Đồ án Thiết kế, thi công bộ điều khiển giám sát DC link trong hệ thống điện mặt trời

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH  
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ  
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
---------------------------------  
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG  
ĐỀ TÀI:  
THIẾT KẾ, THI CÔNG BỘ ĐIỀU  
KHIỂN GIÁM SÁT DC LINK TRONG  
HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI.  
GVHD: TS. Quách Thanh Hải  
SVTH:  
MSSV  
Lê Thành Luân  
Lê Thanh Phước  
15141204  
15141253  
Tp. Hồ Chí Minh - 07/2019  
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH  
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ  
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
---------------------------------  
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  
NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG  
ĐỀ TÀI:  
THIẾT KẾ, THI CÔNG BỘ ĐIỀU  
KHIỂN GIÁM SÁT DC LINK TRONG  
HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI.  
GVHD: TS. Quách Thanh Hải  
SVTH:  
MSSV  
Lê Thành Luân  
Lê Thanh Phước  
15141204  
15141253  
Tp. Hồ Chí Minh - 07/2019  
TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH  
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ  
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP Y SINH  
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC  
----o0o----  
Tp. HCM, ngày 4 tháng 7 năm 2019  
NHIM VỤ ĐỒ ÁN TT NGHIP  
Htên sinh viên: Lê Thành Luân  
MSSV: 15141204  
MSSV: 15141253  
Mã ngành: 41  
Mã h: 1  
Lê Thanh Phước  
Chuyên ngành:  
Hệ đào tạo:  
Khóa:  
Điện tử công nghiệp  
Đại học chính quy  
2015  
Lớp:  
15141DT2  
I. TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ, THI CÔNG BỘ ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT DC  
LINK TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI.  
II. NHIỆM VỤ  
1. Các sliệu ban đầu:  
- Điện áp DC link phù hợp với việc triển khai nghịch lưu hòa lưới tại Việt Nam.  
- Chỉ thực hiện đến DC link.  
- Chi phí thấp hơn chi phí hiện nay.  
- Có khả năng giám sát và lưu trữ dữ liệu.  
2. Nội dung thực hiện:  
- Khảo sát mạng lưới và thị trường điện ở Việt Nam.  
- Khảo sát về điện năng lượng mặt trời.  
- Khảo sát thiết kế bộ DC/DC phù hợp.  
- Thiết kế, thi công các khối trong bộ DC/DC.  
- Thiết kế, thi công chương trình hệ thống.  
- Thiết kế, thi công giao diện giám sát và điều khiển hệ thống.  
- Thi công mô hình.  
- Chạy thử nghiệm hệ thống, khảo sát đánh giá hệ thống.  
III. NGÀY GIAO NHIỆM V:  
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIM V: 05/07/2019.  
V. HVÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Quách Thanh Hải  
18/02/2019  
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN  
BM. ĐIỆN TCÔNG NGHIỆP – Y SINH  
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
ii  
 
TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH  
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ  
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP Y SINH  
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC  
----o0o----  
Tp. HCM, ngày 18 tháng 02 năm 2019  
LCH TRÌNH THC HIỆN ĐỒ ÁN TT NGHIP  
Họ tên sinh viên 1: LÊ THÀNH LUÂN  
Lớp: 15141DT2A  
Họ tên sinh viên 2: LÊ THANH PHƯỚC  
Lớp: 15141DT2B  
MSSV: 15141204  
MSSV: 15141253  
Tên đề tài: THIẾT KẾ, THI CÔNG BỘ ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT DC LINK  
TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI.  
Xác nhận  
GVHD  
Tuần/ngày  
Nội dung  
18/2 24/02  
Tuần 3  
Gặp GVHD để phổ biến quy định: thực hiện chọn  
đề tài, tên đề tài, thời gian làm việc,…  
Duyệt đề tài.  
25/02 03/03 Viết đề cương và gặp GVHD để duyệt đề cương.  
Tuần 4 Nộp đề cương cho bộ môn.  
04/03 17/03 Sinh viên tiến hành viết báo cáo nội chương 1.  
Tuần 5-6  
Gặp GVHD vào tuần 6 để xem xét và chỉnh sửa  
chương 1.  
