Luận văn Xác định hàm lượng Crinamidin trong thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng sắc ký khí khối phổ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  
BỘ Y TẾ  
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI  
LÊ THỊ LIÊN  
XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG CRINAMIDIN  
TRONG THUỐC VÀ THỰC PHẨM BẢO VỆ  
SỨC KHỎE BẰNG SẮC KÝ KHÍ KHỐI PHỔ  
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC  
HÀ NỘI 2018  
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  
BỘ Y TẾ  
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI  
LÊ THỊ LIÊN  
XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG CRINAMIDIN  
TRONG THUỐC VÀ THỰC PHẨM BẢO VỆ  
SỨC KHỎE BẰNG SẮC KÝ KHÍ KHỐI PHỔ  
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC  
CHUYÊN NGÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC – ĐỘC CHẤT  
MÃ SỐ: 8720210  
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Nguyên Hà  
PGS.TS. Lê Thị Hồng Hảo  
HÀ NỘI 2018  
LỜI CẢM ƠN  
Trong thời gian thực hiện luận văn này, tôi đã rất may mắn khi nhận được sự  
giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các chuyên gia, các nghiên cứu viên, các anh chị  
kỹ thuật viên cùng tình cảm và sự khích lệ mà gia đình và bạn bè đã dành cho tôi.  
Tôi xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần  
Nguyên Hà PGS.TS. Lê Thị Hồng Hảo đã giao đề tài, luôn tâm huyết và tận  
tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.  
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành tới TS. Trần Cao Sơn đã  
cho tôi những lời khuyên quý báu, dành nhiều thời gian và tạo điều kiện tối đa giúp  
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.  
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Cao Công Khánh cùng các anh chị, các  
bạn khoa Nghiên cứu thực phẩm, khoa Độc học & dị nguyên, khoa Chất lượng, phụ  
gia và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm – Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực  
phẩm Quốc gia đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện  
luận văn.  
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu, phòng Sau đại học, bộ  
môn Hóa phân tích – trường Đại học Dược Hà Nội, cùng các thầy cô đã giảng dạy  
và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.  
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè – những người đồng  
hành không thể thiếu trong học tập và cuộc sống đã luôn động viên và khích lệ tôi  
những ngày qua.  
Tôi xin chân thành cảm ơn!  
Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2018  
Học viên  
Lê Thị Liên  
MỤC LC  
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT  
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU  
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ  
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT  
Viết đầy đủ tiếng Việt (tiếng Anh)  
Acetonitril  
Viết tắt  
ACN  
AOAC  
Hiệp hội các cộng đồng phân tích chính thức  
(Association of Official Analytical Communities)  
Điện di mao quản (Capillary electrophoresis)  
Cloroform  
CE  
CHCl3  
DĐVN IV  
EI  
Dược điển Việt Nam IV  
Bắn phá electron (Electron ionization)  
Sắc ký khí (Gas Chromatography)  
Acid hydrocloric  
GC  
HCl  
H3PO4  
HPLC  
LOD  
LOQ  
MEKC  
MeOH  
m/z  
Acid phosphoric  
Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High performance liquid chromatography)  
Giới hạn phát hiện (Limit of detection)  
Giới hạn định lượng (Limit of quantification)  
Sắc ký điện động micell (Micellar electrokinetic chromatography)  
Methanol  
Tỷ số khối lượng và điện tích của ion (Mass-to-charge ratio)  
Giám sát đa phản ứng (Multiple reaction monitoring)  
Khối phổ (Mass Spectrometry)  
MRM  
MS  
NH3  
Amoniac  
NXB  
PDA  
RSD  
Nhà xuất bản  
Dãy diod quang (Photodiode array)  
Độ lệch chuẩn tương đối (Relative standard deviation)  
Chiết lỏng siêu tới hạn (Supercritical fluid extraction)  
Thời gian lưu  
SFE  
tR  
TNHC  
TPBVSK  
UV-VIS  
Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.)  
