Xây dựng danh mục công trình kiến trúc tiêu biểu tại thành phố Cần Thơ

nNgày nhận bài: 10/5/2021 nNgày sửa bài: 18/6/2021 nNgày chấp nhận đăng: 8/7/2021  
Xây dng danh mc công trình kiến trúc  
tiêu biu ti thành phCn Thơ  
Development of Building Inventory for Can Tho City  
GIỚI THIỆU  
> TS.KTS VŨ THỊ HỒNG HẠNH  
Thành phố Cần Thơ - còn được gọi là Tây Đô nằm bên bờ sông  
Hậu, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1739, được khai  
phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn  
Giang. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, vùng đất này đã trải qua  
nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Ngày nay, Cần  
Thơ là thành phố hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông  
Cửu Long, là đô thị loại I, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế  
và giáo dục của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).  
Quá trình hình thành lịch sử đã để lại nhiều công trình kiến trúc  
ghi dấu ấn từng giai đoạn mà ở đó không chỉ là giá trị về lịch sử,  
văn hóa mà còn là tính nhận dạng, bản sắc đô thị, điều mà các đô  
thị trên thế giới đã và đang đi tìm gìn giữ và phát triển. Nghiên cứu  
xếp loại danh mục công trình tiêu biểu, làm cơ sở đề xuất tổ chức  
không gian kiến trúc cảnh quan cho Cẩn Thơ là một nỗ lực theo xu  
thế đó.  
Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh  
TÓM TT  
Cn Thơ vi lch sgn 300 năm phát trin vi kho tàng kiến trúc  
đa dng và đặc sc. Trong giai đon phát trin hin nay, kho tàng  
này không phi lúc nào cũng được trân trng và phát huy. Nghiên  
cu kim kê, đánh giá và đề xut gii pháp ng xvi các công  
trình kiến trúc tiêu biu ti Cn Thơ là cn thiết. Bài viết gii thiu  
mt vài lun đim cơ sxây dng khung đánh giá xếp loi kiến  
trúc công trình nhiu khía cnh, góc độ; từ đó, thc hin đánh  
giá và xếp loi các công trình tiêu biu Cn Thơ. Vic đánh giá  
này không nhm vào muc tiêu ‘xếp hng di sn’ mà phc vvic đề  
xut gii pháp tchc không gian kiến trúc cnh quan đô thCn  
Thơ trong giai đon mi, là ni dung trong nghiên cu ca chính  
quyn thành phCn Thơ  
Các bước xây dựng Bảng danh mục công trình tiêu biểu cho  
Cần Thơ:  
Tkhóa: Kiến trúc tiêu biu, danh mc công trnh, hình thái, đánh  
giá giá tr, Cn Thơ  
- Bước 1: xác định khu vực rà soát (Bản đồ lịch sử, google earth  
các giai đoạn, tư liệu lịch sử, sách, lưu trữ, v.v), so sánh các bản đồ  
có niên đại khác nhau, xác định và lên danh sách sơ bộ các công  
trình tiêu biểu theo khu vực;  
- Bước 2: Xây dựng nội dung khảo sát, phương thức đánh giá,  
xếp loại;  
- Bước 3: Khảo sát: Phương pháp thực địa, điền giã. Việc khảo  
sát thực tế ngoài thu thập thông tin cụ thể về lịch sử, hiện trạng  
công trình mà còn giúp phát hiện các công trình tiêu biểu còn bỏ  
sót ở bước 1.  
ABSTRACT  
Can Tho has a history of nearly 300 years of development with a rich  
and unique architectural treasure. In the current stage of  
development, this treasure is not always appreciated and promoted.  
It is necessary to study, evaluate and propose solutions to deal with  
architectural values in Can Tho, expressed in not only buildings but  
also landscape architecture and infrastructure. The article  
introduces arguments for building a framework for evaluating  
architecture in different aspects and perspectives. From there, the  
analytical evaluation and ranking of typical architecture in Can Tho.  
This assessment is not 'heritage ranking' but serves a propose to  
support better solutions for landscape architecture organization in  
Can Tho in the new period which is another content of a larger  
reseach carried out by Can Tho city’s government.  
- Bước 4: Tập hợp, đối chiếu, so sánh, đánh giá nhằm xếp hạng  
Danh mục công trình tiêu biểu.  
1. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG, LIỆT KÊ CÔNG TRÌNH  
Trên cơ sở các thông tin lịch sử, danh mục xếp hạng công trình  
di sản, và khảo sát sơ bộ bằng phương pháp điền dã, chụp hình,  
quay phim, đo đạc, ghi chép số liệu trong phạm vi ranh hành chính  
của thành phố Cần Thơ... danh mục một số công trình bước đầu  
được xem xét đánh giá xếp hạng theo 6 quận huyện như sau:  
Biu đồ thng kê slượng công trình  
20  
15  
14  
13  
10  
11  
9
8
5
0
7
6
2
4
0
1
4
4
3
1
0
0
0
0
0
1 2 2 0  
Q. Ninh Kiu Q. Bình Thy Q. Cái Răng Q. Ô Môn  
Q. Tht Nt  
H. Phong  
Đin  
Key words: pretious building, architecture inventor, morphology,  
values, Can Tho  
Nhà CT Dch v- Công cng  
CT Tôn giáo  
CT Văn hóa  
Hình 1: Sơ đồ thống kê công trình kiến trúc tiêu biểu tại Cần Thơ (Nguồn: Tác giả trong [1])  
07.2021  
97  
ISSN 2734-9888  
N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
Theo đó, toàn Thành phố Cần Thơ có  
thiết kế, xây dựng (nếu áp dụng cho nhà ở hay các công trình sở  
hữu riêng tư, khi các thiết chế quy định chỉ có thể quản lý ở một  
mức độ nhất định. Để có thể nhìn nhận đánh giá công trình tiêu  
biểu thì trước hết cần xác định các yếu tố sau:  
- Về thời gian: Giai đoạn hay niên đại của công trình, thời gian  
xây dựng, hoàn thành = Giá trị lịch sử - sự kiện lịch sử, ý nghĩa lịch  
sử gắn liền;  
- Về không gian: vị trí, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm công trình  
= Giá trị môi trường, kiến trúc cảnh quan , quy hoạch;  
- Về con người: Người xây dựng, thiết kế (nếu có), đối tượng  
quản lý, sử dụng, hoạt động của người sừ dụng = Giá trị xã hội, văn  
hóa, nhân văn  
Mối quan hệ giữa Thời gian - không gian - con người luôn biến  
đổi, tác động điều chỉnh và làm sai lệch công trình, từ đó phát sinh  
‘giá trị nguồn gốc’, tính nguyên gốc (Xem Hình 2)  
Bàn về giá trị công trình Kiến trúc, dự án 3Encult đã có những  
xác định một số giá trị thể hiện qua công trình như sau:  
Hình thể và thiết kế - Giá trị nghệ thuật  
Hình thể và thiết kế (nếu có) chỉ giá trị thẩm mỹ của công trình;  
là đối tượng chính trong công tác bảo tồn di sản kiến trúc công  
trình. Đôi khi nó được hiểu đơn giản là ‘vẻ đẹp’ của công trình. Tuy  
nhiên không phải mọi tác phẩm nghệ thuật đều ‘đẹp’ và không  
phải cái gì ‘đẹp’ cũng có giá trị nghệ thuật. Việc này thể hiện rõ  
nhất khi các công trình di sản được cải tạo, tôn tạo, làm mới ‘y cũ’  
lại mất đi ‘vẻ đẹp’ hay giá trị nghệ thuật vốn có. Nét mộc mạc, mất  
cân đối, thậm chí ‘diêm dúa ngô nghê’ của một số công trình tôn  
giáo, tín ngưỡng hơn 100 tuổi vẫn được công nhận là ‘di sản’ tức  
có giá trị kiến trúc, nghệ thuật.  
Theo LinoBianco [3] trong một nghiên cứu của mình về các giá  
trị của một thiết kế kiến trúc, giá trị nghệ thuật là một trong nhóm  
có biểu hiện rõ nét nhất, bao gồm: giá trị thẩm mỹ (nét đẹp) của  
bản thân công trình, tính thời đại (hay đại diện cho một giai đoạn  
phát triển của chuyên ngành), yếu tố cấu trúc, phong cách kiến  
trúc và tính địa phương/bản địa. Theo đó, sự đơn giản và tối thiểu  
trong thiết kế, tính tự nhiên, phi hình học, phong cách cổ điển,  
truyền thống và dân gian . . . là các giá trị thẩm mỹ dễ được chấp  
nhận ở một công trình kiến trúc.  
- 32 công trình nhà ở: tiêu biểu như nhà cổ họ Dương, nhà ở ven  
sông Bình Thủy, nhà bè Cồn Sơn, nhà phố phong cách Đông  
Dương tại khu vực bến Ninh Kiều…, tập trung tại một số khu vực:  
Trung tâm Q. Ninh Kiều, ven sông Bình Thủy, Cồn Sơn... và một số  
các công trình riêng lẻ.  
- 15 công trình công cộng: tiêu biểu là Nhà lồng Chợ cổ Cần Thơ,  
Chợ Cái Răng, …; Trường THPT Châu Văn Liêm, Hội trường Rùa -  
Trường đại học Cần Thơ, Di tích Khám Lớn…; Khách sạn Nam Bộ  
Boutique Cần Thơ, Làng du lịch Mỹ Khánh…  
- 34 công trình tôn giáo: Cần Thơ là nơi hội tụ đa dạng các nền  
văn hóa của các dân tộc Kinh, Cham, Khơ Me, Hoa, Pháp, v.v với  
nhiều tín ngưỡng đặc sắc, thể hiện phong phú ở kiến trúc công  
trình tôn giáo và hoạt động văn hóa tín ngưỡng tại đây. Nhiều  
trong số đó đã được xếp hạng di tích cấp Thành phố, ví dụ như  
Đình Bình Thủy, Chùa Hội Linh, Chùa Nam Nhã, Đình Thới An, Đình  
Thuận Hưng, Linh sơn Cổ Miếu, nhà thờ Chánh Tòa Cần Thơ, v.v  
- 03 công trình văn hóa: xây dựng mới gần đây, với lối kiến trúc  
hiện có khai thác chuyển tải những giá trị truyền thống địa  
phương, và ở nhiều mức độ được dánh giá thành công như Thư  
viện, Bảo tàng Cần Thơ…; và 10 công trình cầu, trong đó có 1 cầu  
đi bộ mới được xây dựng gần đây.  
2. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CÔNG TRÌNH:  
Dưới tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính  
sách cai trị, quản lý, v.v., biểu hiện kiến trúc còn lại ở mỗi giai đoạn  
thể hiện ít nhiều các đặc điểm của các tác động đó. Có thể nói, một  
công trình kiến trúc tiêu biểu phải có giá trị về nhiều mặt, thể hiện  
(gần như) đầy đủ nội dung bao hàm trong định nghĩa ‘di sản văn  
hóa’. Nói cách khác, bao hàm cả các yếu tố vật thể và phi vật thể:  
- Vật thể: phần ‘cứng’ của công trình và các thành phần kiến  
trúc khác (phần không di chuyển được), và phần ‘mềm’ di chuyển  
được bao gồm nội thất, trang trí, nội ngoại thất, v.v  
- Phi vật thể: các hoạt động, công năng, giai thoại, truyền  
thống, ý nghĩa, v.v gắn với công trình, bồi đắp qua quá trình ‘thiết  
kế’, xây dựng và sử dụng  
Giá trị thẩm mỹ, do đó, nghĩa là một (thiết kế) công trình được  
nhìn nhận là thành công. Minh chứng là các công trình nhà ở dân  
gian không có Kiến trúc sư thiết kế, nhưng lại là một công trình  
được nhìn nhận có giá trị nhiều mặt, là đối tượng đề học hỏi của  
bao thế hệ nhà thiết kế, từ các giải pháp hình khối, tỉ lệ thân, mái,  
việc sử dụng vật liệu, giải pháp tổ hợp không gian thích ứng môi  
trường tự nhiên văn hóa và đời sống, v.v. Tiêu biểu và đại diện ‘dân  
gian’, ‘truyền thống’ của cộng đồng, của nền văn minh, v.v. Do tính  
thời gian, thời đại của nghệ thuật hay ‘thẩm mỹ’ mà bất cứ hành  
động bắt chước nguyên mẫu ở các giai đoạn khác sau đó là khó có  
thể được ‘nhìn nhận tích cực’.  
Tóm lại, (1) phạm trù hình thể kiến trúc chỉ sự tổng hòa các yếu  
tố vật chất đơn lẻ làm nên công trình thuộc 02 nhóm chính: nhóm  
cố định (built -in) và nhóm di động: vị trí xây dựng, phương hướng,  
hình dáng, không gian, chất liệu, vật liệu, kết cấu, vỏ bao che, yếu  
tố trang trí, nội ngoại thất, v.v. (2) Việc thay thế một số yếu tố này  
thường làm thay đổi giá trị công trình. Trong bảo tồn, thường  
tránh tác động đến các yếu tố ‘cố định’ nhằm giữ được giá trị ‘gốc’  
của công trình; nước sơn của công trình cũng nên xét là yếu tố cố  
định?!  
Hình 2: Tính nguyên gốc và các yếu tố biến đổi (Nguồn: [5])  
Ở một tiếp cận khác, công trình chịu tác động của nhiều yếu tố  
bối cảnh môi trường tự nhiên (địa hình, địa chất, địa thế, cây xanh  
mặt nước, địa chất thủy văn, v.v), xã hội con người, phong tục tập  
quán, truyền thống, tín ngưỡng, v.v, thậm chí chủ đích của người  
98  
07.2021  
ISSN 2734-9888  
Chợ cổ Cần Thơ  
Chùa Nam Nhã, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ  
Đình Bình Thủy, hay còn gọi là Long Tuyền Cổ Miếu, được  
dựng lên từ những ngày đầu dựng làng cách đây 170  
năm (1844)  
tay/nhung-ngoi-chua-dep-noi-tieng-tai-can-tho.html)  
Tại Cần Thơ, kiến trúc Pháp khi du nhập vào có sự vi biến cho  
phù hợp với khí hậu nhiệt đới bản địa, thể hiện rõ nét ở những ô  
văng, mái hiên, hành lang, cửa lá xách… Cùng với sự giao thoa với  
văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ, Hoa, với kiến trúc Chăm,  
Khmer . . . đã làm cho kiến trúc tại Cần Thơ có phần hài hòa hơn và  
dễ chấp nhận hơn đối với người dân bản địa.  
thống, phong tục tập quán, lối sống, v.v của các giai đoạn trước.  
‘Nhìn công trình giúp ta ‘đọc’ lịch sử’. Vì lẽ đó để đánh giá giá trị  
lịch sử văn hóa cần dựa vào niên đại công trình và những dấu ấn  
đặc trưng của kiến trúc tại thời điểm đó mà nó phản ánh.  
