Luận văn Thực trạng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên

DANH MỤC BẢNG BIỂU  
TÊN BẢNG  
Trang  
49  
1. Bảng 2.1. Tổng hợp doanh thu từ du lịch Phú Yên giai đoạn  
2005 – 2009  
2. Bảng 3.1. Tổng hợp kinh phí tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử và  
danh thắng ở tỉnh Phú Yên đến năm 2020.  
54  
TÊN SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH  
Trang  
1. Hình 2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ở tỉnh Phú Yên  
2. Hình 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Phú Yên  
3. Sơ đồ 2.1. Tuyến điểm du lịch ở tỉnh Phú Yên  
28  
37  
40  
55  
57  
4. Sơ đồ 3.1. Mô hình hình sản phẩm du lịch “Amazing Phu Yen”  
5. Sơ đồ 3.2. Mô hình hình sản phẩm du lịch “Discover sea”  
1
PHẦN MỞ ĐẦU  
1. Lý do chọn đề tài  
Ngày nay hoạt động du lịch bước phát triển mạnh mẽ, nhu cầu đi du  
lịch của con người trở nên phổ biến. Cho nên nhiều tuyến điểm du lịch đã trở  
nên quá quen thuộc. Trong khi đó du khách luôn có nhu cầu tìm tòi khám phá.  
vậy, nghiên cứu tìm ra những điểm du lịch mới trnên rất cần thiết.  
Nằm ở khu vực Nam Trung Bộ, Phú Yên có nhiều lợi thế để phát triển  
du lịch như:  
Phú Yên nằm trên tuyến quốc lộ 1A theo trục giao thông Bắc - Nam,  
cách Nha Trang 124km, Quy Nhơn 95km, cách thị trấn Chư của Gia Lai  
182km theo trục giao thông Đông – Tây. Phú Yên nằm trên các trục giao  
thông quan trọng của Quốc gia. Đây chính là lợi thế để Phú Yên có thể phát  
triển hoạt động du lịch.  
Tài nguyên du lịch Phú Yên đa dạng, hấp dẫn. Trên địa bàn tỉnh có  
nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: gành Đá Dĩa, đầm Ô Loan, vịnh Xuân  
Đài, bãi biển Long Thủy,…nhiều di tích lịch sử được công nhận là di tích lịch  
sử cấp Quốc gia như: núi Đá Bia, thành Hồ, vũng Rô ….  
Phú Yên có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh với mạng lưới đường bộ theo  
hướng Bắc – Nam, Đông – Tây, đường sắt Bắc – Nam, đường hàng không với  
sân bay Tuy Hòa, đường thủy cảng vũng Rô.  
Chính quyền tỉnh rất quan tâm đến sự phát triển hoạt động du lịch và  
trong chiến lược phát triển của tỉnh coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, nên  
đã nhiều chính sách cơ chế thông thoáng, kêu gọi các nhà đầu tư, hãy đầu  
vào ngành du lịch của tỉnh như: tham gia hội chợ du lịch Quốc Tế Expo  
2009, đặc biệt xin tổ chức năm du lịch Quốc gia 2011..  
2
Người dân Phú Yên luôn phải đối mặt với thiên nhiên khắt nghiệt, nên  
đã rèn luyện cho con người nơi đây đức tính: cần cù, chịu thương, chịu khó,  
chân chất, thật thà và giàu lòng mến khách. Đặc biệt những người con của quê  
hương đất Phú luôn khao khát vươn lên, học hỏi, tìm tòi và tiếp thu tiến bộ  
khoa học kĩ thuật để cải thiện “cuộc sống gia đình” và góp phần xây dựng  
quê hương xứ sthêm giàu đẹp.  
Với những thế mạnh như vậy, nhưng hiện nay thực trạng khai thác tài  
nguyên du lịch tỉnh Phú Yên còn nhiều hạn chế như:  
Nhiều điểm tài nguyên chưa được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ  
sở vật chất kĩ thuật du lịch. dụ, ở gành Đá Dĩa, bãi Môn, vực Phun chưa  
xây dựng khu vui chơi, nghỉ ngơi, nhà vệ sinh cho du khách.  
Các tuyến đường đến vực phun, gành Đá Dĩa, hải đăng Mũi Điện, bãi  
Môn….còn khó khăn. Điều này dẫn đến khả năng tiếp cận của du khách đến  
các điểm tài nguyên ở tỉnh Phú Yên là rất hạn chế.  
