Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa xe máy - Ngành/nghề: Công nghệ ô tô

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC/ MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA XE MÁY  
NGÀNH/NGHỀ: Công nghệ ô tô  
( Áp dụng cho Trình độ. Trung cấp cao đẳng)  
LƯU HÀNH NỘI BỘ  
NĂM. 2017  
1
LỜI GIỚI THIỆU  
Xe máy được sử dụng rộng rãi ở nước ta hiên nay nó một phương tiện đi lại cá  
nhân. Với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống được nâng cao số lượng xe máy  
gia tăng nhanh chóng, đi cùng với nó là sự đòi hỏi phải có một đội ngũ thợ bảo dưỡng  
và sửa chữa.  
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng xe máy là môn học mô đun thuôc nghề công nghệ  
ôtô được biên soạn nhằm mục đích cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng  
cơ bản giúp người học đã có kiến thức về ô tô có thể sửa chữa được xe máy. Giáo trình  
biên soạn dựa trên cơ sở điều kiện thực tế hiện nay.  
Nội dung của giáo trình được biên soạn với thời lượng 150 tiết cho cả lý thuyết  
thực hành. Gồm các phần:  
Bài 1. Cấu tạo xe gắn máy  
Bài 2. Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu phân phối khí  
Bài 3. Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền  
Bài 4. Bảo dưỡng, sửa chữa Hệ thống nhiên liệu  
Bài 5. Bảo dưỡng, sửa chữa Hệ thống truyền động  
Bài 6. Bảo dưỡng, sửa chữa Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động  
Bài 7. Bảo dưỡng, sửa chữa Hệ thống chiếu sáng  
Giáo trình được biên soạn cho đối tượng là học sinh Trung cấp và cao đẳng nghề công  
nghệ ô tô đã có kiến thức cơ bản về chuyên môn và các môn cơ sở.  
Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết, rất mong nhận  
được ý kiến đóng góp của hội đồng thấm định để cho giáo trình được hoàn thiện hơn.  
2
MỤC LỤC  
TRANG  
…………….  
…………….  
…………….  
…………….  
…………….  
1. Lời giới thiệu  
2. ……………..  
3. …………….  
………………..  
n …………….  
3
Bài 1: Tổng quan về xe máy xe máy và nguyên tác bảo dưỡng, sửa chữa  
*. Mục tiêu:  
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc động cơ 4 kỳ, động cơ 2 kỳ  
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc các hệ thống và bộ phận của xe mô tô  
- Sử dụng các dụng cụ tháo, lắp, kiểm tra các hệ thống và bộ phận của xe mô tô  
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.  
* Nội dung  
1. Cấu tạo chung về xe máy  
1.1. Phân loại  
Từ khi xe máy ra đời, đã có rất nhiều biến thể để phù hợp với những mục đích vận hành  
khác nhau. Giữa các dòng xe đôi khi chỉ khác nhau đôi chút, mọi cách phân loại đều là quy ước  
dần dần được chấp nhận rộng rãi.  
1. Underbone  
Đây là dòng xe phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các mẫu xe số trên thị  
trường là underbone như Wave, Future, Sirius, Exciter... Đặc điểm chính của loại xe này  
là động cơ đặt bên dưới khung xe, bình xăng ở dưới yên. Với thiết kế này, trọng tâm xe  
lùi về sau hoặc ở giữa, phần đầu xe nhẹ nhàng.  
Dòng xe này còn có biến thể khác được gọi là hyper-underbone như các mẫu xe Suzuki  
Raider 150, Honda Nova...  
2. Scooter  
4
Scooter là loại xe mà ngưới lái có thể nhẹ nhàng bước qua khung (step-through frame)  
và có không gian rộng để chân phía trước. Loại thiết kế này xuất hiện vào những ngày  
đầu tiên của buổi bình minh nền công nghiệp xe máy. Từ scooter thường dùng để chỉ xe  
có dung tích động cơ từ 50 đến 250 phân khối. Nếu lớn hơn được gọi là maxi-scooter.  
Scooter không chỉ sử dụng hộp số vô cấp CVT (xe ga) như đa số xe ngày nay, dòng xe  
này còn sử dụng hộp số tay với số và côn được tích hợp ở tay lái bên trái. Một số thiết  
kế còn lại của xe tương đối giống với dòng underbone như động cơ lùi về phía sau, bình  
xăng dưới yên. Scooter cũng là loại xe máy có đường kính vành xe nhỏ hơn so với hầu  
hết các dòng xe khác.  
3. Sportbike  
5
Sportbike là loại môtô được thiết kế để tối ưu hóa tốc độ, khả năng tăng tốc, phanh và  
vào cua trên đường rải nhựa, không tối ưu hóa về cảm giác thoải mái khi lái xe hay mức  
nhiên liệu tiêu thụ.  
