Khóa luận Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng khách hàng Doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG  
------------  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG XẾP HẠNG  
TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI  
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á -  
CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ  
SINH VIÊN THỰC HIỆN  
NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC  
Khóa học: 2015 - 2019  
ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG  
------------  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG XẾP HẠNG  
TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI  
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á -  
CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ  
Sinh viên thực hiện:  
Giáo viên hướng dẫn:  
Nguyễn Thị Hồng Ngọc  
Lớp: K49A Tài Chính  
Khóa học: 2015 - 2019  
Thạc Sĩ: Trần Thị Khánh Trâm  
Huế, tháng 05 năm 2019  
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU  
Với vị thế là một ngân hàng trẻ mới thành lập từ năm 2014, Ngân hàng thương  
mại cổ phần Đông Nam Á – Chi nhánh Huế đang từng bước hoàn thiện mô hình  
xếp hạng tín dụng của mình. Tuy nhiên vẫn còn nhiu hạn chế trong khâu chấm  
điểm và xếp hạng tín dụng (XHTD) nội bộ. Trên cơ sở đó, tác giả đã ứng dụng mô  
hình Z-Score để xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp ở Ngân hàng thương  
mại cổ phần Đông Nam Á – Chi nhánh Huế (SeABank Huế).  
Nội dung của khóa luận có 3 chương:  
Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa về lý luận và thực tiễn công tác XHTD của  
các ngân hàng thương mại nói chung và giới thiệu mô hình Z-Score.  
Chương 2, tác giả giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành phát triển và tình  
hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – Chi  
nhánh Huế. Tiếp theo, tác gitrình bày công tác XHTD khách hàng doanh nghiệp  
của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – Chi nhánh Huế, sau đó đưa ra  
đánh giá về công tác chấm điểm và công tác XHTD khách hàng doanh nghiệp của  
Ngân hàng cho thấy những ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại. Từ đó tác  
gichọn ngẫu nhiên 30 doanh nghiệp thuộc loại hình cổ phần hóa ngành sản xuất  
đang được xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng để vận dụng vào mô hình Z-Score trong  
XHTD khách hàng doanh nghiệp và so sánh với kết quả của mô hình XHTD nội bộ  
của Ngân hàng SeABank Huế sau đó đưa ra nhận xét. Kết quả của hai mô hình có  
sự chênh lệch nhưng con số chênh lệch là rất nhỏ không đáng kể. Cho thấy mô hình  
Z-Score có tính thực tiễn cao trong XHTD của các doanh nghiệp.  
Chương 3, tác giả đề xuất việc định hướng sử dụng mô hình Z-Score trong  
XHTD khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng, ngoài ra khóa luận cũng đã mạnh  
dạn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác xếp hạng tín  
dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng SeABank Huế.  
Lời Cảm Ơn  
Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cám  
ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Khánh Trâm đã hướng dẫn chỉ bảo  
tôi trong quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này.  
Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Tài chính-  
Ngân hàng trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình truyền đạt  
kiến thức trong gần 4 năm học tập vừa qua. Với vốn kiến thức  
được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho  
quá trình hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp mà còn là hành trang  
quý báu để tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.  
Tôi chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị trong  
Ngân hàng SeABank chi nhánh Huế đã cho phép và tạo điều kiện  
thuận lợi để tôi thực tập tại chi nhánh, giúp đỡ tôi trong quá  
trình thu thập số liệu.  
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện,  
động viện, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành Khóa luận tốt  
nghiệp và trong quãng thời gian 4 năm đại học.  
Cuối cùng tôi kính chúc Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành  
công trong sự nghiệp, đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong  
Chi nhánh SeABank Huế luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều  
thành công tốt đẹp trong công việc.  
Xin chân thành cảm ơn!  
