Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Đề tài:Trụ sở bảo hiểm xã hội thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang

UBND TỈNH TUYÊN QUANG  
TRƯỜNG TRUNG HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT TUYÊN QUANG  
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP  
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  
TRUNG CẤP XÂY DỰNG  
KHOÁ 2014 - 2016  
TÊN CÔNG TRÌNH:  
TRỤ SỞ BẢO HIỂM HỘI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG –  
TỈNH TUYÊN QUANG  
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  
HỌC SINH THỰC HIỆN  
LỚP  
: PHẠM BẢO THẠCH  
: PHAN MINH CHIẾN  
: XÂY DỰNG K44  
Tuyên Quang, năm 2016  
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
LỜI NÓI ĐẦU  
Xây dựng một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong xã hội  
hiện nay. Thực tế cho thấy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  
diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu về chỗ ở và làm việc của con người ngày càng cao  
kéo theo sự phát triển lớn mạnh của ngành xây dựng.  
học sinh sắp tốt nghiệp của trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Tuyên  
Quang. Để hoàn thành chương trình năm học cuối của khóa học, mọi học sinh  
đều trải qua đợt thực tập tốt nghiệp. Đây đợt thực tập rất quan trọng đối với  
học sinh, nó bổ sung kiến thức thực tế, giúp cho học sinh liên hệ được kiến thức  
đã được học ở trường với thực tế ở các cơ sở sản xuất, làm quen với mọi công  
tác kỹ thuật, phương pháp tác phong làm việc của người cán bộ kỹ thuật.  
Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường nói chung, của khoa dạy  
nghề nói riêng, và đặc biệt sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo Phạm Bảo  
Thạch đã tạo điều kiện để chúng em được thực tập ở công trường xây dựng các  
hạng mục của công trình: Trụ sở Bảo hiểm hội Thành phố Tuyên Quang, tỉnh  
Tuyên Quang. Hạng mục: Phần thô từ cos +3.9m đến cos +11.4m  
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, khoa dạy nghề cùng  
các thầy cô giáo trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em rất nhiều trong thời  
gian học tập tại trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Bảo  
Thạch thầy trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành tốt chương trình thực tập tốt  
nghiệp viết báo cáo thực tập. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn  
Công ty TNHH thành sơn cùng toàn thể các cô chú lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật,  
công nhân trên công trường đã giúp em hoàn thành đợt thực tập trong thời gian  
qua.  
Em xin chân thành cảm ơn!  
TP Tuyên Quang, ngày  
tháng năm 2016  
SINH VIÊN THỰC TẬP  
PHAN MINH CHIẾN  
1
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
PHẦN 1 - GIỚI THIỆU CHUNG  
A - GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH  
I - GIỚI THIỆU VỀ CÁC BÊN THAM GIA XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH  
1 - Chủ đầu tư: Bảo hiểm hội tỉnh Tuyên Quang.  
2 - Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty CP tư vấn thiết kế dân dụng và công  
nghiệp Việt Nam.  
3 - Đơn vị tư vấn giám sát: Công ty CP tư vấn xây dựng Tuyên Quang.  
4 - Nhà thầu xây lắp: Công ty TNHH thành sơn.  
II - ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH  
1 - Vị trí xây dựng: Xã An Tường, TP Tuyên Quang, Tỉnh Tuyên Quang.  
2- Hiện trạng: Mặt bằng hiện trạng là khu đất ruộng diện tích 2347m2  
3- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên – xã hội – quy hoạch: Vị trí xây dựng  
công trình nằm trên khu đất ruộng sát khu trung tâm thành phố, nên thuận tiện  
cho việc tập kết nguyên vật liệu cũng như thiết bị thi công.  
4- Địa chất công trình: Địa chất công trình khá yếu nên đã được thiết kế hệ  
thống móng cọc.  
III – QUY MÔ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH  
Công trình có số tầng là: 03 tầng.  
Được thiết kế gồm 01 đơn nguyên.  
Chiều cao các tầng như sau: Cos nền + 0.00 cao hơn mặt đất tự nhiên  
+0.75m  
Tầng 01 cao: 3,9m  
Tầng 02 cao: 3,6m  
Tầng 03 cao: 3,9m  
Tầng mái cao: 3m  
Diện tích xây dựng của công trình Nhà bảo hiểm Thành phố Tuyên Quang  
diện tích xây dựng 2347m2. Trong đó có các hạng mục như:  
1: Nhà làm việc  
2
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
2: Nhà thường trực  
3: Nhà để xe khách  
4: Nhà để xe nhân viên  
5: Sân thể thao  
6: Cổng và hàng rào.  
Trong đó hạng mục Nhà làm việc diện tích sàn là 509m2. Giao thông  
đứng được thiết kế hai cầu thang bộ một thang máy (dự phòng). Trong đó  
thang bộ 1 được thiết kế từ tầng 1 lên đến tầng 3, thang bộ 2 được thiết kế từ  
tầng 1 lên đến tầng mái. Mỗi tầng 1,2,3 được bố trí một khu WC. ở giữa nhà bố  
trí thông tầng diện tích 33,73m2. Tầng 1 được bố trí 2 phòng làm việc, một  
phòng tiếp dân, một phòng hồ sơ và khu vực khách đợi. Tầng 2 được bố trí 6  
phòng làm việc, tầng 3 được bố trí 4 phòng làm việc, một sảnh nghỉ, một phòng  
đa năng. Tầng áp mái xây tường thu hồi, lợp mái đáp ứng yêu cầu về kiến trúc  
công trình.  
