Đề tài Hồi ức tuổi thơ trong sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh

LI CẢM ƠN  
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến ThS Trần  
Thị Mỹ Hồng, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho em trong suốt quá  
trình thực hiện đề tài.  
Em xin trân trng gi li cảm ơn sâu sắc đến các thy, cô giáo trong Khoa  
SP Tiu hc Mm non, Khoa Khoa hc Xã hội, Trường Đi hc Qung Bình đã  
tn tình ging dạy, động viên, khích lệ, giúp đem trong sut quá trình hc tp ti  
trường. Cảm ơn tất cbạn bè đã lo lắng, động viên, giúp đỡ ủng hem trong thi  
gian hc tp và hoàn thành khóa lun tt nghip.  
Do điều kin vthời gian cũng như năng lực nghiên cu ca bn thân còn  
hn chế, đề tài skhông tránh khi nhng thiếu sót, rt mong nhận được sự đóng  
góp ca quý thy cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn chỉnh hơn.  
Cui cùng em kính chúc quý thy cô giáo, chúc các bn sc khe và thành  
công.  
Em xin chân thành cảm ơn!  
Đồng Hới, ngày 19 tháng 05 năm 2018  
Sinh viên thc hiện đề tài  
Mai ThMDuyên  
LỜI CAM ĐOAN  
Tôi cam đoan đề tài “Hồi c tuổi thơ trong sáng tác cho thiếu nhi ca  
Nguyn Nhật Ánh” là công trình nghiên cu ca riêng tôi, các kết qunghiên  
cứu có tính độc lp riêng, không sao chép bt ktài liệu nào và chưa công bố ni  
dung này bt kỳ đâu. Các số liệu trong đề tài được sdng trung thc, ngun  
trích dn có chú thích rõ ràng, minh bch, có tính kế tha, phát trin tcác tài  
liu, tp chí, các công trình nghiên cứu đã được công b, các website.  
Tôi xin hoàn toàn chu trách nhim vlời cam đoan danh dự ca tôi.  
Đồng Hới, ngày 19 tháng 05 năm 2018  
Sinh viên thc hiện đề tài  
Mai ThMDuyên  
MC LC  
A - PHN MỞ ĐẦU  
1. Lí do chọn đề tài  
Văn học thiếu nhi là mt bphn không ththiếu trong dòng chảy văn học  
Vit Nam với ý nghĩa giáo dục, bồi dưỡng tâm hn, nhân cách trem mi la  
tuổi khác nhau. Văn học thiếu nhi Việt Nam đến nay đã đạt được nhng thành tu  
rất đáng ghi nhận, với đội ngũ nhà văn đông đảo, đa dạng về độ tui và phong  
cách, năng động vsc tìm tòi, khám phá, đổi mới tư duy và cách tiếp cn cuc  
sng vi nhng cây bút khá nổi như Tô Hoài, Phạm H, Trần Hoài Dương, Trần  
Đăng Khoa, Nguyễn Nht Ánh, Phan Hn Nhiên, Hoàng DThi, Nguyn Ngc  
Tư, Nguyễn Ngc Thun... Viết cho thiếu nhi, những nhà văn luôn cn mn sáng  
to, mrộng đề tài và tìm tòi hướng khai thác mi mẻ, đáp ứng nhu cầu thưởng  
thc của độc gi. Họ đã thành công với nhiu mảng đề tài gn vi nhng suy  
nghĩ, cảm xúc hn nhiên ca trẻ thơ cùng những bài hc giáo dục có ý nghĩa nhân  
văn sâu sc.  
Trong số các tác giả viết cho thiếu nhi nổi bật nhất là Nguyễn Nhật Ánh.  
Xuất hiện trên văn đàn như một hiện tượng văn học, Nguyễn Nhật Ánh là một cây  
bút tài năng với nỗ lực cách tân không ngừng về mặt tư duy cũng như nghệ thuật.  
Mỗi tác phẩm của ông ra đời đều mang tới một ấn tượng mới mẻ cho người đọc.  
Với giọng văn hài hước nhẹ nhàng cùng nghệ thuật phân tích tâm lý sâu sắc  
những trang văn của ông thực sự hấp dẫn các độc giả không chỉ là trẻ em mà cả  
với những ai “từng là trẻ em”. Nguyễn Nhật Ánh đã có một số đầu sách kỉ lục về  
lượng phát hành, có sức chinh phục mạnh mẽ độc giả nhỏ tuổi, đạt nhiều giải  
thưởng cả trong nước và quốc tế. Ông thuộc số những cây bút hiếm hoi được các  
em luôn ngóng đến, tin tưởng, yêu quý. Sáng tác của ông cũng thực sự góp phần  
vào sự đổi mới diện mạo văn học thiếu nhi nước ta vài chục năm nay.  
Từ sau năm 1975, các nhà văn Việt Nam đã thành công trong việc chn hi  
c làm cht liệu sáng tác, đặc bit là hi c tuổi thơ chất cha nhiu rung cm.  
Vi mỗi con người, tuổi thơ là quãng thời gian đầu đời có ý nghĩa quan trọng để  
định hình nên nhân cách. Tuổi thơ đong đầy knim, vng dại, thơ ngây càng lùi  
xa càng không ngng quay trvtrong hin ti. Với văn chương, hồi c không  
1
   
chlà cht liu mà còn là nhu cu chiêm nghim, nhn thc li các vấn đề ca quá  
kh, là cách thc bc lcái tôi sâu kín. Sáng tác ca Nguyn Nhật Ánh cũng  
không nm ngoài mch chy này.  
Trong truyn Nguyn Nht Ánh, hi c có vai trò quan trọng, đc bit là hi  
c tuổi thơ vốn đã xa xôi. Tìm về quá khứ qua màn sương hoài niệm cũng là tìm  
li sự vô tư, tìm lại con người thơ dại. Đó không chỉ là đích đến mà còn là cuc  
hành trình tìm li bn th, là schiêm nghiệm, nghĩ suy vthi quá vãng bng cái  
nhìn tng tri và sâu sắc hơn. Phải chăng đây là một trong nhng lí do khiến tác  
phm neo li bn lâu trong trái tim nhiu thế hệ độc gi?  
