Giáo trình Xử lý các tình huống khẩn cấp trên biển - Ngành/nghề: Điều khiển tàu biển

CC HÀNG HI VIT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HC: XLÝ CÁC TÌNH HUNG  
KHN CP TRÊN BIN  
NGÀNH/NGH: ĐIỀU KHIN TÀU BIN  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....của ...........)  
Hi phòng, năm 2017  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu  
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
i
LỜI GIỚI THIỆU  
Đào tạo người đi biển là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của trường  
Cao đẳng Hàng hải I, nhằm cung cấp cho ngành vận tải biển Việt Nam và quốc tế  
những thuyền viên giỏi về chuyên môn, vững vàng nghiệp vụ, xử lý an toàn, ứng  
phó kịp thời với những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trên biển. Để góp phần  
cho sự nghiệp đào tạo này, chúng tôi đã biên soạn giáo trình “XỬ LÝ TÌNH  
HUỐNG KHẨN CẤP TRÊN BIẺN” là giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập cho  
hệ Cao đẳng Điều khiển tàu biển trong nhà trường, nhằm góp phần nâng cao chất  
lượng nguồn nhân lực hàng hải, đáp ứng yêu cầu của công ước quốc tế về tiêu  
chuẩn huấn luyện, cấp chứng nhận và trực ca cho người đi biển STCW 78/2010,  
đồng thời giáo trình cũng là tài liệu tham khảo cho các đọc giả trong ngành hàng  
hải và các lĩnh vực liên quan.  
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi thiếu sót, nhóm biên  
soạn rất mong nhận được sự đóng góp và phê bình của bạn đọc để bổ sung cho  
giáo trình này hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau.  
Nhóm biên soạn xin trân trọng cám ơn./.  
Hải phòng, ngày 25 tháng 9 năm 2017  
Tham gia biên soạn  
1. ThS. Cao Đức Bản - Chủ biên  
2. ThS. Thái Văn Khoa  
3. ThS. Nguyễn Đức Trung  
ii  
MC LC  
Trang  
iii  
 
iv  
v
vi  
DANH MC HÌNH  
Trang  
vii  
 
GIÁO TRÌNH MÔN HC XLÝ CÁC TÌNH HUNG KHN CP  
TRÊN BIN  
Mã môn học: MH.6840109.36  
1. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học  
- Vị trí:Đây là môn học chuyên môn được thực hiện kỳ I năm học thứ hai.  
- Tính chất: Đây là môn lý thuyết được sử dụng tình huống minh họa để tăng  
cường khả năng xử lý các tình huống khẩn cấp trên biển cho người học trong  
thực tiễn công việc.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học có ý nghĩa quan trọng khi xử lý các  
tình huống khẩn cấp trên biển  
2. Mục tiêu của môn học:  
- Về kiến thức:Trình bày được nguyên tắc chung xử lý tai nạn sự cố hàng hải,  
các tín hiệu cấp cứu, quy trình xử lý các tình huống và thủ tục khẩn cấp trên  
biển;  
- Về kỹ năng:Thực hiện được đúng, chính xác nhiệm vụ khi có sự cố tai nạn  
hàng hải xảy ra một cách có hiệu quả, giảm nhẹ được các tổn thất phát sinh  
không đáng có;  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:Rèn luyện ý thức, trách nhiệm về phòng  
ngừa sự cố hàng hải, tích cực tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ trong huấn luyện  
thực tập, sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp trên biển.  
3. Nội dung của môn học:  
1
 
CHƯƠNG 1. NGUYÊN TC CHUNG XLÝ CÁC TAI NN SCỐ  
HÀNG HI  
Mã chương: MH.6840109.36.01  
Giới thiệu:  
Chương 1 đưa ra khái niệm các tình huống khẩn cấp trên biển, mục đích  
của việc xử lý các tình huống khẩn cấp trên biển, các nguyên tắc chung khi xử lý  
theo đúng quy trình nhằm đạt được mục tiêu là giảm thiểu tổn thấtvà tập hợp các  
tài liệu hồ sơ liên quan đến sự cố.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được các tình huống khẩn cấp trên biển, các tín hiệu khẩn cấp;  
- Hiểu được các nguyên nhân xảy ra các sự cố, mục đích và nguyên tắc xử lý  
tình huống khẩn cấp, các tài liệu có liên quan đến sự cố, giải quyết các tình  
huống khẩn cấp trên biển;  
- Rèn luyện ý thức, trách nhiệm về phòng ngừa sự cố hàng hải, tính cẩn thận,  
nhanh chóng khi có sự cố xảy ra trên tàu.  
