quan phát triển  
không ngừng về hoạt động thực tiễn cũng như trong hoạt động đào tạo tại các trường  
kiến trúc trên thế giới. Kiến trúc cảnh quan là lĩnh vực chuyên môn sâu, là khoa học  
tổng hợp ứng dụng các nguyên lý về khoa học và nghệ thuật, sử dụng kiến thức đa  
dạng của nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau như: kiến trúc, quy hoạch, hạ tầng  
kỹ thuật, điêu khắc, hội họa, lâm nghiệp đô thị, thực vật,.…để giải quyết yêu cầu về  
thẩm mỹ kiến trúc và thẩm mỹ đô thị. Tại các đô thị tại Việt Nam nói chung, quá trình  
xây dựng và phát triển đô thị đã nảy sinh nhiều vấn đề trong quy hoạch xây dựng và tổ  
chức không gian đô thị. Hình ảnh đô thị chưa xứng tầm với quan điểm và triết lý tổ chức  
không gian đô thị hài hòa, cân bằng các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, cũng như chưa tạo  
dựng được bản sắc cảnh quan đô thị.  
quan đô thị là một mục đích quan trọng đối  
với hầu hết các nước đang phát triển, quá  
trình đô thị hoá ngày càng trở nên mạnh mẽ  
sẽ là tác nhân chính cho sự thay đổi không  
gian đô thị và ảnh hưởng trực tiếp đến chất  
lượng cuộc sống đô thị. Kinh tế- xã hội càng  
phát triển nhanh, cuộc sống dần được cải  
thiện thì vai trò của Kiến trúc cảnh quan càng  
phải được chú trọng hơn nữa nhằm nâng  
cao chất lượng cảnh quan, thẩm mỹ đô thị.  
Những năm trước đây, lĩnh vực thiết kế  
kiến trúc cảnh quan chưa được chú trọng  
trong công tác quy hoạch - kiến trúc, đặc  
biệt công tác đào tạo Kiến trúc sư cảnh quan  
trong hệ thống các trường có đào tạo ngành  
kiến trúc cũng chưa được quan tâm đúng  
mức. Đào tạo Kiến trúc sư cảnh quan là nhu  
cầu cần thiết của việc tăng cường nhân lực  
chuyên gia. Chính từ yêu cầu thực tiễn đó,  
từ năm 2010, Trường Đại học Kiến trúc Hà  
Nội đã thực hiện liên kết đào tạo Kiến trúc  
sư chuyên ngành Kiến trúc cảnh quan với  
các Trường Kiến trúc Quốc gia của Cộng  
hòa Pháp. Chính vì vậy Trường Đại học Kiến  
trúc Hà Nội xác định đây là cơ sở, là yêu cầu  
cũng như cơ hội cho việc xây dựng và mở  
ngành đào tạo chuyên sâu này. Năm 2014,  
Nhà trường chính thức tuyển sinh Kiến trúc  
sư cảnh quan khóa đầu tiên và đến nay sau  
10 năm xây dựng và phát triển, ngành Kiến  
trúc cảnh quan đã có chỗ đứng vững chắc và  
có sức hút lớn trong hệ thống đào tạo Kiến  
trúc sư của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.  
Bài báo giới thiệu sơ lược vai trò của Kiến trúc cảnh quan trong không gian đô thị cũng  
như quá trình đào tạo kiến trúc sư cảnh quan trong Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.  
Những kết quả đạt được trong quá trình đào tạo sẽ được tổng hợp, phát triển để tiếp  
tục đổi mới trong tương lai.  
Từ khóa: Không gian, Không gian đô thị, Kiến trúc, Cảnh quan, Kiến trúc cảnh quan, Kiến trúc sư Cảnh  
quan  
Abstract  
Landscape architecture is mentioned in the field of Architecture and Planning as an inseparable  
component. Over the past centuries, landscape architecture has developed constantly in both  
practical activities as well as in training at architecture and art schools around the world.  
Landscape architecture is a specialized field, is a general science applying scientific and artistic  
principles, related to many different fields and disciplines such as architecture, planning, technical  
infrastructure. art, sculpture, painting, urban forestry, flora,... to address the requirements of  
architectural aesthetics and urban aesthetics. In urban areas in Vietnam in general, the process  
of urban construction and development has raised many problems in construction planning and  
urban spatial organization in which landscape architecture has not been focused. Therefore,  
the urban image is not commensurate with the perspective and philosophy of harmoniously  
organizing the urban space, balancing natural and artificial elements, and has not yet created a  
modern, bold urban landscape. urban map. Hanoi Architectural University has over 50 years of  
establishment, nearly 60 years of architects training tradition and 10 years of training landscape  
architects. The important milestones for the process of recognizing the architectural training in  
depth from practical requirements to the training process is a synthesis, summarizing to continue  
to develop.  
