Giáo trình mô đun Sửa chữa hệ thống khởi động động cơ bằng khí nén - Nghề: Sửa chữa máy tàu thủy

CC HÀNG HI VIT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẰNG HÀNG HI I  
GIÁO TRÌNH  
ĐUN: SỬA CHỮA HỆ THỐNG  
KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ BẰNG  
KHÍ NÉN  
NGHỀ: SỬA CHỮA MÁY TÀU THỦY  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Năm 2018  
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và thamkhảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
2
LI GII THIU  
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng  
và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp  
ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh  
vực vận tải biển nói chung và ngành sửa chữa máy tàu thủyở Việt Nam nói riêng đã  
có những bước phát triển đáng kể.  
Chương trình khung quốc gia nghề sửa chữa máy tàu thủy đã được xâydựng trên  
cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều  
kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo  
trình kỹ thuật nghề theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiệnnay.  
Mô đun MĐ 28: Sửa chữa hệ thống khởi động động cơ bằng khí nén là mô  
đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành.  
Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài  
nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế.  
Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những sai sót, rất mong  
nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn.  
Xin chân thành cảm ơn!  
Hải Phòng, ngày 10 tháng 06 năm 2018  
Tham gia biên soạn  
Chủ biên: Bùi Trung Dũng  
3
MC LC  
STT NI DUNG  
TRANG  
1
2
3
4
5
Li gii thiu  
Mc lc  
Danh mc ký hiu, tviết tt, thut ngchuyên ngành  
Danh mc hình vvà bng, biu  
3
4
5
6
8
Ni dung  
Bài 1. Sửa chữa hệ thống khởi động động cơ bằng mô tơ gió  
9
9
1.Các hư hng ca HT khởi động động cơ bằng mô tơ gió  
2.Tháo, kiểm tra xác định tình trạng kỹ thuật của mô tơ gió  
3. Sửa chữa và điều chỉnh  
9
15  
15  
15  
4. Lắp cụm chi tiết vào hệ thống.  
5. Thử và điều chỉnh sau khi lắp ráp  
Bài 2. Sửa chữa hệ thống khởi động động cơ bằng khí nén  
có van phân phối khí dạng đĩa chia gió  
19  
1. Tháo, kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnh đĩa chia gió  
2. Tháo, kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnhxu páp khởi động  
3. Lắp đĩa chia gió, xu páp khởi động vào hệ thống.  
4. Thử và điều chỉnh sau khi lắp ráp  
19  
24  
27  
27  
29  
Bài 3. Sửa chữa hệ thống khởi động bằng khí nén có van  
phân phối khí dạng piston trượt  
1.Tháo, kiểm tra xác định tình trạng kỹ thuật của van phân phối  
29  
dạng piston trượt  
2. Sửa chữa và điều chỉnh  
30  
31  
31  
33  
3. Lắp van trượt vào hệ thống.  
4. Thử và điều chỉnh sau khi lắp ráp  
5. Trình bày các bước kiểm tra quan trọng trước khi khởi động  
động cơ diesel tàu thủy  
Tài liệu tham khảo  
35  
7
8
Các phụ lục, tài liệu đính kèm  
Danh mục ký hiệu, từ viết tắt, thuật ngữ chuyên ngành  
Ký hiệu, từ viết tắt, thuật ngữ chuyên Gỉải thích  
ngành  
MĐ  
HT  
Mô đun  
Hệ thống  
KĐ  
VD  
Khởi động  
Ví dụ  
CV  
Mã lực  
Ta phải, phải  
KT  
Kiểm tra  
Xe  
Mặt côn nấm xu páp  
Đầu nối có ren  
Van  
Giắc co  
Xu páp  
TCVN  
Tiêu chuẩn Việt Nam  
5
Danh mục hình vẽ  
STT Tên hình vẽ  
Trang  
10  
1
2
Hình 1.1. Mô tơ gió sau khi được tháo khỏi động cơ  
Hình 1.2.Phần chủ động(bên phải) được tháo khỏi phần bị  
động(bên trái)  
10  
3
Hình 1.3. Nắp, trục, bộ lá gió phần chủ động được tháo ra khỏi vỏ  
11  
4
5
6
7
8
9