Huế, tháng 05 năm 2019  
Sinh viên  
Nguyễn Thị Hồng Ngọc  
MỤC LỤC  
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................i  
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................ii  
DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. iii  
PHẦN I: ĐẶT VẤN Đ............................................................................................1  
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1  
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2  
2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2  
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2  
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3  
3.1. Đối tượng nghiên cu...........................................................................................3  
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3  
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................3  
5. Kết cấu khóa luận ...................................................................................................3  
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................5  
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN  
HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH Z-SCORE ...............................................5  
1.1. Tổng quan về Xếp hạng tín dụng .........................................................................5  
1.1.1. Khái niệm Xếp hạng tín dụng ..........................................................................5  
1.1.2. Vai trò của Xếp hạng tín dụng .........................................................................6  
1.1.3. Đặc điểm Xếp hạng tín dụng............................................................................8  
1.1.4. Đối tượng của Xếp hạng tín dụng ....................................................................9  
1.1.5. Quy trình Xếp hạng tín dụng..........................................................................10  
1.1.6. Nguyên tắc Xếp hạng tín dụng.......................................................................11  
1.1.7. Các phương pháp Xếp hạng tín dụng.............................................................12  
1.1.8. Sự cần thiết của Xếp hạng tín dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng .....15  
1.1.9. Thực trạng hoạt động Xếp hạng tín dụng trên thế giới và Việt Nam.............18  
1.1.9.1. Thực trạng hoạt động Xếp hạng tín dụng trên thế giới................................18  
1.1.9.2. Mô hình Xếp hạng tín dụng ở Việt Nam .....................................................21  
1.2. Giới thiệu mô hình Z- Score...............................................................................25  
1.2.1. Mô hình Z-Score áp dụng cho Công ty Tư nhân ...........................................29  
1.2.2. Mô hình Z-Score điều chỉnh áp dụng cho doanh nghiệp không sản xuất......30  
1.3. Những nghiên cứu về mô hình Z-Score .............................................................31  
1.3.1. Những nghiên cứu về mô hình Z-Score ở ngước ngoài.................................31  
1.3.2. Những nghiên cứu về mô hình Z-Score ở Việt Nam .....................................32  
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE TRONG XẾP HẠNG TÍN  
DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN  
ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HU........................................34  
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh  
Thừa Thiên Huế ........................................................................................................34  
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á.........34  
2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh  
Thừa Thiên Huế ........................................................................................................35  
2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần  
Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế ............................................................35  
2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á  
Chi Nhánh Thừa Thiên Huế...................................................................................37  
2.1.2.3. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi  
Nhánh Thừa Thiên Huế.............................................................................................38  
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông  
Nam Á Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2018...................................41  
2.2.1. Tình hình huy động vốn Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á –  
Chi nhánh Thừa Thiên Huế.......................................................................................41  
2.2.2. Tình hình dư nợ Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi  
Nhánh Thừa Thiên Huế.............................................................................................44  
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam  
Á Chi Nhánh Thừa Thiên Huế...............................................................................47  
2.3. Thực trạng công tác Xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần  
Đông Nam Á Chi Nhánh Thừa Thiên Huế ............................................................51  
2.3.1. Mục đích Xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam  
Á Chi Nhánh Thừa Thiên Huế...............................................................................51  
2.4.2. Đối tượng và Phạm vi Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng  
Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế ........................51  
2.4.3. Căn cứ Xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á  
Chi Nhánh Thừa Thiên Huế...................................................................................52  
2.4.4. Nguyên tắc chấm điểm Xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ  
Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa Thiên Huế ...................................................52  
2.4.5. Quy trình Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ  
Phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế ....................................................55  
2.4.6. Đánh giá hệ thống chấm điểm tín dụng của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần  
Đông Nam Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế .............................................................61  
2.4.6.1. Ưu điểm của hệ thống chấm điểm tín dụng .................................................61  
2.4.6.2. Nhược điểm của hệ thống chấm điểm tín dụng ...........................................62  
2.3.7. Đánh giá công tác xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân  
hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á - Chi Nhánh Thừa Thiên Huế ................62  
2.3.7.1. Ưu điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân  
hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á - Chi Nhánh Thừa Thiên Huế ................62  
2.3.7.2. Hạn chế của hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng  
Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á - Chi Nhánh Thừa Thiên Huế.........................63  
2.4. Ứng dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp  
tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á - Chi Nhánh Thừa Thiên Huế .64  
2.4.1. Khả năng dự báo của mô hình Z-Score..........................................................64  
2.4.2. Thông tin xếp hạng và điều kiện vận dụng mô hình......................................64  
2.4.2.1. Thông tin xếp hạng ......................................................................................64  
2.4.2.2. Điều kiện vận dụng ......................................................................................65  
2.4.3. Ví dụ minh họa việc sử dụng mô hình Z - Score để tính chỉ số Z .................65  
2.4.4. Kết quả vận dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng  
Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thừa Thiên Huế .........................68  
2.4.5. So sánh việc sử dụng mô hình Z-Score và mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ  
được sử dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi nhánh Thừa  
Thiên Huế..................................................................................................................69  
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP  
HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG  
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH THỪA THIÊN  
HU..........................................................................................................................76  
3.1. Định hướng sử dụng mô hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng khách hàng  
doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á - Chi Nhánh Thừa  
Thiên Huế..................................................................................................................76  
3.2. Những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện Xếp hạng tín dụng khách hàng  
doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á – Chi Nhánh Thừa  
Thiên Huế..................................................................................................................77  
3.2.1. Xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao ...................................................77  
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức phân tích tín dụng, xếp hạng tín dụng  
doanh nghiệp vay vốn ...............................................................................................78  
3.2.3. Công nghệ thông tin là nền tảng của ngân hàng hiện đại ..............................79  
3.2.4. Xây dựng hệ thống thu thập thông tin riêng của ngân hàng ..........................80  
3.2.5. Xây dựng chiến lược khách hàng...................................................................80  
3.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước ....................................................81  
3.3.1. Tạo môi trường cho hoạt động kinh doanh tín nhiệm phát triển ...................81  
3.3.2. Xây dựng hệ thống kế toán thống nhất, đồng bộ và thực hiện chế độ kiểm  
toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp....................................................................82  
3.3.3. Xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy...................82  
3.3.4. Nâng cao vai trò và thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng – CIC............83  
PHẦN III: KẾT LUẬN...........................................................................................84  
1. Nhận xét kết quả nghiên cứu ................................................................................84  
2. Hạn chế của khóa luận..........................................................................................84  
3. Hướng phát triển của khóa luận............................................................................85  
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................86  
PHỤ LC.................................................................................................................87  