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, rất nhiều công trình hiện  
nay không còn giữ được chức năng ngày xưa. Mỗi giai đoạn có các  
điều kiện tác động thay đổi sẽ làm thay đổi công năng của công  
trình: bỏ hoang, chuyển đổi công năng, thậm chí phá hủy để xây  
dựng công trình mới phù hợp nhu cầu mới. Chính điều này, khi  
không được nghiên cứu, thực hiện bài bản và đúng đắn, sẽ làm  
mất đi giá trị lịch sử công trình và khu vực nó có ảnh hưởng. Đã có  
nhiều bài học thay đổi công ngăng thành công như Nhà tù Oxford  
tại Oxford (Anh quốc) thành khách sạn, Làng cối xay gió phục vụ  
du lịch ở Hà Lan, Kinh Thành, Lâu đài phục vụ tham quan ở khắp Á,  
Âu. Cũng có nhiều cách chuyển đổi công năng thất bại nhu việc  
phá hủy kiến trúc như việc chuyển các biệt thự Pháp thành công  
sở tại Sài Gòn, việc ngăn chia, cơi nới, lấn chiếm khuôn viên, công  
trình thiếu kiểm soát khắp các đô thị lớn tại Việt Nam sau chiến  
tranh.  
Sử dụng, công năng, truyền thống - Giá trị Lịch sử  
Kiến trúc là biểu hiện của văn hóa xã hội, thông qua hình thể,  
các chức năng và hoạt động mà nó chứa đựng, thể hiện nét truyền  
thống, văn hóa đời sống dân gian và sự biến đổi của chúng theo  
thời gian, là không gian ký ức, là trải nghiệm, ý nghĩa của đô thị.  
Công trình được xây dựng, sử dụng, bảo vệ và tôn tạo có sự tham  
gia của cộng đồng càng nhiều thì giá trị này càng cao. Nói như vậy,  
giá trị cộng đồng có tính thời điểm và quá trình.  
Theo tiếp cận hiện đại, kiến trúc chia ra nhiều thể loại  
(typologies). Mỗi thể loại phục vụ một số chức năng nhất định:  
công trình công cộng (trường học, bệnh viện, công sở, công trình  
văn hóa, nghỉ dưỡng, tôn giáo tìn ngưỡng v.v) để phục vụ công  
cộng, nhà ở, công nghiệp, kiến trúc hạ tầng (cầu, cảng, đường).  
Quan sát không gian sử dụng với các vật dụng còn nguyên vẹn sẽ  
cho chúng ta xác định tương đối chính xác cách thức sử dụng  
không gian/ công trình từ xưa, từ đó có những nhận định về truyền  
Dựa vào niên đại, giá trị lịch sử của công trình kiến trúc tiêu  
biểu ở Cần Thơ có thể được định lượng theo thang điểm sau:  
1739-1867  
1867-1954  
1954-1975  
1975-2004  
2004-nay  
Thời kỳ  
Thang điểm  
5
4
3
2
1
chí, lý tưởng, niềm tin, tín ngưỡng văn hóa, v.v, là nguồn thông tin  
quý giá gắn liền và có giá trị với công trình. Qua thời gian, nhiều  
yếu tố vật chất khác được lắp đầy, chen chúc, chật hẹp, lấn át và sai  
lệch ‘chủ đích’ ban đầu.  
Đây chính là lý do các tiếp cận về điểm, tuyến, cụm, mạng lưới  
công trình tiêu biểu xuất hiện để nhằm giải thích sự xuất hiện và  
hệ thống các giá trị liên đới một cách hoàn chỉnh hơn. Việc đề xuất  
các giải pháp ửng xử, cũng nhờ vậy, mang tính tổng thể, toàn diện,  
đảm bảo giá trị lịch sử và nét đặc trưng không gian toàn đô thị.  
Việc quan tâm đến nhiều yếu tố xung quanh công trình cũng góp  
phần gìn giữ các yếu tố tự nhiên ‘gốc’ như cây xạnh, mặt nước, là  
nét đặc trưng và là cơ sở xác định vị trí xây dựng công trình từ ngày  
xưa tại Cần Thơ.  
Giá trị môi trường, cảnh quan của một công trình còn thể hiện  
ở phương diện đóng góp tích cực của nó vào mội trường tự nhiên  
sinh thái. Theo đó, những giải pháp thích ứng, tôn trọng và làm  
giàu tự nhiên là có giá trị, thông qua cách chọn vị trí, xác định quy  
mô, các giải pháp thiết kế không gian, xây dựng bền vững, sử dụng  
vật liệu địa phương, tái chế, các giải pháp tái sử dụng hạ tầng hiện  
hữu, v.v  
Công nghệ xây dựng, vật liệu - Giá trị ‘nguồn’ tham khảo  
khoa học  
Công nghệ xây dựng và vật liệu thể hiện trình độ phát triển  
khoa học kỹ thuật. Trong xây dựng kiến trúc, việc xử lý nền móng,  
kết cấu công trình, vật liệu vỏ bao che, mái, tường, cấu tạo các  
thành phần mái, bệ cửa, cửa sổ, . . . hay các cấu tạo thu thoát nước,  
chi tiết gờ chỉ nước, v.v cung cấp nhiều thông tin có giá trị về trình  
độ khoa học và tay nghề của người góp công xây dựng, bảo dưỡng  
công trình tại thời điểm công trình được xây dựng và sử dụng về  
sau này. Tùy thuộc vào mức độ tham khảo và ý nghĩa của các nội  
dung này định lượng gía trị.  