Nội dung chính:  
1. Các tình hung khn cp  
Tình huống khẩn cấp trên biển là tình huống khi có sự cố tai nạn hàng hải  
xảy ra đe dọa đến sự an toàn của tàu, con người, hàng hóa hay môi trường.  
Có rất nhiều sự cố hàng hải mà người đi biển có thể gặp phải như máy  
chính hỏng, máy lái hỏng, tàu bị đâm va, tàu mắc cạn, cháy trên tàu, hàng  
hóa bị dịch chuyển, nước vào tàu, sự cố tràn dầu, người bị thương, ốm nặng  
hoặc chết, tàu bị cướp biển, người rơi xuống biển, cứu hộ và yêu cầu cứu  
hộ…Khi sự cố, tai nạn hàng hải xảy ra thường gây ra hậu quả buộc thuyền  
trưởng, các sỹ quan và thuyền viên trên tàu và các bên liên quan phải có  
biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả. Mức độ thiệt hại liên quan đến  
hậu quả của một tai nạn sự cố phụ thuộc nhiều vào khả năng xử lý của  
thuyền trưởng, các sỹ quan và thuyền viên trên tàu kết hợp với sự hỗ trợ từ  
công ty quản lý, các bên liên quan. Trong đó hành động xử lý của thuyền bộ  
những người trực tiếp tham gia điều khiển tàu đóng vai trò quan trọng nhất,  
chính vì vậy những người đi biển cần phải có đủ kinh nghiệm, có đủ kiến  
thức và kỹ năng cũng như khả năng giữ được bình tĩnh, khẩn trương, có tổ  
chức trong việc xử lý tình huống khẩn cấp trên biển.  
2
   
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn hàng hải, an  
ninh hàng hải và khai thác tàu hiệu quả trong môi trường đại dương sạch,  
các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Tổ chức hàng hải quốc tế IMO (International  
Maritime Organization), các quốc gia có tàu biển trên thế giới, các Công ty  
bảo hiểm, các phòng nghiệp vụ chủ tàu đã không ngừng xây dựng và triển  
khai các biện pháp quản lý, khai thác, vận hành tàu sao cho hạn chế rủi ro,  
tai nạn hàng hải. Đã có rất nhiều tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật mới  
được ứng dụng vào lĩnh vực hàng hải như việc dẫn đường bằng vệ tinh, áp  
dụng các hệ thống tự động hỗ trợ hàng hải, các thiết bị cảnh báo sớm, tuy  
nhiên sự cố tai nạn trên biển vẫn tiếp diễn xảy ra và thậm chí có những lúc  
tần xuất các sự cố và tai nạn hàng hải còn gia tăng mà không thể loại bỏ  
hoàn toàn.  