IV – PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG.  
1 - Tổng thể: Nhà làm việc được thiết kế và thi công bằng bê tông cốt thép,  
kết cấu bao che bằng tường xây.  
2 - Mặt bằng giao thông: Mặt bằng giao thông theo phương ngang của các  
tầng bố trí xung quanh thông tầng bề rộng 1,9m. Giao thông theo phương  
đứng được bố trí hai thang bộ một thang máy (dự phòng). Chi tiết như trong  
bản vẽ thiết kế.  
3 - Kiến trúc khu nhà: Nhà làm việc được bố trí ở giữa khu đất, bao xung  
quanh là các hạng mục phụ trợ, làm nổi bật lên kiến trúc của nhà chính. Mang  
lại cảm giác uy nghi, vững trãi.  
4 - Giải pháp kết cấu: Nền móng được thiết kế móng cọc đài thấp (do công  
trình nằm trên khu đất ruộng địa chất thuộc loại đất yếu). Phần thân được  
thiết kế dạng khung cứng bê tông cốt thép toàn khối, kết cấu bao che là tường  
xây gạch chỉ tiêu chuẩn. Cầu thang bằng bản bê tông cốt thép toàn khối, xây bậc  
thang bằng gạch chỉ tiêu chuẩn.  
5 - Giải pháp điện nước: Cấp điện nước cho công trình trong giai đoạn  
thi công cũng như quá trình sử dụng sử dụng điện nước của khu vực. Hệ  
thống thoát nước được đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.  
6 - Phòng cháy, chữa cháy, chống sét: Hệ thống phòng cháy chữa cháy  
được bố trí hành lang mỗi tầng bằng bình cứu hỏa. Hệ thống chống sét được  
thiết kế bằng cọc tiếp địa chôn sâu dưới đất và có kim thu sét bố trí trên mái.  
3
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
7 - Hoàn thiện: Công tác hoàn thiện gồm Trát bằng vữa XM M75, Sơn một  
nước lót, hai nước phủ, Ốp nhà vệ sinh và ốp chân tường bằng gạch men, Lát  
nền bằng gạch men kích thước 600x600mm.  
B - GIỚI THIỆU NHÀ THẦU  
I – GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY  
1-  
Tên công ty, địa chỉ trụ sở chính: Công ty TNHH thành sơn được  
thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 5000.221.664, do Sở kế hoạch  
đầu tư tỉnh Tuyên Quang cấp ngày 06/6/2003. Địa chỉ: tổ 4 p.ỷ la tp tuyên  
quang, tỉnh Tuyên Quang.  
2- Ngành nghề kinh doanh:  
- Xây dựng công trình đường bộ  
- Xây dựng các công trình kênh mương, bể chứa  
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, xây dựng nhà các loại  
- Xây dựng các công trình kè, đập, hồ nước, khuôn viên bồn hoa  
- Lắp đặt hệ thống điện  
- Vận tải hảng hóa bằng xe ô tô tải ( trừ ô tô chuyên dụng)  
3-  
Năng lực về Kinh nghiệm; Kỹ thuật; Tài chính: Công ty từ khi  
thành lập đến nay đã có 14 năm hoạt động xây dựng. Công ty có đội ngũ kỹ  
thuật có trình độ cao và lực lượng đông đảo công nhân lành nghề, có trang thiết  
bị và máy móc đầy đủ mạnh thể thi công xây dựng trên mọi địa hình phức  
tạp.  
Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty đã được các chủ đầu tư trong và ngoài  
tỉnh tín nhiệm giao thầu chỉ định thầu thuộc các lĩnh vực thi công nói trên.  
Các công trình do Công ty đảm nhận thi công đều hoàn thành đúng tiến độ, đảm  
bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật mỹ thuật.  
4 - Mô hình hoạt động của công ty; Mối liên quan giữa các phòng ban trong  
công ty và với công trường: Mô hình hoạt động của Công ty đảm bảo tính linh  
hoạt, nhanh gọn. Mọi quyết định của ban giám đốc được triển khai nhanh chóng  
tới các phòng ban và ban chỉ huy công trường. Trong chính sách đối ngoại cũng  
như đối nội, mọi quyết sách được ban giám đốc đưa ra nhanh chóng đảm bảo bộ  
máy vận hành trơn chu và đảm bảo tính cạnh tranh của công ty.  
II – GIỚI THIỆU VỀ BAN CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG  
1- Quyết định thành lập: được ban giám đốc quyết định thành lập trước  
ngày khởi công xây dựng công trình.  
4
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
2- Bộ máy hoạt động:  
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG  
CHỈ HUY TRƯỞNG  
CÔNG TRƯỜNG  
CÁN BỘ KỸ THUẬT  
TỔ SẢN XUẤT 1  
KẾ HOẠCH, KẾ TOÁN  
TỔ SẢN XUẤT 2  
CÁN BỘ AN TOÀN  
LAO ĐỘNG  
TỔ SẢN XUẤT 3  
Chỉ huy trưởng công trường:  
Kỹ thuật:  
Cán bộ cung ứng vật tư:  
Kế toán:  
Thủ kho kiêm bảo vệ:  
Mối liên hệ công việc của các bộ phận trong ban chỉ huy với công ty.  
Ban chỉ huy công trường do chỉ huy trưởng công trường điều hành theo  
kế hoạch đã được ban giám đốc đề ra, trách nhiệm chính của ban chỉ huy công  
trường đảm bảo công trường vận hành đúng theo kế hoạch của công ty.  
