Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế

TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại hc Khoa hc, ĐH Huế  
Tp 18, S1 (2021)  
BẢO TỒN VÀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ QUỸ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ HUẾ  
Bùi Thị Hiếu*, Nguyễn Quang Huy  
Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế  
*Email: hieuhuy81@gmail.com  
Ngày nhn bài: 6/11/2020; ngày hoàn thành phn bin: 3/12/2020; ngày duyệt đăng: 02/6/2021  
TÓM TẮT  
Di sn là yếu tố cơ bản tạo nên đặc thù của vùng đất Cố đô, là ngun tài nguyên  
thiết yếu để phát trin kinh tế, đặc bit là kinh tế du lch. Tuy nhiên, vi stàn phá  
ca thiên tai, ca quá trình đô thị hóa, ca nhng mâu thun gia bo tn di sn  
và phát triển đô thị...công cuc bo tn và nâng cao giá trdi sn Huế nói chung và  
qudi sn kiến trúc đô thị Huế nói riêng đang gặp phi vô vàng nhng khó khăn,  
thách thc. Trong bài báo này, bng vic vn dng nhng lý thuyết liên quan đến  
bo tn di sn trong nhng tài liu thcp sẵn có, phương pháp khảo sát thực địa,  
phương pháp phân tích và phương pháp so sánh, chúng tôi có tham vng mang li  
nhng cách nhìn tng thể hơn, hệ thng hơn về các vấn đề liên quan đến di sn và  
ng dng nó vào thc tế công tác bo tn và nâng cao giá trqudi sn kiến trúc  
đô thị Huế.  
Tkhóa: Bo tn, di sn, Huế, phát trin.  
1. MỞ ĐẦU  
Tng là thphxứ Đàng Trong (1558-1775), là kinh đô nước Đại Việt dưới  
triều đại Tây Sơn (1788-1801), rồi là kinh đô, trung tâm chính trị, văn hóa của Vit Nam  
trong mt thi gian dài (từ 1802 đến 1945) dưới triều đại ca 13 vvua Nguyn, Huế  
mang đậm dáng dp ca mt Cố đô đặc trưng. Vùng đất này được biết đến là nơi gặp  
g, giao thoa ca rt nhiu nền văn hóa, là nơi tập trung các nhân tài của đất nước  
trong nhiều lĩnh vực và nhiu vùng miền khác nhau. Trong hơn một thế kỷ là kinh đô  
triu Nguyn, hàng loạt các công trình như thành quách, phủ đệ, lăng tẩm, đền miếu,  
chùa chiền… được xây dng vi những nét độc đáo về kiến trúc, cảnh quan, cũng như  
kthut xây dng, trong số đó có nhiều công trình là độc nht vô nhị ở Đông Nam Á  
như Hổ Quyền và Điện Voi Ré. Huế mang trong mình mt kho tàng ln các di sản văn  
hóa vt th(các công trình kiến trúc, danh lam thng cnh...) và phi vt th( lhi,  
trang phc, âm nhc, m thực…). Huế là nim thào của người dân Vit Nam khi có  
đến 5 di sn triu Nguyễn được Unesco công nhn, bao gm: Qun thdi tích Cố đô  
83  
Bo tn và nâng cao giá trqudi sn kiến trúc đô thị Huế  
Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mc bn triu Nguyn (2009), Châu bn  
triu Nguyn (2014) và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016).  
Không chỉ riêng dưới triều đại nhà Nguyn, mà qua các giai đoạn lch skhác  
nhau, Huế li có thêm nhng du n riêng bit mà di sn phn ánh rõ nét nht. Đến  
hôm nay, Huế được biết đến là thành phố di sản đặc trưng của Việt Nam nói riêng và  
của thế giới nói chung với sự giàu có và đa dạng của các loại hình di sản. Đây thực sự  
là lợi thế và cũng là thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội...  
Cũng như nhiều thành phố khác, thách thức và khó khăn lớn nhất đối với việc bảo tồn  
và nâng cao giá trị của di sản đến từ mâu thuẫn tồn tại giữa bảo tồn và phát triển nhằm  
đáp ứng với nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Bảo tồn như thế nào để không hạn chế,  
không ảnh hưởng đến sự phát triển? Trên thực tế, vấn đề này không phải bao giờ cũng  
dung hoà được một cách dễ dàng: "Đối với Huế, đây là vấn đề to lớn nhất trong bối cảnh  
hiện nay, vì di tích Huế nếu tính luôn cả những thành tố thiên nhiên mang tính biểu tượng  
nhưng gắn liền với nó thì vô cùng lớn rộng. Đây là bài toán khó, nan giải, và cũng là vấn đề  
mà Uỷ ban Di sản Thế giới đã nhiều lần khuyến cáo đối với di sản Huế." [1, tr.123].  
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Phương pháp nghiên cứu chính mà chúng tôi đã lựa chọn sử dụng phương  
pháp khảo sát thực địa trên các địa điểm có di sản đã thực hiện quan sát, chụp  
không ảnh, chụp ảnh, thực hiện các cuộc phỏng vấn...nhằm thu thập hình ảnh, tư liệu,  
bản đồ, thông tin có liên quan.  