Các ‘tác động cải tạo’ ngây ngô, thiếu trách nhiệm, không khôn  
khéo vào công trình di sản của giai đoạn hiện nay, thời đại của  
công nghệ và khoa học tiến bộ, dường như là ‘bước lùi’ về tiến bộ  
khoa học kỹ thuật và tay nghề kỹ năng xây dựng.  
Vị trí và sắp đặt - Giá trị không gian đô thị  
Công trình được đặt để vào một vị trí theo chủ đích: lo đất,  
thửa đât, cảnh quan, cây cối xung quanh, mối quan hệ với các yếu  
tố tự nhiên, phương hướng công trình, và các yếu tố (theo ‘quy  
hoạch hiện đại’) như là khoảng lùi, tầng cao, mật độ xây dựng v.v .  
Chủ đích thể hiện cách ứng xử với vị trí (yếu tố phong thủy), với ý  
07.2021  
99  
ISSN 2734-9888  
N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
Hiện tại các công trình kiến trúc cổ tập trung dọc theo trục  
đường Hai Bà Trưng, Bùi Hữu Nghĩa hay cù lao Tân Lộc, Cồn Sơn đã  
tạo nên cụm, tuyến phố thương mại thu hút khách du lịch. Hay  
cụm công trình cổ bao gồm nhà ở và tôn giáo tại khu vực cầu Bình  
Thủy đã tạo nên cụm công trình văn hóa - tôn giáo mạng dấu ấn  
riêng cho cảnh quan của khu vực.  
gốc tại một thời điểm cần có thông tin về bối cảnh giai đoạn đó,  
liên quan đến con người, văn hóa, điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính  
trị, tiến bộ khoa học kỹ thuật, vật liệu xây dựng, nguồn gốc của  
mọi biểu hiện vật thể và hoạt động diễn ra mà được ghi nhận hoặc  
xác thực. Tính nguyên gốc bao hàm nhiều nội dung từ hình thể,  
thiết kế, vật liệu và các yếu tố vật thể kiến tạo nên công trình, công  
năng, sử dụng, kỹ thuật, vị trí, địa điểm, sắp đặt, tinh thần, cảm xúc,  
và nhiều yếu tố có ý nghĩa nội hàm và ngoại hàm khác.  
Ngày nay, có tiếp cận mới cho phép nhìn nhận giá trị của các  
thành phần thêm vào nếu các thành phần này đảm bảo tính  
‘nguyên gốc’ của bản thân nó và không tác động tiêu cực, sai lệch  
cái ‘gốc’ của công trình.  
Các công trình kiến trúc tiêu biểu tại Cần Thơ đa phần đều trải  
qua rất nhiều giai đoạn trùng tu và sửa chữa, thay đổi công năng  
sự dụng, cải tạo, cơi nới, v.v ảnh hưởng đến tính nguyên gốc của  
công trình Để đánh giá nguyên gốc của công trình cần xem xét kỹ  
đến các yếu tố mới xuất hiện trong quá trình tu sửa, cơi nới có làm  
sai lệch, hay triệt tiêu giá trị ‘nguyên bản’ của công trình hay  
không. Dựa vào niên đại công trình và mức độ cải tạo sửa chữa, có  
thể định lượng tính nguyên gốc theo thang điểm.  
Giá trị tiềm năng:  
Công trình có giá trị và tập hợp của nhiều công trình như vậy  
theo cụm, theo tuyến, theo mảng tạo ra các giá trị về quy hoạch và  
cảnh quan mà kéo theo đó là các tuyến phố thương mại, du lịch  
đặc thù được hình thành góp phần phát triển kinh tế cho Cần Thơ:  
giá trị tiềm năng của kiến trúc, là khả năng khai thác công trình, cải  
tạo không gian kiến trúc cảnh quan, lồng ghép các hạng mục phục  
vụ nhu cầu văn hóa đời sống công đồng, phục vụ du lịch trong bối  
cảnh mới.  
Hình 5: Bản đồ vị trí các Tuyến và Mảng công trình tiêu biểu tại Cần Thơ (Nguồn ([1],  
Tác giả)  
Tính nguyên gốc - Authenticity  
Một trong các yếu tố quan trọng nhất trong việc công nhận di  
sản hay giá trị công trình di sản là tính nguyên gốc, được các tổ  
chức bảo tồn - bảo tàng như UNESCO, các hiến chương Venice,  
Athen, xác nhận và yêu cầu có hồ sơ minh chứng.  
Tính nguyên gốc thể hiện đúng đặc điểm công năng và hình  
thức của công trình tại thời điểm nó được xây dựng, loại trừ tất cả  
các thành phần thêm vào sau này. Để minh chứng tính nguyên  
Các giá trị cần đánh giá, tiêu chí đánh giá và phương pháp đánh giá đề xuất cho nghiên cứu này được trình bày ở Bảng sau:  
Giá trị  
Tiêu chí đánh giá  
Phương pháp đánh giá  
1.  