Để phân chia sportbike theo dung tích động cơ, hiện nay có ba phân khúc chính là cỡ  
nhỏ (đến 500 phân khối), cỡ trung (600-750 phân khối) và superbike (1000 phân khối  
trở lên).  
4. Sport touring  
6
Sport touring là dòng xe cùng chia sẻ nhiều đặc điểm với sportbike, nhưng có một số  
thay đổi để phù hợp với mục đích. Sport touring sinh ra để di chuyển những cung đường  
dài nhưng vẫn đảm bảo tốc độ xe ở mức cao. Do đó, nếu từ phiên bản sportbike, xe  
được nâng cao và mở rộng tay lái, gác chân tiến hơn về phía trước, góc nghiêng của  
càng trước lớn hơn, tạo tư thế lái thẳng người, thoải mái khi đi đường dài.  
5. Nakedbike  
Cụm từ nakedbike được sử dụng lần đầu vào năm 1993, khi Ducati ra đời dòng xe  
Monster và gọi tên là nakedbike. Thực tế, đúng như cái tên naked (trần truồng), dòng xe  
này được coi là phiên bản lược bỏ bộ quây của sportbike, cùng với một số thay đổi trong  
thiết kế và động cơ.  
1.2. Các bộ phận chính  
a. Động cơ:  
Là bộ máy gồm nhiều chi tiết và hệ thống lắp ghép liên hệ mật thiết với nhau, là  
nơi đốt cháy nhiên liệu tỏa nhiệt biến thành cơ năng rồi sinh ra động lực truyền sang hệ  
thống truyền chuyển động  
làm cho xe di chuyển. Muốn vậy trong động cơ phải có các chi tiết và hệ thống sau:  
+ Các chi tiết cố định và di động.  
+ Các chi tiết của hệ thống phân phối khí.  
+ Hệ thống làm trơn, làm mát.  
+ Hệ thống nhiên liệu.  
+ Hệ thống đánh lửa.  
b. Hệ thống truyền chuyển động:  
7
Có nhiệm vụ truyền chuyển động từ động cơ đến bánh xe phát động, thay đổi tốc  
độ, moment của bánh xe phát động tùy theo tải trọng và đường sá. Hệ thống này gồm:  
Bộ ly hợp, hộp số, bánh xe răng kéo xích (nhông trước); dĩa sên (nhông sau), xích tải.  
Hình 1.1 : Cấu tạo tổng quát xe  
1. Công tắc máy đồng thời khoá cổ, chìa khoá yên 2. Cụm công tắc cốt, pha, công tắc  
kèn, công tắc quẹo 3. Công tơ mét 4. Cụm công tắc đèn chính, nút đề  
5. Tay ga 6. Tay thắng trước 7. Bửng, vít ráp móc treo  
8. Bàn đạp thắng sau 9. Chổ để chân 10. Công tắc đèn stop 11. Giò đạp 12.  
Gác chân 13. Dè sau 14. Khung giữ khi dựng hay đẩy xe 15. Baga trước 16.  
Chỗ đựng đồ nghề 17.Khoá yên 18. Khung gắn gát chân 19. Chân  
chống nghiêng 20.Chân chống đứng 21. Chổ để chân 22.Cần sang số  
23. Khoá xăng 24. Lọc xăng 25. Kính chiếu hậu 26. Yên xe 27. Cao su  
giảm chấn yên xe 28. Nắp xăng  
Ở một vài loại môtô không dùng sên mà hệ thống láp chuyền và cac - đan. Trên  
xe gắn máy động cơ và hệ thống truyền chuyển động được ráp chung thành một khối ta  
thường gọi là động cơ.  
c. Hệ thống chuyển động (hệ thống di chuyển):  
8
Có tác dụng biến chuyển động quay của hệ thống truyền chuyển động thành  
chuyển động tịnh tiến của chiếc xe. Mặt khác nó còn có tác dụng bảo đảm cho xe di  
chuyển êm dịu trên những đoạn đường không bằng phẳng. Hệ thống này gồm: Bánh xe  
trước, bánh xe sau, hệ thống nhún và khung xe.  
d. Hệ thống điều khiển:  
Có nhiệm vụ thay đổi hướng chuyển động của chiếc xe. Cho xe chạy chậm lại  
hay dừng hẳn để đảm bảo an toàn khi giao thông. Hệ thống này gồm tay lái, các cần  
điều khiển và hệ thống thắng.  
e. Hệ thống điện đèn còi:  
Có tác dụng tạo tín hiệu hoặc chiếu sáng khi xe dừng, quẹo, đi trong đêm tối hoặc  
chỗ đông người để bảo đảm an toàn giao thông. Hệ thống này gồm các đèn chiếu gần,  
chiếu xa, đèn lái, đèn stop, đèn quẹo, đèn soi sáng côngtơmét, kèn, các loại đèn tín hiệu.  
