Giáo trình mô đun An toàn lao động hàng hải - Nghề: Điều khiển tàu biển

CC HÀNG HI VIT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẰNG HÀNG HI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔ ĐUN: AN TOÀN LAO ĐỘNG  
HÀNG HI  
NGH: ĐIỀU KHIN TÀU BIN  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐNG  
Ban hành kèm theo Quyết định s:  
ngày tháng năm 2017  
ca Hiệu trường Trường Cao đẳng Hàng hi I  
Hi Phòng, năm 2017  
i
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
ii  
LỜI GIỚI THIỆU  
An toàn lao động hàng hải, an toàn cho con người, con tàu, hàng hóa và  
môi trường biển luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong ngành vận tải biển. Môi  
trường làm việc trên tàu luôn có các mối nguy hiểm như điều kiện khắc nghiệt như  
sóng gió lớn, tiếng ồn cao, tàu hoạt động trên các vùng biển xa bờ, điều kiện chăm  
sóc y tế trên tàu rất hạn hạn chế, do vậy an toàn lao động hàng hải luôn được đặt  
lên hàng đầu.  
Chương trình đào tạo Điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng nhằm trang bị  
cho người học có đủ phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu  
thực tiễn của nghề Điều khiển tàu biển. Tạo khả năng ứng dụng và kỹ năng triển  
khai các công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực Điều khiển tàu biển, đáp ứng đầy đủ  
các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng được quy định tại các mục: A-II/1; A-II/3; A-  
II/4; A-II/5 Bộ luật STCW 78/2010, của Công ước Quc tế vtiêu chun hun  
luyn, cp chng chvà trc ca cho thuyền viên và Model course 7. 03 cũng như  
đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 5 theo khung năng lực quốc gia của Việt Nam.  
Mô đun 11: An toàn lao động là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình  
thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện tác giả biên soạn  
đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm đị biển.  
Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những sai sót, rất  
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để giáo trình được  
hoàn thiện hơn.  
Xin chân thành cảm ơn!  
Hải phòng ngày 29 tháng 9 năm 2017  
Tác giả  
1. Chủ biên: Ths Vũ Thanh Hải  
2. Ths. Vũ ngọc Hùng.  
3. Ks. Võ Hồng Khánh  
iii  
Mục Lục  
Contents  
1
 
2
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  
Ý nghĩa  
KÍ HIỆU  
ATLĐ  
VTĐ  
TIẾNG ANH  
TIẾNG VIÊT  
An toàn lao động  
Vô tuyến điện  
ISM Code International Safety Management Bộ luật quản lý an toàn quốc tế  
MLC  
Maritime Labor Covention  
Công ước lao động hàng hải  
EEBD  
Emergency Escape Breathing Thiết bị thở thoát hiểm khẩn cấp  
Device  
SCBA  
IMPA  
IMO  
Self contained breathing  
apparatus  
International Maritime Pilots’ Hiệp hội Hoa tiêu thế giới  
Association  
International Maritime  
Organization  
Thiết bị thở cá nhân  
Tổ chức Hàng hải quốc tế  
4
 
DANH MỤC HÌNH  
tt  
Tên bng  
Trang  
16  
17  
18  
19  
19  
20  
20  
21  
21  
22  
23  
24  
25  
25  
29  
1.  
2.  
3.  
4.  
5.  
6.  
7.  
8.  
9.  
Hình 2. 1. Bộ quần áo bảo hộ lao động  
Hình 2. 2. Quần áo chống cháy  
Hình 2. 3. Bộ quần áo chống mất nhiệt  
Hình 2. 4. Dốc mạnh bộ quần áo ra sàn  
Hình 2. 5. Trải bộ quần áo trên sàn  
Hình 2. 6. Mặc quần áo vào người.  