Trường hợp phát sinh ngoài mong muốn, những thay đổi trong kế hoạch thi  
công thì chỉ huy trưởng công trường báo cáo trực tiếp với ban giám đốc để kế  
hoạch điều chỉnh phù hợp. Đồng thời báo cáo thường xuyên tiến độ cũng như  
chất lượng công việc trên công trường đban giám đốc biết và có kế hoạch triển  
khai các phần việc tiếp theo.  
PHẦN 2  
CÁC CÔNG VIỆC ĐÃ ĐƯỢC THỰC TẾ TẠI CÔNG TRƯỜNG  
I/ VẬT LIỆU ĐƯA VÀO CÔNG TRÌNH  
5
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
1/ Xi măng:  
Nhà thầu dùng xi măng pooc lăng PC30 theo tiêu chuẩn TCVN 2682-92  
của nhà máy xi măng Tuyên Quang sản xuất đồng thời được sự thống nhất của  
chủ đầu tư. Xi măng chuyển đến công trường đều có các chứng chỉ tiêu chuẩn  
chất lượng do quan có đủ tư cách pháp nhân về kiểm định chất lượng cấp.  
Công trường có kho kín để bảo quản xi măng trong thời gian ngắn. Lán để  
xi măng phải khô ráo, thoáng mát, không bị dột, xi măng được đặt trên sàn gỗ  
cách mặt sàn ít nhất là 30cm để chống ẩm ướt, số bao trên một cột <=10 bao.  
Vỏ bao xi măng phải có nhãn mác, kín, không rách thủng có ghi nhãn mác  
hiệu xi măng, số lô, hạn sử dụng.  
2/ Vật liệu đá  
Đá được khai thác tại thành phố tuyên quang và phải thỏa mãn các yêu cầu  
sau:  
Kích cỡ hạt phải đảm bảo đúng tỉ lên cấp phối hạt ntrong quy phạm.  
Khi sử dụng đá vào thi công cần đảm bảo theo đúng quy định trong tiêu  
chuẩn về cốt liệu đá, sự giám sát của kỹ thuật B và giám sát kỹ thuật của chủ  
đầu tư.  
Đá dùng trong bê tông cần phân thành các nhóm có kích cỡ hạt phù hợp với  
từng loại kết cấu trong công trình.  
Đối với kích cỡ hạt lớn nhất (Dmax) không được lớn hơn ½ chiều dày bản,  
không vượt quá 3/2 khoảng cách thông thủy nhỏ nhất giữa hai thanh cốt thép và  
1/3 chiều dày nhỏ nhất của kết cấu công trình.  
Đá phải được tập kết tại bãi khô ráo, có biện pháp che chắn trong những  
ngày mưa dầm, che nắng để giảm nhiệt độ trong những ngày nắng nóng kéo dài.  
3/ Vật liệu cát  
Nhà thầu dùng cát được khai thác tại thành phố Tuyên Quang để xây, trát,  
đổ bê tông đảm bảo theo TCVN 1770-86. Cát sạch không lẫn tạp chất, khi đưa  
vào công trường phải sự kiểm tra của kỹ thuật B và giám sát của chủ đầu tư.  
Thí nghiệm kiểm tra thành phần hạt được tiến hành theo tiêu chuẩn từ  
TCVN 337-1986 đến TCVN 346-1986 “Cát xây dựng phương pháp thử”  
Kích thước hạt lớn nhất của cát không vượt quá  
+ 2,5mm đối với khối xây  
+Không có hạt >10mm  
6
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
+ Những hạt có kích thước từ 5-10mm lẫn trong cát không quá 5% khối  
lượng.  
+ Tuyệt đối không dùng loại cát đã nhiễm mặn.  
Bãi tập kết cát phải được dọn sạch sẽ, khô ráo, dễ thoát nước và có phương  
pháp bảo quản che chắn.  
Cát phải được thí nghiệm kiểm tra mới đưa vào thi công đảm bảo sạch  
không lẫn tạp chất, kích thước hạt phải đều.  
4/ Nước thi công  
Nước dùng để trộn bê tông và xây được lấy từ nguồn nước chung của khu  
vực, nước sạch, đảm bảo tiêu chuẩn về nước theo TCVN 4560-87 được cung  
cấp cho giám sát của chủ đầu tư xem xét nhất trí trước khi sử dụng.  
5/ Vật liệu thép  
Dùng thép C1 và C2 đảm bảo theo TCVN 5574-91 có giấy chứng nhận của  
nhà máy, nhà thầu lấy mẫu thí nghiệm cho mỗi lô thép mua về. Sau đó mới đưa  
vào sử dụng.  
Thép chưa gia công và đã gia công nhưng chưa lắp đặt được tập kết tại kho  
có mái che và xếp thành từng lô theo số hiệu đường kính, chiều dài và được  
kê lên giá gỗ cao 30cm so với mặt đất.  
Cốt thép đưa vào thi công phải sạch, không nhiễm bẩn, không dính dầu mỡ,  
không rỉ, diện tích mặt cắt không bị dẹt, bị giảm không quá 5% diện tích mặt cắt  
ngang.  
6/ Gạch xây  
Gạch xây dùng gạch của Công ty cổ phần nhà máy gạch An Hòa, khi đưa  
vào công trình phải sự kiểm tra của kỹ thuật B và giám sát của chủ đầu tư.  
Gạch xây đảm bảo chất lượng cường độ chịu nén, kích thước tiêu chuẩn,  
đặc chắc không cong vênh và chín đều theo hồ sơ thiết kế.  