2. Vai trò của Kiến trúc Cảnh quan  
2.1. Ngành Kiến trúc cảnh quan  
Kiến trúc cảnh quan mang ý nghĩa rất  
rộng, nó tham gia vào việc quy hoạch môi  
trường, thiết kế, quy hoạch đô thị…và tạo  
dựng môi trường sống cho con người và  
thiên nhiên. Chuyên ngành kiến trúc cảnh  
quan kết hợp tính đa dạng về mục tiêu và  
thể loại của đồ án thiết kế cảnh quan với sự  
biến đổi không ngừng của các điều kiện môi  
trường. KTS Cảnh quan được trang bị những  
kiến thức về cảnh quan sinh thái, cảnh quan  
văn hoá để thực hiện nhiều loại đồ án khác  
nhau như: quản lý cảnh quan ở quy mô toàn  
cầu, đất nước, vùng, địa phương, quy hoạch  
vùng, quy hoạch và thiết kế sinh thái, quy  
hoạch đất đai, quy hoạch và thiết kế đô thị,  
Key words: Space, Urban space, Architecture, Landscape, Landscape architecture, Landscape architect  
PGS.TS.KTS. Nguyễn Tuấn Anh  
ThS. Lê Ngọc Kiên  
Bộ môn Kiến trúc cảnh quan, Khoa Quy hoạch  
Email: lekien.archi@gmail.com  
Ngày nhận bài:  
Ngày sửa bài:  
Ngày duyệt đăng:  
T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG  
4
Hꢀnh 1. Vườn hoa Keukenhof, Hà lan  
Hꢀnh 2. Cảnh quan đô thị Thủ đô Paris  
(Pháp)  
quy hoạch và thiết kế khu ở, xây dựng cảnh quan và điều  
hành các hoạt động liên quan đến môi trường.  
của hoàng gia, trung tâm chính phủ, các khu phức hợp tôn  
giáo,…  
KTS cảnh quan có thể tham gia vào nhiều việc trong quá  
trình thiết kế như: xác định vị trí, hình thức sơ bộ của ngoại  
thất công trình, định dạng thế đất, quản lý môi trường nước,  
thiết kế hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng, thiết kế cây xanh.  
Kiến trúc sư cảnh quan cũng có thể quản lý điều hành dự án  
và kết hợp các bộ môn trong việc thiết kế một đồ án [1]. Theo  
quan điểm trên thì kiến trúc cảnh quan là chuyên ngành rộng,  
bao gồm cả quy hoạch đô thị, nông thôn, quy hoạch không  
gian, phân tích xã hội và thiết kế đô thị…Tuy nhiên, điều  
khác biệt cơ bản từ khi kiến trúc cảnh quan ra đời (giữa thế  
kỷ XIX), đó là nó đặt khái niệm “môi trường” làm trung tâm  
nghiên cứu (environment is the core concept), khác với quan  
điểm của nhà quy hoạch và kiến trúc sư (human is the core  
concept) [2].  
Mãi cho đến năm 1828, phong cách kiến trúc cảnh quan  
mới “chính thức” được phát minh bởi Gilbert Laing Meason  
và John Claudius Loudon(1783–1843), từ đó dần tạo tiền đề  
cho sự phát triển của kiến trúc cảnh quan đô thị ở thời hiện  
đại. Việc áp dụng phong cách kiến trúc cảnh quan được trải  
dài từ năm 1800 cho đến tận thời điểm hiện tại. Thuật ngữ  
kiến trúc này đã được sử dụng bởi kiến trúc sư Frederick  
Law Olmsted như một phong cách kiến trúc nổi tiếng ở Hoa  
Kỳ [3].  
Kiến trúc cảnh quan quan tâm đặc biệt đến các yếu tố  
cảnh quan hiện hữu như hệ thống thuỷ văn, thực vật,… đồng  
thời kiến trúc cảnh quan sử dụng các yếu tố hiện hữu trên  
làm nền tảng hướng tới việc bảo tồn hệ sinh thái và hệ thực  
vật kiến tạo môi trường sống của con người hài hoà với tự  
nhiên và bền vững hơn, chính điều này được các nhà bảo vệ  
môi trường đánh giá rất cao.  
