Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển - Ngành: Nuôi trồng thủy sản

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN  
-----o0o-----  
BÀI GIẢNG  
Môn học: Sản xuất giống và nuôi cá biển  
Ngành: Nuôi trồng thủy sản  
Trình độ: Cao đẳng  
Năm 2016  
1
BÀI MỞ ĐẦU  
I. Tình hình nuôi cá biển trên thế giới và tại Việt Nam  
1. Tình hình nuôi cá biển trên thế giới  
Cá biển là loại thực phẩm có giá trị được thị trường ưa chuộng. Một số loài cá biển có  
hàm lượng acid béo cao, đặc biệt là hàm hàm lượng DHA và EPA rất cần thiết cho con  
người.  
Trong vài thập kỷ gần đây, nuôi biển trên thế giới đã có những bước phát tiến nhảy vọt.  
Một số quốc gia có nền công ngiệp khai thác cá hiện đại đã chuyển sang nuôi biển và  
đa thu được nhiều thành tựu quan trọng như Nauy, Nhật Bản... Việc chuyển hướng từ  
khai thác sang nuôi trồng đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong việc  
chur động tạo ra nguồn thực phẩm cung cấp cho xã hội, cải thiện cuộc sống của con  
người, giảm dần sự lệ thuộc vào tự nhiên.  
Sự phát triển về nuoi trồng hải sản ngày nay của Nauy là kết quả tất yếu của một quá  
trình phát triển. Từ những năm 60 trở về trước, Nauy chỉ có một số trang trại nuôi ca  
nước ngọt. Nuôi biển chỉ mới được bắt đầu từ những năm cuối của thập kỷ 60.  
Tại Châu á, Nhật Bản là quốc gia có lịch sử phất triển nuôi biển khoảng trên 200 năm  
được bắt đầu bằng việc lưa giữ một số loài cá như cá trích, cá trổng trong lồng tre, lồng  
gỗ đơn giản. Đến nay, công nghệ nuôi biển của Nhật Bản đã đạt đến trình độ tiên tiến  
với nhiều kiểu lồng có kích cỡ khác nhau làm từ những loại vật liệu mới như sợi tổng  
hợp hoặc thép phủ nilon chống rỉ. Các công nghệ khác như công nghệ thức ăn, công  
nghệ sản xuất giống cũng được chú trọng phát triển và thu được nhiều thành tựu.  
Tại Nhật Bản, chỉ tính riêng sản lượng cá Cam nuôi đã tăng từ 2.579 tấn trong năm  
1961 nên 30.774 tấn năm 1968. Năm 1997, Nhật Bản có 1.724 trang trại nuôi cá Cam  
với 15.898 lồng đạt sản lượng 138.000 tấn (Takashma & Arimoto, 2000).  
Bảng: Sản lượng cá cam nuôi tại Nhật Bản (Furukawa, 1970)  
Năm  
1961  
1962  
1963  
1964  
1965  
1966  
1967  
1968  
Tấn  
2,579  
4,758  
5,083  
9,493  
18,083  
19,629  
26,712  
30,774  
Một số quốc gia khác tại Châu á như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines  
cũng có những phát triển mạnh trong nuôi trồng hải sản với sản lượng cá nuôi liên tục  
2
tăng trong những năm gần đây. Những nước này có thị trường tiêu thụ hải sản lớn và  
thường phải nhập khẩu thêm từ các nước khác cho nhu cầu tiêu dùng.  
Bảng: Sản lượng cá biển của một số nước trên thế giới  
SL cá biển  
(tấn)  
550.000  
Quốc gia  
Nauy  
Số lồng  
Năm  
1998  
Nguồn  
(Hjelt, 2000)  
Nhật Bản  
úc  
Hàn Quốc  
Philippine  
Malaysia  
Việt Nam  
250.000  
186.000  
40.000  
10.000  
5.621  
1997  
1998  
1999  
1999  
1997  
1998  
2002  
(Takashma & Arimoto, 2000).  
O,Sullivan & Roberts, 1999  
Kim,2000  
Marte et al, 2000  
Shariff & Gopinath, 2000  
Tuan et al, 2000  
1000  
58.500  
18.000  
24.000  
540  
2.626  
Luu, 2002  
Nuôi trồng hải sản còn là phương án hữu hiệu đảm bảo cân bằng sinh thái góp phần bảo  
vệ môi trường nếu như được tổ chức và kiểm soát trong phạm vi nuôi bền vững. Khi  
nhu cầu tiêu dùng về các loại hải sản được đáp ứng, áp lực khai thác từ tự nhiên sẽ  
giảm đặc biệt là những đối tượng hải sản quý hiếm. Đây sẽ là điều kiện để bảo tồn  
nguồn lợi và sự cân bằng sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng hải  
sản tuỳ tiện, thiếu sự quản lý và tổ chức một cách khoa học có thể dẫn đến những tác  
động xấu tới môi trường sinh thái và nguồn lợi. Vấn đề ô nhiễm, môi trường những tác  
động nguồn gen và đa dạng sinh học...có thể sẽ trở thành những hiểm hoạ nếu như con  
người không nhận thức được và xem xét một cách nghiêm túc.  
2. Tình hình nuôi cá biển tại Việt Nam  
Nghề nuôi cá lồng biển ở Việt Nam có từ khá lâu nhưng không phát triển bởi thị  
trường và con giống không chủ động. Từ 1990 đến nay nghề nuôi cá lồng biển có xu  
thế tăng nhanh, dọc biên giới từ Móng Cái đến Hà Tiên vùng biển nào cũng có cơ sở  
thu gom và nuôi giữ cá biển. Khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh là nơi có số lượng bè cá  
nhiều nhất, dịch vụ thu gom mua bán của các tư thương ở đây cũng rất phát triển. Tính  
đến giữa năm 1995 số lượng bè cá ở khu vực này lên tới vài chục chiếc với tổng số  
khoảng 300 400 ô lồng. Khu vực biển miền Trung, từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có  
khoảng 200 lồng và khu vực Đông Tây Nam Bộ có trên 100 ô lồng. Số liệu thống kê số  
lồng bè và sản lượng nuôi cá lồng biển ở Việt Nam năm 1995 là.  
Khu vực  
Số lượng lồng  
Sản lượng  
( tấn )  
40  
( cái )  
125  
80  
Quảng Ninh  
Vịnh Hạ Long  
3
Vân Đồn  
Các nơi khác  
15  
30  
Hải Phòng  
130  
120  
10  
30  
Cát Bà  
Đồ Sơn  
Thừa Thiên - Huế  
Đà Nẵng  
120  
130  
80  
5
8
Sơn Trà  
Các nơi khác  
Nha Trang  
Bình Thuận - Kiên Giang  
Tổng số:  
50  
60  
70  
25  
15  
123 tấn  
636 lồng  
II. Tiềm năng và triển vọng nghề nuôi cá lồng biển ở Việt Nam  
1. Tiềm năng vùng nuôi  
Theo đánh giá của FAO nghề nuôi cá lồng biển của Việt Nam còn non trẻ so với  
các nước trong khu vực Đông Nam á. Tuy nhiên, chúng ta có đầy đủ tiềm năng để phát  
triển nghề này. Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3.600 km, dọc ven biển có nhiều  
eo, vịnh kín gió, có trên 4.000 hòn đảo lớn nhỏ với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho  
nuôi trồng, đặc biệt là khu vực Vịnh Hạ Long vùng biển từ Nha Trang đến Phan Thiết  
và vùng biển phía Tây Nam Bộ là những vùng biển có tiềm năng rất lớn cho việc nuôi  
cá lồng biển. Vì vậy nếu được đầu tư đúng mức, ngư dân và các cơ sở sản xuất tiếp  
nhận được kỹ thuật nuôi tiên tiến và khi đã chủ động sản xuất nhân tạo giống cá biển  
thì nghề nuôi cá lồng biển của Việt Nam sẽ có những bước nhảy vọt, tạo việc làm và  
tăng thu nhập cho đông đảo ngư dân vùng ven biển, đem lại nguồn hàng xuất khẩu lớn  
cho đất nước.  