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe  
Tử ngoại – khả kiến (Ultra violet – Visible)  
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU  
Bảng 3.21: Kết quả phân tích hàm lượng crinamidin trong mẫu chuẩn và thử bằng  
phương pháp tiêu chuẩn và phương pháp xây dựng.................................................56  
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ  
Hình 3.15: Sắc ký đồ dung môi CHCl3 .....................................................................41  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Cùng với sự phát triển của xã hội, mô hình bệnh tật ngày càng trở nên phức  
tạp. Bệnh tật không chỉ làm rút ngắn tuổi thọ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất  
lượng cuộc sống con người. Khoa học và y – dược học ngày nay đã có những bước  
tiến vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc ngăn ngừa và điều trị  
bệnh. Sự phát triển này đã góp phần phong phú hóa số lượng đa dạng hóa chủng  
loại thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) trên thị trường, trong đó thuốc  
và sản phẩm có nguồn gốc thảo dược ngày càng tỏ ra ưu thế chiếm được niềm tin  
của người sử dụng vì sự an toàn của các hợp chất thiên nhiên.  
Tại Việt Nam, với mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân  
dân, nhiều chính sách, chiến lược quốc gia trong lĩnh vực y – dược học được đưa ra,  
trong đó bảo tồn và phát triển ngành dược liệu Việt Nam là một định hướng quan  
trọng trong thời gian tới [6], [15]. Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.), họ  
Thủy tiên (Amaryllidaceae) là loại dược liệu quý được biết đến với tác dụng hỗ trợ  
điều trị u xơ tử cung, phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt [10]. Lá trinh  
nữ hoàng cung (TNHC) chứa nhiều thành phần, trong đó đáng quan tâm nhất là  
nhóm alkaloid vì có tác dụng sinh học, điển hình như crinamidin, ambellin,  
lycorin,...Sự hiện diện của TNHC được biểu thị qua hoạt chất đặc trưng điển hình,  
đồng thời là hoạt chất chính trong cây cho tác dụng sinh học là crinamidin. Chế  
phẩm chứa TNHC được bán tại các nhà thuốc, quầy thuốc, cửa hàng đông y, thậm  
chí cửa hàng tạp hóa và các kênh bán hàng online. Mỗi chế phẩm lại có một công  
thức bào chế khác nhau, từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, hệ quả là hàm  
lượng crinamidin trong từng chế phẩm cũng không như nhau. Trong khi tiêu chuẩn  
cho các chế phẩm này chưa được hoàn thiện, nhà sản xuất đã lợi dụng kẽ hở để trục  
lợi, sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc đưa vào sản xuất, sử  
dụng các nguyên liệu khác thay thế mà không có tác dụng sinh học theo công bố  
trên nhãn. Đây cũng chính là mấu chốt của vấn nạn thuốc và TPBVSK thật hay giả  
hiện đang là chủ đề mang tính thời sự, nhận được nhiều sự quan tâm của báo chí và  
dư luận thời gian qua. Vì vậy, việc tiêu chuẩn hóa chất lượng chế phẩm chứa TNHC  
là vô cùng quan trọng và cấp thiết.  
1
 
Hiện nay, Dược điển Việt Nam IV bản bổ sung năm 2015 quy định hàm  
lượng crinamidin (C17H19NO5) trong nguyên liệu lá TNHC không thấp hơn 0,08%  
tính theo khối lượng khô kiệt bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)  
[3], mà chưa đưa ra quy định đối với các chế phẩm chứa thành phần TNHC. Để xác  
định chất lượng sản phẩm TNHC, hàm lượng crinamidin là đại lượng quy chiếu  
được lựa chọn. Bên cạnh đó, phương pháp sắc ký khí khối phổ hai lần (GC-  
MS/MS) là phương pháp ưu việt, có khả năng xác định các hợp chất hữu cơ trong  
hỗn hợp với độ phân giải cao, chọn lọc và đặc hiệu hơn nhiều so với phương pháp  
HPLC. GC-MS/MS là phương pháp rất thích hợp cho việc định lượng hoạt chất  
trong các chế phẩm thuốc và TPBVSK với nền mẫu phức tạp đồng thời hàm lượng  
crinamidin giảm nhiều lần so với hàm lượng trong nguyên liệu lá TNHC.  