.
Thông dụng nhất hiện nay vẫn là loại xe gắn máy 100cc, 125cc, 150cc chỉ có 1 lòng  
xylanh đa số là xe 2 thì Peugeot, Mobylette (Pháp), Suzuki, Yamaha, Bridgestone  
(Nhật) và xe 4 thì như Honda Dream, Sirius, Suzuki Viva…  
2. Các công tác bảo dưỡng sửa chữa  
2.1. Bảo dưỡng kỹ thuật.  
Các khái niệm cơ bản  
Để sử dụng tốt, tăng thời hạn sử dụng và đảm bảo độ tin cậy của phương tiện xe  
máy trong quá trình vận hành, bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa là điều cần thiết cần tiến  
hành kịp thời và có chất lượng. Bởi vì, trạng thái kỹ thuật của xe luôn bị thay đổi từ tốt  
đến xấu trong quá trình khai thác ví dụ như:  
Động cơ giảm công suất, xe không đạt tốc độ tối đa, thời gian gia tốc tăng, sức  
kéo của xe bị giảm.  
Nhiên liệu bị tiêu xăng  
Thời gian phanh và quãng đường phanh tăng, các bánh xe phanh không đều dẫn  
đến giảm tính năng an toàn.  
Vì vậy, để đảm bảo giữ gìn xe luôn tốt nhằm giảm bớt hư hỏng phụ tùng tạo điều  
kiện giá thành vận chuyển và an toàn trong giao thông, chúng ta cần tuân thủ nghiêm  
chỉnh các bước bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa vì bảo dưỡng và sửa chữa càng hoàn  
hảo thì độ tin cậy và tuổi thọ của xe càng cao. Tuy nhiên việc làm này còn cần sắp sếp  
một cách lôgic để đưa đến một kết quả tốt nhất  
Bảo dưỡng là công việc dự phòng được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận  
hành nhất định trong khai thác theo nội dung công việc đã quy định nhằm duy trì trạng  
thái kỹ thuật của xe.  
Mục đích của bảo dưỡng: Là luôn đảm bảo các tính năng của xe ở trạng thái  
tốt nhất có thể, để tránh những hư hỏng nhỏ trở lên lớn hơn trong tương lai, để đảm bảo  
9
sự an toàn của xe và chủ xe. Nếu chiếc xe được bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn, tuổi thọ của  
xe có thể tăng, tính kinh tế nhiên liệu tốt hơn, hoạt động tin cậy hơn.  
Yêu cầu:  
- Kiểm tra, phát hiện những hư hỏng đột xuất, ngăn ngừa chúng để đảm bảo cho  
cụm máy, xe vận hành an toàn.  
- Chăm sóc các hệ thống, các cơ cấu để đảm bảo chúng làm việc an toàn và  
không bị hư hỏng.  
- Giữ gìn hình thức bên ngoài.  
- Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ được tính theo quãng đường hoặc thời gian khai thác  
của ôtô, tùy theo định ngạch nào đến trước.  
2.2. Quy trình bảo dưỡng xe máy được thực hiện theo các bước sau:  
PHẦN KHUNG SƯỜN – TRUYỀN  
HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU  
ĐỘNG  
1. Kiểm tra, vệ sinh bảo dưỡng bầu gió.  
2. Bảo dưỡng chế hòa khí.  
1. Bảo dưỡng cổ phốt.  
2. Bảo dưỡng và thay dầu giảm sóc  
trước.  
3. Bảo dưỡng hệ thống phun xăng (dành cho  
các xe phun xăng điện tử đi quá 15.000 3. Bảo dưỡng, bôi trơn trục và vòng bi  
km). xe bánh trước.  
4. Kiểm tra, vệ sinh cảm biến Oxy (dành 4. Bảo dưỡng hệ thống phanh trước  
cho các xe phun xăng điện tử).  
PHẦN ĐỘNG CƠ  
5. Bảo dưỡng các dây điều khiển (Dây  
ga, dây phanh, dây công tơ mét).  
6. Bảo dưỡng và bôi trơn trục, vòng bi  
bánh sau.  
1. Kiểm tra dầu máy.  
2. Kiểm tra, chỉnh Xuppap.  
3. Kiểm tra, căn chỉnh góc đặt cam  
4. Chỉnh ly hợp côn ngâm dầu  
5. Bảo dưỡng bộ ly hợp côn khô  
6. Kiểm tra quạt gió, Rơle nhiệt  
7. Chỉnh chế độ nhiên liệu.  
PHẦN ĐIỆN  
7. Bảo dưỡng hệ thống phanh sau.  
8. Vệ sinh, kiểm tra bộ giảm giật và  
bát nhông sau.  