2.2. Kiến trúc cảnh quan đô thị  
Kiến trúc cảnh quan đô thị đã xuất hiện trong khoảng thời  
gian trước năm 1800. Tên gọi ban đầu của phong cách kiến  
trúc này là “Làm vườn cảnh quan”, phần lớn chủ yếu dành  
cho việc quy hoạch tổng thể và thiết kế sân vườn cho các  
tòa công trình lớn như cung điện, dinh thự và các tòa nhà  
2.3. Vai trò của Kiến trúc Cảnh quan trong không gian đô thị  
a. Mối quan hệ giữa Quy hoạch đô thị và Kiến trúc cảnh  
quan đô thị  
Hꢀnh 3. Central Park, Manhattan, New York. KTS. Frederick Law Olmꢁed  
S¬ 40 - 2021  
5
KHOA H“C & C«NG NGHª  
Bắt đầu từ thế kỷ 19, Kiến trúc cảnh quan đô thị đã trở  
thành một trong những vấn đề trọng điểm tại các thành phố  
lớn trên thế giới. Sự kết hợp giữa nghệ thuật làm vườn  
truyền thống và lĩnh vực thiết kế quy hoạch - tổ chức không  
gian đô thị mới đã mang đến cho những người thực hiện  
công việc Kiến trúc cảnh quan cơ hội để phục vụ nhu cầu  
mới nảy sinh, đồng thời tạo ra cho kiến trúc cảnh quan đô thị  
những nét độc đáo riêng.  
20 và 21. Tiêu biểu nhất có thể kể đến kiến trúc sư Thomas  
Church, Roberto Burle Marx ở Brazil,… Đặc biệt, Roberto  
Burle Marx đã linh hoạt trong việc thiết kế phong cách kiến  
trúc với các cây trồng bản địa, đem đến một vẻ đẹp thẩm mỹ  
vô cùng mới.  
b. Lĩnh vực hoạt động của kiến trúc cảnh quan đô thịKiến  
trúc cảnh quan đô thị là lĩnh vực tổng hợp với không gian  
rộng, vì vậy yêu cầu tổ chức không gian không chỉ trong việc  
thiết kế, xây dựng các công trình kiến trúc, mà còn tích hợp  
các lĩnh vực khác, ví dụ:  
Frederick Law Olmsted sử dụng thuật ngữ “Kiến trúc  
cảnh quan - Landscape Architecture” bằng cách sử dụng từ  
này như một nghề nghiệp lần đầu tiên khi thiết kế Công viên  
Trung tâm – Central Park ở New York. Những thiết kế của  
Olmsted có quan điểm chủ đạo là sử dụng những không  
gian xanh công cộng (Central Park, Prospect Park, Franklin  
Park, Chicago South Park) làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn, tách  
biệt với sự ngột ngạt, thiếu không khí, ánh sáng của các nhà  
máy, công xưởng (sản phẩm của quá trình công nghiệp hoá,  
hiện đại hoá) đáp ứng nhu cầu của đa phần tầng lớp lao  
động (tầng lớp mang tính đa số, mới xuất hiện). Trong nửa  
cuối thế kỷ XIX, chuyên ngành kiến trúc cảnh quan phát triển  
khá chậm về chuyên sâu nhưng lại mở rộng về phạm vi ảnh  
hưởng [7].  
Thiết kế môi trường cảnh quan sinh thái cho các dự  
án đô thị, các khu vực đặc thù nhằm giảm thiểu sự tác động  
của môi trường thông qua cách tích hợp kiến trúc cảnh quan  
với những quy trình tự nhiên, mang tính bền vững cao.  
Tổ chức môi trường và đánh giá cảnh quan xung  
quanh, tư vấn lập kế hoạch và các đề xuất quản lý đất đai,  
vùng lãnh thổ.  