Chúng tôi cũng đã sử dụng những tài liệu thứ cấp sẵn có ở trong nước và cả  
những tài liệu nước ngoài liên quan đến vấn đề bảo tồn và nâng cao giá trị di sản, liên  
quan đến phát triển bền vững như đã liệt kê ở mục “tài liêụ tham khảo” nhằm làm nền  
tảng cho việc nghiên cứu và trích dẫn. Đồng thời, chúng tôi sử dụng phương pháp  
phân tích bản đồ, tư liệu, hình ảnh phương pháp so sánh nhằm làm rõ những vấn  
đề công tác bảo tồn và nâng cao giá trị di sản đang phải đối mặt, từ đó đưa ra  
những định hướng.  
3. BẢO TỒN VÀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ QUỸ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ HUẾ.  
3.1. Quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế:  
Riêng vquỹ di sản kiến trúc đô thị Huế thì rất phong phú và đa dạng, ngoài  
quỹ di sản kiến trúc cung đình được xây dựng dưới triều Nguyễn mà nổi bật là Quần  
thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại vào  
năm 1993, chúng ta có thể kể đến quỹ di sản kiến trúc thuộc địa với nhiều thể loại công  
trình khác nhau ( các công trình hành chính, công sở, nhà ga, trường học, biệt thự...)  
84  
TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại hc Khoa hc, ĐH Huế  
Tp 18, S1 (2021)  
được xây dựng dưới thời Pháp thuộc; quỹ di sản kiến trúc Trung Hoa trong các khu  
phố cổ Bao Vinh, Gia Hội; quỹ di sản kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng ( đình làng, chùa  
làng, nhà thờ họ, am, miếu…) tồn tại trong các làng truyền thống ven đô đặc biệt là  
quỹ kiến trúc nhà vườn truyền thống Huế, yếu tố góp phần tạo nên đặc trưng cho Huế  
- thành phố vườn. "Nhn din qudi sn và cảnh quan, đến nay không chỉ trong nước và  
nước ngoài đều xác nhn di sn Tha Thiên - Huế nói chung và TP. Huế nói riêng là phong  
phú, đặc sc vi mt sdi sản được xem là duy nht ca Vit Nam và thế gii. Qudi sn này  
không chthhin trong kinh thành Huế, trong kiến trúc cung đình, nhà cửa, dinh thca  
tng lp trên trong xã hi phong kiến mà còn thhin rõ trong cu trúc các điểm dân cư với  
hình thc phth, làng nghề, nhà vườn đang hiện din là schuyn hoá chn lọc đang hòa  
quyn vi cnh quan tthi phong kiến, Pháp thuc và cthi gian gần đây".[2, tr.17].  
Hình 1. Qũy di sn kiến trúc đô thị Huế. Vli bi tác giBùi ThHiếu.  
3.2. Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế:  
Thực tế, các công trình kiến trúc này đã và đang chịu tác động tiêu cực của sự  
biến đổi môi trường tự nhiên và xã hội. Phần lớn đã tồn tại qua hàng trăm năm, chụi  
sự tàn phá ác liệt của bom đạn chiến tranh. Hơn nữa, các di sản này lại tồn tại trong  
một môi trường khí hậu rất khắc nghiệt, mưa nhiều, bão lụt xẩy ra thường xuyên. Bên  
cạnh đó, quá trình đô thị hoá ở Huế trong những năm qua cũng đã tạo ra những sức ép  
không nhỏ đối với việc bảo tồn di sản. Ngoài ra, thái độ và nhận thức của cộng đồng  
về bảo tồn di sản văn hoá là chưa cao và chưa đầy đủ. Di sản thực sự vẫn đang còn  
thiếu sự quan tâm thích đáng của các cấp chính quyền, nhà quản lý, của người dân địa  
phương cho việc bảo tồn và nâng cao giá trị. Vì vậy mà các di tích ngày càng xuống  
cấp, hoặc bị tàn phá một cách nặng nề. Một số công trình đã trở thành phế tích hoặc bị  
hư hỏng nặng và rất cần phải có những biện pháp cứu vãn kịp thời trước khi trở thành  
quá muộn.  
a. Bảo tồn di sản:  
Bo tn di sản (heritage preservation) được hiểu như là các nỗ lc nhm bo vệ  
và gigìn stn ti ca di sn theo dng thc vn có ca nó, bao gm tt ccác hành  
85  
Bo tn và nâng cao giá trqudi sn kiến trúc đô thị Huế  
động nhm " gìn gibt kyếu tnào ca di sản trong điều kin tt nht có th. " [3, tr.3], là  
bo vdi sản trước mọi nguy cơ bị phá hy bi bt kỳ tác nhân nào, dù là môi trường  
hay con người, là " tt ccác biện pháp để bo vdi sn chng li thiên tai và stàn phá. " [4,  
tr.18] : bo qun, trùng tu, phc hi, tu b, khôi phc li tình trạng ban đầu... Và trên  
thc tế, hin tn tại hai quan điểm phbiến liên quan đến bo tn di sản văn hóa là  
bo tn nguyên vn và bo tồn trên cơ sở kế tha.  