9. Bảo dưỡng và bôi trơn trục càng  
sau  
10. Bảo dưỡng và bôi trơn các khớp  
xoay (Chân chống, tay phanh, cần  
phanh, tay ga).  
1. Kiểm tra, bổ xung, thay nước, vệ sinh,  
sạc ắc quy  
11. Cân và sơn chống rỉ vành trước  
12. Cân và sơn chống rỉ vành sau  
13. Sơn chống rỉ gầm xe.  
2. Kiểm tra hệ thống điện chiếu sáng  
3. Kiểm tra hệ thống tín hiệu (Đèn báo, đèn  
phanh, còi, xi nhan)  
14. Bảo dưỡng bộ nhông xích tải (Vệ  
sinh, căn chỉnh, bôi trơn)  
4. Kiểm tra hệ thống đánh lửa, làm sạch  
bugi  
15. Kiểm tra, xiết chặt các bu lông, đai  
10  
5. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống khởi động  
ốc, vít. Chạy thử.  
16. Rửa xe  
Chạy thử và kiểm tra chất lượng lần  
cuối.  
Quy trình chăm sóc, bảo dưỡng xe máy định kỳ  
– Bước 1: Kiểm tra áp suất hơi vỏ lốp. Nếu áp suất không đủ, dễ dẫn tới hiện  
tượng dập bố khi chạy với tốc độ cao, khiến cho vỏ lốp hỏng hoàn toàn. Kiểm tra chống  
đứng, chống  
Bước 2: Kiểm tra tiếng động phát ra từ động cơ nhằm phát hiện các tiếng động lạ  
thường – biểu hiện của các hỏng hóc trong động cơ. Kiểm tra tình trạng bugi. Nếu màu  
nâu sẫm, động cơ hoạt động tốt; màu đen, hoặc trắng sáng cho thấy động cơ hoạt động  
không đạt hiệu quả tối ưu, cần phải điều chỉnh. + Kiểm tra khói thải từ động cơ: nếu  
khói thải màu đen, có thể nhiên liệu không cháy hết. Khói thải màu trắng, có thể nhớt lọt  
vào buồng đốt, những hiện tượng này đều là biểu hiện các hỏng hóc của động cơ, rất cần  
điều chỉnh, sửa chữa kịp thời để tránh kéo theo những hỏng hóc lớn hơn .  
Bước 3: Kiểm tra nhớt cũ và thay nhớt nhằm đảm bảo động cơ luôn được bôi  
trơn tốt nhất  
Bước 4: Kiểm tra hệ thống điện trên xe: Theo thời gian, mức độ phát điện của xe  
sẽ giảm dần do sức nóng của động cơ, hoặc do các tác nhân bên ngoài như ngập nước.  
Việc kiểm tra nhằm bảo đảm khả năng nạp điện cho ắc quy, khả năng khởi động của  
động cơ, hệ thống điện đánh lửa hoạt động ở trạng thái tốt nhất, giúp duy trì khả năng  
tiết kiệm nhiên liệu của động cơ.éo dài tuổi thọ của động cơ.  
Bước 5: Kiểm tra ắc quy nhằm bổ sung điện dịch, sạc bổ sung, quan sát các hiện  
tượng bất thường như điện dịch bị rò rỉ, muối đóng trên cọc bình nhằm nhanh chóng  
khắc phục, tránh các tác hại lớn hơn.  
Bước 6: Kiểm tra hệ thống xích truyền động. Xích là bộ phận dễ bị đất cát bám  
vào, dẫn tới làm mòn nhanh chóng dĩa và nhông. Kiểm tra xích đúng sẽ giúp bôi trơn  
kịp thời, nên cần bổ sung nhớt thường xuyên cho xích được trơn tru giúp xe chạy êm  
hơn.  
Bước 7: Kiểm tra khả năng truyền động của bộ ly hợp, đây là bộ phận quan  
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của xe.  
Bước 8: Kiểm tra hệ thống phanh xe. Sau một thời gian sử dụng, cần vệ sinh bên  
trong đùm xe để tránh bụi bám quá dày, giảm hiệu quả khi phanh. Hệ thống bạc đạn  
cũng cần được kiểm tra thường xuyên, bổ sung mỡ bôi trơn phù hợp khi cần thiết.  