Chúng tôi thc sự ấn tượng vi truyn viết cho tuổi thơ của Nguyn Nht  
Ánh bi những trang văn hóm hỉnh, giàu ý nghĩa nhân sinh. Nhận thức được nh  
hưởng ca tác giả đối với văn học thiếu nhi nên chúng tôi quyết định chọn đề tài:  
"Hi c tui thơ trong sáng tác cho thiếu nhi ca Nguyn Nht Ánh" vi mong  
mun chiếm lĩnh giá trị nhân văn – thẩm mĩ của ngòi bút Nguyn Nhật Ánh, cũng  
như lí giải sc sng mãnh lit ca tác phm trong lòng bạn đọc.  
2. Lịch sử vấn đề  
Xut hiện trên văn đàn hơn hai mươi năm nay, với tư cách là nhà văn viết  
cho tui nh, Nguyn Nhật Ánh đã góp phần làm khi sắc văn hc thiếu nhi nước  
nhà. Tthp niên 90 ca thế kXX, ông nổi lên như một “hiện tượng tác giả” thu  
hút squan tâm, chú ý ca gii nghiên cứu, phê bình. Đã có nhiu bài viết đăng  
ti trên báo, tp chí, internet, các giáo trình, luận văn, luận án nhìn nhận, đánh giá  
tác phm ca ông nhiều phương diện khác nhau.  
Công trình nghiên cứu Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975 của Lã Thị  
Bắc Lý đề cập đến truyện Nguyễn Nhật Ánh, đặc biệt là bộ Kính vạn hoa như  
những minh chứng cho sự đổi mới của truyện viết cho thiếu nhi Việt Nam sau  
1975 ở các phương diện: đề tài, quan niệm về con người và nghệ thuật. Sau này,  
trong bài viết Cảm nhận về văn học thiếu nhi Việt Nam đầu thế kỉ XXI, tác giả tiếp  
tục nhắc tới Nguyễn Nhật Ánh với tư cách là một trong những “nhà văn giao thi  
ca hai thế kỉ”, “là tác giả tiêu biu nht của văn học thiếu nhi Vit Nam nhng  
năm cuối thế kỉ XX” [13].  
2
 
Năm 2013, cuốn Nguyn Nht Ánh hoàng tbé trong thế gii tuổi thơ (Lê  
Minh Quc biên soạn) ra đời giúp người đọc có cái nhìn khá đầy đủ vtiu s,  
hành trình văn chương Nguyễn Nht Ánh. Vi tình cm nng hu dành cho bn  
văn đồng hương xứ Qung, tác gitp sách nhận định: “Với dòng văn học dành  
cho thiếu nhi và tui mi ln, hin nay anh (Nguyn Nhật Ánh) đang giữ mt vị  
trí đặc bit[20;51].  
Bên cạnh đó trong những năm gần đây có không ít tiểu luận, luận văn của  
sinh viên đại học, cao học chọn truyện Nguyễn Nhật Ánh làm đề tài nghiên cứu.  
Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện Kính  
vạn hoa (2005) của Phạm Thị Bền là công trình chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu  
về văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh, đặc biệt về Kính vạn hoa. Lấy trẻ thơ làm hệ quy  
chiếu, nhà văn thể hiện nhận thức về thế giới xung quanh (tự nhiên, xã hội và nội  
tâm con người) qua điểm nhìn của nhân vật trẻ em với các phương thức tiếp cận  
đặc thù (tiếp cận trẻ từ sân chơi, cuộc chơi, từ các vùng miền, hoàn cảnh khác  
nhau). Luận văn còn tìm hiểu nghệ thuật thể hiện thế giới trẻ thơ trong bộ Kính  
vạn hoa trên các phương diện: ngôn ngữ trẻ thơ, nghệ thuật khắc họa chân dung  
nhân vật và âm sắc trẻ thơ trong giọng điệu trần thuật.  
Luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về truyện Nguyễn Nhật Ánh còn có Thế giới  
nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh (2009) của Vũ Thị Hương, Yếu tố huyền  
thoại trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (2011) của Lê Thị Diệu Phương, Đặc điểm  
truyện Nguyễn Nhật Ánh (2011) của Bùi Thị Thu Thủy... Các luận văn có nhiều  
điểm gặp gỡ nhau nhưng không có đề tài nào đề cập đến vấn đề mà chúng tôi  
khảo sát.  
Mi tác phm ca Nguyn Nhật Ánh được xut bản đều được quan tâm thể  
hin thông qua bài gii thiệu đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.  
Bài viết mang tính nghiên cứu tổng quát truyện Nguyễn Nhật Ánh phải kể  
đến Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Đọc văn xuôi Nguyễn Nht Ánh ca Nguyn  
Thị Thanh Xuân đăng trên báo Văn nghệ thành phHChí Minh, s237 (ra ngày  
26/12/1996). Theo tác gibài viết, giá trị độc đáo của truyn Nguyn Nht Ánh  
trước hết là thái độ vào cuc của nhà văn, “nghĩa là Nguyễn Nht Ánh nm rõ lut  
3
chơi, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy ước tnhiên gia những người trtuổi”,  
“nói các ngôn ngữ họ nói, nghĩ những điều họ nghĩ và thấy nhng gì hnhìn  
thấy” [24;21].  
Vũ Ân Thy trong Nguyn Nht Ánh – người bn thân mến của độc gitrẻ  
đăng trên báo Sài Gòn giải phóng (1997) đề cao tác phm của nhà văn xứ Qung  
“có sức hp dn lvà mi. Nó lôi cun thiếu nhi và có sc thuyết phục người ln  
có trách nhim vi thế htrẻ”. Truyện Nguyn Nht Ánh “luôn gần gũi như  
truyn dân gian cổ tích, như ước mơ của tuổi thơ mà lại mang tính hp dn hin  
đại” [23;17].  