Sản phẩm du lịch ở Phú Yên chủ yếu nghỉ dưỡng biển nên tạo ra sự  
trùng lắp so với các tỉnh (thành phố) ven biển khác trong khu vực Nam Trung  
Bộ  
Khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch chưa thực hiện song song với  
nhau cho nên đã xảy ra tình trạng rác thải sinh hoạt của du khách còn nhiều  
trên các bãi biển Tuy Hòa, Long Thủy,....  
Chính vì thế việc khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh chưa đạt  
được hiệu quả về kinh tế và môi trường.  
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thực trạng giải pháp  
khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên” làm khóa luận tốt nghiệp  
Đại học chuyên ngành Văn hóa Du lịch, với ước mong góp phần vào việc  
khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch ở tỉnh Phú Yên nhằm phục vụ mục đích  
du lịch.  
3
2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu  
2.1. Mục đích đtài  
Xác định thực trạng giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch  
tỉnh Phú Yên  
2.2. Nhiệm vụ của đề tài  
Để thực hiện được mục đích trên, khóa luận tiến hành giải quyết những  
nhiệm vụ sau :  
Xác định cơ sở luận tổng quan về tỉnh Phú Yên  
Phân tích thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở tỉnh Phú Yên  
Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch ở  
tỉnh Phú Yên  
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu  
3.1. Đối tượng nghiên cứu  
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng khai thác tài nguyên du  
lịch ở tỉnh Phú Yên  
3.2. Phạm vi nghiên cứu  
Về mặt nội dung:  
Đề tài tập trung nghiên cứu tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn ở  
những nội dung cụ thể sau:  
*Tài nguyên du lịch tự nhiên:  
+ Cảnh quan địa hình  
+ Tài nguyên biển  
+ Tài nguyên sông, hồ, thác, nước khoáng  
+ Tài nguyên sinh vật  
*Tài nguyên du lịch nhân văn :  
+ Các di tích lịch sử văn hóa  
+ Các di tích khảo cổ học  
4
+ Lễ hội  
+ Công trình kinh tế  
Về mặt không gian:  
Không gian nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Yên  
Về mặt thời gian:  
Từ năm 2005, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đề ra định hướng phát triển du  
lịch Phú Yên đến năm 2010 trong đó nhấn mạnh “phát triển du lịch trở  
thành ngành kinh tế mũi nhọn” kể từ đó tình hình khai thác tài nguyên  
du lịch của tỉnh đã những thay đổi đáng kể. Đó chính là lí do mà đề tài  
chọn mốc thời gian từ năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, để tiến hành  
nghiên cứu.  
4. Phương pháp nghiên cứu  
4.1. Phương pháp tổng hợp- phân tích tài liệu  
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập, phân tích tài liệu nhằm mục đích  
kế thừa những nghiên cứu về tài nguyên du lịch. Đồng thời đề tài cũng tập  
trung vào tổng hợp các nguồn tư liệu khác nhau có liên quan đến du lịch Phú  
Yên như: các quyết định, nghị quyết về phát triển du lịch của tỉnh, tài liệu  
nghiên cứu của các học giả về tài nguyên du lịch Phú Yên, các số liệu thống  
kê và tình hình hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch,  
các quan quản lý du lịch cấp địa phương…từ đó chọn lọc phân tích tìm ra  
thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở tỉnh Phú Yên.  
4.2. Phương pháp chuyên gia  
Trong quá trình đi khảo sát, nghiên cứu đề tài, tác giả đã tham khảo ý  
kiến của các chuyên gia về du lịch, người lãnh đạo trong các quan quản lý  
du lịch địa phương, nhà điều hành trong các công ty du lịch địa phương.  
5
4.3. Phương pháp khảo sát thực địa  
Thông qua việc khảo sát tình hình thực tế tại các điểm du lịch, khu du  
lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch quan quản lý du lịch tại địa phương.  
Để từ đó cho phép tác giả nhận định chính xác về thực trạng khai thác tài  
nguyên du lịch ở tỉnh Phú Yên  
5. Lược sử vấn đề nghiên cứu  
Phú Yên là một vùng đất với bề dày lịch sử gần 400 năm (1611 –  
2010), trải qua biết bao biến cố, thăng trầm nên vùng đất này có rất nhiều di  
tích lịch sử, văn hóa được Nhà nước công nhận, bên cạnh đó thiên nhiên đã  
ban tặng cho Phú Yên biết bao cảnh đẹp, đã đi vào thơ ca. Vì vậy đã rất  
nhiều công trình nghiên cứu về Phú Yên trên các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa,  
kinh tế hội của các học giả trong và ngoài tỉnh.  