Các loại gạch cung cấp cho công trình yêu cầu phải giấy chứng nhận  
chất lượng và quy cách do bộ phận KCS của nơi sản xuất cung cấp.  
Gạch được tập kết tại bãi trên công trường thành từng cọc có mái che mưa,  
nắng để thi công không ảnh hưởng đến tỉ lệ N/X của vữa xây, khi xây gạch xây  
phải được tưới nước.  
7/ Cốp pha  
Cốp pha, đà giáo được làm bằng gỗ  
7
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
Cốp pha và đà giáo được thiết kế đảm bảo độ cứng độ ổn định trong suốt  
quá trình thi công.  
Cốp pha dầm và sàn được thiết kế độ võng thi công theo TCVN4453-95  
và có tham khảo TCVN4453-87  
Cốp pha đảm bảo kín khít, ổn định, đảm bảo hình dáng, kích thước của cấu  
kiện theo thiết kế.  
Dàn giáo, cây chống bằng gỗ.  
II/ CÔNG TÁC THI CÔNG CÔNG TRÌNH  
1/ Công tác bê tông cốt thép cột  
*Định vị chân cột  
*Gia công lắp dựng cốt thép cột  
*Lắp dựng cốp pha cột  
*Đổ bê tông cột  
*Tháo dỡ ván khuôn và bảo dưỡng bê tông cột  
a. Định vị chân cột  
Dùng các mốc trắc đạc từ mặt nền cos +0.00 để triển khai lên sàn tầng 2  
Từ tim trục chuẩn triển khai từ dưới lên ta tiến hành định vị trim trục dọc,  
ngang theo đúng như trong hồ sơ thiết kế được duyệt.  
b. Gia công lắp dựng cốt thép  
+ Gia công cốt thép  
Nắn thẳng đánh rỉ cốt thép: dùng bàn chải sắt hoặc kéo trên bàn cát để  
làm sạch rỉ  
Cắt cốt thép: lấy dấu cắt bằng máy cắt đối với cốt thép đường kính  
>10mm, cắt bằng thủ công với cốt thép <=10mm  
Uốn cốt thép: Uốn bằng thủ công trên bàn uốn.  
Đối với thép cuộn: Dùng máy duỗi thép để duỗi thẳng cốt thép, cắt thép  
bằng thủ công theo kích thước các cấu kiện trong bản vẽ, uốn bằng thủ công trên  
bàn uốn thép.  
8
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
+ Lắp dựng cốt thép: Lắp đặt cốt thép theo đúng yêu cầu thiết kế về chủng  
loại, số lượng, chất lượng. Trước khi ghép cốp pha dùng con kê để buộc vào  
lồng thép cột, khoảng cách giữa các con kê là 1m.  
c. Lắp dựng cốp pha cột  
Dùng giàn giáo và ván khuôn gỗ  
Sắp xếp ván theo thứ tự để tiện lợi cho việc sử dụng  
Ván khuôn cột được gia công bằng gỗ, liên kết bằng gông gỗ để tháo lắp dễ  
dàng và luôn chuyển nhiều lần.  
Ván khuôn phải được vsinh sạch sẽ, quét lớp chống dính.  
Cột lắp ghép 4 tấm cốp pha, mặt ngoài được đánh dấu đường trên cột và  
treo quả dọi kiểm tra trên đầu cột, để cửa đổ bê tông từ 1,5-1,8m và có cửa dọn  
vệ sinh chân cột.  
Văng chống cột bằng gỗ, đồng thời cố định cột bằng giàn giáo, cây chống  
hoặc tăng đơ trong những vị trí cột biên.  
Trước khi lắp dựng phải xác định tim cột, dùng sơn màu vạch lên sàn vị trí  
chân cột.  
d. Đổ bê tông cột  
Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra công tác chuẩn bị cốp pha, đặt cốt thép,  
độ chính xác của công tác lắp dựng cốp pha, cốt thép, tấp ốp đà giáo, giằng  
chống độ vững chắc của giằng néo chống đkhi chịu tải trọng động khi đổ bê  
tông. Ván khuôn, cốt thép và các chi tiết đặt sẵn phải được vệ sinh sạch bụi, rỉ,  
bề mặt cốp pha kín khít.  
Bê tông trộn tại công trường theo quy định sau:  
+ Dùng máy trộn 250l trộn bê tông theo đúng mác thiết kế  
+ Không để bê tông rơi tự do quá 2,5m  
+ Chiều dày mỗi lớp bê tông bảo đảm đầm thấu suốt để bê tông đặc chắc  
+ Đổ bê tông tới đâu đầm luôn tới đó, nếu ngừng đổ tạm thời phải ngừng  
đúng mạch ngừng quy định.  
+ Khi đổ bê tông cột cần kiểm tra chân cột, kiểm tra cốp pha  
+ Khi chiều cao cột >2,5m nên để cửa đbê tông trên thân cột  
+ Đầm bê tông bằng đầm dùi, mỗi lớp đầm từ 20-40cm, lớp đầm sau ngậm  
xuống lớp đầm dưới 5-10cm, thời gian đầm 1 vị trí 30-40 giây.  
9
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
2/ Công tác bê tông cốt thép dầm sàn  
*Gia công lắp dựng cốp pha dầm sàn  
*Gia công lắp dựng cốt thép dầm sàn  
*Đổ bê tông dầm sàn  
b. Gia công lắp dựng cốp pha dầm sàn  
Dùng cây chống và ván khuôn gỗ  
Sắp xếp ván theo thứ tự để tiện lợi cho việc sử dụng  
Ván cốp pha được gia công bằng gỗ, được xếp theo từng loại kích thước  
cấu kiện để tiện cho việc thi công  
Ván khuôn phải được vsinh sạch sẽ, quét lớp chống dính.  