Giá trị lịch sử  
Niên đại công trình; Sử dụng, công năng, truyền thống, lớp thời  
gian, đóng góp của công trình đối với cộng đồng theo lich sử;  
Hình thể và thiết kế: Tổ hợp hình khối, tỉ lệ, ngôn ngữ, phong  
cách kiến trúc, sử dụng công nghệ, vật liệu, không gian nội  
ngoại thất, trang trí, màu sắc,v.v;  
Phương pháp lịch sử; Phương pháp bản đồ;  
Phương pháp chuyên gia;  
Phương pháp phân tích hình thái;  
2. Giá trị nghệ thuật  
3. Tính nguyên gốc  
Độ vi biến ít hay nhiều so với bản gốc;  
Phương pháp so sánh;  
4. Giá trị môi trường, cảnh Vị trí, mối quan hệ với cảnh quan xung quanh, đóng góp cho Phương pháp phân tích tổng hợp;  
quan, quy hoạch  
môi trường tự nhiên, sinh thái, kiến trúc bền vững,  
Sự phân bổ các công trình: đơn lẻ, cụm, tuyến;  
Phương pháp chuyên gia;  
Phương pháp phân tích hình thái;  
Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương  
pháp điều tra xã hội học;  
5. Giá trị ‘nguồn’ tham  
khảo khoa học  
Công nghệ xây dựng, cấu tạo, vật liệu, v.v  
Phương pháp bản đồ;  
6. Giá trị tiềm năng  
Giá trị mang lại: tiềm năng kinh tế, thương mại, du lịch;  
Phương pháp chuyên gia;  
Phương pháp tổng hợp, dự báo, so sánh  
Sau khi rà soát đánh giá, Danh mục các công trình kiểm kê sơ  
bộ trước đó được thành lập và xếp loại A B C D theo giá trị giảm  
dần. Căn cứ tiêu chí và phương pháp định lượng, có 74/94 công  
trình được xếp loại, tập trung chủ yếu 03 nhóm Tín ngưỡng, nhà ở,  
công cộng, chỉ 01 kiến trú cầu được xếp loại (D). Có 20/94 công  
trình không hội đủ số điểm tối thiểu để xếp loại. Cụ thể danh mục  
xếp loại như sau:  
ngưỡng tôn giáo của các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa, có giá trị lịch  
sử cao, xây dựng vào những thập niên cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ  
20; phần lớn các ngôi đình, chùa đã được các vua triều Nguyễn sắc  
phong; là những là kho tàng kiến thức để tham khảo, học hỏi. Nhờ  
vị trí xây dựng ‘đắc địa’, khuôn viên rộng, các công trình này đóng  
góp tích cực vào môi trường, không gian kiến trúc cảnh quan khu  
vực, nhiều tiềm năng khai thác phát triển du lịch và phục vụ hoạt  
động cộng đồng.. Chỉ có 02 công trình Nhà ở và 01 công trình  
thương mại (Chợ cổ Cần Thơ) lọt vào danh sách này.  
NHÓM A: 23 Công trình, chủ yếu các công trình được xếp hạng  
di tích cấp quốc gia (**) và cấp thành phố (*), thể loại công trình tín  
100  
07.2021  
ISSN 2734-9888  
(** 1993) Chùa Ông- 1894  
(Quảng triệu hội quán) 32 Hai Bà Trưng, Q.  
Ninh Kiều  
Đình Thới Bình – 1907  
30 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q. Ninh Kiều  
Thới Long Cổ Tự - 1844 Trùng tu 1999  
120 Hùng Vương, Q. Ninh Kiều  
Nhà thờ chánh tòa Cần Thơ - 1899  
14 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. Ninh Kiều  
Chùa Quang Xuân – 1905-1910  
89/16, đường Huỳnh Thúc Kháng, Q. Ninh  
Kiều  
(** 1989) Đình Bình Thủy - 1909  
(Long Tuyền Cổ Miếu) 46/11A Lê Hồng  
Phong, Q. Bình Thủy  
(**) Chùa Nam Nhã - 1895  
612 Cách Mạng Tháng Tám, Q. Bình Thủy  
(** 2017) Chùa Long Quang - 1824  
Số 155/6, khu vực Bình Chánh, Q. Bình Thủy  
(** 1993) Hội linh cổ tự - 1907  
(Lâm tế tông) Số 314/36 Đường Cách mạng  
Tháng Tám, Q. Bình Thủy  
(*2017) Hiệp thiên cung - 1856  
(Quan đế miếu) 29 Hàm Nghi, Q. Cái Răng  
(* 2017) Đình thần Tân Lộc Đông - 1922  
KV Tân Mỹ 1, Q. Thốt Nốt  
(* 2006) Đình Thuận Hưng - 1841  
Tân Phú, Q. Thốt Nốt  
(** 2020, * 2016) Đình Thạnh Hòa –  
1902  
(* 2017) Đình Thới Thuận - 1920  
KV Thới Thạnh 2, Q. Thốt Nốt  
(* 2004) Đình thần Thới An - 1852  
KV Thới Trinh, Q. Ô Môn  
Quan Thánh Đế Cổ Miếu  
153/1, Đường Trần Hưng Đạo, Q. Ô Môn  
Lê Thị Tạo, Q. Thốt Nốt  
(* 2006) Chùa Pôthi Somrôn  
Ấp Rạch, phường Châu Văn Liêm, quận Ô  
Môn, TP Cần Thơ  
(* 2008) Chùa Ông – 1890  
(Linh Sơn Cổ Miếu) KV Thới Hòa, Q. Ôn Môn.  