01/04 14/04 Sinh viên tiến hành hiệu chỉnh báo cáo nội dung  
Tuần 7-8  
chương 1 nếu có.  
Sinh viên tiến hành viết báo cáo nội dung chương  
2.  
Gặp GVHD vào tuần 8 để xem xét và chỉnh sửa  
chương 1 và chương 2.  
15/04 28/04 Sinh viên tiến hành hiệu chỉnh chương 2 nếu có.  
Tuần 9-10  
Sinh viên tiến hành viết báo cáo nội dung chương  
3.  
Gặp giáo viên hướng dẫn vào tuần 10 để xem xét  
và chỉnh sửa chương 2 và chương 3.  
29/04 12/05 Sinh viên tiến hành hiệu chỉnh chương 3 nếu có.  
Tuần 11-12  
Sinh viên tiến hành viết báo cáo nội dung chương  
4.  
Gặp GVHD vào tuần 12 để xem xét và chỉnh sửa  
chương 4. Xem mô phỏng và thiết kế các mạch  
đúng hay sai, góp ý kiến.  
13/05 26/05 Sinh viên tiến hành hiệu chỉnh chương 4 nếu có.  
Tuần 13-14  
Sinh viên tiến hành thi công mạch: mô phỏng, vẽ  
sơ đồ nguyên lý hoàn chỉnh, vẽ PCB.  
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
iii  
 
Sinh viên mua các linh kiện sử dụng cho mạch.  
Gặp GVHD vào tuần 14 để xem xét và chỉnh sửa.  
Xem sơ đồ nguyên lý và PCB để đánh giá đúng sai,  
góp ý hoàn thiện trước khi thi công.  
27/05 09/06 Sinh viên tiến hành thi công mạch: làm mạch in,  
Tuần 15-16  
hàn linh kiện, viết chương trình kiểm tra mạch và  
chương trình hệ thống.  
Gặp GVHD vào tuần 16 để xem kết quả thi công  
góp ý hoàn thiện trước khi thi công.  
10/06 23/06 Sinh viên tiến hành lấy kết quả thực nghiệm.  
Tuần 17-18  
Sinh viên tiến hành viết báo cáo nội dung chương  
5.  
Gặp GVHD vào tuần 18 để xem xét và chỉnh sửa  
nội dung chương 5.  
24/06 30/06 Sinh viên tiến hành viết báo cáo nội dung chương  
Tuần 19  
6.  
Gặp GVHD vào tuần 19 để xem xét và chỉnh sửa  
nội dung chương 6.  
01/07 05/07 Sinh viên tiến hành hiệu chỉnh chương 6 nếu có.  
Tuần 20  
Sinh viên tiến hành hoàn thiện báo cáo đầy đủ.  
Gặp GVHD vào tuần 20 để duyệt cuốn báo cáo.  
GV HƯỚNG DẪN  
(Ký và ghi rõ họ và tên)  
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
iv  
LỜI CAM ĐOAN  
Chúng tôi Lê Thành Luân và Lê Thanh Phước cam đoan KLTN là công trình nghiên  
cứu của bản thân tôi (chúng tôi) dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Quách Thanh Hải dựa  
vào một số tài liệu trước đó. Kết quả công bố trong KLTN là trung thực và không sao  
chép từ tài liệu hay công trình đã có trước đó.  
Người thực hiện đề tài  
Lê Thành Luân  
Lê Thanh Phước  
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
v
 
LI CẢM ƠN  
Lời đầu tiên cho phép nhóm chúng em gửi đến thầy – Tiến sĩ Quách Thanh Hải  
lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất. Nhóm chúng em cảm ơn thầy vì  
thầy đã vạch ra hướng đi và tận tình hướng dẫn giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình  
thực hiện đồ án. Thầy đã trang bị cho chúng em rất nhiều kiến thức vô cùng quý báu  
để chúng em vững tin trên con đường phía trước của mình.  
Đồng thời nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Đỗ Đức Trí (phụ trách  
phòng D405 - Điện tử công suất nâng cao) đã tạo điều kiện cho chúng em có thêm  
thiết bị và môi trường để chúng em nghiên cứu và hoàn thành đồ án này.  
Trong quá trình thực hiện đồ án vì thời gian và thời lượng kiến thức có hạn nên  
việc thực hiện đồ án không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, mong quý  
thầy/cô thông cm.  