Thiết kế, quản lý các địa điểm thiên nhiên cần bảo tồn  
như Công viên thiên nhiên, điểm đến du lịch và tái tạo cảnh  
quan lịch sử, vườn bảo tồn,…  
Thiết kế kiến trúc cảnh quan đô thị: thiết kế đô thị,  
quảng trường thành phố, bờ sông, các khu chức năng đặc  
thù…  
Kiến trúc cảnh quan đô thị tiếp tục phát triển và đáp ứng  
được các phong cách kiến trúc khác nhau trong suốt thế kỷ  
Những dịch vụ tiện ích mang tính giải trí: công viên,  
hồ điều hòa, sân chơi, vườn thực vật, vườn ươm, khu vực  
bảo tồn thiên nhiên,…  
Thiết kế cảnh quan cho khu vực giáo dục và đào tạo,  
cơ sở hạ tầng đô thị xanh, mái nhà xanh hay mặt nước trong  
đô thị,…  
Như vậy chúng ta có thể nhận định kiến trúc cảnh quan  
nói chung và kiến trúc cảnh quan đô thị nói riêng có vai trò rất  
quan trọng và trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau: đô thị,  
nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên,…trong đó đặc  
biệt quan trọng đối với tổ chức không gian đô thị nhằm nâng  
cao chất lượng môi trường sống của con người.  
3. Quá trình đào tạo Kiến trúc sư Cảnh quan tại Việt  
Nam  
3.1. Đào tạo Kiến trúc sư ngành Kiến trúc cảnh quan tại Đại  
học Kiến trúc Hà Nội  
Hꢀnh 4. Copacabana Beach promenade (Đường dạo  
ven bãi biển Copacabana – Rio de Janeỉo - Brasil).  
KTS. Roberto Burle Marx  
Từ nhu cầu thực tiễn về thiết kế kiến trúc cảnh quan và  
đào tạo kiến trúc sư cảnh quan tại Việt Nam, Trường Đại học  
Kiến trúc Hà Nội kế thừa chương trình liên đào tạo Kiến trúc  
sư cảnh quan giữa Đại học Kiến Trúc Hà Nội và Đại học Kiến  
trúc cảnh quan Quốc gia Bordeaux và các trường Kiến trúc  
Pháp ngữ (từ năm 2010).  
Chương trình đào tạo chuyên ngành cảnh quan Pháp  
ngữ và qua quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế trong  
những năm qua giúp Nhà trường nhìn thấy rõ ràng hơn  
“Cách tiếp cận giáo dục đại học tiên tiến”, so sánh một cách  
tổng hợp và toàn diện với những cơ sở, chương trình và  
phương pháp đào tạo đại học ở nước ngoài trong bối cảnh  
hội nhập tại Việt Nam.  
Thay vì xây dựng một quá trình cung cấp, trau dồi kiến  
thức và kỹ năng theo chuẩn mực của lối tư duy cũ, trường  
Đại học Kiến trúc Hà Nội đã xây dựng các chương trình đào  
tạo có khả năng kích thích tư duy độc lập, tăng cường khả  
năng tự học và phát huy tư duy sáng tạo của sinh viên với  
môi trường đào tạo linh hoạt, gắn với thực tiễn, lấy người  
học làm trung tâm. Với mục tiêu là đào tạo những sinh viên  
kiến trúc trong lĩnh vực cảnh quan, có đủ năng lực tiếp cận,  
nghiên cứu, phân tích và xây dựng phương án ứng xử với  
Hꢀnh 5. Kiến trúc cảnh quan còn áp dụng trong  
những địa điểm thiên nhiên cần bảo tồn như Công  
viên thiên nhiên, điểm đến du lịch và tái tạo cảnh  
quan lịch sử,…  
T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG  
6
Hꢀnh 6. Hoạt động workshop (Bài tập thực địa) của khoá 14KTCQ tại Nam Định  
cảnh quan kiến trúc trong bối cảnh cảnh quan đương đại.  
Chương trình đào tạo giúp cho người học có thể xây dựng  
chẩn đoán đô thị, lập dự án triển khai, thiết kế hình thái  
không gian cảnh quan và theo dõi, từ quản lý tiến độ dự án  
cho đến khâu thiết kế đáp ứng nhu cầu thiết yếu của các dự  
án trong điều kiện phát triển vượt bậc tại các đô thị Việt Nam.  
Các phương pháp này dựa trên tính đặc thù chuyên biệt  
của những thông điệp được gửi tới. Thực vậy, mỗi một môn  
học đều bổ sung phát triển những vấn đề về phương pháp  
thể hiện riêng biệt mà vẫn duy trì sự chú ý đặc biệt vào bản  
vẽ. Mối quan hệ với thực tiễn là mối quan tâm lớn nhất của  
chương trình đào tạo. Rất nhiều môn học được trang bị và  
những thể thức sư phạm mới: thực tập, tham quan và hội  
thảo,…  
Trong bối cảnh hiện nay xu hướng phát triển bền vững  
đóng vai trò tất yếu, nhiệm vụ của cảnh quan hơn bao giờ  
hết trở nên quan trọng trong hệ thống các đồ án quy hoạch.  