Hình 2. 7. Kéo khóa, dán bịt mặt  
Hình 2. 8. Luồn áo phao qua đầu  
Hình 2. 9 Luồn tay qua dây buộc và vòng dây ra sau lưng  
10. Hình 2. 10 Thắt dây buộc  
11. Hình 2. 11. Thiết bị đo nồng độ khi dioxit cac bon (CO)  
12. Hình 2. 12. Dật nắp túi  
13. Hình 2. 13. Đội bộ trùm đầu và mặt lên  
14. Hình 2. 14. Xiết dây đai  
15. Hình 3. 1. Thực hiện công tác hàn cắt kim loại trong không gian  
kín  
16. Hình 3. 2. Đặt các biển cảnh báo đang có người làm việc với  
mạch điện  
31  
17. Hình 4. 1. Các dây buộc tàu  
33  
34  
35  
18. Hình 4. 2. Chuẩn bị dây trên tàu  
19. Hình 4. 3. Vùng nguy hiểm của dây đứt khi dây bố trí qua lỗ xô  
ma  
20. Hình 4. 4. Vùng nguy hiểm của dây đứt khi bố trí dây qua con lăn  
36  
dây  
21. Hình 4. 5 . Các lưu ý khi làm dây  
37  
38  
39  
40  
43  
45  
45  
46  
46  
22. Hình 4. 6. Dây dọc mũi khi được cô căng  
23. Hình 4. 7. Dây chéo lái khi được cô căng  
24. Hình 4. 8 Kết thúc công việc cất dây trên giá trong kho  
25. Hình 5. 1. Các tín hiệu cẩu  
26. Hình 5. 2. Tháo chằng buộc neo  
27. Hình 5. 3. Tháo ống đậy ống dẫn lꢀn  
28. Hình 5. 4. Tháo bộ hãm lꢀn  
29. Hình 5. 5. Neo ở chế độ sẵn sàng  
5
 
30. Hình 5. 6. Phanh tời neo  
48  
50  
51  
52  
53  
57  
61  
66  
67  
31. Hình 5. 7. Phao buộc tàu  
32. Hình 5. 8. Tàu đang buộc phao  
33. Hình 5. 9. Bố trí chuẩn bị buộc lꢀn neo vào phao  
34. Hình 5. 10. Mắt lꢀn nối  
35. Hình 6. 1. Tăng cường cảnh giới  
36. Hình 6. 2. Cho thủy thủ chuyển chế độ lái tự động sang lái tay  
37. Hình 7. 1. Đo nồng độ không khí trong không gian kín  
38. Hình 7. 2. Sử dụng thiết bị thở cá nhân SCBA để vào các không  
gian kín khi nồng độ không khí không đảm bảo  
39. Hình 7. 3. Các lỗ chui người phải được rào và đặt biển cảnh báo  
để người đi lại chú  
67  
40. Hình 7. 4 . Thiết bị thở thoát hiểm khẩn cấp EEBD  
68  
69  
70  
71  
71  
72  
41. Hình 7. 5. Cách đeo dây Safety belt  
42. Hình 7. 6. Các vật nặng phải được đưa lên bằng dây riêng  
43. Hình 7. 7. Lên xuống ca bản phải bằng thang riêng  
44. Hình 7. 8. Sơn trên cao sử dụng ca bản (stage board)  
45. Hình 7. 9. Làm việc trên cao bằng ghế thủy thủ trưởng (Bosun  
chair)  
46. Hình 7. 10. Biển báo "Men at work – Đang có người làm việc" tại  
radar  
72  
47. Hình 7. 11. Các dụng cụ nhỏ phải để trong túi đeo trên người  
74  
75  
78  
79  
80  
82  
83  
83  
84  
85  
85  
86  
48. Hình 7. 12. Công tác gõ rꢀ ngoài mạn tàu  
49. Hình 8. 1. Bố trí an toàn cầu thang mạn  
50. Hình 8. 2. Cầu thang dây (Pilot ladder)  
51. Hình 8. 3. Cầu thang hoa tiêu kết hợp (Combination ladder)  
52. Hình 9. 1Giữ thẳng lưng và bám chắc vào vật định nâng  
53. Hình 9. 2 Từ từ đứng thẳng cả hai chân  
54. Hinh 9. 3 Họp tàu phổ biến kế hoạch nhân dầu  
55. Hình 9. 4. Nút đóng kín thoát nước trên boong  
56. Hình 9. 5. Phải có dụng cụ hứng dầu tại họng nhận dầu  
57. Hình 9. 6 Treo cờ chữ B  
58. Hình 9. 7 Tàu nhận nhiên liệu  
6
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: An toàn lao động hàng hải  
Mã mô đun: MĐ6840109. 11  
Thời gian mô đun: 60 giờ  
( Lý thuyết: 16 h; Bài tập: 42h; Kiểm tra: 12h)  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa vai trò của mô đun:  
Vị trí: Được bố trí trong năm học thứ nhất  
Tính chất: Mô đun chuyên ngành bắt buộc, thực hành tổng hợp.  