Tác giả Nguyễn Thành Quang trong công trình sách điện tử với nhan  
đề: “Phú Yên thế lực mới trong thế kỉ 21”đã giới thiệu những nét cơ bản  
nhất về mảnh đất và con người Phú Yên. Trong đó nhấn mạnh cần phải phát  
huy lợi thế đã để tạo dựng “đường băng” cho Phú Yên “cất cánh”.  
Tác giả Nguyễn Đình Chúc trong công trình “Tìm hiểu địa danh qua  
tục ngữ, ca dao Phú Yên” đã dùng những lời ca, tiếng hát trữ tình, mộc mạc,  
giản dị, sâu lắng để làm toát lên vẻ đẹp của quê hương đất phú.  
Nhà nghiên cứu Trần Huyền Ân trong cuốn sách với tựa đề “Phú Yên  
miền đất ước vọng” đã đề cập đến lịch sử hình thành, vị trí địa lý, những danh  
lam thắng cảnh, di tích lịch sử, lễ hội những sản vật địa phương. Nói  
chung, những gì là tiêu biểu, đặc trưng của quê hương xứ “nẫu”.  
Tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa trong cuốn sách với nhan đề “Phú Yên  
trong chiều sâu cội nguồn” đã giới thiệu những nét cơ bản nhất về các di tích  
lịch sử lễ hội ở Phú Yên. Trong đó tác giả nhấn mạnh cần phải khai thác  
giá trị của những tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch.  
6
Trong đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế hội tỉnh Phú Yên  
đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nghị quyết về phát  
triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh, đã đưa ra  
định hướng giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Yên, trong đó nhấn mạnh  
phải phát huy lợi thế về tài nguyên du lịch để tạo ra những sản phẩm riêng  
độc đáo.  
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến  
thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên. Chính vì vậy, việc  
nghiên cứu thực trạng đề xuất một số giải pháp khai thác hiệu quả tài  
nguyên du lịch tỉnh Phú Yên để phục vụ mục đích du lịch, một ý nghĩa  
quan trọng.  
6. Bố cục đề tài  
Gồm ba chương cụ thể sau :  
+ Chương 1: Cơ sở luận tổng quan về tỉnh Phú Yên  
+ Chương 2: Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Tỉnh Phú Yên  
+ Chương 3: Một số giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch  
tỉnh Phú Yên  
7
CHƯƠNG 1  
CƠ SỞ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TỈNH PHÚ YÊN  
1.1. Cơ sở luận  
1.1.1. khái niệm  
Du lịch  
Theo Liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức:“Du lịch được  
hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường  
xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để  
làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”  
Tài nguyên du lịch  
Theo khoản 4 (điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam được ban hành  
2005 quy định: “Tài nguyên du lịch cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự  
nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người  
và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu  
du lịch, yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị  
du lịch”.  
Du lịch bền vững  
Theo Hội đồng Du lịch Lữ hành Quốc tế, 1996: “Du lịch bền vững  
việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và vùng du lịch mà  
vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch  
tương lai”.  
1.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch  
Để tiến hành nghiên cứu, quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát triển và khai  
thác tài nguyên du lịch hiệu quả theo hướng bền vững, cần phải tiến hành  
phân loại tài nguyên du lịch khoa học và phù hợp. Khi xây dựng được hệ  
thống phân loại tài nguyên du lịch sẽ góp phần quan trọng cho việc bảo vệ,  
8
tôn tạo và khai thác tài nguyên du lịch đạt hiệu quả về kinh tế- hội và môi  
trường.  
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO, 1997) đã xây dựng hệ thống phân  
loại tài nguyên du lịch thành 3 loại, 9 nhóm gồm: Loại cung cấp tiềm tàng (3  
nhóm: văn hóa kinh điển, tự nhiên kinh điển, vận động); loại cung cấp hiện tại  
(gồm 3 nhóm: đường sá, thiết bị, hình tượng tổng thể) loại tài nguyên kỹ  
thuật gồm 3 nhóm tính năng: hoạt động du lịch, cách thức tiềm lực khu  
vực.  