Vic bo tn và nâng cao giá trqudi sn kiến trúc đô thị Huế cn phải được  
thc hiện đồng thi trên các dng thdi sn: Di sn tnhiên, di sn không gian, cnh  
quan; di sản văn hóa, lịch s, di sản đô thị ; di sn nông thôn, di sn nông nghip và di  
sản văn hóa phi vật th. Bo tn qudi sn kiến trúc đô thị Huế là bo tn mt khi  
lượng ln các di tích hoành tráng mang trong mình nhng giá trị văn hóa, lịch s, giá  
trmthut, giá trkiến trúc, giá trphong thy, giá trkhông gian, cnh quan mà các  
yếu ttự nhiên đặc thù (núi, nước, cây xanh..) không thtách ri vi di sn.  
Liên quan đến cnh quan các khu vc di sn, do phn ln các di tích ca Huế  
được xây dng hài hòa vi thiên nhiên trong mt không gian bao la, trong nhng làng  
mc bao quanh nên gii quyết tt các vấn đề liên quan đến môi trường xung quanh di  
sn là rt cn thiết. Theo điu 32 ca Lut Di sản Văn hoá Việt Nam, thì các khu vc  
bo vdi tích bao gm: Khu vc I và Khu Vực II. Trong đó, khu vực bo vI gm di  
tích và vùng được xác định là yếu tgc cu thành di tích, phải được bo vnguyên  
trng. Khu vc bo vII là vùng bao quanh khu vc bo vI ca di tích, có thxây  
dng nhng công trình phc vcho vic phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh  
hưởng ti kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái ca di tích.  
Nhưng trên thực tế, vic áp dng các qui định ca lut này vào việc xác định các vùng  
đệm, vùng bo vdi tích, di sản đối vi mt scông trình Huế là chưa hợp lý. Giá trị  
kiến trúc, cnh quan ca các công trình di sn Huế như đền đài, lăng tẩm thường  
được nhìn nhn trên mt tng thcnh quan rt ln vi các yếu tố thiên nhiên đi kèm  
mà đôi khi những yếu tố thiên nhiên như núi, đồi, sông, sui... biu thcác yếu tố  
phong thuli nm cách xa công trình hàng chc km.Vì vy, chúng ta cn phi có mt  
cách nhìn khác hơn, rằng bo tn các công trình di sản không đơn thuần chlà bo tn  
riêng mt mình công trình kiến trúc đơn lẻ mà là bo tn cmt hệ môi trường, hsinh  
thái, mt hthống các không gian bao quanh và đôi khi là cả các làng mc bao quanh  
khu vc di tích, di sản đó.  
b. Phát huy giá trị di sản:  
Nâng cao giá trdi sn, phát huy giá trdi sn được hiu bao gm nhng hành  
động nhằm đưa di sản vào trong thc tin xã hi, trong cuc sng hin ti, xem nó như  
là ngun lc, là tiềm năng góp phần thúc đẩy sphát trin kinh tế, văn hóa, xã hi,  
mang li nhng li ích vt cht và tinh thn cho người dân địa phương nơi có di sản,  
cho cộng đồng .  
86  
TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại hc Khoa hc, ĐH Huế  
Tp 18, S1 (2021)  
Để nâng cao giá trmt di sản, trước hết cn phải xác định được giá trhin có,  
giá trị đặc trưng của nó vcác mt: lch sử, văn hóa, xã hội, chức năng sdng, kinh  
tế, cnh quan, kiến trúc, thm mỹ, v.v., và làm cho nó được biết đến. Làm cho nó được  
biết đến không chỉ là để thu hút schú ý ca mọi người mà "trên hết là mang li cho nó ý  
nghĩa: vì mt vt thkhiêm tn nht cũng có thlàm chng cho mt lch s, mt li sng, mt  
tchc không gian hoc các mi quan hxã hi. " [5, tr. 15]. Sau đó, là khai thác và sdng  
nó mt cách hiu qu, và nếu cn, "gán cho nó mt chức năng mi phù hp trong khuôn khổ  
ca mt dán." [4, tr.9]. Cui cùng, là " đưa di sản vào cuc sống có nghĩa là đảm bo tính  
truyn ti ca nó. " [5, tr.15]  
Nâng cao giá trdi sn Huế nói chung và qudi sn kiến trúc đô thị Huế nói  
riêng là truyn sc sng cho nó, cu nó khi smai mt và giúp nó hòa nhp được vi  
cuc sống đương đại, sdng, khai thác các công trình, di tích kiến trúc nhm mc  
đích mang đến nhng hiu qutích cc vmt văn hóa giáo dục, nâng cao đời sng  
văn hóa tinh thn, vt cht của cư dân, phát triển kinh tế, xã hi địa phương.  