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các sự cố, tai nạn hàng hải như sự chủ  
quan thiếu trách nhiệm của người điều khiển tàu, thuyền viên chưa được  
huấn luyện thành thạo trước khi xuống tàu, các thiếu sót và hạn chế của máy  
móc trang thiết bị, điều kiện ngoại cảnh và các nguyên nhân bất khả kháng  
như bão gió, sóng thần, bạo động, khủng bố, chiến tranh, hành động phá  
hoại, hành động thù địch…  
2. Các tín hiệu khẩn cấp  
2.1. Những tín hiệu sau đây sử dụng hoặc trưng ra cùng một lúc hay riêng rẽ,  
báo hiệu tàu thuyền bị nạn và cần trợ giúp:  
2.1.1. Cứ cách khoảng 1 phút cho nổ một phát súng hoặc tiếng nổ nào khác;  
2.1.2. Dùng bất kỳ một thiết bị phát tín hiệu sương mù nào đó để phát ra âm  
thanh liên tục;  
2.1.3. Từng thời gian ngắn bắn một pháo hoa hoặc bắn đạn có tín hiệu hình  
sao màu đỏ;  
2.1.4. Dùng các phương tiện thông tin khác phát ra tín hiệu moóc sơ …--- …  
(SOS);  
2.1.5. Dùng vô tuyến điện thoại phát ra tiếng MAYDAY;  
2.1.6. Tín hiệu cấp cứu NC theo luật tín hiệu quốc tế;  
2.1.7. Treo một tín hiệu gồm 1 cờ hình vuông ở bên trên hay bên dưới một  
quả cầu hoặc một vật có dạng hình cầu;  
2.1.8. Đốt lửa trên tàu thuyền (như đốt thùng nhựa, thùng dầu);  
2.1.9. Pháo sáng có dù hay pháo cầm tay phát ra ánh sáng màu đỏ;  
2.1.10. Phát tín hiệu có các đám khói màu da cam;  
3
 
2.1.11. Dang hai cánh tay ra và từ từ giơ lên hạ xuống nhiều lần;  
2.1.12. Cảnh báo bị nạn bằng cách gọi chọn số (DSC) trên kênh:  
- VHF kênh 70, hoặc  
- Kênh MF/HF trên tần số 2187,5 kHz; 8414,5 kHz; 4207,5 kHz; 6312 KHz;  
12577 kHz hoặc 16804,5 kHz;  
2.1.13. Cảnh báo bị nạn từ tàu đến bờ được truyền bởi hệ thống Inmarsat của  
tàu hoặc các trạm cung cấp dịch vụ điện thoại vệ tinh của tàu trên mặt đất;  
2.1.14. Phát tín hiệu bằng vô tuyến điện định vị chỉ báo vị trí tàu bị nạn  
(EPIRB);  
2.1.15. Phát tín hiệu đã được chấp thuận bằng hệ thống thông tin liên lạc vô  
tuyến điện, kể cả bằng thiết bị phát báo radar của phương tiện cứu sinh.  
2.2. Cấm sử dụng hoặc trưng ra một trong số các tín hiệu trên vào mục đích  
khác, ngoài trường hợp bị nạn xin cấp cứu. Cấm sử dụng những tín hiệu  
khác có thể nhầm lẫn với những tín hiệu kể trên.  
2.3. Cần lưu ý đến những Chương có liên quan trong Bộ luật về tín hiệu  
quốc tế, Sổ tay về tìm kiếm và cứu nạn dùng cho các thương thuyền quyển  
số 3 và sử dụng các tín hiệu sau đây:  
2.3.1.Giơ ra một mảnh vải màu da cam với hoặc một hình vuông và một  
hình tròn màu đen hoặc một dấu hiệu tượng trưng khác thích hợp (để dễ  
nhận biết được từ trên không);  
2.3.2. Tạo ra vệt màu trên mặt nước.  
3. Mục đích, nguyên tc ca vic xlý các tình hung khn cp trên bin  
3.1. Mục đích  
Khi tai nạn sự cố hàng hải xảy ra, thuyền viên trên tàu và đặc biệt là  
thuyền trưởng phải biết cách xử lý ứng phó với sự cố một cách kịp thời, chính  
xác và hiệu quả. Do tàu và hàng hoá là tài sản lớn, sinh mạng con người là vô  
giá, nếu xử lý không tốt có thể dẫn tới tổn thất lớn hơn về con người, tàu, hàng  
hóa và môi trường hoặc làm phát sinh các chi phí khác không cần thiết, ảnh  
hưởng đến việc đòi bồi thường tổn thất từ bảo hiểm và dẫn đến tranh chấp giữa  
các bên hữu quan. Vì vậy, mục đích của công tác xử lý tình huống khẩn cấp là  
phải thoả mãn các yêu cầu sau:  
- Hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất do tai nạn, sự cố gây ra;  
- Đánh giá sơ bộ mức độ tổn thất một cách khách quan của mỗi bên;  
4
   
- Thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định, tập hợp đầy đủ các bằng  
chứng giấy tờ cung cấp cho các bên hữu quan để bồi thường tổn thất, yêu cầu  
bảo hiểm, bảo vệ lợi ích của chủ tàu, thuyền viên và đưa ra các bài học kinh  
nghiệm trong việc hạn chế và đề phòng các tổn thất tương tự trong tương lai.  
