Tiểu luận môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin - Đề tài: Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể

TRƯỜNG ĐẠI HC QUC TẾ SÀI GÒN  
SINH VIÊN: TRẦN VĂN ĐAN TRƯỜNG  
BÀI TIỂU LUN  
MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CA  
CHỦ NGHĨA MARX-LENIN  
ĐỀ TÀI: CƠ SỞ LÝ LUẬN CA QUAN  
ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀ QUAN ĐIỂM LCH  
S- CTHỂ  
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DN: PHM QUC  
HƯƠNG  
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018  
Môn: Những nguyên lý cơ bản ca chủ nghĩa Marx-Lenin  
PHN MỞ ĐẦU  
1. Những nguyên lý cơ bản ca chủ nghĩa Marx-Lenin  
Chủ nghĩa Mác-Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác,  
Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa và phát triển những giá trị ca lch  
sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thc tin ca thời đại; là khoa học vsnghip giải phóng  
giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan và  
phương pháp luận phbiến ca nhn thc khoa học và thc tiễn cách mạng.  
2. Tm quan trng vic học môn Những nguyên lý cơ bản ca chủ nghĩa Marx-  
Lenin  
- Học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin giúp chúng ta từng bước xây dựng và hình  
thành thế giới quan khoa học, có phương pháp tiếp thu một cách hiệu quả lý luận mới, những  
thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, có niềm tin vào sứ mệnh lịch sử của giai cấp  
công nhân, có cơ sở khoa học chống lại tư tưởng lạc hậu, phản động.  
- Hiểu và nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, mỗi người có điều kiện hiểu rõ mục đích,  
con đường, lực lượng, cách thức bước đi của sự nghiệp giải phóng con người, không sa vào  
tình trạng mò mẫm, mất phương hướng, chủ quan, duy ý chí. Có cách nhìn xa trông rộng, chủ  
động sáng tạo trong công việc, khắc phục chủ nghĩa giáo điều, máy móc, tư tưởng nôn nóng  
đốt cháy giai đoạn và các sai lầm khác.  
- Học tập các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin giúp học sinh sinh viên có động cơ  
học tập đúng đắn, thái độ nghiêm túc trong rèn luyện đạo đức công dân, ý thức nghề nghiệp  
của người lao động tương lai. Để đạt được mục đích đó người học cần chú ý liên hệ từng  
nguyên lý, có ý thức trách nhiệm trong học tập, rèn luyện, từng bước vận dụng vào đời sống,  
xây dựng tập thể, góp phần lớn nhất vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa  
đất nước.  
3. Giới thiệu về quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể  
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt, nhiều  
mối quan hệ của nó. Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được hoặc hạn chế được  
sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết  
các tình huống thực tiễn, nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có  
trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.  
- Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong các mối quan hệ và tình  
huống xác định, các giai đoạn vận động, phát triển xác định; cũng tức là: khi nhận thức và xử  
lý các tình huống thực tiễn cần phải tránh quan niệm chung chung trừu tượng, thiếu tính xác  
định lịch sử - cụ thể; tránh chiết trung, nguỵ biện.  
- Như vậy, khi thực hiện quan điểm toàn diện cần phải luôn luôn gắn với quan điểm  
lịch sử - cụ thể thì mới có thể thực sự nhận thức chính xác được sự vật và giải quyết đúng đắn,  
có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.  
PHN NI DUNG  
1. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể  
Sinh viên: Trần Văn Đan Trường  
Trang 2  
         
Môn: Những nguyên lý cơ bản ca chủ nghĩa Marx-Lenin  
1.1 Nguyên lý về các mối liên hệ phổ biến  
- Những nhà triết học siêu hình cho rằng giữa các sự vật và hiện tượng trong thế giới  
chúng không có liên hệ với nhau, tách rời nhau, cái nào riêng cái ấy, cái này bên cạnh cái kia,  
nếu chúng có liên hệ với nhau thì cũng chỉ là mối liên hệ bên ngoài.  
- Xuất phát từ quan điểm, thế giới thống nhất ở tính vật chất, có chung một nguồn gốc.  