Phát huy các giá trdi sản văn hóa nhằm mc tiêu phát trin du lch bn vng  
dường như là một xu hướng tt yếu đối vi mt vùng đất giàu và đa dạng di sản như  
Huế. Du lch giúp qung bá hình nh các di sản văn hóa , nhm thu hút du khách  
trong và ngoài nước đến vi Huế, đồng thời đem lại nhng nguồn thu cho chính người  
dân địa phương tham gia vào các hoạt động du lch và kinh phí phc vcho công tác  
bo tn.  
Mt ví dcth, những năm trở lại đây, trong chương trình hợp tác nghiên  
cu cnh quan di sản văn hóa Huế gia Trung tâm Bo tn Di tích Cố đô Huế với đại  
hc Waseda Nht Bn tại lăng Gia Long đang mở ra một cơ hội mi trong vic kết hp  
gia khám khá di sn và du lch sinh thái ti di tích này. " Gia Long Tomb Eco Study  
Tour " đã thu hút nhiều khách du lich đến khám phá, nghiên cu và người dân địa  
phương đã tham gia tích cc và hưởng li tcác hoạt động, các dch vdu lch.  
Hình 2. Khách du lich và người dân địa phương tại Lăng Gia Long.  
Nguồn:  
c. Nâng cao nhận thức về di sản:  
Nâng cao nhn thc vdi sn bao gm nhng hoạt động "làm cho các giá trdi  
sản được biết đến bng cách gii thiu chúng vi ngưi dân, các tchc, doanh nghip và các  
87  
Bo tn và nâng cao giá trqudi sn kiến trúc đô thị Huế  
cơ quan đoàn thể..."[4, tr.12]. Nhiu nghiên cứu đã chỉ ra rng mức độ nhn thc và hiu  
biết của người dân vdi sản đóng một vai trò rt quan trng trong sthành công ca  
vic bo tn và phát huy di sn. "Nhng giá trnày càng dhiểu đối với con người, thì khả  
năng bảo vnó càng được cng c." [6, tr.128].  
Thái độ và nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là của thế hệ trẻ là rất quan trọng  
trong việc bảo tồn và nâng cao giá trị của di sản. Nhưng thực tế, thế hệ trẻ ngày càng ít  
quan tâm đến các giá trị của di sản và xu hướng chung của phần lớn giới trẻ là không  
còn muốn sống trong những môi trường truyền thống. Đây là một trong những  
nguyên nhân chính của sự mất dần các nhà vườn truyền thống Huế. Phần lớn những  
người muốn bảo tồn những không gian sống , những nhà vườn truyền thống ở Huế là  
những thế hệ già trong gia đình nhiều thế hệ, nhưng khi thế hệ già đã qua đời, xu  
hướng chung của con cháu của họ là sẽ chia nhỏ khu vườn ra để mỗi gia đình có không  
gian sống riêng của mình mà không phải ở chung với nhiều người, họ xây dựng lại  
ngôi nhà theo hình thức hiện đại,có đầy đủ tiện nghi hơn để phù hợp nhu cầu sống  
thực tại của họ mà ngôi nhà Rường , nhà Rội truyền thống không thể đáp ứng được.  
Một ví dụ cụ thể là ngôi nhà vườn 38/3 Lê Thánh Tôn, TP Huế có trong danh mc bo  
tồn nhưng chỉ còn lại là ngôi nhà rường cchen giữa hai căn nhà hiện đại mi xây,  
diện tích sân vườn không còn na.  
a
b
Hình 3. a. Khuôn viên vườn bị chia nhỏ ở Thủy Biều. b. Nhà 38/3 Lê Thánh Tôn.  
Vẽ lại và chụp ảnh bởi tác giả Bùi Thị Hiếu.  
Bo tn và nâng cao giá trdi sn scó hiu qutốt hơn nếu gn vi công tác  
nghiên cu khoa hc và giáo dc cộng đồng. Thường xuyên tchc các hi tho quc  
gia và quc tế xoay quanh chủ đề di sản trong các trường đại học, đưa hc sinh, sinh  
viên đi tham quan các di tích Huế, tham gia các tour khám phá di sn kết hp vi du  
lch cộng đồng, du lch sinh thái, vghi li các công trình kiến trúc có giá trvmt di  
sn.... là nhng hoạt động thiết thc góp phn nâng cao hơn nữa nhn thc và hiu  
biết ca gii trvqudi sn kiến trúc đô thị Huế.  
Ngoài ra, vic cung cp vé vào ca miễn phí các địa điểm Huế nên thường  
xuyên hơn. Từ trước đến nay, vic này chỉ được thc hin 2 lần trong năm (vào các dịp  
lQuốc khánh 2/9 và 30/4). Đây là cơ hội để toàn dân, kcnhững người lao động có  
88  
TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại hc Khoa hc, ĐH Huế  
Tp 18, S1 (2021)  
hoàn cảnh khó khăn được tham quan, tiếp cn vi các di tích, từ đó có nhn thc và có  
trách nhim vi vic bo tn và nâng cao giá trdi sn.  
d. Nâng cao vai trò của người dân địa phương, của cộng đồng đối với việc bảo tồn và  
nâng cao giá trị di sản:  
Trên thc tế, mt na số cư dân của Huế sng trong các khu vc bo vdi tích.  