Cũng tiếp cn từ phương diện ni dung, Vân Thanh trong Nguyn Nht Ánh  
nhà văn thân quý của tuổi thơ đăng trên Tạp chí Văn học s6- 1998 nhận định:  
“Nguyễn Nht Ánh thông qua ssng dung dvà trtrung, giúp ta tiếp nhận được  
nhiu vấn đề: lí tưởng sng, tình bn, tình yêu nam n, tình thy trò, tình yêu quê  
hương” [22;78].  
Ngoài ra có thkể đến: Chú bé rc ri của Vân Thanh đăng trên báo Thiếu  
niên tin phong (1991), Bong bóng lên tri ca Ngọc Cúc trên báo Người lao  
động (1991), Quà xuân ca các em Bsách Kính vn hoa ca Nguyn Nht  
Ánh được tái bn ca Lê Hu Bắc Sơn trên tạp chí Giáo dc (2003) hay Nguyễn  
Nhật Ánh, vẫn thế, với “Lá nằm trong lá” của Thụy Anh trên báo điện tử  
tuoitre.vn (2011), Nước mt hi sinh thế gii ca Lưu Khánh Thơ trên  
thanhnien.com (2013)... Các bài viết khẳng định sức lôi cuốn của ngòi bút  
Nguyễn Nhật Ánh, cung cấp những thông tin khái quát, những cảm nhận về tác  
phẩm cụ thể của nhà văn.  
Không chchinh phục độc giả trong nước, truyn ca Nguyn Nht Ánh còn  
được dch ra mt sngôn ngkhác, là cu nối đưa tác giả và văn học thiếu nhi  
Việt Nam đến vi bn bè thế giới. Năm 2004, truyện Mt biếc được dch sang  
tiếng Nht (do Nhà xut bn Terrainc n hành). Dch giKato Sakae ttin cho  
rng tác phm tái hin không gian làng quê Việt Nam đậm đà bản sc dân tc nên  
không chlp trmà cả độc gitrung niên Nhật cũng sẽ yêu thích tác phm này.  
Năm 2008, tác phẩm Cô gái đến thôm qua được Tiến sĩ Maxim Synnerberg –  
4
người biên son Từ điển Nga Vit đề nghị đưa vào giáo trình giảng dy tiếng  
Vit của Đại hc Moscow, Nga.  
Vic Nguyn Nht Ánh tham dHi tho quc tế về văn học thiếu nhi ti  
Stockhom năm 2009 và giải thưởng Văn học ASEAN năm 2010 đã tạo cơ hội  
thun lợi để tác phm của anh đến với độc ginhiều nước trên thế gii.  
Như vậy, tác phm Nguyn Nht Ánh viết cho thiếu nhi không chchm ti  
trái tim ca bạn đọc trong nước mà đã vượt qua khoảng cách địa lý, tạo được sự  
đồng cm với độc giả nước ngoài. Văn chương là con đường đẹp đẽ để dân tc  
này đến vi dân tc khác. Với ý nghĩa đó, truyện Nguyn Nht Ánh là nhp cu  
hòa bình ni kết tâm hồn độc gi, ni kết văn học Vit Nam vi thế gii.  
Số lượng ý kiến phong phú chng tsự quan tâm đông đảo ca các nhà  
nghiên cứu, phê bình, các nhà văn và độc giả đối với “hiện tượng” Nguyễn Nht  
Ánh. Tác phm ca ông được tiếp cn, soi chiếu tnhiều góc độ: tính giáo dc,  
thế gii trẻ thơ đa dng, nghthut kchuyn...  
Các sáng tác viết cho thiếu nhi ca Nguyn Nhật Ánh đã được rt nhiu nhà  
nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, song nghiên cu vhi c trong truyn  
thiếu nhi ca ông còn ít, mi chdng li nhn xét ngn gn trong các bài viết.  
Theo Lê Minh Quốc, “quê nhà là sự ám ảnh lâu dài trong tâm trí nhà văn”  
[20;55], “khi viết về kỉ niệm, trang viết của ông được dịp phiêu lãng nhẹ nhàng và  
giàu cảm xúc như thơ” [20;57]. Thái Phan Vàng Anh khi nghiên cứu người kể  
chuyện trong văn Nguyễn Nhật Ánh nhận xét: “nhà văn thường chọn cách kể từ  
ngôi thứ nhất- người kể chuyện “tôi”, khiến cho truyện Nguyễn Nhật Ánh có tính  
chất hồi ức”[1;61]. Còn Nguyn ThThanh Xuân chra khi viết vnhng bâng  
khuâng rung cảm đầu đời, Nguyn Nhật Ánh “tựa quá nhiu vào quá kh. Quan  
màn sương hoài niệm, nhng mi tình mi chớm đề bun, ddang và gn lin  
vi một nhân dáng” [24;25].  
Có ththy truyn Nguyn Nht Ánh dùng hi c làm cht liu không nm  
ngoài dòng chảy văn học thiếu nhi Vit Nam sau 1975. Tuy nhiên, các ý kiến  
nhận định vvấn đề này còn rt ít ỏi, chưa khái quát. Cho đến nay, chưa có bài  
viết, công trình nào nghiên cu hi c tuổi thơ trong sáng tác Nguyn Nht Ánh  
5
như một đối tượng khoa hc thc s. Do vy, thc hiện đề tài này, chúng tôi  
mong mun góp thêm mt cách tiếp cận văn chương Nguyễn Nht Ánh và có  
thêm nhng tri thc quý báu cho công vic hc tp và ging dy sau này.  
3. Đối tưꢀng và phꢁm vi nghiên cꢂu  
3.1. Đꢀi tưꢁng nghiên cứu  
Đối tượng nghiên cu của đề tài là hi c tuổi thơ trong sáng tác viết cho  
thiếu nhi ca Nguyn Nht Ánh.  