Bước 9: Kiểm tra và vệ sinh bình xăng con nhằm làm sạch các tạp chất bám  
trong bình xăng con, việc để các tạp chất bám vào bình xăng con không những làm xe  
hao xăng mà cũng làm giảm năng suất của xe ảnh hưởng tới việc vận hành của bạn. Duy  
11  
trì khả năng chế hòa khí tối ưu, góp phần không nhỏ trong việc giảm lượng nhiên liệu  
tiêu hao. Cần kiểm tra và vệ sinh bình xăng lớn để tránh hiện tượng đọng nước trong  
bình lâu ngày có thể dẫn tới bình xăng bị lủng do gỉ sét. Vệ sinh hệ thống lọc gió, đảm  
bảo khả năng cung cấp đủ không khí cho động cơ, giúp động cơ ít tiêu hao nhiên liệu  
hơn cũng như đỡ nóng máy ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ.  
Bước 10: Kiểm tra và chống sét ở niềng xe trước sau, sườn xe máy, tránh hiện  
tượng mục sườn rất nguy hiểm, có những tai nạn xảy ra vì sườn hoặc niền xe bị mục  
không chịu nổi được được tác động mạnh khi vận hàng cực kỳ nguy hiểm. Bước này  
nên thực hiện ngay sau khi mùa mưa mới bắt đầu hoặc vừa kết thúc. Kiểm tra hệ thống  
tay lái cổ lái của xe, phòng khi bị lỏng, bạc đạn bị vỡ, dễ dẫn tới nhiều sự cố nguy hiểm  
khi đi với tốc độ cao và phải xử lý những tình huống cua gấp hoặc đường xấu.  
2.3. Chuẩn đoán kỹ thuật xe máy  
Lốp xe:  
Lốp trước và lốp sau cần được sử dụng đúng theo quy định, tuổi thọ của một  
chiếc lốp phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng và quá trình vận hành. Luôn giữ áp suất  
lốp đúng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Kiểm tra chân chống đứng, chân chống  
nghiêng, chỗ để chân đảm bảo luôn vững vàng và được bôi trơn tốt.  
Động cơ:  
Kiểm tra tiếng động phát ra từ động cơ nhằm phát hiện và ngăn chặn các hỏng  
hóc trong động cơ.  
Kiểm tra tình trạng hoạt động của bu-gi, Chủ xe nên kiểm tra và thay thế bugi  
định kỳ sau 8.000 – 10.000 km.  
Động cơ hoạt động tốt bu-gi luôn có màu gạch; nếu bu-gi có màu đen, hoặc trắng  
sáng cho thấy động cơ hoạt động không đạt hiệu quả tối ưu. Khói thải động cơ màu đen,  
có thể nhiên liệu không cháy hết. Khói thải màu trắng, có thể dầu bôi trơn lọt vào buồng  
đốt, những hiện tượng này đều biểu hiện các hỏng hóc của động cơ, cần điều chỉnh, sửa  
chữa kịp thời để tránh kéo theo những hỏng hóc lớn hơn.  
Dầu máy: Dầu máy có nhiệm vụ bôi trơn và làm mát động cơ, sử dụng dầu bôi  
trơn cần đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất. Dầu cần được kiểm tra và thay thường xuyên  
sau 1500-2500km để đảm bảo động cơ luôn có chế độ vận hành tốt nhất.  
Hệ thống điện:  
Theo thời gian, hệ thống điện của xe sẽ kém dần do sức nóng của động cơ, hoặc  
do các tác nhân bên ngoài (nước, ô-xy hóa…). Việc kiểm tra hệ thống điện nhằm bảo  
đảm khả năng nạp điện cho ắc-quy, khả năng khởi động của động cơ, hệ thống điện  
đánh lửa hoạt động ở trạng thái tốt nhất, giúp duy trì khả năng tiết kiệm nhiên liệu của  
động cơ.  
Ắc-quy:  
12  
Ắc-quy có nhiệm vụ cung cấp điện cho bộ phận khởi động (đề) và hệ thống đèn  
tín hiệu. Kiểm tra, bảo dưỡng ắc-quy để luôn đảm bảo lượng dung dịch, điện thế của  
bình theo tiêu chuẩn. Ắc-quy sẽ hoạt động ổn định và có tuổi thọ cao hơn.  
Dây đai, nhông, xích: kiểm tra định kỳ & thay mới khi chi tiết mòn tới giới hạn.  
Sau khoảng thời gian, bạn sẽ nghe những tiếng lạch cạch khi khởi động xe, xe có sức ì,  
không bốc khi tăng ga. Vì vậy theo khuyến cáo, nên vệ sinh dây đai định kỳ và thay mới  
sau mỗi 20.000 km.. Luôn đảm bảo độ căng, độ bôi trơn tiêu chuẩn của xích, độ kín của  
hộp xích.  