3.2. Nguyên tc xlý  
Khi xảy ra sự cố, thuyền trưởng phải ngay lập tức áp dụng các biện pháp  
phù hợp, nhằm hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất cũng như đảm bảo an toàn cho  
tàu, con người và tài sản trên tàu, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Nếu chắc chắn  
rằng không thể cứu được tàu, thuyền trưởng cần đưa ra quyết định công bố việc  
rời bỏ tàu để đảm bảo an toàn sinh mạng cho người trên tàu và khẩn trương tổ  
chức rời bỏ tàu an toàn.  
Xác định mức độ tổn thất, thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất và  
tăng khả năng an toàn cho tàu, hàng hoá, thuyền viên và hành khách trên tàu.  
Nếu điều kiện cho phép, thuyền trưởng phải thông báo càng sớm càng tốt  
cho chủ tàu và các bên liên quan khác về tình hình sự cố bằng phương pháp  
thông tin liên lạc nhanh nhất đồng thời xin sự chỉ đạo và hướng dẫn các biện  
pháp xử lý tiếp theo.  
Hình 1.1 - Mt tai nn scố đặc bit nghiêm trng trên bin  
5
   
Sau khi xác định không còn nguy hiểm trực tiếp đến tàu, hàng hoá, thuyền  
viên và hành khách trên tàu thì thuyền trưởng phải cho tiến hành kiểm tra mức  
độ của hư hỏng có ảnh hưởng đến an toàn của tàu hay không nếu có thì phải tiến  
hành khắc phục, nếu thuyền viên không tự khắc phục được thì phải cho sửa chữa  
tạm thời để đưa tàu đến cảng gần nhất để sửa chữa, điện báo cho chủ tàu và các  
bên liên quan để thu xếp sửa chữa, đồng thời tiến hành thu thập các thông tin  
cần thiết và ghi chép phù hợp vào các loại nhật ký trên tàu như ghi chép vào  
nhật ký boong, nhật ký máy, nhật ký vô tuyến điện, nhật ký điều động, (Deck  
log book, Engine log book, Radio log book, bell book), lưu dữ liệu liên quan đến  
tai nạn sự cố trong thiết bị lưu giữ thông tin hành trình (VDR/  
SVDR).  
Khi đến cng gn nht, thuyền trưng phi gi cho chtàu báo cáo và các  
hồ sơ giấy tcn thiết. Nếu scố gây ra hư hỏng hàng hoá, hay có bt kcác  
tn tht trc tiếp hay gián tiếp phát sinh tvvic, thì thuyền trưởng trên cơ sở  
các hướng dn tchủ tàu, người qun lý tàu phi trin khai thtc trình kháng  
nghhàng hi ti cng và gi chủ tàu, người qun lý tàu các báo cáo theo yêu  
cu.  
4. Gii quyết các tình hung khn cp trên bin  
4.1. Xlý vmt kthut thc hin theo quy trình qun lý an toàn  
Thông thường xlý scvmt kthuật được tiến hành theo schỉ đạo  
ca kthut công ty qun lý tàu. Phòng kthut công ty y nhim cho một đơn  
vtiến hành sa cha theo danh mc yêu cu sa cha ca tàu và biên bn giám  
định. Danh mc sa cha là kết quả trao đổi thng nht gia phòng kthut và  
thuyền trưởng trên cơ sở ca biên bản giám định hư hỏng tàu ca bo him,  
đồng thi phi tuân theo schdn của cơ quan đăng kiểm và kết qukho sát  
chung gia phòng kthut chtàu với đơn vị sa cha.  
Sau khi xác định gii hn sa cha, thuyền trưởng phi ghi vào báo cáo  
tai nn scvà yêu cu sa cha:  
- Nhng hng mc tiến hành sa cha ngay;  
- Nhng hng mục để li stiến hành sa cha sau này.  
4.2. Báo cáo tai nn hàng hi  
Theo thông tư số 13/2017/TT–BLĐTBXH ngày 15/5/2017 của BLao  
động thương binh – Xã hội Quy định về khai báo, điều tra, thng kê và báo cáo  
tai nạn lao động hàng hi.  
6
     
4.3. Thông tin liên lc khi có tình hung khn cp  
Khi có tình hung khn cp, thuyn trưởng sliên lc với người cn thiết  
bng thiết bthông tin nhanh và hiu qunhất có trên tàu như điện thoi cm  
tay, điện thoi qua vtinh, hoặc điện thoi qua trm b,...Thuyền trưởng cũng  
có thliên lc vi bt cứ người nào trong ban lãnh đạo công ty hay các nhân  
viên liên quan trong “Danh sách liên lạc khn cấp” để truyền đạt thông tin. Quy  
trình liên lc khn cp có thể được tham kho trong stay qun lý an toàn công  
ty, xem trong phlc III.  