Hình 1.4. Nắp bên phải phần bị động được tháo ra  
Hình 1.5. Trục, bạc trục, lò xo được tháo khỏi phần bị động  
Hình 1.6. Trục bị động được tháo ra khỏi bạc  
11  
12  
12  
13  
13  
14  
14  
17  
20  
20  
Hình 1.7.Bạc được tháo và tách ra khỏi trục bị động  
Hình 1.8. Lò xo được tháo ra khỏi trục bị động  
Hình 1.9. Cụm bánh cóc được tháo ra khỏi trục bị động  
10 Hình 1.10. Trục bị động được tháo ra  
11 Hình 1.11. Một số loại mô tơ gió và hình cắt của mô tơ gió  
12 Hình 2.1. Cấu tạo của đĩa chia gió  
13 Hình 2.2. Các đường ống khí vào và ra của đĩa chia gió đang  
được tháo  
14 Hình 2.3. Các bu lông liên kết giữa đĩa chia gió và thân độn cơ  
21  
đang được tháo  
15 Hình 2.4. Đĩa chia gió được tháo đưa ra ngoài  
16 Hình 2.5. Nắp đậy đĩa chia gió được tháo ra  
21  
22  
22  
23  
24  
25  
17 Hình 2.6. Trục, vòng bi đĩa chia gió được tháo ra khỏi vỏ  
18 Hình 2.7. Một đĩa chia gió được lắp hoàn chỉnh sau khi sửa chữa  
19 Hình 2.8. Cấu tạo của xu páp khởi động  
20 Hình 2.9. Các đường ống dẫn khí và nắp xu páp khởi động được  
tháo ra  
21 Hình 2.10. Piston van khởi động chuẩn bị được tháo  
25  
6
Hình 2.11. Van khởi động đang được tháo rời  
Hình 2.12. Van khởi động của hãng MAN BW  
22  
23  
26  
27  
30  
31  
24 Hình 3.1. Van phân phối khí kiểu piston trượt hình trụ  
Hình 3.2. Hê thống khởi động bằng van phân phối khí kiểu piston  
trượt vừa được lắp xong  
25  
7
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: Sửa chữa hệ thống khởi động động cơ bằng khí nén  
Mã mô đun: MĐ.6520131.28  
Vị trí, ý nghĩa và vai trò của mô đun:  
- Vị trí: Mô đun Sửa chữa hệ thống khởi động động cơ bằng khí nén là mô đun  
được thực hiện khi sinh viên học xong các mô đun: Sửa chữa hệ thống phân phối  
khí tàu thủy 1 và 2, Sửa chữa hệ thống nhiên liệu Diesel tàu thủy, Sửa chữa hệ  
thống bôi trơn, Sửa chữa hệ thống làm mát.  
- Ý nghĩa và vai trò củamô đun:  
Mô đun Sửa chữa hệ thống khởi động động cơ bằng khí nén là mô đun chuyên  
môn nghề, nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng cơ bản về sửa chữa  
hệ thống khởi động bằng khí nén., qua đó có thể ứng dụng được những kiến thức  
đã học vào thực tế nghề nghiệp sau này.  
II. Mục tiêu của mô đun:  
- Kiến thức: Trình bày được các hư hỏng của hệ thống khởi động động cơ Diesel  
bằng khí nén.  
- Kỹ năng:  
+ Tháo, lắp được các bộ phận trong hệ thống đúng quy trình, đảm bảo an toàn;  
+ Kiểm tra đúng phương pháp để phát hiện chính xác các hư hỏng;  
+ Phân tích so sánh số liệu, đưa ra phương án bảo dưỡng sửa chữa hợp lý;  
+ Bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh được những hư hỏng của các chi tiết thuộc  
hệ thống đúng quy trình kỹ thuật;  
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có tác phong công nghiệp, luôn tuân thủ quy  
trình quy phạm, quy tắc an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường.  
Nội dung mô đun:  
8
Bài 1:SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ BẰNG MÔ TƠ  
GIÓ  
Mã bài: MĐ.6520131.28.01  
Giới thiệu:  
Hệ thống khởi động động cơ bằng mô tơ gió thường áp dụng cho động cơ từ 450  
cv trở lên, được dùng khá rộng rãi, độ bền và độ tin cậy khá cao. Trên thị trường  
Việt Nam hay gặp các động cơ diesel tàu thuỷ của các hãng của Đức, châu Âu, của  
Trung Quốc như Jichai Power, Way chai,.. sử dụng hệ thống khởi động này.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được các hư hỏng, cách tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa hệ thống khởi  
động động cơ bằng mô tơ gió.  