3.2. Phꢂm vi nghiên cứu  
Chúng tôi kho sát mt ssáng tác viết cho thiếu nhi ca Nguyn Nht Ánh.  
4. Phương phꢃp nghiên cꢂu  
Chúng tôi chyếu sử dụng các phương pháp cơ bản sau:  
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: được dùng trong vic phân tích các  
lun chng, từ đó có những đánh giá và kết lun khách quan, khoa hc.  
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: nhm chra những nét chung và nét độc  
đáo riêng ca các tác phm viết cho thiếu nhi ca Nguyn Nht Ánh.  
- Phương pháp hthng: nhm lit kê các tác phm viết cho thiếu nhi có sử  
dng cht liu hi c ca Nguyn Nhật Ánh, đồng thi hthng các lun chng  
để nhìn nhận rõ hơn những đặc điểm xuyên sut, nht quán trong sáng tác ca  
Nguyn Nht Ánh.  
-
Ngoài ra, đề tài còn sdụng các phương pháp khác như phương pháp liên  
ngành, phương pháp loi hình,....  
5. Đꢄng gꢄp mꢅi cꢆa đề tài  
- Vlý luận: Đề tài nghiên cu hi c tuổi thơ trong sáng tác viết cho thiếu  
nhi ca Nguyn Nhật Ánh, qua đó góp phn khẳng định phong cách Nguyn Nht  
Ánh trong văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại.  
- Vthc tiễn: Đề tài góp phn vào vic tiếp nhn, tìm hiu, nghiên cu về  
hi c tuổi thơ trong sáng tác viết cho thiếu nhi ca Nguyn Nht Ánh, từ đó là tài  
liu cho giáo viên, sinh viên, quý bc phhuynh quan tâm và tham kho.  
6
         
6. Cấu trúc đề tài  
Ngoài phn Mở đầu, Kết lun, Tài liu tham khoni dung đề tài được trin  
khai trong 3 chương:  
Chương 1: Nguyn Nht Ánh- nhà văn thân quý ca tuổi thơ.  
Chương 2: Nhng hi c tuổi thơ trong sáng tác cho thiếu nhi ca Nguyn  
Nht Ánh.  
Chương 3: Nghệ thut thhin hi c tuổi thơ trong sáng tác cho thiếu nhi  
ca Nguyn Nht Ánh.  
7
 
B- PHN NI DUNG  
Chương 1: NGUYN NHT ÁNH - NHÀ VĂN THÂN QUÝ  
CA TUỔI THƠ  
1.1. Cuộc đời  
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7.5.1955 tại xã Bình Quế, huyện Thăng Bình,  
tỉnh Quảng Nam. Ông có nhiều bút danh khác nhau như: Anh Bồ Câu, Chu Đình  
Ngạn, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông…tuổi thơ của ông gắn liền với vùng  
quê Quảng Nam, một vùng quê nghèo nhưng phong cảnh nên thơ hữu tình, và  
chính gia đình, quê hương là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn của Nguyễn  
Nhật Ánh để mỗi khi hồi tưởng lại, nó như một thước phim quay chậm không có  
điểm dừng. Và ông đã dồn tất cả tình yêu ấy vào những trang văn, trang thơ của  
mình: “Tôi viết về Bình Quế trong Mắt Biếc, Bình Tú trong Đi qua hoa cúc, Bình  
Trung trong Hạ Đỏ và Tam Kỳ trong Hoa hồng xứ khác” [2;25]. Những kỉ niệm  
có ở quê hương của một cậu học trò tinh ý, giàu tình cảm đã trở thành nguồn cảm  
hứng, là chất xúc tác bất tận tạo nên cái “tạng” hợp trẻ con và một cây bút gắn bó  
với trẻ con ở Nguyễn Nhật Ánh. Ông từng chia sẻ: khi đi vào con đường văn  
chương, ông viết đủ thứ nhưng chủ yếu là viết cho thiếu nhi, ông nhận thấy đây là  
mảng đề tài hợp với tạng chất của mình. Ông luôn bị “ám ảnh bởi kí ức tuổi thơ”  
và nó trở thành mãnh lực lôi cuốn nhà văn trong sự nghiệp sáng tác củamình.  
Năm 13 tuổi, Nguyn Nhật Ánh đã có bài thơ đăng báo đầu tiên Thành phố  
tháng tư, trong thi gian hc trung học ông đã có các tác phẩm thơ truyện in trên  
các báo Tui Ngc, Phổ Thông, Hoa tình thương và tạp chí Văn nghệ(Sài  
Gòn)…Ngay từ nh, Nguyn Nhật Ánh đã đam mê đọc sách và tp tành viết lách:  
“Thuở bé, tôi rất mê đọc sách. Tôi bquyến rũ bởi các tác phm ca Thch Lam,  
Khái Hưng, Tô Hoài, Thế Lữ, đắm chìm trong nhng trang sách ca Edmond de  
Amicis (Tâm hồn cao thượng), Victor Hugo (Những người khn kh), Hector  
Malot (Không gia đình), và tôi mơ ước saunày mình strở thành nhà văn. Lớn  
lên, qua nhiu khúc quanh ca cuộc đời, cuối cùng tôi cũng trở thành nhà văn và  
sống được bng chính cái nghmình yêu thích tthuở ấu thơ, đó là hạnh phúc  
lớn lao đối vi tôi. Nếu bây gitôi kiếm được rt nhiu tin mà không phi bng  
8
     
nghmình yêu thích, có ltôi không cm thy hnh phúc thc sự” [2;14].  
