Giáo trình mô đun Sửa chữa máy nén khí - Nghề: Sửa chữa máy tàu thủy

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔ ĐUN: SỬA CHỮA MÁY NÉN  
KHÍ  
NGHỀ: SỬA CHỮA MÁY TÀU THỦY  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Hải Phòng, năm 2018  
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh  
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
2
LỜI GIỚI THIỆU  
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bc cvsố lượng  
và chất lượng, nhm thc hin nhim vụ đào tạo ngun nhân lc kthut trc tiếp  
đáp ứng nhu cu xã hi. Cùng vi sphát trin ca khoa hc công nghtrên thế  
giới, lĩnh vực vn ti bin nói chung và ngành sa cha máy tàu thy Vit Nam  
nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể.  
Chương trình khung quốc gia nghsa cha máy tàu thy đã được xây dng trên  
cơ sở phân tích ngh, phn kthut nghề được kết cu theo các môđun. Để to  
điều kin thun lợi cho các cơ sở dy nghtrong quá trình thc hin, vic biên  
son giáo trình kthut nghề theo các môđun đào to nghlà cp thiết hin nay.  
Mô đun MĐ 40: Sa cha máy nén khí là mô đun đào tạo nghề được biên son  
theo hình thc tích hp lý thuyết và thc hành. Trong quá trình thc hin, nhóm  
biên soạn đã tham khảo nhiu tài liệu trong và ngoài nước, kết hp vi kinh  
nghim trong thc tế.  
Mc dù có rt nhiu cgắng, nhưng không tránh khỏi nhng sai sót, rt mong nhn  
được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn.  
Xin chân thành cảm ơn!  
Hải Phòng, ngày 15 tháng 12 năm 2018  
Tham gia biên soạn  
Chủ biên: Bùi Trung Dũng  
3
MỤC LỤC  
STT  
NỘI DUNG  
TRANG  
1
2
3
4
5
Lời giới thiệu  
Mục lục  
3
4
Danh mục ký hiệu, từ viết tắt, thuật ngữ chuyên ngành  
Danh mục hình vẽ, bảng  
5
6,7  
8
Nội dung  
9
Bài 1: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy nén khí  
1. Khái niệm và phân loại máy nén khí.  
9
2. Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy nén khí piston 1  
cấp  
11  
12  
3. Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy nén khí piston 2  
cấp  
4. Các hư hỏng thường gặp của máy nén khí piston, nguyên  
14  
nhân và cách khắc phục  
18  
18  
22  
Bài 2: Vận hành máy nén khí  
1.Quy trình vận hành máy nén khí  
2. Những hư hỏng thường gặp trong quá trình vận hành, nguyên  
nhân và biện pháp khắc phục  
26  
26  
38  
48  
57  
Bài 3: Bảo dưỡng, sửa chữa máy nén khí  
1. Tháo, lắp, kiểm tra máy nén khí  
2. Bảo dưỡng, sửa chữa máy nén khí  
3. Chạy thử và hiệu chỉnh máy nén khí  
Tài liệu tham khảo  
6
7
Các phụ lục, tài liệu đính kèm  
4
Danh mục ký hiệu, từ viết tắt, thuật ngữ chuyên ngành  
Ký hiệu, từ viết tắt, thuật ngữ  
chuyên ngành  
Gỉải thích  
MĐ  
Mô đun  
MN  
Máy nén  
Máy nén khí  
Quay  
MNK  
VIA  
ĐC  
Động cơ  
Bầu làm mát  
BLM  
KCA  
KTA  
Đầu sơ cấp  
Máy nén tầng cao áp  
Máy nén tầng thấp áp  
Đầu nén áp suất thấp ( nén lần đầu )  
Đầu nén áp suất cao ( nén lần 2,3 )  
Ống (bình, bầu) làm mát  
Thanh truyền  
Đầu thứ cấp  
Ống tản(giải) nhiệt  
Tay biên  
V
Thể tích  
P