Trưng hp không liên lạc được vi công ty, khi tình hung khn cp xy  
ra trên biển đối vi tàu mang cVit Nam, thuyền trưởng phi báo ngay về  
“Trung tâm phối hp tìm kiếm cu nn Việt Nam” bằng các hình thc Email,  
Fax, điện thoi và sdng các tn sliên lc trực canh theo quy định ca hệ  
thng tìm kiếm cu nn toàn cầu đi với các đài thông tin mặt đất duyên hi ca  
Vit Nam nếu xét thy cn thiết.  
5. Tp hp các tài liệu có liên quan đến scố  
Mt bhồ sơ liên quan đến các tai nn schàng hi phi bao gm các  
trích sao các nht ký trên tàu, bn sao có xác nhn ca thuyền trưởng các bng  
cp thuyn viên và giy chng nhn ca tàu, kháng nghhàng hi, báo cáo tai  
nn hàng hi, các li khai ca nhân chng trên tàu, bn sao hải đồ nơi và thời  
gian xy ra tai nn sc, các bn thu thi tiết Faxsimile, thông tin tInmarsat C  
(EGC), bản tin Navtex liên quan đến tai nn scố. Sau đây sẽ đề cp chi tiết hơn  
vcác nht ký, các giy chng nhn, kháng nghhàng hi.  
5.1. Nht ký  
Do đặc thù hoạt động ca tàu bin là một đơn vsn xuất độc lp trên bin  
nên trong quá trình khai thác tàu hầu như không có sự tham gia trc tiếp ca các  
bên hu quan dẫn đến khi có tai nn schàng hi xy ra srất khó khăn trong  
công tác điều tra nguyên nhân, cũng như công tác bồi thường tn tht, nhng  
tranh chp srt khó gii quyết nếu thiếu các bng chng xác thc thu thp  
được trong quá trình điều tra ca các bên liên quan, một cơ sở rt quan trọng để  
đưa ra các quyết định gii quyết tranh chấp đó chính là nguồn thông tin chính  
thng từ phía tàu, do đó nhật ký tàu và các loi nhật ký khác trên tàu đóng vai  
trò đặc bit quan trng trong việc điều tra, gii quyết các tranh chp.  
Các loi nht ký quan trọng thường được yêu cầu đối vi thtc bo him  
cũng như điều tra tai nn sctrên tàu gm nht ký tàu, nht ký máy, nht ký  
7
     
vô tuyến điện, nhật ký điều động, vic ghi các loi nht ký này là nhim vca  
các sỹ quan trên tàu tuy nhiên người ký xác nhn phi là thuyền trưởng hoc  
trưởng các bphận trên tàu. Như đã nói tới rng vic ghi nht ký trên tàu có vai  
trò rt quan trọng, do đó những nội dung được quyết định đưa vào ghi chép phải  
đảm bo nguyên tc trung thực, đầy đủ và liên tc. Thuyền trưởng và các sỹ  
quan trên tàu cn hết sức lưu ý và cẩn trng trong vic ghi nhật ký để đảm bo  
rng nội dung được ghi trong các nht ký không mâu thun ln nhau, vừa đảm  
bo tính chính xác, trung thc, phù hp vi tình hình thc tế va có li và thun  
tiện trong công tác điều tra tai nn sc, thc hin thtc yêu cu bo him,  
đảm bảo được yêu cu bo vcác li ích ca chu, người qun lý tàu, và ca  
thuyn b.  
5.2. Các giy ttài liệu liên quan đến tàu và thuyn viên  
5.2.1. Giấy chứng nhận khả năng đi biển (Certificate of seaworthiness)  
Muốn người bảo hiểm bồi thường tổn thất thì thuyền trưởng cần chứng  
minh được khi bắt đầu hành trình tàu đã phải có đủ khả năng đi biển hay nói  
cách khác giấy chứng nhận khả năng đi biển phải có hiệu lực trên tàu. Việc cấp  
mới lại giấy này luôn đòi hỏi trong trường hợp tàu bị va chạm hay mắc cạn kể cả  
khi không phát hiện thấy hỏng hóc rõ ràng. Đối với các tàu biển Việt Nam, giấy  
chứng nhận khả năng đi biển do cục Đăng kiểm Việt Nam cấp.  