Để góp phần kiểm soát chất lượng của các chế phẩm trên thị trường, đảm bảo  
quyền lợi của người sử dụng và sự chặt chẽ trong quản lý, chúng tôi thực hiện đề tài  
nghiên cứu: “Xác định hàm lượng crinamidin trong thuốc và thực phẩm bảo vệ  
sức khỏe bằng sắc ký khí khối phổ”, với các mục tiêu sau:  
1. Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng crinamidin trong thuốc  
và TPBVSK bằng sắc ký khí khối phổ.  
2. Ứng dụng phương pháp xây dựng để xác định hàm lượng crinamidin trong  
thuốc và TPBVSK.  
2
Phần 1. TỔNG QUAN  
1.1. Tổng quan về cây trinh nữ hoàng cung  
1.1.1. Đặc điểm thực vật  
Cây trinh nữ hoàng cung (TNHC), còn gọi là hoàng cung trinh nữ, tây nam  
văn châu lan, thập bát học sĩ (Trung Quốc), tỏi Thái Lan, tỏi lơi lá rộng, có tên khoa  
học là Crinum latifolium L., thuộc họ Thủy tiên (Amaryllidaceae) [7], [10].  
TNHC là một loại cây cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10 –  
15cm, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài 10 – 15cm, có nhiều lá mỏng kéo  
dài từ 80 – 100cm, rộng 3 – 8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt  
trên lá lõm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có  
màu đỏ tím. Hoa mọc thành tán gồm 6 – 18 hoa, trên một cán hoa dài 30 – 60cm.  
Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thể  
tách ra trồng riêng dễ dàng [10], [14], [39].  
Hình 1.1: Cây trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.)  
3
       
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố, bộ phận sử dụng  
TNHC là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể chịu bóng một phần, sinh trưởng và  
phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới. Cây TNHC  
hiện được trồng rộng rãi ở nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia,  
Philippin, Campuchia, Lào, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây mọc  
hoang ven suối trong rừng một số nơi thuộc tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu, tự  
mọc và được trồng chủ yếu ở Huế, Đà Nẵng, Nha Trang và một số tỉnh phía Nam,  
sau được trồng ở các tỉnh phía Bắc [7], [18].  
TNHC được xếp vào nhóm Thanh nhiệt giải độc [5]. Bộ phận sử dụng là lá  
(Folium Crinii latifolii) dùng tươi hay phơi hoặc thái nhỏ sao vàng dùng dần. [10],  
[13], [18].  
1.1.3. Thành phần hóa học của cây Crinum latifolium L.  
Các nhà khoa học Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam đã nghiên cứu thành phần  
hóa học của cây Crinum latifolium L. như sau:  
+ Crinum latifolium L. Ấn Độ: 11-O-Acetylambellin, 11-O-Acetyl-1,2-β-  
epoxyambellin, Ambelin, Crinafolidin, Crinafolin, (-) 2-Epilycorin, 2-  
Epipancrassidin, 1,2-β-epoxyambellin, Hippadin (Pratorin, Alkalois N3), Latindin,  
Latisodin, Latisolin (Latisodin-O-β-D-glucopyranosyl), (-) Lycorin, (-) Lycorin-1-  
0-β-glucosid, Pratorimin, Pratorinin, Pratosin, Pseudolycorin-1-0-β-D-glucosid [27].  
+ Crinum latifolium L. Nhật Bản: 3-O-Acetylhamayn, (-) Acetyllycorin,  
Cheryllin (S), (+) Crinamin, (-) Crinin (Vittatin, Crinidin), Hamayn (Bulbispermin,  
Demethylcrinamin), Hipeastrin, Latifin (S), Powellin, Undulatin [35].  
+ Crinum latifolium L. Việt Nam: 9-Octadecenamid, Dihydro-oxo-  
demethoxyhaemanthamin, Augustamin, Oxoassoanin, Crinan-3-α-ol, Buphannidrin,  
Powellin, Undulatin, Ambellin, 6-hydroxybuphannidrin,  
1β,2β-epoxyambellin, 6-hydroxycrinamidin, Epoxy-3,7-dimethoxycrinan-11-one,  
Lycorin và Pratorin (Hippadin) và các flavonoid: 4’7-dihydroxy-3-vinyloxyflavan,  
4’7-dihydroxyflavan, kaemperol-3-O-β-glucopyranosid [8], [14], [39].  