Ý nghĩa, vai trò của mô đun: Đây là mô đun đào tạo cung cấp cho sinh viên những  
kỹ năng cơ bản về an toàn lao động gắn liền với các công việc trên tàu.  
Mục tiêu của mô đun:  
Học xong mô đun này người học sẽ:  
- Trình bày được các bộ luật liên quan đến an toàn trên tàu biển; cách sử dụng các  
trang thiết bị an toàn cá nhân và tập thể; các quy trình an toàn làm việc trên tàu, an  
toàn làm dây, nằm cầu, chạy biển, an toàn đặc biệt, an toàn sử dụng các loại cầu  
thang, một số công tác khác;  
- Thực hiện các công việc theo đúng quy trình một cách an toàn, hiệu quả;  
- Nâng cao ý thức học tập, rèn luyện tính cẩn thận trong công việc, đảm bảo an toàn  
lao động khi làm việc trên tàu, sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.  
Nội dung mô đun:  
7
BÀI 1. CÁC BỘ LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI  
Mã bài MĐ. 6840109. 11. 01  
Giới thiệu:  
Ngành hàng hải là ngành lao động đặc biệt, do môi trường làm việc nguy hiểm,  
độc hại tồn tại rất nhiều rủi ro do vậy vấn đề an toàn lao động được đặt lên hàng đầu.  
rất nhiều bộ luật quy định về vấn đề này như bộ luật lao động của nước  
CHXHCN Việt nam, bộ luật ISM code, bộ luật MLC. . .  
Mục tiêu:  
- Thực hiện được nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của Bộ luật Lao động, Bộ  
luật MLC và ISM code;  
- Nắm được công việc liên quan đến các bộ luật;  
- Có ý thức thực hiện nghiêm túc các quy định khi xuống tàu làm việc.  
Nội dung chính:  
1. Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam  
1. 1. Hoàn cảnh ra đời của bộ luật  
Kế thừa và phát triển pháp luật lao động của nước ta từ sau Cách mạng Tháng  
Tám năm 1945 đến nay, Bộ Luật Lao động thể chế hoá đường lối đổi mới của Đảng  
Cộng sản Việt Nam và cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã  
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 về lao động, về sử dụng và quản lý lao động,  
được bổ sung sửa đổi mới nhất năm 2012.  
Bộ Luật Lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của  
người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao  
động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định, góp phần  
phát huy tính sáng tạo và năng lực của người lao động, nhằm đạt năng suất, chất  
lượng, hiệu quả trong lao động.  
1. 2. Nội dung bộ luật  
Bộ luật gồm 17 chương như sau:  
Chương I. Những quy định chung  
Chương II. Việc làm  
Chương III. Hợp đồng lao động  
Chương IV. Học nghề, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề  
Chương V. Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao  
động tập thể  
Chương VI. Tiền lương  
Chương VII. Thời gian làm việc, nghỉ ngơi  
Chương VIII. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất  
Chương IX. An toàn lao động, vệ sinh lao động  
8
       
Chương X. Những quy định riêng với lao động nữ  
Chương XI. Những quy định riêng với lao động chưa thành niên và một số  
loại lao động khác  
Chương XII. Bảo hiểm xã hội  
Chương XIII. Công đoàn  
Chương XIV. Giải quyết tranh chấp lao động  
Chương XV. Quản lý nhà nước về lao động  
Chương XVI. Thanh tra lao động, xử phạt vi phạm pháp luật về lao động  
Chương XVII. Điều khoản thi hành  
Trong đó chương IX. An toàn lao động, vệ sinh lao động quy định chi tiết về các  
vấn đề để đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc.  