2. Tiềm năng về đối tượng nuôi  
Biển Việt Nam có rất nhiều loài cá có giá trị kinh tế để phát triển nghề nuôi cá  
lồng trên biển.  
- Cá song (Grouper) : Trong 7 loài cá song có mặt ở nước ta là Song mỡ (Epinephelus  
tauvina), song dẹt (E. bleekeri), song chấm đỏ (E. akaara), mú hoa nâu (E.  
fuscoguttatus), mú vạch (E. brunneus), mú chấm tổ ong (E. merra), song cáo (E.  
megachir) nhưng chỉ có 3 loài có giá trị kinh tế cao được nuôi rộng rãi là cá song mỡ,  
cá song dẹt, cá song chấm đỏ.  
- Cá hồng (Snapper) : Có 4 loài có giá trị kinh tế là: Lutjanus erythropterus; L.  
argentimaculatus; L. malabaricus; L. johnii.  
- Cá tráp (Seabream) có 3 loài có giá trị cao là: Cá tráp đỏ (Pagrus major), cá tráp vàng  
(Sparus latus), cá tráp (Tains tumifrons).  
- Cá vược (Seabass) có hai loài là cá vược (Lates calcarife) và cá vược mõm nhọn  
(Psammoperca waigiensis).  
- Cá cam (Yellowtail) Serida dumerili.  
- Cá măng (Milkfish) Chanos chanos.  
4
- Cá giò (Black kingfish) Rachycentron canadum.  
và nhiều loài cá kinh tế khác chưa được khai thác để sử dụng vào nuôi lồng trên biển.  
Việc chọn đối tượng nuôi có ý nghĩa rất quan trọng trong nghề nuôi cá lồng trên  
biển. Đối tượng nuôi phải có giá trị kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị  
trường trong và ngoài nước, đặc biệt là phải chủ động nguồn giống : Cả về số lượng,  
chất lượng và tính mùa vụ. Bởi vì nều cùng đầu tư nguồn vốn đầu vào như nhau về cơ  
sở vật chất : Lồng bè, nhân lực, thời gian, thức ăn .... Đối tượng nào càng có giá trị kinh  
tế, tốc độ sinh trưởng nhanh, thị trường tiêu thụ rộng rãi thì việc hạch toán đầu ra thu  
được lợi nhuận càng cao.  
Đối với miền Bắc nước ta, ở khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng và một số khu vực  
ven biển trong vùng Vịnh Bắc Bộ, ngư dân và một số cơ sở sản xuất chủ yếu nuôi các  
đối tượng : Cá song, cá giò, cá hồng, cá tráp vây vàng. Đây là bốn đối tượng có giá trị  
kinh tế cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, thị trường tiêu thụ rộng rãi, dễ nuôi hợp với qui  
mô hộ gia đình cũng như nuôi công nghiệp. Trong đó cá song và cá giò được xem như  
là đối tượng nuôi rộng rãi hơn, cả về số lượng và phân bố vùng nuôi bởi vì những đối  
tượng này có giá trị kinh tế cao, tiềm năng về thị trường rộng rãi, đặc biệt hai loài cá  
này gần đây ở nước ta đã bước đầu xuất được con giống nhân tạo đáp ứng được mong  
đợi của sản xuất. Tuỳ theo loài và kích cỡ, giá cá song thương phẩm đối với thị trường  
trong nước (chủ yếu là các khách sạn nhà hàng, thành phố, thị trấn ... ) dao động từ  
100.000 200.000 đồng/kg, còn thị trường xuất khẩu như Hồng Kông, Trung Quốc,  
Đài Loan, Nhật Bản, Singapore giá cá song dao động trong khoảng từ 800 1.000 đ  
Đài Loan/1kg (loài E lanceolatus), 100 đô la HôngKông/1kg ( cá mú hoa nâu E.  
fuscoguttatus ) và 410 đô la HồngKông/1kg ( cá song dẹt C. altivelis với cỡ khoảng  
600g), cá song chủ yếu được sử dụng dưới dạng tươi sống, số ít được sử dụng dưới  
dạng cá ướp đá.  
3. Khả năng sản xuất giống  
Đối với những loài cá nước ngọt, khả năng sản xuất giống trong những năm gần  
đây để cung cấp cho ngư dân và các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản được coi như tương đối  
thành công và đã đáp ứng được nhu cầu về con giống cho nuôi trồng thuỷ sản nước  
ngọt của nước ta (cả nước có 400 trại sản xuất cá giống). Mặt khác, đối với những loài  
cá nước mặn thì việc tìm hiểu đặc điểm sinh học ( sinh sản, tập tính sống, phân bố, nhất  
là các điều kiện sinh sản ... ) của đối tượng để đưa vào sản xuất là vô cùng khó khăn và  
phức tạp, có khi phải mất nhiều năm liền, tốn kém về nhân lực và tiền của. Môi trường  
biển lại rất phức tạp và khác nhau đối với từng vùng, từng đối tượng nghiên cứu, do  
vậy đối với một số loài cá biển có đặc tính sinh học sinh sản tự nhiên mà trong điều  
kiện nhân tạo hiện nay chúng ta chưa thể tạo ra được.  
Trước đây hầu hết nguồn cá giống cung cấp cho nghề nuôi lồng trên biển, chủ  
yếu là dựa vào khai thác ngoài tự nhiên bằng cách câu, bẫy hoặc dùng lưới; vì vậy  
nguồn cung cấp giống chưa được chủ động, hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên và khả  
năng đánh bắt của các ngư dân, chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng và  
tính thời gian của con giống cho nghề nuôi cá lồng trên biển cả ở qui mô gia đình và  
qui mô công nghiệp.  
5
Đối với khu vực miền Bắc (Quảng Ninh - Hà Tĩnh) mùa khai thác giống từ tháng  
3 đến tháng 7, rộ nhất là tháng 4 và tháng 5. Trước đây nguồn lợi cá giống ở khu vực  
Hải Phòng - Quảng Ninh rất phong phú, sản lượng cá giống hàng năm có thể khai thác :  
300.000 cá song, 10.000 cá hồng - cá tráp và 200.000 cá vược giống. Trong những  
năm gần đây nguồn lợi giống của một số đối tượng cá kinh tế đang bị giảm sút nghiêm  
trọng, đặc biệt là khu vực xung quanh đảo Cát Bà. Nguyên nhân là do việc khai thác  
quá mức, thiếu qui hoạch, môi trường biển ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, môi  
trường sinh thái ven bờ bị phá vỡ, các rạn san hô và rừng ngập mặn bị tàn phá nặng nề,  
việc khai thác thiếu ý thức như đã sử dụng các loại phương tiện mang tính huỷ diệt là  
chất nổ, điện, hoá chất cùng với việc khai thác ngay trên các bãi đẻ vào mùa sinh sản...  
làm cho nguồn lợi thuỷ sản nói chung và nguồn lợi giống cá biển kinh tế ngày càng bị  
giảm sút nghiêm trọng, có khả năng dẫn đến cạn kiệt. Vì vậy để bảo vệ và phát triển  
nguồn lợi thuỷ sản nói chung và nguồn lợi một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao,  
Nhà nước cần sớm có những chính sách, qui hoạch tổng thể và qui hoạch cụ thể phù  
hợp cho từng vùng, từng loại nghề, từng thời điểm khai thác. Cần sớm có những biện  
pháp bảo tồn và tái tạo rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn và các bãi đẻ, mùa  
sinh sản của các đối tượng kinh tế nhằm tạo ra sự bền vững của các sinh vật vùng biển  
nước ta, đồng thời với việc tập trung nghiên cứu sinh học, sản xuất giống các loài có  
giá trị kinh tế và các loài có nguy cơ tuyệt chủng để đáp ứng nhu cầu về con giống cho  
nghề nuôi lồng trên biển đang ngày càng phát triển như hiện nay.  