Nhà khoa học Ngô Tất Hổ đã tiến hành phân loại tài nguyên du lịch  
gồm 3 hệ thống, 10 loại, 95 hình.  
Dựa trên cơ sở hệ thống phân loại tài nguyên du lịch của Tổ chức Du  
lịch Thế giới, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về tài nguyên  
du lịch, đồng thời dựa vào thực tiễn bảo tồn, khai thác và thực trạng của tài  
nguyên du lịch Việt Nam có thể xây dựng sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch  
như sau:  
Bảng 1.1. Phân loại tài nguyên du lịch  
Nhóm  
Hợp phần  
Các yếu tố  
tài nguyên  
Của tài nguyên  
- Vùng núi có phong cảnh đẹp.  
- Các hang động  
Địa hình, địa chất,  
địa mạo  
- Các bãi biển, đảo  
Tài nguyên  
- Các di tích tự nhiên  
tự nhiên  
- Tài nguyên khí hậu thích hợp  
với con người, thuận lợi cho việc  
phát triển các hoạt động du lịch  
Khí hậu  
(Nguồn: Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo Dục, trang 37 – 38)  
9
Nhóm  
Hợp phần  
Các yếu tố  
tài nguyên  
của tài nguyên  
- Tài nguyên khí hậu phục  
vụ cho việc chữa bệnh, an  
dưỡng  
Khí hậu  
- Tài nguyên khí hậu phục  
vụ cho thể dục, thể thao  
-Tài nguyên nước mặt: sông,  
hồ, biển thiếu nước  
-Tài nguyên nước khoáng,  
nước nóng  
Tài nguyên nước  
Tài nguyên  
- Các vườn quốc gia, các khu  
bảo tồn thiên nhiên và các  
rừng lịch sử sinh thái văn  
hóa  
tự nhiên  
Tài nguyên sinh vật  
- Một số hệ sinh thái  
- Các điểm tham quan sinh  
vật  
Các cảnh quan du lịch  
tự nhiên  
Các cảnh quan di sản  
tự nhiên thế giới  
(Nguồn: Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo Dục, trang 37 – 38)  
10  
Nhóm  
Hợp phần  
Các yếu tố  
tài nguyên  
của tài nguyên  
- Các di sản văn hóa thế giới  
- Các di tích lịch sử văn hóa thắng  
cảnh cấp quốc gia và địa phương:  
+ Các di tích khảo cổ học  
+ Các di tích lịch sử  
Tài nguyên nhân văn  
vật thể  
+ Các di tích kiến trúc nghệ thuật  
+ Các danh lam thắng cảnh  
- Các công trình đương đại  
- Vật kỷ niệm cổ vật  
- Các di sản văn hóa truyền miệng  
và phi vật thể của nhân loại  
- Các giá trị văn hóa phi vật thể cấp  
quốc gia và địa phương:  
Tài nguyên  
nhân văn  
+ Các lễ hội  
+ Nghề và làng nghề thủ công  
truyền thống  
Tài nguyên nhân văn  
phi vật thể  
+ Nghệ thuật ẩm thực  
+ Các đối tượng du lịch gắn với dân  
tộc học  
+ Các đối văn hóa thể thao hay  
những hoạt động có tính sự kiện  
+ Các giá trị thơ ca, văn học  
(Nguồn: Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo Dục, trang 37 – 38)  
1.1.3. Đặc điểm tài nguyên du lịch  
11  
Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, trong đó nhiều tài nguyên đặc  
sắc độc đáo sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch. Đặc điểm này là  
cơ sở để tạo nên sự phong phú của sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu  
đa dạng của khách du lịch. Thí dụ, đối với loại hình du lịch nghỉ mát, chữa  
bệnh nhằm mục đích phục hồi sức khỏe thì tài nguyên du lịch cần khai thác là  
các bãi biển đẹp, các vùng núi cao có khí hậu trong lành, các suối  
khoáng…đặc biệt, nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc độc đáo sức hấp dẫn  
du khách. Ví dụ : vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang …là những nơi thu hút  
nhiều khách du lịch trong năm.  