Phanh:  
Kiểm tra hệ thống phanh xe. Sau một thời gian sử dụng, cần vệ sinh bên trong  
đùm xe để tránh bụi bám quá dày, giảm hiệu quả khi phanh. Đối với phanh đĩa, bổ xung  
dầu đúng theo quy định của nhà sản xuất. Hệ thống ổ bi cũng cần được kiểm tra thường  
xuyên, bổ sung mỡ bôi trơn phù hợp khi cần thiết. Nên thay thế dầu phanh sau mỗi  
20.000 km hoặc sau 2 năm sử dụng.  
Chế hòa khí:  
Kiểm tra và vệ sinh (rửa) chế hòa khí để duy trì khả năng chế hòa khí tối ưu, góp  
phần không nhỏ trong việc giảm lượng nhiên liệu tiêu hao. Vệ sinh bình xăng để tránh  
hiện tượng đọng nước trong bình lâu ngày có thể dẫn tới bình xăng bị thủng do gỉ sét.  
Vệ sinh hệ thống lọc gió, đảm bảo khả năng cung cấp đủ không khí cho động cơ, giúp  
động cơ ít tiêu hao nhiên liệu.  
Khung xe:  
Kiểm tra và chống gỉ sét khung xe, sườn xe, vành xe. Công việc này nên thực  
hiện ngay sau khi mùa mưa mới bắt đầu hoặc vừa kết thúc. Kiểm tra và bảo dưỡng hệ  
thống lái, các loại dây (phanh, đồng hồ tốc độ…).  
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước mỗi chuyến đi xa hoặc sau mỗi lần đi qua  
các con đường ngập nước, nên bảo dưỡng toàn bộ xe. Mỗi khi phát hiện ra các triệu  
chứng bất thường của xe, cần cho kỹ thuật viên kiểm tra ngay nhằm tránh các hỏng hóc  
lớn hơn.  
13  
Bài 2. CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ.  
*. Mục tiêu:  
- Mô tả đúng đặc điểm cấu tạo và trình bày được nguyên lý làm việc của cơ cấu phân  
phối khí trên xe mô tô  
- Tháo, lắp, kiểm tra và sửa chữa cơ cấu phân phối khí trên xe mô tô  
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.  
*. Nội dung:  
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí  
1.1. Nhiệm vụ.  
Giữ cho xích cam luôn luôn căng để cơ cấu phân phối khí hoạt động bình thường  
không phát ra tiếng kêu.  
1.2. Sơ đồ cấu tạo của cơ cấu phân phối khí xe Dream II  
H1. Sơ đồ cấu tạo dàn cam xe hon da  
1. Bánh răng trục cơ.  
2. Bánh răng trục cam  
3. Xích cam  
4. Bánh dẫn hướng  
5. Bánh tăng xích  
6. Bánh bơm dầu  
7. Cần tăng xích cam  
8. Pít tông tăng xích cam  
9. Lò xo tăng xích  
10. Đai ốc đậy  
11.Van một chiều  
12. Cò mổ  
14  
13. Lò xo xu páp  
12. Xu páp  
13. Trục cam  
- Một bánh cao su trung gian đỡ xích cam gắn ở ngang thân xi lanh làm nhiệm vụ  
đỡ, dẫn hưng cho xích cam.  
- Bánh tì cam quay trên 1 đầu cần tăng cam. Cần này xoay quanh 1 bu lông. Đuôi  
cần tăng cam luôn được đầu trên quả pittông tăng cam tì vào.  
- Píttông tăng cam chuyển động tịnh tiến trong xy lanh dẫn hướng, luôn được 1 lò xo  
đẩy căng tì mạnh vào đầu dưới pittong. Dưới đáy ống dẫn hướng bố trí 1 ốc đậy để làm  
điểm tựa cho lò xo tăng và giữ dầu trong xi lanh tăng cam. Ngang thân xi lanh bố trí van  
1 chiều (chỉ cho dầu vào xi lanh mà không cho thoát ra).  
1.3 Nguyên lý hoạt động  
Khi động cơ vận hành, lò xo luôn đẩy quả pít tông tăng cam tì vào đuôi cần tăng  
để ép bánh tì làm xích cam căng.  
Dầu qua van 1 chiều điền đầy vào phía dưới pít tông cam giữ cho píttông tăng  
cam cố định ở 1 vị trí. Khi xích cam trùng xuống lò xo đẩy pít tông lên để xích cam  
tăng, dầu lại được hút vào xi lanh để lấp đầy chỗ trống giữ cho pít tông cố định để xích  
cam luôn căng.  
1.4. Cơ cấu tăng xích cam trên các xe Suzuki, SYM, Spacy…  
H2. Một số chi tiết cơ cấu tăng cam xe suruky, Yamaha  
15  
3. Th¸o lắp, kiểm tra cơ cấu phân phối khí.  
3.1. Tháo cơ cấu phân phối khí.  
- Tháo các chi tiết phụ bao kín động cơ.  