- Thực hiện được việctháo lắp, kiểm tra, sửa chữa, thử và điều chỉnh sau khi lắp  
ráp hệ thống này.  
- Nghiêm túc, chính xác, khoa học khi học và thực hành.  
Nội dung chinh:  
1.Các hư hỏng của HT khởi động động cơ bằng mô tơ gió:  
Trong quá trình hoạt động, HT khởi động động cơ bằng mô tơ gió thường có các  
hư hỏng sau:  
- Bộ lá gió bị mòn, hỏng  
- Vòng bi bị mòn, hỏng  
- Bạc bị mòn, hỏng  
- Bánh răng ăn khớp với trục và bánh đà bị mòn, mẻ, nứt, gãy  
- Truc mô tơ và trục lai vào bánh đà bị mòn, cong, xoắn, nứt, gãy  
- Lò xo đẩy trục lai vào bánh đà bị gãy hay mất tính đàn hồi  
- Cụm bánh cóc bị mòn, nứt, gãy, mẻ răng  
- Nắp và vỏ bị nứt, gãy, ăn mòn  
- Bu lông lắp ghép bị hỏng  
- Các lỗ dẫn hơi bị mòn, trờn ren, nứt  
2. Tháo và kiểm tra xác định tình trạng kỹ thuật của mô tơ gió  
2.1. Qui trình tháo:  
Trước khi tháo phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ tháo lắp như: Bộ clê, mỏ lết, tô  
vít, a giáp, khay đựng, giẻ lau,..,. Đánh dấu vị trí và chiều các bộ phận của mô tơ  
gió để phục vụ cho việc lắp. Các ê cu, bu lông khi tháo phải từ từ đều và đối xứng.  
Tiến hành tháo theo các bước sau:  
Bước 1: Tháo các đường dẫn gió, tháo bích bắt mô tơ với bánh đà động cơ,đưa mô  
tơ ra ngoài.  
9
Hình 1.1. Mô tơ gió sau khi được tháo khỏi động cơ  
Bước 2: Tháo bu lông liên kết gữa phần chủ động của mô tơ gió( nửa bên phải) và  
phần bị động là trục lai vào bánh đà( nửa bên trái). Rút hai phần chủ động và bị  
động ra.  
Hình 1.2.Phần chủ động(bên phải) được tháo khỏi phần bị động(bên trái)  
Bước 3: Tháo nắp, vòng bi,trục, bộ lá gió phần chủ động ra.  
10  
Hình 1.3.Nắp, trục, bộ lá gió phần chủ động được tháo ra khỏi vỏ  
Bước 4: Tháo nắp bên phải phần bị động  
Hình 1.4.Nắp bên phải phần bị động được tháo ra  
Bước 5: Tháo trục, bạc trục, lò xo, cụm bánh cóc ra khỏi phần bị động  
11  
Hình 1.5.Trục,bạc trục, lò xo được tháo khỏi phần bị động  
Bước 6: Tháo và tách bạc, lò xo, cụm bánh cóc ra khỏi trục bị động  
12  
Hình 1.6.trục bị động được tháo ra khỏi bạc  
Hình 1.7. Bạc được tháo và tách ra khỏi trục bị động  
Hình 1.8. Lò xo được tháo ra khỏi trục bị động  
13  
Hình 1.9.Cụm bánh cóc được tháo ra khỏi trục bị động  
Hình 1.10.Trục bị động được tháo ra  
Bước 7: Vệ sinh sạch, lau khô các bộ phận và chi tiết vừa được tháo, đặt vào vị trí  
qui định.  
2.2. Kiểm tra:  
- Quan sát bằng mắt để phát hiện các hư hỏng lớn. Với các hư hỏng nhỏ, vết nứt tế  
vi ta dùng các phương pháp vật lý và phấn dầu hoả để phát hiện.  
- Dùng thước cặp để đo chiều dày của lá gió, bạc.  
- Dùng căn lá để đo khe hở giữa lá gió và vỏ  
14  
- Dùng đồng hồ so để đo độ giơ của vòng bi. Dùng pan me để đo độ mòn đường  
kính trục, vòng bi và bạc.  
- Với trục bị cong ta đưa trục nên bàn gá chuyên dùng rồi dùng đồng hồ so để kiểm  
tra ( độ cong của trục không 0,15 mm ).  