Từ lá cây TNHC, Võ Thị Bạch Huệ cũng đã tách được 18 vết bằng kỹ thuật  
sắc ký ghép khối phổ, trong đó xác định được cấu trúc của 3 vết là ambellin,  
4
   
crinamidin và 6 OH crinamidin sau khi so sánh thời gian lưu, khối phổ với 3  
alkaloid đơn chất [8].  
Thành phần hóa học khác của cây Crinum latifolium L.  
+ Crinum latifolium L. Nhật Bản có Glucan a và Glucan b.  
+ Crinum latifolium L. Việt Nam có 32 chất bay hơi và saponin, acid hữu cơ,  
amino acid, p-hydroxycinnamat metyl, 3,4’-dihydroxycinnamat ethyl, keampferol-  
3-4-di-O-β-D-glucopyranosit.  
1.1.4. Tác dụng sinh học  
Ở Ấn Độ, người ta dùng bẹ của cây xào nóng giã đắp làm thuốc trị bệnh thấp  
khớp; cũng dùng đắp mụn nhọt và áp xe để gây mưng mủ. Còn dịch lá dùng làm  
thuốc nhỏ tai chữa đau tai [18].  
Từ những năm 1989 – 1990, người dân Việt Nam đã biết cách sử dụng  
TNHC để chữa những trường hợp u xơ và ung thư cổ tử cung (ở phụ nữ) và ung thư  
tuyến tiền liệt (ở nam giới) [10], [31].  
TNHC còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh u xơ tử cung, ung thư vú, tử  
cung, dạ dày, phổi và tuyến tiền liệt, viêm da lở loét, dị ứng mẩn ngứa. Hoạt tính  
chống oxi hóa, giảm đau, chống viêm, chống lại sự tăng sinh quá mức của các tế  
bào và sự phát triển của khối u [32]. Ngoài ra còn có khả năng chống ngưng kết tiểu  
cầu, chống độc tế bào [29], ức chế sự hình thành mạch máu của các tế bào nội mô  
tĩnh mạch rốn của người (HUVECs) và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể [33], [40].  
Các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trâm, E. Zvetkova và cộng sự cũng đã chứng  
minh dịch chiết nước nóng từ lá cây TNHC Việt Nam có thể kích thích hữu hiệu sự  
sinh sản của tế bào lympho T và đặc biệt có tác dụng kích thích trực tiếp lên các tế  
bào TCD3, TCD4 invitro [20].  
Lá tươi và thân hành dùng ngoài, hơ nóng xoa bóp vào chỗ sưng đau do thấp  
khớp, sang chấn [3].  
1.2. Tổng quan về crinamidin  
Crinamidin là alkaloid trong cây TNHC (Crinum latifolium L.), có công thức  
cấu tạo như hình 1.2.  
5
   
Hình 1.2: Công thức cấu tạo crinamidin  
Bảng 1.1: Tính chất lý hóa và tác dụng sinh học của crinamidin  
Crinamidin  
Công thức phân tử  
C17H19NO5  
(Khối lượng phân  
tử)  
(M = 317,34 g/mol)  
Tên IUPAC  
(1β,2β,3α)-7-Methoxy-1,2-epoxycrinan-3-ol  
Phổ IR có các băng hấp thụ cực đại (cm-1) ở 3200 3400 (-  
OH), 1499, 1278 (epoxy), 1035, 918 (-OCH2O-), 802 (epoxy).  
Phổ UV – VIS có bước sóng hấp thụ cực đại ở 220 và 285 nm.  
Phổ HR – MS cho mảnh có số khối 318,1369 m/z tương ứng  
với mảnh ion phân tử giả [M+H]+ [19], [26].  
Phổ hấp thụ  
Crinamidin là chất bột kết tinh màu trắng, điểm chảy 215 –  
Tính chất vật lý, hóa  
học  
217oC,  
10o (CHCl3; 0,1 g/ml) [19], [26].  