Chương trình đào tạo đề xuất tìm hiểu về những mối liên  
hệ phức hợp giữa không gian và thời gian, sự biến đổi và  
chuyển biến trên nhiều quy mô khác nhau khi nhấn mạnh về  
trách nhiệm và ảnh hưởng của con người trong sự biến đổi  
môi trường này.  
3.3. Phương thức đào tạo tiên tiến của chương trình đào tạo  
Kiến trúc sư Cảnh quan  
a. Những hình thức sư phạm:  
Các môn học của một kỳ học cho phép đội ngũ giảng viên  
phát huy tính năng động và xây dựng các mối liên kết, mang  
tính lũy tiến. Kỳ học được phân bổ giảng dạy theo trình tự  
tuyến tính, và dưới hình thức Workshop (bài tập thực địa).  
3.2. Chương trình đào tạo Kiến trúc sư Cảnh quan tại Đại học  
Kiến trúc Hà Nội  
Độ khó tăng dần theo đặc thù và số lượng những kiến  
thức thu nhận được trong các bài diễn thuyết và nhất là tính  
phức tạp của những tình huống được định nghĩa trong các  
đồ án xưởng. Ngoài ra, luôn phải làm việc trên khả năng  
thâm nhập lẫn nhau giữa những tỷ lệ không gian, ngay cả  
trong giai đoạn ban đầu. Sinh viên được đưa thực hành theo  
tình huống nhằm rèn luyện khả năng thực hiện thuyết minh  
đồ án.  
Chương trình đào tạo cảnh quan được đề xuất chuẩn  
bị cho các sinh viên khả năng tổ chức định tính đối với các  
vùng đô thị, vành đai và nông thôn. Cấu trúc chương trình  
giảng dạy được cung cấp bởi những kiến thức cơ bản thuộc  
hai lĩnh vực khoa học kỹ thuật và xã hội nhân văn. Về quy mô  
và mức độ, các kiến thức này luôn được đề cập tới trên góc  
độ vấn đề trong thiết kế, cho phép hướng các thiết kế đến  
đúng mục đích một cách hiệu quả.  
Chương trình đào tạo với 01 Workshop (bài tập thực địa)  
gắn với thực tiễn. Đây là thời gian triển khai đồ án thực hành  
nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể của một chủ đầu tư bằng cách  
ứng dụng những kiến thức đã học vào hành nghề, góp phần  
làm nổi bật kiến thức và quá trình đào tạo, làm phong phú  
lý lịch khoa học của sinh viên và thiết lập mạng lưới chuyên  
nghiệp để tuyển dụng.  
Lĩnh vực “khoa học và tri thức kỹ thuật” đề cập tới một số  
kiến thức về địa lý, sinh học, tổng hợp kỹ thuật. Nhất là hiểu  
biết về các phạm vi kiến trúc theo tỷ lệ không gian và chế  
ngự được một số mặt hữu dụng trong đó cho thiết kế. Các  
kiến thức này tập trung vào nhiều môi trường khác nhau,  
không khí nước, khoáng, thực vật (khoa học đời sống, trái  
đất, địa vật lý, nghề làm vườn và lâm nghiệp cũng như khoa  
học sinh thái về nước, khí hậu, môi sinh…).  
Các kỳ thực tập được thiết kế xen kẽ với sự tham gia của  
cộng đồng doanh nghiệp; Thực tập là học phần thực hành,  
bổ sung và bắt buộc, giúp sinh viên không chỉ khám phá môi  
trường làm việc trong lĩnh vực kiến trúc, cảnh quan và quy  
hoạch đô thị, ở bất kể công ty nào, chủ đầu tư và/hoặc quản  
lý dự án mà còn có kinh nghiệm chuyên môn hữu ích cho  
sinh viên khi bước vào thị trường lao động.  