- Tháo các te mâm điện, quay động cơ theo đúng chiều làm việc xác định vị trí  
dấu T và dâu O.  
- Tháo các vít cố định nhông cam lấy nhông cam ra ngoài.  
- Tháo mâm điện ra khỏi trục cơ.  
- Tháo lắp che phớt đầu trục cơ.  
- Tháo bánh trung gian, bánh tỳ lấy xích cam ra ( Lắy xích cam phải đưa xuống  
phía dưới của trục cơ).  
- Tháo pít tông tăng cam  
- Tháo lắp máy (xem thao pít tông)  
* Tháo rời các chi tiết ra khỏi nắp máy.  
+ Tháo lắp đậy hai xu páp  
+ Tháo lắp cánh bướm  
+ Dùng cây vít dài 10 li văn vào đầu ắc cò rút ắc lấy cò mổ ra.  
+ Lật ngửa lắp máy dùng vam hoặc tuýp tháo bu ji úp vào đuôi xu páp vỗ  
nhẹ lấy móng hãm, lò xo, xu páp ra.  
+ Lấy trục cam ra.  
- Vê. Sinh các chi tiết  
3.2. Kiểm tra các chi tiết.  
16  
Sau khi tháo hoàn chỉnh ta tiến hành vệ sinh kiểm tra giá tình trạng hư hỏng của  
các chi tiết trên dàn cam.  
- Xích cam, nhông cam  
Sau 1 thời gian sử dụng xích cam, nhông cam bị mòn, rão gây ra tiếng kêu. Cần  
thay thế.  
+ Kiểm tra độ rơ rão của xích cam như sau: Ép xích cam sát vào nhau đưa ra theo  
phương ngang quan sát nếu đọ độ cong của xích quá lớn càn phải thay thế hoặc đưa xích  
cam vào ăn khớp với các mắt xích sau đó ép chặt theo đường tròn và xoay nhông cam  
để xác định độ rơ.  
- Bánh dẫn hướng.  
+ Kiểm tra độ mòn của bánh trung gian (bánh dãn hướng), quan sát độ mòn trên  
gân dẫn hướng nếu gân đẫn hướng bị mòn, bị lệch phải tay thế. Kiểm tra độ đảo của  
bánh và đai ốc  
cố định.  
Mòn rơ, mất dàn hồi khi làm việc không giữ cho xích cam thẳng, chuyển động  
gây ra tiếng kêu.  
+ Kiểm tra bánh tỳ, cần tăng cam, pis tông tăng cam. Đối với pít tông tăng cam  
kiểm tra van một chiều.  
- Xu páp  
- Quan sát bề mặt tán xupáp cháy rỗ cần rà xupáp để đảm bảo kín khít. Nếu tán  
nấm mòn nhiều hoặc bị sụp, có vết cháy rỗ sâu thì cần thay thế, nếu bề mặt cao phải rà  
lại.  
H5. Một số hư hỏng của mặt làm việc của xu páp  
- Khi thử xupáp trong ống dẫn hướng nếu lắc ngang thấy có độ rơ chứng thân  
xupáp có độ mòn hoặc đo đường kính trên thân su páp và ghi lại kích thước. Thân xu  
páp bị mòn nên thay thế bằng xupáp dương.  
17  
- Đưa xu páp vào vị trí ban đầu và kiểm tra sự di chuyển lên xuống của xu páp  
xem có di chuyển nhẹ nhàng không.  
H6. Kiểm ta xu páp  
- Sửa chữa xupáp.  
Phương pháp rà xu páp.  
- Dùng dao cạo sạch muội tham ở các xu páp, lau sạch bề mặt nghiêng và đế xu  
páp. ( hình vẽ)  
- Bôi nhớt vào thân xu páp sau đó cắm vào ống dẫn hướng, đầu bề mặt tiếp xúc  
với sie ta bôi lớp bột rà sau đó xoay nhẹ cho bột tiếp xúc đều trên bề mặt làm việc, đuôi  
xu páp lắp với máy khoan.  
- Tiến hành rà 2 lần. Lần 1 rà thô bằng bột thô pha lẫn dầu nhờn và bôi lên bề  
mặt nghiêng của xu páp. Lần 2 dung bột ra tinh khi rà thỉnh thoảng tạo lực va đập  
- Kiểm tra: Lau sạch và quan sát mặt nghiêng có vết sáng bạc đều bề rộng  
khoảng 1mm.  
* Nắp máy.  
Kiểm tra.  
18  
- Quan sát nứt vỡ, trơn ren các lỗ.  
- Kiểm tra mặt phẳng dùng bàn rà hoặc một tấm kính.  
- Xoa một lớp bột màu lên mặt bàn rà, úp mặt cần kiểm tra lên và di chuyển nhẹ  
theo hình số 8 và lật lên quan sát.  