Trân trọng!  
Nhóm thực hiện đề tài  
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
vi  
 
MC LC  
Trang bìa…………………………………………………………………………….i  
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
vii  
 
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
viii  
LIT KÊ HÌNH  
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
ix  
 
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
x
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
xi  
TÓM TT  
Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu và thi công bộ điều khiển giám sát DC link  
trong hệ thống điện mặt trời dùng phương pháp điều chế độ rộng xung PWM điều  
khiển đóng ngắt IGBT trong bộ tăng áp cho ra mức điện áp phù hợp.  
Bộ điều khiển giám sát DC link trong hệ thống điện mặt trời được thi công dựa  
trên các linh kiện điện tử công suất và được điều khiển bởi vi điều khiển ESP8266  
điều chế độ rộng xung sao cho tạo ra được mức điện áp mong muốn. Kết hợp với các  
cảm biến dòng MCU 219 để đọc giá trị điện áp và dòng điện từ pin năng lượng mặt  
trời và điện áp ngõ ra bộ tăng áp để tiến hành giám sát bằng điện thoại và lưu trữ dữ  
liệu trên firebase.  
Luận văn đã thiết kế và thi công hoàn chỉnh mô hình gồm có:  
o Khối cảm biến: đọc dữ liệu điện áp và dòng điện ngõ vào và ngõ ra của bộ  
tăng áp.  
o Khối kích: tạo xung kích đóng ngắt IGBT.  
o Khối tăng áp: nhận điện áp từ pin năng lượng mặt trời nâng điện áp lên  
mức điện áp phù hợp.  
o Khối nghịch lưu: mô phỏng hiện tượng ngắn mạch phía nghịch lưu.  
o Khối điều khiển ESP8266: điều chế độ rộng xung PWM.  
o Khối giám sát: giám sát điện áp và dòng điện ngõ vào và ngõ ra của bộ  
tăng áp.  
Nội dung của luận văn bao gồm 6 chương:  
o Chương 1: Tổng quan.  
o Chương 2: Cơ sở lý thuyết.  
o Chương 3: Tính toán và thiết kế.  
o Chương 4: Thi công hệ thống.  
o Chương 5: Kết quả, nhận xét và đánh giá.  
o Chương 6: Kết luận và hướng phát triển.  
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
xiii  
 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN  
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN  
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ  
Trong những năm vừa qua, hệ thống điện tại Việt Nam đã có những bước phát  
triển vượt bậc cả về quy mô lẫn chất lượng. Tính đến cuối năm 2017, quy mô hệ  
thống điện của Việt Nam xếp thứ 2 trong các nước ASEAN và xếp thứ 30 trên thế  
1
giới với tổng công suất các nguồn điện trên toàn quốc hơn 45000 MW . Trong đó,  
tổng công suất điện mặt trời của các dự án nhỏ lẻ do các doanh nghiệp và cá nhân đầu  
tư chỉ vào khoảng 6 – 7 MW, chiếm khoảng 0,014% tổng công suất nguồn phát, một  
con số quá nhỏ. Từ đó có thể thấy chỉ cần tăng tỉ lệ điện mặt trời lên 1% tổng công  
suất nguồn phát, thì tổng công suất điện mặt trời ở Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 460  
MW, gấp 70 lần so với quy mô thị trường điện mặt trời hiện nay. Hệ thống điện gồm  
có 3 cấp điện áp: hạ thế, trung thế và cao thế. Theo tập đoàn Điện lực Việt Nam,  
nguồn điện lưới nhỏ hơn 1kV là hạ thế, từ 1kV đến 66kV là trung thế và lớn hơn  
66kV là cao thế. Cấp điện áp của điện hạ thế từ 220V – 380V, điện trung thế là 15kV  
và điện cao thế là 100kV- 220kV -500kV. Hiện nay, điện mặt trời hòa lưới điện có  
các cấp điện áp trung thế và hạ thế. Tuy nhiên, điện mặt trời đa phần hòa lưới vào cấp  
điện áp hạ thế, vì khi cấp vào cấp điện áp trung thế phải đi qua máy biến áp sẽ tốn  
thêm chi phí lắp đặt và bảo trì. Bên cạnh điện mặt trời hòa lưới, còn có một phần điện  
mặt trời độc lập (không qua hòa lưới). Điện năng lượng mặt trời độc lập là hệ thống  
chuyển hóa năng lượng từ năng lượng mặt trời thông qua tấm pin quang điện và điện  
năng được lưu trữ trực tiếp trên ắc quy hoạt động độc lập mà không cần lưới điện.  