Lĩnh vực “khoa học xã hội và văn hoá” đề cập đến vấn  
đề tính mục đích, hệ quả, các khía cạnh xã hội, kinh tế, luật  
pháp, môi trường, chính trị gắn liền với cách thức tổ chức  
định tính trong không gian, đặc biệt là trong phạm vi nhìn  
thấy được bằng mắt thường. Cảnh quan vừa là một sản  
phẩm của mắt nhìn lại là kết quả cụ thể của hoạt động kinh  
tế - chính trị của cộng đồng trên lãnh thổ đó. Những phương  
pháp này luôn được đề cập trong vấn đề của đồ án và xuyên  
suốt các quy trình thiết kế.  
b. Các hoạt động chính được xây dựng cho chương trình  
đào tạo KTS Cảnh quan đã được thực hiện như sau:  
-
Các môn lý thuyết được giảng theo từng khóa, kiến  
thức liên quan cần thiết để làm đồ án.  
S¬ 40 - 2021  
7
KHOA H“C & C«NG NGHª  
Hꢀnh 7. Hꢀnh ảnh tại lễ bảo vệ Tốt nghiệp khoá 14KTCQ và 2015KTCQ  
Hꢀnh 8. Hꢀnh ảnh tại Lễ trao giải Đồ án sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của ngành KTCQ  
Bảng 1: Số liệu đào tạo Kiến trúc sư cảnh quan Pháp ngữ tại Đại học kiến trúc Hà Nội  
Năm học bắt đầu  
Khóa học  
2010  
1
2011  
2012  
2013  
2014  
2015  
2016  
2017  
2018  
2019  
2
3
4
5
6
7
8
9
10  
Số SVVN (học kỳ 2 năm 2009-2010)  
16  
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Số SVVN/Số SV nước ngoài (10-11) 18/2  
10  
-
-
-
-
-
-
-
-
Số SVVN/Số SV nước ngoài (11-12)  
Số SVVN/Số SV nước ngoài (12-13)  
Số SVVN/Số SV nước ngoài (13-14)  
Số SVVN/Số SV nước ngoài (14-15)  
Số SVVN/Số SV nước ngoài (15-16)  
Số SVVN/Số SV nước ngoài (16-17)  
Số SVVN/Số SV nước ngoài (17-18)  
Số SVVN/Số SV nước ngoài (18-19)  
Số SVVN/Số SV nước ngoài (19-20)  
-
-
10/9  
15/2  
-
-
-
-
-
-
-
-
-
15/9  
10/4  
-
-
-
-
-
-
-
-
-
7/5  
15/4  
-
-
-
-
-
-
-
-
-
9/11  
17/3  
-
-
-
-
-
-
-
-
-
10/9  
14/5  
-
-
-
-
-
-
-
-
-
10/11  
15/7  
-
16/6  
15/8  
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
10/9  
-
-
-
-
-
-
-
-
17/5  
7/11  
-
-
-
-
-
-
-
-
Số sinh viên được cấp bằng của các  
khóa  
10  
16  
6
9
6
7
13  
6
9
Số SVVN trao đổi tại nước ngoài  
trong chương trình học (1 năm)  
6
4
4
4
5
1
1
2
5
1
2
1
2
-
6
-
7
-
6
-
Số SVVN tiếp tục bậc học cao hơn  
tại Pháp sau khi được cấp bằng  
T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG  
8
Mỗi đô thị luôn hiện  
hữu trong lòng nó những  
câu chuyện ký ức, vì thế  
diện mạo mỗi thành phố  
luôn khắc họa các nét  
riêng in đậm dấu ấn thời  
gian cùng các hình ảnh  
sống động của hiện tại  
cũng như dự báo dáng vẻ  
mới trong tương lai.  
Việc quy hoạch đô thị  
hai bên bờ sông Hồng là  
việc làm cần thiết, không  
chỉ giải quyết các vấn đề  
đứt gãy không gian cũng  
như chậm phát triển như  
hiện nay mà còn giải  
quyết bài toán kinh tế, tìm  
được lối đi riêng, nhằm  
khai thác tói ưu lợi thế  
của thành phố bên sông,  
góp phần tạo nên diện  
mạo mới cho Hà Nội.  