- Kiểm tra trục bị xoắn, bánh răng bị mòn bằng thiết bị chuyên dùng.  
- Kiểm tra độ đàn hồi của lò xo bằng thước và thiết bị chuyên dùng.  
- Kiểm tra cụm bánh cóc bị gãy,mòn răng bằng quan sát, vậtlý và thiết bị chuyên  
dùng.  
3. Sửa chữa và điều chỉnh  
- Bộ lá gió bị hỏng, bị mòn quá giới hạn( 1mm) phải thay mới  
- Vòng bi bị mòn quá giới hạn( 0,5 mm), bị hỏng phải thay mới  
- Bánh răng bị nứt ta hàn lại, bị gãy vỡ phải thay mới  
- Nắp và vỏ bị nứt, bị ăn mòn ta hàn đắp rồi gia công lại. Bị gãy vỡ phải thay mới  
- Trục bị cong(độ cong của trục 0,15 mm ) ta nắn. Bị xoắn, bị nứt, bị gãy phải  
thay mới. Bị mòn( 0,5 mm) ta khôi phục lại bằng cách mạ, phun kim loại rồi gia  
công lại  
- Lò xo bị gãy hay mất tính đàn hồi (biến dạng dư trên 5độ cao định mức lò xo ở  
trạng thái tự do) phải thay mới  
- Cụm bánh cóc bị gãy răng phải thay mới, bị mòn ta khôi phục lại bằng cách mạ,  
phun kim loại rồi gia công lại.  
- Bu lông lắp ghép bị hỏng(nứt, gãy, trờn ren) phải thay mới  
- Các lỗ dẫn hơi bị mòn, trờn ren, nứt ta hàn đắp rồi gia công lại  
4. Lắp cụm chi tiết vào hệ thống  
Sau khi đã sửa chữa và thay thế những chi tiết bị hỏng ta vệ sinh lại sạch sẽ các chi  
tiết của mô tơ gió, lau khô rồi tiến hành lắp. Qui trình lắp ngược lại với qui trình  
tháo,chú ý lắp đúng dấu đúng vị trí,bôi dầu mỡ và dùng các dụng cụ chuyên dùng.  
Các êcu bu lông khi xiết phải đều, đối xứng, đúng lực xiết quy định và lắp theo  
trình tự sau:  
Bước 1: Lắp bạc, lò xo, cụm bánh cóc vào trục bị động.  
Bước 2: Lắp trục bị động với đầy đủ bạc, lò xo, cụm bánh cóc vào phần bị động.  
Bước 3: Lắp nắp bên phải phần bị động.  
Bước 4: Lắp bộ lá gió và vòng bi vào trục chủ động, lắp nắp phần chủ động.  
Bước 5: Lắp phần chủ động và phần bị động vào nhau bằng cách vặn đều các bu  
lông lắp ghép và xiết đúng lực qui định.  
Bước 6: Bắt mô tơ với bánh đà động cơ bằng cách vặn đều, đúng lực qui định các  
bu lông lắp ghép bích bắt mô tơ với bánh đà.  
15  
Bước 7: Lắp các đường ống dẫn gió.  
5. Thử và điều chỉnh sau khi lắp ráp  
Sau khi lắp ráp xong, ta điều chỉnh van giảm áp để đưa gió với áp xuất  
p = 10 kG/cm2 vàothử. Trong quá trình thử xem mô tơ có hoạt động bình thường  
không, có tiếng kêu bất thường không. Nếu có gì bất thường phải ngừng ngay việc  
khởi động, tìm nguyên nhân khắc phục rồi mới thử thử tiếp cho đến khi thấy mô tơ  
hoạt động bình thường, lượng gió tiêu thụ trong một lần khởi động là ít nhất theo  
đúng qui định. Hệ thống khởi động làm việc tốt sau nhiều lần khởi động liên tục  
(từ 35 lần). Không phát hiện bất cứ trục trặc hay hư hỏng nào trong suốt quá trình  
thử là đạt yêu cầu.  
Một số loại mô tơ gió và hình cắt của mô tơ gió  
16  
Hình 1.11. Một số loại mô tơ gió và hình cắt của mô tơ gió  
17  
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP BÀI 1:  
CÂU HỎI ÔN TẬP:  
Câu 1. Trình bày các hư hỏng của hệ thống khởi động động cơ bằng mô tơ  
gió?  