Việc sử dụng điện mặt trời độc lập sẽ mang lại rất nhiều lợi ích: tiết kiệm chi phí điện;  
tận dụng được tối đa diện tích mái, tạo nét thẩm mỹ cho cả ngôi nhà; tự chủ được  
nguồn điện, dù điện lưới có bị ngắt hay chập chờn thì nguồn điện vẫn không bị ảnh  
hưởng; an toàn cho người sử dụng, giảm tối đa trường hợp nổ, cháy do sét, trời mưa,  
nắng gắt; cải thiện môi trường, cứ 20kW công suất điện mặt trời tương đương trồng  
70 cây xanh; không lo về giá điện trong các giờ cao điểm; sản xuất điện ngay cả khi  
trời lạnh, ít nắng; nâng cao đời sống, thương hiệu; dể dàng di chuyển và lắp đặt 2.  
1 http://chp.vn/evn-khong-ngu-quen-tren-vong-nguyet-que  
2 http://kingteksolar.com.vn/he-thong-dien-nang-luong-mat-troi-doc-lap.html  
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
1
   
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN  
Từ đó có thể thấy, điện mặt trời độc lập có thể cắt giảm gánh nặng tài chính để  
cải thiện việc sử dụng điện ở vùng xâu, vùng xa, bởi vì chi phí trên một hộ gia đình  
và đóng góp của địa phương có thể thấp hơn so với việc mở rộng lưới điện cho số  
lượng ít các hộ gia đình.  
Thị trường điện tại Việt Nam hiện đang trong quá trình phát triển và tiếp tục có  
những cải cách, giá bán lẽ điện tại Việt Nam đang được điều tiết bởi Chính phủ. Tập  
đoàn Điện lực Việt Nam chỉ có thẩm quyền tăng hoặc giảm giá điện bán lẽ không quá  
5% qua mỗi đợt điều chỉnh. Giá bán điện tại Việt Nam được chia ra theo các mục  
đích sử dụng của khách hàng. Đối với những khách hàng sử dụng điện với mục đích  
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được cấp qua máy biến áp; đơn vị bán lẽ điện tại khu  
công nghiệp; đơn vị mua điện để bán lẽ điện ngoài mục đích sinh hoạt tại tổ hợp  
thương mại – dịch vụ – sinh hoạt sẽ áp dụng giá bán điện theo thời gian sử dụng điện  
trong ngày (gọi là hình thức 3 giá). Theo thông tư số 25/2018/TT-BCT ngày  
12/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, tại Điều 5 quy định về giá bán điện theo  
thời gian sử dụng trong ngày như sau [1]:  
Bên bán điện phải chuẩn bị đầy đủ công tơ điện để lắp đặt cho bên mua điện  
thuộc đối tượng áp dụng hình thức ba giá. Trong thời gian bên bán điện chưa  
có điều kiện lắp đặt được công tơ ba giá thì vẫn áp dụng giá bán điện theo giờ  
bình thường.  
Trường hợp bên bán điện có đủ điều kiện lắp đặt công tơ ba giá, đã có thông  
báo trước bằng văn bản cho bên mua điện thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng  
hình thức ba giá về kế hoạch lắp đặt công tơ ba giá, bên mua điện phải phối  
hợp với bên bán điện để thực hiện việc lắp đặt công tơ ba giá trong thời gian  
sớm nhất. Trường hợp bên mua điện thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng hình  
thức ba giá nhưng từ chối thực hiện việc lắp đặt công tơ ba giá khi đã được  
bên bán điện báo hai lần, thì sau 15 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng, bên  
bán điện được áp dụng giá bán điện giờ cao điểm cho toàn bộ sản lượng điện  
tiêu thụ của bên mua cho đến khi lắp đặt công tơ ba giá.  