Hꢀnh 9. Đồ án Tốt nghiệp KTS Cảnh quan khoá 14KTCQ. Đồ án: Hà & Thành  
S¬ 40 - 2021  
9
KHOA H“C & C«NG NGHª  
Chiến lược chính của đồ án:  
- Ý tưởng lớn là lấy song Mã làm trục cảnh quan  
chính, phát triển các tuyến cảnh quan phụ kết nối sang  
song Mã, đi qua dân cư, nông nghiệp và di sản  
- Các tuyến cảnh quan phụ gồm có: tuyến cảnh quan  
nông nghiệp, tuyến cộng đồng dân cư, tuyến phát triển  
kinh tế  
Ý tưởng của đồ án bao gồm  
hai kịch bản phát triển chính:  
Kịch bản phát triển 1:  
• Đảm bảo tính liên tục của  
tuyến nông nghiệp sẵn có  
• Kết nối từ song bưởi tới  
Sông Mã  
Kịch bản phát triển 2:  
• Tuyến cộng đồng đi qua các  
làng cổ và di sản, tuyến này cũng  
giao với trục tâm linh/ di sản.  
• Và bài toán đặt ra la giải  
quyết sự giao nhau giữa hai  
tuyến như thế nào  
Hꢀnh 10. Đồ án Tốt nghiệp KTS Cảnh quan khoá 14KTCQ. Đồ án: Tây Đô  
T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG  
10  
Hꢀnh 11. Đồ án Tốt Nghiệp Khóa 15KTCQ. Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thị Thúy Ngân  
S¬ 40 - 2021  
11  
KHOA H“C & C«NG NGHª  
-
Các giờ học thực hành kiến trúc được thiết kế hữu  
Các khóa tuyển sinh từ 2015 đến nay đều duy trì số  
lượng tuyển sinh, chất lượng đầu vào được duy trì và tổ  
chức đào tạo luôn được cải tiến, không ngừng nâng cao chất  
lượng đào tạo. Khóa thứ hai 2015KTCQ đã 22 sinh viên tốt  
nghiệp và đến thời điểm này, khóa 2016KTCQ đã bắt đầu  
thực hiện đồ án tốt nghiệp. Hiện nay quy mô sinh viên đang  
đào tạo ngành kiến trúc cảnh quan là trên 250 sinh viên.  
cơ với hệ thống lý thuyết. Các giờ thực hành liên quan làm  
phong phú kiến thức về thiết kế kiến trúc khi làm đồ án, giúp  
phát triển khái niệm liên ngành và hiểu sâu hơn những khái  
niệm cụ thể về thiết kế kiến trúc và cảnh quan;  
-
Hệ thống đồ án được triển khai theo mô hình xưởng.  
Sinh viên theo học chuyên ngành Kiến trúc cảnh quan, ngoài  
các đồ án thiết kế Kiến trúc và Quy hoạch theo chương trình  
chung, từ học kỳ 2 của năm thứ 2 mỗi học kỳ từ sinh viên sẽ  
thực hành hai đồ án kiến trúc, đô thị và cảnh quan. Trọng tâm  
là thiết kế không gian kiến trúc đô thị và cảnh quan và các  
vấn đề lịch sử, khoa học, văn hoá, xã hội và môi trường.  
4.3. Một số đồ án Tốt nghiệp tiêu biểu được giải thưởng  
Đồ án “Hà & Thành”, nhóm sinh viên: Lâm Tấn Sang,  
Nguyễn Hà Thanh, Lê Chí Hiếu, 14KTCQ, giáo viên hướng  
dẫn: PGS.TS.KTS Nguyễn Tuấn Anh.  
Đồ án “Tây Đô” của sinh viên Đào Văn Việt, 14KTCQ,  
Giáo viên hướng dẫn: TS.KTS. Huỳnh Bảo Châu.  
Đồ án “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến  
4. Kết quả đào tạo  
4.1. Đào tạo Kiến trúc sư cảnh quan trong chương trình hợp  
tác với các trường kiến trúc cảnh quan của Pháp  
đường vành đai 3 – Phân đoạn Nguyễn Trãi – Giải Phóng”,  
nhóm sinh viên Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thị Thúy Ngân,  
15KTCQ, giáo viên hướng dẫn: Trần Nhật Kiên.  
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội với sự tài trợ của Tổ  
chức Đại học Pháp ngữ (AUF) và sự hợp tác của khối các  
trường Đại học Kiến trúc của Pháp (Trường Đại học Kiến  
trúc Quốc gia Normandie, Trường Đại học Kiến trúc và Cảnh  
quan Quốc gia Bordeaux, Trường Đại học Kiến trúc Quốc  
gia Toulouse) đã triển khai đào tạo về chuyên ngành Kiến  
trúc cảnh quan bằng tiếng Pháp kể từ tháng 2 năm 2010.  