Cây chống bằng gỗ, mật độ cây chống đảm bảo theo đúng quy định  
Trước khi lắp dựng phải xác định tim dầm,  
+ Gia công cốt thép  
Nắn thẳng đánh rỉ cốt thép: dùng bàn chải sắt hoặc kéo trên bàn cát để  
làm sạch rỉ  
Cắt cốt thép: lấy dấu cắt bằng máy cắt đối với cốt thép đường kính  
>10mm, cắt bằng thủ công với cốt thép <=10mm  
Uốn cốt thép: Uốn bằng thủ công trên bàn uốn.  
Đối với thép cuộn: Dùng máy duỗi thép để duỗi thẳng cốt thép, cắt thép  
bằng thủ công theo kích thước các cấu kiện trong bản vẽ, uốn bằng thủ công trên  
bàn uốn thép.  
+ Lắp dựng cốt thép: Lắp đặt cốt thép theo đúng yêu cầu thiết kế về chủng  
loại, số lượng, chất lượng. Trước khi ghép cốp pha dùng con kê để buộc vào  
lồng thép dầm, khoảng cách giữa các con kê là 1m.  
d. Đổ bê tông dầm sàn  
Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra công tác chuẩn bị cốp pha, đặt cốt thép,  
độ chính xác của công tác lắp dựng cốp pha, cốt thép, giằng chống độ vững  
chắc của cây chống khi chịu tải trọng động khi đổ bê tông. Ván khuôn, cốt thép  
và các chi tiết đặt sẵn phải được vệ sinh sạch bụi, rỉ, bề mặt cốp pha kín khít.  
Bê tông trộn tại công trường theo quy định sau:  
10  
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
+ Dùng máy trộn 250l trộn bê tông theo đúng mác thiết kế  
+ Chiều dày mỗi lớp bê tông bảo đảm đầm thấu suốt để bê tông đặc chắc  
+ Đổ bê tông tới đâu đầm luôn tới đó, nếu ngừng đổ tạm thời phải ngừng  
đúng mạch ngừng quy định.  
+ Khi đổ bê tông cột cần kiểm tra chân đáy dầm sạch sẽ, kiểm tra cốp pha  
+ Đầm bê tông bằng đầm dùi, đầm bàn mỗi lớp đầm từ 20-40cm, lớp đầm  
sau ngậm xuống lớp đầm dưới 5-10cm, thời gian đầm 1 vị trí 30-40 giây.  
3/ Công tác xây tường  
Các yêu cầu kỹ thuật:  
Dọc theo chiều cao có các hàng ngang giằng dưới dạng vách ngang, hoặc  
bồ tường dọc và các vách đứng. Theo chiều cao của khối xây đứng giằng vào  
tường dọc trong mỗi hàng.  
Các qui trình và thao tác trong kỹ thuật xây:  
Tổ chức xây:  
Tổ chức xây hợp sẽ tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động. Bố trí  
mỗi đội thợ làm việc trong một phân đoạn mỗi đội được chia thành các tổ phù  
hợp với công việc.  
Năng suất của thợ đạt được tối đa khi khối xây cao khoảng 0,6 0, 7 m so  
với vị trí đứng. Khi tăng hay giảm đều làm giảm năng suất. vậy, chiều cao  
một đợt xây với tường 220 là 1,2m, với tường >220 là 0,7 0,9 m tuỳ theo chiều  
dày tường.  
Đợt 1 xây tường tại độ cao < 1,2m.  
Đợt 2 xây tường tại độ cao >1,2m.  
11  
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
Các tổ thợ xây thường được bố trí từ 35 người trong đó thợ chính và  
thợ phụ. Thợ chính căng dây, xây góc bắt mỏ, thợ phụ phục vụ cho thợ chính và  
xây ở đoạn giữa.  
Quy trình xây:  
Căng dây xây: Dây xây là dây cước (hoặc đay), được căng suốt theo chiều  
dài bức tường. Dây xây phải đảm bảo nằm ngang (với dây chuẩn ngang) và  
thẳng đứng (với đay chuẩn đứng).  
+ Tường 110: căng 1 dây.  
+ Tường 220 trở lên: căng 2 dây chuẩn ở hai bên mặt tường.  
Chuyển sắp gạch: theo nguyên tắc nhanh nhất thuận lợi nhất cho thợ  
xây và thợ phụ.  
Rải vữa: chiều rộng lớp vữa khi xây dọc 7-8cm, xây ngang 20-22m, chiều  
dày 2,5-3cm, dụng cụ rải vữa xẻng cong hay gàu.  
Đặt gạch: đặt phụ thuộc hai cách xây: xây chèn đầy mạch và xây chèn đầy  
và vét vữa vào mạch đứng.  
Đẽo chặt gạch: sử dụng máy hoặc dao xây.  
Kiểm tra lớp xây.  
Trước khi xây thường để sẵn bật thép chờ ở khung cột và câu vào mạch  
vữa tường chèn.  
Các nguyên tắc chung của việc liên kết gạch trong khối xây:  
12  
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
Trong khối xây gạch đá thường chỉ chịu lực nén là tốt nhất. Để đảm bảo  
cho kết cấu làm việc được tốt để sử dụng được tính chất chịu nén tốt của gạch  
đá, việc btrí các viên gạch đá trong khối xây phải tuân theo một số nguyên tắc.  