Vì vy, mọi hành động ca công tác bo tn và nâng cao giá trca qudi sn kiến trúc  
đô thị Huế đều có ảnh hưởng lớn đến đời sng ca họ và ngược lại, cư dân địa phương  
cũng đóng vai trò rất quan trng trong vic bo tn và phát huy di sn.  
Vì vậy, cần kêu gọi sự tham gia tích cực của người dân địa phương nơi có di  
sản, phối hợp với chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền để bảo tồn và phát huy di  
sản. Trên hết, đó là việc nâng cao nhận thức của họ về giá trị của những di sản này  
cũng như các lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội mà họ sẽ được hưởng lợi từ sự can  
thiệp của họ.  
Một ví dụ cụ thể liên quan đến việc bảo tồn nhà vườn truyền thống ở Huế nói  
chung và Phú-Mng (Kim Long, Huế) nói riêng: việc phê duyệt đề án “chính sách hỗ  
trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng” theo Quyết định số 25/2015/  
-UBND ngày 24/06/2015 với mục tiêu là hỗ trợ người dân giữ gìn bản sắc văn hóa  
truyền thống, góp phần nâng cao giá trị hình ảnh cố đô Huế; khai thác, phát huy hiệu quả kinh  
tế của giá trị nhà vườn Huế đặc trưng và làm tiền đề lan tỏa, phát huy ý thức tự nguyện của  
người dân trong công cuộc bảo vệ những giá trị di sản văn hóa Huế đặc trưng gắn liền với phát  
triển kinh tế hộ gia đình và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.[15] thực sự đã rất đề cao vai  
trò của người dân cũng như quan tâm đến ý thức, nhận thức của họ trong việc giữ gìn  
ngôi nhà mà họ đang sống. Chủ nhân ngôi nhà hiểu được những giá trị di sản, những  
đặc trưng của ngôi nhà vườn mà mình đang ở, họ đồng ý bảo tồn chúng, tu bổ chúng  
thông qua các khoản tài chính, những chính sách hỗ trợ bảo tồn, và sau đó tiếp đón du  
khách do các công ty du lịch gửi đến. Người dân có thể được hưởng lợi từ các hoạt  
động và các dịch vụ du lịch nên họ càng tích cực tham gia. Chính vì lẽ đó mà số lượng  
nhà vườn truyền thống ở Phú-Mộng (Kim Long) hầu như còn nguyên vẹn và giữ được  
giá trị ban đầu.  
Mt ví dụ ngược li, Huế, trình trng nhà của người dân tn ti trong các  
vùng đệm, vùng bo vdi tích là rt nhiu ( nhng hdân sng xung quanh Hổ  
Quyền, xung quanh đàn Xã Tắc, xung quanh hTnh Tâm...). Các ngôi nhà thuc dng  
này phn lớn thường có những qui định ràng buc vvic sa cha, ci to, dng  
cm xây dng li và thm chí nm trong din chgii toả. Đây thực slà mt vấn đề  
ln ảnh hưởng đến chất lượng cuc sng của người dân và cũng ảnh hưởng đến vi  
môi trường an toàn xung quanh di sn. Ở đây, người dân phi chp nhn sng trong  
những căn nhà phần lớn đã xung cp, những căn nhà tạm bcùng vi nhng li ha  
hn của các cơ quan chức năng có thẩm quyn vvic di dời, đền bù, tái định cư.  
89  
Bo tn và nâng cao giá trqudi sn kiến trúc đô thị Huế  
Nhưng thực tế, thi gian ca vic chờ đợi thường là rất lâu và thường bkht ln vì  
những lý do liên quan đến vic thiếu kinh phí, thiếu chính sách…. Trình trng khá phổ  
biến này là mt trong nhng nguyên nhân dẫn đến sự không đồng thun giữa người  
dân và snhếch nhác cho môi trường cnh quan xung quan di sn.  
Hình 4. Nhà trong khu vc bo vdi tích HQuyn. nh chp bi Bùi ThHiếu.  
e. Sdng hp lý quỹ di sản kiến trúc đô thị:  
Trước hết, di sản được coi là ngun tài nguyên dbị tác động và ảnh hưởng bi  
nhng tác nhân bên ngoài và cũng là nguồn tài nguyên không thtái tạo, do đó cần  
phi sdng, khai thác hp lý, hiu quvà tiết kim vì cuc sng mai sau ca di sn là  
phthuc vào vic sdng hin ti."[7, tr.43]. Sdng ngun tài nguyên di sn hp lý, có  
trách nhim là cách sdng mà không dẫn đến tình trng nghèo nàn và suy thoái về  
lâu dài, là gicho nó luôn duy trì tình trng tốt trong tương lai. Sdng hp lý  
ngun tài nguyên di sn luôn đòi hỏi phải đi đôi với các bin pháp can thip nhm bo  
tn và khai thác giá trdi sn mt cách có hiu qu, có trách nhim vì sphát trin bn  
vng kinh tế - xã hi, không chcho ngày hôm nay, mà còn gìn giữ để chuyn giao cho  
các thế hmai sau.  