Áp suất  
VD  
Ví dụ  
TCVN  
Tiêu chuẩn Việt Nam  
Tiêu chuẩn quốc tế  
IS (International Standards)  
5
Danh mục hình vẽ  
STT  
1
Tên hình vẽ  
Trang  
10  
Hình1.1. Máy nén khí được dẫn động trực tiếp bởi động  
cơ điện  
2
3
4
5
Hình1.2. Cấu tạo của máy nén khí piston 1 cấp  
Hình 1.3. Máy nén khí piston hai cấp 2 xy lanh  
Hình 1.4. Máy nén khí piston hai cấp 3 xy lanh  
11  
12  
13  
13  
Hình 1.5. Nhận biết đầu nén khí hai cấp và một cấp qua  
ống tản nhiêt  
6
7
Hình 1.6. Cấu tạo đầu máy nén khí piston  
Hình 2.1. Kiểm tra mức dầu bôi trơn qua mắt dầu  
Hình 2.2. Hệ thống khí nén trên tàu thủy  
Hình 2.3. Kiểm tra các rơ le bảo vệ máy nén khí  
Hình 3.1. Đo nhiệt độ máy nén khí  
14  
19  
21  
23  
28  
28  
29  
30  
30  
31  
8
9
10  
11  
12  
13  
14  
15  
Hình 3.2. Đo độ rung của máy nén khí  
Hình 3.3. Các loại bầu lọc gió của máy nén khí  
Hình 3.4. Khối xy lanh được tháo ra  
Hình3.5. Các thanh truyền (Biên) được tháo ra  
Hình3.6. Các chi tiết của máy nén khí sau khi tháo ra  
được vệ sinh sạch sẽ và giữ gìn cẩn thận để kiểm tra  
16  
17  
Hình3.7. Kiểm tra độ không vuông góc giữa tâm chốt  
piston và tâm piston  
33  
34  
Hình3.8. Chốt piston và xéc măng được tháo ra để kiểm  
tra  
18  
19  
20  
Hình3.9. Kiểm tra độ cong và độ xoắn của thanh truyền  
Hình3.10. Nắp máy nén khí trước và sau khi sửa chữa  
36  
39  
40  
Hình3.11. Lá van đóng không kín được rà phẳng trên  
bàn máp hay trên kính  
6
21  
22  
23  
Hình3.12. Nắn thanh truyền của máy nén khí  
Hình3.13. Thanh truyền được gia công cơ khí  
42  
43  
44  
Hình3.14. Cổ trục khuỷu đang được mài trên thiết bị  
chuyên dùng  
24  
25  
Hình 3.15. Đánh bóng cổ trục và cổ khuỷu  
45  
45  
Hình3.16. Các chi tiết của máy nén khí sau khi sửa chữa  
được vệ sinh sạch sẽ để chuẩn bị lắp ráp  
26  
27  
28  
Hình3.17. Lắp dây đai giữa động cơ lai và máy nén khí  
Hình 3.18. Lắp trực tiếp máy nén khí và động cơ lai  
Hình3.19. Kiểm tra máy nén khí trong khi vận hành thử  
47  
47  
50  
Danh mục bảng  
STT  
Tên bảng  
Trang  
54, 55  
Bảng xử lý sự cố máy nén khí  
1
7
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: SỬA CHỮA MÁY NÉN KHÍ  
Mã mô đun: MĐ 50540225.40  
Vị trí, tính chất của mô đun:  
- Vị trí: Mô đun “Sửa chữa máy nén khí” được học sau các mô đun “Sửa chữa hệ  
thống tăng áp”, “Sửa chữa máy phụ tàu thủy”, “Sửa chữa máy lái tàu thy.  
- Tính chất: Mô đun “Sửa chữa máy nén khí” là mô đun tự chọn học thuộc nhóm  
“Các mô đun, môn học chuyên môn nghề”.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun : Đây là mô đun đào tạo chuyên môn  
nghề, cung cấp cho sinh viên các kỹ năng cơ bản nhất của nghề sửa chữa máy nén  
khí.  
Mục tiêu mô đun:  
- Kiến thc:  
+ Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, hư hỏng và phương  
pháp kiểm tra, sửa chữa các chi tiết của máy nén khí thường dùng dưới tàu thủy.  
- Kỹ năng:  
+Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa được các loại máy nén khí kể trên.  