Từ năm 1993 Viện Nghiên cứu Hải sản - Hải Phòng đã tiến hành nghiên cứu sinh  
sản một số loài cá biển có giá trị kinh tế : Cá song, cá giò, cá hồng và cá tráp. Năm  
1994 - 1995 bước đầu đã cho sinh sản được cá song, cá giò, cá hồng và tráp, nhưng tỷ  
lệ sống của cá bột đến cá giống còn rất thấp dưới 1%. Năm 1999 Viện Nghiên cứu Hải  
sản thành công trong sinh sản nhân tạo cá giò, đã cung cấp trên 10.000 cá giống cỡ 10  
15cm cho ngư dân và một số cơ sở sản xuất nuôi lồng trên biển của Quảng Ninh, Hải  
Phòng. Kết quả nuôi đạt rất tốt cá sinh trưởng nhanh đạt 300 - 400gam/3 tháng nuôi, tỷ  
lệ sống cao, ít bệnh tật. Năm 2002 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản I đã nhập  
công nghệ và sản xuất thành công giống cá song tại Cát Bà ( Hải Phòng ). Đây là kết  
quả bước đầu rất đáng được trân trọng, bởi nó đã hé mở một khả năng tạo hàng loạt con  
cá song giống bằng con đường sinh sản nhân tạo, góp phần thúc đẩy nghề nuôi biển  
phát triển một cách ổn định.  
4. Mục tiêu và sự quan tâm của Nhà nước đến hướng phát triển của Ngành  
Mục tiêu của Ngành : Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm đảm bảo an ninh thực  
phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010, tổng  
sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 2.000.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt  
trên 2.500.000.000 USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2.000.000 người; góp  
phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội đất nước và an ninh ven biển.  
Nguyên tắc chỉ đạo:  
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi  
trường sinh thái, đảm bảo sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.  
6
- Nuôi trồng thuỷ sản phải từng bước được hiện đại hoá, phát triển theo hướng nuôi  
công nghiệp là chính, kết hợp các phương pháp nuôi khác phù hợp với điều kiện của  
từng vùng.  
- Phát triển nuôi trồng mặn lợ và nuôi biển, đồng thời phát triển nuôi nước ngọt.  
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nuôi tôm xuất khẩu, đồng thời chú trọng nuôi trồng  
thuỷ sản khác phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.  
Mục tiêu cụ thể cho nuôi cá biển đến năm 2010 là: Diện tích nuôi biển đạt  
40.000 ha và 40.000 lồng bè, sản lượng đạt 200.000 tấn. Các đối tượng nuôi chủ yếu là  
cá song, cá hồng, cá cam, cá vược và cá măng...  
Bài 1: Kỹ thuật nuôi cá song  
Mặc dù biển Việt nam có nhiều loài cá song phân bố nhưng chỉ có 1 số loài được nuôi  
phổ biến:  
Cá song mỡ còn gọi là cá song gầu (Epinephelus tauvina)  
Cá song chấm đen đầu còn gọi là cá song dẹt (Epinephelus bleekeri)  
Cá song chấm nâu (Epinephelus coioides)  
Cá song chấm đen (Epinephelus malabaricus)  
7
Cá song vân mây (Epinephelus moara)  
Tiếng anh: Grouper  
Tiếng Việt : Cá song, cá song mú  
1.1. Đặc điểm sinh học của cá song  
1.1.1. Phân bố  
Cá song phân bố ở vùng biển nhiệt đới, á nhiệt đới. Cá sống tầng đáy nơi có các rạn san  
hô.  
ở Việt Nam có khoảng 30 loài phân bố, riêng vùng biển xa bờ nước ta theo điều tra của  
ông Đầo Mạnh Sơn 2000 coá 16 loài trong họ cá song phân bố, chúng phân bố dọc theo  
bờ biển từ Bắc vào Nam, chúng sống ở các vùng nước ven bờ, cửa sông, quanh các  
đảo, các rạn đá san hô cho tới vùng biển sâu 70 80 m. Cá song đánh bắt được chủ yếu  
bằng nghề câu tay, câu vàng, lồng bẫy và lưới giã.  
1.1.2. Hình thái cấu tạo  
Thân hình thuôn dài, mình hơi dẹt. Mệng rộng, răng nhọn sắc và chắc. Lược mang sắc,  
dạ dày lớn, ruột ngắn. Trên cơ thể có nhiều chấm sắc tố, màu sắc thay đổi theo môi  
trường sống.  
Hình 1: Cá Song mỡ (Epinephelus tauvina. Forsskal, 1775)  
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng  
Cá song thuộc loại động vật ăn thịt, trong giai đoạn ấu trùng chủ yếu ăn động vật phù  
du cỡ nhỏ nhơ ấu trùng hà, ấu trùng cầu gai, luân trùng, copepoda. khi lớn chúng ăn  
động vật giáp xác, cá, nhuyễn thể bơi lội. Trong tự nhiên cá thường sống ẩn nấp ở  
những rạn đá, hang hốc nằm chờ con mồi tới gần rồi đớp gọn. Mồi của chúng thường là  
những động vật sống đáy như tôm, cua, cá, mực. Chúng bắt mồi suốt ngày, mạnh nhất  
vào lúc chạng vạng tối và rạng đông.  
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng  
Trong số cá song có giá trị kinh tế có 3 loài có tốc độ lớn nhanh là cá mú điểm gai, cỡ  
thân dài 2 m; cá song hoa nâu cỡ đánh bắt 13- 22 kg, lớn nhất dài 120 cm; cá song sọc  
ngang (E. fasciatus) nặng 2 kg. Đáng chú ý là loài Promicrops lanceolatus Block, 1970  
8
(cá song vàng) ở vùng biển Nam Định, Ninh Bình, khơi vịnh Bắc Bộ có chiều dài 22  
cm, còn ở Australia cá này có chiều dài 360 cm nặng 350 kg.  
Cá song là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh, có kích thước lớn. Đánh bắt ngoài tự nhiên  
cá 2 tuổi đạt 2- 3 kg/con.  
Trong điều kiện nuôi sau một năm cá đạt được 700- 1000 g/con. Đặc biệt khi cá lớn  
hơn 1500 g/con cá lớn nhanh hơn giai đoạn còn nhỏ.  
1.1.5. Đặc điểm sinh sản  
Cá song thuộc loại sinh sản biến tính, khi nhỏ chúng là cá thể cái, lớn lên một số  
chuyển giới tính thành cá đực. Cá song mỡ chín muồi sinh dục ở năm thứ 4 5,  
thường đẻ từ tháng 3 đến tháng 8, rộ vào tháng 5 đến tháng 6. Đại bộ phận cá đẻ trứng  
ở vùng nước sâu, thời gian ấp nở 27 giờ trong điều kiện nhiệt độ 260C, độ mặn 29   
320/00 và 17 18 giờ ở nhiệt độ 29 320C. Điều kiện tối ưu cho ấu trùng phát triển là  
26 290C và độ mặn từ 28 300/00, trứng và cá bột trôi theo dòng nước và thủy triều  
vào vùng nước nông ven bờ. Cá càng lớn càng có xu thế di chuyển ra sống ở vùng nước  
ngoài xa bờ.  