6
   
Crinamidin là một alkaloid trong cây TNHC, cùng với các  
alkaloid khác cho tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư tử cung, ung  
thư tuyến tiền liệt, kháng khối u, kháng viêm, chống oxi hóa  
và kích thích miễn dịch [20], [32].  
Các nhà khoa học đã chứng minh tác dụng đối một số bệnh  
ung thư như ung thư vú, tử cung, dạ dày, phổi và các bệnh  
viêm da lở loét, dị ứng mẩn ngứa, chống oxi hóa, giảm đau,  
chống viêm, chống lại sự tăng sinh quá mức của các tế bào và  
sự phát triển của khối u [32]. Ngoài ra còn có khả năng chống  
ngưng kết tiểu cầu, chống độc tế bào [29], ức chế sự hình  
thành mạch máu của các tế bào nội mô tĩnh mạch rốn của  
người [33], [40].  
Tác dụng sinh học  
1.3. Một số nghiên cứu xác định crinamidin  
Các nghiên cứu xác định crinamidin bao gồm khảo sát, định tính, định lượng  
và tinh chế, trong đó có tiêu chuẩn DĐVN IV đưa ra quy định về hàm lượng  
crinamidin trong lá TNHC. Kỹ thuật chính được sử dụng để định lượng là HPLC.  
Kỹ thuật GC-MS được sử dụng để khảo sát thành phần trong cây và định tính. Chưa  
có nghiên cứu về định lượng crinamidin bằng GC-MS/MS. Các nghiên cứu xác  
định crinamidin được tổng hợp trong bảng 1.2.  
Bảng 1.2: Một số nghiên cứu xác định crinamidin và nhận xét  
Tài  
Phương pháp nghiên cứu  
Kết quả  
Nhận xét  
liệu  
Thời gian lưu của Thời gian sắc ký  
crinamidin khoảng dài, quy trình chiết  
Điều kiện phân tích HPLC:  
Cột C18. Pha động: ACN – đệm  
phosphat 100 mM, pH 3,0.  
Gradient thành phần pha động  
(0 65 phút). Detector UV 285  
nm. Tốc độ dòng: 1 – 1,5  
mL/phút. Thể tích tiêm: 50 µL.  
33 phút.  
chưa thực sự tối  
Khoảng tuyến tính ưu, cụ thể:  
của crinamidin từ - Quy trình áp  
30 µg/mL đến 300 dụng cho lá: phải  
µg/mL.  
siêu âm và lọc  
7
   
LOQ trong lá nhiều lần, phương  
Phương pháp xử lý mẫu:  
- Lá: Làm ẩm bột dược liệu bằng  
NH3, sau 1 giờ, thêm 50 mL  
CHCl3 MeOH (3:1), siêu âm 30  
phút, lọc. Bã chiết thêm 4 lần. Cô  
dịch chiết. Hòa cắn bằng 20 mL  
HCl 0,1N.  
TNHC  
là  
4,2 pháp chưa có bước  
µg/mL, trong viên loại tạp.  
nang là 4,9 µg/mL. - Quy trình áp  
dụng cho viên  
nang: quy trình  
chiết xuất mất  
nhiều thời gian do  
- Viên nang: Làm ẩm bột bằng  
NH3, sau 1 giờ, chiết Soxhlet,  
ngâm qua đêm. Đun hồi lưu 5  
giờ. Cô dịch chiết. Hòa cắn bằng  
HCl nhiều lần. Kiềm hóa đến pH  
10 11, lắc với CHCl3 5 lần. Cô  
dịch CHCl3. Hòa cắn bằng 20 mL  
HCl 0,1N.  
thời gian ngấm kiệt  
kéo dài và một số  
giai đoạn tiến hành  
làm lặp nhiều lần  
Yêu cầu hàm Thời gian sắc ký  
lượng crinamidin dài, quy trình chiết  
không nhỏ hơn chưa thực sự tối  
0,08% (theo khối ưu, phải siêu âm và  
lượng) crinamidin lọc nhiều lần,  
(C17H19NO5) tính phương pháp chưa  
theo dược liệu khô có bước loại tạp.  
kiệt.  