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  
DN  
Doanh nghiệp  
KH  
Khách hàng  
NHTM  
NHTM CP  
NHNN  
TCTD  
CBTD  
XHTD  
HOSE  
BCTC  
CTCP  
Ngân hàng thương mại  
Ngân hàng thương mại cổ phần  
Ngân hàng Nhà nước  
Tổ chức tín dụng  
Cán bộ tín dụng  
Xếp hạng tín dụng  
Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh  
Báo cáo tài chính  
Công ty cổ phần  
i
DANH MỤC BẢNG BIỂU  
Bng 1.1: Các chstài chính sdng trong xếp hng tín dng ca Fitch..............20  
Bng 2.1: Tình hình huy động vn ca Ngân hàng SeABank Huế giai đoạn 2016-  
2018...........................................................................................................................42  
Bng 2.3: Tình hình dư nợ ca Ngân hàng SeABank Huế giai đon 2016-2018....45  
Bng 2.4: Tình hình kết qukinh doanh ca Ngân hàng SeABank Huế giai đoạn  
2016-2018..................................................................................................................48  
Bng 2.5: Bảng đánh giá xếp hng Doanh nghip và phân loi nhóm nca hệ  
thng xếp hng tín nhim doanh nghip ti Ngân hàng SeABank ...........................53  
Bảng 2.6: Khung điểm tương ứng ca tng quy mô doanh nghip..........................56  
Bng 2.7: Các chỉ tiêu phi tài chính tính điểm theo các loi hình doanh nghip......60  
Bng 2.8: Ttrng phn tài chính và phi tài ca hthng xếp hng tín nhim doanh  
nghip ti SeABank...................................................................................................61  
Bng 2.9: Khả năng dbáo ca chsZ-Score thc tế............................................64  
Bng 2.10: Thông tin thu thp tBCTC ca Tập đoàn Hòa Phát năm 2018 ...........66  
Bng 2.11: Các tsố để tính Z-Score ca Tập đoàn Hòa Phát.................................67  
Bng 2.12: Số nguy cơ phá sản ca 30 doanh nghip thhin qua chsZ-Score  
năm 2018...................................................................................................................69  
Bng 2.13: Kết quxếp hng tín dng theo mô hình Z-Score và xếp hng tín dng  
ni bti SeABank Huế ca 30 doanh nghiệp được chn .......................................69  
Bng 2.14: Kết quso sánh gia mô hình Z-Score và mô hình xếp hng tín dng ni  
bti ngân hàng SeABank Huế ca 30 doanh nghiệp được chn............................71  
Bng 2.15: Tóm tt BCTC kiểm toán năm 2018 của doanh nghip s8 .................72  
Bng 2.16: Tóm tt BCTC kiểm toán năm 2018 của doanh nghip s14 ...............73  
Bng 2.17: Tóm tt BCTC kiểm toán năm 2018 ca doanh nghip s25 ...............75  
ii  
DANH MỤC SƠ ĐỒ  
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của SeABank Huế.......................................................38  
Sơ đồ 2.2: Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng  
SeABank Huế............................................................................................................55  
iii  
Khóa lun tt nghip  
1. Lý do chọn đề tài  
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ  
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, hoạt động tín dụng là nghiệp vụ cơ  
bản, chiếm vai trò quan trọng nhất vì nó là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu cho ngân  
hàng. Tuy nhiên, đây cũng là nghiệp vụ tập trung hầu hết các rủi ro nghiêm trọng,  
gây tổn thất lớn cho NHTM. Vì vậy, việc thực hiện quản trị rủi ro nhất là rủi ro tín  
dụng nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng là một yêu cầu khách  
quan, là điều kiện sống còn để ổn định và phát triển NHTM. Với thực tế là doanh  
số cho vay, thu nợ và dư nợ đối với DN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín  
dụng của các NHTM, cho nên hạn chế rủi ro tín dụng đối với DN vay vốn mà vẫn  
mở rộng tín dụng đối với chủ thể này là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của các  
ngân hàng. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, dư nợ tín dụng ngân hàng có xu  
hướng gia tăng mạnh, do nhu cầu vốn đầu tư tăng để mở rộng sản xuất, kinh doanh  
đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế cao trong bối cảnh hoạt động của thị trường  
chứng khoán, thị trường vốn còn hạn chế, đó là điều kiện thuận lợi cho NHTM,  
nhưng cũng gây áp lực lên hoạt động ngân hàng, tiềm ẩn những rủi ro tín dụng, đòi  
hỏi các NHTM phải có những giải pháp hữu hiệu giảm thiểu tình trạng này. Trong  
đó, một giải pháp quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động đánh giá khách  
hàng và quản trị rủi ro đã và đang được NHTM Việt Nam xây dựng và khai thác  
chính là công tác XHTD. XHTD các DN vay vốn trở thành vấn đề khá “nóng” đối  
với NHNN cũng như các NHTM Việt Nam, việc các ngân hàng phải đối mặt với rủi  
ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi. Một trong những kỹ thuật quản trị rủi ro tín  
dụng của NHTM là sử dụng phân tích chấm điểm để xếp hạng uy tín của các khách  
hàng. Mỗi ngân hàng xây dựng một hệ thống XHTD dựa trên các yêu cầu của  
NHNN. Tuy nhiên, việc chấm điểm XHTD cho các DN đôi khi lại đem đến kết quả  
chưa chính xác do thông tin không đầy đủ. Hiện nay các NHTM ở Việt Nam dựa  
vào kết quả XHTD nội bộ để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, chỉ tiêu cơ bản trong chấm  
điểm và xếp hạng tín dụng của khách hàng hiện nay của một số NHTM vẫn chưa  
phản ánh chính xác rủi ro, nhất là tình trạng các công ty sắp phá sản vẫn được xếp  
1
Khóa lun tt nghip  
hạng an toàn. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể dự báo một công ty có khả năng phá sản  
hay không bằng nhiều mô hình, có thể kể đến mô hình Z-Score.  