1.2. Kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo  
1.2.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ  
Có thể nuôi vỗ cá song trong lồng hoặc trong ao nước mặn đều được. Đối với cá song  
chuột (Cromileptes altivelis) do kích thước nhỏ nên có thể nuôi vỗ ngay trong bể cỡ  
100 150m5 cá vẫn thành thục.  
Chọn cá bố mẹ phải khoẻ mạnh, không bị bệnh, không bị xây sát, bơi lội linh hoạt đạt  
yêu cầu vể trọng lượng :  
Cá song gầu; cá song chấm đen : Cá đực > 5kg/con ; cá cái : 3,5 6kg/con.  
Cá song chuột : Cá đực > 2kg/con ; cá cái > 1kg/con  
Cá song chấm nâu: nặng từ 8- 18 kg/ con.  
Cá trên 3 tuổi mới chọn để nuôi vỗ thành thục. Sự phân biệt đực cái ở cá song chỉ có  
thể tiến hành trong mùa sinh sản lúc cá đang thành thục. Chọn những cá thể to làm cá  
đực trong quá trình nuôi vỗ phải cho ăn hoặc tiêm hoormone giới tính đực 17-MT và  
chọn những cá thể nhỏ hơn làm cá cái không cho ăn hoặc tiêm 17-MT.  
Cá bố mẹ lựa chọn trước khi nuôi vỗ hoặc cho đẻ phải tiến hành tắm xử lý để phòng  
các bệnh như: Bệnh nhiễm Cryptocaryon, bệnh ký sinh trùng, bệnh copepod ký sinh ...  
Bệnh nhiễm Cryptocaryon : Cơ thể cá có nhiều đốm viêm t  
ấy, cá nằm yên dưới đáy mắt mờ đục. Chuyển cá đến bể khác sạch đã được vô trùng,  
làm 2 lần liên tiếp trong 3 ngày.  
Bệnh ký sinh trùng : Bệnh do Benedenia hoặc Neobenedenia sp gây ra làm một số cá bị  
chết (khi bị ký sinh vào mắt). Tắm nước oxy già (H2O2) nồng độ 150ppm trong 30phút  
hoặc tắm nước ngọt 5 10 phút 2 lần trong 7 ngày.  
9
Bệnh copepod ký sinh : Bệnh do Caligus sp hoặc lepeophtheirus sp gây ra, cá yếu bơi  
lờ đờ. Tắm cá bằng H2O2 nồng độ 150ppm trong 30 phút.  
Một số phương pháp nuôi chuyển giới tính và nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục như sau:  
Phương pháp nuôi riêng đực cái.  
Nuôi vỗ cá đực: Sau khi chọn cá to làm cá đực đưa vào nuôi riêng ở 1lồng hoặc 1  
ao với mật độ 1 2 con/m3.  
Trong quá trình nuôi vỗ, hàng ngày trộn thêm 1 3 mg 17-MT vào thức ăn để cho cá  
ăn, lượng thức ăn 3 5% trọng lượng thân, thời gian cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 7 8  
giờ sáng và 4 5 giờ chiều.  
Thay nước 3 5 ngày thay 1/3 1/2 lượng nước (nuôi trong ao) và ở bể 200 300%  
nước hàng ngày.  
Duy trì môi trường : Độ muối: 30 320/00, pH: 7,5 8,5, T0C: > 240C.  
Thời gian nuôi: 3 4 tháng trước mùa cá đẻ.  
Nuôi vỗ cá cái: Trộn Progesteron hoặc vitamin E với lượng 450mg/kg thức ăn,  
ngày cho ăn 3 5% trọng lượng thân vào lúc 7 8 giờ sáng và 4 5 giờ chiều. Duy trì  
điều kiện môi trường như môi trường nuôi vỗ cá đực.  
Nuôi hợp đàn : Trước mùa cá đẻ 10 15 ngày tiến hành nuôi hợp đàn 2 đàn cá  
trên để kích thích chúng hưng phấn chóng thành thục.  
Tỷ lệ ghép đực/cái là 1/1, mật độ 1 2 con/m3.  
Thời gian này cho cá ăn thức ăn là tôm, cá tươi không bổ sung hoormone.  
Điều kiện môi trường : Độ muối: 30 320/00, pH: 7,5 8,5, T0C: 28 300C.  
Kích thích nước liên tục, hàng ngày thay 50 80% nước mới. Đối với cá song chuột  
yêu cầu độ muối cao hơn (34 250/00) trong suốt thời kỳ nuôi vỗ cá bố mẹ.  
Phương pháp nuôi chung đực cái.  
Tại Viện Nghiên cứu Goldol Indinexia nuôi vỗ cá song chuột bố mẹ theo hình  
thức nuôi lẫn đực cái. Cá đực được bắn số dánh dấu nuôi lẫn với cá cái. Chế độ bổ sung  
vitamin, axit béo không no vào con mồi ở cá đực và cá cái như nhau, riêng hoormone  
17-MT chỉ bổ sung vào cá đực bằng cách tiêm với lượng 75mg/kg cá đực 1 tháng 1lần,  
trước mùa thành thục 3 4 tháng.  
1.2.2. Kỹ thuật cho đẻ  
1.2.2.1. Chuẩn bị bể đẻ  
Bể cho cá đẻ tốt nhất là hình tròn, thể tích từ 50 150 m3, chiều cao 2,5m. Bể có 1 ống  
cấp nước vào nằm trên rìa đáy bể để khi cấp nước sẽ chảy thành dòng xoáy. Đáy bể dốc  
về tâm, chính giữa tâm là ống thoát nước, trước khi cho cá đẻ phải cấp đầy nước vào bể  
đẻ, lắp mỗi bể từ 6 10 vòi sục khí mạnh.  
1.2.2.2. Chọn cá cho đẻ  
Cá đực : Vuốt thấy sẹ đặc, màu trắng sữa chảy ra, dễ bị tan trong nước biển.  
10  
Cá cái : Dùng ống thăm trứng để hút trứng kiểm tra nếu thấy đường kính trứng đạt 0,55  
0,7mm, trứng tròn đều, màng trứng rõ ràng, nhân hơi lệch về phía cực động vật thì có  
thể chọn cho cá đẻ.  
1.2.2.3. Tiêm kích dục tố  
Cá sau khi đạt cá tiêu chuẩn lựa chọn thì tiến hành thả vào bể đẻ, có thể tiêm hoặc  
không tiêm cá vẫn đẻ.  
Trường hợp không tiêm nên cho cá đẻ vào tuần trăng như quy luật tự nhiên của chúng.  
ở Cát Bà hoặc Indonexia nhìn chung không tiêm kích thích nhưng nhiều trại sản xuất cá  
song giống ở Đài Loan có tiêm 1 trong 2 loại thuốc sau: LHRH-a với lượng 20mg/kg  
đối với cá cái và 10 mg/kg cá đực hoặc HCG với lượng 500 1.000IU/kg cá cái,  
200IU/kg cá đực. Cả 2 loại đều chia làm 2 lần tiêm cách nhau 24 giờ.  
Cá song thường đẻ vào ban đêm lúc 20 24 giờ.  
1.2.2.4. Thu trứng, tách trứng và ấp trứng  
Cá đẻ xong tiến hành vớt trứng. Trứng cá khi trương nước có đường kính 0,8   
0,9mm vì vậy giai và vợt vớt trứng có cỡ mắt 0,4 0,5mm là thích hợp. Trứng vớt ra  
đưa vào bể tách trứng. Đối với các loài cá cho đẻ ở độ muối 30 320/ cần phải tăng  
00  
độ muối trong bể tách trứng lên 35 360/00 những trứng tốt nổi lên sát mặt nước để việc  
tách trứng dễ dàng hơn. Trường hợp nước trong bể đẻ đã đạt 350/00 (như cho đẻ cá song  
chuột) chúng ta không cần nâng độ muối trong bể tách trứng.  
