Bài giảng Dinh dưỡng người cao tuổi - Dương Thị Kim Loan

DINH DƯỠNG NGƯỜI  
CAO TUỔI  
BS. CK2. Dương Thị Kim Loan  
TK. Khoa Dinh dưỡng lâm sàng  
BV. Thống Nhất  
1
Mục tiêu  
1. Nắm được đặc điểm chung của người cao tuổi  
(NCT)  
2. Nắm được chuyển hóa năng lượng và các  
chất dinh dưỡng ở người cao tuổi  
3. Biết được chế độ dinh dưỡng hợp lý cho  
người cao tuổi  
2
Ni dung  
1. Đặc điểm chung của người cao tuổi (NCT)  
2. Chuyển hóa năng lượng và các chất dinh  
dưỡng ở người cao tuổi  
3. Dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi  
3
Đặc điểm chung của  
người cao tuổi  
4
Dân số người cao tuổi  
Tỷ lệ người cao tuổi trên thế giới  
60 tuổi  
- 2000: 12,5 triệu (22% dân số)  
- 2020: 17 triệu (40% dân số)  
- 2040: 21,5 triệu (1/3 dân số)  
80 tuổi  
- 2020: 4 triệu (nhiều hơn 80% so với năm 2000)  
- 2040: 7 triệu (gấp 3 lần so với năm 2000)  
5
Dân số người cao tuổi  
Tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam  
- 1989: 7,2%  
- 2007: 9,5%  
- 2008: 9,9%  
- 2029 dự báo đạt 16,8%  
6
Suy dinh dưỡng  
người cao tuổi  
Bệnh nhân ngoại trú: 10-38%  
Bệnh nhân nội trú: 26-65%  
Ở nhà: 5-12%  
Cơ sở từ thiện: 5-85%  
Cộng đồng: 15%  
7
Thay đổi về hình thái  
Chiều cao trung bình sau tuổi trưởng thành giảm 0,5-2  
cm/10năm  
Gỉam chiều cao từ 3-5 cm do xẹp đĩa đệm cột sống, xẹp đốt  
sống, nếu giảm > 6 cm do loãng xương  
8
Thay đổi thành phần cơ thể  
Giảm tỉ lệ % nước cơ thể  
25 tuổi: 62% nước  
75 tuổi: 53% nước  
Khối mỡ  
25 tuổi: 15%  
50 tuổi: 25%  
Khối cơ: giảm, đặc biệt khi không luyện tập thể lực.  
9
Thay đổi thành phần cơ thể  
Giảm tỉ lệ % nước cơ thể  
25 tuổi: 62% nước  
75 tuổi: 53% nước  
Khối mỡ  
25 tuổi: 15%  
75 tuổi: 30%  
Khối cơ: giảm, đặc biệt khi không luyện tập thể lực.  
Gan giảm 18%, thận giảm 8,9%, phổi giảm 19,8%  
10  
Thay đổi cấu trúc & chức năng cơ quan  
Hệ tiêu hóa: Giảm cảm giác thèm ăn, giảm khối cơ  
nhai, răng rụng… làm giảm sức nhai thức ăn, gỉam tiết  
nước bọt gây chậm tiêu hóa thức ăn  
Dạ dày bị co nhỏ, giảm sức co bóp, giảm bài tiết dịch  
vị làm giảm tiêu hóa, hấp thu các chất B12, Ca…  
Nhu động ruột giảm dễ gây táo bón và cảm giác đầy  
hơi, khó tiêu  
Gan, mật cũng giảm chức năng…  
11  
Thay đổi cấu trúc & chức năng cơ quan  
Hệ tim mạch: Xơ hóa cấu trúc của tim và mạch máu  
(gây dày, dãn thành tim, thoái hóa van tim xơ cứng  
các động mạch… ) làm giảm cung lượng tim, tăng áp  
lực động mạch…gây rối loạn nhịp tim, bệnh van tim,  
bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng HA, suy tim…  
Hệ hô hấp: giảm chức năng hô hấp do thay đổi của  
phổi và lồng ngực,  
12  
Thay đổi cấu trúc & chức năng cơ quan  
Thận, tiết niệu: Giảm độ lọc cầu thận, dễ có nguy cơ  
suy thận, xơ hóa, phì đại tuyến tiền liệt nguy cơ bí  
tiểu, nhiễm trùng …  
Suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể:  
NCT ít có đáp ứng kháng thể khi chích ngừa  
Dễ bị nhiễm khuẩn  
Mất cân bằng đáp ứng kháng viêm toàn thân  
13  
Thay đổi cấu trúc & chức năng cơ quan  
Nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn người trẻ  
Thoái hóa hệ thần kinh: gây suy giảm trí nhớ…  
Thay đổi hệ nội tiết: rối loạn dung nạp đường, nguy cơ  
mắc bệnh đái tháo đường tăng (tăng 8-10 lần, sau 60  
tuổi)  
Thoái hóa xương, loãng xương, thoái hóa khớp, tăng  
nguy cơ té ngã.  