NHTM cổ phần Đông Nam Á- Chi nhánh Huế mới thành lập năm 2014 đã  
áp dụng hệ thống XHTD nội bộ đưa vào sử dụng năm 2014. Tuy nhiên trong quá  
trình nghiên cứu tác giả thấy hệ thống XHTD nội bộ của ngân hàng vẫn còn bộc lộ  
một số hạn chế. Việc đề xuất một mô hình thống kê định lượng để hoàn thiện hơn  
hệ thống XHTD tại NHTM cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Huế là một vấn đề  
mang tính tất yếu và chiến lược. Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài:  
“Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng khách hàng Doanh  
nghiệp tại NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế”.  
2. Mục tiêu nghiên cứu  
2.1. Mục tiêu chung  
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về hoạt động XHTD tại  
NHTM và mô hình Z-Score, từ đó tác giả ứng dụng mô hình Z-Score trong việc  
XHTD cho ngân NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế.  
2.2. Mục tiêu cụ thể  
- Hệ thống hóa các lý luận liên quan đến NHTM về hoạt động việc xếp hạng  
tín dụng của ngân hàng.  
- Đánh giá tình trạng XHTD tại NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh  
Thừa Thiên Huế.  
- Giới thiệu về mô hình Z-Score.  
- Vận dụng mô hình Z-Score vào công tác XHTD nhằm đánh giá rủi ro tín  
dụng tại NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế và từ đó so  
sánh kết quả XHTD giữa hai mô hình.  
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác XHTD tại NHTM cphần Đông  
Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế.  
2
Khóa lun tt nghip  
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  
3.1. Đối tượng nghiên cứu  
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng và việc vận dụng mô  
hình Z-Score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM cổ phần  
Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế.  
3.2. Phạm vi nghiên cứu  
- Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu tại NHTM cổ phần Đông Nam Á -  
Chi nhánh Thừa Thiên Huế.  
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2016 - 2018.  
4. Phương pháp nghiên cứu  
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm những nguồn tài liệu tham khảo  
từ sách báo, Internet, đề tài nghiên cứu khoa học và sự hướng dẫn của giảng viên  
hướng dẫn.  
- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ báo cáo tổng kết hoạt  
động kinh doanh của NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế và  
báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các DN có quan hệ tín  
dụng tại ngân hàng.  
- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê dưới sự hỗ trợ  
của phần mềm Excel để so sánh với kết quả chấm điểm tín dụng nghiệp tại NHTM  
cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế.  
5. Kết cấu khóa luận  
- Phần I: Đặt vấn đ.  
- Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu.  
+ Chương 1: Tổng quan về Xếp hạng tín dụng trong NHTM và mô hình  
Z-Score.  
+ Chương 2: Vận dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng khách  
hàng doanh nghiệp tại NHTM cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên  
Huế.  
3
Khóa lun tt nghip  
+ Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác  
Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM cổ phần Đông Nam Á  
- Chi nhánh Thừa Thiên Huế.  
- Phần 3: Kết luận.  
4
Khóa lun tt nghip  
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN  
HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MÔ HÌNH Z-SCORE  
1.1. Tổng quan về Xếp hạng tín dụng  
1.1.1. Khái niệm Xếp hạng tín dụng  
Bắt đầu từ thập kỷ 70, dự báo rủi ro tài chính đã trở thành một hướng phát  
triển mạnh mẽ của mô hình hóa xác suất thống kê. Khi nhắc tới rủi ro tài chính gần  
như ngay lập tức người ta liên tưởng tới hoạt động quản lý danh mục đầu tư, định  
giá quyền chọn (option) và các công cụ tài chính khác. Công thức định giá quyền  
chọn (option) BlackScholes, bài viết về định giá trái phiếu công ty của Merton, ... là  
những khái niệm quen thuộc. Và XHTD cũng là một trong những hoạt động nhằm  
quản lí rủi ro tài chính chính mà các tổ chức tài chính trên thế giới, thậm chí cả quốc  
gia quan tâm và ứng dụng từ rất sớm.  
XHTD (credit ratings) là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Anh (“credit”: sự tín  
nhiệm, “ratings”: sự xếp hạng) do John Moody đưa ra vào năm 1909 trong cuốn  
“cẩm nang chứng khoán đường sắt” khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố  
bảng xếp hạng tín nhiệm lần đầu tiên cho 1.500 loại trái phiếu của 250 công ty theo  
một hệ thống ký hiệu gổm 3 chữ cái A, B, C được xếp lần lượt là Aaa đến C (hiện  
nay những ký hiệu này đã trở thành chuẩn mực quốc tế).  