Sau khi tách trứng lần cuối tiến hành tắm trứng bằng dung dịch Iodine nồng độ  
20ppm trong thời gian 15 phút để phòng trừ vi sinh gây bệnh nhiễm từ vỏ trứng sang ấu  
trùng cá trước khi đưa trứng vào bể ấp. Trong quá trình tắm trứng những trứng yếu  
cũng sẽ chết và lắng xuống đáy bể , chúng ta cần loại bỏ trước khi chúng bị phân huỷ.  
Mật độ ấp: 10 trứng/ml. Cá song vừa mới nở rất khó thu gom và vận chuyển, vì  
vậy người ta thường chuyển trứng sắp nở vào bể ương. Những trứng này cũng thường  
nổi hoặc lơ lửng, những trứng chìm, màu trắng đục là trứng chết cần loại bỏ trước khi  
đưa vào bể ương.  
1.2.3. Ương nuôi ấu trùng  
1.2.3.1. Những điều cần chú ý trong ương cá song  
ấu trùng cá song có sự biến thái rất nhiều từ khi mới nở đến khi vượt qua hậu biến thái  
(Metamorphosis) để trở thành Juvenile. Chúng rất nhạy cảm với điều kiện môi trường  
thay đổi và dễ bị chết do stress. Do vậy việc quản lý bể ương phải hết sức cẩn thận. ở  
nhiệt độ nước 28- 300C thời gian cá song phát triển từ mới nở đến Juvanile hết khoảng  
45 ngày. Việc ương cá song thành công hay thất bại trước hết phụ thuộc vào sự tránh  
được hay không bệnh virut VNN (Viral Nervous Necrosis). Một khi VNN phát triển, tỷ  
lệ chết cao của ấu trùng cá song là không tránh khỏi, hầu hết ấu trùng chết trong vòng  
1- 2 ngày. Vì vậy để giảm thiểu tối đa sự nhiễmVNN vào trong bể ương, hạn chế gây  
stress tới ấu trùng, duy trì chất lượng nước tốt.  
Mật độ ương không quá dày.  
11  
ấu trùng chết nổi: ấu trùng từ 0- 5 ngày tuổi dễ bị mắc khô trên mặt nước rồi bị Stress  
tiết nhiều chất nhầy không thể chìm được và sẽ bị chết. Để hạnh chế vấn đề này cần  
phải:  
Đặt vị trí và cường độ sục khí ổn định một chỗ.  
Duy trì tảo trong nước bể ương ở mật độ thích hợp.  
Hiện tượng gai chúng đâm vào nhau: ấu trùng sau 10 ngày tuổi xuất hiện 1 gai lưng và  
2 gai chậu rất dài sắc và nhọn, khi tập trung thành đám đông chúng thường bị đâm bởi  
những chiếc gai này. Để hạn chế hiện tượng này cần phải:  
Tăng cường sục khí mạnh. Đặt một số đá sục khí sát thành bể nơi ấu trùng hay  
tập trung vào.  
Điều chỉnh ánh sáng đều và cường độ hợp lý.  
Duy trì mật độ tảo tạo màu sắc bể ương 1 cách hợp lý.  
Hiện tượng suy dinh dưỡng:  
Cường hoá luân trùng và artemia.  
Cho cá ăn thức ăn hỗn hợp càng sớm càng tốt ở mức có thể thay thể dần  
Artemia. Những Artemia để lâu trong bể ương cần loại bỏ để thay bằng Artemia mới  
nở vừa được cường hoá.  
1.2.3.2. Kỹ thuật ương  
a. Chuẩn bị bể ương  
Bể ương cỡ thích hợp 3 10m3 có hệ thống cấp thoát nước, hệ thống khí, hệ  
thống tuần hoàn và hệ thống chiếu sáng. Bể tốt nhất là hình trụ tròn đáy dốc về tâm,  
nếu bể hình chữ nhật phải lượn tròn các góc bể. Độ sâu bể 1,2m là thích hợp.  
Màu sắc thành bể tốt nhất là màu tối, phải có mái che để tránh ánh sáng mặt trời  
chiếu trực tiếp vào bể.  
Bể trước khi sử dụng phải cọ rửa sạch sẽ, khử trùng bằng clorin, thuốc tím rồi  
rửa lại bằng nước ngọt, sau đó phơi khô trước khi cho nước biển lọc vào bể ương.  
Khi đã chuẩn bị xong bể có thể san trứng từ bể ấp sang bể ương.  
b. Thả trứng sắp nở vào bể ương  
Mật độ thả: 4.000 5.000 trứng/m3, mật độ cao thường gây hiện tượng cá tập  
trung thành đám rồi chết, mặc khác còn dễ mắc bệnh virut VNN (Viral Nervous  
Necrosis)ở giai đoạn sau.  
c. ánh sáng trong bể ương  
- 2 ngày đầu : Cường độ ánh sáng 1.000 lux, mỗi ngày chiếu sáng khoảng 10   
12 giờ (từ 8 20 giờ). Sử dụng 4 đèn neon 40w đặt cách mặt nước 50cm.  
- Ngày thứ 3 6 : Chiếu sáng từ 6 giờ đến 22 giờ.  
- Ngày thứ 7 10 : Chiếu sáng từ 6 giờ đến 20 giờ.  
- Ngày thứ 11 trở đi : Chiếu sáng từ 6 giờ đến 19 giờ (Sau khi mặt trời lặn 30  
phút).  
12  
d. Điều chỉnh sục khí bể ương  
Dùng nhiều đá khí để ở cường độ nhẹ sẽ tốt hơn ít đá khí ở cường độ sục khí  
mạnh. 1 bể 10m3 trong 10 ngày đầu đặt 9 đá khí là vừa đủ. Từ ngày thứ 10 25 tăng  
13- 14 cục, những đá khí đặt thêm đều để sát thành bể. Từ ngày 25 trở đi cho đến khi  
xuất, tăng cường thêm đá khí có thể lên đến 20- 25 cục. Về cường độ sục khí từ ngày  
đầu đến ngày thứ 2 sục khí mạnh hơn để tách ấu trùng lắng hoặc tập trung từng đám;  
Từ ngày thứ 3 10 : Giảm cường độ sục khí để cá bắt luân trùng tốt hơn; Từ ngày 11   
25 sục khí mạnh để hạn chế ấu trùng tập trung thành đám trên bề mặt; Sau ngày thứ 25  
cá bắt đầu bơi thành đàn vòng quanh bể cần sục mạnh hơn để cung cấp đủ ôxy cho  
nưóc ưong.  
e. Cho ăn  
Luân trùng sử dụng 2 dòng : Luân trùng siêu nhỏ SS Rotife cỡ 120 140mm.  
Luân trùng dòng nhỏ S Rotife cỡ 180 200mm.  
Luân trùng được đưa vào bể ương từ ngày thứ 3 khi ấu trùng mở miệng đến ngày thứ  
30. Lúc đầu cho luân trùng siêu nhỏ sau đó cho luân trùng nhỏ, mỗi ngày 2 lần định  
lượng, luôn giữ mật độ luân trùng ở mức trên dưới 5 con/ml. Những luân trùng ở lâu  
trong bể không cho cá ăn phải loại bỏ hoàn toàn bằng thay nước tuần hoàn.  
Luân trùng trước khi đưa vào phải được cường hoá bằng tảo Nanochloropsis rất giầu  
EPA (Eicosapentaenoic acid) nhưng nghèo DHA (Docasohexenoic acid) vì vậy khi  
cường hoá luân trùng ngoài tảo cần phải có dầu cường hoá. Các dầu này có thể là Selco  
sản xuất tại Bỉ, Packboot sản xuất tại Đài Loan hoặc Aquran sản xuất tại Nhật Bản.  