(* 2016) Chùa Cảm Thiên Đại Đế  
(Chùa Ông) Ba Rích, Q. Ô Môn  
Chùa Sanvor Pothinher - 1735  
Số 415/6. KV4, Q. Ôn Môn.  
Chợ cổ Cần Thơ – 1915  
Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều  
(** 2009) Nhà cổ Bình Thủy - 1870  
144 Bùi Hữu Nghĩa, Q. Bình Thủy  
Nhà Bà Cả Bá – 1918  
Lộ bà Cả Bá, Q. Thốt Nốt  
diện của chúng với nhau mới thật sự tạo nên dấu ấn và giá trị  
không gian đô thị, mang lại tiềm năng phát triển lớn hơn.  
NHÓM B: 33 Công trình., trong đó, ngoài 16 công trình đơn lẻ,  
còn có 04 tuyến/dãy/cụm các công trình nhà ở (17 căn), mà sự hiện  
07.2021  
101  
ISSN 2734-9888  
N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C  
Chùa phật học – 1951 (trùng tu 2014)  
11 Đại Lộ Hoà Bình, Q. Ninh Kiều  
Chùa khmer Munirensay - 1948  
36 Đại Lộ, Đại lộ Hoà Bình, Q. Ninh Kiều  
Chùa Pitu Khosa Rangsay – 1948  
(Nam tông Khmer) 18 Mạc Đĩnh Chi, Q. Ninh  
Kiều  
Đình Thần Tân An – 1880  
Vòng xoay cồn Cái Khế, Q. Ninh Kiều  
(**) Di tích khám lớn Cần Thơ - 1886  
8 Ngô Gia Tự, Q. Ninh Kiều  
(*) Di tích lịch sử Giàn Gừa  
Nhơn Khánh, H. Phong Điền  
Cầu đi bộ Ninh Kiều (2015)  
Quận Ninh Kiều  
Phòng Truyền Thống Lê Bình  
01 Trần Hưng Đạo, Q. Cái Răng  
Nhà phố đường Hai Bà Trưng  
Từ căn số 34 đến căn 48, đường Hai Bà Trưng, 8 Lê Bình, Q. Cái Răng  
Q. Ninh Kiều  
(* 2008) Đình thần Nước vận Cái Răng  
Biệt thự - Tầm Vu  
Số 362, Đường Tầm Vu, Q. Ninh Kiều  
Làng cổ Long Tuyền  
Số 60-68 đường Bùi Hữu Nghĩa, Q. Bình Thủy  
Tuyến nhà cổ ở Cù lao Tân Lập (Tuyến 2)  
Q. Thốt Nốt (8 căn)  
Số 243/4, KV Tân Mỹ,  
Số 470/14, KV Tân Mỹ,  
KV Tân An, Q. Thốt Nốt  
Số 271/5, KV Tân Mỹ  
Nhà ông Trần Văn Văn, Tân An,  
Số 170/4, KV Tân An,  
Số 16/1, KV Đông Bình,  
Số 264/5, KV Tân Mỹ,  
Nhà ở Làng cổ Long Tuyền  
Số 90 đường Bùi Hữu Nghĩa, Q. Bình Thủy  
Nhà cổ Thuận Hưng - 1925  
Số 52, Ấp Tân Phú, Q. Thốt Nốt  
Nhà cổ Trần Bá Thế - 1935  
Số 88/2, KV Tân An, Q. Thốt Nốt  
Dãy nhà phố đường Hai Bà Trưng  
Số 10, 136, 138-144 đường Hai Bà Trưng, Q.  
Ninh Kiều  
Dãy nhà phố đường Phan Đình Phùng  
Số 14, 33 đường Phan Đình Phùng, Q. Ninh  
Kiều  
Tuyến Nhà cổ- Làng cổ Long Tuyền (Tuyến 3)  
Số 43A/1, đường Bùi Hữu Nghĩa, Q. Bình Thủy  
Số 40/1, đường Bùi Hữu Nghĩa, Q. Bình Thủy  
Số 1/3, đường Bùi Hữu Nghĩa, Q. Bình Thủy  
Biệt thự bác sĩ Hành  
Số 172, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q. Ninh Kiều  
Số 226 (17/5 cũ), đường Bùi Hữu Nghĩa, Q. Bình Thủy  
dựng vào giữa hoặc cuối thế kỷ 20, hoặc quá trình trùng tu , sửa  
chữa đã làm sai lệch nhiều giá trị nguyên gốc .  
NHÓM C: 06 Công trình  
Các công trình thuộc nhóm C chủ yếu có giá trị lịch sử, nghệ  
thuật, tham khảo và tiềm năng khai thác tương đối, phần lớn xây  
Nhà thờ tòa giám mục TP. Cần Thơ 12  
Nguyễn Trãi, Q. Ninh Kiều  
Tu viện Dòng Chúa Quan Phòng  
362 Tầm Vu, Q. Ninh Kiều  
Hội trường rùa ĐH cần thơ  
Khu 2, Đại học Cần Thơ, Đường 3 Tháng 2, Q.  