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+Tuân thủ đúng các quy tắc về an toàn lao động. tổ chức, bố trí nơi làm việc hợp  
và bảo vệ môi trường  
Nội dung của mô đun:  
8
BÀI 1 : CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY NÉN KHÍ  
Mã bài: 50540225.40.1  
Gii thiu:  
Máy nén khí được sdng trong ngành tàu thy hiện nay thường là các loi máy  
nén khí piston, máy nén khí ly tâm và trc vít. Máy nén piston được sdng rng  
rãi nht vì nó có mt số ưu điểm là: Có hiu sut làm vic cao, có thể nén được ti  
áp sut cao ( ≥ 30KG/cm2 ), dsdng và sa cha. Vì vy giáo trình này chyếu  
trình bày vmáy nén khí piston.  
Mc tiêu ca bài:  
- Kiến thức: Trình bày được khái niệm, công dụng, phân loại, cấu tạo và nguyên lý  
hoạt động của các loại máy nén khí thường dùng dưới tàu thủy.  
- Kỹ năng: Phân biệt được các loại máy nén khí thường dùng dưới tàu thủy và  
nắm được nguyên lý hoạt động của chúng.  
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đảm bảo an toàn, vệ sinh công nghiệp và bảo vệ  
môi trường. Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong công việc.  
Ni dung bài:  
1. Khái niệm và phân loại máy nén khí.  
1.1. Khái niệm:  
Máy nén khí là thiết bị sản xuất khí nén, ở đó năng lượng cơ học của động cơ  
điện hoặc của động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và  
nhiệt năng.  
1.2. Phân loại :  
* Phân loại máy nén khí theo nguyên lý hoạt động:  
- Nguyên lý thay đổi thể tích:  
Không khí được dẫn vào buồng chứa, ở đó thể tích của buồng chứa sẽ nhỏ lại, áp  
suất trong buồng chứa sẽ tăng lên, thực hiện việc nén không khí vào bình chứa khí  
nén. Các loại máy nén khí hoạt động theo nguyên lý này như: máy nén khí piston,  
cánh gạt, bánh răng..  
9
- Nguyên lý động năng:  
Không khí được dẫn vào buồng chứa, ở đó áp suất khí nén được tạo ra bằng  
động năng bánh dẫn. Nguyên tắc hoạt động này tạo ra lưu lượng và công suất rất  
lớn, máy nén khí hoạt động theo nguyên lý này gồm: máy nén khí ly tâm, máy nén  
khí đối lưu và máy nén khí dòng hỗn hợp…  
* Phân loại máy nén khí theo áp suất làm việc:  
- Máy nén khí áp suất thấp: p < 15 kG/ cm2  
-
Máy nén khí áp suất cao:  
p 15 kG/ cm2  
- Máy nén khí áp suất rất cao: p ≥ 300 kG/ cm2  
* Phân loại máy nén khí theo cơ chế hoạt động:  
- Máy nén khí chuyển động tròn. VD: Máy nén khí trục vít  
- Máy nén khí chuyển động tịnh tiến. VD: Máy nén khí piston  
- Máy nén khí theo phương pháp nén khí đối lưu. VD: Máy nén khí roto  
- Máy nén khí theo phương pháp nén khí ly tâm. VD: Máy nén khí ly tâm  
* Phân loại máy nén khí theo cấu tạo:  
- Máy nén khí kiểu piston  
- Máy nén khí kiểu ly tâm  
- Máy nén khí kiểu rô to  
* Phân loại máy nén khí theo phương pháp dẫn động:  
- Máy nén khí được dẫn động bằng động cơ điện  
- Máy nén khí được dẫn động bằng động cơ đốt trong  
- Máy nén khí được dẫn động bằng tua bin  
10  
Hình 1.1. Máy nén khí được dẫn động trực tiếp bởi động cơ điện  
* Phân loại máy nén khí theo cấp số nén:  
- Máy nén khí 1 cấp: Khí nạp vào được nén 1 lần rồi đưa ra sử dụng  
- Máy nén khí 2,3 cấp: Khí nạp vào được nén 2,3 lần rồi mới đưa ra sử dụng  
2. Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy nén khí piston 1 cấp  
a. Sơ đồ cấu tạo:  
Cấu tạo cơ bản của máy nén khí piston một cấp bao gồm: Xy lanh, pitton, con  
trượt, thanh truyền, van nạp khí, van xá khí, con đẩy, tay quay.  
Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo máy nén khí piston một cấp  
b. Nguyên lý hoạt động:  
Pítton chuyển động tịnh tiến lên xuống nhờ được nối với cơ cấu thanh truyền, tay  
quay. Khi piston đi xuống , thể tích trong xy lanh tăng dần, áp suất giảm, van nạp  
11  
mở ra, không khí ở bên ngoài được hút vào xy lanh - Máy nén thực hiện quá trình  
nạp khí.  
Khi pitton đi lên, không khí trong xy lanh bị nén lại, áp suất tăng dần, van nạp  
đóng, đến khi áp suất tăng lớn hơn sức căng lò xo thì van xả tự động mở, khí nén  
sẽ qua van xả theo đường ống tới bình chứa khí nén kết thúc một chu kỳ làm việc.  
Sau đó các quá trình được lặp lại, cứ như vậy máy nén khí hoạt động để cung cấp  
khí nén.  
Quá trình Nạp khí – Xả khí tại đầu nén được lặp đi lặp lại cho đến khí trong bình  
đạt tới áp suất cho phép thì Rơ-le đóng mở máy tự động ngắt, máy sẽ dừng hoạt  
động.  
3. Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy nén khí piston 2 cấp  
a. Sơ đồ cấu tạo  
Đầu nén 2 cấp bao giờ cũng có ống tản nhiệt ( bầu làm mát), bởi nó là bộ phận bắt  
buộc của quy trình nén khí 2 cấp.  
Hình 1.3. Máy nén khí piston hai cấp 2 xy lanh  
12  
Về cơ bản thì máy nén khí hai cấp có nguyên lý hoạt động giống như máy nén  
khí một cấp nhưng có một sự khác biệt như sau:  
Máy nén khí một cấp nén chỉ có một loại đầu nén sơ cấp. Máy nén khí hai cấp  
nén có một loại đầu sơ cấp và một loại đầu thứ cấp ( Đầu sơ cấp thường có  
đường kính xy-lanh lớn hơn đầu thứ cấp).  
Hình 1.4.Máy nén khí piston hai cấp 3 xy lanh  
Hình 1.5. Nhận biết đầu nén khí hai cấp và một cấp qua ống tản nhiệt  
13  
b. Nguyên lý hoạt động :  
Khí từ đầu sơ cấp được nén và xả ra chạy đến đầu thứ cấp và được nén một lần  
nữa rồi mới xả vào bình chứa khí nén.  
Loại này thường được dùng khi áp suất làm việc p > 12 kG/ cm2 . Có hiệu năng  
hoạt động tốt hơn máy nén khí một cấp.  
4. Các hư hỏng thường gặp của máy nén khí piston, nguyên nhân và cách khắc  
phục :  
Hình 1.6. Cấu tạo đầu máy nén khí Piston  
1: Ống tản nhiệt ; 2: Van hút ; 3: Nắp xy lanh ; 4: Sơ mi xy lanh ; 5: Trục khuỷu  
6: Piston ; 7: Tay biên ; 8: Bạc đỡ ; 9: Lọc khí ; 10: Rơ le áp suất ; 11: Puli đầu  
máy ; 12 : Hộp trục khuỷu  
14  
a. Máy nén khí Piston không khởi động, không chạy được  
Khi máy nén khí gặp lỗi này có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân chính là từ nguồn  
điện hoặc công tắc áp suất.  
Cách khắc phục là kiểm tra lại nguồn điện như dây dẫn có bị đứt không, ổ cắm có  
bị lỏng không, điện áp cung cấp có đủ không. Đối với máy 3 pha cần xem lại cân  
bằng pha hoặc đã đấu đúng pha không, có bị đảo pha không…  
Ngoài ra có thể do 1 số nguyên nhân khác như hỏng mô tơ, hỏng rơ le áp suất. Vì  
vậy cần kiểm tra xem công tắc áp suất có bị lỗi không, đa số các công tắc áp suất  
này có thể kiểm tra bằng cách nâng hạ cần gạt.  