Niềm đam mê văn chương cùng với vn sống phong phú đã tạo nên phong  
cách và giá trtrong nhng tác phm ca ông. Những năm tháng tình nguyện  
tham gia phong trào Thanh niên xung phong, tri qua nhng vt vthiếu thn về  
vt chất nhưng lại đầy ắp tình người, tình đồng đội đã giúp ông viết nên nhng  
vần thơ cháy bỏng, đy khát vng và nim tin vào cuc sng: “Môi trường Thanh  
niên xung phong đã rèn luyện tôi thành một con người biết vượt khó, có nghlc,  
luôn yêu đời. Nó giúp cho con người sáng tác ca tôi có mt nim tin và cái nhìn  
trong tro vi cuc sng. Nếu không có thời gian đi Thanh niên xung phong thì  
không hẳn tôi đã có những trang viết tươi tắn như bây giờ” [19;18]. Năm 1973,  
ông vào Sài Gòn theo học ngành sư phạm, những năm tháng dạy hc, sng li  
trong môi trường trong sáng và thánh thin ca tui hc trò nhng trang viết ca  
ông đậm chất thơ trong trẻo, nhẹ nhàng, mang tính hướng thin và giáo dc cao.  
Không nhng thế, Nguyn Nhật Ánh cũng từng hăng hái tham gia các hoạt động  
Đoàn tổ chc các hoạt động cho thiếu nhi. Công vic viết báo phtrách trang  
thiếu nhi giúp nhà văn nắm bt nhng vấn đề nhy cm trong cuc sng hin ti  
ca thanh thiếu niên và đi vào những trang viết của ông như một yếu tkích thích  
trí tò mò và lôi cuốn người đọc.  
Khi cầm bút, nhà văn ý thức về trách nhiệm của mình. Để có vốn hiểu biết  
phong phú về thế giới học trò, ông đã sưu tầm các loại SGK từ lớp 1 đến lớp 12  
về đọc để nắm sát chương trình học phổ thông hiện nay, đăng ký lớp học tiếng  
Anh buổi tối để có cơ hội quan sát, nắm bắt những “sự kiện” tronglớp học hay  
tâm tình, trò chuyện với chính con gái cũng như các bạn của con gái mình.  
Nhn xét vNguyn Nht Ánh, tác giVân Thanh viết: “Nếu trong thi kì  
chng Mỹ ở min Bc hiện tượng Trần Đăng Khoa đã gây nên sự phn chn cho  
nhiu giới người đọc, cả người ln ln trcon, cả trong nước ln cthế gii, thì  
trong công cuộc Đi mi hôm nay Nguyn Nht Ánh là một nhà văn được lp trẻ  
vô cùng gần gũi và yêu mến” [22;57].  
Như vậy, với tính cách, tâm hồn, trải nghiệm nghề nghiệp và tấm lòng, tâm  
huyết của một nhà văn chân chính, chuyên tâm viết cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật  
9
Ánh xứng đáng là một tên tuổi để lại dấu ấn đậm nét trong lòng độc giả văn học  
thiếu nhi đương đại.  
1.2. Sự nghiệp sꢃng tꢃc  
Với niềm say mê văn chương, Nguyễn Nhật Ánh đến với nghiệp cầm bút  
như một điều tất yếu. Xuất phát điểm từ thơ ca, ông là tác giả của 5 tập thơ:  
Thành phố tháng Tư (in chung với Lê Thị Kim, 1984), Đầu xuân ra sông giặt áo  
(1986), Thơ tình Nguyễn Nhật Ánh (1988), Lễ hội của đêm đen (1994) và Tứ tuyệt  
cho nàng (1994), trong đó, nhiều bài thơ được phổ nhạc: Thành phố, tình yêu và  
nỗi nhớ, Đầu xuân ra sông giặt áo, Như là cổ tích...  
Đến với văn xuôi từ những năm 80 của thế kỉ XX, cho đến nay, Nguyễn  
Nhật Ánh vẫn luôn trung thành với những sáng tác cho tuổi thơ và tuổi mới lớn.  
Tác giả viết cho thế hệ trẻ với niềm yêu mến, sự đồng cảm và lòng nhiệt tình  
không thay đổi theo thời gian. Có thể nói, cho đến thời điểm này, Nguyễn Nhật  
Ánh là nhà văn viết cho thiếu nhi có nhiều đầu sách nhất Việt Nam, đến nay ông  
đã có gần 100 tác phẩm được xuất bản. Không chỉ nhiều về số lượng, tác phẩm  
của Nguyễn Nhật Ánh còn nhận được nhiều giải thưởng cao quý và đặc biệt là sự  
đón đọc của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước.  
Nguyễn Nhật Ánh đã đóng góp cho nền VHTN Việt Nam một khối lượng  
tác phẩm đồ sộ ở nhiều thể loại, trong khoảng 15 năm, ông đã có trên 40 tập  
truyện ngắn viết cho thiếu nhi. Trong đó có 2 bộ truyện nhiều tập: Kính vạn hoa,  
dài 45 tập do Nhà xuất bản Kim Đồng in từ năm 1995 đến 2002; Chuyện xứ Lang  
Biang, dài 4 tập do Nhà xuất bản Kim Đồng in từ năm 2004 đến năm 2005. Đặc  
biệt, bộ Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh  
trao huy chương “Vì thế hệ trẻ” và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng.  
Đến với các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, người đọc luôn thấy được sự  
dí dỏm, nhẹ nhàng của nhà văn như trong: Buổi chiều Window, Trại hoa vàng, Cô  
gái đến từ hôm qua, Phòng trọ ba người, Bồ câu không đưa thư…những nhân vật  
của Nguyễn Nhật Ánh đều nghịch ngợm nhưng hồn nhiên, vô tư với tình bạn  
trong sáng và cả những rung cảm rất chân thật theo kiểu “tình học trò” những  
nhân vật ấy không hề xa lạ hay đến từ một xứ sở nào khác mà đích thực là họ  
10  
 
bước ra từ cuộc sống của mỗi chúng ta.  