2. Bộ luật ISM code  
2. 1. Mục đích, yêu cầu của bộ luật  
Cuối thập kỷ 1980 đầu thập kỷ 1990 qua các cuộc điều tra của tổ chức IMO  
về tai nạn hàng hải cho thấy rằng phần lớn các tai nạn xảy ra bắt nguồn từ sự quản  
lý yếu kém của các công ty khai thác tàu. Như vậy phương pháp quản lý đóng vai  
trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khai thác tàu.  
Với đòi hỏi ngày càng cao về sự đảm bảo an toàn trong khai thác tàu biển  
cũng như bảo vệ môi trường trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của đội tàu thế  
giới, mà đặc biệt là đội tàu treo cờ thuận tiện (Flag Of Convenient- FOC), chương  
IX của SOLAS 74 đã được bổ sung mới, với các yêu cầu về quản lý an toàn khai  
thác tàu. Bổ sung sửa đổi 1994 công ước SOLAS 74 có hiệu lực ngày 01/07/1998,  
bổ sung sửa đổi đó đã cho ra đời chương IX mới vào SOLAS 74. Sau đó chương  
này đã được bổ sung sửa đổi bằng nghi quyết MSC 99(73). Nghị quyết này được  
thông qua vào ngày 01/01/2002 và có hiệu lực ngày 01/07/2002.  
Tháng 11 năm 1993, IMO đã phê chuẩn Bộ luật ISM, cụ thể hoá các yêu cầu  
của chương IX / SOLAS 74. Bộ luật ISM cung cấp một chuẩn quốc tế về quản lý  
an toàn khai thác tàu và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Để triển khai bộ luật ISM,  
các công ty phải xây dựng một chuẩn quốc tế về quản lý an toàn, tức là phải xây  
dựng cho mình một hệ thống quản lý an toàn (Safety Management System, SMS)  
phù hợp với qui mô của công ty và được Đăng kiểm chấp nhận. Bộ luật ISM đã đi  
vào hiệu lực theo hai giai đoạn sau:  
Giai đoạn 1: Từ 01/07/1998, áp dụng bắt buộc đối với tất cả các tàu khách,  
tàu dầu, tàu chở hàng rời và các tàu cở khách, chở hàng cao tốc có tổng dung tích  
từ 500GT trở lên.  
Giai đoạn 2: Từ 01/07/2002, áp dụng cho tất cả các tàu chạy tuyến quốc tế có  
tổng dung tích từ 500GT trở lên.  
Mục đích của bộ luật ISM là tạo ra những tiêu chuẩn quốc tế cho việc quản lý,  
khai thác an toàn tàu, ngăn ngừa sự tổn hại về sinh mạng, thương tật của con người  
9
   
cũng như sự tổn hại về tài sản trong quá trình khai thác tàu đồng thời bảo vệ môi  
trường sinh thái.  
Mục tiêu về quản lí an toàn là:  
- Cung cấp các thao tác về hoạt động tàu an toàn và một môi trường làm việc  
an toàn;  
- Xây dựng các biện pháp bảo đảm an toàn để đối phó với những rủi ro có thể  
xảy ra trên tàu;  
- Không ngừng hoàn thiện kỹ năng quản lý an toàn của cán bộ nhân viên trên  
bờ và thuyền viên dưới Tàu, bao gồm cả việc chuẩn bị đối phó với các tình huống  
khẩn cấp liên quan đến an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm.  