Câu 2. Trình bày qui trình tháo, kiểm tra hệ thống khởi động động cơ bằng mô tơ  
gió?  
Câu 3. Trình bày qui trình sửa chữa, lắp ráp hệ thống khởi động động cơ bằng mô  
tơ gió ?  
BÀI TẬP:  
Trình bày qui trình tháo, kiểm tra, sửa chữa và lắp ráp hệ thống khởi động động cơ  
bằng mô tơ gió của một động cơ diesel tàu thuỷ cụ thể?  
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của bài  
- Đánh giá vể kiến thức: Tự luận  
- Đánh giá về kỹ năng: Thực hành  
18  
BÀI 2: SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ BẰNG KHÍ NÉN  
CÓ VAN PHÂN PHỐI KHÍ DẠNG ĐĨA CHIA GIÓ  
Mã bài: MĐ.6520131.28.02  
Giới thiệu:  
Đại đa số các động cơ diezel tàu thuỷ hiện nay dùng hệ thống khởi động động cơ  
bằng khí nén có van phân phối khí dạng đĩa chia gió.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được các hư hỏng, cách tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa hệ thống khởi  
động động cơ bằng khí nén có van phân phối khí dạng đĩa chia gió.  
- Nắm vững qui trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa, thử và điều chỉnh sau khi lắp ráp  
hệ thống này.  
- Nghiêm túc, chính xác, khoa học khi học và thực hành.  
Nội dung chinh:  
1. Tháo, kiểm tra sửa chữa và điều chỉnh đĩa chia gió  
1. 1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đĩa chia gió  
Cơ cấu này gồm đĩa 5 được chế tạo một lỗ 8 có dạng như Hình 2.1.  
Trên mặt tựa của thân 6 có khoan các lỗ 11 tương ứng với số xilanh của động  
cơ, các lỗ 11 này dẫn khí đến các van khởi động trên các xilanh.  
Đĩa 5 và ống lót 4 được lắp trên đầu trục phân phối 7 bằng then. Khi tiến hành  
khởi động, khí khởi động vào khoang 9 ép đĩa 5 sát vào mặt tựa của thân 6. Lúc đó  
lỗ 8 trên đĩa 5 sẽ thông với một lỗ 11 trên mặt tựa của thân 6, mà lỗ 11 đó dẫn đến  
van khởi động của xilanh đang ở thời kỳ giãn nở. Khi đó, khí khởi động sẽ đi vào  
rãnh từ lỗ 11 tới mở van khởi động của xilanh đó. Khi quá trình khởi động kết  
thúc, áp xuất trong khoang 9 giảm, lò xo 1 đẩy nắp đĩa 5 tách khỏi mặt tiếp xúc với  
thân 6 thông qua ống lót 4 tỳ vào vòng chặn 2 để đĩa 5 và mặt tựa của thân 6 không  
bị mòn khi động cơ làm việc.  
Khí khởi động còn lại đi dọc theo trục 7 ra ngoài theo rãnh 10.  
19  
Hình 2.1. Cấu tạo của đĩa chia gió  
1.Lò xo; 2.Vòng chặn; 3.Nắp đậy ngoài lò xo; 4.Ống lót; 5.Đĩa; 6.Thân; 7.Đầu trục  
phân phối; 8.Lỗ khí thông nắp 3 và đĩa 5; 9.Khoang chứa khí khởi động; 10.Rãnh  
thoát khí thừa sau khởi động; 11.Lỗ tạo rãnh dẫn khí đến mở van khởi động trên  
xilanh.  
1.2.Qui trình tháo đĩa chia gió:  
Trước khi tháo phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ tháo lắp như: Bộ clê, mỏ lết, tô  
vít, a giáp, khay đựng, giẻ lau,..,. Phải đánh dấu vị trí và chiều của các chi tiết để  
thuận tiện cho việc lắp ráp. Công việc tháo được tiến hành qua các bước sau:  
Bước1:Tháo các đường ống dẫn khí vào và ra của đĩa chia gió  
Hình 2.2.Các đường ống khí vào và ra của đĩa chia gió đang được tháo  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 35 trang yennguyen 26/03/2022 7480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Sửa chữa hệ thống khởi động động cơ bằng khí nén - Nghề: Sửa chữa máy tàu thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_sua_chua_he_thong_khoi_dong_dong_co_bang_k.pdf