Lực tác dụng lên khối xây cần phải vuông góc với lớp vữa nằm ngang. Các  
viên gạch đá trong khối xây cần phải đặt thành hàng (lớp) trong một mặt phẳng.  
Các mạch vữa đứng cần phải song song với mặt ngoài của khối xây và các  
mạch vữa ngang cần phải vuông góc với mặt ngoài của khối xây.  
Các mạch vữa đứng ở các hàng phải bố trí lệch đi một phần tư hoặc một  
nửa viên gạch để tránh hiện tượng trùng mạch. như vây tải trọng từ bên trên  
truyền xuống mỗi phần cho toàn bộ khối xây.  
Mạch vữa trong khối xây phải đông đặc dầy vừa đủ (no vữa). Chiều dày  
trung bình với mạch ngang 10 mm.  
Từng lớp xây phải ngang bằng: khi xây phải căng dây ngang cho từng hàng  
mỗi mét xây theo chiều cao phải kiểm tra ít nhất hai lần bằng ống thuỷ bình  
hoặc ni vô.  
Khối xây phải thẳng đứng, độ nghiêng được kiểm tra bàng quả dọi thép và  
kiểm tra mỗi tầng một lần. độ nghiêng các mặt và góc khối xây theo chiều cao  
không vượt quá 10mm cho một tầng nhà (34m) và cho toàn nhà thì không được  
chênh lệch quá 30mm.  
Mặt khối xây dựng phải bằng, độ gồ ghề được kiểm tra bằng thước gỗ 1200  
x30 x30, độ gồ ghề cho phép đối với tường trần không quá 2mm, tường trát  
là 4mm.  
Góc xây phải vuông nên đặt cữ góc và kiểm tra từng hàng của khối xây.  
Để khối xây đảm bảo chịu lực được tốt ổn định, trong khối xây phải có  
giằng. Giằng là trình tự xây các viên gạch này so với viên gạch khác trong  
khối xây. Trong khối xây giằng được giải quyết bằng cách xây từng hàng ngang  
dọc xen kẽ hoặc hỗn hợp vừa ngang vừa dọc trong từng hàng. Giằng trong  
khối xây phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản sau:  
Trong khối xây đặc: Đối với khối xây bằng gạch chiều cao mỗi hàng  
65mm, dùng cách xây hỗn hợp vừa ngang vừa dọc trong mỗi gàng, hoặc 3 dọc  
một ngang, hoặc 5 dọc một ngang.  
13  
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
c¸ch b¾t gãc 220  
khèi x©y t-êng 5 däc - 1 ngang  
4/ Các dụng cụ sử dụng  
+ Bay xây: là dụng cụ xây trát cầm tay chủ yếu của người thợ, thường làm  
bằng thép có độ đàn hồi cao.  
+ Thước tầm: Đây loại thước dài khoảng 1,4m bằng gỗ thông hoặc  
nhôm, nhẹ, dễ thao tác, ít cong vênh. Thước này dùng để kiểm tra mặt phẳng  
tường, phương thẳng đứng của cột trong khi xây, đặc biệt cần thiết trong công  
tác tô trát tường, nền.  
+ Nivo: có hai loại:  
Nivo thước ngắm: kiểm tra mặt bằng, mặt đứng, mặt nghiêng nhờ cân bằng  
giọt nước. Thước làm bằng nhựa hoặc nhôm.  
Nivo ống nước: một ống dây nhựa dài, trong suốt chứa nước bên trong  
dùng để kiểm tra cos độ cao của những cấu kiện ở khoảng cách xa mà nivo  
thước ngắm không thể kiểm tra được.  
+ Bàn xoa: Là một dụng cụ bằng gỗ, phẳng dùng trong tô trát  
+ Thước góc: Bằng thép dùng để kiểm tra góc vuông  
+ Quả dọi: Dùng để kiểm tra theo phương thẳng đứng  
+ Ngoài ra còn có thước dây, xẻng, xô, dây căng...  
5/ Cách kiểm tra dụng cụ  
14  
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
+ Nivo: Chọn một mặt phẳng thẳng đứng, áp nivo theo chiều trọng lực (nếu  
kiểm tra phương đứng) hoặc đặt nivo nằm ngang (nếu kiểm tra theo phương  
ngang), điều chỉnh giọt nước cân bằng, vạch một đường thẳng theo cạnh nivo.  
Sau đó quay 180 độ rồi áp vào đường thẳng vừa kẻ. Nếu giọt nước cân bằng  
nằm giữa thì nivo chính xác. Ngược lại thì nivo không chính xác. Đối với  
nivo thước dây phải đảm bảo dây không bị gấp, bị thủng, không có bọt khí  
trong cột nước, hai đầu phải hở.  
+ Thước tầm: Áp vào một mặt phẳng, kẻ một đường thẳng theo cạnh  
thước tầm để kiểm tra. Lật thước 180 độ, áp cạnh thước khi nãy vào đường  
thẳng vừa vẽ. Nếu cạnh thước trùng đường thẳng thì cạnh cần kiểm tra  
thẳng.  
+ Thước góc: Áp thước vào một mặt phẳng, vạch một đường thẳng  
theo một cạnh của thước. Trên đường thẳng vừa vẽ, trọn một điểm ở  
khoảng giữa. Đặt một cạnh của thước trùng với đường thẳng, góc thước  
trùng với điểm vừa chọn, kẻ đường thẳng theo cạnh còn lại. Lật thước 180  
độ, đặt góc thước vào nơi giao nhau của hai đường thẳng, điều chỉnh sao  
cho một cạnh của thước trùng với một trong hai đường thẳng vừa kẻ. Nếu  
cạnh còn lại trùng với đường thẳng kia thì thước chính xác.  