Hệ thống quản lý an toàn phải đảm bảo:  
- Phù hợp với các qui định và luật lệ hiện hành;  
- Phù hợp với các qui tắc, hướng dẫn do các tổ chức, chính quyền, đăng kiểm  
và tổ chức công nghiệp biển đề ra.  
2. 2. Nội dung bộ luật:  
Bộ luật ISM gồm 16 điều khoản, bao gồm các phần chính sau đây:  
a. Lời nói đầu.  
b. Phần A: Sự thực hiện  
Nội dung của phần này bao gồm 12 điều khoản với các nội dung sau:  
* Các khái niệm chung:  
Trong phần này, Bộ luật ISM đưa ra các định nghĩa, giải thích ý nghĩa của các  
khái niệm, tên gọi; Chỉ ra mục tiêu và phạm vi áp dụng của Bộ luật.  
* Chính sách An toàn và bảo vệ môi trường của Công ty:  
Trong phần này, Bộ luật ISM đòi hỏi các Công ty phải đưa ra được chính sách  
của mình đối với vấn đề an toàn và bảo vệ môi trường đồng thời đảm bảo thực hiện  
được chính sách này ở mọi mức độ trong SMS (Safety Management System)  
*Trách nhiệm và thẩm quyền của Công ty:  
Công ty phải đảm bảo sự quản lý của mình và thể hiên được thẩm quyền của  
mình đối việc quản lý tàu biển trong SMS.  
* Người được chỉ định thực thi SMS của Công ty (Designated Person-DP):  
Các Công ty phải chỉ định Người có trách nhiệm và thẩm quyền để quản lý,  
giám sát, chỉ đạo, hỗ trợ tàu thực hiện có hiệu quả SMS, đặc biệt khi có những tình  
huống khẩn cấp liên quan đến an toàn và chống ô nhiễm môi trường.  
* Trách nhiệm và thẩm quyền của Thuyền trưởng:  
Trách nhiệm và thẩm quyền của Thuyền trưởng trong việc đại diện cho Công  
ty tổ chức thực hiện SMS trên tàu phải được thể hiện rõ trong SMS của Công ty.  
* Nguồn lực và nhân viên:  
10  
 
Bộ luật quy định Công ty phải thể hiện một cách đầy đủ các điều kiện thực tế  
về con người, các điều luật quốc tế có liên quan thông qua các quy trình, hướng  
dẫn trong SMS của mình.  
* Sự phát triển các kế hoạch khai thác tàu:  
Bộ luật yêu cầu trong SMS của Công ty phải thiết lập đầy đủ các quy trình,  
các hướng dẫn cho các hoạt động khai thác chủ yếu của tàu cũng như bảo vệ môi  
trường.  
* Sự sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp:  
Bộ luật yêu cầu Công ty phải thiết lập được trong SMS các quy trình hành  
động trong các tình huống khẩn cấp cũng như các chương trình thực tập huấn  
luyện và khả năng sẵn sàng ứng phó trong mọi điều kiện khẩn cấp.  
* Các báo cáo, phân tích đối với các trường hợp vi phạm, tai nạn và nguy hiểm  
xảy ra.  
Bộ luật quy định Công ty phải thể hiện trong SMS của mình các mẫu báo cáo,  
phân tích thống nhất đối với các vi phạm, tai nạn và nguy hiểm có thể xảy ra đồng  
thời phải có các hướng dẫn, quy trình để sửa chữa, hiệu chỉnh đối với các vấn đề  
đó.  
* Bảo dưỡng tàu và các trang thiết bị.  
Công ty phải thể hiện được trong SMS của mình các hướng dẫn, quy trình để  
đảm bảo tàu và trang thiết bị thuộc quyền quản lý của mình được khai thác và bảo  
dưỡng phù hợp cũng như các biện pháp bảo dưỡng đặc biệt áp dụng đối với các  
trang thiết bị quan trọng trên tàu.  
* Tài liệu, giấy tờ.  