Bằng những thấu hiểu về những chuyển biến tâm lý của lứa tuổi mới lớn với  
những rung động bất thường đến khó hiểu, nhà văn viết về tình yêu của thanh  
thiếu niên một cách chân thực nhưng không kém hấp dẫn như trong Thằng quỷ  
nhỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Mắt biếc…Nguyễn Nhật Ánh cũng đi sâu vào khai  
thác những chủ đề về chuyện trường lớp, bài vở, mối quan hệ với thầy cô, gia  
đình và đặc biệt là tình bạn như trong 45 tập Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi  
tuổi thơ…  
Trong các tác phẩm của mình, nhân vật chính thường xưng “tôi”, nó trở  
thành một lối kể chuyện quen thuộc nhưng không gây cảm giác nhàm chán cho  
người đọc. Ngược lại, nó tạo cho người đọc những trải nghiệm thú vị “trở về tuổi  
thơ qua từng trang sách” bởi nhà văn viết văn không phải dành cho trẻ em mà  
“viết cho những ai đã từng là trẻ em”. Nhà văn bằng ngòi bút của mình đã đưa  
độc giả trở về sân ga tuổi thơ của mình.  
Bên cạnh đó, độc giả còn biết đến nhà văn xứ Quảng với bút danh Anh Bồ  
Câu phụ trách chuyên mục gỡ rối tơ lòng cho tuổi hoa, bút danh Chu Đình Ngạn  
bình luận thể thao hấp dẫn.  
1.3. Quan niệm sꢃng tꢃc cho thiếu nhi  
Viết cho tuổi thơ, nhà văn kể cho các em câu chuyn gin d, gần gũi của  
chính các em xoay quanh chuyn hc, chuyện chơi hay những nhng bâng  
khuâng, rung động trước người khác gii bằng văn phong dí dỏm nhưng không  
kém phn tinh tế. Sthng nhất trong đề tài và bút pháp thhiện được xut phát  
tquan nim sáng tác cho thiếu nhi của nhà văn.  
Nguyn Nht Ánh bắt đầu cm bút khi nền văn học nước nhà đang trên đà  
đổi mi cvề tư duy sáng tác cũng như phương thức thhiện. Văn học tcm  
hng sthi dn chuyn sang cm hng thế s- đời tư. Văn học thiếu nhi cũng  
không nm ngoài quỹ đạo ấy. Trước yêu cu ca thời đi, Nguyn Nhật Ánh cũng  
như các nhà văn viết cho thiếu nhi khác đều trăn trở đi tìm cho mình một quan  
niệm văn chương phù hợp. Quan nim y schi phi mnh mti toàn bhành vi  
sáng to, làm nên mt Nguyn Nht Ánh – “hoàng tử bé trong thế gii tuổi thơ”  
11  
 
(Lê Minh Quc).  
Là mt cây bút chuyên nghip, Nguyn Nht Ánh quan niệm nhà văn khi  
viết cho thiếu nhi “là trụ đỡ tinh thần cho các em”. Những năm 80 của thế kXX,  
sách khiêu dâm chép tay như nạn dịch lây lan đe dọa những tâm hồn trong trẻo và  
cho đến nay, nguy hại của “văn hóa đen” vẫn đang rình rập lứa tuổi học đường.  
Trong bối cảnh đó, truyện Nguyễn Nhật Ánh đã kéo người đọc đến với sự lành  
mạnh, trong sáng đúng với lứa tuổi hồn nhiên. Nhà văn “trở thành lá chắn cho tâm  
hồn học trò” (Đỗ Trung Quân), đưa đến tiếng cười dí dỏm, nghịch ngợm để các  
em yên tâm mà vui sống.  
Nguyn Nht Ánh cho rằng: “Là một nhà văn chuyên tâm viết cho thanh  
thiếu niên, tôi nghĩ công việc của tôi là giúp cho các bạn đọc trẻ giàu có cảm xúc  
hơn, qua đó sống tốt hơn” [dẫn theo Hiện tượng NNA]. Tác giả đưa trẻ thơ vào thế  
giới kì diệu của chữ nghĩa và sự tưởng tượng, bồi đắp tâm hồn thơ ngây, thuần phác  
của các em để khi lớn lên, giã từ sân ga tuổi nhỏ, các em sẽ có cái nhìn điềm tĩnh hơn  
vào cuộc sống, nuôi dưỡng những tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người.  
Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh luôn hướng tới hai yếu tố: “Trẻ em khen  
hay và phụ huynh khen tốt”, nghĩa là vừa đảm bảo được tính thẩm mĩ hợp với gu  
mĩ cảm của trẻ em nhưng vừa phải có ý nghĩa giáo dục. Tuy nhiên, Nguyễn Nhật  
Ánh không trói văn học vào cái khung “văn dĩ tải đạo” mà mở rộng đường biên  
của chức năng văn học. “Nhà văn viết cho thiếu nhi bao giờ cũng đồng thời là một  
nhà giáo dục” nhưng làm thế nào để thực hiện vai trò giáo dục ấy thì không đơn  
giản. Để thành công, “nhà văn viết cho thiếu nhi phải là nhà giáo dục bẩm sinh.  
Tính giáo dục trong tác phẩm nếu được thấm nhuần bởi trái tim thì sẽ tránh được  
sự gượng gạo so với khi nó bị áp đặt bởi lí trí” [6;10]. Trong suốt hành trình sáng  
tác cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh “viết hồn nhiên như cậu học trò ngồi viết  
truyện đời mình”. Không định trở thành người hướng dẫn, dạy dỗ tuổi nhỏ bằng  
những lời giáo huấn nặng nề, ông làm người bạn tâm tình của trẻ thơ, kể cho các  
em nghe những câu chuyện của tâm hồn.  
Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành một nhà văn, một người bạn, một nhà tâm lí,  
một nhà giáo dục đối với thanh thiếu niên và những bậc phụ huynh với văn phong  
12  
giản dị nhưng không cẩu thả, lối viết quen thuộc nhưng không sáo mòn. Những  
áng văn của Nguyễn Nhật Ánh trở nên sâu lắng, cấu tứ và cách nhìn cũng đầy  
mới lạ, hấp dẫn.  