+ Bàn xoa: dùng thước thẳng áp vào mặt bàn xoa để kiểm tra độ  
phẳng.  
III/ QUẢN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG  
1/ Hệ thống quản chất lượng cấp nhà thầu  
Đảm bảo kỹ thuật trong công tác thi công là vấn đề cốt lõi của chất lượng  
công trình. Nthầu đã áp dụng theo mô hình quản hệ thống chất lượng trong  
xây dựng TCXD ( hướng dẫn chung về áp dụng tiêu chuẩn TCVN/ISO 9002 cho  
các đơn vị thi công trong xây dựng). Các thành viên tham gia hệ thống chất  
lượng của nhà thầu tổ chức theo cơ cấu sau:  
+ Giám đốc nhà thầu  
+ Chủ nhiệm công trình  
+ Đội trưởng sản xuất  
+ Cán bộ kỹ thuật thi công và công nhân kỹ thuật  
2/ Hệ thống kiểm tra chất lượng tại hiện trường  
Trước khi bắt đầu triển khai xây dựng công trình, Ban chỉ huy công trường  
sẽ thành lập với nòng cốt là cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và trình độ chuyên  
môn vững. Ban chỉ huy công trường hoạt động theo sự chỉ đạo của nhà thầu và  
15  
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
đại diện cho nhà thầu trong việc thi công, điều phối công việc và giám sát chất  
lượng công trình, trong đó:  
+ Chủ nhiệm công trình: Chịu trách nhiệm chính quản lý thi công công  
trình và phân công các bộ phận giám sát, thực hiện các yêu cầu về chất lượng  
công việc.  
+ Kỹ sư trưởng: Chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật thi công, thiết lập  
các phương án thi công tổ chức giám sát chất lượng công việc.  
+ Kỹ sư giám sát công trường: Chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên  
công việc trên công trường theo sự phân công, hướng dẫn hỗ trợ các tổ đội  
công nhân thực hiện các biện pháp thi công đảm bảo chất lượng công việc.  
+ Đông thời để đảm bảo việc kết quả kiểm tra chất lượng của các công việc  
khách quan và chính xác, bên cạnh việc chủ động giám sát chất lượng công  
trình, ban chỉ huy công trường sẽ thường xuyên phối hợp kiểm tra, đánh giá chất  
lượng thi công tại hiện trường cùng với các bộ phận liên quan của các bên:  
-Đại diện giám sát của đơn vị thiết kế  
-Đại diện chủ đầu tư  
-Đại diện tư vấn giám sát  
-Phòng thí nghiệm hiện trường  
3/ Nội dung kiểm tra chất lượng tại hiện trường  
+ Nội dung kiểm tra chất lượng:  
Kiểm tra vật liệu xây dựng (bằng các kết quả thử nghiệm cho thấy đạt  
yêu cầu chất lượng)  
Kiểm tra hồ sơ hỗ hợp bê tông đảm bảo đúng yêu cầu của thiết kế và phù  
hợp với những điều kiện thiết bị tại hiện trường.  
Kiểm tra từng công đoạn thi công xây lắp  
Kiểm tra việc làm đúng theo những yêu cầu của thiết kế về kình khối, kích  
thước công trình, chủng loại, số lượng, chất lượng của vật liệu thiết bị lắp đặt.  
Kiểm tra sự phù hợp theo các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành.  
+ Kiểm tra và nghiệm thu kỹ thuật:  
Tất cả các công việc, các hạng mục công trình đều kiểm tra và nghiệm thu  
theo từng giai đoạn thi công tại các điểm dừng kỹ thuật. Việc kiểm tra và  
16  
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
nghiệm thu kỹ thuật được thực hiện tại công trường và thành phần gồm có: Đại  
diện chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công.  
+ Các biên bản kiểm tra và nghiệm thu kỹ thuật  
Nghiệm thu công tác cốp pha  
Nghiệm thu công tác cốt thép trước khi đổ bê tông  
Nghiệm thu công tác xây tường  
4/ Tổng kiểm tra nghiệm thu  
Tổ chức nghiệm thu theo điều lệ quản đầu tư và xây dựng của Bộ xây  
dựng về việc ban hành Quyết định QLCL công trình xây dựng.  
Trước khi bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình, hình thức tổng  
kiểm tra nghiệm thu áp dụng với việc kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu đối  
với các vấn đề sau:  
-Chất lượng công trình so với thiết kế  
-Chất lượng của các thiết bị lắp đặt trong công trình (nếu có)  
-Điều kiện đảm bảo an toàn công trình và vệ sinh môi trường.  
-Chất lượng hồ sơ thi công xây dựng lắp đặt công trình  
5/ Kiểm tra chất lượng bảo quản vật tư, vật liệu.  
+ Kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu:  
Vật liệu chủ yếu dùng cho công trình như: cát, xi măng, đá....lấy mẫu kiểm  
tra tại phòng thí nghiệm thiết kế cấp phối vữa, bê tông trước khi đưa vào  
công trình. Hồ sơ kiểm định thiết kế cấp phối do các phòng thí nghiệm  
chuyên ngành đảm nhận. Hồ sơ này sẽ trình cho chủ đầu tư tư vấn thiết kế  
trước khi thi công.  
Các loại vật liệu, vật tư khác như: gạch, gạch ốp lát, mái tôn...sẽ trình cho  
chủ đầu tư xem mẫu trước khi sử dụng cho công trình.  