5.2.2. Giấy chứng nhận cấp tàu (Classification Certificate)  
Giấy chứng nhận cấp tàu do cục Đăng kiểm Việt Nam cấp cho tàu mang  
cờ Việt Nam, sau khi đã kiểm tra toàn diện tàu và xác định các đặc trưng kỹ  
thuật của tàu phù hợp với những quy định trong quy trình quy phạm đóng tàu,  
thoả mãn những yêu cầu về phân hạng tàu. Tàu mang cờ Việt Nam cũng có thể  
đăng ký phân cấp tàu tới Đăng kiểm nước ngoài song song với việc duy trì bắt  
buộc việc phân cấp tàu bởi Đăng kiểm Việt Nam.Đối với tàu hàng giấy chứng  
nhận cấp tàu có thời hạn không quá 5 năm và có kiểm tra xác nhận hàng năm.  
Theo quy định của Đăng kiểm Việt Nam tàu biển được phân hạng theo 4 cấp  
như sau:  
- Tàu có vùng hoạt động không hạn chế;  
- Tàu có vùng hoạt động hạn chế cấp 1;  
- Tàu có vùng hoạt động hạn chế cấp 2;  
- Tàu có vùng hoạt động hạn chế cấp 3.  
5.2.3.Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu (Minimum Maning  
Certificate)  
8
 
Đối với tàu mang cờ Việt Nam, Giấy chứng nhận này do cục Hàng hải  
Việt Nam cấp, giấy chứng nhận này có giá trị theo giấy chứng nhận đăng ký tàu.  
5.2.4. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và huấn luyện nghiệp vụ cho  
thuyền trưởng, sỹ quan và thuyền viên.  
Gồm các loại bằng cấp chứng chỉ chuyên môn do các cơ quan chuyên  
ngành hoặc các cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, thời hạn của các giấy chứng  
nhận này không quá 5 năm phù hợp với các quy định của công ước quốc tế về  
tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho người đi biển STCW  
78/2010.  
5.2.5. Giấy chứng nhận sức khỏe của thuyền viên (Crew Health Certification)  
Giấy chứng nhận này này do các cơ sở y tế có thẩm quyền tiến hành kiểm  
tra sức khỏe thuyền viên và cấp xác nhận cho thuyền viên đủ sức khỏe làm việc  
trên tàu trước khi thuyền viên xuống tàu làm việc, có thời hạn nhiều nhất là 2  
năm kể từ ngày cấp.  
5.2.6. Giấy chứng nhận quản lý an toàn (Safety Management Certificate - SMC)  
Giấy chứng nhận này do cơ quan đăng kiểm cấp có thời hạn không quá 5  
năm và được kiểm tra xác nhận hàng năm.  
5.2.7. Giấy chứng nhận bảo hiểm thân tàu (Hull policy), bảo hiểm trách nhiệm  
dân sự của chủ tàu (P&I Insurance Cert.)  
Là bằng chứng chứng minh tàu đã được mua bảo hiểm thân tàu và bảo  
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu. Thời hạn của đơn bảo hiểm thường được  
tính theo năm dương lịch, giờ quốc tế.  
5.3. Kháng nghhàng hi (Sea Protest)  
Khi tàu, thuyn viên, hành khách hoc hàng hóa btn tht do thiên tai  
hay nhng ri ro khác trong chuyến đi trên biển, thuyền trưởng sphi lp bn  
kháng nghhàng hi. Kháng nghhàng hải là văn bản do thuyền trưởng lp,  
trong đó bao hàm các nội dung: Công bhoàn cnh tàu gp phi và nhng bin  
pháp thuyền trưởng đã áp dụng để khc phc hoàn cảnh đó, hạn chế tn tht xy  
ra, bo vquyn và li ích hp pháp cho chtàu và những người có liên quan.  
Bn kháng nghhàng hi chcó giá trị pháp lý khi nó được lập và trình cho cơ  
quan có thm quyn xác nhận tùy theo quy định ca tng quc gia có thlà  
phòng công chng, lãnh scủa nước tàu mang cờ nơi gần nht, chính quyn  
cng ca quốc gia nơi tàu biển đang hoạt động.  
Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định: “Cơ quan nhà nước có thẩm  
quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại Việt Nam là Cảng vụ hàng  
9
 
hải, cơ quan công chứng nhà nước hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Cơ quan  
nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại nước ngoài  
là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam nơi gần nhất hoặc  
cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu biển hoạt động”.  
Kháng nghị hàng hải phải được công bố trong vòng 24 giờ kể từ khi tàu  
đến cảng. Khi tai nạn xảy ra trong cảng thì kháng nghị cũng phải được công bố  
trong vòng 24 giờ sau khi tai nạn xảy ra.  
Kèm theo tờ trình kháng nghị hàng hải thông thường cơ quan xác nhận  
yêu cầu trình thêm trích sao nhật ký boong hoặc cả trích sao nhật ký boong và  
nhật ký máy, phô tô bằng cấp thuyền trưởng, máy trưởng và các nhân chứng liên  
quan, bản tường trình của các nhân chứng. Cùng với bản kháng nghị hàng hải,  
các giấy tờ kèm theo nêu trên phải có đóng dấu của tàu.  
Khi lập kháng nghị hàng hải, thuyền trưởng còn chưa xác định được đầy  
đủ tình trạng tổn thất thiệt hại của tàu và hàng hóa, theo tập quán các bên có thể  
chấp nhận bản kháng nghị bổ sung (Extended sea protest) được thuyền trưởng  
lập sau khi trình khàng nghị hàng hải một thời gian và bản kháng nghị bổ sung  
phải được xác nhận tương tự như bản kháng nghị ban đầu.  
Bản kháng nghị hàng hải là một trong những chứng cứ trọng yếu và bắt  
buộc để tòa án, trọng tài hoặc chuyên viên tính toán tổn thất xem xét và giải  
quyết bồi thường tổn thất cũng như dành quyền chủ động trong giải quyết tranh  
chấp.  
Thông thường kháng nghị hàng hải được viết làm ba phần, phần một là  
mở đầu với yêu cầu nêu các thông tin chính của tàu như hô hiệu, tên tàu, các  
thông số cơ bản, phần hai là nội dung chính bao gồm thời gian, địa điểm, tình  
trạng thời tiết khi xảy ra tai nạn, thiệt hại nếu rõ ràng hoặc dự đoán thiệt hại, một  
phần rất quan trọng đó là phải khẳng định được rằng: Thuyền trưởng và thuyền  
viên đã áp dụng mọi biện pháp để bảo vệ sinh mạng của thuyền viên, hàng hóa  
và tàu. Phần ba là một dạng mẫu không thay đổi ở bất kỳ kháng nghị hàng hải  
nào với nội dung: Công bố kháng nghị bảo vệ quyền lợi của tàu và chủ tàu, dành  
quyền bổ xung khi cần. Lưu ý nội dung trong phần hai của kháng nghị không  
cần nêu chi tiết nguyên nhân mà chỉ nêu công bố chung về nội dung sự cố, phần  
chi tiết sẽ được bổ xung trong báo cáo chi tiết của thuyền trưởng.  
Kháng nghị hàng hải chỉ được công bố khi có lệnh của chủ tàu, người  
quản lý tàu, trước và trong khi công bố kháng nghị, tất cả thông tin, tài liệu  
10  
phải được giữ bí mật, chỉ khi có ý kiến của chủ tàu, người quản lý tàu, thuyền  
trưởng mới được cho phép người có trách nhiệm tiếp cận.  