14  
Chuyển hóa năng lượng & các chất  
dinh dưỡng ở người cao tuổi  
15  
Chuyển hóa năng lượng  
Năng lượng: Nhu cầu năng lượng giảm 1/3 so với  
người trẻ do gỉam khối cơ bắp và ít hoạt động hơn.  
Do đó, người cao tuổi phải ăn ít hơn lúc còn trẻ. Nếu  
ăn vẫn thấy ngon miệng và ăn quá thừa sẽ dẫn đến  
béo phì.  
Người cao tuổi nên có cân nặng thích hợp:  
= Chiều cao (m) x chiều cao x 22  
Hay = [Chiều cao (cm) 100 ] x 9/10  
16  
Chất đạm  
Người cao tuổi tiêu hóa, hấp thu chất đạm kém, đồng  
thời khả năng tổng hợp albumin của gan cũng gỉam,  
do đó, người cao tuổi thường bị thiếu chất đạm.  
Cần chú ý bổ sung thêm chất đạm cho người cao tuổi.  
Chất đạm có hai loại: đạm động vật (thịt, cá, trứng,  
sữa…) và đạm thực vật (các loại đậu, tảo, nấm…).  
17  
Chất đạm  
Nếu ăn quá nhiều thịt, quá trình phân hủy thịt xảy ra ở  
đại tràng, lên men thối tạo ra các các chất độc, có hại  
cho cơ thể.  
Sử dụng đạm từ cá, đậu nành sẽ tốt cho cơ thể hơn.  
Đặc biệt đạm đậu nành có nhiều chất xơ và chất  
chống oxy hóa (IsoFlavon), gíup giảm cholesterol  
máu. Ăn nhiều cá giàu omega 3 ( cá biển sâu: ngừ,  
nục, trích…)  
18  
Chất bột đường  
Tuổi càng cao càng giảm sức chịu đựng đối với chất  
ngọt, dễ có nguy cơ bị đái tháo đường do tuyến tụy  
giảm tiết insulin và có thể đề kháng insulin.  
Cần hạn chế ăn các loại đường hấp thu nhanh:  
đường, bánh kẹo ngọt, quá nhiều trái cây…  
19  
Chất bột đường  
Các loại đường hấp thu chậm: cơm, gạo còn vỏ cám,  
mì, khoai, củ, được tiêu hóa hấp thu từ từ, không làm  
tăng đường huyết nhanh, sẽ có lợi cho cơ thể hơn.  
Đặc biệt khi mắc bệnh đái tháo đường nên chọn tinh  
bột có chỉ số đường huyết thấp, trung bình giúp hạn  
chế tăng đường huyết sau bữa ăn.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 56 trang yennguyen 13/04/2022 3700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dinh dưỡng người cao tuổi - Dương Thị Kim Loan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dinh_duong_nguoi_cao_tuoi_duong_thi_kim_loan.pdf