Điều kiện phân tích HPLC:  
Cột C18. Pha động: ACN – đệm  
phosphat 100 mM, pH 3,0.  
Gradient thành phần pha động  
(0 65 phút). Detector UV, bước  
sóng phát hiện 285 nm.  
Tốc độ dòng: 1 1,5 mL/phút.  
Thể tích tiêm: 50 µL.  
Phương pháp xử lý mẫu:  
Làm ẩm bột lá bằng NH3, sau 1  
giờ, thêm 50 mL CHCl3 MeOH  
(3:1), siêu âm 30 phút, lọc. Bã  
được chiết thêm 4 lần. Cô dịch  
chiết. Hòa cắn bằng HCl 0,1N.  
8
Xây dựng được bộ Cao alkaloid toàn  
dữ liệu chuẩn phần có thể chất  
crinamidin và thiết sạch, ít tạp nhày,  
lập được 500 mg nhựa, tuy nhiên hệ  
chất chuẩn với độ thống chiết SFE  
tinh khiết 98,74%. không phổ biến tại  
các phòng thí  
Điều kiện phân tích HPLC:  
Cột C8. Pha động: MeOH –  
H3PO4 pH 2,3 (15 : 85). Nhiệt độ  
cột 40oC. Thể tích tiêm 10 µL.  
Detector PDA 214 nm.  
Phương pháp xử lý mẫu:  
Bột lá TNHC được chiết với CO2  
lỏng siêu tới hạn (SFE), chiết cao  
toàn phần bằng cách ngấm kiệt.  
GĐ1: Làm ẩm bột lá TNHC bằng  
cồn 96% trong 12 giờ. Nạp vào  
bình chiết, thu hồi dung môi được  
cao SFE.  
nghiệm, vận hành  
phức tạp, tốn kém.  
Thời gian chiết  
xuất kéo dài.  
GD2: Chiết cao alkaloid toàn  
phần bằng phương pháp ngấm  
kiệt.  
Crinamidin  
thời gian lưu ~ 6,8 dựng để thiết lập  
phút. chuẩn crinamidin  
cho Quy trình được xây  
Điều kiện phân tích HPLC:  
Cột C8. Pha động:  
MeOH H3PO4 0,1% (35 : 65).  
Tốc độ dòng: 1 mL/phút. Nhiệt  
độ cột: 30oC. Thể tích tiêm: 20  
µL.  
Thu được 1,5 g và phương pháp  
crinamidin đạt tiêu này chưa thật sự  
chuẩn chuẩn gốc phù hợp để cải tiến  
với hàm lượng thành phương pháp  
Phương pháp xử lý mẫu:  
Bột lá TNHC (100kg) được chiết  
ngấm kiệt với ethanol 96%, cô  
thu hồi dung môi được cao  
ethanol.  
99,85%.  
định  
lượng  
crinamidin trong  
TNHC do thời gian  
chiết xuất kéo dài.  
Tiếp tục chiết xuất thu được cao  
chiết pH = 4 (2,5kg), cao chiết  
9
pH = 9 (210g).  
Cao pH 9 (130g) được sắc ký cột  
nhanh (VLC) trên silicagel với hệ  
dung  
môi:  
dicloromethan –  
MeOH.  
Xây dựng được Kết  
hợp  
chiết  
và  
Điều kiện phân tích HPLC:  
Cột: C8. Pha động: MeOH –  
H3PO4 pH 3,0 và 0,2%  
Triethanolamin.  
quy trình định alkaloid  
lượng đồng thời 6 flavonoid,  
định  
alkaloid  
phương  
HPLC.  
bằng lượng đồng thời  
pháp được  
alkaloid  
nhiều  
và  
Gradient thành phần pha động (0-  
30 phút). Detector PDA ở 214  
nm.  
Chiết SFE thu flavonoid.  
được  
Tuy  
alkaloid nhiên trang thiết bị  
0,24%, ngấm kiệt SFE tốn kém, vận  
được 0,60%. hành phức tạp, cần  
Tốc độ dòng: 1 mL/phút. Thể tích  
tiêm: 10 µL. Nhiệt độ cột: 40oC.  