+ Bảo quản vật tư vật liệu:  
Tại công trường, sắt thép để trong kho, tránh xa khu xăng dầu. Xi măng để  
trong kho riêng bao che kín xếp trên sàn gỗ cách nền 30cm, xếp theo dãy.  
Vật liệu rời tập kết trên sân láng xi măng khoảng cách để không bị lẫn.  
+ Nghiệm thu các giai đoạn xây lắp:  
17  
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
Căn cứ vào yêu cầu kiểm tra của chủ đầu tư.  
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật, biện pháp thi công, dự toán đã được phê  
duyệt.  
Căn cứ vào TCVN 371-2006 và các tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước  
Căn cứ vào khối lượng công việc nhà thầu đã thực hiện được trên công  
trường.  
Các văn bản nghiệm thu: Bản vẽ hoàn công, Biên bản nghiệm thu nội bộ  
giai đoạn xây lắp của nhà thầu, Kết quả thí nghiệm vật liệu, Phiếu đăng ký  
nghiệm thu giai đoạn xây lắp của nhà thầu đối với chủ đầu tư, Biên bản nghiệm  
thu giai đoạn xây lắp.  
Quy trình nghiệm thu: Khi nhà thầu tiến hành xong một giai đoạn xây lắp.  
Nhà thầu kiểm tra và nghiệm thu nội bộ, tiến hành đăng nghiệm thu với chủ  
đầu tư. Khi nghiệm thu nhà thầu cần xuất trình đầy đủ: Biên bản nghiệm thu nội  
bộ của nhà thầu, kết quả thí nghiệm vật liệu, bản vẽ hoàn công, phiếu đăng ký  
nghiệm thu nhà thầu với chủ đầu tư, Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây lắp phù  
hợp với các tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước.  
IV/ CÁCH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG  
CÔNG TRÌNH.  
Chất lượng công trình phụ thuộc vào các yếu tố sau:  
+ Đội ngũ thi công công trình  
+ Hình thức pháp lý quản chất lượng  
+ Vật tư, nguyên vật liệu dùng trong công trình  
+ Quy trình kỹ thuật thi công các hạng mục công trình  
1/ Biện pháp thứ nhất  
Quản chất lượng công trình từ hành động của người thợ:  
Chất lượng công trình được lồng vào lương. Chỉ được nhận lương nếu chất  
lượng công trình được đảm bảo được xác nhận bởi tổ KCS.  
Nâng cao về mặt trách nhiệm pháp lý cũng như kinh tế của các cán bộ kỹ  
thuật làm công tác KCS. Đồng thời đầu tư cho tổ KCS các thiết bị kiểm tra chất  
lượng, nâng cao quyền hạn của họ.  
Phải có các quy định về chất lượng trong quá trình thi công trong công  
trình và phổ biến kỹ lưỡng tới từng người thợ.  
18  
SINH VIÊN: PHAN MINH CHIẾN  
LỚP: XD K44  
Sử dụng đội ngũ thợ có tay nghề cao, các cán bộ kỹ thuật nhiều kinh  
nghiệm trong thi công.  
2/ Biện pháp thứ hai  
Quản chất lượng bằng pháp luật:  
Đơn vị thi công cử những cán bộ KCS chuyên môn trong thi công công  
trình và các hạng mục công trình sẽ phải được kiểm tra chất lượng theo đúng  
quy trình quản chất lượng của nhà nước với các chứng chỉ chất lượng và các  
biên bản kiểm tra chất lượng.  
3/ Biện pháp thứ ba  
Quản chất lượng từ vật tư, thiết bị đưa vào thi công:  
Toàn bộ vật tư đưa vào thi công công trình đều chứng chỉ kiểm tra chất  
lượng của nơi sản xuất của cơ quan thí nghiệm chuyên ngành.  
Chủng loại, màu sắc, thông số kỹ thuật ...tuân thủ theo chỉ dẫn thiết kế.  
Toàn bộ thiết bị đưa vào thi công công trình đều được kiểm định, đảm bảo  
các tính năng kỹ thuật như đã ghi trong Cataloge của máy.  
4/ Biện pháp thứ tư  
Quản chất lượng theo quy trình thi công:  
Nhận thức được tầm quan trọng của công trình, với mong muốn được  
sản phẩm xây dựng tốt nhất, chất lượng hoàn hảo. Ngoài việc sử dụng các biện  
pháp thi công như đã nêu trên, kết hợp thường xuyên kiểm tra chất lượng công  
việc ngay trên công trường, đơn vị thi công luôn tuân thủ các yêu cầu quy phạm  
hiện hành của nhà nước trong tất cả các bước công việc.  
Cụ thê như sau:  
STT  
1
Các tiêu chuẩn  
số, năm ban hành  
Ghi chú  
Công trình lập thiết kế tổ chức  
xây dựng thiết kế thi công  
TCVN4525-85  
2
3
Tổ chức thi công  
TCVN4055-85  
TCVN4091-85  
Nghiệm thu các công trình xây  
dựng  
TCVN4516-88  
TCVN5672-92  
4
5
Hoàn thiện mặt bằng xây dựng –  
quy phạm thi công và nghiệm  
thu  
Công tác hoàn thiện trong xây  
19  
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 40 trang yennguyen 31/03/2022 4620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Đề tài:Trụ sở bảo hiểm xã hội thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docbao_cao_thuc_tap_tot_nghiep_de_taitru_so_bao_hiem_xa_hoi_tha.doc