1.4. Vai trò cꢆa hồi ꢂc trong sꢃng tꢃc viết cho thiếu nhi cꢆa Nguyễn  
Nhật Ánh  
1.4.1. Khái niệm “hồi ức”  
Trong tiếng Hán, “về, đi rồi trli nghĩa là hồi” [3;124], “ức” có nghĩa: 1.  
Nhtương ức: cùng nhnhau [3;257]; 2. Ghi nh, nhchôn vào tim óc gi là kí  
c . “Hồi ức” hiểu một cách đơn giản là nhli những điều đã qua.  
Từ điển tiếng Vit định nghĩa “hồi ức” là “nhớ lại điều bản thân đã trải qua  
hoc mt cách có chủ định”[17;594].  
Con người - chthca hi c làm sng li nhng hình nh, svic trong  
quá khttrí nhcủa mình. Do đó, hồi c thuc vkinh nghiệm cá nhân, in đậm  
du n chth. Cùng mt svật nhưng do sự quan tâm khác nhau, nhng mi  
liên hkhác nhau mà hi c vnó trong mi cá nhân không ging nhau.  
Hi c có vai trò rt quan trng trong sáng tạo văn học. Hi ức thường là  
nhng ấn tượng, nhng knim sâu sc trong quá khứ nhưng có sức ám nh lâu  
bền đối với con người. Nó có thlà những bước ngoặt làm thay đổi sphn hoc  
thay đổi tư tưởng, nhn thc của con người trước đó thành con người hin ti. Vì  
vy, hi c góp phn thhin thế gii ni tâm của người k. Mt khác, tái hin li  
quá khứ cũng là cách tự nhn thc những điều đã qua. Hồi ức, do đó là hành vi  
tìm lại chính mình cũng như chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời.  
Hi c có thể được thhin thông qua nhng knim, giấc mơ hay qua sự  
liên tưởng. Shoài nhcó thbắt đầu tmt shình nh, skin gi nhc đến  
quá kh(hi c không chý). Cũng có khi người knhli nhng svic, kỉ  
nim mt cách có chủ định (hi c chý).  
Hi c thuc vquá kh- mt quá khứ đã xa nên sự vic, hình ảnh được  
tái hiện đôi khi không nguyên vẹn, không trùng khít vi những gì đã diễn ra  
trong thc tế. Mức độ ca strùng hp còn phthuc vào tâm trng của người  
13  
   
kể, vào độ dài ca thi gian lâu hay mi din ra ca skiện được nhli và cý  
nghĩa của nó với người k.  
Nói hi c là mt cht liệu cũng bao hàm nó là một phương thức biểu đạt  
vì thc tế nhà văn chọn cht liệu nào là đã chọn mt cách ng xvi nghthut,  
vi bạn đọc. Bi vy, cht liu ca nghthut không bao giờ đơn giản chlà  
“vật liệu” khách quan. Nó thấm đẫm tính chquan ca sla chn. Vi nhân  
vật là người ln, khái niệm “hồi ức” thường chmt quá khứ đã lùi xa, nhưng  
vi nhân vt trẻ em thì “hồi ức” có thể là mt quá khrt gần như một vài năm  
trước đó. Với tui nh, mi khong thời gian đều được cm nhận khác người  
trưởng thành.  
1.4.2.Vai trò ca hi c trong sáng tác viết cho thiếu nhi ca Nguyn  
Nht Ánh  
Hi c là mt loi cht liu nghthuật được Nguyn Nht Ánh rất ưa  
chung. Truyn ca ông luôn là “những phn quang ca kniệm”. Theo tác giả,  
tác phẩm “được hình thành tba ngun: kí c, sự quan sát và óc tưởng tượng.  
Tuy nhiên, vi một nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi, sự huy động kí ức được  
xem là chyếu” [22;8]. Cht liu sáng tác ca Nguyn Nht Ánh bt ngun từ  
hin thc cuc sống nhưng là hiện thực đã đi vào kí ức, trthành nhng tri  
nghim khó quên trong cuộc đời tác giả: “Tôi biến hóa nhng knim vào trang  
viết. Mỗi người trong cuộc đời đều có nhng vui buồn sướng kh. Sng tn cùng  
đến tt cnhng cm xúc ca mình là cht liệu cho nhà văn”(Báo mi online).  
Ông viết vthiếu nhi như lật gic ca chính mình. Với ý nghĩa đó, hồi c  
tuổi thơ có vai trò như cánh cửa mra thế gii truyn Nguyn Nht Ánh.  
Cht liu hi c trong tác phm Nguyn Nht Ánh là nhng hình nh, sự  
việc có cơ sở tcuộc đời tác giả nhưng được bao phbi sự hư cấu, được cht lc  
qua lăng kính cá nhân để phù hp với ý đồ sáng to nghthuật. Nhà văn sử dng  
hi c các mức độ khác nhau. Có khi hi ức được “pha loãng”, mờ nhòe vi trí  
tưởng tượng, chcòn là nhng tiu tiết nhtrong tác phm; có khi hi c li dày  
đặc thhin qua không gian, nhân vt...  
mức độ thnht, nhiu sáng tác của nhà văn đt Qung có ct truyn hoàn  
14  
 
toàn hư cấu, nhân vật đa phần là sn phm của tưởng tượng như: Thng qunh,  
Nsinh, Bồ câu không đưa thư, Buổi chiu Windows, Phòng trọ ba người, Chú  
bé rc rối, Bàn có năm chỗ ngi, Thiên thn nhca tôi, Bong bóng lên tri...Dù  
mang tính hư cấu nhưng chúng không phải không chứa đựng knim ca tác gi.  
Qunh trong Thng qunhphng phất bóng hình nhà văn trong những ngày  
tháng vt vphải đi đẩy xe để kiếm sống. Khu vườn vi chiếc giếng phrêu trong  
Thiên thn nhca tôi như bước ra ttuổi thơ người viết. Ri Bui chiu  
Windows chứa đựng knim của nhà văn về ngày đầu làm quen vi máy tính...  