Tài nguyên du lịch những tài nguyên không chỉ có giá trị hữu hình  
mà còn có những giá trị vô hình. Đây một trong những đặc điểm quan trọng  
của tài nguyên du lịch, khác với những loại tài nguyên khác. Giá trị hữu hình  
của tài nguyên du lịch phương tiện vật chất trực tiếp tham gia vào việc hình  
thành các sản phẩm du lịch. dụ, tắm biển sản phẩm du lịch được hình  
thành trên cơ sở sự tồn tại của các bãi biển, nước biển. Giá trị vô hình của tài  
nguyên du lịch thể hiện thông qua những thông tin (báo chí, truyền hình,  
quảng cáo…) mà khách du lịch cảm nhận được, ngưỡng mộ và mong muốn  
được đến tận nơi để khám phá.  
Hầu hết tài nguyên du lịch được khai thác để phục vụ du lịch là các tài  
nguyên vốn đã sẵn có trong tự nhiên do tạo hóa sinh ra hoặc do con người tạo  
dựng nên và thường dễ khai thác. Và với tất cả những đã sẵn của tài  
nguyên du lịch, chỉ cần đầu tư nhằm tôn tạo, để vừa tôn lên vẻ đẹp và giá trị  
của tài nguyên, vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi nhằm khai thác và sử  
dụng hiệu quả tài nguyên này.  
Trong số các tài nguyên du lịch, những tài nguyên có khả năng khai  
thác quanh năm, nhưng những tài nguyên mà việc khai thác ít nhiều lệ  
thuộc vào thời vụ. Sự lệ thuộc này chủ yếu dựa theo quy luật diễn biến của  
12  
khí hậu. Chính đặc điểm này của tài nguyên du lịch nên đã dẫn đến tính mùa  
vụ của hoạt động du lịch.  
Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du  
lịch, cho nên khách du lịch phải đến tận nơi tạo ra các sản phẩm du lịch đó để  
thưởng thức. Đây cũng đặc điểm mà tài nguyên du lịch khác với một số tài  
nguyên khác.  
Các tài nguyên du lịch được xếp vào loại tài nguyên có khả năng tái tạo  
sử dụng lâu dài. Vấn đề chính ở đây phải nắm bắt được quy luật của tự  
nhiên, lường trước được những khắc nghiệt của thời gian và những biến động  
thay đổi do con người gây nên. Để từ đó những định hướng lâu dài và các  
biện pháp cụ thể để khai thác hiệu quả hợp lí các nguồn tài nguyên du lịch.  
1.1.4. Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch  
Ý nghĩa  
Tài nguyên du lịch nguồn lực quan trọng để tạo ra sản phẩm du lịch.  
Quy mô và khả năng phát triển du lịch của một địa phương hay một Quốc gia  
phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, chất lượng sự kết hợp của các loại tài  
nguyên du lịch. Nếu một địa phương hay Quốc gia mà không có tài nguyên  
du lịch hoặc tài nguyên du lịch quá nghèo nàn thì hoạt động du lịch ở đó khó  
thể phát triển được.  
Vai trò  
Tài nguyên du lịch yếu tố cơ bản để hình thành các sản phẩm du lịch.  
Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách du lịch, các sản phẩm du lịch không  
thể đơn điệu, nghèo nàn, kém hấp dẫn, cần phải phong phú, đa dạng, đặc  
sắc mới mẻ. Chính sự phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo  
nên sự phong phú và đa dạng của sản phẩm du lịch.  
Tài nguyên du lịch cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du  
lịch. Chính sự xuất hiện của các loại hình du lịch đã làm cho nhiều yếu tố của  
13  
điều kiện tnhiên và xã hội trở thành tài nguyên du lịch. dụ, nếu không có  
những hang động ngầm ẩn, những đỉnh núi cao hiểm trở …thì không thể  
xuất hiện loại hình du lịch thám hiểm.  
Tài nguyên du lịch một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức  
lãnh thổ du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan hệ về mặt không  
gian của các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau cấu tạo nên nó. Các yếu tố  
đó là khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kĩ thuật  
du lịch, đội ngũ cán bộ công nhân viên và tổ chức điều hành, quản lý du lịch.  
Trong hệ thống lãnh thổ du lịch nhiều cấp phân vị khác nhau, từ điểm du  
lịch tới trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng và vùng du lịch. ở cấp  
vị nào thì tài nguyên du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức  
lãnh thổ du lịch.  
1.1.5. Khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng bền vững  
thể nói mọi hoạt động phát triển kinh tế đều liên quan đến việc sử  
dụng nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Chính vì vậy, đối với các ngành  
kinh tế nói chung và du lịch nói riêng việc khai thác, sử dụng hợp lý các  
nguồn tài nguyên là nguyên tắc quan trọng hàng đầu.  
Khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng bền vững ở đây có  
nghĩa cần phải đạt được 3 mục tiêu cơ bản:  
+ Bền vững vkinh tế.  
+ Bền vững vmôi trường.  
+ Bền vững về văn hóa xã hội.  
Đối với kinh tế, sự bền vững trong trường hợp này là “sự phát triển ổn  
định lâu dài” của du lịch, tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào sự  
tăng trưởng kinh tế, đem lại lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt người dân địa  
phương.  
14  
Sự phát triển bền vững về môi trường nghĩa việc khai thác, sử  
dụng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không tổn tại đến khả năng  
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Điều này được thể hiện ở việc sử  
dụng tài nguyên hợp lý, đảm bảo sự bảo tồn đa dạng sinh học, không có  
những tác động đến môi trường.  
Đối với văn hóa xã hội thì sự khai thác tài nguyên du lịch đó phải đảm  
bảo những lợi ích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm và nâng cao  
mức sống cho người dân bản địa, đồng thời phải bảo tồn các giá trị văn hóa  
của địa phương  
1.1.6. Một số bài học kinh nghiệm khai thác tài nguyên du lịch  
Sầm Sơn (Thanh Hóa) từ lâu đã nổi tiếng một điểm du lịch biển hấp  
dẫn ở vùng du lịch Bắc Bộ. Trong những năm qua, do hệ thống đường giao  
thông được nâng cấp, cơ sở vật chất kĩ thuật của Sầm Sơn được xây mới và  
cải tạo nên lượng khách du lịch đến Sầm Sơn tăng nhanh chóng năm 1990  
lượng khách du lịch đến Sầm Sơn chỉ đạt 106.168 người thì đến năm 1994 số  
lượng khách du lịch đã tăng lên 192.080 người. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn  
1990- 1994 là 19%. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển các hoạt động du lịch và  
sự gia tăng nhanh chóng lượng khách du lịch, môi trường tự nhiên và nhân  
văn ở Sầm Sơn đang chiều hướng xuống cấp nghiêm trọng. Bãi tắm bị ô  
nhiễm do chất thải sinh hoạt của các khu dân lân cận của khách du lịch  
thải ra, các di tích thắng cảnh như: hòn Trống Mái, đền Độc Cước, đền Cô  
Tiên…bị hàng quán lấn chiếm, không được bảo vệ tôn tạo nên đã xuống cấp  
nghiêm trọng…điều này đã ảnh hưởng đến sự phát triển của Sầm Sơn hậu  
quả lượng khách du lịch chuyển hướng đến tắm biển nghỉ dưỡng tại Cửa  
(Nghệ An) tăng lên, lượng khách du lịch đến Sầm Sơn giảm xuống. Như  
vậy thể thấy rằng việc khai thác tài nguyên du lịch biển ở đây chưa bền  
vững (1)  
15  
Cửa Lò là trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh Nghệ An, mỗi năm  
Cửa đón phục vụ khoảng 01 triệu lượt khách du lịch đến tắm biển, nghỉ  
dưỡng. Doanh thu dịch vụ du lịch hàng năm đạt xấp xỉ 200 tỷ đồng, cở sở hạ  
tầng cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch phát triển nhanh chóng. Xác định môi  
trường đóng vai trò quyết định trong việc phát triển du lịch bền vững, từ nhiều  
năm nay UBND thị Cửa đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân  
không đổ rác, phế thải bừa bãi; thành lập tổ thu gom rác tại cụm dân cư. Thực  
hiện tốt công tác tổng vệ sinh môi trường đảm bảo không để rác tồn đọng trên  
các trục đường, khu dân cư, khu vực công cộng dọc bãi biển. Đến nay,  
100% ki-ốt kinh doanh đều được trang bị thùng chứa rác, các chủ hộ kinh  
doanh thực hiện nghiêm túc quy định của chính quyền, tổng vệ sinh thường  
xuyên trong khu vực kinh doanh. Đặc biệt, tmùa hè du lịch 2006, UBND thị  
Cửa đã đưa ra chương trình năm không gồm: “không nâng ép giá;  
không đeo bám, chèo kéo khách; không bán hàng rong; không làm tổn hại đến  
cảnh quan, môi trường; không làm mất an ninh, trật tự”. UBND thị đã giao  
cho công ty môi trường đô thị thực hiện thu gom rác và công ty này đã đầu tư  
50 xe gom rác, 1 máy cào sàng rác và 200 thùng đựng rác công cộng các loại  
được bố trí trên các trục đường, bãi tắm. Nếu tiếp tục thực hiện tốt những biện  
pháp về bảo vệ môi trường trên đây, chắc chắn Cửa sẽ trở thành đô thị du  
lịch phát triển bền vững (2)  
(1) Đặng Thị Minh Lý, Trần Thị Thanh Bình, Phan Thị Thúy (1998), Báo cáo bàn về vấn đề môi trường  
trong hoạt động du lịch Sầm Sơn, Đại Học KHXHNV Hà Nội.  