Triết học duy vật biện chứng khẳng định: các sự vật, hiện tượng trong quá trình tồn tại chúng  
đều có liên hệ với nhau. Mối liên hệ được biểu hiện dưới các dạng: không thể thiếu nhau, không  
tách rời nhau, ràng buộc lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau, sự vật này  
tồn tại được là nhờ dựa vào sự vật hiện tượng khác, nếu sự vật này thay đổi thì sự vật hiện  
tượng khác sớm muộn cũng sẽ thay đổi theo. Những mối liên hệ ấy không những chỉ xảy ra  
giữa sự vật này với sự vật khác mà ngay trong bản thân một sự vật, hiện tượng cũng có mối  
liên hệ.  
- Quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ: Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng  
để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay  
các mặt sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.  
- Tính chất của mối liên hệ:  
+ Thứ nhất: Mối liên hệ mang tính khách quan, nó là vốn có của một sự vật, hiện tượng, không  
phụ thuộc vào ý thức của con người.  
+ Thứ hai: Mối liên hệ mang tính phổ biến, thể hiện:  
∙ Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác, không có sự  
vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ.  
∙ Mối liên hệ biểu hiện dưới nhiều hình thức riêng biệt, cụ thể tuỳ theo điều kiện nhất  
định. Song dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất,  
chung nhất.  
+ Thứ ba: Mối liên hệ mang tính đa dạng và nhiều vẻ:  
Sự vật hiện tượng trong thế giới là phong phú, đa dạng, vì vậy hình thức liên hệ giữa  
chúng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào vị trí, phạm vi vai trò, tính chất mà phân  
chia ra thành những mối liên hệ khác nhau như: mối liên hệ bên trong – mối liên hệ bên ngoài,  
mối liên hệ bản chất- mối liên hệ không bản chất, mối liên hệ trực tiếp - mối liên hệ gián tiếp  
v.v… Nhưng sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối.  
1.2 Quan điểm toàn diện  
- Quan điểm toàn diện là khi xem xét các sự vật hiện tượng, phải xem xét ở tất cả các  
mặt, các yếu tố làm nên các sự vật, hiện tượng, kể cả khâu trung gian, gián tiếp. Nghiên cứu  
cơ sở triết học của quan điểm toàn diện có một vai trò vô cùng quan trọng giúp chúng ta đánh  
giá đúng vị trí, vai trò của sự vật, hiện tượng.  
- Đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa  
các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự  
vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận  
thức đúng về sự vật. Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của khoa học triết  
học, chúng ta còn phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa học khác, với  
tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học được khái quát từ tri thức của các khoa học  
khác và hoạt động của con người, nhất là tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh hội.  
- Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ,  
Sinh viên: Trần Văn Đan Trường  
Trang 3  
   
Môn: Những nguyên lý cơ bản ca chủ nghĩa Marx-Lenin  
phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối  
liên hệ tất nhiên ... để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm  
đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân. Đương nhiên, trong nhận thức và  
hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều  
kiện xác định. Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho  
phù hợp với từng con người. Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những không  
gian khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ  
phù hợp như ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”.  
- Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, trong 20 năm đổi mới Đảng ta  
không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối  
liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các  
biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực  
hiện mục tiêu : “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt chúng  
ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử  
thách do xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hoá kinh tế đưa  
lại.  
- Quan điểm toàn diện còn có ý nghĩa trong việc chống chủ nghĩa chiết trung mà đặc  
trưng của nó là nhân danh quan điểm toàn diện để kết hợp một cách vô nguyên tắc những mặt  
khác nhau mà thực chất là không thể kết hợp với nhau được. Trong mối liên hệ qua lại giữa  
sự vật đó với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp).  
1.3 Quan điểm lịch sử - cụ thể  
- Quan điểm này cho rằng mi svt, hiện tượng ca thế giới đều tn ti, vận động và  
phát triển trong những điều kin thi gian và không gian cụ thể, xác định, những điều kiện này  
sẽ có ảnh hưởng trc tiếp tới tính chất, đặc điểm ca svật. Cùng một svật nhưng nếu tn ti  
trong những điều kiện không gian và thi gian cthể khác nhau thì tính chất, đặc điểm của nó  
sẽ khác nhau, thậm chí có thể làm thay đổi hoàn toàn bản cht ca svt.  
- Trong nhn thức và thực tin cn phải xem xét sự vật trong các mối quan hệ và tình  
huống xác định, các giai đoạn vận động, phát triển xác định; cũng tức là: khi nhận thức và xử  
lý các tình hung thc tin cn phải tránh quan niệm chung chung trừu tượng, thiếu tính xác  
định lch s- cthể; tránh chiết trung, ngubin.  