Hin nay Huế, vic khai thác và sdng các di sn cho các mục đích phát  
sinh đang khiến chúng bsuy thoái nhanh chóng. Ví d, mt số di tích được thuê để  
mquán cà phê hoc nhà hàng; mt sbit thPháp bchuyển đổi chức năng sử dng  
dẫn đến trình trng ci to, cơi nới ... hoc bị đập phá để chiếm đất xây dng các công  
trình mi; di sn bị trưng dụng bi các cá nhân, tchức đặt nng li ích kinh tế lên  
hàng đầu...Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta cũng cần có những quy định, nhng chế tài  
đủ mạnh để hn chế tối đa việc sdng di sn phc vlợi ích cá nhân làm phương hại  
đến tình trng tt và mquan ca di tích.  
90  
TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại hc Khoa hc, ĐH Huế  
Tp 18, S1 (2021)  
Hình 5. Khuôn viên Bit thPháp c( 26 Lê Li) bchiếm dng.  
nh chp bi Nguyn Quang Huy.  
f. Quản lý bền vững quỹ di sản kiến trúc đô thị :  
Qun lý di sản, đối vi tt ccác thành phnói chung và các thành phcó di  
sản được Unesco công nhn nói riêng, là mt nhim vrất khó khăn và đầy thách  
thc. Qun lý di sản thường đòi hỏi shp tác, gn kết cht chvà phi hp nhp  
nhàng gia rt nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau ( bo tn, kiến trúc, môi trường, du  
lch,...). Nó đòi hỏi "mt loạt các hành động và mt lot các tác nhân bên trong và bên ngoài  
..."[4, tr. 25]: Kêu gi ngun vn phc vcho công tác bo tồn, đào tạo ngun nhân lc  
có chất lượng cao, xây dng các hchính sách cho công tác bo tn và phát huy giá tr,  
hệ tiêu chí đánh giá giá trị di sn, gii quyết tt các vấn đề liên quan đến công tác gii  
phóng mt bng khi cn thiết ...  
“Trong quy chế qun lý không chlà nhn din, lit kê mà còn cần có các quy định để kế  
tha bo tn và phát triển đặc trưng quỹ di sn này. Bo tn gn vi phát huy giá trlà xu thế  
các đô thị đang hướng tới để xác lp yêu cu qun lý.[2, tr.17]. Chúng ta cũng cần phi có  
những quy định, chính sách cthể liên quan đến bo tn, tôn to di tích, các chính sách  
bo vệ nhà vườn,... Cần đưa ra những tiêu chí cthể, rõ ràng, có cơ sở cho vic phân  
loại , tiêu chí đánh giá giá trị các công trình di sn, di tích... Danh sách 27 công trình  
Pháp tiêu biu ti Huế được công bgp phi nhiu ý kiến trái chiều và không đồng  
thun, theo tôi, cái chính là smp mtrong vic xây dng hthống các tiêu chí đánh  
giá.  
Liên quan đến vic qun lý Qun thdi tích cố đô Huế, hin trách nhim qun  
lý thuc Trung tâm Bo tn Di tích Cố đô Huế đảm nhn. Phi tha nhn đây là một  
trong những cơ sở đi đầu cả nước trong công tác qun lý và bo tn di sản, nhưng  
công tác qun lý di sn Huế đang đối mt với vô vàng khó khăn và thách thức. Đầu  
tiên, phi kể đến, là sphân brng rãi ca các di tích trong thành phHuế và nm  
ri rác mt sxã, huyn trong toàn Tỉnh gây khó khăn cho việc qun lý; các ngun  
ngân sách cho công tác bo tn còn hn chế; chất lượng ngun nhân lực chưa đáp ứng  
đủ...Yêu cầu đặt ra là cn nhanh chóng triển khai đề án phát trin toàn diện vùng đệm  
di tích theo kiến nghca y ban Di sn thế gii nhưng công tác này luôn gặp phi trở  
ngi ln nhất liên quan đến vic sinh sng ca các hdân xung quanh khu vc di sn.  
91  
Bo tn và nâng cao giá trqudi sn kiến trúc đô thị Huế  
3.3. Bo tn và nâng cao giá trdi sn là nn tng cho sphát trin bn vng ?  
Di sn, tlâu, đã trở thành mt chủ đề phbiến trong nhiu nghiên cu, hi  
nghvà hi thảo chuyên đề. Nó thường xuyên được đề cập đến không chỉ ở các nước  
giàu, các nước phát trin, mà còn ở các nước đang phát triển. Trong quá trình phát  
triển đô thị, người ta luôn mong mun bo vnó, bo tn nó, khôi phc nó, nâng cao  
giá trca nó và gigìn nó cho các thế hệ tương lai.  