Sau khi kháng nghị hàng hải đã được xác nhận bởi cơ quan có thẩm  
quyền và chuyển tới các bên hữu quan, người vận tải và phía tàu còn phải tiến  
tới một bước thu thập các chứng cứ. Để lập hồ sơ về tai nạn sự cố đòi bảo  
hiểm phải bổ sung thêm trích sao nhật ký boong, nhật ký máy, nhật ký vô  
tuyến điện, bản sao thời tiết; nếu tổn thất lớn cần thêm báo cáo kiểm tra tàu,  
báo cáo của ca trực, trích sao nhật ký điều động (Bell Book), và sơ đồ nơi tàu  
bị tổn thất, nơi hàng bị tổn thất…  
5.4. Biên bản giám định tn tht (Damage Survey Report)  
Nhân viên bảo hiểm và chuyên viên giám định tổn thất sẽ xác định  
nguyên nhân và mức độ tổn thất.Sau khi hoàn tất điều tra, xem xét phân tích họ  
sẽ lập biên bản giám định tổn thất trong đó phải ghi chép tất cả các hư hỏng, tổn  
thất do sự cố gây ra.Nếu hạng mục nào chưa được xác định mức độ hư hỏng, tổn  
thất thì trong biên bản phải ghi rõ để còn giám định tiếp.Trong biên bản phải ghi  
rõ những hạng mục nào thuyền viên đã sửa chữa, hết bao nhiêu công và số  
nguyên liệu đã sử dụng.Một điều lưu ý, nếu thuyền trưởng không đồng ý với nội  
dung của biên bản giám định tổn thất thì phải báo ngay cho chủ tàu biết để chủ  
tàu mời chuyên viên có thẩm quyền và hoạt động độc lập để giám định lại.  
CÂU HI ÔN TẬP CHƯƠNG 1  
1. Tình hung khn cp là gì? Nguyên nhân gây ra tình hung khn cp? Vai  
trò ca thuyn btrong xlý tai nn sctrên bin?  
2. Trình bày mục đích và nguyên tắc xlý tai nn sctrên bin?  
3. Kháng nghhàng hi là gì? Nêu vai trò và ni dung ca kháng nghhàng  
hi?  
4. Xlý gii quyết scvmt kthuật được thc hin như thế nào?  
11  
 
CHƯƠNG 2. XLÝ CÁC TÌNH HUNG KHN CP TRÊN BIN  
Mã chương: MH.6840109.36.02  
Giới thiệu:  
Chương 2 đưa ra các tình huống khẩn cấp, phân tích nguyên nhân, hậu  
quả, đưa ra các quy trình xử lý và nhiệm vụ của thuyền viên trong mỗi tình  
huống khẩn cấp. Đây cũng là các quy trình để huấn luyện thực tập thường xuyên  
trên tàu nhằm nâng cao hiệu quả khi sử lý các tình huống xảy ra thực tế trên  
biển…  
Mục tiêu:  
- Hiểu được quy trình xử lý các tình huống khẩn cấp trên biển;  
- Nắm được các nguyên nhân xảy ra c tình huống khẩn cấp trên biển;  
- Rèn luyện ý thức, trách nhiệm về phòng ngừa sự cố hàng hải, tính cẩn thận,  
nhanh chóng khi có sự cố xảy ra trên tàu.  
Nội dung chính:  
1. Máy chính bhng  
1.1. Nguyên nhân và hu quả  
Nguyên nhân chquan do yếu tố con người trong vic không tuân  
thủ đúng quy trình kỹ thut vn hành máy chính, không tuân thủ đúng các  
hướng dn kthut cho vic duy tu bo qun bảo dưỡng máy chính, không  
tiến hành kim tra phát hin, sa cha, thay thế kp thi các thiết bmáy  
móc bị hư hỏng hay quá hn sdng. Hthng qun lý an toàn và cht  
lượng công ty không phù hp dn ti gim hiu quả lao động sn xut ca  
thuyn viên. Shtrthiếu kp thi ca công ty trong vic cung ng phụ  
tùng vật tư. Do sự thiếu kinh nghim ca squan và thuyền viên đối vi  
những điều kin mi trong vn hành thiết bmáy móc. Smt mi ca  
thuyn viên do quá trình làm vic liên tc thiếu nhng khong thi gian  
nghỉ ngơi hợp lý, dẫn đến các sai sót trong khi thc hin các công vic vn  
hành, bo qun, bảo dưỡng thiết bmáy móc.  
Nguyên nhân khách quan do điều kin ngoi cnh nm ngoài khả năng  
ứng phó và đề phòng ca công ty và thuyền viên trên tàu, như thiên tai, bạo  
động, các hành động phá hoi, bao gm ccác nguyên nhân n ttrong máy  
móc thiết b.  
12  
     
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 75 trang yennguyen 26/03/2022 11321
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xử lý các tình huống khẩn cấp trên biển - Ngành/nghề: Điều khiển tàu biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_xu_ly_cac_tinh_huong_khan_cap_tren_bien_nganhnghe.pdf