Một số máy nén khí piston cỡ lớn có cảm biến mức dầu thấp và cảm biến nhiệt độ  
cao. Cần kiểm tra xem máy nén khí có bị hết dầu máy nén khí không hoặc máy nén  
khí có bị nóng không. Sau đó cần ấn nút reset ( khởi động lại ) với các cảm biến  
này để nó trở về trạng thái ban đầu.  
b. Máy nén khí hoạt động tạo tiếng ồn lớn hoặc tiếng động bất thường  
Nguyên nhân gây ra lỗi này có thể do puly bị dơ, dây culoa bị trùng, hết dầu ở  
đầu máy, bulong lắp ráp bi lỏng… khi đó cần kiểm tra các bộ phận trên để phát  
hiện các lỗi gây ra.  
Chú ý nếu tiếng ồn gây ra từ đầu máy thì kiểm tra dầu hoặc vòng bi đầu nén bị  
vỡ, cần tháo ra và thay thế mới.  
c. Máy nén khí hao dầu bôi trơn nhanh chóng.  
Nếu thấy hiện tượng dầu bôi trơn ở đầu máy nén khí bị hao nhanh cần kiểm tra  
các lỗi sau:  
- Có thể bộ phận chứa dầu bị vỡ, rạn nứt do va đập vật cứng vào. Lỗi này có thể  
nhìn thấy bằng mắt thường, cần tháo đầu máy đến các nơi chuyên sửa chữa để có  
đầy đủ dụng cụ và phương tiện hàn lại.  
- Kiểm tra các vị trí dễ dò rỉ dầu như các mối nối, các van, các phớt chắn dầu  
- Nhiệt độ máy nén khí piston quá cao: nhiệt độ cao sẽ làm cho dầu máy nén khí bị  
loãng ra, do vậy sẽ làm tiêu hao lượng dầu lớn hơn để bôi trơn và làm kín.  
- Dùng dầu máy nén khí không đúng chủng loại, dầu bôi trơn có độ nhớt thấp  
(loãng ) hoặc dầu không thích hợp cho sự chuyển động lên xuống của quả nén  
piston với tốc độ cao và nhiệt độ lớn. Biện pháp khắc phục là rút hết dầu cũ ra và  
thay thế dầu mới đúng chủng loại chuyên dụng cho máy nén khí Piston.  
-Xy lanh máy nén khí piston bị xước bị mòn không đều tạo khe hở để dầu máy  
nén thoát ra ngoài. Khi đó cần thay thế xy lanh hoặc đầu máy nén khí mới.  
15  
d. Máy nén khí không sinh ra áp lực khí.  
Khi bị lỗi này thì cần kiểm tra các van đường khí vào và đường khí ra có bị hỏng,  
bị tắc, bị bẩn không . Nếu các van này bị tắc thì khí sẽ không nén được ở đầu ra mà  
sẽ bị dội ngược trở lại lọc khí.  
e. Máy nén khí tạo khí chậm hoặc không đủ áp lực nén  
- Kiểm tra các gioăng cao su làm kín ở đầu nén xem có bị hở hay rách không.  
- Kiểm tra van đầu vào và đầu ra có kín không.  
- Kiểm tra ống lọc gió xem có bị tắc không.  
Chú ý : Ống lọc gió là nơi hút không khí vào nên đọng lại đây rất nhiều bụi, Cần  
tháo kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên bộ phận này.  
f. Máy nén khí hoạt động sinh nhiệt độ cao  
Máy nén khí hoạt động sinh ra nhiệt độ cao có thể do các nguyên nhân như :  
- Nhiệt độ môi trường làm việc cao.  
- Thiếu dầu bôi trơn làm mát máy nén khí.  
- Sử dụng dầu bôi trơn không đúng chủng loại với máy nén khí piston.  