Ninh Kiều  
Đại chủng viện Thánh Quý Cần Thơ  
87/1 Võ Tánh, Q. Cái Răng  
102  
07.2021  
ISSN 2734-9888  
Chợ Cái Răng  
43 Lý Thường Kiệt, Q. Cái Răng  
Gíao sứ Bò Ót  
Khu Thới Bình, Xã Thới Thuận, Q. Thốt Nốt  
đặc trưng địa phương và đóng góp tích cực vào môi trường cảnh  
quan văn hóa và vật chất đô thị.  
NHÓM D: 12 Công trình. Nhóm này chủ yếu các công trình mới  
được xây dựng, nhưng được ghi nhận tích cực về giá trị truyền tải  
Thiền viên trúc lâm Phương Nam – 2016 Trường THPT Châu Văn Liêm - 2017  
Bảo tàng Thành phố Cần Thơ - 1976  
1 Đại lộ Hoà Bình, Q. Ninh Kiều  
Thư viện Cần Thơ  
1 Phan Đình Phùng, Q. Ninh Kiều  
TL 923, H. Phong Điền  
58 Ngô Quyền, Q. Ninh Kiều  
Ninh Kiều Riverside - 1994  
2 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều  
Lúa nếp Restaurant & Resort – 2016  
Khu Bãi Bồi Đường Sông Hậu, Q. Ninh Kiều  
TTC Premium Hotel  
2 Hai Bà Trưng, Q. Ninh Kiều  
Nam Bộ Boutique Hotel & Restaurants  
Số 1 Ngô Quyền, Q. Ninh Kiều  
Nhóm nhà ven sông  
KV gần cầu Bình Thủy, Q. Bình Thủy  
Nhà bè nổi Cồn Sơn  
Cồn Sơn – sông Hậu, Q. Bình Thủy  
Azerai can tho resort  
Cồn Ấu, Q. Cái Răng  
Làng du lịch Mỹ Khánh  
335 Lộ Vòng Cung, H. Phong Điền  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
LỜI KẾT  
[1] Sở khoa học công nghệ Cần Thơ, 2020, Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định  
hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan đô thị thành phố Cần Thơ”, Đề tài NCKH cấp  
thành phố, nghiệm thu 12/2020  
[2] Vũ Thị Hồng Hạnh, 2013-2021, Hình thái không gian công cộng và công trình Nhà ở,  
Bài giảng HP đồ án (cùng tên), Chương trình sau đại học, Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh  
[3] Lino Bianco, 2018, Architecture, values and perception: Between rhetoric and reality,  
Frontiers of Architectural Research, Volume 7, Issue 1, March 2018, Pages 92-99  
(https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2095263517300730)  
[4] Marijana Cosovi´c và các tác giả, 2020, Classification Methods in Cultural Heritage,  
CEUR ws. Org, Vol 2320 paper3  
Qua quá trình hình thành lịch sử đến nay Cần Thơ đã trở thành  
một thành phố hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu  
Long, để lại nhiều công trinh ghi dấu ấn từng giai đoạn mà ở đó  
không chỉ là giá trị về kiến trúc lịch sử, văn hóa mà còn là tính nhận  
dạng đô thị. Điều mà các đô thị trên thế giới đã và đang đi tìm và  
phát triển, nhằm tăng giá trị bản sắc đô thị.  
Hiện nay quá trình gia tăng dân số đã dẫn đến quá trình đô thị  
hóa một cách ồ ạt để đáp ứng nhu cầu về nhà ở tại Cần Thơ. Bên  
cạnh đó sự biến dạng hoặc biến mất của những kiến trúc nhà ở cổ  
xưa ngày càng nhanh chóng theo đà của sự phát triển đô thị. Vì  
vậy việc bảo tồn, cải tạo những công trình có giá trị đã xuống cấp  
cũng như kiến tạo những không gian ở mới là vô cùng cấp bách.  
Để làm được điều đó cần tìm hiểu và nhận diện những giá trị trong  
những công trình kiến trúc đó. Khi bảo tồn, cải tạo hay kiến tạo  
không chỉ quan tâm đến phần xác mà còn cả phần hồn của công  
trình. Đó là hoạt động của con người trong công trình đó, là nếp ăn  
nếp ở, phong tục tập quán mang đậm đà bản sắc văn hóa của  
người dân sở tại’ là yếu tố thu hút du lịch, phát triển kinh tế và gắn  
kết cộng đồng. Có như thế việc bảo tồn và cải tạo mới thật sự hiệu  
quả và bao quát cả chiều rộng lẫn chiều sâu.  
[5] 3Encult, 2011, D2.1 Report on demand analysis and historic building classification,  
European  
Commission  
Dg  
Environment  
(https://www.3encult.eu/en/project/workpackages/builtheritageanalysis/Documents/3EN  
CULT_2.1.pdf)  
hoi-an-38429)  
binh-thuy-130015.htm  
dep-noi-tieng-tai-can-tho.html  
hoi-an-38429  
07.2021  
103  
ISSN 2734-9888  
pdf 7 trang yennguyen 20/04/2022 2940
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng danh mục công trình kiến trúc tiêu biểu tại thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_danh_muc_cong_trinh_kien_truc_tieu_bieu_tai_thanh_p.pdf