Trong SMS của Công ty phải thiết lập được một hệ thống, quy trình quản lý  
với các tài liệu, giấy chứng nhận của tàu.  
* Sự kiểm tra, xem xét lại và đánh giá của Công ty.  
SMS của Công ty phải thể hiện được sự kiểm tra, xem xét lại và đánh giá việc  
thực hiện đối với SMS của mình thông qua các quy trình, hướng dẫn kiểm tra  
(Audit) qua đó đưa ra những hướng dẫn để chỉnh lý đối với những vấn đề không  
phù hợp.  
c. Phần B: Giấy chứng nhận và sự kiểm tra, gồm có 4 điều khoản.  
Giấy chứng nhận theo Bộ luật ISM bao gồm:  
* Cấp giấy chứng nhận và kiểm tra định kỳ.  
- Giấy chứng nhận phù hợp, Document Of Compliance Certificate (DOC):  
Một Công ty, khi SMS được chính quyền hành chính kiểm tra và xác nhận là thoả  
mãn các yêu cầu của Bộ luật ISM thì sẽ được cấp giấy chứng nhận trên;  
- Giấy chứng nhận quản lý an toàn, Safety Management Certificate (SMC):  
Giấy chứng nhận này được cấp cho tàu khi sự kiểm tra của chính quyền hành chính  
11  
xác nhận rằng các hoạt động quản lý, khai thác an toàn công ty và tàu là phù hợp  
với SMS đã được chấp thuận.  
- Giấy chứng nhận DOC sẽ có thời hạn hiệu lực không quá 5 năm và phải trải  
qua các đợt kiểm tra hàng năm để xác nhận lại.  
- Giấy chứng nhận SMC cũng có thời hạn hiệu lực không quá 5 năm nhưng  
chỉ phải kiểm tra lại trong ít nhất một lần kiểm tra trung gian của tàu.  
* Cấp giấy chứng nhận tạm thời.  
* Kiểm tra.  
* Mẫu giấy chứng nhận (DOC, SMC)  
3. Công ước Lao động Hàng hải, 2006 (MLC-2006)  
3. 1. Mục đích, yêu cầu của công ước  
Ngày 7/2/2006 ti Geneva tchức lao động quc tế đã triu tp hi nghvi  
mục đích xây dựng mt công cduy nht, cht ch, bao quát tối đa các tiêu chuẩn  
mi nht của các công ước lao động hàng hi quc tế:  
- Công ước lao động khsai 1930;  
- Công ước vquyn tdo thành lp hip hi bo v1948;  
- Công ước vquyn tchức và thương lượng tp th;  
- Công ước vtrả lương công bằng 1951;  
- Công ước vbãi bỏ lao động khsai 1957;  
- Công ước vphân biệt (lao động và ngành ngh) 1958;  
- Công ước về lao động ti thiu 1973;  
- Công ước về lao động ti tnhất đối vi trem 1999.  
Ngày 22/3/2006 Công ước Quc tế lao đng hàng hải đã được hi nghthông  
qua. Và ngày 20. 08. 2013 MLC bắt đầu có hiu lc ti vit nam.  