Cách sửa cha  
- Nếu có vết nứt, ta có thể hàn hơi.  
- Các bề mặt lắp ghép bị cong vênh ta có thể rà lại trên bàn rà.  
- Lỗ ren bị trờn, cháy ta có thể taro lại hoặc làm ren mới.  
- Kiểm tra các chi tiết khác của cơ cấu phân phối khí  
- Kiểm tra độ đàn hồi của lò xo, chiều cao của lò xo.  
- Lò xo bị mất tính đàn hồi (lùn) hoặc gãy, cần thay thế  
H9. Đo kiểm tra lò  
xo  
- Kiểm tra phớt gít quan sát độ cứng độ biến dạng.  
- Kiểm tra xu páp quan sát bề mặt làm việc và bệ sie nếu bị cháy rỗ cần phaỉ rà  
lại xu pháp để làm kín, kiểm tra độ rơ của thân xu páp và ống dẫn hướng bằng cách đưa  
thân xu páp vào ống sâu khoảng 2/3 thân và lắc đều ( xem phần xu páp).  
* Trục cam  
- Kiểm tra trục cam đối với trục sử dụng bi ta ép đầu bi vào lòng bàn tay ấn mạnh  
và xoay trục nếu cảm thấy có độ xạo cần phải thay bi, đối với trục cam sử dụng bạc thì  
ta đưa trục cam vào lắp máy lắc kiểm tra hoặc dùng thước đo xác định độ rơ, kích thứơc  
cho phép giữa cam và trục không quá 0,1 mm.  
*Cò mổ: Bề mặt chân vịt mòn ít có thể mài lại. Mòn nhiều cần hàn đắp sau đó  
mài lại trên máy mài chuyên dụng .  
19  
- Kiểm tra độ rơ của ắc và cò mổ bằng cách đưa ắc vào lỗ cò lắc theo kiểm tra độ  
rơ.  
- Kiểm tra độ mòn của đuôi cò quan sát vết sáng trên tiếp xúc với trục.  
* Ống dẫn hướng  
Sau 1 thời gian sử dụng, ống dẫn hướng bị mòn có độ rơ ngang so với thân  
xupáp, sinh ra tiếng kêu khi động cơ hoạt động. Cần thay thế ống dẫn hướng khác cùng  
với phớt ghít.  
3.3. Phương pháp lắp giáp cơ cấu phân phối khí (phương pháp cân cam).  
Cân cam là quá trình lắp giáp các chi tiết của giàn cam vào đúng các vị trí theo  
yêu cầu của nhà chế tạo để động cơ làm việc theo đúng nguyên lý.  
- Lắp xích cam vào động cơ (chú ý phải đẩy từ trên xuống sau đó lắp xích vào  
nhông chia thì).  
- Lắp bánh trung gian vào xi lanh (ép cần tăng cam cho pit tông tăng cam đi  
xuống sau đó đưa bánh trung gian vào).  
- Lắp nắp che phớt đầu trục (chú ý vị trí các lỗ bắt vít cố định, không để xích cam  
chôi xuống xi lanh) .  
- Lắp chi tiết truyền động của hệ thống khởi động bằng điện.  
- Lắp vô lăng điện (Quan sát đúng vị trí của cá trên trục cơ và phải siết chặt ốc).  
- Lắp các te sau đó tháo vít nhựa để quan sát dấu cân cam.  
- Quay trục cơ sao cho dấu T ( dấu T là thời điểm pis tông ở ĐCT) trên vô lăng  
trùng với dấu trên các te, quay theo đúng chiều làm việc của động cơ không để xích cam  
cuấn vào nhông chia trên trục cơ.  
- Quay trục cam theo hai chiều  
để xác định hành trình tự do của trục sau đó  
chia đôi hành trình tự do đó là thời điểm cả hai xu páp đều đóng kín đuôi cò mổ tiếp xúc  
với trục cam ở vị trí thấp nhất.  
- Lắp nhông cam vào trục cam sao cho dấu O trên nhông trùng với đấu trên nắp  
máy sau đó bắt cố định trục.  
- Quay máy kiểm tra lại quan sát các dấu trên vô lăng phải trùng với dấu trên các  
te, dấu O trên nhong cam trùng với dấu trên lắp máy.  
- Lắp nắp cam tròn cho đông cơ hoạt động.  
* Chỉnh xupáp  
* Các bước điều chỉnh:  
- Điều chỉnh cả hai su páp cung thời điểm.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 111 trang yennguyen 15/04/2022 1340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa xe máy - Ngành/nghề: Công nghệ ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bao_duong_sua_chua_xe_may_nganhnghe_cong_nghe_o_t.pdf