Thức ăn nhân tạo : Để giảm tỷ lệ chết trong quá trình ương cá song cần cho cá ăn thêm  
thức ăn nhân tạo càng sớm càng tốt. Cho ăn từ ngày thứ 17 trở đi khi ấu trùng đủ khoẻ,  
loại thức ăn thích hợp để ương cá song là Love larva sản xuất tại Nhật Bản.  
Artemia : Cho ăn từ ngày thứ 20 30, cho ăn 1 lần/ngày vào buổi chiều muộn. Trước  
khi cho ăn Artemia phải được cường hoá để tăng hàm lượng dinh dưỡng.  
g. Quản lý bể ương  
Thay nước: Khi mới đưa ấu trùng vào bể ương mức nước trong bể chỉ lấy  
7/10m3, lượng nước này hàng ngày không thay mà chỉ thêm vào ngày thứ 7, thứ 8  
lượng nước lên tới 9m3. Từ ngày thứ 9 13 mỗi ngày thay 20% nước mới. Khi thay  
nước phải nhẹ nhàng, từ từ không làm xao động đến bể dễ gây Stress cho cá. Sau ngày  
thứ 13 tỷ lệ nước thay tăng dần lên, tuỳ thuộc vào chất lượng nước và tình trạng sức  
khoẻ, độ nhạy cảm của cá.  
Duy trì nhiệt độ nước trong bể nằm trong khoảng 26 300C, dao động nhiệt độ  
ngày đêm không quá 10C. Độ muối ổn định ở 34 350/00 đối với cá song chuột, 31   
320/00 đối với các loài cá song khác.  
Cung cấp nước tảo Nanochloropsis mật độ 10 15 Triệu tb/ml bổ sung vào  
trong bể ở mức 0,2 0,5m3/10m3 bể ương hàng ngày. Tảo vừa có tác dụng làm thức ăn  
13  
cho luân trùng, giữ chất lượng luân trùng không bị giảm ngoài ra còn hấp thụ các chất  
bẩn và tạo màu sắc nước bể ương phù hợp với cá.  
Siphon vệ sinh đáy bể tiến hành từ ngày thứ 9 11 trở đi, nhằm hạn chế VNN  
phát triển.  
Từ ngày thứ 1 5 hàng ngày cho 1 ít dầu mực với lượng 0,1ml/1m3 mặt nước bể  
ương vào các thời điểm 8 giờ, 15 giờ 30' và 22 giờ để hạn chế cá chết nổi trên mặt  
nước.  
Khi thấy nhiều chất bẩn hoặc xác cá chết nổi trên bề mặt nước, phải cho thu váng  
để làm sạch nước, hạn chế ô nhiễm nước và hạn chế VNN phát triển.  
h. Thu hoạch Juvenile  
Đến ngày thứ 40 ấu trùng đã trải qua hậu biến thái để thành cá con (Juvenile) và  
bơi dọc theo tường bể, tiến hành thu hoạch chuyển sang bể Nursery. Bằng cách dùng  
ống nhựa có đường kính 40cm, dài 15cm bịt kín 1 đầu đặt cạnh tường để hứng cá tự  
động bơi vào rồi nhấc lên để chuyển vào bể Nursery. Với phương pháp này có thể thu  
được 90% số cá trong bể, số còn lại tiến hành rút nước bể để thu tiếp.  
i. Ương cá song từ Juvenile lên cỡ giống  
Juvenile 40 ngày tuổi có chiều dài khoảng 2,5cm, nuôi thêm khoảng 1 tháng nữa  
đạt cỡ 4 5 cm hoặc lớn hơn.  
* Bể ương: hình tròn hoặc hình chữ nhật, có kích thước 5 10m3. Bể có hệ thống cấp  
nước và cấp khí, có mái che để tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống bể và  
ngăn ngừa tảo phát triển. Mật độ ương : 500 600 juvenile/m3 bể là thích hợp. Cho ăn  
thức ăn tổng hợp ( thức ăn sản xuất tại Đài Loan, Nhật Bản hoặc thức tự chế biến )  
theo công thức sau:  
Bảng 1: Thành phần và tỷ lệ phối trộn thức ăn tự chế biến  
Tên nguyên liệu  
Tỷ lệ ( % )  
Thịt cá xay  
30,0  
20,0  
10,0  
13,4  
13,0  
2,5  
Thịt tôm xay  
Mực xay  
Bột gạo  
Casein  
Premix khoáng  
Premix vitamin  
Dầu mực  
2,0  
6,0  
Chất kết dính  
Hương vị hấp dãn cá  
3,0  
0,1  
Tổng số :  
100,0  
14  
* Quản lý khác  
Thay nước hàng ngày ở mứ 400- 500% đẻ giữ chất lượng nước trong sạch.  
Nhiệt độ ổn định trong khoảng 27- 280C, độ mặn 30- 320/00 , riêng cá song chuột  
34- 350/00 .  
Siphon đáy bể thường xuyên vào buổi chiều muộn. Khi Juvenile chìm xuống đáy và ở  
đó qua đêm để ngủ.  
Khống chế VNN trong bể Nursery  
Mật độ nuôi thích hợp  
Cho ăn thức ăn chất lượng cao  
Duy trì chất lượng nước tốt  
Các cá chết và cá yếu phải được phát hiện sớm và đưa ra khỏi bể .  
* Thu hoạch và vận chuyển cá giống cỡ 4 – 5 cm dùng lưới và vợt rồi đóng túi vận  
chuyển đến địa điểm nuôi thương phẩm.  
1.3. Kỹ thuật nuôi cá song thương phẩm  
Cá song thích hợp ở cả hai hình thức nuôi lồng bè và nuôi trong ao đầm nước mặn.  
Tuy nhiên hình thức nuôi phổ biến ở nươvs ta hiện nay vẫn là nuôi trong lồng bè.  
1.3.1. Kỹ thuật nuôi cá song thương phẩm bằng lồng  
1.31.1. Thiét kế lồng bè  
Lồng nổi hoặc lồng cố định được sử dụng ở Đông Nam á. Loại lônhg cố định được neo  
cố định ở đáy biển.  
Kích thước lồng 6 x 6 x 3m hoặc 3 x 3 x 3m.  
Kích thước mắt lưới ban đầu khi thả cá giống 2a = 8 mm cho loại cá 2- 10 cm và mắt  
lưới 25 mm cho cỡ cá lớn hơn 10 cm.  
1.3.1.2. Vị trí neo bè  
Nơi khuất gió và hạn chế được ảnh hưởng khi có sóng lớn (trên cấp 3): vịnh, eo  
biển, hồ nước mặn. Gần những nơi có thể neo đậu an toàn khi có bão, xa các vùng cửa  
sông.  
Biên độ giao động của thuỷ triều không lớn (3m).  
Dòng chảy nhẹ (0,2 0,7m/giây).  
Nguồn nước không bị ô nhiễm do các nguồn nước: Sinh hoạt, công nghiệp và  
cách xa nơi tàu thuyền neo đậu.  
Không có hoặc có ít sinh vật làm hại nhơ: hà, sun, rong, rêu...  
Độ trong của nước từ 0,5 4m.  
Nơi có độ sâu tối thiểu là 5 6m (khi thuỷ triều thấp nhất), đáy là cát sỏi.  
Các yếu tố môi trường: Độ muối: 20 320/00; Nhiệt độ: 25 320C; pH: 7,5 8,5;  
DO: 4- 8 mg/l.  
15  
Giao thông vận chuyển cá giống, thức ăn, sản phẩm và các nguyên nhiên vật liệu  
khác thuận tiện.  
1.3.1.3. Lựa chọn giống và thả giống  
a. Chọn giống  
Chọn những cá khoẻ mạnh, không sây sát, không rách đuôi, vây vẩy nguyên vẹn.  