(2) Trần Đình Hà (2007), Cửa Lò – Vấn đề bảo vệ môi trường trong du lịch, Tạp chí du lịch Việt Nam, số  
4, trang 21- 23.  
1.2.Tổng quan về tỉnh Phú Yên  
1.2.1.Điều kiện tự nhiên  
16  
Vị trí địa lý  
Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nan Trung Bộ, có  
diện tích tự nhiên 5.045 km2, có toạ độ địa từ 12o39'10" đến 13o45'20" vĩ  
độ bắc và 108o39'45" đến 109o29'20" kinh độ đông. Phía bắc giáp tỉnh Bình  
Định, phía nam giáp tỉnh Khánh Hoà, phía tây giáp hai tỉnh Gia Lai và Đắk  
Lắk, phía đông giáp biển Đông.  
Phú Yên bao gồm 1 thành phố tỉnh lỵ, 1 thị xã và 7 huyện: thành phố  
Tuy Hòa, Thị xã Sông Cầu và các huyện Phú Hòa, Tuy An, Đồng Xuân,  
Đông Hòa, Tây Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh.  
Địa hình  
Những hoạt động địa chất của Trái đất trong nhiều thời kỳ đã kiến tạo  
cho Phú Yên đầy đủ các dạng địa hình: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng và  
biển khơi.  
Địa hình Phú Yên thấp từ tây sang đông. Phía tây là sườn đông của dãy  
Trường Sơn Nam. khu vực này, địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Phía  
đông đồi núi xen kẽ đồng bằng, thỉnh thoảng là các dãy núi đá chạy sát ra  
biển, chia cắt đồng bằng ven biển thành những đồng bằng nhỏ.  
Khí hậu  
Khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại  
dương tổng số giờ nắng trung bình từ 2.300 - 2.500 giờ/năm. Nhiệt độ trung  
bình năm dao động trong khoảng từ 24,10C - 26,60C độ ẩm trung bình năm  
khoảng 80 - 82%. Lượng mưa trung bình năm 1700 mm, lượng mưa phân bố  
không đều: tập trung nhiều nhất ở vùng núi Chư Mu, Đèo Cả (trung bình trên  
2.000 mm/năm); ít nhất là thung lũng sông Ba, sông Kỳ Lộ, sông Krông Pa  
(trung bình 1.200 mm/năm). Tỉnh Phú Yên không có mùa đông lạnh, khí hậu  
phân thành hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa mưa lũ từ  
tháng 9 đến tháng 12  
17  
Thủy văn, sông ngòi  
Phú Yên có khoảng 50 con sông, suối chính. Lớn nhất là sông Ba (còn  
có tên gọi sông Đà Rằng), chiều dài 360 km, phần chảy qua tỉnh dài 90 km  
bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô (1.500m) thuộc địa phận Kon Tum; tiếp theo là  
sông Kỳ Lộ, chiều dài 120 km, đoạn chảy qua tỉnh dài 76 km; ngoài ra còn có  
sông Hinh, sông Cà Lúi, sông Bàn Thạch, sông Cầu, sông Krông Năng, sông  
Con, sông Đồng Bò, sông Thá, sông Trà Bương, sông Cô,...  