Trường hợp bên mua điện thuộc đối tượng áp dụng hình thức ba giá, nhưng có  
các tổ chức, cá nhân dùng chung công tơ không thuộc đối tượng áp dụng hình  
thức ba giá, bên mua điện phải phối hợp với bên bán điện để tách riêng công  
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN  
tơ cho các tổ chức, cá nhân này thành khách hàng sử dụng riêng để ký hợp  
đồng mua bán điện trực tiếp và áp dụng theo đúng đối tượng sử dụng.  
Đối với khách hàng sử dụng điện sinh hoạt thì sẽ áp dụng biểu giá điện bậc  
thang với 6 bậc. Theo Quyết định số 648/QĐ-BCT, ngày 20/03/2019 của Bộ Công  
Thương, quy định về giá bán lẽ điện sinh hoạt như sau [2]:  
Bảng 1.1. Giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện nay.  
STT  
1
Nhóm đối tượng khách hàng  
Giá bán điện  
(đồng/kWh)  
Giá bán lẻ điện sinh hoạt  
Bậc 1: Cho kWh từ 0 -50  
1.678  
1.734  
2.014  
2.536  
2.834  
2.972  
2.461  
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100  
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200  
Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 300  
Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 400  
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên  
Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng cho công tơ thẻ trả trước  
2
Từ bảng 1.1 có thể thấy, giá bán lẻ điện sinh hoạt thấp nhất là 1.678 đồng/kWh.  
Theo kết quả tính toán tại một trang web về tổng chi phí đầu tư điện mặt trời và thời  
gian hòa vốn của một hộ gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện qua mô  
hình 1.1 như sau: 3  
3 https://tinhte.vn/threads/nang-luong-dien-mat-troi-hoa-vao-mang-luoi-dien-quoc-gia-la-nhu-the-  
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
3
 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN  
Hình 1.1. Sơ đồ điện mặt trời hòa lưới có lưu điện cho hộ gia đình.  
Theo sơ đồ, các tấm pin sẽ lắp trên mái nhà, một đồng hồ điện hai chiều được  
lắp thêm vào để tính lưu lượng điện năng lượng mặt trời sản xuất ra từ tấm pin. Đầu  
tiên, hộ gia đình này sẽ được công ty lắp đặt đăng ký với Sở Khoa học Công nghệ  
thành phố để được hỗ trợ 2000đ/kWh, sau đó Nhà Nước sẽ lắp thêm một đồng hồ 2  
chiều để tính điện mặt trời. Vào khoảng năm 2015, việc mua pin năng lượng mặt trời  
còn gặp rất nhiều khó khăn, bởi Việt Nam chưa sản xuất được nên phải nhập từ nước  
ngoài, hơn nữa giá pin năng lượng mặt trời cũng không rẽ. Tuy nhiên tại thời điểm  
đó có hội thảo hỗ trợ 2000đ/kWh điện năng lượng mặt trời, đây là chương trình thí  
điểm xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư điện năng lượng mặt trời trên địa bàn thành phố  
Hồ Chí Minh đang được Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP. HCM triển khai thực  
hiện vào năm 2015. Theo đó, các hộ dân hay doanh nghiệp đầu tư hệ thống điện năng  
lượng mặt trời khi đăng ký chương trình sẽ được nhân viên kỹ thuật hỗ trợ gắn thiết  
bị đo đếm, nối với hệ thống lưới điện. Với công suất người dân đầu tư cho dù nguồn  
điện tạo ra có đủ sử dụng hay dư lên lưới đều được hỗ trợ 2000đ/kWh. Tính toán cụ  
thể như sau:  
Công suất đỉnh của một tấm pin: Wp = 250wh.  
Chi phí pin mặt trời: PriPIN = n * XPin = 12 * 4.250.000 = 51.000.000 đồng.  
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
4
 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN  
Với: n : số tấm pin hộ gia đình đầu tư.  
XPin : giá của một tấm pin.  
Tổng công suất đầu tư: WΣ = n * Wp = 12 * 250 = 3kWh.  
Chi phí cho bộ inverter 3kW: Priinverter = 18.890.000 ≈ 19.000.000 đồng.  
Tổng chi phí đầu tư:  
Σđầu tư = PriPIN + Priinverter = 51.000.000 + 19.000.000 = 70 triệu đồng.  