- Đòi hỏi chúng ta khi nhận thc vsvật và tác động vào sự vt phải chú ý điều kin,  
hoàn cảnh lch s- cthể, môi trường cthể trong đó sự vt sinh ra tn tại và phát triển. Mt  
luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải là luận điểm  
khoa học trong điều kiện khác. Chẳng hạn, thường thường trong các định lut của hoá hc bao  
giờ cũng có hai điều kin: nhiệt độ và áp suất xác định. Nếu vượt khi những điều kiện đó định  
lut sẽ không còn đúng nữa. Trong lch striết học khi xem xét các hệ thng triết hc bao giờ  
chúng ta cũng xem xét hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hthống đó .  
- Tnội dung trên ta có thể thy rằng, quan điểm lch s- cthể có ý nghĩa rất to ln  
trong quá trình nghiên cứu và cải to tự nhiên, xã hội. Khi vn dụng quan điểm này cần phi  
đảm bảo các yêu cầu sau:  
+ Khi nhn thc vsvật và tác động vào sự vt phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lch s- cụ  
thể, môi trường cthể trong đó svt sinh ra, tn tại và phát triển.  
Sinh viên: Trần Văn Đan Trường  
Trang 4  
 
Môn: Những nguyên lý cơ bản ca chủ nghĩa Marx-Lenin  
+ Khi nghiên cứu một lý luận khoa học nào đó cần phải phân tích hoàn cảnh ra đời và phát  
trin của lý luận đó.  
+ Khi vn dng một lý luận nào đó vào thực tiễn cũng cần phải tính đến những điều kiện, hoàn  
cnh cthcủa nơi đó. Đng thi cn phải có những bổ sung, điều chỉnh cho phù hp với tình  
hình thực tiễn để đạt đưc hiu qutt nht.  
PHN VN DNG  
1. Vận dụng của bản thân  
1.1 Vận dụng của bản thân trong cuộc sống, trong học tập  
- Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm  
lch s- cthể góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhn thức và hoạt động thc tin ci  
to hin thc, ci tạo chính bản thân chúng ta. Song để thc hiện được chúng, mỗi chúng ta  
cn nm chắc cơ sở lý luận của chúng - nguyên lý về mối liên hệ phbiến và nguyên lý về sự  
phát triển, biết vn dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình.  
- Trong quan hgiữa con người với con người, chúng ta phải biết ng xử sao cho phù  
hp vi từng con người. Ngay cquan hvi một con người nhất định những không gian  
khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù  
hợp như ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”.  
- Hay khi xem xét nguyên nhân của mt vấn đề nào đó để gii quyết, chúng ta cn  
xem xét chúng trong các mối liên hệ để xem nguyên nhân từ đâu để có cách giải quyết, xử lý  
tt . Khi ta học kém đi , điểm sgim cần tìm nguyên nhân do đâu khiến ta như vậy. Do lười  
học, không hiểu bài, không làm bài tập hay không có thời gian hc. Nếu tìm được nguyên  
nhân cụ th, chyếu , thì sẽ tìm được cách giải quyết đúng đắn.  
- Trong hc tp bao giờ cũng xác định mục tiêu, động cơ, thái độ đúng đắn thì mới có  
kết quả cao hơn. Việc vn dụng quan điểm toàn diện và lch s- cthtrong hc tp sẽ giúp  
định hướng hc tập sâu hơn và cao hơn, quan điểm toàn diện và lch s- cthể là thế gii  
quan ca mỗi con người.  
- Để vn dụng quan điểm trên chúng ta cần phân tích, xem xét các mặt ca vic hc  
một cách cụ thể, toàn diện, phù hợp vi tng thời điểm.  
- Ngược li nếu hành mà không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã đưc  
đúc kết dn dắt thì việc ng dụng vào thực tin sẽ lúng túng, gặp rt nhiều khó khăn trở ngi,  
thậm chí có khi còn dẫn đến nhng sai lm to ln na. Do vy vic hc tp, trau di kiến thc  
và kinh nghiệm là nền tảng để mỗi người áp dụng vào thc tế, thực hành trong thực tin cuc  
sng.  