Trước khi thả vào lồng nên thuần hoá để cá thích nghi dần với môi trường mới như :  
Độ sâu, độ muối, và nhiệt độ. Tắm cho cá bằng loại thuốc có khả năng diệt mầm bệnh  
(vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng ...).  
b. Thuần hoá cá  
Khi thả cá cần tuân thủ các thao tác sau: Ngâm túi cá trong lồng chuẩn bị nuôi  
khoảng 15 20 phút để cân bằng nhiệt độ trong túi với môi trường, sau đó mở miệng  
túi cho nước tràn vào từ từ, nghiêng túi cho cá bơi dần ra ngoài. Không mở túi đổ cá  
ngay ra lồng, cá sẽ bị sốc.  
Khi thả cá cần thao tác nhẹ nhàng, trường hợp cá yếu do vận chuyển, nên nhốt  
riêng cá trong thùng có sục khí cho đều đến khi cá hoạt động bình thường mới thả .  
Thả cá giống vào lúc trời mát, chọn cá cùng cỡ thả trong một lồng để tránh cạnh  
tranh mồi và ăn thịt lẫn nhau.  
c. Mật độ thả  
Cỡ giống 8 12 cm (TB 50g/con), thả 40 60 con/m3.  
Cỡ giống 100 150g/con, thả 20 30 con/m3.  
1.3.1.4. Chăm sóc và quản lý  
a. Cho ăn  
* Thức ăn:  
Cá tạp tươi: được xay hoặt cắt cho phù hợp với kích cỡ miệng cá. Thức ăn được trộn  
với vitamin C (2g/kg thức ăn) trước khi cho ăn.  
Thức ăn viên: với đường kính viên phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá.  
* Cho ăn:  
Cho ăn hàng ngày với với cá tạp tươi băm nhỏ bằng 10% trọng lượng trung bình của  
thân hoặc thức ăn viên cho ăn 3% trọng lượng thân. Cho ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng  
và buổi chiều  
khi cá có trọng lượng 200g, cho ăn mỗi ngày 1 lần vào buổi chiều với cá tạp tươi bằng  
5% trọng lượng trung bình cá nuôi và thức ăn viên cho ăn 2% trọng lượng thân. Nên  
cho ăn lúc cá bơi lội gần mặt nước.  
b. Quản lý lồng nuôi  
- Thường xuyên theo dõi lồng, nếu lồng bị hư , hại phải sửa chữa hoặc thay mới.  
- Vệ sinh lồng bè định kỳ 23 tháng 1 lần như: Giặt lưới, thay lưới, tẩy sinh vật bám ...  
- Thả 15- 30 con cá dìa (số lượng tuỳ thuộc vào kích thước lồng) vào lồng nuôi cá. Mục  
đích để cá ăn các loài rong, tảo bám vào lưới lồng.  
16  
- Chú ý thời gian nước tĩnh, dòng chảy yếu và mùa mưa ảnh hưởng nguồn nước đổ ra  
từ cửa sông.  
- Hàng tháng tiến hành phân lọc cá thể theo từng nhóm kích thước. Nuôi riêng để tránh  
cá lớn tranh cá bé.  
- Nếu thấy môi trường xấu, cá kém ăn, hoặc xuất hiện dịch bệnh cần có biện pháp xử lý  
- Khi có bão, hoặc khu vực nuôi môi trường bị nhiễm bẩn cần di chuyển bè tới nơi khác  
để đảm bảo an toàn.  
1.3.1.5. Thu hoạch  
Cá song được thu hoạch khi chúng đạt 400g hoặc hơn tùy thuộc vào nhu cầu. Thường  
thu hoạch sau 12- 15 tháng nuôi khi cá đạt trọng lượng 1000 - 1500kg/con. Cá được  
bán còn sống cho các nhà hàng hoặc xuất khẩu.  
Không cho cá ăn 1-2 ngày trước bán. Kiểm tra lưới lồng trước khi thu hoạch xem có bị  
rách hoặc hư hại, phòng cá thoát ra ngoài.  
Nâng lưới chầm chậm lên dồn cá về một góc, dùng vợt có lưới mềm để bắt cá.  
1.3.2. Kỹ thuật nuôi cá song thương phẩm trong ao đất  
Đây là giai đoạn nuôi từ cá giống lên cá thương phẩm. Yêu cầu kích thước cá thương  
phẩm tuỳ theo nhu cầu của thị trường. Hiện nay, việc nuôi cá song trong ao đất ở một  
số nước cho thấy tiềm năng lớn về thị trường và khả năng lợi nhuận cao. Tuy nhiên,  
khả năng chỉ đạt được khi đáp ứng được nhu cầu về khả năng cung cấp giống. Có 2  
phương pháp được áp dụng nuôi cá song trong ao đất là: Nuôi đơn và nuôi ghép với cá  
rô phi.  
1.3.2.1. Chọn địa điểm  
Nguồn nước cấp: Có nguồn nước tốt cung cấp quanh năm, trong sạch không bị ô  
nhiễm, xa nguồn nước thải, các yếu tố môi trường ổn định, đảm bảo các thông số thủy  
lý, thủy hóa:  
Thông số  
Phạm vi cho phép  
7.5- 8.3  
pH  
Oxy hoà tan  
Nông độ muối  
4 8 mg/l  
20- 320/00  
25 32oC  
Nhiệt độ nước  
NO2-N (Nitrite nitrogen)  
Unionized ammonia (NH3-N)  
Chất đáy: Đất sét, sét có mùn hoặc cát pha sét...  
0- 0,05 ppm  
0,02ppm  
Biên độ thuỷ triều: Nên chọn vùng có biên độ thuỷ triều vừa phải từ 2 3m.  
Địa hình và chất đất: Nên chọn nơi có địa hình thuận tiện và chất đất giữ được nước  
cho ao. Cần tránh những vùng bị nhiễm phèn.  
17  
Cần chọn nơi có giao thông thuận tiện.  
Ngoài ra, một số yếu tố khác như: Khả năng về giống, lao động, trợ giúp kỹ thuật, khả  
năng về thị trường và điều kiện xã hội thích hợp cũng cần được xem xét khi chọn lựa vị  
trí.  
1.3.2.2. Thiết kế và xây dựng ao  
Ao nuôi thường có dạng hình chữ nhật, diện tích từ 2000m2 đến 10.000 m2, sâu từ  
1- 2 m, có cống cấp và cống thoát riêng. Đáy ao bằng phẳng và hơi nghiêng về phía  
cống thoát.  
1.3.2.3. Chuẩn bị ao  
* Đối với ao nuôi đơn tiến hành cải tạo ao theo các bước:  
- Tát cạn hoặc tháo cạn nước ao  
- Cày, xới lớp đất trên mặt đáy ao, sâu xuống 5 – 10cm.  
- San bằng đáy ao và tạo độ nghiêng về phía cống hoặc mương thu hoạch cá.  
- Đào một cái hố hoặc mương để dồn cá khi thu hoạch.  
- Bón vôi CaCO3 với lượng 1 - 3 tấn/ha hoặc 200 - 300 kg CaO/ha.  
- Phơi đáy từ 2 tuần đến 3 tháng tùy theo điều kiện và đáy ao, phơi đến khi mặt ao nứt  
chân chim để diệt cá tạp và khoáng hoá đáy ao.  
- Cung cấp cho cá chỗ lấp như ống tre, PVC... giúp cho cá con tăng tỷ lệ sống, giảm cá  
mắc bệnh, hạn chế tính ăn nhau của cá.  
- Lấy nước vào ao, nước phải được lọc qua lưới lọc có kích cỡ mắt lưới 24lỗ/2,5cm để  
ngăn sinh vật tạp vào ao nuôi.  
* Đối với nuôi ghép:  
- Sau khi bón vôi cần bón phân hữu cơ liều lượng 1 - 2 tấn/ha.  