3. 2. Nội dung công ước:  
Gồm 16 điều khoản [Arcticle] và 5 đề mục [title] và 4 phụ lục [A5-I,II,III,B5-  
1]  
+ Điều 1: và điều 2 là các định nghĩa và phạm vi áp dụng [ áp dụng với tất cả  
thuyền viên làm việc trên tàu biển –thuyền viên ]  
+ Điều 3 các quyền và nguyên tắc cơ bản [quyền của các quốc gia đối] với 4 quyền  
cơ bản là  
- Quyền liên kết và công nhận hình thức thương lượng tập thể  
- Quyền bãi bỏ lao động khổ sai  
- Quyền bãi bỏ hình thức lao động trẻ em  
- Quyền bãi bỏ mọi phân biệt đối xử lao động và nghề nghiệp  
+ Điều 4: Quyền và quyền lợi của thuyền viên [làm việc môi trường tuân thủ các  
chuẩn mực an toàn, hưởng các điều kiện lao động công bằng, sống trong điều kiện  
sống thích hợp, được chăm sóc sức khỏe và chăm sóc về y tế  
+ Điều 5: Trách nhiệm thực thi công ước của các quốc gia thành viên  
12  
     
+ Điều 6: Quy định phần A (bắt buộc thực hiện) Phần B (không bắt buộc)  
+ Điều 7: Tham vấn của các hiệp hội chủ tàu và thuyền viên về miễn áp dụng,áp  
dụng linh hoạt các quy định  
+ Điều 8: Các điều khoản thi hành [chỉ áp dụng với quốc gia thành viên]  
+ Điều 9: Quy định về quyền rút lui khỏi công ước nhưng không dưới 10 năm,  
+ Điều 10: Hiệu lực thi hành  
+ Điều 11,12. 13: là các quy định các chức năng dự phòng và hội đồng 3 bên đặc  
biệt  
+ Điều 14,15:quy định về sửa đổi công ước và bộ luật  
+ Điều 16: quy định ngôn ngữ: Tiếng Anh và Pháp  
Đề mục 1: Các tiêu chuẩn tối thiểu đối với thuyền viên  
- Độ tuổi tối thiểu trên 16 tuổi và nếu dưới 18 tuổi không làm ca đêm.  
- Chứng nhận sức khỏe (Tối đa 2 năm và 1 năm đối với TV <18 tuổi).  
- Bằng cấp của TV (Không sử dụng TV không được đào tạo và cấp chứng  
chỉ)  
- Hợp đồng lao động (Phải bằng văn bản và TV phải đủ thời gian nghiên cứu  
kỹ hợp đồng trước khi ký).  
- Hợp đồng lao động (Phải bằng văn bản và TV phải đủ thời gian nghiên cứu  
kỹ hợp đồng trước khi ký).  
Đề mục 2: Điều kiện lao động  
- Việc sử dụng các dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên phải theo luật  
giữa chủ tàu- hiệp hội TV, tổ chức dịch vụ phải có hiệp ước thương lượng  
- Giờ làm việc và giờ nghỉ ngơi không quá 8h/ngày, nếu vượt 48h/tuần thì tiền  
công ≥ 5/4 lương cơ bản và phải được thuyền viên ký nhận.  
Đề mục 3: Chỗ ở, nơi vui chơi giải trí,thực phẩm phục vụ  
- Nơi ở trên tàu phải an toàn, hợp lý và phù hợp (độ cao≥203cm, diện  
tích≥4,5m2 đối với tàu có GT≤3000 và 5,5m2 đối với tàu có GT=3000-10. 000 và  
7m2 đối tàu có GT≥10. 000).  
- Có cơ sở vui chơi giải trí trên tàu.  
- Thực phẩm và đồ ăn đủ dinh dưỡng, chất lượng, phù hợp dân tộc và được  
cấp miễn phí.  
Đề mục 4: Chăm sóc sức khỏe, y tế, phúc lợi xã hội, an ninh cho thuyền viên  
- Chăm sóc sức khỏe trên tàu có TV ≥ 15 người và thời gian chạy biển ≥ 3  
ngày phải có 1 phòng y tế riêng, tàu có số TV và hành khách ≥ 50 người phải có 1  
bác sỹ.  
- Tiền lương phải được bồi thường ≥ 2 tháng lương khi thất nghiệp do tàu  
đắm, mất tích. . . thời gian TV không làm việc do đau ốm, hồi hương vẫn phải  
được hưởng 100% lương cơ bản.  
Đề mục 5: Điều khoản thi hành; Trách nhiệm của quốc gia thành viên  
13  
- Xây dựng tiêu chuẩn về quản lí nhà nước  
- Ủy quyền cho các tổ chức được công nhận [sử dụng lao động hàng hải …]  
- Cấp giấy chứng nhận ILO cho các tàu GT≥500 chạy tuyến quốc tế.  