Ktừ khi Công ước Di sn Thế giới được thông qua vào năm 1972, các di sản  
văn hóa và di sản thiên nhiên rất được chú trng. Smt mát, suy thoái hoc biến mt  
ca nó to thành "snghèo nàn vdi sn ca tt ccác dân tc trên thế gii."[8, tr.2]. Cũng  
sau Công ước này, cộng đồng quc tế đã thông qua khái nim phát trin bn vng và  
khẳng định vai trò quan trng ca vic bo vvà bo tn di sản văn hóa và thiên nhiên  
đối vi vic phát trin bn vng. Những hành động liên quan đến bo tn và nâng cao  
giá trdi sn sẽ “góp phn quan trng vào sphát trin bn vng." [8, tr.2].  
Rt nhiu thành phtrên thế giới đã lựa chọn các phương pháp phát triển, quy  
hoch và mrộng đô thị mà quên mt vic bo vcác giá trca quá kh, bo tn các  
di sản đô thị, đẫn dẫn đến nhiu hu quả đáng tiếc như mất dn bn sắc, tính đặc  
trưng đô thị, đặc trưng vùng miền, tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội, môi trường  
sinh thái, cuc sng,... Singapore, Hng Kông là nhng ví dụ điển hình, các khu đô thị  
được hình thành bng cách san bng nhng gì sn có. Nhng tht bi ca các thành  
phnày strthành bài hc quý giá cho các thành phkhác trong việc định hướng,  
la chn phương thức để phát triển trong tương lai. Một sphát trin bn vng là phi  
da trên những đặc trưng vốn có, phi nhn diện được giá tr, bn sc, nhng nét  
riêng làm nn tng. Yvette VEYRET khuyên "nên tích hợp tính ưu việt của văn hóa và ký  
c vào các dán chuyển đổi lãnh th. "[9, tr. 200]. Mi lo ngi và thách thc ln nht ca  
hu hết các thành phố, đặc bit là nhng thành phcó di sản được Unesco công nhn  
là phi gii quyết tt mâu thun gia bo tn di sn và phát triển đô thị. Bo tn và  
nâng cao giá trdi sn luôn phải được chú trọng và quan tâm hàng đầu trong các chiến  
lược phát trin kinh tế và đô thị ca h. Di sn "to thành mt tiềm năng kinh tế, đặc bit là  
nhvào du lch, [...] nó góp phần đảm bo tính liên tc ca các giá trchung ca mt dân tc,  
ca mt vùng lãnh th."[10, tr.3] mà nó thiết lp "mt chun mực trước những thay đổi ca  
xã hi - những thay đổi kinh tế nhanh chóng đang làm thay đổi li sng và cnh quan. " [10,  
tr.3]. Và “di sản được nhắc đến như một ngun lc va có tính kế tha va có giá trchiến  
lược.”[11, tr. 29]. Di sản được coi là công cvà là nhân thu hiu ca phát trin kinh  
tế, xã hi và môi trường, ba khía cnh chính ca phát trin bn vững. Đối vi các thành  
phchọn phương thức phát triển đô thị da trên nn tng ca vic bo tn và nâng cao  
giá trdi sn, họ đều có chung tham vng ln là khẳng định di sn có thvà phi trở  
thành đòn bẩy cho sphát trin. Ví d, "Tunisia, ngày nay, di sản không còn được coi  
chlà mang giá trị văn hóa mà còn là động lc ca stiến bvà phát trin." [12, tr.50] hay ở  
thành phLuang Prabang (Lào) - mt thành phgiàu nhng di tích, vết tích ca mt  
92  
TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại hc Khoa hc, ĐH Huế  
Tp 18, S1 (2021)  
quá khứ huy hoàng, được Unesco ghi danh vào danh sách di sn thế giới năm 1995, thì  
" di sn là ngun gc ca sphát trin kinh tế và văn hóa xã hội và ảnh hưởng ca thành ph. "  
[12, tr.18]  
4. KT LUN  
Để công tác bo tn và nâng cao giá trQudi sn kiến trúc đô thHuế có  
nhng hiu qutích cực thì trước hết cn phi nhn thc rõ vai trò và tm quan trng  
đặc bit ca Qudi sn kiến trúc đô thị Huế đối vi vic bo tn bn sắc đô thị và sự  
phát trin bn vng Huế trong tương lai, xác định rõ nhng thách thức và khó khăn  
gp phi trong công tác bo tn và nâng cao giá trdi sn, định hướng nhng gii pháp  
nhm gii quyết, dung hòa tt mâu thun gia hai khía cnh bo tn di sn và phát  
triển đô th; chú trng nâng cao nhn thc và kêu gi stham gia tích cc ca cng  
đồng trong công tác bo tn và nâng cao giá trdi sn; khai thác, sdng ngun tài  
nguyên di sn hp lý, tránh phát trin du lch ồ ạt và đặt biệt là đẩy mnh công tác  
qun lý di sn.  