Tuy nhiên XHTD chỉ phát triển nhanh ở Mỹ sau cuộc khủng hoảng kinh tế  
năm 1929 – 1933 khi hàng loạt các công ty vay nợ bị phá sản và vỡ nợ. Thời kỳ này  
chính phủ Hoa Kỳ đã có nhiều quy định về việc cấm các định chế đầu tư (các quỹ  
hưu trí, các quỹ bảo hiểm, ngân hàng dự trữ) bỏ vốn đầu tư mua trái phiếu có độ tin  
cậy thấp dưới mức an toàn trong bảng xếp hạng tín nhiệm. Những quy định này đã  
làm cho uy tín của các công ty XHTD ngày một lên cao. Song trong suốt hơn 50  
năm, việc XHTD chỉ phổ biến ở Mỹ, chỉ từ những năm 1970 đến nay, dịch vụ  
XHTD mới được mở rộng và phát triển khá mạnh ở nhiều nước.  
5
Khóa lun tt nghip  
Theo công ty Moody’s thì “XHTD” là ý kiến về khả năng và sự sẵn sàng của  
một nhà phát hành trong việc thanh toán đúng hạn cho một khoản nợ nhất định  
trong suốt thời hạn tồn tại của khoản nợ”.  
Theo từ điển thị trường chứng khoán, “XHTD” là cách ước tính chính thức tín  
nhiệm từ trước đến nay của cá nhân hay công ty về khả năng chi trả bao gồm tất cả  
các số liệu kiểm tra, phân tích, hồ sơ lưu trữ về khả năng trách nhiệm tín dụng của  
cá nhân và công ty kinh doanh”.  
Từ các định nghĩa trên, chúng ta đưa ra định nghĩa chung: “XHTD doanh  
nghiệp là đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng  
phát triển trong tương lai của doanh nghiệp được xếp hạng từ đó xác định được  
mức độ rủi ro không trả được nợ và khả năng trả nợ trong tương lai”.  
Hệ thống XHTD dùng để đánh giá mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tài  
chính của cả 2 nhóm khách hàng DN và khách hàng cá nhân (thể nhân). Trong  
phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích và nghiên cứu hệ thống  
XHTD dành cho nhóm khách hàng DN.  
1.1.2. Vai trò ca Xếp hng tín dng  
Đối với các tổ chức tín dụng  
Hệ thống ngân hàng chiếm một vị trí quan trọng như là huyết mạch của nền  
kinh tế với vai trò cung cấp các sản phẩm dịch vụ chủ yếu trong quá trình hoạt động  
của các doanh nghiệp. Trong đó, tín dụng là một phần quan trọng nhất của hoạt  
động ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc  
biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu  
minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế,… Nợ xấu  
luôn tồn tại ở bất cứ ngân hàng nào từ ngân hàng nhỏ đến ngân hàng hàng đầu thế  
giới vì nó là một phần tất yếu của hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiệu quả  
của quản trị rủi ro tín dụng là kiểm soát được nợ xấu ở một mức độ nhất định đảm  
bảo cho sự hoạt động bền vững của ngân hàng.  
6
Khóa lun tt nghip  
Chính vì thế XHTD nhằm hạn chế và giới hạn rủi ro ở mức mục tiêu nhằm  
đảm bảo ổn định thanh khoản và thích ứng các tình huống xấu có thể xảy ra, đồng  
thời XHTD cũng hỗ trợ cho các TCTD phân loại nợ và trích lập rủi ro tiến tới mục  
tiêu tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng.  
Giúp ngân hàng quản lí tốt hơn danh mục tín dụng: giám sát và đánh giá các  
khoản tín dụng cho biết khoản vay có chất lượng tốt hay đang có xu hướng xấu đi,  
từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời, đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư thông qua  
việc giám sát thay đổi dư nợ và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã được  
xếp hạng, giúp kiểm soát được mức độ tín dụng của khách hàng và phát triển chiến  
lược hướng tới các khách hàng tốt và rủi ro ít hơn.  