Phụ lục A5-I:Quy định và hướng dẫn về kiểm tra và phê chuẩn các điều kiện sống  
và làm việc của thuyền viên khi cấp GCN ILO.  
Phụ lục A5-II: Hướng dẫn về Cấp giấy chứng nhận lao động hàng hải.  
Phụ lục A5-III: Hướng dẫn các mục kiểm tra tuân thủ công ước đối với tàu nước  
ngoài.  
Phụ lục B5-1: Hướng dẫn mẫu tuyên bố tuân thủ luật lao động hàng hải.  
14  
Câu hỏi ôn tập bài 1  
1. Những quy định về an toàn lao động, quyền lợi và chế độ của người lao động tại  
Việt Nam được đề cập tới lần đầu tiên tại văn bản nào?  
2. Bộ luật lao động Việt Nam được quốc hội thông qua lần đầu vào thời gian nào?  
Nêu các chương và phạm vi áp dụng của Bộ luật?  
3. Bộ luật lao động Việt Nam hiện nay quy định về những vấn đề gì? Nêu các  
chương và phạm vi áp dụng của Bộ luật ?  
4. Tổ chức ILO được thành lập nhằm mục đích gì ? Nêu các công ước của ILO mà  
Việt Nam đã tham gia ?  
5. Trình bày tóm tắt nội dung bộ luật ISM code?  
6. Công ước MLC 2006 là công ước gì? Nó có giá trị như thế nào? Những thuận  
lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi tham gia công ước này?  
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của bài  
- Đánh giá vể kiến thức: Tự luận  
- Đánh giá về kỹ năng: Thực hành  
15  
BÀI 2. SỬ DỤNG CÁC TRANG THIẾT BỊ AN TOÀN  
Mã bài MĐ. 6840109. 11. 02  
Giới thiệu:  
Khi làm việc ở trên boong, ngoài mạn tàu, hay làm việc trong các khoang, ngăn  
kín tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do vậy cần phải có các trang thiết bị an toàn cá nhân phù  
hợp với công việc nhằm đảm bảo cho thuyền viên tránh được các tai nạn có thể xảy  
ra đồng thời bảo vệ sức khoẻ thuyền viên.  
Mục tiêu của bài:  
- Thực hiện được cách kiểm tra, sử dụng thiết bị an toàn;  
- Sử dụng thiết bị an toàn đúng cách, đúng kỹ thuật;  
- Rèn luyện tính cẩn thận chính xác trong việc sử dụng các trang thiết bị an  
toàn.  
Nội dung:  
1. Quần áo bảo hộ  
Quần áo bảo hộ lao động của nghành boong thường được may liền bằng loại  
vải thấm mồ hôi tốt và thông thoáng nhằm bảo vệ cơ thể thuyền viên khỏi các chất  
nguy hiểm như nước nóng, dầu nóng, tia hàn. . . (xem hình 2. 1).  
Lưu ý khi sử dụng: Khi mặc quần áo bảo hộ lao động cần cài đầy đủ các khuy  
áo, không được xắn tay để bảo vệ cơ thể đầy đủ và không bị mắc, vướng trong khi  
làm việc.  
Hình 2. 1. Bộ quần áo bảo hộ lao động ( nguồn aliexpress. com)  
16  
   
2. Quần áo chống cháy, quần áo chống mất nhiệt  
2. 1. Quần áo chống cháy  
Được làm bằng vật liệu đặc biệt, bên ngoài thường được tráng nhôm chịu  
nhiệt để chống bức xạ nhiệt, dùng để bảo vệ người chữa cháy khi lamg nhiệm vụ  
chữa cháy trên tàu. (Hình 2. 2)  
Hình 2. 2. Quần áo chống cháy (nguồn ajit Vadakayil)  
17  
   
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 123 trang yennguyen 26/03/2022 7460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun An toàn lao động hàng hải - Nghề: Điều khiển tàu biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_an_toan_lao_dong_hang_hai_nghe_dieu_khien.pdf