Năng lượng thu được trên một ngày:  
Ethu/ngày = d * WΣ = 4 * 3 = 12 kWh/ngày.  
Với: d: số giờ nắng trung bình trong một ngày.  
Năng lượng thu được trong một năm:  
Ethu/năm = Ethu/ngày * 360 = 12 * 360 = 4320 kWh.  
Số tiền điện tiết kiệm không cần đóng cho Nhà nước trong một năm:  
T1 = Ethu/năm * Xđiện = 4320 * 2000 = 8.640.000 đồng.  
Với: Xđiện : giá điện trung bình trên 1kWh (2000đ/kwh)  
Hỗ trợ của Nhà nước về việc sản xuất điện mặt trời với chi phí hỗ trợ 2000đ/kwh,  
số tiền hộ gia đình nhận thêm từ hỗ trợ:  
T2 = Ethu/năm * Xhỗ trợ = 4320 * 2000 = 8.640.000 đồng.  
Với: Xhỗ trợ : chi phí hỗ trợ điện mặt trời của Nhà nước.  
Tổng lợi nhuận:  
Σlợi nhuận = T1 + T2 = 8.640.000 + 8.640.000 = 17.280.000 đồng.  
Σđầu tư  
Thời gian hòa vốn: Thòa vốn  
=
=
70.000.000 = 4,05 năm.  
Σlợi nhuận  
17.280.000  
Qua kết quả tính toán, có thể thấy thời gian hòa vốn ngắn, mang lại lợi nhuận  
cao và tiết kiệm được năng lượng lớn.  
Theo quyết định số 137/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về việc “Quy định chi tiết  
thi hành một số điều của luật điện lực và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật  
điện lực”, để được cấp giấy phép hoạt động buôn bán điện cho dân cư cần đáp ứng  
các điều kiện được quy định như sau [3]:  
Về tiêu chuẩn:  
Điều 33 của Nghị định quy định về cấp phép hoạt động bán lẻ điện như sau:  
Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán lẻ điện phải có bằng trung cấp trở lên thuộc  
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN  
chuyên nghành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên nghành tương tự và có thời gian  
làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 5 năm. Người trực tiếp vận  
hành phải được đào tạo chuyên nghành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện  
do cơ sở dạy nghề cấp, được đào tạo an toàn điện theo quy định. Có hệ thống hạ tầng  
công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu của thị trường điện lực.  
Điều 31, Khoản 1 Nghị định quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động  
phân phối điện như sau: Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ, nhà xưởng,  
công trình kiến trúc được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo  
quy định, đáp ứng các yêu cầu của công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện  
phân phối, các trạm biến áp và các thiết bị đồng bộ kèm theo; hệ thống phòng cháy  
và chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định.  
Điều 26 của Nghị định quy định về giá phát điện và giá bán buôn điện như  
sau: Giá phát điện và giá bán buôn điện theo hợp đồng mua bán điện có thời hạn do  
bên mua điện và bên bán điện thỏa thuận theo phương pháp do Bộ Công Thương  
hướng dẫn, nhưng không được vượt quá khung giá đã được cơ quan nhà nước có  
thẩm quyền phê duyệt.  
Về thủ tục pháp lý: Để được cấp giấy phép trong lĩnh vực bán buôn điện, bán lẻ  
điện, theo Thông tư 36/2018/TT-BCT về “Quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi  
giấy phép hoạt động điện lực” tại Điều 9 quy định [4]:  
Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại  
Phụ lục ban hành kèm theo của Thông tư này.  
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc  
giấy chứng nhận thành lập của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép.  
Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kinh doanh theo Mẫu 3b quy  
định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao bằng tốt nghiệp hoặc giấy  
chứng nhận tốt nghiệp, thẻ an toàn điện của người có tên trong danh sách.  
Theo số liệu thống kê từ năm 2005 – 2017 thì Việt Nam đã có 15 lần điều chỉnh  
giá điện để dần phản ánh đúng chi phí sản xuất điện [5].  
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH  
6
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 129 trang yennguyen 30/03/2022 6460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Thiết kế, thi công bộ điều khiển giám sát DC link trong hệ thống điện mặt trời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfdo_an_thiet_ke_thi_cong_bo_dieu_khien_giam_sat_dc_link_trong.pdf