- Bị rò rỉ/hỏng/rơ bẩn van hút hoặc van xả khí.  
g. Máy nén khí bị nhảy rơ le hoặc rơ le không tự ngắt khi quá tải  
- Cần chỉnh lại Rơ le  
- Nếu rơ le hỏng thì thay rơ le mới  
h. Máy nén khí Piston khi khởi động có tiếng rít  
Máy nén khí piston bị hiện tượng này là do dây đai bị trượt hoặc bị lỏng. Cần căn  
chỉnh cho dây đai căng lại, nếu không khắc phục được hiện tượng trên khi căn  
chỉnh lại thì chứng tỏ dây đai đã bị mòn quá nhiều cần phải thay thế dây đai mới  
cho máy nén khí.  
i. Sử dụng máy nén nhanh hết khí hơn bình thường  
Kiểm tra lại các lỗi số (e) hoặc kiểm tra bình khí nén xem có chứa nước không.  
Trong quá trình hoạt động bình khí nén sẽ tích tụ nước, khi sử dụng lâu dài không  
xả van đáy, nước sẽ chứa nhiều trong bình làm giảm không gian chứa khí, khi đó  
cần xả van đáy để xả nước ra giúp khí tích tụ nhiều hơn.  
k. Máy nén khí bị nóng, chỉ sử dụng một thời gian ngắn là trục trặc,lò xo của van  
hay bị gãy.  
16  
Trường hợp này hay xảy ra với các máy nén khí tự chế. Có sự không phù hợp giữa  
tốc độ vòng quay của động cơ lai và máy nén (Thường là tốc độ động cơ lai lớn  
hơn tốc độ khai thác định mức của máy nén). Khi găp trường hợp này phải tính  
toán và thiết kế lại (hạ) đường kính pu li của động cơ điện cho phù hợp với tốc độ  
của máy nén khí.  
Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành bài 1  
CÂU HỎI ÔN TẬP  
1. Trình bày khái niệm và phân loại máy nén khí ?  
2. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy nén khí piston một cấp ?  
3. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy nén khí piston hai cấp?  
4. Các hư hỏng thường gặp của máy nén khí piston, nguyên nhân và cách khắc  
phục ?  
BÀI TẬP THỰC HÀNH  
Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy nén khí piston một cấp, hai cấp  
cụ thể nào đó?  
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của bài  
- Đánh giá vể kiến thức: Tự luận  
- Đánh giá về kỹ năng: Làm bài tập thực hành  
17  
BÀI 2: VẬN HÀNH MÁY NÉN KHÍ  
Mã bài: 50540225.40.2  
Gii thiu:  
Vận hành máy nén khí một quá trình không hề đơn giản bởi nếu không được  
khởi động vận hành đúng cách có thể mất an toàn, ảnh hưởng đến quá trình sử  
dụng cũng như làm giảm tuổi thọ của máy, gây hao phí và tổn thất trong quá trình  
sử dụng.  
Mc tiêu ca bài:  
- Kiến thức: Trình bày được quy trình vận hành máy nén khí.  
- Kỹ năng: Vận hành được máy nén khí một cách an toàn và xử lý được các sai sót  
xảy ra trong quá trình vận hành.  
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động trong công việc, đảm bảo an toàn cho  
người và thiết bị.  
Ni dung bài:  
1. Quy trình vận hành máy nén khí  
* Quy định chung:  
- Máy nén khí phải đặt xa nguồn nhiệt, cũng như không đặt máy ở những nơi có  
khí có thể tự cháy hoặc những hỗn hợp dễ bốc cháy dễ gây nổ.  
- Mặt bằng đặt máy phải sạch sẽ khô ráo, không có dầu mỡ và hóa chất dễ cháy.  
- Chỉ những người có trách nhiệm và đã qua lớp huấn luyện an toàn và vận hành  
máy mới được phép sử dụng máy.  
- Không cho phép đưa máy vào hoạt động khi chưa lắp hệ thống bảo vệ dây curoa  
truyền động, khi van an toàn không hoàn hảo, khi áp kế và rơle áp suất không  
chính xác.  
- Việc nối điện cho động cơ vào mạng điện phải được thực hiện qua cầu dao đóng  
ngắt điện có nắp bảo vệ.  
- Động cơ điện phải được nối tiếp mát vỏ.  
- Không để áp suất và công suất thiết bị dao động đột ngột. Nghiêm chỉnh thực  
hiện quy trình vận hành và xử lý sự cố theo quy tắc về an toàn lao động.  
- Không được tự ý dời chỗ máy và sử dụng máy vào mục đích khác mà không  
được sự đồng ý của người quản lý phụ trách máy nén.  