“Ở đây, không thiếu nhng tình tiết, nhng mẩu đối thọai được "bóc ra" tcuc  
đời thc. Nếu không có những điểm xuyết quan trng này, sức tưởng tượng ca  
người viết dù có phong phú đến đâu, những trang sách cũng dễ dàng rơi vào chỗ  
gượng ép, gito và những độc gihn nhiên snhanh chóng phát hiện ra ngay”  
[25;179-180].  
Sdng cht liu hi c mức độ cao hơn, nhiều tác phẩm như Mt biếc,  
Hoa hng xứ khác, Còn chút gì để nh, Hạ đỏ, Đi qua hoa cúc... là nhng ngn  
nến được thp lên thi ức xưa cũ, tái hiện một đoạn đời tác gi. Mt biếc cha  
đựng nhng knim ca Nguyn Nht Ánh về làng Đo Đo. Còn chút gì để nhớ  
viết vthi kỳ nhà văn khăn gói vào Sài Gòn thi đại hc... Bao giờ đọc li nhng  
tác phm này, lòng tôi (Nguyn Nht Ánh) cũng bùi ngùi vô hạn. Ni bâng khuân  
này cũng giống hệt như một sm mai nào nng mi, mta san hòm quần áo cũ  
đem phơi, ta chợt bt gp chiếc áo mặc cách đây năm, bảy năm về trước. Chiếc áo  
bây gikhông mặc được na, vải đã cũ sờn mà sao chva nghe thoang thong  
mùi long não, lòng ta đã vội rưng rưng!” [25;180]. Ly hi ức làm điểm ta,  
xuyên sut nhiu thiên truyn là hình nh nhân vật “tôi” - “chú bé đa cảm, mơ  
mng, thiên vsách vở hơn hoạt động thc tin, rt nghch ngm gia bn bè  
cùng gii mà lại nhút nhát trước bạn gái và thường cam chu nhng thit thòi.  
Chú bé ấy yêu thiên nhiên, gắn bó với quê hương, quá khứ và thiếu tự tin khi hội  
nhập vào thế giới thị thành...”. Nhân vt này phng pht nét tính cách quen thuc  
ca tác gi, có thxem như biến thcủa nhà văn, “được Nguyn Nht Ánh huy  
động cức, tình yêu quê hương và cả sc ám nh ca kniệm để thhiện”.  
Hình nh làng quê trong các tác phm phn lớn được nhà văn tái hiện tni  
15  
hoài nhcố hương: “Tôi nhớ ngôi chợ đêm lấp lánh ánh đèn, nhớ những đoàn  
xiếc lưu diễn thnh thong vẫn đến làng tôi và làm bn trcon chúng tôi kiếp vía  
vi những con trăn lớn qun quanh cbọn người bán do. Tôi nhnhng cái  
giếng trên con đường cui chba tôi vn dẫn tôi đi tắm vào những đêm trăng  
sáng trên đường làng” [25;22-23]. Nhng knim, những vùng đất, những gương  
mt bn bè ấu thơ thi nhau hiện lên trong hết cuốn sách này đến cun sách khác.  
Nguyn Nhật Ánh “viết vBình Quế trong Mt biếc, Bình Tú trong Đi qua hoa  
cúc, Bình Trung trong Hạ đỏ và... Tam Ktrong Hoa hng xkhác[25;180].  
Nhân vt trong truyn Nguyn Nhật Ánh như bước ra tknim của nhà văn  
nhưng được tái hiện qua lăng kính của người nghệ sĩ nên không hoàn toàn trùng  
khít với ngoài đời. Nhân vt Ng, Ngh, Hòa lé, "giáo sư" Bá và Khoa trong Hoa  
hng xkhác mang dáng dp ca bn bè Nguyn Nht Ánh cùng hc 11C Trn  
Cao Vân niên khóa 1971-1972: Tôn Tht Cm, Nguyn Thanh Hi, Nguyễn Văn  
Dũng, Lâm Hòa và dĩ nhiên cả chính nhà văn. Tuy nhiên, khi bước vào tác phm,  
nhng nhân vật đó đã được “định dạng” lại để phù hp với ý đồ sáng to ca nhà  
văn. Lâm Hòa không biết hát, cũng không lé. Nhưng nhân vật Hòa lé trong truyn  
li hát rt hay. Nguyn Thanh Hi khi biến thành "giáo sư" Bá đã bị buc mang  
thêm một đôi kiếng cn mà thc ra hn không có. Nguyễn Văn Dũng hồi đó đã  
làm thơ hay, khi bị bt lính ký bút hiu Ngữ Luân đăng thơ ở Văn và Tuổi Ngc  
nhưng chưa bao givt bài ca Nguyn Nhật Ánh như tay chủ bút Nghc ám ...  
Sdng hi c là cht liu khiến tác phm trnên gn gũi vi bạn đọc. Câu  
chuyn tuổi thơ cho người đọc cảm giác nhà văn không phải người đứng ngoài xa  
lmà trở thành người “nhập cuộc”, hòa trong thế gii kì diu ca trẻ thơ. Nhưng  
bên cạnh đó, viết cho tui mi lớn, trong khi “trạng thái tinh thn la tui thiếu  
niên đòi hỏi được thhin nhiu cung bc, sc thái, mà Nguyn Nht Ánh thì  
còn ta quá nhiu vào quá khứ. Qua màn sương hoài niệm, nhng mi tình mi  
chớm đều bun, ddang và gn lin vi một nhân dáng” [5;28].  
*
*
*
Nguyn Nht Ánh là cây bút tiêu biu của văn học thiếu nhi Vit Nam. Hi  
c strvvi quá khứ trong tâm tưởng rõ ràng là mt lựa chon ưu tiên của  
16  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 70 trang yennguyen 31/03/2022 4800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hồi ức tuổi thơ trong sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfde_tai_hoi_uc_tuoi_tho_trong_sang_tac_cho_thieu_nhi_cua_nguy.pdf