XHTD giúp ngân hàng giảm chi phí và thời gian ra quyết định cho vay thông  
qua thc hiện chính sách khách hàng như hạn mức cho vay, thời hạn cho vay, giá trị  
tài sản đảm bảo cần cho khoản vay, lãi suất cho vay.  
Đối với nhà đầu tư  
XHTD giúp cho nhà đầu tư có một công cụ để đánh giá rủi ro tín dụng, giảm  
thiểu chi phi thu nhập, phân tích giám sát khả năng trả nợ của các tổ chức phát hành  
trái phiếu, công cụ nợ. Đồng thời nhà đầu tư cũng có thể nhận mức lãi suất cao hơn  
do giảm bớt được trung gian tài chính trong quá trình lưu thông tiền tệ.  
Đối với doanh nghiệp được xếp hạng  
Kết quả XHTD có sự ảnh hưởng rất lớn đến bản thân các DN, đặc biệt sự  
thành công của DN trên thị trường vốn khi thực hiện huy động vốn. Kết quả XHTD  
sẽ đánh giá mức độ uy tín của DN trên thị trường. Đặc biệt đối với các nhà phát  
hành lần đầu ra công chúng hoặc quan hệ tín dụng lần đầu tiên tại các tổ chức tín  
dụng, uy tín sẽ gia tăng nhiều lần nếu kết quả xếp hạng cao được công bố từ các tổ  
chức xếp hạng có danh tiếng trên thế giới. Và trong tình hình kinh tế có nhiều bất  
ổn, doanh nghiệp nào giữ vững được vị trí xếp hạng thì sẽ càng thu hút được nhiều  
nhà đầu tư.  
7
Khóa lun tt nghip  
Ngoài ra, các công ty có kết quả xếp hạng tín nhiệm càng cao thì càng thu hút  
được nhiều nhà đầu tư, tăng khả năng huy động vốn, chi phí vay vốn càng giảm.  
Đối với thị trường tài chính  
Theo xu thế phát triển chung của thế giới, ngày nay hầu hết trên các thị  
trường tài chính của các nước đều tồn tại các tổ chức XHTD. Kết quả XHTD là  
nguồn thông tin vô cùng quan trọng để các nhà điều hành vĩ mô có thể sử dụng như  
một công cụ giám sát thị trường, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư. Đồng thời kết  
qủa xếp hạng cũng là báo hiệu để các cơ quan quản lý kịp thời điều chỉnh các chính  
sách, kế hoạch sao cho nền kinh tế đi vào trạng thái phát triển bền vững. Ngoài ra,  
XHTD doanh nghiệp cũng đóng vai trò quảng bá hình ảnh cho các tổ chức, DN và  
cung cấp thông tin cho đối tác, tạo lập niềm tin cho thị trường.  
1.1.3. Đặc điểm Xếp hạng tín dụng  
- Xếp hạng tín dụng được tiến hành dựa trên những thông tin thu thập được từ  
những đối tượng được XHTD, và những nguồn thông tin được coi là đáng tin cậy.  
- Xếp hạng tín dụng không phải là một sự giới thiệu để mua hay bán một đối  
tượng nào đó, cũng không phải là lời khuyên tài trợ, đầu tư hoặc nắm giữ các công  
cụ nợ mà XHTD chỉ thực hiện chức năng độc lập là đánh giá mức độ rủi ro tín dụng  
hay mức độ tín dụng của một đối tượng được xếp hạng. Chúng chỉ là một trong  
những nhân tố mà nhà đầu tư và các nhà tài trợ nên tham khảo trước khi ra quyết  
định đầu tư, tài trợ.  
- Kết quả XHTD chỉ là một tiêu chí phục vụ cho quá trình đưa ra các quyết  
định và có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định. XHTD không đảm bảo  
tuyệt đối chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng trong tương lai.  
Như vậy, XHTD là một nhân tố quan trọng, nhưng không thể thay thế hoàn  
toàn cho việc thuyết minh về tính đáng tin cậy của đối tượng được XHTD.  
8
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 105 trang yennguyen 04/04/2022 8520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng mô hình Z-Score trong Xếp hạng tín dụng khách hàng Doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_mo_hinh_z_score_trong_xep_hang_tin_dung_k.pdf