18  
- Khi có hư hỏng ở các bộ phận chịu áp lực, phải báo cho người có trách nhiệm sửa  
chữa, không được tự ý sửa chữa.  
- Cho phép đặt bình chứa dưới mặt sàn nhưng phải bảo vệ không được ngập nước  
hoặc không bị gỉ mòn và phải có lối đi đến các bộ phận của bình để kiểm tra, thao  
tác vận hành.  
1.1. Chuẩn bị:  
- Kiểm tra toàn bộ các phụ tùng kèm theo như: áp kế, van an toàn, các loại van và  
tiến hành xả nước ngưng trong bình.  
- Kiểm tra hộp bao che dây curoa, dây tiếp mát vỏ động cơ, mức dầu bôi trơn máy  
nén ở mức cho phép.  
- Đóng, mở các van đúng theo quy định  
Hình 2.1. Kiểm tra mức dầu bôi trơn qua mắt dầu  
1.2. Vận hành:  
- Đóng cầu dao điện, ấn nút khởi động máy chạy, chú ý các biểu hiện bất thường  
trong quá trình chạy máy.  
- Trong một ca tối thiểu kiểm tra cưỡng chế sự hoạt động của van an toàn 1 lần.  
Chú ý sự hoạt động của rơle áp suất theo đúng trị số chỉ định.  
- Không vận hành máy quá thông số quy định của Cơ quan đăng kiểm.  
19  
1.3. Kết thúc vận hành( Dừng máy nén khí ):  
- Ngắt cầu dao điện (tắt đông cơ lai)  
- Đóng, mở các van đúng theo quy định.  
- Vệ sinh máy.  
- Ghi chép các thông số vận hành và các diễn biến kỹ thuật vào sổ nhật ký vận  
hành.  
* Hệ thống nén khí trên tàu thủy thường được tự động hóa như thế nào. Khi  
thử, kiểm tra, vận hành hệ thống cần chú ý gì:  
Hệ thống nén khí trên tàu thủy thường được tự động hóa với các chức năng:  
- Tự động điều khiển máy nén hoạt động (start/stop) để duy trì áp suất trong chai  
gió từ 25~30 kg/cm2  
- Tự động giảm tải cho motor lai máy nén khi khởi động/ dừng, mở van xả nước  
- Tự động xả nước ngưng tụ ở các bầu làm mát trung gian theo chu kỳ đặt trước  
khi máy nén đang hoạt động  
- Số lượng máy nén tự động làm việc tùy theo mức độ giám áp suất trong các chai  
gió.  
- Tự động xả nước ngưng tụ trong chai gió  
- Báo động áp lực chai gió/ khí khởi động thấp  
- Tự động điều chỉnh áp suất khí điều khiển/ khí dịch vụ (van giảm áp)  
- Tự động làm khô, sạch khí điều khiển (air dryer, bầu tách nước)  
- Báo động điều chỉnh áp lực khí giảm áp/ khí dịch vụ/ khí điều khiển thấp  
- Bảo vệ/ báo động khi áp suất dầu bôi trơn thấp: dừng sự cố  
- Bảo vệ/ báo động khi nhiệt độ máy nén cao: dừng sự cố  
- Bảo vệ/ báo động quá tải motor lai máy nén: dừng sự cố  
*Những chú ý khi vận hành hệ thống tự động điều khiển khí nén trên tàu thủy:  
- Đọc hiểu nguyên lý kết cấu hệ thống thiết bị, nắm chắc qui trình vận hành bảo  
dưỡng, hiệu chỉnh thiết bị của hãng chế tạo để thực hiện.  
- Hiệu chỉnh đúng, hợp lý các rơle áp suất điều khiển máy nén  
- Kiểm tra, bảo dưỡng, duy trì các chức năng tự động điều khiển: khởi động motor,  
giảm tải, xả nước ngưng tụ, chu kỳ xả nước và thời gian xả nước...  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 57 trang yennguyen 26/03/2022 7900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Sửa chữa máy nén khí - Nghề: Sửa chữa máy tàu thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_sua_chua_may_nen_khi_nghe_sua_chua_may_tau.pdf