- Giá trị một con người được xem xét chính bởi tác dụng của cá nhân đó trong mi  
quan hvới đồng loại. Đức và tài bổ sung, htrợ cho nhau thì con người mi trở nên toàn  
din, mới đạt hiu quả lao động cao và mới có ích cho mọi người.  
1.2 Vận dụng trong việc chống chiết trung, ngụy biện  
-Chủ nghĩa chiết trung tỏ ra chú ý nhiều mt, nhiu mối liên hệ ca svt, hiện tượng;  
nhưng xem xét bình quân và không rút ra được các mối liên hệ cơ bản; theo đó, lại kết hp  
một cách vô nguyên tắc các mối liên hệ và không chỉ ra được bn cht svt. Còn thuật nguỵ  
biện cũng để ý tới những mặt khác nhau của sự vật, nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái  
cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất.  
Sinh viên: Trần Văn Đan Trường  
Trang 5  
       
Môn: Những nguyên lý cơ bản ca chủ nghĩa Marx-Lenin  
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi để nhận thức được sự vật hiện tượng chúng ta cần xem  
xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Quan điểm toàn diện đối lập  
với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ nó chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ. Việc  
chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật vẫn có thể là phiến diện, nếu chúng ta đánh  
giá ngang nhau những thuộc tính, những tính quy định khác nhau của sự vật được thẻ hiện  
trong những mối liên hệ khác nhau đó. Quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải  
đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát đẻ rút ra cái bản  
chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó. Quan điểm toàn diện khác  
với chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵ biện. Chính vì vậy hoàn toàn bất lực khi phải đưa ra  
một quyết sách đúng.  
2. Vận dụng trong đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam trong công cuộc xây  
dựng đất nước  
- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa  
ở nước ta, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước đúng đắn có ý nghĩa quyết đnh mi  
thng li của đất nước. trong quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội Đảng ta luôn lấy da  
chủ nghĩa Marx – Lenin nin làm nền tảng. Trên cơ sở quán triệt những nguyên tắc quan trng  
ca bin chng Marx: quan điểm toàn diện và lch s- cthể vào điều kin thc tin của đất  
nước. Đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước. Quá trình chỉ đạo phát triển đất nưc  
phi dựa vào tình hình cụ th, mi quan hbin chứng các yếu tố, các lĩnh vc kinh tế, chính  
trị … bối cảnh trong nước và ngoài nước để đề ra đường li chiến lược đúng đắn. Do đó trên  
cơ sở nhìn đúng sự thât, đánh giá đúng sthật nói rõ sự thật đã giúp cho Đảng ta thấy đưc  
nhng vnhững thành tựu và hạn chế, yếu kém trong nền kinh tế xã hi. Đặc biệt là thấy  
được nhng tn ti yếu kém, nguyên nhân khách quan và chủ quan thời kì trước đổi mi:  
– Thành tựu:  
Trong nhiu thp kỷ trước đổi mi ở nước ta duy trì mô kinh kinh tế – xã hội: chế độ  
shữu toàn dân và tập thvề tư liệu sn xuất và cơ chế kế hoạch hoá tập trung bảo đảm quyết  
định để giành thắng li trong cuc chiến giải phóng và bảo vTquc, to lp những cơ sở  
vt cht kthuật ban đầu rt quan trng ca XHCN, mang lại cho nhân dân cuộc sng tdo,  
việc làm, quyền làm chủ xã hội cùng với nhng ci thiện đáng kể trong đời sng vt chất và  
tinh thn.  