Chương trình đào tạo đề xuất được thực hiện trong 2,5 năm.  
Dành cho các sinh viên đã hoàn thành và có tín chỉ chương  
trình học tập hai năm đầu ở hai khoa kiến trúc và quy hoạch,  
học kỳ đầu tiên của chương trình này sẽ bắt đầu từ học kỳ  
2 năm thứ ba.  
5. Kết luận  
Vai trò của Kiến trúc cảnh quan ngày càng được coi  
trọng và ưu tiên trong cả hoạt động thực tiễn cũng như trong  
công tác đào tạo tại các trường kiến trúc trên thế giới cũng  
như tại Việt Nam. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là một  
trong các cơ sở giáo dục đại học đầu tiên của Việt Nam xây  
dựng một chương trình đào tạo mới với cách tiếp cận hiện  
đại, chuyên biệt cùng việc tiếp thu và cung cấp phương pháp  
giảng dạy tiên tiến trên thế giới đã mang lại một chương trình  
học hoàn toàn thực tiễn và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn  
tại Việt Nam. Sau hơn 10 năm đào tạo với sự đúc kết kinh  
nghiệm và sự tham gia giảng dạy của các kiến trúc sư cảnh  
quan Pháp, cũng như sự hợp tác toàn diện của các trường  
kiến trúc cảnh quan hàng đầu của Pháp đến nay thì các Kiến  
trúc sư Cảnh quan tốt nghiệp đã đóng góp kiến thức chuyên  
môn sâu cho công cuộc xây dựng, phát triển đô thị và tạo  
dựng kiến trúc cảnh quan chuyên nghiệp tại Việt Nam./.  
Sau 10 năm đào tạo, chương trình Kiến trúc Cảnh quan  
Pháp đã tuyển sinh được 145 sinh viên (chính quy và dự  
thính), trong đó số sinh viên hệ chính quy đã tốt nghiệp là 69  
sinh viên. Số sinh viên Việt Nam được cử đi học trao đổi tại  
các trường Đại học ở Pháp là 44 sinh viên. Và số sinh viên  
tiếp tục bậc học Thạc sĩ tại Pháp sau khi tốt nghiệp chương  
trình là 13 sinh viên.  
Những sinh viên sau khi tốt nghiệp với kết quả cao, đạt  
được nhiều học bổng của các tổ chức quốc tế. Đã có tổng  
số: 06 học bổng của ĐSQ Pháp, 1 học bổng của Canada, 01  
học bổng của Tổ chức Đại học Pháp ngữ AUF dành cho các  
sinh viên đã tốt nghiệp…  
T¿i lièu tham khÀo  
1. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội – Bộ môn Kiến trúc Cảnh  
quan. (2016). Tài liệu giảng dạy môn Lý thuyết Kiến trúc Cảnh  
quan.  
Bên cạnh đó 120 sinh viên Pháp đến từ các trường Đại  
học Kiến trúc của Pháp sang học trao đổi tại trường Đại học  
Kiến trúc Hà Nội.  
2. John L. Motloch. (2001). Introduction to Landscape Design.  
3. Laurie M. (1985). Introduction to landscape architecture.  
4. Rogers E.B. (2001). Landscape design; a cultural and  
architectural history.  
4.2. Đào tạo Kiến trúc sư cảnh quan chính quy  
Năm 2014 là năm đầu tiên Trường Đại học Kiến trúc Hà  
Nội tuyển sinh ngành Kiến trúc cảnh quan. Số lượng 48 sinh  
viên trúng tuyển nhập học là một minh chứng rõ nhu cầu và  
sức hút của xã hội. Khóa 14KTCQ có 43 sinh viên tốt nghiệp  
với chất lượng đồ án nổi trội. Nhiều giải thưởng quốc gia  
hạng cao nhất đã được trao cho các đồ án tốt nghiệp sinh  
viên xuất sắc (giải thưởng Hội Quy hoạch phát triển đô thị  
Việt Nam, giải thưởng Loa thành).  
5. Jellicoe Geoffrey and Susan (2004). The Landscape of Man;  
shaping the environment from prehistory to the present day.  
6. Thacker C. (1985). The history of gardens.  
T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG  
12  
pdf 9 trang yennguyen 20/04/2022 2020
Bạn đang xem tài liệu "Kiến trúc cảnh quan - Từ thực tiễn đến đào tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfkien_truc_canh_quan_tu_thuc_tien_den_dao_tao.pdf