Phương pháp xử lý mẫu  
(HPLC)  
Không có sự khác phải thực hiện  
biệt kết quả định nhiều khảo sát để  
lượng alkaloid và tìm các thông số  
flavonoid trong lá tối ưu áp suất, thời  
Chiết cao cồn: làm ẩm dược liệu  
bằng dung môi chiết 12 giờ,  
ngâm dược liệu 24 giờ. Gộp dịch  
chiết, cô cách thủy được cao cồn.  
Hòa tan cao cồn trong HCl. Lắc  
dịch acid với ethyl acetat. Kiềm  
hóa dịch acid, lắc với CHCl3. Cô  
thu hồi dung môi CHCl3 được  
phân đoạn alkaloid.  
TNHC  
bằng gian, nhiệt độ, khối  
pháp lượng mẫu, dung  
phương  
HPLC hoặc CE.  
môi hỗ trợ và tỷ lệ  
dung môi hỗ trợ.  
Phương pháp này  
tốn nhiều thời gian  
và chi phí cao, khó  
phổ biến trên thực  
tế.  
Phương pháp xử lý mẫu (CE):  
Chiết SFE bột lá thu được cao  
SFE và dược liệu sau SFE. Hòa  
tan cao trong acid, kiềm hóa, lắc  
Alkaloid trong cây  
10  
với CHCl3 được phân đoạn  
alkaloid.  
tồn tại chủ yếu ở  
dạng muối cũng là  
trở ngại lớn trong  
chiết SFE.  
Dược liệu sau SFE được chiết  
ngấm kiệt với cồn. Lấy phần dịch  
chiết đã loại cồn, acid hóa, lắc  
với ethyl acetat. Dịch chiết được  
kiềm hóa, thêm CHCl3 được phân  
đoạn alkaloid.  
Kết quả (A) tách Nghiên cứu này  
được 17 vết có nêu phương thức  
thời gian lưu từ 15 chuyển đổi  
Điều kiện sắc ký:  
Cột DB 15m silica tan chảy, khí  
mang heli. Chương trình nhiệt  
60oC/phút, tăng đến 120oC  
(30oC/phút) rồi tăng đến 320oC  
(10oC/phút), 1µL không chia  
dòng (1 phút).  
đến 35 phút. Còn alkaloid chiết xuất  
(B) tách không tốt từ lá TNHC thành  
nên được tạo thành những chất dễ bay  
dẫn chất dễ bay hơi để có thể dễ  
hơi để tách bằng dàng tách bằng sắc  
sắc ký khí. Kết quả ký khí.  
GC – EIMS, cột silica tan chảy  
30m x 0,25 mm x 0,25 µm. Tiêm  
mẫu chia dòng 1/30, 1 µL, nhiệt  
độ interface 280oC. Chương trình  
nhiệt 60oC/phút, tăng dần đến  
120oC (30oC/phút) rồi tăng đến  
320oC (10oC/phút). Thế năng 70  
eV. EIMS với nhiệt độ nguồn  
200oC, thế năng 70 eV, dòng bẫy  
200 µA. Chương trình nhiệt 300C  
tăng lên đến 520oC (1oC/giây).  
Phương pháp xử lý mẫu:  
(B) tách được 18 Nghiên cứu này  
vết có thời gian mới chỉ dừng ở  
lưu từ 3 đến 15 việc khảo sát sơ bộ  
phút, trong đó xác các alkaloid chiết  
định được cấu trúc từ cây TNHC, xác  
của 3 vết ambellin, định sự hiện diện  
crinamidin và 6- của một số chất  
hydroxo-  
phân lập từ cắn  
crinamidin sau khi alkaloid toàn phần  
so sánh thời gian (phải qua giai  
lưu, khối phổ với 3 đoạn tinh chế) mà  
Lá TNHC ngấm kiệt bằng cồn  
50o chứa HCl (pH = 6). Dịch  
alkaloid đơn chất. chưa  
đưa  
ra  
11  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 78 trang yennguyen 05/04/2022 5100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Xác định hàm lượng Crinamidin trong thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng sắc ký khí khối phổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfluan_van_xac_dinh_ham_luong_crinamidin_trong_thuoc_va_thuc_p.pdf