Hn chế, yếu kém:  
Tuy nhiên do trình độ sn xut thấp kém, cơ sở vt cht kthuật nghèo nàn, lạc hu,  
năng suất lao động thấp kém, lại bị các cuộc chiến tranh tàn phá Trong quá trình chỉ đạo Đng  
ta đã mắc 1 ssai lm chủ quan, duy ý chí: không tôn trọng quy luật khách quan về sự phù hợp  
gia quan hsn xut với tính chất và trình độ ca lực lượng sn xut, bố trí cơ cấu thành phần  
kinh tế không hợp lý, cơ chế quản lý kinh tế theo li tập trung quan liêu bao cấp; nóng vội  
trong ci tạo xã hội chủ nghĩa, muốn nhanh chóng xóa bỏ thành phần kinh tế phi xã hội chủ  
nghĩa, chú trọng chế độ công hữu về tư liệu sn xut. hu quả là kinh tê chậm phát triển, sn  
xuất trì trệ. Dẫn đến khng hong kinh tế xã hội vào những nm cui những năm 80 đầu nhng  
năm 90 của thế kXX. Bên cạnh những khó khăn ca nn kinh tế xã hội trong nước, tình hình  
quc tế cũng có những biến động phc tp: khng hong dẫn đến tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa  
mt số nước Đông Âu và Liên Xô. Cho thấy mô hình chủ nghĩa xã hội kiu củ không còn  
thích hợp. Do đó để đưa nước ta ra khi khng hoảng, thúc đẩy kinh tế xã hội, thc hin mc  
tiêu lâu dài: xây dựng xã hội không còn áp bức bóc lột, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,  
Sinh viên: Trần Văn Đan Trường  
Trang 6  
 
Môn: Những nguyên lý cơ bản ca chủ nghĩa Marx-Lenin  
thúc đẩy lực lượng sn xuất phát triển, tạo điều kiện cũng cố quan hsn xuất xã hội chủ nghĩa.  
Nhận rõ nhu cầu bc thiết ấy, Đại hi VI của Đảng cng sn Việt Nam (12/1986) đã chính thức  
khởi xướng snghiệp đổi mới toàn diện và triệt để. Đổi mới trên tt cả các lĩnh vực: kinh tế,  
chính trị, tư tưởng, văn hóa trong đó đổi mới tư duy về kinh tế là trọng tâm và then chốt.  
-Trước hết là đổi mới tư duy:  
Quá trình đổi mới tư duy phát triển trên thực tế là quá trình đấu tranh vmặt lý luận và tư tưởng  
nhằm đạt đến nhn thc mi vchủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ca  
Việt Nam. Thông qua chỉ th100; Quyết định 25/ CP về phát huy quyền chủ động sn xut  
kinh doanh ca doanh nghiệp nhà nước, hai ln cải cách giá và tiền lương được coi là khâu đột  
phá giúp cho Đảng ta nhận định: phi dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thc  
hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế kinh doanh XHCN sdụng đúng đắn  
quan hệ hàng hóa tiền t, phi vn dụng các quy luật ca sn xuất hàng hóa: quy luật giá trị,  
quy lut cung cu, quy lut cnh tranh.  
PHN KT LUN  
- Phép biện chng duy vt tập trung nghiên cứu các mối liên hệ chung, mang tính phổ  
biến, bao quát toàn thế giới nhưng giữa chúng phải có mối liên hệ chung. Do đó nắm vng  
nguyên lý mối quan hphbiến, trong nhn thức cũng như trong hành động thc tin cn phi  
có quan điểm toàn diện khi xem xét đánh giá sự vt hiện tượng và thế gii, nhất là các vấn đề  
thuộc lĩnh vực xã hội.  
- Phải có quan điểm toàn diện vì sự vật nào cũng tn ti trong mối liên hệ không có sự  
vật nào tồn ti một cách riêng biệt, cô lập vi svật khác.  
- Phải có quan điểm lch s- cthể vì sự vật nào cũng có quá trình hình thành tồn ti,  
biến đổi và phát triển. Mỗi giai đoạn phát triển ca svt lại có nhng mối liên hệ riêng đặc  
trưng cho nó. Cho nên xem xét sự vt va phải xem quá trình phát triển ca svật đó, vừa phi  
xem xét trong từng điều kiện quá trình cụ th.  
- Hai quan điểm này là phương pháp luận quan trng nht của phép biện chng duy vt.  
Do vậy, khi xem xét và gii quyết vấn đề phi dựa trên quan điểm toàn diện và quan điểm lch  
s- cthsvật thì ta mới hiểu được bn cht ca svt từ đó mới ci tạo được svt. Nht  
là mối liên hệ qua li giữa các bộ phn, giữa các sự vt vi nhau, đòi hỏi sự xem xét đó với nhu  
cu thc tin của con người và trong một hoàn cảnh lch snhất định. Phải chú ý hoàn cảnh cụ  
thề phát sinh vấn đề đó, dẫn đến sự ra đời và phát trin của nó tới cbi cnh hin thực, khách  
quan, chquan.  
Sinh viên: Trần Văn Đan Trường  
Trang 7  
 
pdf 8 trang yennguyen 31/03/2022 5760
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin - Đề tài: Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_mon_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_marx_leni.pdf