TÀI LIU THAM KHO  
[1]. Phan Thanh Hải (2013), 20 năm bảo tn và phát huy di sn thế gii Huế, Công cuc bo tn  
di sn thế gii Tha Thiên Huế , HMCC, s1, tr.113-124.  
đặc thù TP Huế, Kiến trúc Vit Nam, s7+8, tr.15- 17  
[3]. ICOMOS  
Website:  
Canada  
(1982),  
UNESCO-ICOMOS_DeclarationDeschambault_1982_f_e.pdf,  
ICOMOS_DeclarationDeschambault_1982_f_e.pdf, tr.3  
[4]. Group Conseil du Patrimoine de Montréal (2004) , Énoncé d’orientation pour une politique du  
[5]. CEMAT (2003) , Guide Européen d’observation du patrimoine rural-CEMAT, Website:  
15.  
[6]. Ali ZAMANIFARD (2013), La question du patrimoine urbain dans la ville historique iranienne  
vers une prise en compte de l’évolution d’une société traditionnelle, Contributions au séminaire  
doctoral  
«
Espace, Matières et Société  
»
des ENSA Rhône-Alpes, Website :  
[7]. AUDRERIE Dominique (2003), Questions sur le patrimoine, Bordeaux, ditions Confluences,  
tr. 43  
[8]. UNESCO (2008) , Orientations devant guider la mise en oeuvre de la Convention du patrimoine  
mondial, janvier 2008  
-
fr.pdf#annex1, tr.2  
93  
Bo tn và nâng cao giá trqudi sn kiến trúc đô thị Huế  
[9]. VEYRET Yvette (2005), Le développement durable: approches plurielles, Paris, Hatier, tr. 200201.  
[10]. ICOMOS (2012), Villes historiques en développement-Des clés pour comprendre et agir  
[11]. Xavier Greffe (2000), Le patrimoine comme ressource pour la ville, Website :  
[12]. AFD  
(2003),  
07-paroles-d-acteurs  
-
Patrimoine  
cuturel  
et  
Développement,  
paroles-d-acteurs.pdf, tr.18-50  
[13]. Hoàng Đạo Kính (2011), Huế đô thị di sn phát trin trong stiếp ni, Tp chí Qui hoạch đô  
th, s5.  
[14]. Bùi ThHiếu (2014) , Pour un développement respectueux de la ville de Hué et de ses environs.  
Respecter les valeurs caractéristiques des villages traditionnels dans le bassin de la rivière des  
Parfums, Thèse, Architecture, École d'Architecture de Grenoble, France.  
[15]. Quyết định số 25/2015/ -UBND ngày 24/06/2015 về việc phê duyệt đề án “chính sách hỗ  
trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”  
[16]. Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10  
[17]. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12  
94  
TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại hc Khoa hc, ĐH Huế  
Tp 18, S1 (2021)  
PRESERVATION AND PROMOTION OF  
HUE URBAN ARCHITECTURE HERITAGE FUND  
Bui Thi Hieu*, Nguyen Quang Huy  
Faculty of Architecture, University of sciences, Hue University  
*Email: hieuhuy81@gmail.com  
ABSTRACT  
Heritage is the basic element that creates the characteristic of the ancient capital,  
which is the essential resource for economic development, especially tourism  
economics. However, conservation and enhancing the value of Hue heritage in  
general and Hue urban architectural heritage fund in particular is facing numerous  
difficulties and challengesdue tothe devastation of natural disasters, the process of  
urbanization, the patterns between heritage conservation and urban development  
... . In this article, through the application of theories of heritage conservation in  
available secondary documents, field survey, analytical method and comparative  
approach ,we have the ambition to bring a more holistic and systematic view on  
issues related to the heritage and apply it to the reality of heritage conservation  
and promotion of Hue.  
Keywords: Conservation, Heritage, Hue, development.  
Bùi ThHiếu sinh năm 1981 ti Tha Thiên Huế. Năm 2004, bà tốt nghip  
Kiến trúc sư tại trường Đại hc Kiến trúc Hà Nội. Năm 2010, bà tốt nghip  
thạc sĩ chuyên ngành Thiết kế đô thị, Di sn và Phát trin bn vng, hp  
tác giữa trường Đại hc Kiến trúc Hà Nội và trường Đại hc Kiến trúc  
Toulouse, Pháp. Năm 2014, bà nhận bng tiến sĩ chuyên ngành Kiến trúc  
tại trường Đại hc Kiến trúc Grenoble, Pháp. Hin nay, bà công tác ti  
khoa Kiến trúc, Trường Đại hc Khoa học, Đại hc Huế.  
Lĩnh vực nghiên cu: Kiến trúc nhà , Thiết kế đô thị và Phát trin bn  
vng.  
95  
pdf 14 trang yennguyen 19/04/2022 1520
Bạn đang xem tài liệu "Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbao_ton_va_nang_cao_gia_tri_quy_di_san_kien_truc_do_thi_hue.pdf