1.2.2.Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội  
Dân cư  
Dân số Phú Yên là 861.993 người (điều tra dân số 1/4/2009) trong đó  
thành thị 20%, nông thôn 80%, lực lượng lao động chiếm 71,5% dân số. Phú  
Yên có gần 30 dân tộc sống chung với nhau. Chăm, Êđê, Ba Na, Hrê, Hoa,  
Mnông, Raglai những tộc người đã sống lâu đời trên đất Phú Yên. Sau  
ngày miền Nam được giải phóng, sau khi thành lập huyện Sông Hinh (1986)  
những dân tộc từ miền núi phía Bắc di vào vùng đất Sông Hinh như  
Kinh tế - xã hội  
+ Về công nghiệp  
Phú Yên trước đây được cả nước biết đến chỉ vựa lúa của Miền  
Trung cùng môt vài cơ sở công nghiệp nhỏ bé. Ngày nay, cả nước biết đến  
Phú Yên với nhiều cơ sở công nghiệp đã đang phát triển như: Khu công  
nghiệp Hòa Hiệp 1, An Phú 1 và Đông Bắc Sông Cầu với tổng diện tích 282  
ha đã cơ bản hoàn thành các hạn mục đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng được  
nhu cầu về mặt bằng cho nhà đầu tư. Do vậy, đã có 70 dự án đăng ký và được  
cấp phép đầu tư vào các khu công nghiệp với tổng vốn: 719 tỷ đồng VN và 73  
triệu USD, trong đó có 12 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài.  
18  
+ Về nông nghiệp  
Diện tích gieo trồng cây lương thực hằng năm khoảng 60 - 65 nghìn ha,  
sản lượng đạt khoảng 335 nghìn tấn, trong đó lúa chiếm 91% diện tích và  
97% sản lượng. Trong các loại cây công nghiệp ngắn ngày, mía chiếm trên  
50% diện tích, năng suất đạt 45tấn/ha/năm, còn lại là các loại cây: mè, đậu,  
thuốc lá... Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi chiếm 23,2%.  
Toàn tỉnh hiện có 2.596 con trâu, 188.269 con bò, 187 nghìn con lợn và 1,92  
triệu gia cầm.  
+ Về lâm nghiệp  
Nhờ triển khai hiệu quả công tác giao đất, cho thuê đất, toàn tỉnh đã  
thực hiện giao 222.913 ha, chiếm 44% diện tích đất lâm nghiệp. Tỉnh đã thực  
hiện cấp chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích 177.323 ha, trong  
đó 79.729 ha cho 9 đơn vị, tổ chức và 97.593 ha cho 14.015 hộ gia đình, cá  
nhân. Nhìn chung, công tác bảo vệ rừng tại Phú Yên được quản chặt chẽ  
hơn so với những năm trước đây.  
+ Về ngư nghiệp  
Triển khai thực hiện nghị quyết số 05/NQ-TU (khóa VIII) của Tỉnh uỷ  
Phú Yên về chương trình phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa,  
hiện đại hóa, đặc biệt đẩy mạnh thực hiện các chương trình cụ thể như:  
chương trình khai thác thuỷ sản xa bờ, chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ  
sản, chương trình phát triển giống thuỷ sản, chương trình chế biến xuất  
khẩu thuỷ sản, chương trình biển Đông - hải đảo,... ngành thuỷ sản Phú Yên  
đã từng bước khẳng định vị thế ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần xoá đói,  
giảm nghèo, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo giữ  
vững an ninh - quốc phòng vùng biển đảo.  
Các ngành tiểu thủ công truyền thống  
19  
Làng nghề đan lát Vinh Ba, gốm Hòa Vinh, chổi đót Mỹ Thành, chiếu  
cói Phú Tân, nước mắm Gành Đỏ, thảm xơ dừa xuất khẩu. Các làng nghề  
truyền thống này mỗi năm thu hút trên 2.500 hộ tham gia, giải quyết việc làm  
cho hơn 6.500 lao động  
Tiểu kết chương 1  
Chương 1 đã trình bày khái quát những vấn đề thuộc về cơ sở luận  
như: một số khái niệm về du lịch, tài nguyên du lịch, du lịch bền vững; cách  
phân loại, đặc điểm, ý nghĩa, vai trò của tài nguyên du lịch, vấn đề khai thác  
bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, chương 1  
còn nêu ra một số bài học kinh nghiệm thực tiễn về khai thác tài nguyên du  
lịch, cụ thể ở Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa (Nghệ An). Ngoài phần cơ  
sở luận, trong chương này còn nêu khái quát sơ lược tổng quan về tỉnh Phú  
Yên trên các mặt: điều kiện tự nhiên, điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội. Tóm  
lại, tất cả những điều nêu trên là cơ sở kiến thức nền tảng chung để giải quyết  
những vấn đề được nêu trong chương 2, 3 của khóa luận.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
doc 72 trang yennguyen 01/04/2022 5460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thực trạng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docluan_van_thuc_trang_va_giai_phap_khai_thac_hieu_qua_tai_nguy.doc