- Cho nước vào ao, sâu 30- 50 cm. Dùng lưới mịn (24 lỗ/inche hoặc 2,5 cm) để ngăn  
sinh vật tạp vào ao.  
- Tiếp đó nâng dần mực nước ao lên để thức ăn tự nhiên phát triển, khi thức ăn đã  
phong phú thì thả cá rô phi bố mẹ, mật độ thả 5.000 10.000con/ha, tỷ lệ đực/cái là  
1/3. Cá rô phi nuôi 1 2 tháng xuất hiện nhiều cá rô phi con thì thả cá song giống vào  
nuôi. Nếu không ương cá trong cùng một ao, thả 100- 200 cá song con tạm thời trong  
một cái lồng (2 x 2 x 1,5 m) đặt trong một chỗ thích hợp trong ao để làm quen với thức  
ăn nhân tạo. Thả từ từ cá song con vào các ao ngay sau khi chúng có thích nghi với  
thức ăn.  
1.3.2.4. Chọn giống và thả giống  
- Cỡ giống phải đồng đều, không bị dị hình và không có dấu hiệu bệnh lý.  
- Cỡ cá song giống: ao nuôi đơn cỡ 6 8 cm, ao nuôi ghép cỡ giống 10 - 12 cm.  
- Mật độ 20.000 30.000 con/ha (nuôi đơn) và 5.000 10.000 con/ha (ao nuôi ghép).  
- Trước khi thả cá giống phải được thuần hoá giống với điều kiện môi trường ao nuôi.  
18  
1.3.2.5. Chăm sóc và quản lý  
a. Thức ăn và cách cho ăn  
Ao nuôi ghép cần điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, thức ăn mang tính chất bổ  
sung, khi cá rô phi con trong ao nhiều, cho cá song ăn hàng ngày với 5% trọng lượng  
trung bình thân, cho ăn hai lần/ ngày buổi sáng và buổi chiều tối. Nếu cá rô phi con  
không có sẵn trong ao, cho cá ăn các loại cá tươi bă nhỏ hàng ngày. Số lượng cho ăn là  
15% trọng lượng trung bình thân.  
Ao nuôi đơn phải cấp thức ăn hàng ngày là 15% trọng lượng thân, ngày cho ăn hai lần:  
sáng sớm và chiều tối. Khi cá đạt 200g cho cá ăn ngày 1 lần và giảm lượng thức ăn còn  
5% đối cá tươi, 2% đối với thức ăn viên (thức ăn công nghiệp). Phương pháp cho ăn ở  
ao cũng giống nuôi bằng lồng.  
b. Quản lý ao nuôi  
- Thay nước: sử dụng nước thủy triều hoặc bơm từ ao chứa để thay nước trong ao. Thay  
nước ít nhất 2 lần/ tuần, lượng nước thay 20 - 50% lượng nước tùy thuộc chất lượng  
nước có trong ao. Ao nuôi ghép do cần duy trì nguồn thức ăn tự nhiên nên cần hạn chế  
việc thay đổi nước cho ao nuôi.  
- Sử dụng máy quạt nước khi oxy hòa tan xuống thấp dưới 4 mg/l. Nếu không có sục  
khí, thay 50% nước hoặc dùng mái chèo đập nước bằng tay.  
- Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường, duy trì chỉ số của nước trong suốt thời  
gian nuôi:  
pH: 7.5- 8.3  
Nhiệt độ: 25- 320C  
Độ mặn: 20 - 320/00  
Oxy hòa tan: 4- 8mg/l  
1.3.2.6. Thu hoạch  
Cá song được thu hoạch khi chúng đạt 400g hoặc hơn tùy thuộc vào nhu cầu. Cá được  
bán còn sống cho các nhà hàng hoặc xuất khẩu. Cá thu hoach thường sau 8- 12 tháng  
nuôi khi cá đạt cỡ 500 - 1000g/con.  
Để thu hoạch, đặt trong ao một cái lồng có kích thước 8 x 2 x 1,5m, kích thước mắt  
lưới là 25 mm. Tạm giữ cá tạm thời trong lồng này. Mật độ không quá 20 con/ m3.  
Dùng lưới để thu hoạch cá. Lưới có phao nổi ở phía trên và giềng chì ở đáy.  
Thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều tối, khuấy nước mạnh 2 giờ trước khi thu hoach để  
tránh cơ của cá bị cứng.  
1.3.3. Phòng trị bệnh  
1.3.3.1. Biện pháp chung trong phòng bệnh  
- Giữ chất lượng môi trường nước tốt, giảm bớt việc làm cá bị sốc môi trương như ôxy  
hoà tan thấp, nhiệt độ  
- Định kỳ tắm cá bằng hoá quá cao hay quá thấp, sự tích tụ chất thải quá nhiều.  
19  
- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng.chất hoặc trộn kháng sinh vào thức ăn, treo túi vôi sống,  
túi dipterex xung quanh bè.  
- Chú ý vệ sinh lồng bè sạch giảm thiểu khả năng tích tụ mầm bệnh.  
- Cá bị bệnh sau khi chết phải cho vào túi và đưa lên bờ, tuyệt đối không được vứt  
xuống biển.  
1.3.3.2. Các bệnh thường gặp  
a. Các bệnh do virus  
Virus là tác nhân gây bệnh có kích thước nhỏ nhất, thông thường bằng 1/20 kích thước  
của vi khuẩn. Chúng xâm nhập vào sinh vật sống, sinh sản bên trong ký chủ và gây  
nệnh bằng cách làm tổn hại các mô của ký chủ. ở cá song có hai loại virus được báo  
cáo là virus gây bệnh hoại tử thần kinh (VNN) và irido virus.  
* Cơ quan bị nhiễm: Não bộ, mắt, mang, lách và các cơ quan nội tạng  
* Dấu hiệu: màu của thân tối, bơi kiểu xoay, cá bơi yếu gần mặt nước hoặc đáy ao,  
thỉnh thoảng đớp không khí ở mặt nước, mang có màu lợt.  
* Hậu quả: Bị chết nhiều  
* Nguyên nhân:  
- Tác nhân truyền bệnh là cá bố mẹ và cá con.  
- Do sốc độ mặn và nhiệt độ.  
- Trong điều kiện môi trường xấu như có kim loại nặng.  
- Cá bị sốc do dinh dưỡng.  
* Biện pháp phòng bệnh  
- Chọn cá không có virus, bằng cách nhờ phòng thí nghiệm.  
- Tiệt trùng các bể và phương tiện khác trước khi sử dụng  
- Tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả giống.  
- Thực hiện việc nuôi cá tốt như cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cá, loại trừ các con  
yếu.  
- Qui định việc mua bán cá và cá con để ngăn ngừa bệnh lây nhiễm.  
- Kiểm dịch và có giấy chứng nhận cá nhập khẩu.  
b. Các bệnh do vi khuẩn  
Vi khuẩn là vi sinh vật không htể nhìn thấy bằng mắt thường, không phải tất cá vi  
khuẩn đều có hại. Chúng được xem là các tác nhân gây bệnh cho cá khi sức khoẻ kém  
do sự chăm só hoặc do điều kiện môi trường. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh cho cá mú  
thuộc nhóm vibrio.  
* Cơ quan bị nhiễm bệnh: vây và đuôi, thân, mắt.  
* Dấu hiệu bệnh lý: Vây bị rữa, xuất huyết dưới da, có khối u, màu sắc đậm, mắt đục,  
mắt lồi có xuất huyết hoặc không.  
* Hậu quả: cá chết ở đáy.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 81 trang yennguyen 22/04/2022 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sản xuất giống và nuôi cá biển - Ngành: Nuôi trồng thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_san_xuat_giong_va_nuoi_ca_bien_nganh_nuoi_trong_th.pdf